Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình thuộc nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh nam định (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRUỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------------------

PHẠM THỊ HỒNG THẮM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC
CÔNG TRÌNH THUỘC NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Hà Nội – Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRUỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------------------

PHẠM THỊ HỒNG THẮM
KHÓA: 2011- 2013

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC
CÔNG TRÌNH THUỘC NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH NAM ĐỊNH



Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình DD & CN
Mã số: 60.58.02.08

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

NGUỜI HUỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN CHỦNG

Hà Nội – Năm 2013


 

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận văn Thạc sỹ, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ, tạo điều kiện nhiệt tình và quý báu của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS. Trần Chủng
đã tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian nghiên cứu hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa đào tạo Sau đại học đã
tận tình giản dạy, hướng dẫn, truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập và
thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp thuộc lớp CH.2011X đã
giúp tôi tìm kiếm tài liệu, tìm kiếm nguồn tham khảo để hoàn thành luận văn này.
Mặc dù tôi đã rất cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng
lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót hoặc có những phần
nghiên cứu chưa sâu. Rất mong nhận được sự chỉ bảo và thông cảm của các Thầy
cô.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, tháng 11 năm 2013

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Thị Hồng Thắm


 

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Thị Hồng Thắm


 

MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục sơ đồ
Danh mục hình vẽ
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1
Mục đích nghiên cứu ............................................................................................2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................2
Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................2

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................2
Cấu trúc luận văn ..................................................................................................3
CHƯƠNG I .................................................................................................................4
TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH Ở VIỆT NAM ................................................................................................4
1.1 Dự án đầu tư xây dựng công trình .....................................................................4
1.1.1 Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng công trình .........................................4
1.1.2 Phân loại, nhóm dự án đầu tư xây dựng công trình ....................................6
1.2 Quản lý dự án và các yêu cầu về quản lý dự án ................................................7
1.2.1 Quản lý dự án và nội dung quản lý dự án xây dựng ...................................7
1.2.2 Những nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ....................8
1.3 Tình hình quản lý dự án thuộc vốn ngân sách ở Việt Nam ...............................9
1.3.1 Đặc điểm các dự án thuộc vốn ngân sách ...................................................9
1.3.2 Chủ đầu tư các dự án thuộc vốn ngân sách nhà nước ...............................10
1.3.3 Quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc vốn ngân sách nhà
nước ....................................................................................................................11


 

1.4 Tình hình triển khai các dự án thuộc vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Nam
Định. ......................................................................................................................15
1.4.1. Nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư vào Nam Định trong những năm
gần đây ...............................................................................................................15
1.4.2. Lợi thế và hạn chế trong việc triển khai các dự án sử dụng vốn ngân sách
nhà nước ở Nam Định ........................................................................................16
1.4.3. Tình hình thực hiện các dự án ..................................................................18
1.4.4. Đánh giá hiệu quả đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước ở
tỉnh Nam Định ....................................................................................................20
1.5 Nhận xét chương ..............................................................................................28

CHƯƠNG II ..............................................................................................................30
CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DỰ
ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ......................................................................................30
2.1. Cơ sở pháp lý ..................................................................................................30
2.1.1. Luật xây dựng 2003 và nội dung dự án, quản lý dự án đầu tư xây dựng .30
2.1.2. Pháp luật hóa điều kiện năng lực tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng .35
2.1.3. Một số văn bản khác có liên quan tới giải pháp sẽ đề xuất ......................39
2.2. Cơ sở khoa học ...............................................................................................40
2.2.1. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản lý dự án ............................40
2.2.2. Những nội dung kỹ thuật về quản lý dự án ..............................................43
2.2.3. Các mô hình tổ chức quản lý dự án xây dựng ..........................................49
CHƯƠNG III ............................................................................................................55
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH THUỘC VỐN NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
NAM ĐỊNH ..............................................................................................................55
3.1 Nhận dạng các dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở
Nam Định ...............................................................................................................55
3.1.1 Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của Nam Định trong thời gian tới .....55
3.1.2 Dự án hạ tầng kỹ thuật được UBND tỉnh quyết định đầu tư.....................56
3.1.3 Dự án hạ tầng xã hội đang được UBND tỉnh quyết định đầu tư ...............58
3.1.4 Những yêu cầu nâng cao hiệu quả Quản lý dự án ở Nam Định ................59


 

3.2 Cải tiến mô hình các Ban quản lý dự án chuyên ngành vốn Ngân sách Nhà
nước .......................................................................................................................60
3.2.1. Thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành ............................................60
3.2.2. Mô hình Ban quản lý dự án chuyên ngành thuê Tư vấn giám sát chất
lượng chuyên nghiệp ..........................................................................................63

