Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Quản lý kiến trúc cảnh quan khu đô thị mới hòa quý, thành phố đà nẵng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (781.82 KB, 21 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XẤY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÖC HÀ NỘI
………………….o0o…………………..

NGUYỄN ĐỨC TÙNG
KHÓA: 2011 - 2013

QUẢN LÝ KIẾN TRÖC CẢNH QUAN KHU ĐÔ THỊ MỚI
HÕA QUÝ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội – Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÖC HÀ NỘI
………………….o0o…………………..
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
KHÓA: 2011 - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

QUẢN LÝ KIẾN TRÖC CẢNH QUAN KHU ĐÔ THỊ MỚI HÕA QUÝ,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG



Chuyên nhành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06
VĂN THỊ DIỆU LINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.VŨ AN KHÁNH

“PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG”

Hà Nội – Năm 2013


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biể u
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 1
A. PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 6
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 7
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 7
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................ 8
6. Các thuật ngữ cơ bản sử dụng trong luận văn ......................................... 8

B. PHẦN NỘI DUNG ................................................................................... 12
Chƣơng 1: TỔNG QUAN THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KIẾN TRÖC
CẢNH QUAN KHU ĐÔ THỊ MỚI HÕA QUÝ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
......................................................................................................................... 12
1.1. Giới thiệu chung ..................................................................................... 12
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội Thành phố Đà Nẵng .................. 12
1.1.2. Giới thiệu về vị trí địa lý và mối liên hệ vùng của khu đô thị mới
Hòa Quý..................................................................................................... 21
1.1.3. Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan Thành phố Đà Nẵng ....... 24
1.2. Thực trạng kiến trúc cảnh quan khu đô thị mới Hòa Quý ................ 27
1.2.1. Giới thiệu quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Hòa Quý ................... 27
1.2.2. Thực trạng đầu tư xây dựng theo quy hoạch khu đô thị Hòa Quý .. 35
1.3. Thực trạng công tác quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị Hòa Quý .. 39


1.3.1. Công tác lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị, quy chế
quản lý kiến trúc cảnh quan ....................................................................... 39
1.3.2. Công tác quản lý thực hiện quy hoạch đô thị, không gian kiến trúc
cảnh quan khu đô thị Hòa Quý .................................................................. 42
1.3.3. Cơ cấu và bộ máy quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị .................... 43
1.3.4. Sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý và thực hiện quy
hoạch, không gian kiến trúc cảnh quan đô thị ........................................... 45
1.3.5. Đánh giá tổng hợp về quản lý kiến trúc cảnh quan khu đô thị mới
Hòa Quý..................................................................................................... 46
1.3.6. Những khó khăn thách thức cần giải quyết trong quản lý kiến trúc
cảnh quan khu đô thị mới Hòa Quý .......................................................... 48
Chƣơng 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ KIẾN TRÖC CẢNH QUAN
KHU ĐÔ THỊ MỚI HÕA QUÝ ................................................................... 50
2.1. Cơ sở lý luận về quản lý kiến trúc cảnh ............................................... 50
2.1.1. Cơ sở lý luận cơ bản về kiến trúc cảnh quan .................................. 50

2.1.2. Nội dung quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị .................................. 52
2.1.3. Các tiêu chí quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị .............................. 60
2.2. Cơ sở pháp lý quản lý kiến trúc cảnh quan khu đô thị mới Hòa Quý
......................................................................................................................... 63
2.2.1. Hệ thống các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên
quan ........................................................................................................... 63
2.2.2. Định hướng về vấn đề tổ chức kiến trúc cảnh quan và qui chế quản
lý khu đô thị Hòa Quý ............................................................................... 65
2.3. Các yếu tố tác động đến quản lý kiến trúc cảnh quan khu đô thị mới
Hòa Quý. ........................................................................................................ 66
2.3.1. Yếu tố văn hóa - xã hội ................................................................... 66
2.3.2. Yếu tố quy hoạch ............................................................................. 67
2.3.3. Yếu tố chính sách quản lý ............................................................... 67
2.3.4. Yếu tố về khoa học kỹ thuật ............................................................ 67
2.3.5. Quá trình đô thị hóa ......................................................................... 68
2.3.6. Vai trò của cộng đồng ..................................................................... 68


