Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Một số giải pháp quản lý hệ thống thoát nước thành phố thái nguyên đến năm 2025 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 21 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------

VŨ MẠNH CHÌNH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2025

LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH

Hà Nội – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------

VŨ MẠNH CHÌNH
KHÓA 2012-2014

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2025

Chuyên ngành: Quản lý đô thị & công trình


Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. MAI THỊ LIÊN HƯƠNG

Hà Nội – 2014


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình, với
lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin chân thành bày tỏ lời cảm ơn tới:
- PGS.TS. Mai Thị Liên Hương là người hướng dẫn khoa học có trình
độ cao, giầu kinh nghiệm, đã hướng dẫn tôi tận tình, trách nhiệm, khoa học và
hiệu quả.
- Khoa Sau ĐH - Trường đại học Kiến trúc Hà Nội đã nhiệt tình hướng
dẫn giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt khóa học và luận văn Thạc sỹ.
- Tác giả cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo là
giảng viên Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã giảng
dạy, giúp tác giả tiếp thu được những kiến thức quý báu chuyên ngành
Quản lý đô thị và công trình trong thời gian học tập tại Trường.
- Sở Xây dựng Thái Nguyên, Phòng quản lý đô thị thành phố Thái
Nguyên, Công ty TNHH một thành viên Thoát nước và phát triển hạ tầng đô
thị Thái Nguyên, Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thái
Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ tài liệu phục vụ nghiên cứu để tôi hoàn
thành luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình.
- Gia đình của tôi, cùng bạn bè đồng nghiệp, những người đã chia sẻ
khó khăn, động viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu
và hoàn thành luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình.

Tuy đã rất cố gắng, nhưng do điều kiện thời gian, kiến thức của bản
thân còn hạn chế nên nội dung Luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu
sót, tác giả mong được sự đóng góp những ý kiến quý báu của Hội đồng khoa
học Trường đại học Kiến Trúc Hà Nội cùng các thầy cô giáo, đồng nghiệp và
bạn bè. Đặc biệt mong mỏi được sự quan tâm sâu sắc của các thầy cô trực tiếp
phản biện đối với Luận văn này để nội dung Luận văn được hoàn thiện hơn,
nội dung nghiên cứu của tác giả có tính thực tiễn cao hơn, góp phần cải thiện
công tác quản lý hệ thống thoát nước các thành phố Thái Nguyên.
Xin trân trọng cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan về toàn bộ nội dung Luận văn thạc sĩ là của bản thân
tự tìm tòi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Mai Thị Liên Hương.
Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng, không sao chép, mà trên cơ sở nhận thức về khoa học kỹ
thuật và xã hội, kết hợp kinh nghiệm trong thực tiễn quản lý, hoạt động nghề
nghiệp để nghiên cứu với phương pháp luận, cấu trúc luận nội dung đồng bộ,
toàn diện và sâu sắc.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Mạnh Chình


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ cái viết tắt

Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU
Trang
Lý do lựa chọn đề tài
1
Mục tiêu nghiên cứu
2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2
Nội dung nghiên cứu
2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT 3
NƯỚC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
1.1
Giới thiệu chung về thành phố Thái Nguyên
1.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên
1.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội thành phố Thái Nguyên
1.1.3 Định hướng phát triển kinh tế xã hội thành phố Thái Nguyên
1.1.4 Quy hoạch đô thị của thành phố Thái Nguyên
1.2
Thực trạng hệ thống thoát nước thành phố Thái Nguyên
1.2.1 Hệ thống thoát nước mưa
1.2.2 Hệ thống thoát nước thải
1.3
Thực trạng quản lý hệ thống thoát nước thành phố Thái Nguyên
1.3.1 Thực trạng về kỹ thuật thoát nước thành phố Thái Nguyên

1.3.2 Thực trạng về tổ chức quản lý hệ thống thoát nước thành phố
Thái Nguyên
1.4
Đánh giá chung về quản lý hệ thống thoát nước thành phố
Thái Nguyên
1.5
Các đề tài nghiên cứu liên quan đến quản lý hệ thống thoát

3
3
8
16
18
24
24
25
26
26
30
30
32


nước thành phố Thái Nguyên
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HỆ
THỐNG THOÁT NƯỚC
2.1
Cơ sở quản lý hệ thống thoát nước đô thị
2.1.1 Cơ sở pháp lý quản lý hệ thống thoát nước đô thị
2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống thoát nước đô thị

