Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

Phân tích rủi ro tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 501 – đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562.84 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

VÕ THỊ THÚY DUNG

PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG 501 - ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60.34.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HOÀNG TÙNG

Đà Nẵng – Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kì công trình nào khác
Tác giả luận văn

VÕ THỊ THÚY DUNG


MỤC LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


ASM

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Sao Mai tỉnh An
Giang

BCE

Công ty cổ phần xây dựng giao thông Bình Dương

BOT

Built-Operation-Transfer, có nghĩa: Xây dựng-Vận
hành-Chuyển giao

CTD

Công ty cổ phân xây dựng COTEC

CICO 501

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 501 – Đà Nẵng

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

EBIT

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay


LNTT

Lợi nhuận trước thuế

ROE

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

ROA

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

TCTD

Tổ chức tín dụng

NHTM

Ngân hàng thương mại


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số
hiệu

Tên bảng

bảng
2.1
Tình hình kinh doanh của CICO 501 – Đà Nẵng qua các

2.2
2.3
2.4

năm
Ảnh hưởng của tỷ suất nợ đến ROE
Đòn bẩy tài chính của CICO501 giai đoạn 2012 – 2014
Tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu phản ánh ROE qua các

2.5
2.6
2.7
2.8

năm
Độ biến thiên ROE của CICO 501
Hệ số biến thiên giữa các công ty cùng ngành
So sánh độ biến thiên ROA với ROE
Khả năng thanh toán hiện hành của CICO501 và các công

2.9

ty cùng ngành giai đoạn 2012 – 2014
Khả năng thanh toán nhanh của CICO 501 và các công ty

2.10

cùng ngành
Khả năng thanh toán lãi vay của CICO501 và các công ty


2.11

cùng ngành giai đoạn 2012 – 2014
Biến động chi phí lãi vay và tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng
tài sản của CICO 501 giai đoạn 2012 – 2014

Trang

49
51
54
56
57
60
61
63

64

66

67


DANH MỤC HÌNH VẼ
Số
hiệu

Tên hình


Trang

2.1

Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của CICO501

45

2.2

Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất

48

2.3

Ảnh hưởng của tỷ suất nợ đến ROE

51

2.4

Tỷ trọng lãi vay trong EBIT

54

2.5

Tỷ trọng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn trong tổng tài sản


54

2.6

Biến động ROE giữa các công ty giai đoạn 2012 – 2014

59

2.7

Lược đồ so sánh độ biến thiên ROE giữa các công ty

60

2.8

Biến động lãi suất năm 2012 và 2013

68

2.9

Diễn biến tỷ giá năm 2012

71

hình


7


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới ngày càng trở nên bất ổn hơn, những bất ổn trong giá cả hàng
hóa và các biến số tài chính ngày càng thay đổi theo chiều hướng khó dự báo
được. Những thay đổi xấu đi trong kết quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp do hậu quả của những bất ổn ngày càng tăng…Những sự việc nêu trên
được các chuyên gia sử dụng từ “rủi ro” để chỉ chung cho những biến động
bất ngờ không lường trước được. Những rủi ro này có thể đưa đến những kết
quả khả quan nhưng cũng có những kết quả xấu đi. Trong môi trường kinh
doanh hội nhập quốc tế hiện nay đã đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho các
doanh nghiệp. Ngoài việc đảm bảo hoạt động kinh doanh phát triển thì doanh
nghiệp còn phải đối mặt với nhiều loại rủi ro hơn và những loại rủi ro này
càng có mối quan hệ chặc chẽ hơn. Điều này là khó cho các doanh nghiệp
trong việc kinh doanh và kiểm soát rủi ro.
Trong những năm gần đây, các vấn đề khủng hoảng tài chính thế giới
được nói nhiều trên các phương tiện truyền thông. Theo đó, việc tìm hiểu các
nguyên nhân gây ra khủng hoảng và các giải pháp nhằm hạn chế thiệt hại do
khủng hoảng gây ra cũng lần được các nhà nghiên cứu đưa ra dưới nhiều góc
độ khác nhau, để chúng ta có cái nhìn tổng thể về nền kinh tế và phát hiện
những rủi ro tiềm ẩn, từ đó xây dựng nên các mô hình kinh tế tối ưu hơn nhằm
mục tiêu phát triển kinh tế trong nước nói riêng và thế giới nói chung trong
trạng thái rủi ro có thể hạn chế thiệt hại gây ra và kiểm soát được. Một nền kinh
tế có thể phát triển bền vững ngoài các yếu tố nội tại còn cần các yếu tố bên
ngoài tác động vào như rủi ro đã góp phần không nhỏ đến việc thúc đẩy kinh tế
phát triển, nó đóng vai trò như “dầu bôi trơn” cho nền kinh tế hoạt động “êm
ái” và có hiệu quả . Nhưng bên cạnh mặt tích cực đó, rủi ro cũng có nhiều tác



