Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Quản lý hệ thống thoát nước thành phố đồng hới tỉnh quảng bình (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------

NGUYỄN VĂN HẢI

QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THÀNH PHỐ
ĐỒNG HỚI TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH

Hà Nội – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------

NGUYỄN VĂN HẢI
KHÓA 2014-2016

QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THÀNH PHỐ
ĐỒNG HỚI TỈNH QUẢNG BÌNH

Chuyên ngành: Quản lý đô thị & công trình


Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TSKH.TRẦN HỮU UYỂN

Hà Nội – 2016


LỜI CẢM ƠN
Xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo bộ môn Quản lý Đô thị và công
trình - Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã giảng dạy, cung
cấp những kiến thức, tài liệu chuyên ngành bổ ích trong suốt khóa học.
Đặc biệt xin gửi lời cám ơn GS.TSKH.Trần Hữu Uyển là người trực tiếp
hướng dẫn khoa học tận tình và có những định hướng nghiên cứu cho tôi trước và
sau khi hoàn thành luận văn này.
Xin gửi lời cám ơn tới các bạn bè đồng nghiệp đặc biệt các bạn học cùng lớp
đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tuy đã cố gắng xong luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được
sự góp ý, chỉ bảo thêm của thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để nội dung Luận văn
được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà nội, ngày 04 tháng 5 năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Văn Hải


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Văn Hải


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục hình vẽ, đồ thị
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
* Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1
* Mục đích nghiên cứu ..............................................................................................3
* Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................3
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................3
* Cấu trúc của luận văn ............................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................4
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT
NƯỚC THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI TỈNH QUẢNG BÌNH ...................................4
1.1. Giới thiệu chung về thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình [16] .............. 4
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 4
1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ....................................................................... 13
1.1.3. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng
Bình .............................................................................................................. 16
1.2. Hiện trạng hệ thống thoát nước của thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng

Bình .................................................................................................................. 31
1.2.1. Hiện trạng ngập lụt .............................................................................. 31
1.2.2. Hiện trạng thoát nước .......................................................................... 31
1.3. Thực trạng công tác quản lý hệ thống thoát nước TP.Đồng Hới............ 34
1.3.1. Thực trạng cơ cấu tổ chức và năng lực quản lý thoát nước................... 34
1.3.2. Thực trạng các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước ................ 34
1.4. Đánh giá về thực trạng quản lý hệ thống thoát nước của thành phố Đồng
Hới tỉnh Quảng Bình ....................................................................................... 35
1.4.1. Đánh giá về hiện trạng hệ thống thoát nước của thành phố Đồng Hới
tỉnh Quảng Bình ............................................................................................ 35
1.4.2. Đánh giá về thực trạng quản lý hệ thống thoát nước của thành phố Đồng
Hới ................................................................................................................ 36
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HỆ THỐNG
THOÁT NƯỚC THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI - TỈNH QUẢNG BÌNH ................37
2.1. Các yêu cầu trong quản lý hệ thống thoát nước đô thị [2]...............................37


2.1.1. Các yêu cầu cơ bản về quản lý kỹ thuật hệ thống thoát nước đô thị .......... 37
2.1.2. Các yêu cầu cơ bản trong tổ chức quản lý hệ thống thoát nước đô thị ...... 41
2.2. Hệ thống các văn bản pháp lý về quản lý hệ thống thoát nước hiện hành
tại thành phố Đồng Hới ................................................................................... 46
2.2.1. Các văn bản pháp lý về quản lý hệ thống thoát nước ........................... 46
2.2.2. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến thiết kế, thi công, nghiệm thu
và quản lý hệ thống thoát nước ...................................................................... 48
2.3. Định hướng phát triển thoát nước và quy hoạch bảo vệ môi trường
thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình [16] .................................................... 48
2.3.1. Định hướng phát triển thoát nước đô thị đến năm 2020 ....................... 48
2.3.2. Quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố Đồng Hới đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2030 ................................................................................. 55
2.4. Kinh nghiệm quản lý hệ thống nước đô thị trong nước và trên thế giới 57

