Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Quản lý hệ thống thoát nước thành phố thái bình – tỉnh thái bình (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

ĐOÀN CHÍ TRUNG

QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
THÀNH PHỐ THÁI BÌNH – TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội, năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

ĐOÀN CHÍ TRUNG
KHÓA : 2011-2013

QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
THÀNH PHỐ THÁI BÌNH – TỈNH THÁI BÌNH

Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06



LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TSKH. TRẦN HỮU UYỂN

Hà Nội - năm 2013


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường đại học Kiến Trúc Hà
Nội, Khoa Sau đại học trường đại học Kiến Trúc Hà Nội đã giúp tôi có kiến
thức và hoàn thành tốt bản Luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn khoa học
GS.TSKH Trần Hữu Uyển đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực
hiện và hoàn thành tốt Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của khoa sau đại học, các thầy
cô giáo trong trường đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm
quý báu trong suốt thời gian học tập và làm Luận văn tốt nghiệp tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã động viên
giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt Luận văn này.
Dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện song do thời gian và khả năng
thực hiện có hạn nên Luận văn sẽ không tránh khỏi những hạn chế và sai sót,
tôi rất mong nhận được nhiều sự góp ý của các thầy cô và các bạn để những
giải pháp, kiến nghị, đề xuất trong Luận văn có thể được áp dụng ngoài thực
tiễn đạt kết quả cao.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Đoàn Chí Trung


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đoàn Chí Trung


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục Lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU………….……………………...…………………………..……. 01
Lý do chọn đề tài…………………………………………………………….01
Mục đích nghiên cứu………………………………………………………...03
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………...03
Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………….03
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài………………………………….…03
Cấu trúc luận văn…………………………………………………….………04
NỘI DUNG ĐỀ TÀI…………………………………………………......... 04

CHƯƠNG 1.HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ
TẦNG KỸ THUẬT VÀ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THÀNH PHỐ
THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH ……………………………………….. 05
1.1.

Giới thiệu chung về thành phố Thái Bình……………...……….….... 05

1.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên………………...…………….......... 05
1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội thành phố Thái Bình……………...……….. 09
1.1.3. Quá trình hình thành và lịch sử phát triển thành phốThái Bình…….. 14


1.2.

Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật thành phốThái Bình…............. 17

1.2.1. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật thành phố Thái Bình……..…... 17
1.2.2. Hiện trạng hệ thống thoát nước thành phố Thái Bình…...................... 20
1.2.3. Đánh giá chung về hiện trạng hệ thống thoát nước thành phốThái
Bình………………………………………………………………………….21
1.3.

Hiện trạng công tác quản lý hệ thống thoát nước thành phố Thái

Bình..………………………………………………….………..………...…29
1.3.1. Hiện trạng công tác quản lý hệ thống thoát nước thành phốThái
Bình…………………………………………………………………………29
1.3.2. Đánh giá chung về hiện trạng quản lý hệ thống thoát nước thành phố
Thái Bình….…………….…………………………………….…………….32


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT
NƯỚC THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH.………………. 34
2.1.

Khái niệm cơ bản quản lý hệ thống thoát nước đô thị…………...….. 34

2.1.1. Khái niệm chung hệ thống thoát nước đô thị………………............... 34
2.1.2. Khái niệm cơ bản quản lý hệ thống thoát nước đô thị………..….......41
2.1.3. Các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức quản lý hệ thống thoát nước đô
thị..………………………………………………………..........................… 43
2.2.

Các yêu cầu kỹ thuật và nguyên tắc cơ bản trong công tác quản lý hệ

thống thoát nước đô thị……..……………………………….........................45
2.2.1. Yêu cầu kỹ thuật..………………………………………...………..…45
2.2.2. Các nguyên tắc cơ bản trong công tác quản lý hệ thống thoát
nước……..…………………………………………………………..…..…..51
2.3.

Hệ thống văn bản pháp lý quản lý hệ thống thoát nước thành phố Thái

Bình..…………………………………………………………………...…...59


2.3.1. Các văn bản do Chính phủ ban hành...…………………………….… 59
2.3.2. Các văn bản do Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành...………..……….... 60
2.3.3. Các văn bản do UBND tỉnh Thái Bình ban hành...………..……….... 61
2.4.