8
động xấu đến nền kinh tế, thậm chí rủi ro có thể làm sụp đổ một nền kinh tế
vững mạnh nếu như nền kinh tế đó không có khả năng kiểm soát được rủi ro.
Trong các loại rủi ro, rủi to tài chính được coi là nguy hiểm nhất bởi rủi
ro tài chính được xem như là đích đến cuối cùng của mọi rủi ro, kết quả là
làm ảnh hưởng đến khả năng tài chính của chủ thể đang mắc phải rủi ro. Một
khi doanh nghiệp đã mắc phải rủi ro tài chính thì người quản lý cần có những
biện pháp kiểm soát rủi ro cụ thể và những biện pháp hạn chế thiệt hại khi rủi
ro xảy ra; nếu không thực hiện được những việc này thì chỉ trong tích tắc
doanh nghiệp sẽ bị phá sản.
Cùng với tốc độ phát triển thị trường ngành Xây dựng, sự cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp xây dựng cũng diễn ra ngày càng khốc liệt, nguy cơ
các doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro cũng ngày càng tăng. Do đó, nếu các
doanh nghiệp không có biện pháp kiểm soát rủi ro và chiến lược kinh doanh
hiệu quả, chắc chắn sẽ chịu nhiều thiệt hại và dừng “cuộc chơi” trong trò chơi
kinh doanh của mình. Ngoài việc đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động ổn
định và có mức sinh lợi gia tăng thì vấn đề hạn chế và kiểm soát rủi ro tại
doanh nghiệp cũng là mối quan tâm lớn đối với các nhà lãnh đạo. Như đã nêu
trên, trong các loại rủi ro thì rủi ro tài chính là nguy hiểm nhất. Để hiều rõ hơn
về rủi ro tài chính và ảnh hưởng của rủi ro tài chính đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệpnhư thế nào, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “ Phân tích
rủi ro tài chính tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng 501 – Đà Nẵng”.
Với nội dung đề tài, tác giả mong muốn sẽ góp phần vào công tác phân tích
rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp được hoàn thiện hơn.
2.
-

Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống lại những lý luận cơ bản về rủi ro tài chính và phân tích rủi ro tài

chính, những chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính và những nhân tố ảnh hưởng
đến rủi ro tài chính.


9

-

Tìm hiểu và đánh giá thực trạng rủi ro tài chính tại Công ty cổ phần Đầu từ và

-

Xây dựng 501 – Đà Nẵng.
Từ kết quả phân tích rủi ro tài chính tại công ty Đầu từ và Xây dựng 501 – Đà

-

Nẵng đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tài chính tại công ty.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: rủi ro tài chính tại Công ty cổ phân Đầu tư và Xây

-

dựng 501 – Đà Nẵng.
Phạm vi nghiên cứu: các vấn đề liên quan đến rủi ro tài chính, số liệu báo cáo

3.

tài chính từ năm 2012 – 2014.
Phương pháp nghiên cứu


4.

Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp: phương pháp so sánh,
phương pháp cân đối và phương pháp tỷ lệ. Để xác định mức độ rủi ro tài
chính của Công ty, tác giả đã thực hiện phân tích báo cáo tài chính của Công
ty từ năm 2012 đến năm 2014 để tìm hiểu các nguyên nhân gây rủi ro tài
chính từ đó có những giải pháp hạn chế cùng như những giải pháp cho công
tác phân tích rủi ro tài chính tại Công ty.

-

Bố cục luận văn
Gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận về rủi ro tài chính và phân tích rủi ro tài chính doanh

-

nghiệp
Chương 2: Phân tích rủi ro tài chính tại công ty cổ phân Đầu tư và Xây dựng

-

501 – Đà Nẵng.
Chương 3: Một số Giải pháp hạn chế rủi ro tài chính tại Công ty cổ phân Đầu

5.

6.


tư và Xây dựng 501 – Đà Nẵng.
Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Bên cạnh hiệu quả tài chính thì vấn đề rủi ro đang ngày càng được các
chủ thể trong nền kinh tế quan tâm. Hiện nay, có rất nhiều những cách nhìn
khác nhau về rủi ro, đặc biệt là rủi ro tài chính; rủi ro không còn là của riêng
cá nhân, doanh nghiệp hay một quốc gia nào; vì vậy, mỗi chủ thể có những
cách xem xét đánh giá rủi ro ở các góc độ khác nhau.
Trong quá trình thực hiện đề tài, với kiến thức còn hạn hẹp, tác giả đã


10
tích cực tham khảo một số giáo trình để nắm một cách rõ ràng và cụ thể hơn
các vấn đề có liên quan đến rủi ro tài chính. Ngoài ra, tác giả còn tham khảo
[1]

một số công trình nghiên cứu và tài liệu có liên quan như sau:
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Nghiên cứu – phân tích các rủi ro trong
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế” ” – PGS.TS Nguyễn Thị Quy, Trường Đại học Ngoại
thương, năm 2007 – tác giả đã đưa ra những loại rủi ro mà các doanh nghiệp
có thể gặp phải trong quá trình phát triển trong điều kiện hội nhập, nêu lên
những nguyên nhân gây nên những loại rủi ro, những nhân tố ảnh hưởng đến
rủi ro và công tác quản trị rủi ro cần được quan tâm như thế nào; theo đó, tác
giả đã đưa ra một số những kinh nghiệm trong công tác quản trị rủi ro của các
nước trên thế giới. Đề tài này giúp rất nhiều trong hoạt động quản trị rủi ro
cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đề tài chỉ đề cập đến những rủi ro chung mà
các doanh nghiệp có thể gặp phải trong thời kỳ kinh doanh hội nhập hiện nay,
phục vụ cho công tác quản trị rủi ro cũng như nâng cao nhận thức về rủi ro
cho các doanh nghiệp Việt Nam, chưa đi sâu vào từng rủi ro cụ thể, các nhận