2.4. Kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản lý kiến trúc cảnh quan trong
và ngoài nƣớc. ................................................................................................ 68
2.4.1. Kinh nghiệm nước ngoài ................................................................. 68
2.4.2. Kinh nghiệm trong nước ................................................................. 75
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KIẾN TRÖC CẢNH QUAN KHU
ĐÔ THỊ MỚI HÕA QUÝ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............................... 78
3.1. Quan điểm và mục tiên quản lý kiến trúc cảnh quan khu đô thị mới.
......................................................................................................................... 78
3.1.1. Quan điểm ....................................................................................... 78
3.1.2. Mục tiêu ........................................................................................... 80
3.1.3. Nguyên tắc cơ bản trong quản lý kiến trúc cảnh quan .................... 80
3.2. Bổ sung thiết kế cảnh quan đô. ............................................................. 81

3.2.1. Phối kết màu sắc .............................................................................. 81
3.2.2. Về cây xanh ..................................................................................... 82
3.2.3. Về quảng cáo ................................................................................... 85
3.2.4. Xử lý kinh doanh lấn chiếm hè dường ............................................ 85
3.2.5. Về vệ sinh môi trường ..................................................................... 86
3.2.6. Về trục chính của khu đô thị ........................................................... 86
3.3. Quy chế quản lý kiến trúc cảnh quan. ................................................. 87
3.3.1. Quy định chung toàn khu đô thị ...................................................... 87
3.3.2. Xây dựng công trình công cộng ...................................................... 97
3.3.3. Khu quảng trường, cây xanh vườn hoa tập trung............................ 98
3.3.4. Các khu nhà liền kề, biệt thự ........................................................... 99
3.4. Giả pháp về tổ chức bộ máy quản lý .................................................. 100
3.4.1. Đề xuất tổ chức bộ máy quản lý .................................................... 100
3.4.2. Các biện pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý kiến trúc cảnh quan
................................................................................................................. 102
3.5. Giải pháp về cơ chế chính sách ........................................................... 103
3.5.1. Chính sách thu hút đầu tư và nguồn lực thực hiện. ....................... 103


3.5.2. Chính sách hỗ trợ, khuyến khích quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan gắn với phát triển văn hóa du lịch. ................................................. 106
3.6 Giả pháp sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý kiến trúc
cảnh quan. .................................................................................................... 106
3.6.1. Huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác lập quy hoạch
................................................................................................................. 106
3.6.2. Huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý đầu tư, khai thác
sử dụng, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm ................................... 108
3.6.3. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc giữ gìn
và phát huy các giá trị kiến trúc cảnh quan ............................................. 110
C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 111

1. Kết luận .................................................................................................... 111
2. Kiến nghị .................................................................................................. 112
PHỤ LỤC ................................................................................................ 117


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luâ ̣n văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học
đô ̣c lâ ̣p của tôi. Các số liê ̣u khoa học, kế t quả nghiên cứu của Luâ ̣n văn là trung
thực và có nguồ n gố c rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Đức Tùng


1

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sụ hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo
Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, đặc biệt là Thầy giáo TS. Vũ An Khánh
đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn
thành luận văn này.
Xin Chân thành cảm ơn!


6

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đà Nẵng là một trung tâm kinh tế văn hóa của miền Trung đang có quá trình

chuyển mình mạnh mẽ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế đi đôi với nâng
cao chất lượng sống của người dân, cùng với đó, sự hoàn thiện cơ sở hạ tầng
kỹ thuật và hạ tầng xã hội cũng như cảnh quan kiến trúc sẽ đóng góp vào quá
trình phát triển đồng bộ nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược về kinh tế xã
hội của Thành phố đề ra.
Quận Ngũ Hành Sơn nói chung và phường Hòa Quý nói riêng có vị trí quan
trọng trong chiến lược phát triển không gian đô thị của thành phố để đưa Đà
Nẵng sánh ngang với các thành phố trong khu vực và là điểm nhấn để duy trì
vị thế của bãi biển Non Nước-một trong 10 điểm đến đẹp nhất hành tinh.Với
vị trí chiến lược của mình trong những năm tới Hòa Quý được thành phố quy
hoạch phát triển thành trung tâm của khu vực phía Đông nam của thành phố
Đà Nẵng, để làm được những điều đó thì kiến trúc cảnh quan đóng một vai trò
hết sức quan trọng.
Trong những năm qua mặc dù Thành phố Đà nẵng đã thực sự quan tâm đến
công tác quản lý kiến trúc cảnh quan của đô thị như việc ban hành một số
quyết định về quản lý kiến trúc công trình nhằm định hướng và xây dựng Đà
Nẵng thành Thành phố hiện đại, đáng sống…, như Quyết định số
:19/2006/QĐ-UBND, Quyết định số :47/2012/QĐ-UBND.
Tuy nhiên vai trò quản lý nhà nước của chính quyền đô thị,khung pháp lý
quản lý chưa thực sự hoàn thiện và phát huy hiệu quả, sự tham gia của cộng
đồng dân cư đối với công tác quản lý chưa thực sự được quan tâm.


