Tải bản đầy đủ (.docx) (201 trang)

thiết kế hệ thống thoát nước thành phố ninh bình đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.79 MB, 201 trang )

Thiết kế hệ thống thoát nước Thành phố Ninh Bình đến năm 2030
GVHD: ThS. Phạm Duy Đông

MỤC LỤC

MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng điều kiện địa chất công trình TP Ninh Bình……………….……..13
Bảng 2.1. Bảng số liệu tính toán……………………………..………………….....28
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp lưu lượng nước thải từ các khu nhà ở ……………….…32
Bảng 2.3. Bảng lưu lượng tập trung từ các công trình công cộng ………….......…35
Bảng 2.4. Bảng quy mô và chế độ làm việc của các khu công nghiệp………….…36
Bảng 2.5. Bảng lưu lượng nước thải sản xuất thải ra từ các khu công nghiệp….…39
Bảng 2.6.Bảng biên chế công nhân trong các khu công nghiệp……………….….40
Bảng 2.7.Bảng thống kê lưu lượng nước thải và nước tắm của công nhân…….....41
Bảng 2.8.Phân bố nước thải sinh hoạt của công nhân theo từng giờ trong ca.……41
Bảng 2.9.Bảng tổng hợp lưu lượng nước thải của TP Ninh Bình………………....43
Bảng 2.10. Bảng giá trị ∆i của 1 số điểm bất lợi về thoát nước PA1………….…...51
Bảng 2.11 Bảng giá trị ∆i của 1 số điểm bất lợi về thoát nước PA2………...……..56
Bảng 2.12.Bảng thống kê giá thành đường ống phương án 1..................................61
Bảng 2.13.Bảng thống kê giá thành đường ốngphương án 2……………....……..61
Bảng 2.14.Thống kê số lượng- giá thành xây dựng giếng thăm phương án 1….…63
Bảng 2.15.Thống kê số lượng- giá thành xây dựng giếng thăm phương án 2….....63

SVTH: Nguyễn Thu Hương – MSSV: 7132.55 – Lớp 55MN1

1


Thiết kế hệ thống thoát nước Thành phố Ninh Bình đến năm 2030
GVHD: ThS. Phạm Duy Đông


Bảng 2.16. Bảng so sánh các chỉ tiêu kinh tế giữa 2 phương án……………..…….68
Bảng 3.1.Bảng điều kiện mặt phủ của Thành phố Ninh Bình……………….…....69
Bảng 3.2 Bảng thành phần mặt phủ và hệ số mặt phủ……………………..….…...72
Bảng 4.1. Bảng tổng hợp lưu lượng tính toán đặc trưng của nước thải....................76
Bảng 4.2. Bảng nồng độ chất bẩn có trong hỗn hợp nước thải…………….…....…79
Bảng 4.3.Bảng tổng hợp dân số tính toán………………………………….…..….80
Bảng 4.4.Bảng tổng hợp các thông số tính toán thiết kế……………………….…81
Bảng 4.5. Bảng đặc điểm về nguồn tiếp nhận sông Đáy…………………………..82
Bảng 4.6. Bảng tổng hợp các thông số tính toán thiết kế……………….…...…….88
Bảng 4.7.Bảng kích thước cơ bản của ngăn tiếp nhận…………………………….97
Bảng 4.8. Bảng kết quả tính toán thủy lực của mương dẫn nước thải…….……….99
Bảng 4.9. Bảngkích thước máng đo lưu lượng Parsan……………………...……109
Bảng 4.10.Bảng kích thước bể Mêtan……………………………………………129
Bảng 4.11.Bảng lượng nước thải và và ra khỏi bể điều hòa lưu lượng theo các giờ
trong ngày………………………………………………………………..……….154
Bảng 4.12. Bảng khái toán kinh tế phương án 1………………………………….158
Bảng 4.13. Bảng khái kinh tế các công trình theo phương án 2………………….162
Bảng 4.14. Bảng thống kê giá thành hai phương án……………………………...165
Bảng 5.1. Bảng tính toán áp lực tổn thất trên đường ống………………………...176
Bảng 6.1. Bảng các thông số thiết kế và tiêu chuẩn thải…………………………187

SVTH: Nguyễn Thu Hương – MSSV: 7132.55 – Lớp 55MN1

2


Thiết kế hệ thống thoát nước Thành phố Ninh Bình đến năm 2030
GVHD: ThS. Phạm Duy Đông

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Bản đồ vị trí của thành phố Ninh Bình……………..…………..……….12
Hình 2.1. Biểu đồ dao động nước thải của Thành phố Ninh Bình…….……...……45
Hình 2.2. Sơ đồ tính toán độ sâu chôn cống đầu tiên………………….…………..52
Hình 4.1. Ngăn tiếp nhận………………………………………………………..…98
Hình 4.2. Song chắn rác…………………………………………………….……100
Hình 4.3. Cấu tạo bể lắng cát ngang……………………………………………108
Hình 4.4. Sân phơi cát…………………………………………………………….107
Hình 4.5. Sơ đồ máng Parsan……………………………………………………..108
Hình 4.6. Sơ đồ cấu tạo của bể AO……………………………………………….112
Hình 4.7. Sơ đồ bể nén bùn đứng………………………...……………………….124
Hình 4.8. Sơ đồ bể Mêtan………………………………………………………...127
Hình 4.9. Sơ đồ máng trộn vách ngăn có lỗ………………………………………134
Hình 4.10. Sơ đồ bể tiếp xúc ngang………………………………………………136
Hình 4.11. Sơ đồ cấu tạo của sân phơi bùn……………………………………….143
SVTH: Nguyễn Thu Hương – MSSV: 7132.55 – Lớp 55MN1

3


Thiết kế hệ thống thoát nước Thành phố Ninh Bình đến năm 2030
GVHD: ThS. Phạm Duy Đông

Hình 4.12. Sơ đồ hoạt động của hệ 4 bể SBR……………………………………147
Hình 4.13. Hệ thống thu nước Decanter của bể SBR…………………………….153
Hình 5.1:Biểu đồ tích lũy nước thải…………………………………………..…169
Hình 5.2.Sơ đồ bố trí van khóa trên đường ống hút và ống đẩy…………………172
Hình 5.3. Sơ đồ xác định cột áp của máy bơm………………………………..…174
Hình 5.4. Đường đặc tính bơm và điểm làm việc của trạm………………………177