2.4.1. Kinh nghiệm quản lý hệ thống thoát nước một số đô thị trên thế giới .. 57
2.4.2. Kinh nghiệm quản lý hệ thống thoát nước một số đô thị trong nước .... 63
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HỆ
THỐNG THOÁT NƯỚC THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI - TỈNH QUẢNG BÌNH73
3.1. Đề xuất giải pháp kỹ thuật quản lý hệ thống thoát nước thành phố Đồng
Hới tỉnh Quảng Bình ....................................................................................... 73
3.1.1. Đề xuất loại hình thoát nước ................................................................ 73
3.1.2. Đề xuất hệ thống xử lý nước thải ......................................................... 77
3.1.3. Đầu tư cải tạo, mở rộng các hồ điều hòa .............................................. 81
3.1.4. Áp dụng phần mềm quản lý tài sản mạng lưới thoát nước đô thị .......... 82
3.1.5. Đề xuất giải pháp thoát nước cho những vị trí thường bị ngập úng cục
bộ và tăng cường quản lý cos cao độ của toàn thành phố ............................... 85
3.2. Đề xuất giải pháp về mô hình tổ chức và cơ chế chính sách quản lý hệ
thống thoát nước thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình .............................. 87
3.2.1. Đề xuất mô hình tổ chức quản lý hệ thống thoát nước ......................... 87
3.2.2. Đề xuất về cơ chế chính sách trong quản lý hệ thống thoát nước ......... 88
3.3. Đề xuất quy chế tổ chức quản lý, vận hành và trách nhiệm sử dụng hệ
thống thoát nước thành phố ............................................................................ 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................93
Kết luận ............................................................................................................. 93
Kiến nghị ........................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
MLTN
TP
TCXD


Tên đầy đủ
Mạng lưới thoát nước
Thành phố
Tiêu chuẩn xây dựng

AD

So với mặt so sánh gốc

TXL

Trạm xử lý

HTTN

Hệ thống thoát nước


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng,
biểu

Tên bảng, biểu

Bảng 1.1.

Diện tích các phường, xã của thành phố Đồng Hới và các
xã vùng nghiên cứu mở rộng


Bảng 1.2.

Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. Đồng Hới từ
2005-2010

Bảng 1.3.

Cơ cấu kinh tế các xã thuộc vùng nghiên cứu mở rộng

Bảng 1.4.

Một số chỉ tiêu về tình hình phát triển nông – lâm – thủy sản
của thành phố Đồng Hới

Bảng 1.5.

Danh sách bệnh viện trong địa bàn thành phố Đồng Hới

Bảng 1.10.

Cơ sở y tế, giường bệnh, cán bộ y tế trong địa bàn thành
phố Đồng Hới
Danh mục các trường đào tạo chuyên nghiệp trên địa bàn
TP. Đồng Hới và các xã thuộc vùng nghiên cứu mở rộng
Đào tạo đại học, cao đẳng, THCN và CNKT của toàn tỉnh
Quảng Bình
Hệ thống chợ trong toàn TP. Đồng Hới và vùng quy hoạch
mở rộng
Hệ thống chợ trong toàn TP. Đồng Hới và vùng quy hoạch
mở rộng


Bảng 1.11.

Ước tính lượng nước thải từ các bệnh viện TP. Đồng Hới

Bảng 2.1.

Chu kỳ mưa

Bảng 2.2.

Danh sách các trạm bơm tiêu nước mưa

Bảng 2.3.

Hiện trạng thoát nước thành phố Huế

Bảng 1.6.
Bảng 1.7.
Bảng 1.8.
Bảng 1.9.


DANH MỤC HÌNH , SƠ ĐỒ
Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1.1.


Ranh giới hành chính TP.Đồng Hới

Hình 1.2.

Tình trạng sông ngòi và đất đai của TP.Đồng Hới

Hình 1.3.

Ngập, úng tại thành phố

Hình 1.4.

Sơ đồ hiện trạng thoát nước thải thành phố Đồng Hới

Hình 1.5.

Cống thoát nước chung

Hình 1.6.

Nước thải không qua xử lý xả ra sông Nhật Lệ

Hình 2.1.

Sơ đồ hệ thống thoát nước đô thị

Hình 2.2.

