Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng trụ sở tổng công ty đầu tư và phát triển nhà hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.18 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THÙY DUNG
KHÓA: 2012 - 2014

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRỤ SỞ TỔNG CÔNG TY
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
--------------------------------

NGUYỄN THỊ THÙY DUNG
KHÓA: 2012 - 2014

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRỤ SỞ TỔNG CÔNG TY
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ NỘI


Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHẠM VĂN BỘ

Hà Nội - 2014


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà trường, Phòng
Đào tạo, Khoa sau đại học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Giảng viên
trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý
báu cho tôi trong suốt quá trình học tập chương trình thạc sĩ Quản lý đô thị và
công trình.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơn đến thầy TS. Phạm Văn Bộ - Người trực
tiếp hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành
Luận văn Thạc sỹ này.

Xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày 6 tháng 8 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thị Thùy Dung


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ là công trình nghiên cứu khoa học

độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn Thạc
sỹ là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ chương trình nghiên cứu khoa học nào trước đây.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Thùy Dung


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ
Danh mục các sơ đồ
MỞ ĐẦU
1. Tên đề tài..................................................................................................... 1
2. Lý do chọn đề tài. ........................................................................................ 1
3. Mục tiêu nghiên cứu. ................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 3
5. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................ 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. .................................................... 4
7. Các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn. ....................................... 5
8. Bố cục của luận văn..................................................................................... 6
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRỤ SỞ TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ NỘI. ...................................................................... 7

1.1. Tổng quan về QLDA xây dựng ở Việt Nam. ......................................... 7
1.1.1. Đánh giá chung về QLDA xây dựng ở Việt Nam. ................................. 7
1.1.2. Cơ chế chính sách về QLDA xây dựng ở Việt Nam............................... 9
1.2. Giới thiệu chung về Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội
(HANDICO)................................................................................................. 10


1.3. Phân tích công tác quản lý dự án HANDICO TOWER. .................... 12
1.3.1. Giới thiệu chung về dự án. ................................................................... 12
1.3.2. Thực trạng BQLDA đầu tư xây dựng HANDICO TOWER. ................ 27
1.3.3. Những khó khăn, tồn tại, thách thức của dự án. ................................... 34
CHƯƠNG

2.



SỞ



LUẬN





SỞ

PHÁP




VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ................ 43
2.1. Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng. ............................... 43
2.1.1. Các khái niệm. ..................................................................................... 43
2.1.2. Đặc điểm của một dự án đầu tư xây dựng công trình là. ...................... 43
2.1.3. Các nguyên tắc của QLDA xây dựng công trình. ................................. 45
2.1.4. Các chức năng cơ bản của quản lý dự án. ............................................ 47
2.1.5. Vai trò và các yêu cầu cơ bản của công tác quản lý thực hiện dự án. ... 51
2.1.6. Các yếu tố tác động đến công tác Quản lý thực hiện dự án. ................. 53
2.2. Cơ sở pháp lý về QLDA đầu tư xây công trình. ................................. 56
2.2.1. Những điều thuộc các văn bản luật liên quan đến công tác quản lý thực
hiện dự án đầu tư xây dựng công trình........................................................... 56
2.2.2. Những điều thuộc các văn bản dưới luật về QLDA đầu tư xây dựng
công trình. ..................................................................................................... 58
2.3. Một số mô hình về QLDA. ................................................................... 60
2.3.1. Mô hình CĐT trực tiếp quản lý dự án. ................................................. 60
2.3.2. Mô hình thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án .......................................... 62
2.3.3. Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án. ................................................... 64
2.3.4. Mô hình chìa khoá trao tay: ................................................................. 64
2.4. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác QLDA đầu tư xây dựng. ..... 65
2.4.1. Đáp ứng được mục tiêu của dự án. ...................................................... 65
2.4.2. Hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư. ............................ 67
2.4.3. Tính hiệu lực trong việc thực thi các văn bản pháp luật. ...................... 68


2.4.4. Tính kinh tế trong hoạt động quản lý các dự án. .................................. 68
2.5. Các nguyên nhân dẫn đến dự án thất bại............................................ 68
2.5.1. Thiếu sự đầu tư vào khoa học dự báo. ................................................. 69