3.2.3. Phân công nội dung công việc giữa Ban quản lý dự án chuyên ngành với
Tư vấn giám sát ..................................................................................................70
3.2.4. Vai trò của chủ quản lý khai thác sử dụng ...............................................75
3.3 Tăng cường hiệu lực kiểm tra của người quyết định đầu tư với Ban quản lý dự
án. ...........................................................................................................................75
3.3.1 Kiểm tra của Chính quyền với tư cách là người quyết định đầu tư ..........75
3.3.2 Nội dung kiểm tra ......................................................................................77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................83
Kết luận ..................................................................................................................83
Kiến nghị................................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Đầu tư xây dựng cơ bản có vai trò quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất, kỹ
thuật cho xã hội, là nhân tố quyết định làm thay đổi cơ cấu kinh tế quốc dân mỗi
nước, mỗi địa phương tạo nguồn lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nền kinh
tế đất nước và từng địa phương cụ thể.
Hàng năm, Nam Định đều được Nhà nước đầu tư kinh phí từ nguồn ngân sách
để xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhằm thúc đẩy sự phát
triển tỉnh và phát triển chung của đất nước.Việc quản lý các Dự án đầu tư xây dựng
công trình từ nguồn vốn ngân sách một cách hợp lý sẽ đảm bảo được tiến độ, chất
lượng dẫn tới sử dụng ngân sách nhà nước hiệu quả và đạt mục tiêu đề ra. Nhưng
đây là một vấn đề nhức nhối nhất trong quản lý hoạt động xây dựng ở Nam Định
đòi hỏi sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ của các cấp các ngành.
Tình trạng công trình xây dựng thuộc nguồn vốn Ngân sách nhà nước luôn kém
chất lượng, tiến độ đưa vào khai thác chậm, chất lượng sử dụng như công năng của

công trình còn quá nhiều việc phải bàn mà đặc biệt tình trạng thất thoát vốn là quá
lớn mà không phải ai cũng dám nói ra. Chuyện “ăn sắt thép, xi măng” vốn không lạ
đối với các công trình xây dựng nước nhà, mà chủ yếu ở các công trình hạ tầng xã
hội như trường học, bệnh viện…; những công trình hạ tầng kỹ thuật như đường xá,
cầu cống, đường dây và trạm điện… được đầu tư từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà
nước. Ví dụ: Tại trường Trường THPT Tống Duy Tân (Thanh hóa), được đầu tư
xây dựng hai khối nhà với tổng kinh phí hơn 5 tỷ đồng nhưng học sinh ngồi học
trong sự nơm nớp lo âu bởi bất cứ lúc nào vôi vữa cũng có thể rơi xuống đầu. Và
gần đây, dư luận ngỡ ngàng bởi khung giá “khủng” của một công trình vệ sinh(của
một trường học ở Quảng Ngãi) có vẻn vẹn 29m2 mà mất tới... gần 600 triệu đồng.
Tính ra khoảng 20 triệu đồng/m2, gấp rưỡi giá nhà chung cư tại Hà Nội (Nhà
chung cư cao cấp Đại Thanh bán với giá 14 triệu đồng/m2), gấp khoảng 2 lần giá
nhà chung cư tại TP HCM và gấp khoảng 8 - 10 lần tiền xây nhà ở nông thôn khác.


2

Tình hình trên có nguồn gốc từ cơ chế xin – cho vốn Ngân sách nhà nước, vấn đề
năng lực của chủ đầu tư, vấn đề quản lý dự án và vài trò của cơ quan quản lý nhà
nước về xây dựng tại địa phương đang là các tác nhân không nhỏ liên quan tới hiệu
quả đầu tư các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách ở các địa phương trong đó có Tỉnh
Nam Định.
Chính vì vậy, trong luận văn này tôi chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý dự
án đầu tư xây dựng các công trình thuộc nguồn vốn ngân sách trên địa bàn
tỉnh Nam Định” làm nội dung nghiên cứu nhằm đề xuất giải pháp quản lý tốt hơn
các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh và cũng phù hợp với các quy định mới
của pháp luật về quản lý hoạt động xây dựng.
Mục đích nghiên cứu
Vận dụng khoa học về quản lý dự án, trên cơ sở quy định của luật Xây dựng và
luật Ngân sách, căn cứ các điều kiện đặc thù của Nam Định, luận văn đề xuất mô

hình và các giải pháp cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả quản lý các dự án đầu tư
xây dựng sử dụng nguồn vốn Ngân sách trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nội dung quản lý dự án, mô hình và tổ
chức quản lý dự án đồng thời các yêu cầu kiểm soát của cấp quyết định đầu tư, chủ
đầu tư, xã hội đối với công tác quản lý dự án.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn được giới hạn trong công tác quản lý dự án cho
các công trình thuộc vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Nam Định
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tế
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là một đề xuất cụ thể để đổi mới mô
hình quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam.