[2]

dạng, đo lường,…
Tác giả ThS Nguyễn Thanh Dương – MBBank với Đề tài “Phân tích rủi ro
trong hoạt động ngân hàng” trên tạp chí phát triển và hội nhập, tác giả nghiên
cứu dùng mẫu 36 NHTM tại VN trong giai đoạn 2006-2011 và sử dụng
phương pháp định lượng nhằm xác định sự tác động của các chỉ tiêu đặc trưng
đến rủi ro ngân hàng. Nghiên cứu khẳng định việc tăng vốn chủ sở hữu là
điều kiện tiên quyết nhằm bảo vệ ngân hàng trước rủi ro khánh kiệt hay còn
gọi là rủi ro kiệt giá tài chính và góp ý về chính sách và nâng cao trình độ
quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng. Hạn chế của đề tài là chỉ đề cập đến
rủi ro kiệt giá tài chính – một bộ phận của rủi ro tài chính. Việc phân tích rủi
ro trong hệ thống ngân hàng tuy có những nét tương đồng nhưng lĩnh vực
ngân hàng có những quy định riêng và khắc khe hơn so với các doanh nghiệp


11

[3]

kinh doanh ở các lĩnh vực khác.
Đề tài “ Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa
và nhỏ” của tác giả Đinh Văn Đức (2009) cũng đã đưa ra những rủi ro mà các
doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể gặp phải trong quá trình kinh doanh của
mình, có những lý luận cụ thể về công tác quản trị rủi ro tại doanh nghiệp vừa
và nhỏ, khảo sát thực tế và có những giải pháp thiết thực nhằm hạn chế và
kiểm soát rủi ro cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Đề cập đến rủi
ro khánh kiệt nhưng chỉ dừng lại ở khái niệm và hậu quả, đề tài đi sâu vào
công tác quản trị rủi ro, bao gồm: nhận dạng, đo lường, kiểm soát và tài trợ.
Nêu lên tầm quan trong của công tác quản trị rủi ro chứ chưa đi sâu vào rủi ro


[4]

tài chính, cách nhận dạng cũng như phương pháp đo lường, kiểm soát.
Tác giả Trương Thị Huyền Trang (2008) với đề tài “ Phân tích tác động của
đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng
DELTA AGF” đã phân tích được mức độ ảnh hưởng khác nhau của đòn bẩy
hoạt động lên lợi nhuận trước thuế và lãi vay, rủi ro kinh doanh do định phí
thay đổi. Xem xét sự thay đổi qui mô tài trợ vốn có chi phí cố định tác động
đến khả năng tạo ra lợi nhuận trên mỗi cổ phần cũng như rủi ro do nó tạo ra
thế nào. Tổng hợp sự tác động đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính. Hạn
chế của đề tài này là chỉ đứng ở góc độ nói đến những ảnh hưởng của đòn bẩy
vào lợi nhuận và rủi ro cho doanh nghiệp, chưa thực sự quan tâm đến vấn đề
rủi ro trong doanh nghiệp, có chăng chỉ sơ sài, chỉ là bề nổi về sự thiệt hại do
rủi ro gây ra.
Nhìn chung các đề tài nghiên cứu trên đều đứng ở những góc độ khác
nhau để nhận đình về rủi ro và là một vấn đề cần được đặc biệt quan tâm, rủi
ro rất khó xác định và khó kiểm soát trong điền kiện kinh tế hội nhập như
ngày nay. Nhưng các đề tài chỉ nói chung về các loại rủi ro cũng như hậu quả
của chúng để người đọc có cái nhìn rộng hơn về rủi ro mà chưa đi sâu vào
một loại rủi ro nào, có chăng nữa là những loại rủi ro trong lĩnh vực ngân


12
hàng; còn với những doanh nghiệp kinh doanh với nhiều ngành nghề khác
nhau thì rủi ro chưa được quan tâm đúng mức đặc biệt là rủi ro tài chính. Do
vậy, với những giá trị tham khảo được từ những tài liệu nêu trên cũng với nổ
lực bản thân và mong muốn các doanh nghiệp có cái nhìn đúng mực về rủi ro,
tác giả đã mạnh dạn thực hiện đề tài “Phân tích rủi ro tài chính tại Công ty
cổ phần Đầu tư và Xây dựng 501 – Đà Nẵng” nhằm phân tích được thực

trạng rủi ro tài chính tại công ty từ đó đưa ra những giải pháp để hạn chế kiểm
soát rủi ro tài chính trong mức độ cho phép với mức lợi nhuận đạt được cao
nhất.

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT VỀ RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH RỦI
RO TÀI CHÍNH
1.1.
1.1.1.

KHÁI QUÁT VỀ RỦI RO VÀ RỦI RO TÀI CHÍNH
Khái niệm rủi ro
Khi nói đến rủi ro thì ai cũng có thể hình dung được rủi ro là như thế
nào mà không cần thiết phải biết chính xác khái niệm của nó. Hiện nay có
nhiều quan điểm khác nhau về rủi ro, có quan điểm cho rằng rủi ro là sự


13
không chắc chắn trong kinh doanh, là những bất trắc có thể đo lường được,
nhưng cũng có những quan điểm cho rằng rủi ro là cơ hội, là điểm tựa để có
những bước nhảy ngoạn mục trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
hay nói cách khác rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con
người và hoạt động kinh doanh (mang tính tiêu cực) nhưng cũng có thể mang
lại những lợi ích, những cơ hội cho con người và quá trình hoạt động kinh
doanh của họ (mang tính tích cực). Khi rủi ro mang tính tích cực thì đây là cơ
hội cho doanh nghiệp trong việc gia tăng lợi nhuận cho mình, nó không làm
ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc ít nhất
không làm doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, như “ Rủi ro là sự bất trắc
có thể đo lường được” (Frank Knight), hay các tác giả C.Arthur William,