2.5.2. Sự quan tâm chưa đúng mức về Quản lý rủi ro. ................................... 73
2.5.3. Thiếu khả năng về quản lý. .................................................................. 77
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRỤ SỞ TỔNG CÔNG TY ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ NỘI. ....................................................... 79
3.1. Tập trung tổng lực cho dự án Handico Tower. ................................... 79
3.1.1. Giải pháp chung về nguồn lực. ............................................................ 79
3.1.2. Bảo đảm nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình. ................................. 80
3.2.Kiện toàn bộ máy quản lý dự án. .......................................................... 81
3.2.1. Cơ cấu tổ chức. .................................................................................... 81
3.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của BQLDA. ................................................. 85
3.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ................................ 87
3.2.4. Nâng cao trình độ cho nhân sự của BQLDA. ....................................... 92
3.3. Quản lý tiến độ dự án. .......................................................................... 93
3.3.1. Hoàn thiện hệ thống giám sát tiến độ. .................................................. 93
3.3.2. Hoàn thiện quá trình kiểm soát tiến độ. ............................................... 94
3.3.3. Tăng cường mối liên kết giữa các bên tham gia dự án. ........................ 97
3.4. Các giải pháp giảm nhẹ rủi ro trong dự án xây dựng HANDICO
TOWER. .................................................................................................... 100
3.4.1. Các giải pháp ở giai đoạn chuẩn bị dự án........................................... 100
3.4.2. Các giải pháp ở giai đoạn thực hiện dự án. ........................................ 100
3.5. Ứng dụng khoa học công nghệ vào QLDA. ....................................... 101
KẾT LUẬN VÀ KIỀN NGHỊ ................................................................... 105
1. Kết luận. ................................................................................................. 105


2. Kiến nghị. ............................................................................................... 106
Kiến nghị với Nhà nước. ............................................................................. 106
Kiến nghị với HANDICO............................................................................ 107
Kiến nghị với các cơ quan có liên quan. ...................................................... 108



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Cụm từ viết tắt

BĐS

Bất động sản

BQLDA

Ban quản lý dự án

CĐT

Chủ đầu tư

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

CNDA

Chủ nhiệm Dự án

GPMB

Giải phóng mặt bằng


HANDICO

Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội.

HANDICO TOWER
QLDA

Công trình Trụ sở Tổng công ty Đầu tư và phát triển
nhà Hà Nội.
Quản lý dự án

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Bảng 1.1.
Bảng 1.2.

Tên hình vẽ
Danh sách nhân sự trong BQLDA công trình
đầu tư xây dựng HANDICO TOWER
So sánh sự thay đổi về tổng mức đầu tư

Trang
30
35

Tổng hợp các nguyên nhân và mức độ ảnh
Bảng 1.3.

Bảng 2.1.


Bảng 3.1.

hưởng đến tổng mức đầu tư.
Phân tích tính ưu việt và hạn chế khi áp dụng
các hình thức quản lý đầu tư.
Danh sách nhân sự kiến nghị với BQLDA
HANDICO TOWER.

36

62

83


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu

Tên hình vẽ

Trang

Phối cảnh tổng thể trung tâm hành chính Quốc
Hình 1.1

gia mới ( Đường Phạm Hùng – Mỹ Đình)

15


Hình 1.2

Phối cảnh tổng thể công trình.

21

Hình 1.1

Phối cảnh tổng thể công trình.

82

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu

Tên sơ đồ

Trang

Sơ đồ 2.1.

Mô hình CĐT trực tiếp thực hiện QLDA

59

Sơ đồ 2.2.

Hình thức CĐT tự QLDA

60


Sơ đồ 2.3.

Mô hình CĐT trực tiếp thực hiện QLDA

61

Sơ đồ 2.4.

Hình thức CĐT thuê tư vấn QLDA

62

Bảng 2.1.
Sơ đồ2.5.
Sơ đồ 2.6.

Sơ đồ 2.7.

Sơ đồ 2.8.

Sơ đồ 3.1.

Phân tích tính ưu việt và hạn chế khi áp dụng các
hình thức quản lý đầu tư.
Mục tiêu DA là Chất lượng, Thời gian, Giá thành.
Mục tiêu DA là Chất lượng, Thời gian, Giá thành,
An toàn Lao động.
Mục tiêu DA là Chất lượng, Thời gian, Giá thành,
Môi trường, An toàn Lao động.

Mục tiêu DA là Chất lượng, Thời gian, Giá thành,
Môi trường, An toàn Lao động, Rủi ro.
Sơ đồ tổ chức bộ máy BQLDA HANDICO
TOWER.