3

Cấu trúc luận văn
Chương 1: Tổng quan về quản lý dự án đầu tư xây dựng ở Việt Nam;
Chương 2: Cơ sở pháp lý và khoa học của việc lựa chọn mô hình và giải pháp
QLDA các công trình thuộc nguồn vốn NSNN;
Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án các công trình thuộc
nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tình Nam Định.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


83

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Với mong muốn được đóng góp những kiến thức đã tích lũy được trong quá trình
học tập, nghiên cứu trong nhà trường vào trong hoạt động thực tiễn quản lý đầu tư
xây dựng cơ bản, tác giả đã lựa chọn và đã cố gắng trong việc hoàn thành đề tài
luận văn tốt nghiệp: “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý các dự án đầu tư xây
dựng công trình thuộc nguồn vốn Ngân sách trên địa bàn tỉnh Nam Định”. Đây là
một nhiệm vụ quan trọng đối với một địa phương nghèo chủ yếu dựa vào Ngân sách
nhà nước như Nam Định.
Do thời gian và khả năng của tác giả còn hạn chế nhưng luận văn đã giải quyết
được đầy đủ mục tiêu đặt ra, và đã có những đóng góp cụ thể sau đây:
1. Đã khái quát hóa các cơ sở lý luận có liên quan đến hoạt động đầu tư xây
dựng, dự án đầu tư xây dựng, và những đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng từ ngân
sách nhà nước. Luận văn cũng đã nêu được vai trò của Quản lý dự án, những kỹ
năng Quản lý dự án và khung pháp lý cho hoạt động Quản lý dự án để làm cơ sở đề
xuất mô hình Quản lý dự án.
2. Bằng những số liệu thu thập từ thực tế, luận văn đã phân tích, đánh giá một
cách khách quan và chỉ rõ thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng các dự án sử
dụng vốn ngân sách của tỉnh Nam Định, những kết quả đạt được và những vấn đề
còn tồn tại cần giải quyết, để nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư ở địa phương,
Nam Định cần thành lập các Ban quản lý dự án chuyên ngành trực thuộc Tỉnh.
3. Đề xuất Mô hình quản lý dự án: Ban quản lý dự án chuyên ngành thuê Tư

vấn giám sát có năng lực chuyên môn thực hiện giám sát chất lượng các công trình
là một mô hình thích hợp và khả thi trong quản lý các dự án sử dụng nguồn vốn
Ngân sách nhà nước ở Nam Định. Luận văn cũng đề xuất cách phân định nhiêm vụ
của từng bên và sự phối kết hợp trong quá trình Quản lý dự án, phát huy được các
ưu điểm và khắc phục được các tồn tại của các dự án sử dụng vồn Ngân sách nhà
nước ở Nam Định trong nhiều năm qua.


84

4. Luận văn cũng đã đề xuất một số cơ chế kiểm tra của chính quyền địa phương
đối với từng chủ đầu tư các dự án công trong suốt quá trình triển khai dự án trong
vai trò vừa là người quyết định đầu tư vừa là cơ qua quản lý nhà nước về xây dựng
ở địa phương.
Dựa trên những luận cứ khoa học và những đúc rút thực tiễn, những đề xuất của
luận văn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng
sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định, thúc đẩy tiến trình
xây dựng nền kinh tế địa phương phát triển vững mạnh toàn diện.
Kiến nghị
Quản lý dự án đầu tư là vấn đề hết sức phong phú và phức tạp, còn rất nhiều khía
cạnh cả về lý thuyết lẫn thực tiễn. Những giải pháp được đưa ra là những gợi ý tham
khảo cần được tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện. Vì vậy tác giả luận văn kiến
nghị một số nội dung mong muốn được hoàn thiện các giải pháp trên:
- Nghiên cứu cơ chế và tiêu chí thành lâp Ban quản lý dự án chuyên ngành, cơ
cấu và tiêu chuẩn các cá nhân trong Ban quản lý dự án chuyên ngành.
- Nâng cao vai trò của Trung tâm kiểm định chất lượng là công cụ hiệu lực và
hiệu quả của Chính quyền trong quản lý các Dự án đặc biệt Dự án công.


1


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Xây
dựng số 16/2003/QH11.
2. Quốc hội khóa 10 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật Ngân
sách sỗ 01/2002/QH11.
3. Chính phủ (2009), Nghị định số 12/2009/ NĐ-CP.
4. Chính phủ (2009), Nghị định số 83/2009/ NĐ-CP.
5. Chính phủ (2013), Nghị định số 15/2013/ NĐ-CP.
6. Bộ Xây dựng (2013), Thông tư số 10/2013/TT-BXD.
7. Bộ Xây dựng (2013), Thông tư số 13/2013/TT-BXD.
8. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 19/2011/TT-BTC
9. TS.Trịnh Quốc Thắng (2006), “Quản lý dự án đầu tư xây dựng”, Nhà xuất bản
khoa học và kỹ thuật.
10. PGS.TS. Trần Chủng (2013), “Tổng quan về quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình’, Chuyên đề 1, lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dự án, Viện KHCNXD
Hà Nội.
11. PGS.TS. Trần Chủng (2013), “Quản lý chất lượng Dự an đầu tư xây dựng công
trình”; Chuyên đề 5, lớp bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA, Viện KHCNXD, Hà Nội.
12. UBND tỉnh Nam Định (2013), Báo cáo tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển
5 năm 2009- 2013.
13. UBND tỉnh Nam Định (2012),Báo cáo tổng hợp điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch
tổng thể phát triển KT-XH Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Và các tài liệu khác liên quan về QLDA



×