2.1.3 Nguyên tắc cơ bản tổ chức quản lý hệ thống thoát nước đô thị

34
34
34
37
38

2.1.4 Phương pháp phân chia bộ phận cơ cấu tổ chức quản lý hệ
thống thoát nước đô thị
2.1.5 Các hình thức tổ chức quản lý hệ thống thoát nước đô thị
2.2
Định hướng quy hoạch hệ thống thoát nước thành phố Thái
Nguyên đến năm 2025
2.2.1 Quan điểm
2.2.2 Mục tiêu

40

2.2.3 Các giải pháp thực hiện
2.3
Kinh nghiệm trong công tác quản lý hệ thống thoát nước đô thị
2.3.1 Kinh nghiệm trong nước
2.3.2 Kinh nghiệm thế giới
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ
THỐNG THOÁT NƯỚC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ĐẾN
NĂM 2025
3.1
Giải pháp về mặt kỹ thuật
3.1.1 Hệ thống thu gom nước mưa và xử lý nước thải

3.1.2 Đấu nối đồng bộ hệ thống thoát nước thành phố Thái Nguyên
3.2
Giải pháp tổ chức quản lý hệ thống thoát nước
3.2.1 Bộ máy tổ chức thực hiện quản lý hệ thống thoát nước
3.2.2 Cơ chế chính sách
3.2.3 Mô hình tổ chức quản lý hệ thống thoát nước
3.3
Huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý hệ thống
thoát nước đô thị
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

48
53
53
57
61

42
45
45
48

61
61
77
78
78
80
81
83

91


Kết luận
Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

91
92


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Nội dung viết tắt

1

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

2

GPMB

Giải phóng mặt bằng


3

KĐTM

Khu đô thị mới

4

KH&ĐT

Kế hoạch và Đầu tư

5

Kỹ thuật thi công

6

KTTC
QLDA

7

QLKT

Quản lý kỹ thuật

8


Hệ thống thoát nước

9

HTTN
XDCB

10

UBND

Ủy ban nhân dân

11

VPCP

Văn phòng Chính phủ

Quản lý dự án

Xây dựng cơ bản


DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Trang
STT
1

Số hiệu


Tên hình

hình
Hình 1.1.

Bản đồ địa giới hành chính thành phố Thái

3

Nguyên
2

Hình 1.2.

Bản đồ thủy văn khu vực tỉnh Thái Nguyên

5

3

Hình 2.1.

Quan hệ giữa nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn

39

và lợi ích
4


Hình 2.2.

Mô hình quản lý theo ma trận

41

5

Hình 2.3.

Mô hình quản lý theo cơ cấu trực tuyến

43

6

Hình 2.4.

Mô hình quản lý theo cơ cấu trực tuyến - tham mưu

44

7

Hình 2.5.

Mô hình quản lý theo cơ cấu chức năng

44


8

Hình 2.6.

Mô hình quản lý theo cơ cấu trực tuyến - chức năng

45

9

Hình 2.7.

Sơ đồ tổng quát cơ cấu tổ chức của Công ty

54

thoát nước Hà Hội
10

Hình 2.8.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý thoát nước đô thị

57

Vĩnh Yên
11

Hình 3.1.


Sơ đồ đề xuất cơ cấu tổ chức quản lý thoát nước
đô thị - Công ty TNHH một thành viên thoát
nước thành phố Thái Nguyên

92


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Trang
STT

Bảng

Tên bảng, biểu

1

Bảng 1.1.

Quy mô diện tích, dân số các phường, xã

7

2

Bảng 1.2.

Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển kinh

9


tế xã hội giai đoạn 2007 - 2011
3

Bảng 1.3.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo khu vực thành

10

phố Thái Nguyên giai đoạn 2007 - 2010
4

Bảng 1.4.

Cơ cấu dân số thành phố Thái Nguyên, giai đoạn

11

2007-2011
5

Bảng 1.5.

Thống kê các loại cống thoát nước hiện trạng

29

thành phố Thái Nguyên
6


Bảng 3.1.

So sánh mực nước tại Gia Bẩy và Thác Huống

76

7

Bảng 3.2.

