Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.16 MB, 132 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ THANH HUYỀN

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ THANH HUYỀN

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 60.31.01.05

Ngƣờ

ƣớng

n

o



ọ : PGS. TS. BÙI QUANG BÌNH

Đà Nẵng - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đăk Lăk” là
công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu cũng như kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào
khác.
Đà Nẵng, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả

Lê T ị T

n Huyền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 2
3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 3

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................ 5
7. Kết cấu của luận văn ........................................................................... 5
8. Sơ lƣợc nghiên cứu và tổng quan tài liệu ........................................... 5
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH CHUYỂN CƠ CẤU KINH
TẾ.................................................................................................................... 11
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH
TẾ

............................................................................................................... 11
1.1.1 Cơ sở lí luận về cơ cấu kinh tế..................................................... 11
1.1.2 Cơ sở lí luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ................................ 13
1.1.3 Ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu và xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu

ngành kinh tế ................................................................................................... 14
1.2 CÁC NỘI DUNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ ....................... 15
1.2.1 Chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế ....................................... 15
1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành .......................... 19
1.2.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ........................... 20
1.2.4 Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế ............................... 22
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG
NGHIỆP .......................................................................................................... 24
1.3.1 Điều kiện tự nhiên........................................................................ 24
1.3.2 Tình hình tăng trƣởng kinh tế của đại phƣơng ............................ 25
1.3.3 Điều kiện về nguồn lực ................................................................ 25


1.3.4 Điều kiện về thị trƣờng tiêu thụ ................................................... 27
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 28

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
TỈNH ĐẮK LẮK ........................................................................................... 29
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH ĐẮK LẮK VÀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƢỞNG TỚI CDCC KINH TẾ ............................................................ 29
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển kinh tế .................... 29
2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh ................................ 36
2.1.3 Các nguồn lực của nền kinh tế tỉnh Đăk Lăk ............................. 39
2.1.4 Điều kiện thị trƣờng .................................................................... 43
2.2 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH ĐĂK LĂK ......... 44
2.2.1 Chuyển dich cơ cấu ngành kinh tế ( ngành cấp I) .................... 44
2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu theo vùng lãnh thổ của tỉnh ........................ 58
2.2.3 Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế tỉnh Đăk Lăk ........ 65
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CƠ CẤU VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH
TẾ TỈNH ĐĂK LĂK ...................................................................................... 70
2.3.1 Những thành tựu ......................................................................... 70
2.3.2 Những hạn chế ............................................................................ 71
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 74
CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CDCC KINH TẾ TỈNH
ĐẮK LẮK ...................................................................................................... 75
3.1 CĂN CỨ ĐỂ XÁC ĐỊNH GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH
TẾ TỈNH ĐĂK LĂK ...................................................................................... 75
3.1.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ........................ 75
3.1.2 Dự báo tác động của bối cảnh bên ngoài đến tỉnh Đăk Lăk ....... 78
3.1.3 Dự báo cơ cấu kinh tế tỉnh .......................................................... 81
3.2 ĐỊNH HƢỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA TỈNH ĐẮK
LẮK ................................................................................................................. 83


3.2.1 Định hƣớng chuyển dịch cơ cấu ngành ...................................... 83
3.2.2 Định hƣớng CDCC theo thành phần kinh tế .............................. 87

3.2.3 Định hƣớng CDCC theo vùng lãnh thổ ...................................... 88
3.3 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ ........... 89
3.3.1 Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua phát
triển ngành kinh tế ........................................................................................... 89
3.3.2 Các giải pháp nhằm thu hút, điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tƣ và thúc
đẩy phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân ............................................................ 93
3.3.3 Phát triển các lĩnh vực gắn với nâng cao dân trí và chất lƣợng
nguồn nhân lực ................................................................................................ 95
3.3.4 Phát triển cơ sở hạ tầng ............................................................... 99
3.3.5 Nâng cao năng lực quản lý hành chính ..................................... 102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản s o)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CDCC

: Chuyển dịch cơ cấu

CDCCKT

: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

KH-CN

: Khoa học công nghệ

HNKTQT


: Hội nhập kinh tế quốc tế

NSLĐ

: Năng suất lao động

GTSX

: Giá trị sản xuất

CCKT

: Cơ cấu kinh tế

KTTN

: Kinh tế tƣ nhân

LLSX

: Lực lƣợng sản xuất

CNH-HĐH

: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số


ệu

Tên bảng

Bảng

Trang

Giá trị sản xuất & Tỷ lệ tăng trung bình giá trị sản xuất
2.1

của nền kinh tế giai đoạn 2012 - 2016 (theo giá so sánh

44

năm 1994)
2.2

CDCC ngành kinh tế theo lao động

46

2.3

CDCC ngành kinh tế theo vốn đầu tƣ

48

2.4


2.5

Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ ngành
nông lâm thủy sản
Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ ngành
nông nghiệp theo nghĩa hẹp