Jr.Micheal, L.Smith đã viết trong cuốn “ Risk management and insurance”: “
Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện trong
hầu hết mọi hoạt động của con người. Khi có rủi ro, người ta không thể dự
đoán được chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định.
Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng
được hoặc mất không thể đoán trước được.” Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro,
con người không những có thể có những biện pháp phòng ngừa, né tránh rủi
ro, hạn chế những thiệt hại do rủi ro gây ra mà còn có thể biến thách thức
thành những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai, Tuy nhiên, trong
trường hợp rủi ro mang tính tiêu cực thì khi rủi ro xảy ra, tổn thất là điều chắc
chắn sẽ đến với doanh nghiệp đang gặp rủi ro. Tóm lại, dù rủi ro mang tính
tích cực hay tiêu cực thì điều đầu tiên mà rủi ro mang lại là tổn thất, nhưng
doanh nghiệp sẽ chọn những phương pháp nhằm giảm thiệt hại do tổn thất đó
gây ra ở mức thấp nhất có thể, và từ xuất phát điểm là làm giảm thiệt hại do
rủi ro gây ra đó mà doanh nghiệp tìm được những hướng đi mang lại nhiều lợi
ích về cho doanh nghiệp trên những phương diện khác nhau.


14
Do vậy, về bản chất thì: rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn
thất mất mát, nguy hiểm. Nó được xem là điều không lành, điều không tốt, bất
ngờ xảy đến, là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan
đến nguy hiểm. Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra
trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự
tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp gặp phải rủi ro thì mặc nhiên doanh nghiệp bị tổn
thất, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và chiến lược kinh doanh của doanh
1.1.2.
a.


nghiệp trong thời gian tới và tương lai xa hơn.
Phân loại rủi ro
Phân theo sự tác động
- Rủi ro thuần túy: là rủi ro mà khi xảy ra dẫn đến kết quả
tổn thất về kinh tế, chỉ mang lại hậu quả không có lợi
hoặc những tổn thất. Bất cứ khi nào, ở đâu rủi ro thuần
túy xảy ra thì cá nhân, tổ chức, xã hội đều bị thiệt hại,
mất mát về tài sản cũng như tinh thần. Loại rủi ro này có
đặc điểm sau: Thứ nhất, rủi ro thuần túy nếu xảy ra
thường đưa đến kết quả mất mát hoặc tổn thất. Thứ hai,
rủi ro thuần túy là loại rủi ro liên quan đến việc phá hủy
tài sản (nếu hỏa hoạn thì tòa nhà bị phá hủy). Thứ ba,
-

biện pháp đối phó với rủi ro này là bảo hiểm.
Rủi ro suy đoán: là loại rủi ro gắn liền với khả năng thành
bại của hoạt động đầu tư kinh doanh, vừa có thể mang lại
tổn thất nhưng cũng có thể mang lại lợi ích, ví dụ như đầu
tư vào mua bán chứng khoán thì khoản đầu tư có thể lãi,
lỗ hay hòa vốn. Rủi ro suy đoán là loại rủi ro thường xảy
ra trong thực tế, lãi lỗ trong kinh doanh là điều khó tiên
lượng được là bản chất của rủi ro suy đoán, phạm vi ảnh
hưởng rất rộng lớn. Đặc điểm cơ bản của loại rủi ro này


15
là thường không được bảo hiểm nhưng có thế đối phó
bằng biện pháp hedging. Trong kinh doanh rủi ro càng
b.


cao thì lợi nhuận theo đó cũng lớn và ngược lại.
Phân theo nguồn gốc
- Rủi ro do môi trường tự nhiên: đây là nhóm rủi ro do các
hiện tượng thiên nhiên như: động đất, bão, lũ lụt, sống
thần... gây ra. Những rủi ro này thường dẫn đến thiệt hại
to lớn về người và vật chất. Ví dụ: trận động đất tại Tokyo
năm 1923 làm 142800 người chết; báo cáo của Liên hiệp
Chữ thập đỏ quốc tế và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế công
bố nhân Ngày quốc tế cho biết năm 1995 đến năm 2004
mỗi năm có đến 90 nghìn người chết vì thiên tai và thiệt
-

hại về vật chất lên đến 738 tỷ USD;…
Rủi ro do môi trường văn hóa: là những rủi ro do sự thiếu
hiểu biết về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, đạo đức,...
của các dân tộc khác nhau, từ đó dẫn đến cách hành xử
không phù hợp, gây ra thiệt hại, mất mát, mất cơ hội kinh
doanh. Ví dụ: không được tặng dao, kéo, đồng hồ,… cho
người Trung Quốc bởi vì họ cho rằng những món đồ đó

-

mang lại xui xẻo.
Rủi ro do môi trường xã hội: sự thay đổicác chuẩn mực
giá trị, hành vi của con người, cấu trúc xã hội, các định
chế,... là một nguồn rủi ro quan trọng. Nếu không nắm
được điều này sẽ có thể gánh chịu những thiệt hại nặng
nề. Chẳng hạn như ở Hoa Kỳ, lobby là một nghề được
pháp luật công nhận và hoạt động này đã thâm nhập vào
toàn bộ các ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội, nếu

không hiểu đúng và không biết cách lobby sẽ khó thành


16
công khi muốn tiếp cận hay kinh doanh trên thị trường
-

này.
Rủi ro do môi trường chính trị: môi trường chính trị có
ảnh hưởng rất lớn đến bầu không khí kinh doanh. Môi
trường chính trị ổn định sẽ giảm thiểu rất nhiều rủi ro cho
các doanh nghiệp. Khi một chính thể mới ra đời sẽ có thể
làm đảo lộn hoạt động của nhiều doanh nghiệp, tổ chức.
Trong kinh doanh quốc tế ảnh hưởng của môi trường
chính trị lại càng lớn. Chỉ những ai biết nghiên cứu kỹ,
nắm vững và có những chiến lược thích hợp với môi
trường chính trị không chỉ ở nước mình mà còn ở nước