60
64
64

65

65

73


1

MỞ ĐẦU
1. Tên đề tài.
“Nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng Trụ sở Tổng công ty Đầu
tư và phát triển nhà Hà Nội.” (HANDICO TOWER)
2. Lý do chọn đề tài.
Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế của đất nước theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, các dự án công trình xây dựng ngày càng đa dạng và
phức tạp, có quy mô lớn hơn, đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao hơn, công tác
quản lý chuyên nghiệp hơn để đảm bảo về mặt chất lượng cũng như về mặt
mỹ thuật công trình. Cùng với tiến trình phát triển chung của cả nước, Hà Nội
thực hiện nhiều dự án công trình mới hiện đại, tạo nên diện mạo mới cho thủ
đô. Đóng góp vào những công trình đó phải kể đến những dự án công trình

của Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội (HANDICO). Đây là “Tổng
công ty 90” đầu tiên của thành phố Hà Nội, được thành lập năm 1999 nhằm
đáp ứng những yêu cầu đổi mới trong lĩnh vực xây dựng, phát triển nhà ở và
các khu đô thị của thành phố Hà Nội.
Song song với việc phát triển các điều kiện sống của dân cư đô thị, thì nhu
cầu về điều kiện làm việc của các doanh nghiệp trên địa bàn cũng như các tổ
chức kinh tế trong và ngoài nước là những vấn đề hết sức bức thiết. Nắm bắt
được nhu cầu đó, cùng với chiến lược phát triển của công ty trong việc chiếm
lĩnh thị trường về đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản, HANDICO đã
thực hiện dự án đầu tư xây dựng Trụ sở mới của Tổng công ty tại khu đô thị
mới Mễ Trì Hạ - Nam Từ Liêm, dọc đường vành đai 3 Thành phố Hà Nội.
Dự án công trình mới được thể hiện kiến trúc hiện đại, bề thế, sáng tạo,
mang tính biểu tượng của Tổng công ty. Công trình sẽ tạo ra một điểm nhấn
kiến trúc đẹp trong quy hoạch khu đô thị mới Mễ Trì Hạ nói riêng, cũng như


2

góp phần mỹ quan chung cho quy hoạch khu kinh tế hành chính mới năng
động của thủ đô. Công trình cũng đảm bảo tốt những tiện nghi cao cấp đáp
ứng nhu cầu làm việc cho các cơ quan Tổng công ty, các Công ty thành viên
trong quá trình hội nhập và phát triển. Công trình trụ sở Tổng công ty được
hoàn thành sẽ là nơi quảng cáo thương hiệu trở thành một doanh nghiệp mạnh
của Hà Nội cũng như cả nước. [17]
Với việc triển khai thực hiện hàng loạt dự án xây dựng trụ sở làm việc,
kinh doanh, thương mại đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa, đáp ứng nhu cầu cơ
sở vật chất đô thị về điều kiện làm việc của các doanh nghiệp. Tuy nhiên,
nhìn lại quá trình thực hiện công tác QLDA đầu tư xây dựng các công trình
nói chung và trụ sở làm việc, kinh doanh, thương mại nói riêng của các tổng
công ty Việt Nam trong những năm qua, chúng ta nhận thấy các dự án thường

bị chậm trễ, chi phí tăng, khả năng giải ngân thấp so với yêu cầu, công tác
thanh quyết toán kéo dài, công trình chậm hoàn thành để đưa vào sử dụng dẫn
đến hiệu quả đầu tư hạn chế. Các vấn đề về môi trường đầu tư cũng như trong
lĩnh vực quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng phải đối mặt với nhiều tồn
tại, thách thức, nảy sinh phức tạp mà thực tiễn cho thấy việc huy động nguồn
lực đầu tư là hết sức khó khăn. Dự án xây dựng công trình trụ sở của
HANDICO cũng đang gặp phải những vấn đề trên.
Dự án đầu tư xây dựng HANDICO TOWER được lập từ ngày 19 tháng 12
năm 2003, được khởi công vào ngày 25 tháng 4 năm 2009 và dự kiến kết thúc
vào quý II năm 2013, dự kiến nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng khai thác
từ tháng 7 năm 2013, song cho tới nay dự án mới chỉ đang trong quá trình
thực hiện. Trong khi đó dự án dự án xây dựng công trình tòa nhà Keangnam
Landmark Tower cao 72 tầng của tập đoàn Keangnam - Hàn Quốc thực hiện
sau (khởi công 25 tháng 8 năm 2007) nhưng đã hoàn thiện đi vào khai thác và
sử dụng từ ngày 19 tháng 5 năm 2012.