Quy hoạch thoát nước mưa


Hình 2.3.

Sơ đồ tuyến SMART

Hình 2.4.

Chi tiết tuyến hầm

Hình 2.5.

Mặt cắt dọc của tuyến

Hình 2.6.

Hệ thống hầm chứa nước

Hình 2.7.

Sơ đồ tuyến

Hình 2.9.

Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Nhà nước Môi trường và
Công trình Đô thị Huế.
Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH MTV thoát nước Hải Phòng

Hình 2.10.

Mô hình hệ thống thoát nước của thành phố Đà Nẵng


Hình 3.1.

Hệ thống thoát nước TP.Đồng Hới

Hình 3.2.

Mô hình tổ chức thu gom, xử lý nước thải

Hình 3.3.

Sơ đồ công nghệ xử lý của nhà máy Đức Ninh

Hình 3.4.

Phối cảnh nhà máy xử lý nước thải Đức Ninh

Hình 3.5.

Vị trí quy hoạch nhà máy xử lý nước thải

Hình 3.6.

Vị trí xây các hồ điều tiết

Hình 3.7.

Mô phỏng tương tác hệ thống

Hình 2.8.



Hình 3.8.

Giao diện sử dụng

Hình 3.9.

Các công cụ thao tác

Hình 3.10.

Sơ đồ tổ chức quản lý hệ thống thoát nước


1

PHẦN MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Đồng Hới là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, du lịch của tỉnh
Quảng Bình và đang trở thành một trong những điểm du lịch quan trọng của cả
nước, thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước, đặc biệt từ khi vườn
Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế
giới, lượng du khách đến thành phố Đồng Hới thăm quan, nghỉ dưỡng ngày càng
đông.
Mặc dù trong một số năm gần đây, tỉnh đã có nhiều cố gắng đầu tư xây dựng
hạ tầng như việc xây dựng các khu đô thị, làm mới các đường xá, hệ thống kỹ thuật
khác, nhưng vì nguồn vốn nhỏ lẻ, lại bị phân chia về các ngành đầu tư, nên việc xây
dựng hoàn thiện đô thị là rất khó khăn. Hệ thống thu gom thoát nước mưa và nước
thải đã được đầu tư bởi Dự án Vệ sinh môi trường thành phố Đồng Hới nhưng ở
nhiều khu vực chưa có, nước thải công nghiệp, bệnh viện và sinh hoạt hiện chưa có

hệ thống thu gom riêng biệt để xử lý mà xả thẳng vào hệ thống thoát nước chung
của Thành phố trước khi xả ra sông, biển gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi
trường, nhất là vào mùa mưa, nước thải, nước mưa hoà lẫn chảy tràn trên đường
phố, các khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, làm mất cảnh quan Thành phố, ảnh
hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái của người dân và đến chất lượng của các
công trình xây dựng.
Cơ sở hạ tầng của Đồng Hới đã được thực hiện cho thấy phần lớn hệ thống
cống của Đồng Hới được xây dựng bằng 2 loại vật liệu chính là các cống tròn bằng
bê tông cốt thép (BTCT) và cống bản xây bằng gạch có đậy tấm đan BTCT.
Khảo sát cho thấy chất lượng các cống tròn và cống bản qua đường được xây
dựng vào những năm 2000 có chất lượng tương đối tốt. Còn lại hệ thống đường ống
trước đó trong khu vực 2 phường nội thành đã bị xuống thoát, nhiều hố ga đã bị hư
hỏng, tình trạng bùn lắng trong cống nhiều, làm giảm tiết diện và ảnh hưởng đến
khả năng thoát nước của hệ thống.
Trong một thời gian dài, vì nhiều lý do khác nhau nhưng chủ yếu là do nguồn