50

51

2.6

CDCC lao động trong nội bộ ngành nông lâm thủy sản

52

2.7

Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp

53

2.8

CDCC trong nội bộ ngành công nghiệp chế biến chế tạo

54


2.9

Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành thƣơng mại dịch
vụ

56

2.10

Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành dịch vụ

59

2.11

Chuyển dịch cơ cấu GTSX theo lãnh thổ của tỉnh

59

2.12

Chuyển dịch cơ cấu lao động theo lãnh thổ của tỉnh

60

2.13

Chuyển dịch cơ cấu vốn theo lãnh thổ của tỉnh

62


2.14

Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế về giá trị
sản xuất

64

2.15

Chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế

67

2.16

Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tƣ theo thành phần kinh tế

68

3.1

Dự báo cơ cấu ngành của tỉnh

81


Số

ệu


Bảng

Tên bảng

Trang

3.2

Dự báo cơ cấu theo vùng của tỉnh

82

3.3

Dự báo cơ cấu theo thành phần kinh tế của tỉnh

82


DANH MỤC HÌNH VẼ
Số

ệu

Tên ìn vẽ

ìn vẽ
2.1


Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất của tỉnh Đắk Lắk
giai đoạn 2012 – 2016

Trang

45

2.2

CDCC theo giá so sánh giai đoạn năm 2012 – 2016

45

2.3

CDCC ngành kinh tế theo lao động

47

2.4

CDCC ngành kinh tế theo vốn đầu tƣ

49

2.5

2.6

CDCC giá trị sản xuất trong nội bộ ngành nông lâm,

thủy sản
CDCC giá trị sản xuất trong nội bộ ngành nông nghiệp
theo nghĩa hẹp

50

51

2.7

CDCC lao động trong nội bộ ngành nông lâm thủy sản

53

2.8

Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành dịch vụ

57

2.9

Chuyển dịch cơ cấu GTSX theo lãnh thổ của tỉnh

60

2.10

Lao động đang làm việc trong nền kinh tế


61

2.11

CDCC vốn theo lãnh thổ

63

2.12

Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế về giá trị
sản xuất

65

2.13

CDCC lao động theo thành phần kinh tế

67

2.14

Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tƣ theo thành phần kinh tế

69


1


MỞ ĐẦU
1. Tín

ấp t ết ủ đề tà

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCC) là một quá trình tất yếu để phát
triển đất nƣớc, CDCC đúng hƣớng là tiền đề để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế
nhanh và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững. Cùng với quá
trình CDCC kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến những biến đổi kinh tế và xã hội theo
hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cơ cấu các vùng kinh tế,các thành
phần kinh tế,các lực lƣợng lao động xã hội,cơ cấu kinh tế đối nội,cơ cấu kinh
tế đối ngoại… Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế thì việc lựa chọn và chuyển
dịch hợp lý cơ cấu ngành thể hiện đƣợc các lợi thế tƣơng đối và khả năng
cạnh tranh của một quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu, là cơ sở cho sự chủ
động tham gia và thực hiện hội nhập thắng lợi.
Các nghiên cứu về CDCC kinh tế đƣợc thực hiện nhiều trong nƣớc và
nƣớc ngoài, chủ yếu là các nghiên cứu với đối tƣợng nền kinh tế quốc gia và
lãnh thổ lớn nhƣng đối với nền kinh tế cấp tỉnh thành thì chƣa nhiều.Tùy
thuộc những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác nhau mà mỗi tỉnh thành
có những cơ cấu kinh tế khác nhau.
CDCC kinh tế đƣợc nghiên cứu bởi nhiều nghiên cứu khác nhau cả
trong nƣớc và nƣớc ngoài. Tuy nhiên các nghiên cứu này chủ yếu là nghiên
cứu với đối tƣợng nền kinh tế quốc gia và lãnh thổ lớn. Hầu nhƣ nghiên cứu
CDCC kinh tế đối với nền kinh tế cấp huyện thì chƣa nhiều.
Kinh tế tỉnh Đăk Lăk đã có sự tăng trƣởng khá nhanh. Quy mô GTSX
đã tăng từ mức 60,128 tỷ đồng năm 2012 lên 64,825 tỷ đồng năm 2013,
69,235 tỷ năm 2014, 72,594 tỷ đồng năm 2015 và 77,263 tỷ đồng năm 2016,
Tỷ lệ bình quân tăng trƣởng giá trị sản xuất giai đoạn 2012-2016 tăng 15%.
Trong cơ cấu theo ngành kinh tế của tỉnh Đăk Lăk nông nghiêp và
dịch vụ đã chiếm gần 70% và dịch vụ chỉ còn chiếm gần 30%. Cơ cấu kinh tế