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT


Ký hiệu

Nghĩa Dịch

QL1AQuốc lộ 1A
TPThành phố
CNH – HĐH

Công nghiệp hoá - Hiện

đại hoá
KHKT

Khoa học kỹ thuật

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

ĐH – CĐ

Đại học – Cao đẳng

HSSV


Học sinh sinh viên

TDTT

Thể dục thể thao

PA

Phương án

SVTH: Nguyễn Thu Hương – MSSV: 7132.55 – Lớp 55MN1

4


Thiết kế hệ thống thoát nước Thành phố Ninh Bình đến năm 2030
GVHD: ThS. Phạm Duy Đông

MLTN
BTCT

Mạng lưới thoát nước
Bê tông cốt thép

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXD


Tiêu chuẩn xây dựng

XLNT

Xử lý nước thải

BOD

Nhu cầu ôxy Sinh hoá

COD

Nhu cầu ôxy hoá học

DO

Ôxy hoà tan

HTTN

Hệ thống thoát nước

MNCN

Mực nước cao nhất

LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hoa đất nước tạo nên một sức ép lớn với
môi trường, sự phát triển kinh tế - xá hội làm cho đời sống con người ngày càng
được cải thiện và tiện nghi. Các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người thải

ra môi trường rất nhiều chất độc hại gây ảnh hưởng tới môi trường trong đó nước
thải là một trong những nguyên nhân chính. Hiện nay ở nước ta, vấn đề xử lý nước
thải cũng đang dần được quan tâm, nghiên cứu một cách nghiêm túc.
Với mục đích có thể xây dựng được một hệ thống thu gom và xử lý nước thải
hoàn chỉnh qua các kiến thức chuyên ngành đã học, cùng với sự gợi ý và hướng dẫn
của thày giáo Th.S. Phạm Duy Đông em đã nhận đề tài tốt nghiệp:“ Thiết kế hệ
thống thoát nước cho Thành phố Ninh Bình đến năm 2030”.
Nội dung đồ án gồm 2 phần chính:
1. Thiết kế mạng lưới thoát nước thải và nước mưa cho TP Ninh Bình đến năm

2030
2. Thiết kế các công trình xử lý nước thải

SVTH: Nguyễn Thu Hương – MSSV: 7132.55 – Lớp 55MN1

5


Thiết kế hệ thống thoát nước Thành phố Ninh Bình đến năm 2030
GVHD: ThS. Phạm Duy Đông

Trong quá trình thực hiện đồ án em đã được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô
giáo trong bộ môn Cấp thoát nước – Khoa Kỹ thuật Môi trường, đặc biệt làthầy giáo
hướng dẫn Th.S Phạm Duy Đông. Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo đã
giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Do trình độ, kinh nghiệm và thời gian còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo và
các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2014

Sinh viên
Nguyễn Thu Hương

CHƯƠNG I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI,
LỰA CHỌN HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC VÀ TỔ CHỨC
THOÁT NƯỚC
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1 Mở đầu
Thành Phố Ninh Bình là một thành phố trẻ mang trong mình
không khí sôi động, nhộn nhip của một thành phố đang phát triển.
Là Thành Phố vùng trung du bắc bộ với diện tích 1145,31 ha. Phía
Bắc và phía Tây giáp huyện Hoa Lư, phía Nam và Đông giáp huyện
Yên Khánh, phía Đông Bắc giáp huyện Ý Yên (Nam Định).
Ninh Bình là nơi trung chuyển, kết nối giao thoa giữa các vùng
miền kinh tế khu vực. Vị trí của thành phố Ninh Bình thuận lợi về
giao thông, có tuyến đường quốc lộ 1A xuyên Việt và quốc lộ 10 đi
các tỉnh duyên hải Bắc Bộ tới Quảng Ninh. Ga Bình Minh và bến xe
SVTH: Nguyễn Thu Hương – MSSV: 7132.55 – Lớp 55MN1

6


Thiết kế hệ thống thoát nước Thành phố Ninh Bình đến năm 2030
GVHD: ThS. Phạm Duy Đông

khách Bình Minh đều nằm ở trung tâm thành phố, các điều kiện
tạo cho thành phố có khả năng phát triển công nghiệp, thương
mại, giao lưu hàng hoá và tiếp cận nhanh các thành tựu khoa học
kỹ thuật, văn hoá thông tin trong công cuộc CNH - HĐH đất nước.

Bên cạnh đó thành phố Ninh Bình nằm trong khu vực sông Đáy và
sông Vạc, có hai cảng sông là cảng Bình Minh và cảng Ninh Phúc.
Khí hậu ở đây thật ôn hoà, nhiệt độ trung bình hàng năm là 23 oC;
độ ẩm 81% thuận lợi cho thảm thực vật phát triển.
Độ ẩm tương đối trung bình năm là 81%, lượng mưa trung bình
trong năm là 1800 mm. Điều kiện khí hậu như vậy thật thuận tiện
cho việc phát triển nông nghiệp, thâm canh, gieo cấy nhiều vụ
trong năm, đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp. Thành phố Ninh
Bình có môi trường sinh thái tốt, có nhiều đồi, núi, ao hồ và cây
xanh, cộng với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên như vậy tạo nên
thành phốcó nhiều tiềm năng đa dạng và phong phú để phát triển
ngành

du

lịch

dịch

vụ.

Ở thành phố Ninh Bình dân cư sống tập trung. Hiện nay dân số
Thành phố là75142 người, đây là nguồn lao động dồi dào. Đội ngũ
kỹ sư, công nhân có trình độ tay nghề cao có thể đáp ứng, tiếp
nhận nền khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất.
Bên cạnh đó Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố luôn
chú trọng việc xây dựng, tôn tạo hoàn thiện cơ sở kết cấu hạ tầng
như đường điện, nước, đặc biết phát triển giao thông, xây dựng cơ
bản, thông tin liên lạc... và bảo về và giữ gìn an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội. Đây là điều kiện tốt đề phát triển kinh tế xã hội

của thành phố.