Tiêu chuẩn và công suất nước thải cho thành

77

phố Thái Nguyên


1

MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài
Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I, nằm ở trung tâm của tỉnh Thái
Nguyên và khu vực đông bắc; Với vị trí địa lý thuận lợi nên Thái Nguyên là cửa
ngõ giao lưu kinh tế giữa vùng trung du, miền núi với vùng đồng bằng Bắc
Bộ thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông. Là một tỉnh có
nguồn khoáng sản phóng phú về chủng loại và có trữ lượng lớn nên kinh tế
Thái Nguyên đang chuyển dần sang nền kinh tế công nghiệp. Bên cạnh đó,
Thái Nguyên còn là nơi đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 cả nước (sau Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh) với 6 trường đại học, 16 trường cao đẳng,

trung học và dạy nghề, có bệnh viện đa khoa khu vực, đồng thời cũng là trung
tâm công nghiệp cơ khí luyện kim lớn của cả nước.
Để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ,
hiện đại là một tiền đề quan trọng. Ngày 29/11/2013, UBND tỉnh Thái
Nguyên đã ban hành Quyết định số 2547/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy
hoạch thoát nước đô thị và Khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025,
tầm nhìn đến năm 2050. Việc lập quy hoạch hệ thống thoát nước của thành
phố Thái Nguyên đã đạt được những kết quả nhất định, đã được đầu tư xây
dựng mới cũng như nâng cấp, cải tạo hệ thống thoát nước. Tuy nhiên, công
tác quản lý hệ thống thoát nước vẫn còn những tồn tại như: cơ chế chính sách,
giải pháp kỹ thuật chưa đảm bảo, tổ chức bộ máy còn nhiều bất cập, nguồn
nhân lực có chất lượng còn hạn chế...
Xuất phát từ thực tiễn đó đề tài “Một số giải pháp quản lý hệ thống
thoát nước thành phố Thái Nguyên đến năm 2025” được tiến hành nghiên


2

cứu nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng trong công tác quản lý
hệ thống thoát nước thành phố Thái Nguyên.
Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp quản lý hệ thống thoát nước phù hợp với quy
hoạch đô thị của thành phố
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống thoát nước thành phố Thái Nguyên
b) Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống thoát nước thành phố Thái Nguyên
đến năm 2025
Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng quản lý hệ thống thoát nước thành phố Thái Nguyên.

- Đề xuất một số giải pháp quản lý hệ thống thoát nước thành phố Thái Nguyên
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Quá trình nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả hệ thống thoát
nước thành phố Thái Nguyên theo quy hoạch được duyệt


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


91

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
1. Hiện nay trên thế giới sử dụng nhiều loại hệ thống thoát nước như:
Hệ thống thoát nước chung, hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn, hệ thống
thoát nước nửa riêng. Ở các đô thị Việt Nam chủ yếu sử dụng hệ thống thoát
nước chung hoặc hệ thống thoát nước hỗn hợp. Hệ thống thoát nước là một
trong những điểm còn yếu kém của hệ thống hạ tầng đô thị Việt Nam. Hầu
hết các hệ thống thoát nước chung đã được xây dựng lâu năm và đều đã
xuống cấp.
2. Thoát nước đô thị giữ một vai trò quan trọng trong kết cấu hạ tầng đô
thị, thoát nước là một trong những yếu tố chính tạo nên hoạt động của đô thị.

Quản lý thoát nước đô thị là một trong những giải pháp quản lý môi trường đô
thị nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội bền vững, bảo vệ sức khỏe,
nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và bảo vệ nguồn tài nguyên nước.
3. Xuất phát từ những vấn đề tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý,
việc nghiên cứu “Một số giải pháp quản lý hệ thống thoát nước thành phố
Thái Nguyên đến năm 2025’’ là một đòi hỏi cần thiết và cấp bách nhằm khai
thác và sử dụng có hiệu quả các công trình thoát nước cũng như các nguồn vốn
đầu tư cho xây dựng và quản lý hệ thống thoát nước thành phố Thái Nguyên.
4. Với mô hình tổ chức quản lý hệ thống thoát nước hiện nay tại thành
phố Thái Nguyên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật và chất lượng
quản lý, sử dụng cũng như chưa đáp ứng được tốc độ phát triển đô thị mới.
Việc đưa ra đề xuất về giải pháp lựa chọn loại hình hệ thống thoát nước riêng,
giải pháp kỹ thuật xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học bùn hoạt tính, giải
pháp trong công tác đầu tư xây dựng đồng thời với việc kiểm soát cao độ xây
dựng và lập quy hoạch chi tiết hệ thống thoát nước, giải pháp quản lý nhà nước