2
này đã thể hiện cơ cấu ngành của một tỉnh đang hiện đại hóa. Thay đổi của cơ
cấu kinh tế ngành những năm qua đã chậm dần và đang thiên về dịch vụ. Tỷ
trọng của nghành nông nghiệp là 49,45% năm 2012 đã giảm xuống 48,2%
năm 2016 tức giảm 1,25%. Tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng tăng
từ 23,38% năm 2012 đã tăng lên 23,86% năm 2016, tức tăng 0,48%. Tỷ trọng
thƣơng mại và dịch vụ trong GDP tăng từ 27,17% năm 2012 đã tăng lên
27,94% năm 2016, tức tăng 0,77% trong thời gian này. Định hƣớng phát triển
kinh tế của Tỉnh đã xác định: “đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế đảm bảo
phát triển đồng bộ, bền vững. Phát triển thƣơng mại, dịch vụ bảo đảm tốc độ
tăng trƣởng và tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Phát triển công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng theo hƣớng nâng cao chất lƣợng,
sức cạnh tranh, với cơ cấu ngành nghề phù hợp. Phát triển toàn diện kinh tế
nông - lâm - thủy sản theo hƣớng sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp chế
biến và nhu cầu thị trƣờng…”. Do vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nhiệm vụ
quan trọng trong giai đoạn hiện nay của tỉnh . Việc xác định cơ cấu kinh tế thế
nào cho hợp lý nhằm tạo điều kiện để sử dụng hết các tiềm năng lợi thế của
tỉnh đảm bảo đƣợc các mục tiêu trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài là cơ sở để tôi
chọn đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Lắk” làm luận văn thạc sĩ.
2. Mụ t êu ng ên ứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Khái quát đƣợc lý luận về Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Đánh giá đƣợc thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Đắk

Lắk thời gian qua.

- Đƣa ra đƣợc các giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế


3
của tỉnh trong thời gian tới.
3. Câu ỏ ng ên ứu
- Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Đắk Lắk nhƣ thế nào?
-

Những giải pháp nào thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh

trong thời gian tới?
 Giả thuyết nghiên cứu
-

CDCC tỉnh Đăk Lăk đang diễn ra theo đúng quy luật nhƣng vẫn

chậm và chƣa thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế.
-

Sự CDCC tỉnh Đăk Lăk chịu ảnh hƣởng của các yếu tố nhƣ điều

kiện tự nhiên, tình hình tăng trƣởng của các ngành, vốn đầu tƣ và chính sách
của tỉnh.
4. Đố tƣợng và p ạm v ng ên ứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung vào chuyển dịch cơ cấu ngành, thành

phần kinh tế.
- Thời gian nghiên cứu: số liệu, tài liệu thu thập phân tích về chuyển


dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh từ năm 2012-2016.
- Thời gian có hiệu lực của các giải pháp đề xuất là từ năm 2018-2025
- Khu vực nghiên cứu: Địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

5. P ƣơng p áp ng ên ứu
Đề tài sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau trong nghiên
cứu do tính phức tạp của đề tài.
5.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Đây là một phƣơng pháp rất quan trọng vì trên cơ sở những nguồn tài
liệu, số liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu thu thập đƣợc từ sách báo,
tạp chí khoa học, internet, niên giám thống kê của Cục Thống kê tỉnh Đắk
Lắk, các báo cáo thƣờng niên, bản tin nội bộ, quy hoạch tổng thể của Ủy ban


4
nhân dân và các sở, ban, ngành tỉnh ; Các tài liệu thông tin đã đƣợc công bố
trên các giáo trình, báo, tạp chí, công trình và đề tài khoa học trong và ngoài
nƣớc; tác giả mới rút ra đƣợc các đặc điểm về tình hình Phát triển kinh tế Xã
hội cũng nhƣ nhìn nhận, đánh giá chính xác sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
tỉnh Đắk Lắk.
5.2. Phương pháp phân tích
Các phƣơng pháp bao gồm phân tích thống kê, so sánh, khái quát và
tổng hợp.
Số liệu: Do tính chất của nghiên cứu nên luận văn chủ yếu sử dụng số
liệu thứ cấp từ các cơ quan của tỉnh nhƣ UBND tỉnh , Cục Thống kê, Sở Tài
chính tỉnh Đắk Lắk.
P ƣơng p áp t ống ê
Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng thƣờng xuyên nhƣ công cụ để phân
tích, lựa chọn những giá trị đúng nhất, gần với thực tiễn trên cơ sở các nguồn

số liệu thu thập đƣợc để phân tích ảnh hƣởng của các yếu tố tự nhiên, kinh
tế Xã hội đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Lắk. Đồng thời, phƣơng
pháp Toán học cũng đƣợc sử dụng trong việc phân tích, dự báo và lựa chọn
các giải pháp thích hợp cho định hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk
Lắk trong tƣơng lai.
Việc xử lý và tính toán các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu đƣợc tiến
hành trên máy tính theo các phần mềm Excel, SPSS.
P ƣơng p áp p ân tí