7

Như vậy trước sức ép phát triển đô thị hiện nay hàng loạt các thực trạng đang
tồn tại được đặt ra không chỉ của cơ quan quản lý, của nhà đầu tư mà của cả
người dân.
Do vậy, việc nghiên cứu đề xuất đồng bộ các giải pháp quản lý kiến trúc cảnh
quan bao gồm cơ chế, chính sách, kiến trúc, công nghệ, cộng đồng, tổ chức là

việc làm cấp bách và thiết thực để có được một khu đô thị khang trang, văn
minh, hiện đại.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất đồng bộ các giải pháp để quản lý kiến trúc cảnh quan về
cơ chế, chính sách, kiến trúc, công nghệ, cộng đồng, tổ chức… khu đô thị
Hòa Quý Thành phố Đà Nẵng theo quy hoạch, tạo mỹ quan cho kiến trúc
cảnh quan đô thị nhằm nâng cao điều kiện sống của người dân, hướng đến
một thành phố văn minh phát triển bền vững, xanh, sạch, đẹp.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng ngiên cứu:
Quản lý kiến trúc cảnh quan khu đô thị Hòa Quý bao gồm cơ chế, chính sách,
và các giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan.
- Phạm vi nghiên cứu:
Khu vực nghiên cứu tại phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà
Nẵng theo định hướng quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030,
tầm nhìn dến năm 2050
Thời gian nghiên cứu: Trong giai đoạn đầu tự xây dựng .
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, tổng hợp tư liệu


8

- Phương pháp phân tích so sánh
- Phương pháp điều tra xã hội học
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
Đề xuất đồng bộ hệ thống các giải pháp và các quan điểm, nguyên tắc quản lý
kiến trúc cảnh quan để làm căn cứ áp dụng vào thực tiển.

- Ý nghĩa thực tiển:
Áp dụng hệ thống các giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan tại khu đô thị
Hòa Quý, qua đó có thể tham khảo để áp dụng ở một số đô thị khác.
6. Các thuật ngữ cơ bản sử dụng trong luận văn
a) Khái niệm đô thị, đô thị mới:
Đô thị: Có rất nhiều định nghĩa tùy thuộc vào tưng quốc gia và vùng lãnh
thổ.Quy mô đô thị và tỹ lệ phần trăm dân cư phi nông nghiệp của một đô thị
phụ thuộc và đặc điểm kinh tế xã hội của từng nước. Vì vậy nhiều định nghĩa
khác nhau tùy theo tùng góc độ và khía cạnh.
Theo V.I.Lê Nin “Đô thị là trung tâm kinh tế ,chính trị và tinh thần của đời
sống nhân dân và là động lực của tiến bộ”.
Theo V.Gu-Live “Thành phố của một chế độ nào đó là một điểm dân cư lớn,
giữ vai trò là trung tâm chính trị, hành chính,kinh trề văn hóa, có vai trò hấp
dẫn thúc đẩy vùng phụ cận phát triển”.
Ở Việt Nam theo nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 30/09/2001 của thủ
tướng chính phủ về việc phân loại và phân cấp đô thị thì đô thị là một điểm
dân cư hội tụ đủ các yếu tố sau:


9

- Là trung tâm tổng hợp hay chuyên nghành, có vai trò thúc đẩy phát
triển kinh tế một vùng kinh tế - xã hội của vùng lãnh thổ nhất định
- Tỹ lệ phi nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội tối thiểu là 65%.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của khu dân cư tối thiểu phải đạt
70% mức tiêu chuẩn, qui định với từng loại đô thị.
- Có qui mô dân số nhỏ nhất là 4000 người.
- Mật độ dân số phù hợp với qui mô, tính chất và đặc điểm tùy thuộc vào
từng loại đô thị.
Tóm lại có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng cơ bản thì Đô thị là là nơi tập

trung đông đúc dân cư, chủ yếu lao động phi nông nghiệp, họ sống và làm
việc theo phong cách lối sống thành thị. Đó là lối sống đặc trưng bởi những
đặc điểm : có nhu cầu tinh thần cao, tiếp thu nền văn minh nhân loại nhanh
chóng, có đầu tư cơ sở kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đầy đủ và thuận tiện.
Đô thị mới:
Theo nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05/01/2006 của thủ tướng chính phủ
về việc ban hành qui chế khu đô thị thì “Dự án khu đô thị mới là dự án đầu tư
một khu đô thị đồng bộ các hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã
hội, khu dân cư và các công trình dịch vụ khác, được phát triển nối tiếp đô thị
hiện có hoặc hình thành khu đô thị tách biệt. Có ranh giới và chức năng được
xác định phù hợp với qui hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt và dự án khu đô thị mới được lập có qui mô chiếm đất
từ 50 ha trở lên. Trường hợp diện tích đất được dành cho dự án nằm trong qui
hoạch đất đô thị nhưng bị hạn chế bởi các dự án khác hoặc bởi khu đô thị
đang tồn tại thì cho phép lập dự án khu đô thị mới dưới 50ha và không được
nhỏ hơn 20 ha.


10

b) Kiến trúc đô thị:
Kiến trúc đô thị là tổ hợp các vật thể trong đô thị bao gồn các công trình kiến
trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng của
chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị [18,tr2]
Không gian đô thị: Là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây
xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến không gian đô thị
[18,tr2].
Cảnh quan đô thị: Là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đô
thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường,đường phố, hè phố,
đường đi bộ, cong viên, thảm thực vật, vườn cây,vườn hoa, đồi, núi,gò đất,

đảo,cù lao, triền đất tự nhiên, dãi đất ven bờ biển, mựt hồ, mặt sông, kênh,
rạch trong đô thị,và không gian sử dụng chung thuộc trong đô thị [18,tr2].
c) Kiến trúc cảnh quan đô thị
Kiến trúc cảnh quan là kết quả hoạt động định hướng của con người tác động
vào tác động vào môi trường nhân tạo để làm mối cân bằng quan hệ giữa các
yếu tố thiên nhiên và nhân tạo, tạo nên sự tổng hòa giữa chúng [15,tr10].
Các thành phần của kiến trúc cảnh quan của đô thị bao gồm bao gồm các yếu
tố thiên nhiên và nhân tạo:
- Yếu tố thiên nhiên bao gồm: Địa hình, mặt nước, cây xanh, điều kiện
khí hậu khong trung và con người.
- Yếu tố thiên nhiên bao gồm: Kiến trúc công trình, đường phố, quảng
trường, trang thiết bị hoàn thiện kỹ thuật và tranh tượng hoành tráng
trang trí. [15,tr136].


11

d) Quản lý đô thị:
Là các hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực vào công tác qui hoạch, định
hướng các chương trình phát triển và duy trì các hoạt động đó để đạt được các
mục tiêu phát triển của chính quyền đô thị. Quản lý quản lý đô thị gồm 6
nhóm: Quản lý đất và nhà ở đô thị; Quản lý xây dựng qui hoạch đô thị; quản
lý hạ tầng kỹ thuật đô thị; Quản lý hạ tầng xã hội đô thị; Quản lý môi trường
đô thị; Quản lý kinh tế tài chính đô thị. [14,tr7].
e) Quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị:
Là một trong những nội dung của công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô
thị, góp phần tạo lập hình ảnh cấu trúc không gian đô thị, kết hợp hài hòa giữa
các thành phần thiên nhiên và nhân tạo của kiến trúc cảnh quan nhằm xác lập
trật tự đô thị và nâng cao chất lượng sống đô thị. [14,tr111].



THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


111

C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Quá trình nghiên cứu, khảo sát, tổng hợp và phân tích thực trạng các khu đô
thị mới ở Viêt Nam và trên thế giới nói chung và ở Khu đô thị mới Hòa Quý
nói riêng, luận văn đã đưa ra được bức tranh tổng quát về công tác quản lý
kiến trúc cảnh quan trong và ngoài nước.
Việc phát triển các khu đô thị mới ở nước ta trong những năm gần đây đã góp
phần đáp ứng nhu cầu về nhà ở của xã hội, nhu cầu nâng cao chất lượng sống
cũng đồng thời là điều kiện phát triển kinh tế xã hội đất nước. Và có thể nói
bước đầu đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, quá trình xây
dựng, vận hành khai thác sử dụng đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập như chưa
đánh giá được các yêu cầu thực tế nên công tác quy hoạch còn thiếu và chưa
phù hợp, các văn bản pháp lý còn chưa được cụ thể để làm cơ sở cho việc
thực hiện và khai thác sự án hiệu quả hơn, cơ chế chính sách còn nhiều vấn đề
chưa phù hợp, linh hoạt để tạo điều kiện cho công tác quản lý tốt hơn, yếu tố
cộng đồng trong công tác quản lý vận hành khu đô thị còn chưa được đánh giá

đúng mức cũng như công tác thanh kiểm tra còn chưa thật đủ và mạnh...
Luận văn đã nghiên cứu hệ thống văn bản pháp lý, cơ chế chính sách, văn
hóa, lối sống và điều kiện kinh tế của dân cư trong Khu đô thị mới Hòa Quý
để đưa ra giải pháp phù hợp, hiệu quả cao.
Để quản lý kiến trúc cảnh quan Khu đô thị mới Hòa Quý hiệu quả, nâng cao
chất lượng sống của dân cư trong khu đô thị thì yêu cầu đặt ra đối với công
tác quản lý phải có hệ thống và tính thống nhất cao về quy hoạch kiến trúc,
đầu tư xây dựng và khai thác sử dụng, giải pháp quản lý phải phù hợp cũng


112

như có tinh linh hoạt đối với yêu cầu thực tế và đặc biệt là đề cao vai trò tham
gia của cộng đồng dân cư trong tổ chức quản lý, thực hiện.
2. Kiến nghị
Sự thiếu hụt của hệ thống văn bản pháp lý, buông lòng trong công tác quản lý
cũng như sự quan tâm chưa đúng mức của Nhà nước trong việc nghiên cứu
quản lý kiến trúc cảnh quan các khu đô thị mới đã dẫn đến rất nhiều vấn đề
tồn tại trong quá trình vận hành trên thực địa.
Để xây dựng được mô hình quản lý kiến trúc cảnh quan khu đô thị mới hiệu
quả nhằm nâng cao chất lượng sống cho người dân trong khu đô thị, luận văn
xin kiến nghị một số nội dung như sau:
- Về quy hoạch xây dựng: Bộ xây dựng xây dựng hoàn chỉnh và đồng bộ
hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện các hoạt động liên quan đến quy
hoạch, xây dựng như yêu cầu về thiết kế đô thị, giai đoạn phê duyệt dự
án cần thiết phải đồng thời phê duyệt quy chế vận hành khai thác khu
đô thị, về sử dụng đất, bảo hành, bảo trì công trình, cần thiết phân định
rõ trách nhiệm và có chế tài cụ thể về xử phạt. Trên cơ sở đó, các khu
đô thị sẽ có cơ sở xây dựng các mô hình quản lý phù hợp và có tính
pháp lý cao, đảm bảo việc xây dựng và vận hành các khu đô thị mới

theo đúng mục tiêu, kế hoạch mà dự án đề ra.
- Về công tác quản lý Nhà nước: Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng
các quy định mang tính dự án đúng và đủ, khai thác sử dụng đất tại các
khu đô thị thực sự hiệu quả, các quy định liên quan trong vận hành khai
thác khu đô thị mới cũng như trách nhiệm cụ thể của các nhà đầu tư,
nhà quản lý khai thác dịch vụ và quyền lợi và trách nhiệm của cộng
đồng dân cư. Ủy ban nhân dân thành phố thành lập cơ quan chuyên
trách để quản lý các khu đô thị mới từ giai đoạn quy hoạch, đầu tư xây


113

dựng và vận hành khai thác tại các khu đô thị mới nhằm quản lý một
cách chặt chẽ và hiệu quả.
-

Cần sớm ban hành Quy chế khu đô thị mới để quản lý đầu tư phát triển
đô thị theo quy hoạch, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư, đồng thời
bảo vệ được lợi ích của Nhà nước, chủ dự án và người tiêu thụ bất động
sản trong các dự án khu đô thị mới".