-

đến kinh doanh thì mới có thể gặt hái được thành công.
Rủi ro do môi trường luật pháp: xã hội luôn phát triển,
tiến hóa, nếu các chuẩn luật pháp không phù hợp với các
bước tiến của xã hội thì sẽ gây ra nhiều rủi ro. Ngược lại,
nếu luật pháp thay đổi quá nhiều, quá thường xuyên,
không ổn định, cũng gây ra những khó khăn lớn. Khi luật
pháp thay đổi, các tổ chức, cá nhân không nắm vững
những đổi thay, không theo kịp những chuẩn mực mới
chắc chắn sẽ gặp rủi ro. Ví dụ: các công ty Việt Nam khi
xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ nếu không hiểu biết kỹ về

luật Liên bang và luật các tiểu bang của Mỹ sẽ gặp phải
rủi ro rất lớn, có thể bị kiện vì vi phạm Luật về sở hữu trí
tuệ, Luật chống phá giá, Luật bảo về người tiêu dùng…
Ngược lại, các công ty Mỹ sang Việt Nam đầu tư nếu
khoogn chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của Nhà
nước Việt Nam (mặc dù đầy đủ theo quy định của Mỹ) thì
vẫn không được cấp giấy phép kinh doanh, đầu tư.


17

-

Rủi ro do môi trường kinh tế: trong điều kiện hội nhập và
toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, mặc dù trong mỗi nước
môi trường kinh tế thường vận động theo môi trường
chính trị, nhưng ảnh hưởng của môi trường kinh tế chung
của thế giới đến từng nước là rất lớn. Mọi hiện tượng diễn
ra trong môi trường kinh tế, như: khủng hoảng, suy thoái,
tốc độc phát triển kinh tế,... ,... đều ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động của các doanh nghiệp, gây ra rủi ro và bất
ổn. Đặc biệt các hiện tượng: tỷ giá hối đoái thay đổi, lãi
suất thay đổi, giá cả hàng hóa biến động, sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất

-

nhập khẩu nói riêng và kinh doanh quốc tế nói chung.
Rủi ro do môi trường hoạt động của tổ chức: trong quá
trình hoạt động của mọi tổ chức có thể phát sinh rất nhiều

rủi ro. Rủi ro có thể phát sinh ở mọi lĩnh vực, như: công
nghệ, tổ chức bộ máy, tuyển dụng, đối thủ cạnh tranh,...
Rủi ro do môi trường hoạt động của các tổ chức có thể
xuất hiện dưới nhiều hình dạng, như: thiếu thông tin hay
thông tin không chính xác dẫn đến bị lừa đảo, xảy ra tai

-

nạn lao động,...
Rủi ro do nhận thức của con người: môi trường nhận thức
là nguồn rủi ro đầy thách thức. Một khi nhận diện và
phân tích không đúng thì tất yếu đưa ra kết luận sai lầm.
Nếu nhận thức và thực tế hoàn toàn khác nhau thì rủi ro

c.

sẽ vô cùng lớn.
Phân theo môi trường tác động
- Môi trường bên trong: là môi trường hoạt động nội tại
của tổ chức. Đối với một doanh nghiệp/tổ chức để nghiên


18
cứu rủi ro từ môi trường bên trong có thể chọn những
hướng tiếp cận khác nhau, như phân tích theo các lĩnh
vực (quản trị, marketing, tài chính/ kế toán, ...), phân tích
-

theo các bộ phận (phòng ban, phân xưởng,...), ...
Môi trường bên ngoài: môi trường bên ngoài gồm những

yếu tố, lực lượng, những thể chế,... xảy ra bên ngoài,
doanh nghiệp không kiểm soát được nhưng có ảnh hưởng
đến hoạt động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Môi trường bên ngoài gồm: môi trường vĩ mô (kinh tế,
chính trị, văn hóa – xã hội,...) và môi trường vi mô/môi

1.1.3.

trường cạnh tranh (khách hàng, đối thủ cạnh tranh,...).
Khái niệm rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính bao gồm những loại rủi ro mà một doanh nghiệp gặp
phải do phải đối mặt với độ nhạy cảm từ các nhân tố thị trường như lãi suất,
tỷ giá, giá hàng hóa, chứng khoán và những rủi ro do doanh nghiệp sử dụng
đòn bẩy tài chính – sử dụng vốn vay – trong kinh doanh tác động đến hiệu
quả tài chính của doanh nghiệp.
Ví dụ: cà phê đang vào mùa thu hoạch, thời điểm bán cà phê, người
nông dân lo ngại giá cà phê giảm làm cho lợi nhuận thu được của họ diễn biến
theo chiều hướng xấu – điều này có nghĩa là người nông dân đang gặp phải
rủi ro kiệt giá tài chính. Ngược lại, những người thu mua cà phê thì đến thời
điểm thu mua, lo ngại giá cà phê tăng lên ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ và
người thu mua cà phê cũng đang đối mặt với rủi ro tài chính khi có sự biến
động về giá cà phê.
Ở các quốc gia phát triển thì hầu hết các tình trạng rủi ro tài chính do
các nhân tố thị trường như lãi suất, tỷ giá, giá hàng hóa, chứng khoán gây ra
đều có thể phòng ngừa được bởi có sự tồn tại của nhiều thị trường lớn và có
thị trường mà thông qua đó những rủi ro này có thể trao đổi được đó là thị


19
trường phái sinh.