, so sánh

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, việc vận dụng phƣơng pháp phân tích,
so sánh mang lại nhiều lợi ích. Thông qua việc tiến hành phân tích, so sánh, đối
chiếu các số liệu thống kê để thấy đƣợc quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
qua các giai đoạn. Từ đó, rút ra đƣợc những nội dung tổng hợp nhất, đầy đủ
nhất đáp ứng đƣợc những nhiệm vụ và mục tiêu mà vấn đề đã đặt ra.


5
P ƣơng p áp ự báo
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình vận động và Phát triển lâu dài,
muốn thành công thì phải dự báo trƣớc sự Phát triển để có hƣớng điều chỉnh
cơ cấu kinh tế phù hợp, đúng đắn. Đề tài sử dụng phƣơng pháp dự báo xu
hƣớng và dự báo biến động dựa trên cơ sở tính toán từ các nguồn số liệu đã
thu thập đƣợc, sự Phát triển có tính quy luật, những biến động của các sự vật,
hiện tƣợng trong quá khứ, hiện tại và tƣơng lai.
6. Ý ng ĩ

o


ọ và t ự t ễn ủ đề tà

Luận văn đã tập trung lý giải một cách khoa học những thành tựu cũng
nhƣ những hạn chế của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh; các nguyên
nhân chủ quan, khách quan đƣa đến những thành tựu và hạn chế của sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm phát huy hơn nửa những tiềm năng và thế
mạnh của kinh tế tỉnh Đắk Lắk, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nƣớc nói chung và của Đà Nẵng nói riêng…
7. Kết ấu ủ luận văn
Đề tài gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chƣơng 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Lắk
Chƣơng 3: Các giải pháp thúc đẩy CDCC kinh tế tỉnh Đắk Lắk
8. Sơ lƣợ ng ên ứu và tổng qu n tà l ệu
8.1. Sơ lược nghiên cứu
Bùi Quang Bình (2012), Giáo trình Kinh tế Phát triển, NXB Giáo Dục
Hà nội 2012
Nghiên cứu phát triển kinh tế là một trong những học phần mới nhất,
hấp dẫn nhất, thách đố nhất trong ngành kinh tế học và kinh tế chính trị, Kinh
tế phát triển đi vào nghiên cứu vấn đề phát triển kinh tế cho các nƣớc đang
phát triển. Giáo trình này đã chỉ ra cách thức phân bổ nguồn lực để gia tăng


6
nhanh chóng sản lƣợng GDP của nền kinh tế làm cơ sở cải thiện mức sống
của dân chúng, nghiên cứu cách thức sử dụng và phát triển các nguồn lực hợp
lý nhƣ cơ sở sự tăng trƣởng bền vững. Ngoài ra, Kinh tế phát triển còn tìm
cách giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trƣởng nhƣ xoá đói
giảm nghèo, phát triển giáo dục y tế và coi đây là một trong các mục tiêu rất
quan trọng trong phát triển. Nội dung cuốn giáo trình bao gồm 4 phần: Phần

1: Những vấn đề lý luận chung; Phần 2: Các nguồn lực phát triển kinh tế;
Phần 3: Chính sách phát triển kinh tế; Phần 4: Tăng trƣởng kinh tế và các vấn
đề xã hội, tài liệu này là cơ sở để hình thành khung phân tích cho luận văn.
Bùi Tất Thắng (2006), “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt
Nam”, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội,
Nghiên cứu này đã làm rõ lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân
tích rõ cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và nội bộ ngành trong
thời kỳ CNH (phân tích số liệu thống kê theo phƣơng pháp phân ngành của
Việt Nam và của Liên hiệp quốc), trong đó phân tích các nhân tố ảnh hƣởng
đến chuyển dịch, chuyển dịch CCKT ngành trong một số mô hình CNH, Tác
giả cũng đã tổng hợp, phân tích quá trình thay đổi tƣ duy về CNH và
CDCCKT ở Việt Nam, phân tích thực trạng CDCC ngành kinh tế ở Việt Nam
từ 1990 đến 2004; trình bày quan điểm và các giải pháp thúc đẩy CDCC
ngành kinh tế ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong phần phân tích thực trạng, tác giả
mới chỉ tính toán các số liệu giản đơn về cơ cấu ngành, lao động, tốc độ tăng
trƣởng… mà chƣa sử dụng các mô hình kinh tế lƣợng để lƣợng hóa các tác
động của CDCCNKT đến việc tăng trƣởng kinh tế, tăng năng suất, mà đây
vấn đề cần làm rõ để có các giải pháp phù hợp.
Đào Thế Tuấn và các cộng sự (2004), “Cơ sở khoa học của vấn đề
CDCCKT nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH ở Việt Nam trong
tương lai”.
Nghiên cứu này đã thực hiện đề tài nhánh 4 “Cơ sở khoa học của vấn