92

đối với các cơ quan quản lý chức năng cũng như giải pháp xây dựng mô hình
tổ chức quản lý như tác giả đề xuất trong luận văn này sẽ phù hợp với thành
phố Thái Nguyên, khắc phục được các vấn đề còn tồn tại như: có bộ phận quản
lý chuyên ngành, đủ năng lực trình độ phản ứng nhanh và kịp thời với các tình
hình thực tế xảy ra, đáp ứng được các quá trình phát triển đô thị…
5. Nâng cao chất lượng dịch vụ thoát nước sẽ góp phần vào sự phát
triển bền vững của đô thị. Điều này đồng nghĩa với việc thực sự cần phải đổi
mới cơ chế chính sách quản lý thoát nước cho phù hợp với thực tế từng địa
phương. Một trong những vấn đề này là việc đề xuất thu phí thoát nước mưa
bên cạnh việc thu phí thoát nước thải và phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải theo luật định, để đảm bảo cho hoạt động dịch vụ thoát nước có hiệu quả.

Kiến nghị
Trên cơ sở nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý hệ thống thoát nước
thành phố Thái Nguyên, tác giải kiến nghị bổ sung để hoàn chỉnh cơ cấu tổ
chức và cơ chế quản lý đối với công tác quản lý hệ thống thoát nước thành
phố Thái Nguyên.
1. UBND tỉnh Thái Nguyên cần sớm có chủ trương, chính sách khai thác
mọi nguồn vốn đầu tư phát triển và quản lý hệ thống thoát nước trên toàn tỉnh
nói chung và thành phố Thái Nguyên nói riêng. Đồng thời ban hành quy chế
quản lý và sử dụng các nguồn vốn. Đồng thời ban hành chính sách, chế độ thu
và sử dụng phí nước thải, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Cần quan
tâm hơn nữa đến nguồn tài chính cho hoạt động quản lý thoát nước đô thị, tạo
điều kiện cho các đơn vị quản lý hệ thống thoát nước tự chủ về tài chính.
2. Huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý hệ thống
thoát nước. Hỗ trợ việc áp dụng các công nghệ mới vào khai thác, quản lý kỹ
thuật hệ thống thoát nước.


93

3. Các Sở, ban, ngành của tỉnh cũng như các cấp chính quyền và cộng
đồng dân cư cần nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan
quản lý thoát nước nhằm thực hiện tốt mục tiêu khai thác và sử dụng có hiệu
quả hệ thống thoát nước.
4. Tăng cường tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng, đẩy mạnh công
tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Xây
dựng, Hà Nội.

2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật quy
hoạch đô thị, Hà Nội.
3. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật bảo vệ
môi trường, Hà Nội.
4. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Tài
nguyên nước, Hà Nội.
5. Chính phủ, Nghị định số 88/2007/NĐ-CP, về thoát nước đô thị và khu công
nghiệp.
6. Chính phủ, Nghị định số 67/2003/NĐ-CP, về phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải.
7. Chính phủ, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP, về quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình.
8. Chính phủ, Nghị định số 83/2009/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung Nghị định số
12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án xây dựng công trình.
9. Chính phủ, Nghị định số 02/2006/NĐ-CP, ban hành về quy chế khu đô thị mới.
10. Chính phủ, Nghị định số 78/2007/NĐ-CP, về đầu tư theo hình thức hợp
đồng xây dựng (BOT, BTO, BT…).
11. Chính phủ, Nghị định số 13/2008/NĐ-CP, quy định tổ chức các cơ quan
chuyên môn của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
12. Chính phủ, Nghị định số 14/2008/NĐ-CP, quy định tổ chức các cơ quan
chuyên môn của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.


13. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1930/2009/QĐ-TTg phê duyệt định
hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt nam đến năm
2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
14. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1645/2010/QĐ-TTg công nhận thành
phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên.
15. Thủ tướng Chính phủ, 2013, Quyết định số 303/QĐ-TTg phê duyệt đề án
bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị lớn.

16. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 278/2005/QĐ-TTg phê duyệt điều
chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Thái Nguyên đến năm 2020.
17. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 228/QĐ-TTg quy hoạch hệ thống thoát
nước và xử lý nước thải khu vực dân cư, khu công nghiệp thuộc lưu vực sông
Cầu đến năm 2030.
18. Bộ Xây dựng, Thông tư số 09/2009/TT-BXD, về Quy định chi tiết thực
hiện một số nội dung của Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của
Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp.
19. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban trung ương mặt trận tổ
quốc

Việt

Nam,

Thông



liên

tịch

số

04/2006/TTLT-KHĐT-

UBTƯMTTQVN-TC, hướng dẫn thực hiện Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg
về việc ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng.
20. Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư liên tịch số

125/2003/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn Nghị định số 67/2003/NĐ-CP, về
phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
21. Bộ Xây dựng, Thông tư số 17/2005/TT-BXD, về việc hướng dẫn lập và
quản lý giá dịch vụ công ích đô thị.