3

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, luận văn sẽ nghiên cứu QLDA đầu
tư xây dựng trụ sở văn phòng, cụ thể hóa trong dự án đầu tư xây dựng
HANDICO TOWER từ sau khi triển khai đến nay để nghiên cứu nhằm tìm ra
các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả công tác QLDA đầu tư xây dựng đối với
công trình trụ sở văn phòng, kinh doanh, thương mại, từ đó đưa ra giải pháp
để đẩy nhanh tiến độ, đạt hiệu quả về kinh tế cao cho dự án.
3. Mục tiêu nghiên cứu.
Đánh giá phân tích thực trạng một số công tác quản lý dự đầu tư xây dựng
nhằm phát hiện ra các yếu tố tác động đến hiệu quả trong quá trình thực hiện
dự án xây dựng HANDICO TOWER;
Đưa ra những giải pháp và mô hình QLDA về đầu tư xây dựng trụ sở làm

việc, kinh doanh, thương mại hiệu quả.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả QLDA đầu tư xây dựng trụ sở làm việc,
kinh doanh, thương mại.
Phạm vi nghiên cứu: Dự án đầu tư xây dựng công trình HANDICO
TOWER.
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1. Phương pháp điều tra, khảo sát.
Thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến quá trình triển khai thực hiện dự án;
quan sát thực tại công trường hiện nay; phỏng vấn trực tiếp những người tham
gia QLDA và thực hiện dự án từ đơn vị tư vấn dự án, BQLDA và các nhà
thầu xây dựng.
5.2. Phương pháp tiếp cận hệ thống.
Sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án:
+ Đáp ứng được mục tiêu của dự án;


4

+ Hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư;
+ Tính hiệu lực trong việc thực thi các căn cứ pháp lý;
+ Tính kinh tế trong hoạt động quản lý dự án.
Trên cơ sở đó đánh giá chất lượng, hiệu quả của công tác QLDA tại Dự án
đầu tư xây dựng công trình HANDICO TOWER.
5.3. Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích.
Nghiên cứu các mô hình QLDA đầu tư xây dựng công trình trong lý thuyết,
hiệu quả các mô hình; Vận dụng SWOT để đánh giá Điểm mạnh, Điểm yếu,
Cơ hội và Thách thức trong mô hình QLDA đầu tư xây dựng công
HANDICO TOWER đang áp dụng, từ đó đưa ra mô hình hoàn thiện hơn
trong QLDA đầu tư xây dựng công trình.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
6.1. Cơ sở khoa học.
Hệ thống hóa những lý thuyết về QLDA đầu tư xây dựng công trình liên
quan đến dự án xây dựng trụ sở văn phòng, kinh doanh, thương mại, đối chiếu
với việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình HANDICO TOWER.
6.2. Cơ sở thực tiễn.
Xuất phát từ thực tiễn đánh giá, phân tích công tác quản lý đầu tư xây dựng
HANDICO TOWER, tác giả đưa ra những giải pháp nhằm góp phần vào đẩy
nhanh tiến độ dự án, giảm thiểu những chi phí phát sinh, mang lại hiệu quả
kinh tế cho Tổng công ty. Đây cũng là những bài học kinh nghiệm mới về
công tác quản lý, mô hình quản lý phù hợp với dự án đầu tư xây dựng công
trình trụ sở làm việc, kinh doanh, thương mại.


5

7. Các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn.
7.1. Quản lý (Management)
Định hướng, dẫn dắt và sử dụng hiệu quả nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu
của tổ chức trong khuôn khổ quyền hạn được giao.
7.2. Dự án (Project)
Dự án là tập hợp các hoạt động nối tiếp nhau và nỗ lực của con người được tổ
chức trong một thời gian nhất định để hoàn thành những mục tiêu xác định
như cung cấp các dịch vụ, sản phẩm mong muốn.
7.3. Quản lý dự án (Project Management)
QLDA là công tác lập kế hoạch, theo dõi và kiểm soát tất cả những khía cạnh
của một dự án và kích thích mọi thành phần tham gia vào dự án đó nhằm đạt
được những mục tiêu của dự án đúng thời hạn với các chi phí, chất lượng và
thời gian dự kiến.
7.4. Ban quản lý dự án (Project Management Unit)