7
đề CDCCKT nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng CNH, HĐH ở Việt Nam
trong tƣơng lai”. Đề tài đã sử dụng ma trận hạch toán xã hội (Social
Accounting Matrix – SAM) để định lƣợng CDCCKT của Việt Nam; ứng
dụng ma trận để phân tích sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh
tế; phân tích, xây dựng mô hình phát triển các ngành hang nông nghiệp đến

2020. Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu lĩnh vực nông nghiệp mà
không nghiên cứu phát triển kinh tế ở góc độ tổng thể các ngành trong nội bộ
nền kinh tế.
8.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Lý thuyết chuyển dịch cơ cấu kinh tế ra đời kể từ khi lý thuyết kinh tế
bắt đầu có sự quan tâm đáng kể đến sự thay đổi cơ cấu trong nền kinh tế
(Quesnay, 1758; Turgot, 1766; and Steuart, 1767), Theo Adam Smith (1776),
các đặc trƣng của cơ cấu có liên quan chặt chẽ đến mức độ phát triển của một
nền kinh tế; trong khi đó, David Ricardo (1817) lại cho rằng: chính sự thay
đổi của các thành phần cấu thành hệ thống sản xuất là điều kiện tiên quyết đối
với tăng trƣởng kinh tế.
Nghiên cứu của Chenery và các đồng sự, 1986; Syrquin, 2007 đã chỉ
ra: Mặc dù khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế đƣợc hiểu theo nhiều
cách khác nhau, song ý nghĩa chung nhất đó là: chuyển dịch cơ cấu kinh tế
luôn gắn liền với sự thay đổi mang tính dài hạn về mối quan hệ giữa các bộ
phận cấu thành nền kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế liên quan đến sự suy
giảm hay gia tăng của mỗi bộ phận trong nền kinh tế, do sự thay đổi của các
yếu tố cơ bản của sản xuất bao gồm: công nghệ, nhân lực, sự xuất hiện của
các nghề mới, sự suy giảm hay biến mất của nghề cũ và dẫn đến sự phân bổ
lại của các yếu tố đầu vào trong dài hạn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế không
quan tâm đến những thay đổi mang tính ngắn hạn nhƣ khi nền kinh tế phản
ứng tức thời với các thay đổi trong chính sách tài chính tiền tệ, hay sự tác


8
động ngẫu nhiên ngắn hạn của thiên tai.
Nghiên cứu của Fisher, 1939; Clark, 1940; Chenery, 1960; Kuznets,
1961; Chenery và Syrquin, 1975; Kongsamut và các đồng sự, 1999;
Eichengreen và Syrquin, 2009: Lịch sử tăng trƣởng và phát triển kinh tế luôn
gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế dù ở phƣơng diện quốc gia hay

tổng thể kinh tế thế giới. Điều này đã đƣợc minh chứng trong các nghiên cứu
thực nghiệm cũng nhƣ trong các mô hình lý thuyết.
Nghiên cứu của Dovring (1959) chỉ ra rằng quy mô lớn của khu vực
nông nghiệp làm khó khăn cho việc dịch chuyển lao động nông nghiệp sang
lĩnh vực phi nông nghiệp. Trong khi Johnston và Kilby (1975) thì lại cho rằng
sự chuyển dịch cơ cấu lao động chậm là do nhu cầu của khu vực công nghiệp
còn nhỏ và lƣơng của ngƣời lao động còn thấp.
Các nghiên cứu đầu tiên về tăng trƣởng kinh tế của Fisher (1939) và
Clark (1940) đã chỉ ra rằng: Sự phát triển của các quốc gia sẽ gắn liền với sự
phát triển của ba khu vực, đó là: khu vực I (primary production - khu vực
nông nghiệp), khu vực II (secondary production - khu vực sản xuất hay khu
vực công nghiệp) và khu vực III (tertiary production - khu vực dịch vụ).
Trong đó, khu vực I là khu vực sản xuất các loại hàng hóa cơ bản và tiềm
năng phát triển của khu vực này trong một chừng mực nào đó là bị hạn chế;
khu vực II tạo ra các loại hàng hóa lâu bền để phục vụ cho các nhu cầu tiêu
dùng trung gian; khu vực III sản xuất các loại hàng hóa xa xỉ và các đầu vào
trung gian dƣới nhiều loại hình dịch vụ khác nhau, và đây là khu vực có nhiều
tiềm năng phát triển trong xã hội hiện đại. Về sau, Pasinetti (1981) cũng đã
nhận định rằng: chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một hệ quả tất yếu của tăng
trƣởng kinh tế, do trong quá trình tăng trƣởng sẽ có ngành đạt đến mức giới
hạn, khi đó nguồn lực sẽ dịch chuyển đến các ngành khác. Thêm vào đó, tăng
trƣởng kinh tế sẽ giúp thay đổi cơ cấu của cầu về hàng hóa theo qui luật