1.1.4.

a.

Nguyên nhân gây ra rủi ro tài chính
Cũng như các nguyên nhân gây ra rủi ro nói chung cho doanh nghiệp,
các nguyên nhân gây ra rủi ro tài chính cho doanh nghiệp gồm:
Nhóm nguyên nhân bên ngoài
Là những nguyên nhân khách quan, đến từ bên ngoài hoạt đồng kinh
doanh của doanh nghiệp doanh nghiệp
- Các nguyên nhân có nguồn gốc từ thiên nhiên:môi trường
thiên nhiên luôn là mối đe dọa của con người từ xa xưa
đến nay, như: động đất, bão lụt, song thần, El
Nino,....luôn là những thảm họa, gây ra tổn thất về con
người và tài sản. Mặc dù con người có những biện pháp
là hạn chế và kiểm soát được những mối đe dọa trên
nhưng thực tế con người chỉ có thể hạn chế một phần nhỏ
tổn thất do rủi ro gây ra, còn lại vẫn nằm ngoài tầm kiểm
soát của con người, con người chỉ có thể đón nhận nó và
có kế hoạch làm giảm bớt thiệt hại do môi trường tự
nhiên gây ra. Do đó, khi có thiên tai xảy ra sẽ làm ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp trong khu vực đang hứng chịu thiên tai, làm cho
hoạt động kinh doanh lệch hướng phát triển, làm chậm lại
thậm chí là ngắt quãng hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp. Khi đó, mọi kế hoạch thu nợ, trả nợ khó
thực hiện ở các doanh nghiệp với nhau, theo đó những
vấn đề về giá cũng có những biến động, điều này làn ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đó
-


chính là rủi ro tài chính mà doanh nghiệp phải đối mặt.
Các nguyên nhân từ môi trường kinh tế: trong thời kỳ hội
nhập và toàn cầu hóa như hiện nay, tuy trong mỗi nước


20
môi trường kinh tế thường vận hành theo một cách riêng,
nhưng sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế chung không
hề nhỏ. Khủng hoảng kinh tế của một nước có thể tạo
hiệu ứng gây ra khủng hoảng cho cả thế giới mà lịch sử
đã chứng minh điều này. Mọi hiện tượng diễn ra trong
môi trường kinh tế (như: lạm phát, suy thoái, tăng
trưởng,...) đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, đối mặt với rủi ro tài chính là
-

điều không thể tránh khỏi.
Các nguyên nhân từ môi trường chính trị: môi trường
chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường kinh
doanh, môi trường chính trị ổn định sẽ giúp giảm thiểu rất
nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Đặc biệt là trong kinh
doanh quốc tế, doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động
kinh doanh nhưng môi trường chính trị của nền kinh tế
này luôn bất ổn, doanh nghiệp sẽ khó tổ chức các chiến
lược kinh doanh vì lo sợ sự chiến lược kinh doanh này
không phù hợp với quy định của pháp luật. Hoặc trong
đầu từ quốc tế, một nước luôn có những bất ổn trong
chính trị, các đảng phái luôn tranh giành quyền lực với
nhau thì khi doanh nghiệp đầu tư vào nước đó sẽ khó biết

được cụ thể các quy định trong việc đầu tư để doanh
nghiệp đầu tư có hiệu quả. Do vậy, sự bất ổn trong môi
trường chính trị cũng ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính
của doanh nghiệp hay doanh nghiệp đang đối mặt với rủi

-

ro tài chính.
Các nguyên nhân từ môi trường văn hóa – xã hội: mỗi
một quốc gia là một nền văn hóa xã hội đa dạng và phức


21
tạp, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhu cầu thị hiếu,... của
người dân. Trong điều kiện hội nhập hiện nay, sự am hiểu
về văn hóa của quốc gia mà doanh nghiệp muốn hợp tác
sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình kinh doanh, nếu
không nghiên cứu về văn hóa của các dân tộc khác, doanh
nghiệp có thể gặp phải rủi ro khi có những chiến lược
kinh doanh không phù hợp với văn hóa của khu vực mà
doanh nghiệp đầu tư vào. Khi đó, việc sử dụng đòn bẩy
kinh doanh của doanh nghiệp không có hiệu quả và giải
b.

quyết rủi ro tài chính là việc doanh nghiệp phải làm.
Nhóm nguyên nhân bên trong
Là những nguyên nhân có nguồn gốc từ bên trong doanh nghiệp, xuất
phát từ các hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình kinh doanh của
doanh nghiệp. Nhóm nguyên nhân này rất đa dạng và phức tạp, tùy thuộc vào
hành vi kinh doanh của doanh nghiệp. Một số vấn đề doanh nghiệp mắc phải

làm dẫn đến rủi ro tài chính:
Sai lầm trong hoạch định chiến lược kinh doanh: Ban
lãnh đạo doanh nghiệp đề ra những chiến lược kinh
doanh không phù hợp với xu hướng hiện tại. Doanh
nghiệp chủ trương vay nợ để hoạt động kinh doanh nhằm
hy vọng gia tăng được tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở
hữu. Tuy nhiên, giá cả hàng hóa trên thị trường rất nhạy
cảm với những biến động của thị trường làm cho lợi
nhuận trước thuế và lãi vay tạo ra từ sử dụng vốn vay nhỏ
hơn số lãi tiền vay phải trả. Doanh nghiệp sử dụng đòn
bẩy tài chính không có hiệu quả đồng nghĩa với việc
-

doanh nghiệp gặp rủi ro tài chính,…
Sự thiếu thông tin trong kinh doanh dẫn đến quyết định