Đội công tác được thành lập và giao trách nhiệm điều hành và quản lý các
hoạt động của dự án.
7.5. Các bên liên quan (Stakeholder)
Là các thành viên có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới dự án như: chủ đầu
tư, ban quản lý dự án, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế, Nhà thầu chính, thầu
phụ, nhà cung cấp vật liệu.
7.6. Đầu mục công việc (Task list)
Danh sách các công việc thực hiện để đưa dự án đến mục đích cuối cùng.
7.7. Gói công việc (Work package)
Gói công việc là hợp phần nhỏ nhất của cấu trúc phân chia công việc.


6

7.8. Lập kế hoạch, tiến độ (Planning, Progressing)
Lập kế hoạch là việc cung cấp thông tin để trả lời các câu hỏi: Ai? Làm cái
gì? Khi nào? Trong bao nhiêu lâu? Làm thế nào ? và các mối quan hệ giữa
chúng ra sao?
8. Bố cục của luận văn.
Để thể hiện được mục tiêu của đề tài, không kể phần mở đầu, kết luận và
kiến nghị, bản luận văn này được chia thành 3 chương:
Chương 1. Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình Trụ sở Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội.
Chương 2. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình.
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình Trụ sở Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội.


THÔNG BÁO

Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


105

KẾT LUẬN VÀ KIỀN NGHỊ
1. Kết luận.
QLDA đầu tư quyết định hiệu quả đầu tư QLDA đầu tư nhằm lập kế
hoạch, tổ chức, điều hành, kiểm soát việc thực hiện dự án sao cho đảm bảo
tiến độ, chất lượng, chi phí tối ưu. Đây là công tác có tính chất nghiệp vụ,
ngoài những yêu cầu và nắm vững chủ trương, chính sách, quy định của pháp
luật còn đòi hỏi phải có phương pháp và kỹ năng trong quản lý dự án.
Quản lý đầu tư xây dựng liên quan đến rất nhiều các chủ thể. Để nâng
cao chất lượng công tác quản lý đầu tư xây dựng bao gồm rất nhiều vấn đề
cần phải giải quyết một cách đồng bộ và bài bản, mỗi vấn đề đều có những tác
động nhất định ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng.
Nghiên cứu để tìm ra những nguyên nhân của sự hạn chế, tồn tại từ đó rút ra
bài học kinh nghiệm và đề xuất những bài học cho vấn đề này là việc làm cần
thiết. Do đặc thù của dự án đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, kinh doanh,
thương mại là có tính chuyên sâu và phục vụ tất cả các đối tượng trong xã hội
nên cần có những có chế chính sách áp dụng riêng cho công tác QLDA xây
dựng công trình trụ sở làm việc, kinh doanh, thương mại.
Qua nội dung nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu

tư xây dựng trụ sở Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội” tác giả đã
tập trung giải quyết một số nội dung chính sau đây:
- Làm rõ khái niệm, nội dung quản lý Nhà nước đối với công tác quản
lý đầu tư và xây dựng nói chung và quản lý các dự án đầu tư xây dựng công
trình trụ sở làm việc, kinh doanh, thương mại nói riêng trên cơ sở nghiên cứu
các văn bản pháp quy hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng của Nhà nước
Việt nam và các quá trình của chu kỳ đầu tư để phân tích nhiệm vụ, vai trò,
trách nhiệm CĐT, BQLDA và các chủ thể khác khi tham gia vào hoạt động


106

đầu tư xây dựng. Thông qua các tài liệu, các kết quả nghiên cứu để làm rõ vấn
đề cần nghiên cứu.
- Trên cơ sở lý luận về quản lý đầu tư để phân tích những tồn tại trong
công tác quản lý đầu tư và xây dựng các công trình trụ sở làm việc, kinh
doanh, thương mại để thấy được những điểm yếu, những vấn đề còn hạn chế
về môi trường pháp lý cũng như trình độ năng lực chuyên môn về xây dựng
và sự cần thiết phải hiểu biết về những tính chất riêng của chuyên ngành lập,
triển khai, thực hiện công trình, cũng như năng lực điều hành dự án để đưa ra
một số bài học nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác QLDA đầu
tư. Các bài học chủ yếu tập trung vào các vấn đề liên quan đến quá trình
QLDA đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, kinh doanh, thương mại.
2. Kiến nghị.
Kiến nghị với Nhà nước.
Nhà nước đóng vai trò là nhà quản lý cao nhất trong công cuộc thúc đẩy
sự phát triển toàn diện của đất nước. Thông qua hệ thống các công cụ quản lý
vĩ mô, Nhà nước cần ban hành các văn bản pháp luật, các chính sách, các quy
chế để phát huy hiệu quả QLDA theo mỗi giai đoạn phát triển của đất nước.
Quy định chi tiết về điều kiện năng lực của CĐT, để đáp ứng quyền hạn