9
Engle, tăng tích lũy vốn, tạo điều kiện phát triển công nghệ và do đó thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Xét theo chiều ngƣợc lại, sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế một cách phù hợp sẽ giúp gia tăng hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào, từ
đó thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế.
Trong các nghiên cứu thực nghiệm về tăng trƣởng kinh tế và cơ cấu

kinh tế phải kể đến đóng góp của Kuznets (1961, 1971). Trong những nghiên
cứu này,ông đã chia nền kinh tế thành ba ngành: nông nghiệp, công nghiệp
và dịch vụ; đồng thời nhận thấy một xu hƣớng rõ nét rằng: tỷ trọng ngành
nông nghiệp trong GDP của các nƣớc đƣợc nghiên cứu đều giảm nhanh, còn
tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ lại gia tăng. Cũng chính ông là ngƣời
đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế này và
mức thu nhập bình quân đầu ngƣời: mức thu nhập bình quân đầu ngƣời càng
cao thì tỷ trọng ngành nông nghiệp sẽ càng giảm, Ông xem mối quan hệ này
là kết quả tổng hợp của các yếu tố: thay đổi trong cầu về hàng hóa, thay đổi
về lợi thế tƣơng đối của các nƣớc và thay đổi trong công nghệ. Từ đó, ông
chỉ rõ: tiến bộ công nghệ đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế.
Các nghiên cứu ở Việt Nam cũng khá nhiều, Ở đây sẽ trình bày một số
nghiên cứu tiêu biểu:
Phân tích chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình tăng trƣởng kinh tế
Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2009 của PGS,TS Bùi Quang Bình (2012)
cũng đáng lƣu tâm. Ở đây tác giả đã chỉ ra một số khiếm khuyết của mô hình
tăng trƣởng kinh tế Việt Nam nhƣ dựa vào mở rộng quy mô qua thâm dụng vốn
nhƣng hiệu quả thấp - yếu tố Việt Nam thiếu phải đi vay; không thể khai thác
tốt yếu tố tiềm năng lớn nhất của Việt Nam là lao động; chƣa thúc đẩy sự phát
triển của khu vực nông nghiệp, Đồng thời tác giả đã đƣa một số kiến nghị.
Phân tích chuyển dịch cơ cấu của tỉnh Đắk Lắk trong thời kỳ từ năm


10
1997 đến năm 2009 và định hƣớng, giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
tỉnh đến năm 2020 của TS, Võ Duy Khƣơng (2009): Để thực hiện mục tiêu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020, Tỉnh sẽ tiếp tục chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hƣớng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; để nền kinh tế
tỉnh sớm trở thành một nền kinh tế hiện đại, phát triển đòi hỏi phải có các

chính sách nhằm biến các tiềm năng, thế mạnh thành các lợi thế so sánh, tranh
thủ ứng dụng tiến bộ công nghệ và tiếp tục chuyển dịch sâu cơ cấu kinh tế
theo hƣớng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, đồng thời có các chính sách
sử dụng hợp lý các nguồn lực đầu vào, nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng và
phát triển bền vững.


11
CHƢƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH CHUYỂN CƠ CẤU KINH TẾ
1.1 CƠ CẤU VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1.1.1 Cơ ấu

n tế

Cơ cấu là khái niệm trong triết học duy vật biện chứng dùng để chỉ
cách thức tổ chức bên trong của một hệ thống, biểu hiện sự thống nhất của các
mối quan hệ qua lại vững chắc giữa các bộ phận của nó. Trong khi chỉ rõ mối
quan hệ biện chứng giữa bộ phận và toàn thể, nó biểu hiện nhƣ là một thuộc
tính của sự vật, hiện tƣợng và biến đổi cùng với sự biến đổi của sự vật, hiện
tƣợng .
Đối với một nền kinh tế, khi xem nó là một hệ thống phức tạp thì có thể
thấy CCKT gồm nhiều bộ phận cấu thành với các kiểu cơ cấu khác nhau, sự
vận động và biến đổi của nền kinh tế theo thời gian bao hàm trong đó sự thay
đổi bản thân các bộ phận cũng nhƣ sự thay đổi của các kiểu cơ cấu. Vì vậy có
thể rút ra khái niệm nhƣ sau:
Khái niệm về CCKT: Cơ cấu kinh tế được hiểu là tổng thể những mối
quan hệ về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận cấu thành đó trong một
thời gian và trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.