Định hướng phát triển thoát nước đô thị đến năm 2025…….............. 62

2.4.1. Định hướng chung, nguyên tắc và mục tiêu phát triển thoát nước Đô
thị………..……………………………………………...…………………... 62
2.4.2. Các biện pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu phát triển thoát nước
đô thị………..……………………………………………………...……..…65
2.5.

Mô hình tổ chức quản lý hệ thống thoát nước đô thị…...………...….70

2.6.

Kinh nghiệm quản lý thoát nước tại một số Đô thị trong nước và trên

thế giới…………...……………………………………………….................74
2.6.1. Kinh nghiệm quản lý thoát nước tại một số Đô thị trong nước……... 74
2.6.2. Kinh nghiệm quản lý thoát nước tại một số Đô thị trên thế giới.....…78

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT
NƯỚC THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH…………….....83
3.1.

Đề xuất giải pháp quản lý nhà nước hệ thống thoát nước thành phố Thái

Bình..………………………………...…………………………………...…83
3.1.1. Đề xuất giải pháp đổi mới cơ chế và mô hình tổ chức quản lý hệ thống
thoát nước……………………………………..…………………………….83
3.1.2. Đề xuất giải pháp về cơ chế chính sách…………..…………..……...88
3.1.3. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thoát nước thành phố
Thái Bình…..……………………………………..…………………….…...89

3.2.

Đề xuất giải pháp quản lý kỹ thuật hệ thống thoát nước thành phố Thái

Bình…..………………………………………………………...……...……90


3.2.1. Lựa chọn giải pháp kỹ thuật hệ thống thu gom nước thải và nước
mưa..........……………………………………………………………….…..90
3.2.2. Giải pháp kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải………………...……….91
3.2.3. Giải pháp về đầu tư xây dựng đảm bảo thoát nước bền vững………..92

3.3.

Đề xuất giải pháp tài chính cho công tác quản lý hệ thống thoát nước

thành phố Thái Bình………………………………………...…………..….. 97
3.3.1. Tài chính trong công tác quản lý hệ thống thóat nước thành phố Thái
Bình..…………………………………………………………………....….. 97
3.3.2. Xã hội hóa các dịch vụ thoát nước có sự tham gia của cộng
đồng…..……………………………………………………….……..…..... 101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………...………………..…………..….104
KẾT LUẬN………………………………...…………………..….............104
KIẾN NGHỊ…………………………………………………..…...............105
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1


MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài :
Thành phố Thái Bình là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, an
ninh quốc phòng của tỉnh. Xưa kia là vùng “ Bố Hải Khẩu ” có truyền thống
văn hóa và bề dầy lịch sử chống giặc ngoại xâm và giành giữ đất nước. Trước
cách mạng tháng 8 - 1945 nơi đây là trung tâm cách mạng đầu tiên của Thái
Bình. Sau hòa bình lập lại Thị xã Thái Bình được tập trung khôi phục và phát
triển. Năm 1970 Thị xã được quy hoạch xây dựng lại do Bungari giúp đỡ.
Ngày 21/9/1973 đồ án quy hoạch chung Thị xã Thái Bình được chính phủ phê
duyệt theo quyết định số: 195TTG.
Sau khi đất nước giải phóng hoàn toàn, sự phát triển của Việt Nam khá
mạnh mẽ. Trước yêu cầu của thực tế lần thứ 2 quy hoạch của Thị xã được
thiết kế quy hoạch mở rộng, nâng cấp. Đồ án được duyệt ngày 14/3/1996 theo
quyết định số: QĐ96UB của ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình.
Trong những năm tháng qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước đã làm
thay đổi lớn về diện mạo, tiến lên về kinh tế, khoa học kỹ thuật cho cả nước.
Thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đang được từng bước vận dụng vào
Việt Nam. Đời sống nhân dân được cải thiện, an ninh, quốc phòng vững chắc,
tình hình chính trị ổn định, bộ mặt đô thị ngày càng khang trang sạch đẹp.
Trên cơ sở hai lần quy hoạch được duyệt: năm 1973 và 1996. Ủy ban nhân
dân tỉnh đã chỉ đạo quy hoạch Thị xã giai đoạn 2010-2020 đã phê duyệt ngày
13/3/2003 theo quyết định số 20/2003 QD-UB của UBND tỉnh. Trên cơ sở đó
UBND tỉnh Thái Bình đã lập đề án nâng cấp lại đô thị cho Thị xã Thái
Bình.Ngày 18/04/2003 Bộ xây dựng quyết định số 464 QĐ-BXD công nhận
thị xã Thái Bình là đô thị loại III. Đây là quyết định quan trọng tạo điều kiện
cho thị xã Thái Bình phát triển với quy mô lớn ở tất cả các lĩnh vực kinh tế,