SVTH: Nguyễn Thu Hương – MSSV: 7132.55 – Lớp 55MN1

7


Thiết kế hệ thống thoát nước Thành phố Ninh Bình đến năm 2030
GVHD: ThS. Phạm Duy Đông

Hiện nay, thành phố có 2 cụm công nghiệp lớn đó là KCN Ninh
Khánh và KCN Phúc Thành. Đây là những KCN có điều kiện thuận
lợi về giao thông và nguồn lao động, cơ sở kết cấu hạ tầng tương
đối hoàn thiện và đặc biệt chính sách khuyến khích thu hút đầu tư
của tỉnh Ninh Bình đã tạo điều kiện để thu hút các nhà đầu tư
trong và ngoài nước phát triển công nghiệp.
Là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thụât, văn hoá xã hội
của tỉnh với tiềm năng tự nhiên dồi dào, phong phù đa dạng để
phát triển kinh tế xã hội như vậy cùng nhiều chính sách ưu đãi
thông thoáng trong việc phát triển thành phố, thành phố Ninh Bình
có đủ điều kiện để hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
1.1.2 Vị trí địa lý
Thành Phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình. Cách thủ đô Hà Nội 93km theo
QL1A; phía Bắc và phía Tây giáp huyện Hoa Lư, phía Nam và Đông Nam giáp
huyện Yên khánh, phía Đông Băc giáp huyện Ý Yên (Nam Định).
Thành phố nằm ở hữu ngạn sông Đáy, chính giữa 2 cây cầu nối với Nam Định là
ngã ba sông Vạc đổ vào sông Đáy. Khoảng cách từ trung tâm thành phố tới 7 huyện
lỵ khác đều dưới 30km.

SVTH: Nguyễn Thu Hương – MSSV: 7132.55 – Lớp 55MN1


8


Thiết kế hệ thống thoát nước Thành phố Ninh Bình đến năm 2030
GVHD: ThS. Phạm Duy Đông

Hình 1.1. Bản đồ vị trí của thành phố Ninh Bình
Nằm ở vị trí trung tâm cửa ngõ miền Bắc, thành phố Ninh Bình có QL1A xuyên
Việt và quốc lộ 10 đi các tỉnh duyên hải Bắc Bộ tới Quảng Ninh. Ga Bình Minh và
bến xe khách Bình Minh đều nằm ở trung tâm thành phố. Dự án đường cao tốc
Ninh Bình - Cầu Giẽ, Ninh Bình - Vinh và đường sắt cao tốc Bắc Nam đang triển
khai sẽ mở ra tiềm năng lớn cho việc mở rộng và phát triển thành phố
Về giao thông thủy, thành phố nằm bên hai sông lớn là sông Đáy và sông Vạc, có
hai cảng sông là cảng Bình Minh và cảng Ninh Phúc, trong đó cảng Ninh Phúc là
cảng sông cấp một, cảng Bình Minh là cảng sông cấp hai. Cả hai cảng đều nằm
trong danh sách cảng sông được ưu tiên đầu tư xây dựng.
1.1.3 Khí hậu
TP Ninh Bình có những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông
lạnh nhưng còn nhiều ảnh hưởng của khí hậu ven biển, rừng núi so với điều kiện
SVTH: Nguyễn Thu Hương – MSSV: 7132.55 – Lớp 55MN1

9


Thiết kế hệ thống thoát nước Thành phố Ninh Bình đến năm 2030
GVHD: ThS. Phạm Duy Đông

trung bình của vĩ tuyến; thời kỳ đầu mùa đông tương đối khô, nửa cuối ẩm ướt, mùa
hạ nóng ẩm, nhiều mưa, bão. Thời tiết hàng năm chia thành bốn mùa khá rõ: Xuân,

Hạ, Thu, Đông.
Mùa hè: Nóng ẩm và mưa nhiều, thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 được
phân làm hai thời kỳ:
+Thời kỳ thứ nhất diễn ra từ tháng 5 đến tháng 7: trời nóng bức, nhiệt độ ngoài trời
lên cao, nắng mưa thất thường kèm theo giông bão, đôi khi có những trận gió Lào
làm cho cây cối, lúa màu khô héo, thời kỳ này mưa tập trung có thể gây ngập úng.
+ Thời kỳ thứ hai từ tháng 7 đến tháng 9: nhiệt độ giảm chút ít nhưng thường có
mưa kéo dài gây ngập úng cục bộ.
Mùa đông: kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 0C, nhiệt độ trung bình tháng thấp
nhất (thường là tháng 1) khoảng 13-15 0C và cao nhất (tháng 7) khoảng 28,5 0C.
Lượng mưa trung bình năm 1800 mm. Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng
1100 giờ.
Lượng Mưa: lượng mưa trong năm khoảng 1700 - 1800ml, tập trung vào tháng 6,
7, 8, trong thời gian này lượng mưa chiếm 70-80% lượng mưa trong năm, có những
trận mưa to gây ngập úng cục bộ cùng với việc nước đầu nguồn tràn về các sông,
suối gây nên lũ lụt. Mưa ít vào tháng 12, 1, 2. Lượng mưa giữa vùng đồi núi và
đồng bằng trung du chênh lệch nhau khá lớn. Riêng vùng núi Cánh Diều là tâm mưa
của toàn tỉnh, có năm lượng mưa trung bình lên tới 2630mm.
Độ ẩm: độ ẩm bình quân hàng năm là 84 - 85%.
Nắng: số giờ nắng bình quân 1600 -1700 giờ/năm, mặc dù bình quân theo năm
cao nhưng giữa các tháng lại chênh lệch nhau rất nhiều, thường các tháng có số giờ
nắng cao là tháng mùa hè, thấp nhất là các tháng giữa đông.

SVTH: Nguyễn Thu Hương – MSSV: 7132.55 – Lớp 55MN1

10


Thiết kế hệ thống thoát nước Thành phố Ninh Bình đến năm 2030

GVHD: ThS. Phạm Duy Đông

Chế độ gió: hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9.
Gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau có kèm theo sương muối.
1.1.4 Điều kiện địa chất công trình và địa chất thủy văn
a. Điều kiện địa chất thủy văn
TP Ninh Bình có những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông
lạnh nhưng còn nhiều ảnh hưởng của khí hậu ven biển, rừng núi so với điều kiện
trung bình của vĩ tuyến; thời kỳ đầu mùa đông tương đối khô, nửa cuối ẩm ướt, mùa
hạ nóng ẩm, nhiều mưa, bão. Thời tiết hàng năm chia thành bốn mựa khá rõ: Xuân,
Hạ, Thu, Đông. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 0C, nhiệt độ trung bình tháng
thấp nhất (thường là tháng 1) khoảng 13-15 0C và cao nhất (tháng 7) khoảng 28,5 0C.
Lượng mưa trung bình năm 1800 mm. Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng
1100 giờ.
b. Điều kiện địa chất công trình
Bảng 1.1. Điều kiện địa chất công trình thành phố Ninh Bình
Đất

1.2

Đất trồng trọt

0,0m-2,5m

Đất á cát

2,5m-6,0m

Cát


6,0m-9,0m

Đất sét

9,0m-12,0m

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI
1.2.1. Hiện trạng dân số và sự phân bố dân cư
a. Hiện trạng
Toàn Thành Phố bao gồm 9 phường 3 xã:
+ Dân số toàn thành phố: 75142 người tính đến năm 2014, trong đó dân số thành thị
chiếm 86,09%, dân số nông thôn là 13,91%
- Dân số nội thị:

64690 người

- Dân số ngoại thị:

10452 người

SVTH: Nguyễn Thu Hương – MSSV: 7132.55 – Lớp 55MN1

11


Thiết kế hệ thống thoát nước Thành phố Ninh Bình đến năm 2030
GVHD: ThS. Phạm Duy Đông

- Tỷ lệ tăng dân số: 1,13%
b. Dự báo quy mô dân số đến năm 2030

Dân số 2030 = 75142×(1+0,013)16= 92392 người
1.2.2 Hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố 1145,3 ha. Trong đó nội thị: 972,1 ha;
ngoại thị: 373,2 ha. Đất xây dựng đô thị 890,47 ha, bình quân 118,5 m2/người.
1.2.3 Hiện trạng kinh tế
a. Công nghiệp
TP Ninh Bình hình thành 2 khu công nghiệp tập trung là KCNNinh Khánh quy
mô 74 ha bao gồm các xí nghiệp sản xuất dệt may, đồ hộp công nghiệp nhẹ và KCN
Phúc Thành xây dựng được một số nhà máy quy mô 67ha. Ngoài ra thành phố còn
có một số xí nghiệp, nhà máy công nghiệp quy mô nhỏ phân bố dải rác trong thành
phố.
b. Thương mại, dịch vụ
Trong quy hoạch phát triển kinh tế vùng duyên hải Bắc Bộ, thành
phố Ninh Bình là một đầu mối thương mại, dịch vụ ở phía nam của
vùng. Thành phố phát triển mạnh các dịch vụ lưu trú, điều hành,
phân phối khách tham quan đi các khu du lịch lớn ở khu vực.
Ninh Bình cũng là đô thị giàu tiềm năng du lịch văn hoá, giải trí,
ẩm thực, hội nghị và thể thao… Nhà thi đấu thể thao tỉnh và sân
vận động Ninh Bình thường diễn ra những sự kiện của tỉnh và khu
vực.
c. Nông nghiệp
Đất nông nghiệp Ninh Bình chủ yếu phục vụ cho quá trình đô
thị hoá thành phố. Ngoài ra, các vùng sản xuất chuyên canh hàng
hoá được quy hoạch như vùng rau sạch Ninh Sơn, làng hoa Ninh
Phúc. Thành phố cũng phát triển mạnh nghề thủ công truyền

SVTH: Nguyễn Thu Hương – MSSV: 7132.55 – Lớp 55MN1

12



Thiết kế hệ thống thoát nước Thành phố Ninh Bình đến năm 2030
GVHD: ThS. Phạm Duy Đông

thống ở các xã ven đô như: nghề mộc Phúc Lộc, trồng cây cảnh và
đá mỹ nghệ...
1.2.4 Giáo dục
Một sô trường có trên địa bàn thành phố như: trường Công Nghệ quy mô 4ha;
trường Quản trị Kinh doanh quy mô 2,5ha; CĐ kĩ thuật Cơ khí 1 quy mô 1,2ha;
trường THPT chuyên Toán-Tin quy mô 0,88ha; trường THPT Lê Lợi quy mô
0,96ha; HV kĩ thuật Thông tin quy mô 3,5ha và các trường mầm non, tiểu học,
THCS khác. Học sinh, sinh viên theo học các trường đang tăng lên theo từng năm.
1.2.5 Y tế
Thành phố có 3 trung tâm y tế lớn:
BV Đa khoa tỉnh dự kiến đến năm 2030 sẽ có 400 giường bệnh
BV Quân Y dự kiến năm 2030 có 300 giường bệnh
BV Đông y Vân Giang dự kiến năm 2030 có 250 giường bệnh.
Bên cạnh đó là các trung tâm tư vấn sức khỏe, khám bệnh tại các cơ sở, địa phương
rải rác trong thành phố.
1.2.6 Hiện trạng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật
a. Giao thông
- Tuyến đường
+ Quốc lộ 1A: Chạy dọc qua tỉnh và trung tâm Thành Phố, đoạn tuyến qua Thành
Phố dài 12,0 km, quy mô mặt cắt ngang từ 12m-37m, gồm đoạn đường đô thị và
ngoài đô thị, chất lượng mặt đường tốt.
+ Các tuyến đường trong thành phố có chất lượng đảm bảo phục vụ cho lưu thông
nội thành. Khu vực ngoại thành, hệ thống hạ tầng giao thông còn kém phát triển.
- Hệ thống bến xe đối ngoại hiện có 1 bến xe đối ngoại tổng hợp (hàng hóa và hành
khách) tại khu vực cửa ngõ phía Đông Nam thành phố có quy mô 1,2 ha (Toàn khu
khu vực).


SVTH: Nguyễn Thu Hương – MSSV: 7132.55 – Lớp 55MN1

13


Thiết kế hệ thống thoát nước Thành phố Ninh Bình đến năm 2030
GVHD: ThS. Phạm Duy Đông

- Tuyến đường sắt: đoạn tuyến đi qua khu vực Thành Phố nằm trên tuyến đường sắt
quốc gia TP.Hồ Chí Minh - Huế - Hà Nội. Chiều dài đoạn tuyến qua thành
phố11,89 km, khổ đường 1,0 m.
- Ga đường sắt ga đường sắt hiện nay nằm trong trung tâm thành phố, quy mô ga
6,5ha. Trong tương lai sẽ chuyển dịch về phía Nam xây dựng ga mới, đảm bảo vị trí
và vai trò mới.
- Đường không: hiện Thành Phố và tỉnh không có sân bay dân dụng riêng.
b. Cấp điện
Được cấp điện từ mạng lưới điện quốc gia qua đường dây 110KV-35KV (Hà NộiNinh Bình).
Nguồn điện: Trạm 110KV Ninh Bình có công suất 40.000+25.000KVA
Đường dây: Đường dây 110KV có chiều dài 64,3km
Đường dây 35KV có chiều dài 305,5km
Đường dây 10KV có chiều dài 663,9km
Đường dây 6KV có chiều dài 37,3km.
Trạm biến áp trung gian 35/6 (10KV) có 10 trạm với tổng công suất đặt
65.900KVA. Trạm biến áp phân phối 35,10,6/0,4KV có 720 trạm với tổng công
suất đặt là 395.099 KVA
Hiện nay 99% các xã, phường trên địa bàn thành phố được phủ lưới điện quốc gia
và 99% số dân được dùng điện lưới. Hàng năm, Tổng công ty điện lực Việt Nam đã
đầu tư vốn sửa chữa lớn 3-3,5tỷ VNĐ để cải tạo nâng cấp lưới điện như: thay sứ
tăng độ an toàn, tăng tiết diện dây mở rộng khả năng tải, xây dựng mạng vòng khép

tăng độ an toàn cấp điện, giảm tổn thất điện năng xuống mức thấp nhất.
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống, tăng khả năng cấp điện, một số các công
trình điện ở thành phố Ninh Bình đang được xây dựng và đầu tư như:

SVTH: Nguyễn Thu Hương – MSSV: 7132.55 – Lớp 55MN1

14


Thiết kế hệ thống thoát nước Thành phố Ninh Bình đến năm 2030
GVHD: ThS. Phạm Duy Đông

- Xây dựng đường dây 22KV mạch kép đi Ninh Khánh và Phúc Thành cấp cho các
khu công nghiệp, cụm công nghiệp mới với lưới điện 22KV.
- Xây dựng các trục 35KV, 22KV khép kín giứa các trạm 110KV đảm bảo ổn định
cấp điện trên địa bàn TP Ninh Bình ngày càng cao hơn.
c. Cấp nước
Thành phố hiện có 3 nhà máy cấp nước với công suất khoảng 6
vạn m3/ngày đêm, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử
dụng của người dân. Nguyên nhân chính là do tổn thất trên hệ
thống mạng lưới quá lớn, khoảng 40% cao hơn mức cho phép
nhiều lần. Hiện nay thành phố đang triển khai khắc phục tình trạnh
tổn thất trên mạng lưới cũng như các dự án xây dựng các nhà máy
cấp nước sạch hiện đại để có thể phục vụ tốt nhu cầu của người
dân. Nguồn nước cấp cho các nhà máy có thể là nước từ các hệ
thống sông hoặc từ nguồn nước ngầm.
* Nguồn nước mặt:
Ninh Bình là tỉnh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc cũng là
nguồn nước chủ yếu cấp cho dân sinh và phát triển kinh tế của
toàn tỉnh. Các sông lớn đáng chú ý của tỉnh là:

Sông Đáy: dài 240km, diện tích lưu vực là 5.800km 2 trong đó có
45% lưu vực thuộc về núi đồi, 55% thuộc về đồng bằng, có 680km 2
núi đá vôi. Lưu lượng kiệt 230m3/s.
Các sông khác:
Ngoài sông Đáy Ninh Bình còn có sông Vạc, sông Hoàng Long
và một số hệ thống sông ngòi vừa và nhỏ và nhiều ao hồ khác.
* Nguồn nước ngầm:
Bao gồm nước ngầm tầng nông và nước ngầm tầng sâu (nước có
áp)

SVTH: Nguyễn Thu Hương – MSSV: 7132.55 – Lớp 55MN1

15


Thiết kế hệ thống thoát nước Thành phố Ninh Bình đến năm 2030
GVHD: ThS. Phạm Duy Đông

Nước ngầm tầng nông được xây dựng và khai thác khắp địa

-

bàn trong tỉnh nhưng

chỉ dùng dưới hình thức hộ gia đình.

Không được tận dụng khai thác .
Nước ngầm tầng sâu được phân bố khá rộng trong tỉnh, loại

-


nước chứa trong các khe nứt đá vôi trong hang Castơ được phân
bố chủ yếu ở phía Nam của tỉnh, chỉ khai thác để cấp nước cục
bộ.
* Đánh giá nguồn nước:
- Lưu lượng nước mặt khá phong phú có khả năng cấp nước cho
đô thị trong giai đoạn trước mắt cũng như dài hạn (sông Đáy).
- Theo bảng xét nghiệm nước sông Đáy cho ta kết quả: chất
lượng nước đảm bảo có thể xử lý trước khi đưa vào sử dụng.
* Chọn nguồn:
Chọn nguồn nước sông Đáy để cấp cho nhu cầu sinh hoạt của
thành phố Ninh Bình. Ngoài nhà máy nước Ninh Bình hiện có công
suất 20.000m3/ngđ. Xây dựng mới nhà máy nước Đông Thành,
công suất 34.000m3/ngđ lấy nguồn nước sông Đáy. Vị trí trạm bơm
1 và nhà máy nước nằm phía trên trạm bơm Bạch Cừ 1km.
- Dây chuyền công nghệ xử lý nước :
TB1 - Bể lắng tiếp xúc - Bể lọc nhanh - Khử trùng - Bể chứa nước
sạch - TB2 - Mạng tiêu thụ.
* Mạng lưới đường ống:
Tận dụng mạng đường ống đã có và đã cải tạo. Mạng lưới cấp
nước thiết kế mạng vòng khép kín (tổng số vòng: 22) và các ống
nhánh. Tổng chiều dài ống 65.800m ứng với đường kính từ 100mm
- 400mm. Trong đó có 7.000m ống hiện trạng.
- Vật liệu ống: ống gang.

SVTH: Nguyễn Thu Hương – MSSV: 7132.55 – Lớp 55MN1

16



Thiết kế hệ thống thoát nước Thành phố Ninh Bình đến năm 2030
GVHD: ThS. Phạm Duy Đông

- Điện năng: sử dụng mạng lưới điện thành phố để cấp cho nhà
máy nước.
- Chữa cháy: dự kiến 2 đám cháy cho toàn Thành phố, mỗi đám
tính lưu lượng 201/s, thời gian kéo dài của một đám cháy là 3 giờ
- Áp lực: áp lực tự do tại điểm xa nhất là 12,6m đủ cấp cho nhà 2
tầng.
- Đài điều hoà: không xây dựng đài điều hoà. Lượng nước cần
điều hoà trữ trong bể chứa, vào giờ dùng nước cao nhất tăng
cường bơm để đáp ứng nhu cầu cần thiết. Máy bơm cấp 2 dùng
loại biến tần
d. Thoát nước
Hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố đã được xây dựng
từ khá lâu cùng với hệ thống đường giao thông, tỷ lệ các hộ đấu
nối vào mạng lưới thoát nước đô thị nhiều nơi còn rất thấp. Các
tuyến cống được xây dựng và bổ sung chắp vá, có tổng chiều dài
ngắn hơn nhiều so với chiều dài đường phố, ngõ xóm. Nhiều tuyến
cống có độ dốc kém, bùn cặn lắng nhiều, không ngăn được mùi hôi
thối. Nhiều tuyến cống lại không đủ tiết diện thoát nước hay bị phá
hỏng, xây dựng lấn chiếm, gây úng ngập cục bộ. Úng ngập thường
xuyên xảy ra nhiều nơi về mùa mưa. Nước thải nhà vệ sinh phần
lớn chảy qua bể tự hoại rồi xả ra hệ thống thoát nước chung tới
kênh, mương, ao hồ tự nhiên hay thấm vào đất. Hiện nay cơ sở hạ
tầng liên quan đến vấn đề thoát nước thải đã được chú ý và đang
có những dự án đầu tư để xây dựng hệ thống mạng lưới thoát nước
thành phố và nhà máy xử lí nước thải.
Trước đây, hệ thống các cống thoát nước trên địa bàn thành phố
được xây dựng cùng lúc với quá trình xây dựng đường giao thông,