22
sai lầm: trong điều kiên kinh tế hiện nay thông tin đóng
vai trò rất quan trọng, ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ có
những quyết định đúng đắn khi có những thông tin đầy
đủ, chính xác, kịp thời của thị trường. Doanh nghiệp có
thông tin lãi suất thị trường sẽ giảm trong thời gian tới
nên đưa ra những kế hoạch kinh doanh với vốn từ việc sử
dụng lãi vay để kinh doanh thay vì dùng vốn chủ sở hữu
nhưng thông tin chính xác là lãi suất sẽ tăng làm cho
doanh nghiệp phải chịu một khoản lãi vay phải trả lớn,
gia tăng chi phí sử dụng vốn làm phá vỡ kế hoạch kinh
doanh của doanh nghiệp trong tương lai gần, ảnh hưởng
đến các nhân tố khác trên thị trường trong đó có giá cả

hàng hóa, từ đó doanh nghiệp khó khăn trong thanh toán
lãi vay và việc tiêu thụ sản phẩm, hiệu quả tài chính bị
1.1.5.

ảnh hưởng và kết quả doanh nghiệp gặp rủi ro tài chính.
Hậu quả của rủi ro tài chính
Những biến động không thể dự đoán trước của tỷ giá, lãi xuất, giá hàng
hóa không những ảnh hưởng đến các khoản lợi nhuận được dự báo trước mà
còn có thể định đoạt liệu công ty có thể tiếp tục tồn tại hay không. Một công
ty hiện nay không chỉ cần có công nghệ tiên tiến, nguồn lao động rẻ hoặc
chiến lược kinh doanh tốt; những biến động về giá cả đột ngột cũng có thể
đẩy công ty đang được điều hành tốt rơi vào tình trạng phát sản.
Những thay đổi trong tỷ giá có thể tạo ra những đối thủ cạnh trạnh mới,
điều này là áp lực cho doanh nghiệp trong việc đảm bảo doanh thu cho mình.
Tương tự, những thay đổi về giả hàng hóa có thể làm giá đầu vào của doanh
nghiệp tăng, ảnh hưởng đến sức mua và lợi nhuận của doanh nghiệp. Hay
những biến đổi về lãi suất tạo áp lực tăng chi phí khi doanh nghiệp sử dụng
nợ để làm nguồn vốn kinh doanh.


23
Tóm lại, khi có những sự thay đổi về giá cùng với việc sử dụng nợ của
doanh nghiệp thì doanh nghiệp gặp phải rủi ro tài chính. Khi rủi ro tài chính
xảy ra thì cũng gây ra nhiều tác hại đối với cả doanh nghiệp và nền kinh tế
-

như những loại rủi ro khác.
Đối với doanh nghiệp: khi doanh nghiệp mắc phải rủi ro tài chính thì trước
hết doanh nghiệp chịu tốn thất về nguồn vốn của mình, kéo theo đó là cả một
chuỗi các khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt như: gia tăng khoản nợ

phải trả, khả năng thanh toán giảm sút, uy tín của doanh nghiệp trên thị
trường suy giảm, áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đối thủ,... Và tất cả
chỉ xảy ra trong nháy mắt, nếu doanh nghiệp không có những biện pháp đối

-

phó kịp thời thì phá sản là điều xảy ra trong tích tắc.
Đối với nền kinh tế: doanh nghiệp là “tế bào” và nền kinh tế là “cơ thể sống”,
tế bào có khỏe mạnh thì cơ thể sống mới khỏe mạnh và phát triển. Cũng như
vậy, mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế phải “mạnh khỏe”, hoạt động kinh
doanh có hiệu quả và luôn phát triển thì nền kinh tế cũng “ khỏe mạnh” theo
và tạo tiền đề cho sự phát triển văn hóa, xã hội,... Nhưng khi một doanh
nghiệp gặp phải rủi ro mà không có hướng giải quyết dẫn đến phá sản thì
không chỉ một doanh nghiệp đó chịu thiệt hại mà kéo theo là sự thiệt hại cho
cả nền kinh tế, vì các doanh nghiệp trong một nền kinh tế có mối liên hệ chặc
chẽ với nhau, sản phẩm của doanh nghiệp này là nguyên liệu của doanh
nghiệp khác, khi doanh nghiệp này phá sản buộc doanh nghiệp kia phải tìm
nguồn cung cấp nguyên liệu mới, giá hàng hóa thay đổi – doanh nghiệp kia
cũng mắc phải rủi ro tài chính, và cứ như vậy một rủi ro tài chính lan ra cả

1.1.6.

nền kinh tế, làm nền kinh tế trì trệ và chịu nhiều tổn thất lớn.
Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính
Như đã đế cập, rủi ro tài chính khi xuất hiện sẽ ảnh hưởng lớn đến sự
tồn tại của doanh nghiệp. Do vậy, để kiểm soát và hạn chế rủi ro tài chính,
ngoài vệc tìm hiểu những nguyên nhân gây ra rủi ro tài chính để ngăn ngừa,