2


văn hóa, khoa học kỹ thuật, an ninh quốc phòng để có đủ điều kiện thành lập
thành phố Thái Bình theo quyết định của chính phủ.
Với đà phát triển về kinh tế, văn hóa giáo dục, khoa học kỹ thuật, chính trị
an ninh, UBND tỉnh Thái Bình lập đề án đề nghị chính phủ công nhận Thị xã
Thái Bình có đủ tiêu chuẩn lên thành phố Thái Bình. Nay đã là thành phố
Thái Bình.
Là một thành phố không ngừng nâng cao chất lượng và phát triển mở rộng
nhất là các công trình kỹ thuật hạ tầng và môi trường đô thị ( cả về quy mô,
chất lượng, quản lý ).
Sau mỗi đợt quy hoạch, hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường đã được
nâng cấp cải tạo. Nhưng còn nhiều hạn chế do kinh tế nên chỉ mang tính chắp
vá chưa đồng bộ. Do vậy hiện nay hệ thống thoát nước mưa còn nhỏ chưa tiêu
nước kịp ở các trận mưa trung bình và lớn nên gây nhiều úng ngập cục bộ
trong thành phố. Không chỉ vậy hiện tại Thành phố chỉ có một hệ thống mạng
lưới thoát nước chung ( chủ yếu là thoát nước mưa ) còn mạng lưới thoát
nước thải sinh hoạt, công nghiệp chưa có. Đặc biệt là chưa có khu xử lý nước
thải sinh hoạt. Thành phố Thái Bình đang xây dựng nhà máy xử lý rác thải,
công nghệ lò đốt 1500 kg/giờ.
Với vấn đề trên đã gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Trực
tiếp tác động xấu vào mọi mặt phát triển chung của đô thị.
Hệ thống thoát nước thành phố Thái Bình hiện nay đã được các cơ quan
chức năng quan tâm đầu tư xây dựng mới cũng như nâng cấp, cải tạo hệ thống
đã có nhằm mục tiêu thoát nước đảm bảo yêu cầu, giảm bớt các điểm ngập lụt
trong mùa mưa lũ cũng như hạn chế nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường từ
nguồn nước thải. Tuy nhiên việc quản lý hệ thống thoát nước hiện nay đang là
một vấn đề mang tính bức thiết, cơ quan quản lý hiện nay đang không đủ cán


3


bộ chuyên môn và thiết bị bảo dưỡng, duy tu. Vì vậy chọn đề tài “ Quản lý
hệ thống thoát nƣớc thành phố Thái Bình” tại thời điểm này là rất cần thiết
và phù hợp.
Mục đích nghiên cứu :
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả hệ thống thoát nước thành
phố Thái Bình - Tỉnh Thái Bình.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý Hệ thống thoát nước trên địa bàn
thành phố Thái Bình.
- Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống thoát nước thành phố Thái Bình trong
phạm vi các phường nội thị.
Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phương pháp khảo sát điều tra.
- Hệ thống hóa trên cơ sở tổng hợp các số liệu điều tra, khảo sát công tác
quản lý quy hoạch xây dựng hệ thống thoát nước thành phố Thái Bình.
- So sánh đối chiếu, vận dụng có tính kế thừa, sáng tạo các kinh nghiệm ở
một số thành phố trong và ngoài nướcvề công tác quản lý hệ thống thoát
nước.
- Phân tích và tổng hợp phương án, đề xuất các giải pháp quản lý hữu hiệu
áp dụng cho hệ thống thoát nước thành phố Thái Bình.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học: Dựa trên các luận cứ khoa học đề xuất các giải pháp
quản lý hệ thống thoát nước Đô thị.