trách nhiệm đó phân cấp cho CĐT. Nhằm nâng cao chất lượng QLDA, góp
phần giảm thất thoát, tiết kiệm, chống lãng phí trong XDCB.
Khắc hục tình trạng thiếu đồng bộ, bị chồng chéo của hệ thống pháp luật,
giảm bớt tình trạng cửa quyền, sách nhiễu, quan liêu, hách dịch bên cạnh đó
Nhà nước cần tăng cường vai trò, trách nhiệm, chức năng và sự điều hòa phối
hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước theo hướng đơn giản thủ tục hành
chính.
+ Tách bạch quản lý Nhà nước và hoạt động đầu tư.


107

+ Xác định rõ hình thức QLDA.
+ Cần đảm bảo tính chuyên nghiệp trong tất cả các khâu của quá trình
thực hiện dự án, từ tư vấn đầu tư, quản lý cho đến giám sát thi công, thanh
quyết toán công trình.
Kiến nghị với HANDICO.
- Với một dự án nhóm A, nhằm tạo điểm nhấn cho đô thị, tạo thương hiệu
mạnh cho tổng tông ty, Ban lãnh đạo Tổng công ty ngoài kết hợp với giải pháp
đầu tư tập trung các dự án được xác định là trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải
thì cần tập trung tổng lực cho dự án trọng điểm HANDICO TOWER, góp
phần quan trọng đẩy nhanh tiến độ dự án gồm:
+ Tập trung nguồn Nhân lực - nguồn lực về con người: Cần tập trung huy
động nhân sự hàng đầu của Tổng công ty có đủ năng lực, kinh nghiệm... để
thực hiện dự án ;
+ Tập trung nguồn Vật lực - nguồn lực về vật chất, máy móc thiết bị phục vụ
thi công công trình ;
+ Tập trung nguồn Tài lực – nguồn tài chính, tiền tệ, cung cấp vốn kịp thời và
đầy đủ cho việc thực hiện đầu tư tại dự án Handico Tower bảo đảm tiến độ và
chất lượng.

- Về kỹ thuật công nghệ: nếu khả năng mua nên nhập những máy móc thi
công tiên tiến (nếu không đủ khả năng thì thuê) để thi công xây dựng công
trình. Áp dụng những phần mềm tiên tiến phù hợp trong công tác quản lý. Sử
dụng những chủng loại vật tư đặc biệt để có một công trình hoàn thiện để thật
sự trở thành điểm nhấn cho Trung tâm hành chính quốc gia mới.
+ Lãnh đạo công ty cần chỉ đạo sát sao, BQLDA cần có những báo cáo
thường xuyên về tiến độ cũng như những phát sinh đối với Tổng công ty để