cũng đã khá đầy đủ nhưng do chưa có kế hoạch phát triển lâu dài

SVTH: Nguyễn Thu Hương – MSSV: 7132.55 – Lớp 55MN1

17


Thiết kế hệ thống thoát nước Thành phố Ninh Bình đến năm 2030
GVHD: ThS. Phạm Duy Đông

nên hệ thống thoát nước này chủ yếu là hệ thống mương máng hở,
tập trung nước để xả ra sông Đáy và hiện nay thì nước sông đã bắt
đầu bị ô nhiễm và cần có biện pháp để xử lí trường hợp này, tránh
để xảy ra tình trạng ô nhiễm nặng. Hệ thống thoát nước lạc hậu,
chưa hoàn chỉnh và ngày một xuống cấp. Thành phố ngày một
thường xuyên hơn phải đối mặt với tình trạng ngập lụt cục bộ vào
mùa mưa.
Hiện nay Ninh Bình vẫn chưa có nhà máy xử lí nước thải công
suất lớn.
e. Hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn
Khu xử lý chất thải rắn hiện tại ở chân núi Cánh Diều xã Ninh Khánh. Diện tích 5,5
ha đã được xây dựng từ năm 2006. Phương pháp xử lý chủ yếu là đổ, san lấp tự
nhiên, chưa hợp vệ sinh.
+ Phương tiện thu gom:
Thành phố có 3 xe ép chất thải rắn (CTR), tải trọng 2,5 tấn /xe, 1 xe đầm CTR, 21
xe đẩy tay và 2 xe phun nước rửa đường.
+ Khối lượng thu gom CTR:
Lượng CTR thải ra hàng ngày của thành phố khoảng 100 m3/ngày. Công ty quản lý
và dịch vụ thành phố mới chỉ thu gom được khoảng 60 m3/ngày ( chiếm 60%),
phần còn lại tồn đọng trong các ngõ, phố ao, hồ.

Chất thải rắn y tế tại các bệnh viện do bệnh viện tự xử lý bằng cách đốt hoặc chôn
lấp.
1.2.7 Nhận xét, đánh giá hiện trạng
a. Ưu điểm
Kiến trúc: TP Ninh Bình đã hình thành được mạng kinh doanh thương nghiệp, đã
xây dựng được trung tâm chính trị khang trang hoàn chỉnh, hệ thống giáo dục, y tế,
văn hóa đã được từng bước được xây dựng. Về công nghiệp đã xây dựng được khu

SVTH: Nguyễn Thu Hương – MSSV: 7132.55 – Lớp 55MN1

18


Thiết kế hệ thống thoát nước Thành phố Ninh Bình đến năm 2030
GVHD: ThS. Phạm Duy Đông

công nghiệp tập trung Ninh Khánh và Phúc Thành, ban đầu có diện tích nhỏ nhưng
quy mô sẽ tăng dần lên trong tương lai. Về cây xanh thành phố đang hình thành các
vườn hoa công viên phía Tây Bắc, Đông Nam và trung tâm của thành phố. Du lịch
dịch vụ thương mại hình thành khu du lịch sông Đáy và sông Vạc, du khách đi
thuyền dọc theo con sông thưởng ngoạn cảnh đẹp và cuộc sống tấp nập ven sông.
Hạ tầng kỹ thuật:
+ Giao thông thuận tiện về giao thông đối ngoại có QL1A: Chạy dọc qua tỉnh và
trung tâm Thành phố, đoạn tuyến qua Thành Phố dài 12,0 km, quy mô mặt cắt
ngang từ 12m-37m, gồm đoạn đường đô thị và ngoài đô thị, chất lượng mặt đường
tốt.. Mặt đuờng trong khu vực thị xã cũ đã trải nhựa hầu hết thực hiện tốt việc nâng
cấp và hoàn thiện giao thông nội thị.
+ Chuẩn bị kỹ thuật Thành phố Ninh Bình có địa hình là vùng đồng bằng, cao độ ít
thay đổi thuận lợi cho xây dựng, có sông Đáy và sông Vạc là nguồn nước phục vụ
tưới tiêu và cũng là nơi du lịch tốt.

+ Cấp nước: dự án xây dựng hệ thống cấp nước và xử lý nước cấp nhằm mục đích
nâng cao chất lượng vệ sinh sinh hoạt cho dân cư thành phố.
+ Cấp điện: Nguồn điện cấp cho thành phố Ninh Bình là lưới điện quốc gia 110KV
đáp ứng được nhu cầu phát triển thị xã, đã hình thành hệ thống lưới điện trung áp và
hạ áp.
+ Thoát nước bẩn VSMT: đã hình thành hệ thống thoát nước của thị xã nhưng chưa
hòan chỉnh, đã có khu xử lý chất thải rắn tại khu vực xã Ninh Phong.
b.Nhược điểm
Kiến trúc: Diện tích sàn bình quân 123 m 2/người. Hệ thống dịch vụ công cộng chưa
hoàn chỉnh. Các công trình giáo dục, y tế, văn hóa còn chưa đồng bộ, bộ mặt kiến
trúc chưa được chỉnh trang đồng bộ với khu vực. Diện tích cây xanh còn ít, dịch vụ
du lịch còn chưa được đầu tư thỏa đáng để có thể đem lại nguồn thu lớn từ du lịch