4

- Ý nghĩa thực tiễn: Áp dụng các giải pháp quản lý hệ thống thoát nước Đô
thị đã đề xuất để quản lý hệ thống thoát nước Thành phố Thái Bình có hiệu
quả.

Cấu trúc luận văn:
Luận văn có cấu trúc như sau:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung: Gồm 3 chương
+ Chương 1: Thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hệ
thống thoát nước thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
+ Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý hệ thống thoát nước thành phố Thái
Bình, tỉnh Thái Bình.
+ Chương 3: Đề xuất giải pháp quản lý hệ thống thoát nước thành phố Thái
Bình, tỉnh Thái Bình.
- Phần kết luận và kiến nghị
- Phần tài liệu tham khảo
NỘI DUNG ĐỀ TÀI


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


104

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:

1. Hiện nay trên thế giới sử dụng nhiều loại hệ thống thoát nước như: Hệ
thống thoát nước chung, hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn, hệ thống thoát
nước nửa riêng. Ở các đô thị Việt Nam chủ yếu đã sử dụng hệ thống thoát
nước chung hoặc hệ thống thoát nước hỗn hợp. Hệ thống thoát nước là một
trong những điểm còn yếu kém của hệ thống hạ tầng đô thị Việt Nam. Hầu
hết các hệ thống thoát nước chung đều đã được xây dựng lâu năm và đều đã
xuống cấp.
2. Thoát nước đô thị giữ một vai trò quan trọng trong kết cấu hạ tầng đô thị,
thoát nước là một trong những yếu tố chính tạo nên hoạt động của một đô thị.
Quản lý thoát nước đô thị là một trong những giải pháp quản lý môi trường đô
thị nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội bền vững, bảo vệ sức khỏe,
nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và bảo vệ nguồn tài nguyên
nước.
3. Xuất phát từ những vấn đề còn tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý,
việc nghiên cứu đề xuất giải pháp "Quản lý hệ thống thoát nước thành phố
Thái Bình" là một đòi hỏi cần thiết và cấp bách nhằm khai thác và sử dụng có
hiệu quả các công trình thoát nước cũng như các nguồn vốn đầu tư cho xây
dựng và quản lý hệ thống thoát nước thành phố Thái Bình.
4. Với mô hình tổ chức quản lý thệ thống thoát nước hiện nay tại thành phố
Thái Bìnhtỉnh Thái Bìnhchưa thực sự đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật và chất
lượng quản lý, sử dụng cũng như chưa đáp ứng được tốc độ phát triển đô thị
mới. Việc đưa ra đề xuất về giải pháp lựa chọn loại hình hệ thống thoát nước
riêng, giải pháp kỹ thuật xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học bùn hoạt


105

tính, giải pháp trong công tác đầu tư xây dựng đồng thời với việc kiểm soát
cao độ xây dựng và lập quy hoạch chi tiết hệ thống thoát nước, giải pháp quản
lý nhà nước đối với các cơ quan quản lý chức năng cũng như giải pháp xây

dựng mô hình tổ chức quản lý như đã đề xuất trong luận văn này sẽ phù hợp
với thành phố Thái Bình, khắc phục được các vấn đề còn tồn tại như: Có bộ
phận quản lý chuyên ngành, đủ năng lực trình độ phản ứng nhanh và kịp thời
với các tình hình thực tế xảy ra, đáp ứng được với quá trình phát triển đô thị...
5. Nâng cao chất lượng dịch vụ thoát nước sẽ góp phần vào sự phát triển
bền vững của đô thị. Điều này đồng nghĩa với việc thực sự cần phải đổi mới
cơ chế chính sách quản lý thoát nước cho phù hợp với thực tế từng địa
phương. Một trong những vấn đề này là việc đề xuất thu phí thoát nước mưa
bên cạnh việc thu phí thoát nước thải và phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải theo luật định, để đảm bảo cho hoạt động dịch vụ thoát nước có hiệu quả.
Kiến nghị :
Trên cơ sở nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý hệ thống thoát nước thành
phố Thái Bình, tác giả kiến nghị bổ sung để hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức và cơ
chế quản lý đối với công tác quản lý hệ thống thoát nước thành phố Thái
Bình.
1. UBND tỉnh Thái Bình cần sớm có chủ trương, chính sách khai thác mọi
nguồn vốn đầu tư phát triển và quản lý hệ thống thoát nước trên toàn tỉnh nói
chung và thành phố Thái Bình nói riêng. Đồng thời ban hành quy chế quản lý
và sử dụng các nguồn vốn. Đồng thời ban hành chính sách, chế độ thu và sử
dụng phí nước thải, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Cần quan tâm
hơn nữa đến nguồn tài chính cho hoạt động quản lý thoát nước đô thị, tạo điều
kiện cho các đơn vị quản lý hệ thống thoát nước tự chủ về tài chính.