24

chúng ta cần nắm bắt được những nhân tố làm gia tăng rủi ro tài chính, đây
cũng là một phần quan trọng trong việc nhận dạng rủi ro tài chính để có thể
hạn chế hậu quả do rủi ro tài chính gây ra.
Rủi ro tài chính xảy ra khi có sự thay đổi các yếu tố về giá. Để hiểu rõ
hơn, ta xem xét đến độ nhạy cảm giao dịch và độ nhạy cảm kinh tế: các doanh
nghiệp thường quan tâm đến rủi ro độ nhạy cảm được phản ảnh trực tiếp trong
báo cáo tài chính của công ty. Trong những độ nhạy cảm kế toán, độ nhạy
cảm giao dịch được chú ý nhiều nhất. Độ nhạy cảm giao dịch phát sinh khi có
những thay đổi trong giá hàng hóa, lãi suất, tỷ giá và điều này làm thay đổi
giá trị của khoản phải thu hoặc khoản phải trả. Khi độ nhạy cảm giao dịch thể
hiện những rủi ro từ báo cáo tài chính khi có sự thay đổi về giá thì độ nhạy
cảm kinh tế xuất hiện khi có những thay đổi trong tỷ giá hối đoái hay lãi suất
hoặc giá cả hàng hóa, làm tăng thêm các đối thủ cạnh tranh mới. Như vậy, cho
dù là có độ nhạy cảm giao dịch hay độ nhạy cảm kinh tế thì những bất ổn
trong tỷ giá, lãi suất hoặc giá cả hàng hóa chắc chắn làm thay đổi dòng tiền
thực sự của doanh nghiệp khiến họ rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính hoặc
một số trường hợp lại lâm vào tình trạng phá sản. Ngoài ra, khi doanh nghiệp
sử dụng vốn vay để tiến hành kinh doanh thì trước hết doanh nghiệp phải trả
một khoản chi phí cho lãi vay đó mặc dù chưa sử dụng. Để đảm bảo khả năng
chi trả thì doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh hiệu quả để trả được
chi phí lãi vay đó, nếu không doanh nghiệp sẽ vác trên vai một khoản nợ, gây
trở ngại trong quá trinh kinh doanh và phát triển của mình.
Như vậy, để nhận dạng cũng như hạn chế rủi ro tài chính, ta cần quan
tâm đến các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính sau:
-

Tỷ suất nợ: tỷ suất nợ tỷ lệ thuận với rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Khi
doanh nghiệp sử dụng nợ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn thì trong
trường hợp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả sẽ được khuếch đại lợi nhuận



25
lên nhờ đòn bẩy tài chính. Nhưng trong trường hợp doanh nghiệp làm ăn thua
lỗ thì nợ là gánh nặng cho doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính sẽ khuếch đại
khoản lỗ của doanh nghiệp. Hình ảnh của doanh nghiệp xấu đi trong mắt các
nhà đầu tư, thêm vào đó là áp lực trả nợ của doanh nghiệp rất lớn. Nếu doanh
nghiệp không có phương án xử lý thì việc tuyên bố phá sản là chuyện phải
-

làm tiếp theo.
Rủi ro tỷ giá: rủi ro tỷ giá tỷ lệ thuận với rủi ro tài chính. Doanh nghiệp đang
gặp rủi ro tỷ giá tức là có sự không cân xứng giữa đồng tiền nhận được và
đồng tiền chi ra hay doanh nghiệp đang có độ nhạy cảm giao dịch. Ngoài ra,
khi tỷ giá thay đổi có thể có tác động tiêu cực đáng kể đến năng lực cạnh
tranh của công ty. Một ví dụ điển hình về rủi ro tỷ giá là câu chuyện về
Caterpillar khi đồng đô la mạnh lên so với đồng yên làm giá cả các thiết bị
của Caterpillar tăng tương đối so với thiết bị của Komatsu, tạo ra lợi thế cạnh
tranh cho Komatsu so với Caterpillar. Như vậy, khi rủi ro tỷ giá xảy ra làm
doanh nghiệp có sự thay đổi theo chiều hướng bất lợi sẽ làm gia tăng áp lực
cạnh tranh, tăng chi phí cho doanh nghiệp, làm ảnh hưởng xấu đến doanh thu

-

hay doanh nghiệp đối mặt với rủi ro tài chính.
Rủi ro lãi suất: khi doanh nghiệp gặp phải rủi ro lãi suất thì đồng nghĩa với
việc doanh nghiệp đang đối mặt với rủi ro tài chính. Bởi lẽ, khi có sự thay đổi
lãi suất làm tác động đến kết quả trong báo cáo tài chính giống rủi ro tỷ giá –
tác động đến khoản phải thu và khoản phải trả của doanh nghiệp và hơn nữa
là lãi suất thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến chi phí lãi vay, số lượng hàng hóa
của công ty kéo theo sự giảm lợi nhuận và mất khả năng thanh toán, từ đó ảnh

hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp hay nói cách khác rủi ro

-

lãi suất làm doanh nghiệp gặp phải rủi ro tài chính.
Rủi ro biến động giá cả hàng hóa: đây là loại rủi ro ít được các doanh nghiệp
quan tâm hơn. Khi giá cả hàng hóa biến động sẽ làm ảnh hưởng đến chi phí
đầu vào cũng như đầu ra của doanh nghiệp làm lợi nhuận thay đổi và rủi ro tài


×