SVTH: Nguyễn Thu Hương – MSSV: 7132.55 – Lớp 55MN1

19


Thiết kế hệ thống thoát nước Thành phố Ninh Bình đến năm 2030
GVHD: ThS. Phạm Duy Đông

cho thành phố. KCN Ninh Khánh, Phúc Thành đang tiếp tục triển khai xây dụng
khu trung tâm và khu đầu mối hạ tầng kỹ thuật.
Hạ tầng kỹ thuật:
+ Giao thông: hoàn thiện mạng lưới đường nội thị, hoàn thiện các đầu mối cửa ngõ
gắn kết với hệ thống đường đối ngoại mật độ đường giao thông chính chỉ đạt 32,5
so với nhu cầu cần thiết. Hệ thống các công trình phục vụ như điểm đỗ xe, hệ thống
cung cấp nhiên liệu, sửa chữa bảo dưỡng chưa hoàn chỉnh, nhưng đang trong giai
đoạn hoàn thiện dần theo quy hoạch thành phố.
+ Chuẩn bị kỹ thuật: Mấy năm gần đây việc xây dựng không được kiểm soát, do

vậy san lấp mặt bằng xây dựng không tuân theo 1 nguyên tắc thống nhất nên ảnh
hưởng đến việc thoát nước đô thị. Hệ thống cống đô thị không đồng bộ chắp và nên
việc thoát nước chưa đảm bảo. Nước xả tự nhiên gây ô nhiễm môi trường chưa có
hệ thống cống bao nước bẩn nước bẩn xả mất vệ sinh, cần có biện pháp bảo vệ
nguồn nước hai con sông Đáy và Vạc tránh để ô nhiễm sông trong tương lai.
+ Cấp nước: chưa có hệ thống chính thức cấp nước sạch trong thành phố, chính vì
vậy, dự án nhằm mục đích nâng cao chất lượng vệ sinh sinh hoạt, cấp nước sinh
hoạt đạt tiêu chuẩn đến người sử dụng.
+ Cấp điện: mạng điện thành phố đang trong giai đoạn hoàn thiện. Lưới điện trung
áp cũng như hạ áp có tiết diện dây phù hợp, truyền tải ổn định. Lưới 6KV và 35KV
phát triển tùy tiện theo nhu cầu phụ tải không theo quy hoạch.
+ Thoát nước bẩn VSMT: thành phố chưa có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh, khu
vực trung tâm thị xã có một số tuyến thoát nước chung, ngoài khu vực trung tâm
chưa có hệ thống thoát nước nước mưa và nước bẩn tự thấm. Nước bẩn chưa được
xử lý xả ra sông Đáy và sông Vạc là nguyên nhân gây ô nhiễm mặt nước hồ khu xử
lý chất thải rắn hiện gần khu dân cư chưa đật tiêu chuẩn vệ sinh gây ô nhiễm khu
vực xung quanh. CTR chỉ thu gom được 60%, CTR y tế tự xử lý bằng cách đốt hoặc
chôn lấp.

SVTH: Nguyễn Thu Hương – MSSV: 7132.55 – Lớp 55MN1

20


Thiết kế hệ thống thoát nước Thành phố Ninh Bình đến năm 2030
GVHD: ThS. Phạm Duy Đông

TP Ninh Bình còn nhiều nơi chưa được đầu tư mạng lưới kỹ thuật hạ tầng kỹ thuật
và hạ tầng xã hội còn ảnh hưởng nhiều đến môi trường đô thị.
Khu đô thị mới, các công trình công cộng chưa tạo được bộ mặt đô thị.

1.3QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
1.3.1 Phát triển không gian đô thị
- Căn cứ vào quy mô dân số, diện tích, tốc độ phát triển của TP Ninh Bình cho các
giai đoạn 2010 - 2020 và 2020 - 2030 đô thị phát triển về phía Bắc và phía Nam
thành phố.
- Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất đô thị quy chuẩn xây dựng Việt Nam, vận dụng
theo tiêu chuẩn đô thị lọai II, nhu cầu phát triển đô thị trong thời gian tới và quỹ đất
xây dựng, dự báo nhu cầu sử dụng đất như sau:
- Tổng diện tích xây dựng đô thị:
+ Hiện trạng: 1145,3 ha, bình quân 118,5 m2/người.
+ Dài hạn (2030): 1235,8 ha, bình quân 133,8 m2/người.
1.3.2 Phân bố công nghiệp
- Năm 2014 mở rộng hai khu công nghiệp: KCN Ninh Khánh 74 ha, KCNPhúc
Thành 67 ha. Dự kiến xây dựng các loại công nghiệp như nhà máy lắp ráp điện tử,
nhà máy sứ, may xuất khẩu, sản xúât phụ kiện cho nhà máy Honda, Toyota, dây cáp
điện, má phanh, nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến nông sản thực phẩm, xí
nghiệp dệt quần áo TDTT, xí nghiệp sản xuất giầy thể thao, nhà máy chế biến hoa
quả, nước ngọt, rượu nho...
Quỹ đất công nghiệp nằm phía đầu hướng gió Đông thành phố, nên ngoài những
yêu cầu quản lý chặt chẽ về khử khói bụi triệt để và không bố trí những công nghiệp
thải độc hại, bên cạnh đó cần chú ý xử lý triệt để nước thải.
1.3.3 Phân bố dân cư và đất đai
Quy mô dân số:

SVTH: Nguyễn Thu Hương – MSSV: 7132.55 – Lớp 55MN1

21


Thiết kế hệ thống thoát nước Thành phố Ninh Bình đến năm 2030

GVHD: ThS. Phạm Duy Đông

Dân cư của Thành phố quy hoạch đến 2030 phân bố ở 2 khu vực
Khu vực 1: 44503 người
Khu vực 2: 47888 người
Tổng dân số: 92392 người
1.3.4 Định hướng thoát nước trong xây dựng Đô thị
Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải cho các khu dân cư và các
KCN bảo đảm phát triển hệ thống thoát nước ổn định, bền vững trên cơ sở xây dựng
đồng bộ hệ thống thoát nước mưa, nước thải từ thu gom, chuyển tải đến xử lý theo
từng lưu vực phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội và giảm thiểu các tác
động của biến đổi khí hậu
Thiết kế hệ thống thoát nước riêng, nước mưa và nước thải được thiết kế thành
hai hệ thống thoát nước riêng biệt.
Nước thải các hộ dân được xử lý cục bộ và thu gom về trạm xử lý nước thải,
nước thải xử lý đạt loại A theo QCVN 40:2011/BYT mới được thải ra môi trường.
Phân vùng, lưu vực tiêu thoát nước; dự báo yêu cầu thoát nước và tổng lượng
nước thải; xác định phương án thoát nước, xử lý nước thải theo từng lưu vực tự
nhiên và mạng lưới đường xá theo quy hoạch
1.4 LỰA CHỌN HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC VÀ TỔ CHỨC THOÁT
NƯỚC
1.4.1 Lựa chọn hệ thống thoát nước
a. Cơ sở lựa chọn hệ thống thoát nước
- Mặt bằng quy hoạch không gian TP Ninh Bình đến năm 2030, tỷ
lệ 1/10000
- Hiện trạng mạng lưới thoát nước:

SVTH: Nguyễn Thu Hương – MSSV: 7132.55 – Lớp 55MN1

22



Thiết kế hệ thống thoát nước Thành phố Ninh Bình đến năm 2030
GVHD: ThS. Phạm Duy Đông