106

2. Huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý hệ thống
thoát nước. Hỗ trợ việc áp dụng các công nghệ mới vào công tác khai thác,
quản lý kỹ thuật hệ thống thoát nước.
3. Các Sở, ban, ngành của tỉnh cũng như các cấp chính quyền và cộng đồng

dân cư cần nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan quản
lý thoát nước nhằm thực hiện tốt mục tiêu khai thác và sử dụng có hiệu quả hệ
thống thoát nước.
4. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng, đẩy mạnh
công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hoàng Văn Huệ (2001), thoát nước tập 1, mạng lưới thoát nước, NXB
khoa học kỹ thuật.
[2]. Mai Liên Hương, nghiên cứu một số giải pháp quy hoạch cải tạo hệ thống
thoát nước nhằm cải thiện vệ sinh sông hồ ở các đô thị Việt Nam, Luận án
tiến sĩ, ĐH Kiến Trúc Hà Nội 2006.
[3]. Trần Hiếu Nhuệ (2006), Cấp thoát nước, NXB Khoa học kỹ thuật.
[4]. Phạm Trọng Mạnh(1999), Khoa học quản lý, NXB Xây Dựng.
[5]. Nguyễn Thị Kim Sơn, nghiên cứu một số giải pháp thoát nước các Đô thị
tỉnh lỵ đồng bằng sông Hồng đến năm 2020-luận án tiến sỹ năm 2011(tr60).
[6]. Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình.
[7]. Dự án cấp nước tỉnh Thái Bình.
[8]. Dự án thoát nước tỉnh Thái Bình.
[9]. Luật bảo vệ môi trường cửa nước CHXHCNVN.
[10]. Sở tài nguyên môi trường tỉnh Thái Bình.
[11] Công ty TNHH 1TV Thoát nước Hà Nội, 2009, Báo cáo công tác quản lý
hệ thống thoát nước và bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố.
[12] Công ty TNHH 1TV Thoát nước Hà Nội, 2009, Kế hoạch thoát nước
mùa mưa năm 2009.
[13] Công ty Môi trường đô thị Vĩnh Yên, 2009, Báo cáo công tác quản lý hệ
thống thoát nước và vệ sinh môi trường trên địa bàn Thành phố, thị xã.
[14].Luật tài nguyên nước của nước CHXHCNVN.



[15]. Bộ tài nguyên và môi trường, Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
môi trường và quy định mới nhất xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường.
[16]. Bộ xây dựng-Thông tư số 17/2005 của Bộ Xây Dựng: Hướng dẫn lập và
quản lý giá dịch vụ công ích đô thị.
[17]. Bộ xây dựng (2008), TCXDVN 51-2008
[18]. Chính phủ, Nghị định 67/2003/NĐ-CP, về phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải.
[19]. Chính phủ, nghị định 31/2005/NĐ-CP, về sản xuất và cung ứng sản
phẩm dịch vụ công ích.
[20]. Chính phủ, quyết định 1930/2009/QĐ-TTg, về việc phê duyệt định
hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm
2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
[21]. Chính phủ 2010, Nghị định 88/2007/NĐ-CP, về thoát nước đô thị và
khu công nghiệp.
[22].Tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch 449-TCVN.1987.
[23]. Tiêu chuẩn ngành TCVN 51-2008, TCVN-7957 : 2008.



×