2

vốn còn gặp nhiều khó khăn đối với tỉnh Quảng Bình và thành phố Đồng Hới, nên
sự đầu tư cho phát triển, cải tạo và duy trì hạ tầng kỹ thuật của thành phố Đồng Hới
còn nhỏ so với nhu cầu, nhất là hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải,
quản lý chất thải rắn. Điều đó phần nào ảnh hưởng đến điều kiện sống của cộng
đồng, đến sự phát triển mọi mặt của đô thị, làm môi trường sống ngày càng xuống
cấp và thường xảy ra ngập úng tại một số khu vực cục bộ.
Tình trạng mất cắp, nứt vỡ nắp đan hố ga thường xuyên xảy ra cần thiết phải
được đầu tư để thay thế, cải tạo nhằm đảm bảo an toàn giao thông và mỹ quan của
thành phố.
Dự án Vệ sinh môi trường thành phố Đồng Hới đã đầu tư hệ thống cống thu
gom và nhà máy xử lý nước thải Đức Ninh với công suất thiết kế là 10.000 m3/ngày

đêm năm 2020 và 19.000 m3/ngày đêm năm 2030. Hiện nay lượng nước thải được
thu gom và xử lý tại nhà máy dự kiến năm 2016 đạt công suất 6.800 m3/ngày đêm,
để đảm bảo hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt hiệu quả, chất lượng giảm
thiểu ô nhiễm môi trường cần thiết phải xây dựng giá xử lý phù hợp trong năm 2016
nhằm đảm bảo đủ chi phí vận hành của nhà máy.
Nạo vét, cải tạo và duy tu hệ thống thoát nước hiện có của thành phố Đồng
Hới đang là một nhu cầu cấp thiết nhằm đảm bảo thoát nước, tránh ngập úng, làm
xanh sạch đẹp thành phố và cũng là phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
và mục tiêu trở thành một thành phố Du lịch hiện đại văn minh của thành phố Đồng
Hới, đáp ứng với yêu cầu phát triển của đô thị loại II.
Thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Đồng Hới với mục tiêu nâng
cao chất lượng sống của nhân dân, tăng cường sức khỏe cộng đồng trong khu vực,
bảo vệ chất lượng nước các sông, đảm bảo mỹ quan và vệ sinh môi trường đô thị
trong khu vực, xây dựng và phát triển thị xã Đồng Hới ngày các văn minh, hiện đại.
Chính vì những lý do trên, đề tài “Quản lý hệ thống thoát nước thành phố
Đồng Hới tỉnh Quảng Bình” là hết sức cấp thiết.


3

* Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý hệ thống thoát nước thành phố Đồng
Hới tỉnh Quảng Bình.
- Đề xuất giải pháp quản lý hệ thống thoát nước thành phố Đồng Hới tỉnh
Quảng Bình.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hệ thống thoát nước
- Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình
* Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra, thu thập số liệu, khảo sát hiện trạng và điều tra xã hội học.

- Phân tích, tổng hợp tài liệu.
- Kế thừa.
- So sánh, đối chiếu.
- Phương pháp chuyên gia.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý hệ thống thoát nước thành phố
Đồng Hới tỉnh Quảng Bình.
- Đưa ra khoa học trong việc đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả.
- Đề xuất giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thoát
nước thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình.
* Cấu trúc của luận văn
- Chương I: Thực trạng công tác quản lý hệ thống thoát nước thành phố Đồng
Hới tỉnh Quảng Bình.
- Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hệ thống thoát nước thành phố
Đồng Hới tỉnh Quảng Bình.
- Chương III: Đề xuất giải pháp quản lý hệ thống thoát nước thành phố Đồng
Hới tỉnh Quảng Bình.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN



93

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
- Thành phố Đồng Hới hiện nay đang xây dựng hệ thống thoát nước do chính
phủ Nhật Bản tài trợ. Tuy nhiên do công tác thực hiện quy hoạch thoát nước còn
chưa được quan tâm đúng mức nên công tác thực hiện chuẩn bị đầu tư các dự án
còn gặp nhiều khó khăn, thực hiện chậm, chưa đảm bảo tiến độ.
- Công tác quản lý HTTN còn nhiều yếu kém, bộ máy quản lý còn nặng nề cơ
chế bao cấp; phân công phân cấp còn chưa rõ ràng, ôm đồm nhiều chuyên ngành;
thiếu cơ sở vật chất; thiếu chính sách hợp lý; phí thoát nước còn thấp. Công ty Môi
trường đô thị thành phố thực hiện chức năng quản lý còn nhiều hạn chế. Luận văn
đề xuất mô hình quản lý là URENCO Quảng Bình.
- Kinh phí cấp cho quản lý hệ thống thoát nước còn ít nên công việc chủ yếu
của công ty là giải quyết sự tắc nghẽn, úng ngập và một phần do cơ sở vật chất, máy
móc thiết bị còn hạn chế, trình độ chuyên môn của công nhân chưa đáp ứng được
với công việc đặc thù của hệ thống thoát nước.
- Sự tham gia của cộng đồng cũng được đề cập trong Luận văn. Sự tham gia
của cộng đồng bằng nhiều hình thức, có sự huy động vốn trong xã hội hóa xây
dựng, duy tu hệ thống, tham gia giám sát và bảo vệ hệ thống thoát nước.
- Luận văn cũng nêu ra lợi ích của việc sử dụng phần mềm quản lý tài sản
mạng lưới thoát nước đô thị, đây là phương tiện rất hữu ích và mang tính lâu dài đã
được nhiều thành phố trong nước và trên thế giới áp dụng hiệu quả. Giúp cho quá
trình quản lý và vận hành hệ thống thoát nước được tối ưu.
- Luận văn cũng chú trọng công tác quản lý cos cao độ và công tác nghiệm thu
bàn giao đưa vào sử dụng các công trình thoát nước mà hiện nay chưa được quan
tâm đúng mức.
Luận văn cũng đưa ra một số giải pháp về cơ chế chính sách, giải pháp quản lý
kỹ thuật cũng như giải pháp xã hội hóa công tác đầu tư quản lý hệ thống thoát nước,
nâng cao hiệu quả công tác quản lý hệ thống thoát nước.



94

Kiến nghị
Với mục đích nghiên cứu là đánh giá thực trạng công tác quản lý hệ thống
thoát nước thành phố Đồng Hới, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hệ
thống thoát nước thành phố Đồng Hới tác giả đề xuất một số kiến nghị sau:
- Nhà nước cần nghiên cứu ban hành các chính sách cụ thể hơn tạo hành lang
pháp lý thông thoáng kêu gọi được xã hội hóa trong công tác đầu tư, quản lý hệ
thống thoát nước.
- Các cơ quan ban nghành của địa phương có nhiệm vụ quản lý nhà nước về
công tác quản lý thoát nước đô thị cần thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình,
phối hợp chặt chẽ trong quản lý quy hoạch, quản lý cấp phép và quản lý công tác
nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng.
- Xây dựng cơ chế chính sách nâng cao năng lực cán bộ quản lý nhà nước, đào
tạo đội ngũ công nhân có tay nghề cao, nâng cao hiệu quả quản lý bắt kịp với sự
phát triển của khoa học công nghệ. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý
thoát nước.
- Kêu gọi sự tham gia tham vấn của cộng đồng trong công tác quản lý thoát
nước, nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư, vận hành hệ thống thoát nước.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:

[1].

Nguyễn Việt Anh (20/3/2003) Thoát nước đô thị bền vững và khả năng áp


dụng tại Việt Nam, Trung tâm KTMT ĐT&KCN (CEETIA), Trường Đại học Xây
dựng - Trung tâm Kỹ thuật Nước và Phát triển (WEDC), Đại học tổng hợp
Loughborough, Anh quốc.

[2].

Hoàng Huệ (2001), Thoát nước tập 1 - Mạng lưới thoát nước, NXB Khoa

học và Kỹ thuật.

[3].

Hoàng Huệ (2009), Xử lý nước thải, NXB Xây Dựng.

[4].

Hội cấp thoát nước Việt Nam (2001), Tài liệu hội thảo và triển lãm quốc tế

thoát nước đô thị Việt Nam, Hà Nội.

[5].

Nguyễn Thị Hồng (12/2012), Nghiên cứu lựa chọn một số giải pháp thoát

nước phù hợp và khả thi với điều kiện phát triển của thành phố Hòa Bình , Luận
văn Thạc sĩ.

[6].

Mai Thị Liên Hương (2006) , Nghiên cứu một số giải pháp quy hoạch cải tạo


hệ thống thoát nước nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh sông hồ ở các đô thị Việt
Nam - Luận án tiến sĩ kiến trúc.