+ Hệ thống thoát nước của toàn thành phố chưa hoàn chỉnh, chưa
đáp ứng được nhu cầu tiêu thoát, một số đường phố chưa có hoặc
có cũng rất đơn giản, tạm thời.
+ Mạng lưới đường ống thoát nước chung đã quá cũ nên lạc hậu,
hư hỏng và xuống cấp, kích thước đường kính ống nhỏ, chất lượng
kém, không đáp ứng đủ nhu cầu thoát nước mưa và nước thải của
Thành phố gây ra hiện tượng ngập úng cục bộ, môi trường bị ô
nhiễm.
+ Mạng lưới cống thoát nước phân bố không đều trên toàn Thành
phố, dẫn đến tình trạng một số khu vực nước thải chưa được xử lý
đạt tiêu chuẩn đã xả ra môi trường, ảnh hưởng tới chất lượng
nguồn nước ở đây.
+ Thoát nước mưa: Xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng biệt
với nước thải sinh hoạt. Trừ một số vị trí khu mật độ trung bình
thấp ở phía Tây Bắc nhu cầu thoát nước thải tương đối thấp, xây
dựng hệ thống thoát nước chung về lâu dài phải xây dựng hệ
thống thoát nước riêng.
+ Thoát nước thải: Thiết kế hệ thống thoát nước riêng, nước mưa
và nước thải được thiết kế thành hai hệ thống thoát nước riêng
biệt. Nước thải các hộ dân được xử lý cục bộ và thu gom về trạm
xử lý nước thải, nước thải xử lý đạt loại A theo QCVN 14:2008 mới
được thải ra môi trường.
Dựa trên các điều kiện như địa hình,khí hậu,các điều kiện địa
chất thủy văn và hiện trạng thoát nước của thành phố tiến hành
phân tích các hệ thống thoát nước với nhau ta lựa chọn xây dựng

Hệ thống thoát nước cho Thành phố Ninh Bình đến năm
2030 là hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn.

SVTH: Nguyễn Thu Hương – MSSV: 7132.55 – Lớp 55MN1

23


Thiết kế hệ thống thoát nước Thành phố Ninh Bình đến năm 2030
GVHD: ThS. Phạm Duy Đông

1.4.2 Tổ chức thoát nước thải
Khu vực thiết kế gồm 12 xã, phường. Khu vực có 2 khu công nghiệp (KCN Phúc
Thành và KCN Ninh Khánh) nằm sát khu dân cư. Khu vực 2 có diện tích nhỏ, mật
độ dân cư không lớn.
Hai con sông: sông Vạc và sông Đáy bao quanh Thành phố. Hai vùng nằm liền kề
nhau. Dựa vào điều kiện tự nhiên, đặc điểm địa hình đô thị và khu dân cư, ta đề xuất
phương án tổ chức thoát nước cho khu vực thiết kế là tổ chức thoát nước tập trung.
- Toàn bộ nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất (đã qua xử lý sơ bộ) các khu

vực trong thành phố đều được thu gom tập trung về 1 Trạm xử lý tập trung của
Thành phố.
- Đặt trạm xử lý ở phía Đông của Thành phố, cạnh sông Đáy, nơi thấp nhất của
Thành Phố; nước thải sau xử lý đạt chuẩn loại A theo QCVN 40:2011/BTNMT
sẽ đổ ra sông Đáy
- Trạm xử lý được đặt ở đây do:
+ Nằm ở cuối nguồn nước. Đây lại là khu vực có cốt địa hình thấp nhất của thành
phố.
+ Vùng ngoại thành nên chi phí giải phóng mặt bằng không cao.
Phương án tổ chức thoát nước tập trung:

Ưu điểm: Thoát nước tập trung hạn chế được việc xây dựng nhiều trạm xử lý, giảm
được giá thành xây dựng và chi phí quản lý trạm xử lý. Vị trí đặt trạm xử lý nằm ở
khu đất trống cuối nguồn nước, cách xa khu dân cư bảo đảm vệ sinh cho khu vực
dân cư. Nước sau xử lý xả ở cuối dòng chảy đảm bảo ổn định sinh thái các khu vực
phía trên có thể khai thác sử dụng nguồn nước hợp lý. Ngoài ra, thực tế đã cho thấy,
hiệu suất xử lý chung hỗn hợp nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất trên một
trạm công suất lớn cho hiệu quả cao hơn so với trên những trạm công suất nhỏ riêng
lẻ.
Nhược điểm:Các tuyến cống thoát nước tập trung dài hơn. Với địa hình không quá
dốc, việc xây dựng tổ chức thoát nước tập trung lại gặp vấn đề về thi công nhiều
trạm chuyển bậc.

SVTH: Nguyễn Thu Hương – MSSV: 7132.55 – Lớp 55MN1

24


Thiết kế hệ thống thoát nước Thành phố Ninh Bình đến năm 2030
GVHD: ThS. Phạm Duy Đông

1.4.3. Tổ chức thoát nước mưa
Nước mưa là nước chảy bề mặt, nên nước sẽ chảy theo địa hình mặt đất, trong
những trường hợp cần thiết mới xây dựng cống có áp và trạm bơm. Vì vậy cần thoát
nước mưa cho mỗi lưu vực sao cho nước chảy vào nguồn tiếp nhận được nhanh
nhất với chiều dài cống thoát nước ngắn nhất. Phân chia thành phố thành nhiều lưu
vực nhỏ phù hợp với địa hình tự nhiên và mạng lưới đường theo quy hoạch và lựa
chọn tổ chức thoát nước phân tán cho thoát nước mưa.
Chia thành phố thành 8 lưu vực thoát nước mưa, nước mưa của mỗi lưu vực
được thu gom bởi cống thoát nước mưa đặt ở triền thấp nhất của lưu vực để đảm
bảo nước mưa có thể tự chảy được ra điểm xả ở sông gần nhất.

Kết luận:
+ Lựa chọn hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn cho nước mưa và nước thải.
+ Nước mưa được thoát với nhiều lưu vực phân tán sao cho chảy nhanh nhất ra sông
+ Nước thải chảy từ các ống đường phố ra ống lưu vực vuông góc với đường đồng

mức, được ống chính đặt ở triền thấp nhất của thành phố thu gom đưa đến trạm
bơm, bơm về trạm xử lý nước thải tập trung duy nhất của thành phố để xử lý rồi xả
ra nguồn tiếp nhận.

SVTH: Nguyễn Thu Hương – MSSV: 7132.55 – Lớp 55MN1

25


×