Mối quan hệ về số lƣợng giữa các bộ phận cấu thành có thể biểu hiện
qua tỷ trọng của mỗi ngành trong GDP, trong tổng lao động hay tổng vốn của
nền kinh tế tại một thời điểm nào đó. Nếu xem xét theo thời gian và trong mối
quan hệ giữa các yếu tố đó sẽ phản ánh mối quan hệ về chất lƣợng mà thực
chất là sự chuyển dịch cơ cấu.
Cơ cấu kinh tế có thể đƣợc phân chia thành:
 CCKT theo ngành
 CCKT theo thành phần kinh tế
 CCKT theo lãnh thổ


12
CCKT theo ngành: là tƣơng quan giữa các ngành trong tổng thể kinh
tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số và chất lƣợng
giữa các ngành với nhau. Các mối quan hệ này đƣợc hình thành trong những
điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, luôn luôn vận động và hƣớng vào những
mục tiêu cụ thể. Nhƣ vậy cần phải hiểu cơ cấu ngành kinh tế theo những nội
dung sau:
Nguyên tắc phân ngành xuất phát từ tính chất phân công lao động xã
hội, biểu hiện cụ thể qua sự khác nhau về quy trình công nghệ của các ngành
trong quá trình tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ. Các ngành kinh tế đƣợc
phân thành 3 khu vực hay gọi là 3 ngành gộp:
Các ngành kinh tế được phân thành 3 khu vực
Cá ngàn

K u vự I
Nông – lâm – ngƣ
ng ệp

n tế


K u vự II
Công ng ệp và xây
ựng

K u vự III
Dị vụ

CCKT theo thành phần kinh tế:
CCKT đƣợc chia theo các hình thức sở hữu.
Có thể nghiên cứu CCKT theo 5 thành phần kinh tế: kinh tế nhà nƣớc,
kinh tế tập thể, kinh tế cá thể hộ gia đình, kinh tế tƣ bản tƣ nhân và kinh tế có
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
Bên cạnh đó, có thể phân loại theo thành phần kinh tế nhà nƣớc và
kinh tế ngoài nhà nƣớc.
CCKT theo lãnh thổ: Có thể phân chia CCKT theo lãnh thổ quốc gia
đƣợc phân thành những vùng có quy mô lớn về dân số và về lãnh thổ để
hoạch định chính sách và chiến lƣợc, mỗi vùng bao gồm các tỉnh. Tiếp đến,


13
lãnh thổ các tỉnh đƣợc phân chia thành các tiểu vùng.
1.1.2 C uyển ị

ơ ấu

n tế

CDCC kinh tế là quá trình cải biến KT-XH từ tình trạng lạc hậu bƣớc
vào chuyên môn hóa hợp lý, trang bị kĩ thuật, công nghệ hiện đại, trên cơ sở

đó, tạo ra năng suất lao động cao, hiệu quả kinh tế cao và nhịp độ tăng trƣởng
mạnh cho nền kinh tế nói chung. CDCC kinh tế bao gồm cải biến kinh tế theo
ngành, theo vùng lãnh thổ và cơ cấu các thành phần kinh tế. CDCC kinh tế là
vấn đề mang tính tất yếu khách quan và là một quá trình đi lên từng bƣớc dựa
trên sự kết hợp mật thiết các điều kiện chủ quan, các lợi thế KT-XH, tự nhiên
trong nƣớc, trong vùng, trong đơn vị kinh tế với các khả năng đầu tƣ, hợp tác,
liên kết, liên doanh về sản xuất, dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm của các nƣớc, các
vùng và đơn vị kinh tế khác nhau.
Vì thể có thể rút ra khái niệm về Chuyển dịch cơ cấu (CDCC) kinh tế là
sự thay đổi của các bộ phận cấu thành của nền kinh tế theo thời gian từ trạng
thái và trình độ này tới một trạng thái và trình độ khác phù hợp với sự phát
triển kinh tế- xã hội và các điều kiện vốn có nhưng không lặp lại trạng thái
cũ, Vì thế mà cơ cấu kinh tế phản ánh sự thay đổi về chất và là cơ sở để so
sánh các giai đoạn phát triển.
Có nhiều nhân tố ảnh hƣởng tới CDCC kinh tế nhƣ điều kiện tự nhiên,
nguồn nhân lực, vốn, công nghệ, thị trƣờng, và chính sách. Cũng có cách tiếp
cận khác dựa trên cách phân loại các nhân tố theo khía cạnh đầu vào nhƣ các
nguồn tự nhiên, nguồn lực con ngƣời, vốn, hay khía cạnh đầu ra chẳng hạn thị
trƣờng, thói quen tiêu dùng và nhóm nhân tố về cơ chế. Tuy nhiên dù phân
chia theo cách nào thì đều khẳng định cơ cấu kinh tế của mỗi nƣớc hay địa
phƣơng hình thành và thay đổi tuỳ theo sự thay đổi của các yếu tố này. Trong
quá trình phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế (đặc biệt là cơ cấu ngành) luôn
chuyển dịch theo một xu hƣớng nào đó qua đó thay đổi trình độ phát triển