- Từ những nghiên cứu của luận văn, có thể phát triển và hoàn chỉnh để
từ đó cho áp dụng vào công tác quản lý kiến trúc cảnh quan của các khu
đô thị trong địa bàn Đà Nẵng.


114

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt

[1] Nguyễn Thế Bá (2004), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, Nhà xuất
bản xây dựng, Hà Nội.
[2] Bộ Xây Dựng (2010), Hướng dẫn lập Quy chế quản lý quy hoạch, kiến
trúc đô thị, Thông tư số 19/2010/TT-BXD.
[3] Bộ Xây Dưng, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 01 : 2008/BXD về quy
hoạch xây dựng, Hà Nội.
[4] Bộ Xây Dựng, Quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy
hoạch đô thị, Thông tư số 15/2010/TT-BXD.
[5] Vũ Duy Cừ (1999), Nghệ thuật tổ chức không gian kiến trúc, Nhà xuất
bản xây dựng.
[6] Chính phủ (2010), Về lập, thẩm định phê duyệt và quản lý quy hoạch đô
thị, Nghị định số 37/2010/NĐ-CP.
[7] Chính phủ (2010), Về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị,
Nghị định số 38/2010/NĐ-CP.
[8] Đỗ Hậu (2008), Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của cộng
đồng, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
[9] Đỗ Hậu (2010), Xã hội học đô thị, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
[10] Đỗ Hậu, Bài giảng quản lý kiến trúc và cảnh quan đô thị, Trường Đại
học kiến trúc Hà Nội.
[11] Trần Trọng Hanh (2008), Công tác thực hiện quy hoạch xây dựng đô thị,
Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.


115

[12] Đặng Thái Hoàng (2004), Hợp tuyển thiết kế đô thị, Nhà xuất bản xây
dựng, Hà Nội.
[13] Phạm Văn Bộ, Tài liệu giảng dạy khoa học quản lý, Trường Đại học kiến
trúc Hà Nội.
[14] Phạm Trọng Mạnh (2005), Quản lý đô thị, Nhà xuất bản xây dựng, Hà

Nội.
[15] Hàn Tất Ngạn (1999), Kiến trúc cảnh quan, Nhà xuất bản xây dựng, Hà
Nội.
[16] Nguyễn Thị Thanh Thủy (1997), Tổ chức và quan lý môi trường cảnh
quan đô thị, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
[17] Nguyễn Đăng Sơn (2005), Phương pháp tiếp cận mới về quy hoạch và đô
thị, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
[18] Quốc hội (2009), Luật quy hoạch đô thị, Hà Nội.
[19] Quốc hội (2003), Luật xây dựng, Hà Nội.
[20] Quốc hội (2003), Luật đất đai, Hà Nội.
[21] Cổng thông tin điện tử Thành Phố Đà Nẵng (www.danang.gov.vn).
a. Luận văn thạc sỹ: Giả pháp quản lý kiến trúc canh quan khu đô thị Văn Khê
- La Khê - Hà Đông - Hà Nội; Tác giả Trịnh Quang Đông
b. Luận văn thạc sỹ: Quản lý kiến trúc cảnh quan khu đô thị mới Trung Hòa Nhân Chính - TP Hà Nội; Tác giả Trịnh Quang Đông.
Tiếng Anh
[22] Fracisco Asensio Cerver (1996), Lanscape architecture the world of
environmental design, Atrium international.


116

[23] Reo and Susan Yellicoe (1998), The Lanscape of man, Thames and
Hudson, NewYork.
[24] Tom Turner, Landscape Planning, By Centure Hutchinson Ltd, London
WC2N, Thames and Hudson.
[25] Matthew Carmona, Tim Heath, Taner Oc and Steven Tiesdell (2004),
Public Places – Urban Spaces, British Libery.
[26] Cliff Moughtin (1996), Urban design Green dimensions butter worth,
Heinemann.
[27] Kevin Lynch (1960), The Image of the City, The MIT PRESS,

Massachusetts, Cambridge.
[28] Kevin Lynch (1990), City sense and city design, The MIT PRESS,
Massachusetts, Cambridge.
[29] Garrett Eckbo (1990), Element and Total Concept of Urban street
furniture design, Japan.
[30] Geoffrey an Susan Jellicoe (1996), The Lanscape of man, Thames and
Hudson, NewYork.
[31] Hamid Shirvani (1985), The Urban Design Process, Van Nostrant
Reinhold Company, NewYork.



×