[7].

Nguyễn Hoàng Lân (1/2004), Thoát nước và xử lý nước thải tại Nhật Bản,

Tạp chí xây dựng.

[8].

Trần Văn Mô (2002), Thoát nước đô thị - Một số vấn đề lý thuyết và thực

tiễn ở Việt Nam, NXB Xây Dựng.

[9].

Trần Thị Kim Thư (2002), Nghiên cứu lựa chọn một số giải pháp thoát nước

phù hợp và hiệu quả cho các đô thị ven biển, Luận văn Thạc sĩ.

[10]. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam: TCVN 7957:2008, Thoát nước đô thị mạng
lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế, NXB Xây Dựng.

[11]. QCVN 08:2008/BTNMT, Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt, NXB Xây Dựng.

[12]. QCVN 14:2008/BTNMT, Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh
hoạt, NXB Xây Dựng.



[13]. QCVN 40:2011/BTNMT, Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp, NXB Xây Dựng.

[14]. QCXDVN 01:2008/BXD, Qui chuẩn xây dựng Việt Nam 2008, NXB Xây
Dựng.

[15]. QCXDVN 02:2008/BXD, Qui chuẩn xây dựng Việt Nam số liệu điều kiện tự
nhiên dùng trong xây dựng, NXB Xây Dựng.

[16]. Quy hoạch chung điều chỉnh TP.Đồng Hới và các vùng phụ cận đến năm
2025 tầm nhìn đến năm 2035 - Sở xây dựng Quảng Bình 6/2012.

[17]. Quyết định số 27/QĐ-UBND ngày 20/9/2012 của UBND tỉnh Quảng Bình
vê việc ban hành Quy chế quản lý hoạt động thoát nước tại các đô thị và các cụm
dân cư tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

[18]. Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 29/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Bình
vê việc điều chỉnh lộ trình và quy định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải sinh hoạt và phí thu gom rác thải thuộc Dự án vệ sinh môi trường TP. Đồng
Hới.

[19]. TCXDVN 7957-2008: Thoát nước – Mạng lưới bên ngoài và công trình –
Tiêu chuẩn thiết kế, NXB Xây Dựng.

[20]. Tạp chí xây dựng: Tháng 7 năm 2013.
[21]. Tạp chí xây dựng: Tháng 11 năm 2013.
Tiếng Anh:


[22]. City and Country of San Francisco 2030 Sewer System Master Plan (2009),
Combined vs Separate sewer and stormwater quality, Technical memorandum
No.507.

[23]. David Butler and John W.Davies, Urban Drainage, Spon Press.
[24]. Gebhard Weiss (2007), Today practice in stormwater management in
Germany - Statistics, NoVatech.

[25]. Institute of Technology, Australia (2007), Separate and combined sewers –
Experience in France and Australia.


PHỤ LỤC
Đề xuất quy chế quản lý, tổ chức, vận hành và trách nhiệm sử dụng hệ
thống thoát nước thành phố tại Đồng Hới.
- Về nguồn thu: Phương thức đặt hàng và giao kế hoạch chưa được quy định
cụ thể. Thông tư số 17/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý giá dịch vụ
công ích đô thị lại không đề cập tới chi phí sửa chữa định kỳ, việc thu phí không đặt
ra.
- Về chi: Chi phí cho xử lý nước thải rất tốn kém đối với chi ngân sách đô thị,
nhưng không cấp đủ nên công trình bị ngưng trệ, để khối quản lý tài sản bị lãng phí.
- Rất khó hạch toán riêng rẽ chi phí dịch vụ thoát nước với chi phí cho các
hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp.
Nếu quyền tự chủ tài chính của doanh nghiệp thoát nước chưa được xác định
rõ ràng thì bộ máy doanh nghiệp sẽ không có động lực trong hoạt động kinh doanh,
trách nhiệp của giám đốc từng bộ phận không rành mạch, thiếu nhạy bén với nhu
cầu của người tiêu dùng dịch vụ. Vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu mở rộng quyền tự
chủ tài chính cho các doanh nghiệp thoát nước, nhất là lệ phí thoát nước.
* Đề xuất bổ sung về phí thoát nước và phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải

TP. Đồng Hới với đặc điểm là một TP luôn cải tạo, mở rộng với các công trình
HTKT đang từng bước được đầu tư đồng bộ và dần hoàn chỉnh. Với kinh nghiệm từ
các đô thị đi trước trong công tác đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác vận hành hệ
thống thoát nước đô thị để công trình hệ thống thoát nước không bị xuống cấp ảnh
hưởng đến mỹ quan đô thị cũng như đảm bảo hệ thống được bảo dưỡng định kỳ và
sửa chữa kịp thời; giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm mặt
nước… Luận văn xin đề xuất cách tính thu phí thoát nước đô thị như sau:
a. Phí thoát nước
Mức thu phí thoát nước đối với các hộ thoát nước được xác định theo công
thức sau:
F=f x V x K


Trong đó:
f - là phí thoát nước được xác định theo tỷ lệ % và không thấp hơn 10% giá
tiêu thụ nước sạch áp dụng cho các đối tượng sử dụng nước khác nhau.
Cũng theo Nghị định 88/2007/NĐ-CP, điều 49 quy định tại khoản 3: Ngân
sách địa phương phải đảm bảo bù đủ chi phí quản lý, vận hành, duy tu dịch vụ thoát
nước trên địa bàn trong trường hợp nguồn thu từ phí thoát nước được quyết định
thấp hơn chi phí thực tế. chính vì vậy để đảm bảo mức thu phí trong điều kiện kinh
tế chung của các hộ gia đình trên địa bàn thị xã, tác giả luận văn đề xuất phí thoát
nước trên đại bàn TP.Đồng Hới bằng 15-20% giá tiêu thụ nước sạch.
V - là khối lượng nước thải thu phí được xác định như sau:
+ Đối với nước thải sinh hoạt:
Trường hợp sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung khối lượng
nước tính thu phí lấy bằng 100% khối lượng nước sạch tiêu thụ theo hóa đơn tiền
nước.
Trường hợp không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung, khối
lượng nước thải tính thu phí được lấy bằng 4m3/người/tháng.
+ Đối với các loại nước thải khác:

Trường hợp sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung khối lượng
nước tính thu phí lấy bằng 80% khối lượng nước sạch tiêu thụ theo hóa đơn tiền
nước. Đơn vị thoát nước hoặc hộ thoát nước có thể lắp đặt đồng hồ để xác định
chính xác lượng nước xả vào hệ thống thoát nước.
Trường hợp không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung thì khối
lượng nước thải tính thu phí được xác định thông qua đồng hồ. Hộ thoát nước có
trách nhiệm đầu tư lắp đặt đồng hồ và các thiết bị bảo vệ phụ trợ khác.
K - là hệ số điều chỉnh phụ thuộc hàm lượng chất gây ô nhiễm, được xác định
như sau, riêng đối với nước thải sinh hoạt K=1.
Bảng thông số hàm lượng COD cơ sở
STT
1

Hàm lượng COD (mg/l)
≤100

Hệ số K
1


2

101-200

1,5

3

201-300


2

4

301-400

2,5

5

401-600

3,5

6

>600

4,5

Việc tính toán và thu phí thoát nước do UBND TP quy định sau khi thông qua
Hội đồng nhân dân TP nhằm từng bước đảm bảo duy trì và phát triển dịch vụ thoát
nước trên địa bàn.
b. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải [18]
Theo quy hoạch sử dụng đất của khu đô thị thì các đối tượng xả nước thải
không thuộc diện miễn giảm. Không có nước thải công nghiệp mà chủ yếu là nước
thải sinh hoạt từ các hộ gia đình và dịch vụ nhỏ lẻ, áp dụng theo Điều 2 tại Nghị
định số 67/2007/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là phù hợp và
theo Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2007 về sửa đổi bổ sung
một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP nói trên của Chính phủ về phí bảo vệ

môi trường đối với nước thải.
Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt tại TP.Đồng Hới sẽ
được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá bán 1m3 nước sạch nhưng tối đa không
quá 10% của giá bán nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Đối với nước
thải sinh hoạt thải ra từ các tổ chức, hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng thì
mức thu được xác định theo từng người sử dụng nước, căn cứ vào số lượng nước sử
dụng bình quân của một người nơi khai thác và giá cung cấp 1m3 nước sạch trung
bình tại nơi đó.
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là khoản mục thu thuộc Ngân sách
nhà nước, được quản lý và sử dụng như sau:
- Để lại một phần số phí thu được cho cơ quan, đơn vị trực tiếp thu phí để
trang trải chi phí cho việc thu phí; trang trải chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích
nước thải phục vụ cho việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với nước thải công
nghiệp từ lần thứ hai trở đi.