14
kinh tế. Quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia có 5 giai đoạn: xã hội
truyền thống, chuẩn bị cất cánh, cất cánh, trƣởng thành và tiêu dùng cao, mỗi
giai đoạn đó có một cơ cấu kinh tế đặc trƣng. Nhƣng tính quy luật đƣợc quan
tâm và sử dụng để đánh giá nhiều nhất trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế đó là

chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp nhƣ các lý thuyết về chuyển
dịch cơ cấu kinh tế đã chỉ ra.
Ngoài ra Quá trình CDCCKT đƣợc diễn ra dƣới sự điều hành của các
chính sách, định hƣớng phát triển kinh tế của nhà nƣớc. Nhà nƣớc xác định
những mục tiêu, định hƣớng cho quá trình CDCCKT, từ đó nhà nƣớc sử dụng
công cụ pháp luật, chính sách, các quyết định quản lý, để điều chỉnh các quan
hệ kinh tế trong xã hội. Nhà nƣớc đóng vai trò là chủ thể phát động, điều
hành, vừa tham gia vừa điều chỉnh và bảo đảm về mặt pháp lý và điều kiện hạ
tầng, xã hội để quá trình CDCCKT diễn ra theo những định hƣớng, mục tiêu
đề ra.
1.1.3 Ý ng ĩ
ấu ngàn



uyển ị

ơ ấu và xu ƣớng

uyển ị

ơ

n tế

 Ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Trên quan điểm tăng trƣởng và phát triển kinh tế thì dạng cơ cấu ngành
đƣợc xem là quan trọng nhất, đƣợc quan tâm nghiên cứu nhiều nhất vì nó
phản ánh sự phát triển của khoa học công nghệ, lực lƣợng sản xuất, phân công
lao động chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất. Trạng thái cơ cấu ngành là dấu

hiệu phản ánh trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
 Xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành là một quá trình diễn ra liên tục và
gắn liền với sự phát triển kinh tế. Ngƣợc lại, nhịp độ phát triển, tính chất bền
vững của quá trình tăng trƣởng lại phụ thuộc vào khả năng chuyển dịch cơ
cấu ngành linh hoạt, phù hợp với những điều kiện bên trong, bên ngoài và các


15
lợi thế tƣơng đối của nền kinh tế.
Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự phát triển chung của
nền kinh tế có ý nghĩa hết sức quan trọng, CDCC kinh tế thể hiện một động
thái về phân bố các nguồn lực hạn hẹp của một quốc gia trong những thời
điểm nhất định vào những hoạt động sản xuất riêng. Sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế thể hiện tính hiệu quả của việc phân bố nguồn lực. Trong nền kinh tế
hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng phát triển thì việc lựa chọn và chuyển
dịch hợp lý cơ cấu ngành thể hiện đƣợc các lợi thế tƣơng đối và khả năng
cạnh tranh của một quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu, là cơ sở cho sự chủ
động tham gia và thực hiện hội nhập thắng lợi. Nền kinh tế Việt Nam hiện
nay đang đòi hỏi phải đƣợc tái cấu trúc lại để phát triển bền vững trong những
năm tới theo hƣớng khai thác tốt tiềm năng và theo chiều sâu.
1.2 CÁC NỘI DUNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1.2.1 C uyển ị

ơ ấu t eo ngàn

n tế

Chuyển dịch cơ cấu ngành cấp I
Theo Tổng cục Thống kê, các ngành kinh tế cấp I của Việt Nam gồm

nông - lâm - thủy sản, công nghiệp- xây dựng và dịch vụ. Đây cũng chính là
ba ngành lớn nhất và tạo ra toàn bộ sản lƣợng và GDP của nền kinh tế. Tỷ
trọng của các ngành này quyết định năng lực sản xuất và tăng trƣởng của nền
kinh tế.
Nền kinh tế đƣợc vận hành theo các cơ chế khác nhau theo thời gian để
phân bổ các nguồn lực cho các ngành kinh tế, vùng và thành phần kinh tế.
Quá trình phân bổ này đã tạo ra năng lực sản xuất của các ngành và quan hệ
giữa chúng. Trong nền kinh tế thị trƣờng, cách thức vận hành nền kinh tế này
đồng thời cũng chịu ảnh hƣởng rất lớn của cấu trúc nhu cầu thị trƣờng. Những
nhận định này đã đƣợc khẳng định từ các lý thuyết về cơ cấu và CDCC kinh
tế.


×