22. Bộ Xây dựng, Thông tư số 09/2009/TT-BXD, Quy định chi tiết thực hiện
một số nội dung của Nghị định số 88/2007/NĐ-CP về thoát nước đô thị và
khu công nghiệp.
23. Bộ Tài nguyên và môi trường, QCVN 08:2008/BTNMT, Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
24. Bộ Tài nguyên và môi trường, QCVN 09:2008/BTNMT, Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
25. Bộ Tài nguyên và môi trường, QCVN 14:2008/BTNMT, Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
26. Bộ Tài nguyên và môi trường, QCVN 24:2009/BTNMT, Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
27. UBND tỉnh Thái Nguyên, 2013, Quyết định số 2547/QĐ-UBND, về Quy
hoạch thoát nước các khu đô thị và Khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến
năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
28. UBND tỉnh Thái Nguyên, 2009, Quyết định số 3354/QĐ-UBND phê duyệt
quy hoạch phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025.
29. UBND tỉnh Thái Nguyên, 2014, Quyết định số 10/2014/QĐ-UBND, về
quản lý hoạt động thoát nước tại các đô thị, khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, khu dân cư tập trung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
30. Mai Liên Hương (2006), Nghiên cứu một số giải pháp quy hoạch cải tạo
hệ thống thoát nước nhằm cải tạo vệ sinh song hồ ở các đô thị Việt Nam,
Luận án tiến sĩ, ĐH kiến trúc Hà Nội 2006.
31. Hoàng Văn Huệ (2001), Thoát nước, Tập 1, Mạng lưới thoát nước, NXB
Khoa học và kỹ thuật.

32. Phạm Trọng Mạnh (1999), Khoa học quản lý, NXB Xây dựng.


33. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga (1999), Công nghệ xử lý nước thải, NXB
khoa học và kỹ thuật.
34. Trần Hiếu Nhuệ (2006), Cấp thoát nước, NXB Khoa học và kỹ thuật.
35. Nguyễn Tố Lăng (2005), Quản lý đô thị ở các nước đang phát triển, Bài
giảng cho lớp Cao học Quản lý đô thị, Trường Đại học kiến trúc Hà Nội.
36. Hoàng Huệ (1995), Giáo trình cấp thoát nước, NXB Xây dựng.
37. Hoàng Văn Huệ (2002), Công nghệ môi trường, Tập I, Xử lý nước thải,
NXB khoa học kỹ thuật.
38. Nguyễn Tố Lăng (2005), Quản lý đô thị ở các nước đang phát triển, Bài
giảng cho lớp cao học quản lý đô thị, Trường đại học kiến trúc Hà Nội.
39. Phạm Trọng Mạnh (2005), Quản lý hạ tầng kỹ thuật, Bài giảng cho lớp
cao học quản lý đô thị.
40. Trung tâm đào tạo ngành nước và môi trường Việt Nam (1999), Sổ tay xử
lý nước.
41. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2011, Niên giám thống kê 2011.
42. UBND thành phố Thái Nguyên, 2011, Báo cáo giữa nhiệm kỳ 2006 - 2011
43. UBND thành phố Thái Nguyên, 2011, Báo cáo quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên đến năm 2020
44. Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Thái Nguyên lần thứ XVI, 2011, Báo
cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên đến năm 2020
45. UBND thành phố Thái Nguyên, 2010, Đề án đề nghị công nhận thành
phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, Quy hoạch tổng
thể kinh tế xã hội thành phố đến năm 2020


46. Công ty TNHH một thành viên thoát nước Hà Nội, 2012, Báo cáo công
tác quản lý hệ thống thoát nước và bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố.

47. Công ty TNHH một thành viên thoát nước Hà Nội, 2012, Kế hoạch thoát
nước mùa mưa năm 2012.
48. Công ty môi trường đô thị Vĩnh Yên, 2012, Báo cáo công tác quản lý hệ
thống thoát nước và vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố, thị xã.
PHỤ LỤC



×