- Phần còn lại nộp vào ngân sách nhà nước và phân chia cho các cấp ngân sách
như sau:
+ Ngân sách Trung ương hưởng 50% để bổ sung vốn hoạt động của Quỹ bảo
vệ môi trường Việt Nam theo quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26/6/2002 của
Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo vệ môi
trường Việt Nam.
+ Ngân sách địa phương hưởng 50% để sử dụng cho việc bảo vệ môi trường,
đầu tư mới, nạo vét cống rãnh, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước tại địa
phương.
Bên cạnh đó UBND TP.Đồng Hới cần tập trung một số giải pháp sau:
- Sử dụng nguồn thu từ quỹ đất để đầu tư cải tạo mạng lưới thoát nước và xử
lý nước thải: Hiện nay trên địa bàn TP.Đồng Hới diện tích đất trong quy hoạch dùng
để đấu giá quyền sử dụng đất tương đối nhiều, UBND TP đề nghị với cấp trên cho
sử dụng nguồn ngân sách này để tiến hành đầu tư, xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ

thống hạ tầng kỹ thuật nói chung và thoát nước đô thị nói riêng.
- Từ nhiều nguồn thu (trong đó có huy động sự đóng góp của cộng đồng và
trích từ một phần ngân sách, các phường/xã trên địa bàn thị xã sẽ thiết lập quỹ dành
riêng cho công tác sửa chữa bảo dưỡng cống thoát nước (với các công trình thoát
nước do phường/xã trực tiếp quản lý, phường/xã sẽ trích một phần vốn ngân sách
giao cho ban đại diện cộng đồng quản lý thực hiện dự án và có sự thống nhất của
UBND phường/xã).
- Vận động các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân và đơn vị sản xuất, kinh doanh
hoạt động đóng trên địa bàn, cùng với hợp tác đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ
thuật tạo điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất kinh doanh.
- Đối với việc huy động nguồn lực từ các tổ chức phi Chính phủ trong quá
trình nâng cấp và quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải nhằm giải quyết
những khó khăn về tài chính và đóng góp ý kiến từ các chuyên gia cho dự án mà
chính quyền và cộng đồng chưa đủ điều kiện để thực hiện dự án. Từ đó tạo điều
kiện thuận lợi hơn cho sự tham gia của cộng đồng trong việc huy động các nguồn


lực ở địa phương. Tuy nhiên ở TP.Đồng Hới hiện nay chưa có một tổ chức phi
Chính phủ nào tham gia đầu tư. Trong một hoàn cảnh thuận lợi về sự mở cửa chính
sách phát triển nhà nước, chính quyền TP.Đồng Hới cần có những chính sách thu
hút sự quan tâm của các tổ chức này. Việc kêu gọi ở các tổ chức này nên tập trung
hai vấn đề chính.
- Ưu tiên kêu gọi hỗ trợ đầu tư xây dựng phát triển hệ thống thoát nước, đặc
biệt quan tâm dự án xử lý nước thải đô thị.
Một điểm hết sức phải lưu ý trong vấn đề này khi có sự trợ giúp của các tổ
chức phi Chính phủ là phải đảm bảo được tính dân chủ bình đẳng cho mọi đối
tượng dân chúng sao cho mọi lợi ích phải được chia sẻ hợp lý, đồng đều để mọi
người trong cộng đồng đều biết và được tham gia tránh những hiện tượng, biểu hiện
tiêu cực có thể xẩy ra như tham nhũng lợi dụng chức quyền để thu lợi cho bản thân
mình, đặt quyền lợi của riêng mình, của gia đình mình lên trên lợi ích cộng đồng.




×