108

có những tháo gỡ kịp thời để nhanh chóng hoàn thiện công trình và đi vào sử
dụng.
Kiến nghị với các cơ quan có liên quan.
Với UBND TP Hà Nội, các sở ban ngành của thành phố:
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp đỡ CĐT tháo gỡ những khó khăn
vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
- Cung cấp thông tin đầu đủ, chi tiết về quy hoạch trong thời gian dự định
xây dựng công trình, sự biến động giá cả đất đai, đặc điểm khí hậu, thổ
nhưỡng, phong tục tập quán dân cư tại khu vực xây dựng.
- Đơn giản hóa các thủ tục trình phê duyệt, nhằm đẩy nhanh tiến độ các
công việc chuẩn bị đầu tư, tránh tình trạng cửa quyền, sách nhiễu, quan liêu,
hách dịch trong các thủ tục hành chính từ khi chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư
và kết thúc đầu tư.
- Trong quá trình thực hiện quản lý, đơn vị có trách nhiệm trực tiếp quản
lý quá trình vận hành cần phải có sự liên hệ chặt chẽ các cáp quản lý, đơn vị
thi công để có thể quản lý, giám sát công trình một cách hiệu quả nhất, đảm
bảo chất lượng công trình.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tiếng Việt:
[1] Apave (2010), Nghiệp vụ Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình,
Công ty TNHH Apave Việt Nam và Đông Nam Á.
[2] Ban QLDA Đầu tư Phát triển nhà và Đô thị số 2 ( 2013), Báo cáo giám
sát, đánh giá thực hiện đầu tư dự án Handico Tower.
[3] Bộ Xây dựng ( 2009), Thông tư số 03/2009/TT-BXD, Quy định chi tiết
một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư
XDCT ngày 26/3/2009.
[4] Bộ Xây dựng ( 2013), Thông tư số 10/2013/TT-BXD, Quy định chi tiết
một số nội dung về quản lý chất lượng công trình XD ngày 25/7/2013.
[5] Bộ Xây dựng ( 2013), Thông tư số 13/2013/TT-BXD, Quy định thẩm
tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình ngày 15/8/2013.
[6] Chính phủ ( 2009), Nghị định số 12/2009/NĐ-CP, về Quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình ngày 10/02/2009.
[7] Chính phủ ( 2013), Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, về Quản lý chất
lượng công trình xây dựng ngày 06/02/2013.
[8] Chính phủ ( 1999), Nghị định số 52/2009/NĐ-CP, Về việc ban hành Quy
chế Quản lý đầu tư và xây dựng ngày 08/7/1999.
[9] Chính phủ ( 2009), Nghị định số 83/2009/NĐ-CP, về Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 về Quản lý dự
án đầu tư XDCT ngày 15/10/2009.
[10] Chính phủ ( 2009), Nghị định số 85/2009/NĐ-CP, Hướng dẫn thi hành
Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu XD theo Luật Xây dựng ngày
15/10/2009.


[11] Chính phủ ( 2009), Nghị định số 112/2009/NĐ-CP, về Quản lý chi phí
đầu tư xây dựng công trình ngày 14/12/2009.
[12] Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng Phát triển Đô thị Hà Nội (

2012), Điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng Trụ sở Tổng công ty Đầu tư và phát
triển nhà Hà Nội.
[13] Lê Anh Dũng, Lập và Quản lý các dự án đầu tư xây dựng, trường ĐH
Kiến trúc Hà Nội – Bộ Xây dựng.
[14] Đỗ Đình Đức - Bùi Mạnh Hùng (2012), Quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
[15] Nguyễn Xuân Hải (2004), Quản lý dự án xây dựng nhìn từ góc độ nhà
nước, nhà đầu tư, nhà tư vấn, nhà thầu, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
[16] Bùi Mạnh Hùng (2006), Điều kiện năng lực, nhiệm vụ, quyền và trách
nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng, Nhà xuất bản Xây
dựng, Hà Nội.
[17] SunJin Việt Nam ( 2009), Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công công
trình Handico Tower.
[18] Quốc hội (2005), Luật Đấu thầu.
[19] Quốc hội (2005), Luật Đầu tư.
[20] Quốc hội (2006), Luật Kinh doanh bất động sản.
[21] Quốc hội (2009), Luật số 38/2009/QH12, Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều liên quan đến đầu tư XDCB của Luật xây dựng số 16/2003/QH11, Luật
đấu thầu số 61/2005/QH11, Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11, Luật đất đai
số 13/2003/QH11 và Luật nhà ở số 56/2005/QH11.
[22] Quốc hội (2003), Luật Xây dựng.
[23] UBND Thành phố Hà Nội (2011), Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.


[24] UBND Thành phố Hà Nội (2013), Quy định một số nội dung về quản
lý đầu tư và xây dựng đối với các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội
(Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 21/05/2012 của
UBND Thành phố Hà Nội).
[25] Viện chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường (2007), Tổ chức

& Điều hành dự án, Nhà xuất bản Tài chính.
[26] Website cổng thông tin điện tử một số cơ quan, đơn vị:
Công ty APAVE Châu Á - Thái Bình Dương, www.apave.com.vn
Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội, www.handico.com.vn
Trịnh Công Vấn (2006), “Đổi mới quản lý đầu tư xây dựng”, www.vncold.vn
Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường, www.isponre.gov.vn
2. Tiếng Anh:
[27] Rory Burke (2011), Project Management Techniques, Everbest,
Hongkong.



×