Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn tại bệnh viện đa khoa q hà đông tp hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (875.26 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
_______________________________________

NGUYỄN ANH BÌNH

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
Q.HÀ ĐÔNG – TP.HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH


Hà Nội – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
____________________________

NGUYỄN ANH BÌNH
KHÓA: 2012-2014

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
Q.HÀ ĐÔNG – TP.HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
MÃ SỐ: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG

Hà Nội – 2014


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt quá trình thực hiện luận văn, ngoài sự cố gắng của bản
thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các tập thể, cá nhân trong và ngoài
trường.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo khoa Sau
Đại học và các thầy cô giáo Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS. Nguyễn Trọng
Phượng là người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn công ty môi trường đô thị quận Hà Đông, cán bộ
bệnh viện Đa Khoa Hà Đông đã giúp đỡ tôi trong thời gian làm luận văn tốt
nghiệp.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, khích lệ tôi
trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp này.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm chuyên môn rất ít nên luận văn không
tránh khỏi còn thiếu sót. Kính mong được sự góp ý, nhận xét, bổ sung của các thầy
cô và các bạn sinh viên để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, tháng 05 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Anh Bình



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực
và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN ANH BÌNH


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................
MỤC LỤC ................................................................................................................
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .......................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU .............................................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ .............................................................
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Tính cấp thiết của đề tài: ............................................................................... 1
Mục tiêu nghiên cứu: .................................................................................... 2
Nội dung nghiên cứu: ................................................................................... 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ................................................................ 2
Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................. 2
Một số khái niệm: ......................................................................................... 3
Cấu trúc của luận văn.................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ................................ 7
Y TẾ TẠI QUẬN HÀ ĐÔNG - TP HÀ NỘI ...........Error! Bookmark not defined.
1.1. Khái quát quận Hà Đông – Hà Nội......................................................... 7

1.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 7
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................... 9
1.1.3. Đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng ......................................................... 11
1.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn tại quận Hà Đông............................... 12
1.2.1. Thực trạng chung về quản lý chất thải rắn tại Quận Hà Đông ............ 12


1.2.2. Thực trạng về quản lý chất thải rắn bệnh viện tại quận Hà Đông ....... 22
1.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại bệnh viện đa khoa Hà Đông, Hà Nội
................................................................................................................... 27
1.3.1. Khái quát chung về bệnh viện đa khoa Hà Đông ............................... 27
1.3.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn tại bệnh biện ....................................... 28
1.3.3. Khối lượng, đặc điểm, thành phần chất thải rắn tại bệnh viện ............ 30
1.3.4. Phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại bệnh viện ................ 38
1.3.5. Lưu trữ chất thải rắn tại bệnh viện ..................................................... 43
1.3.6. Xử lý chất thải rắn tại bệnh viện ........................................................ 45
1.3.7. Trang thiết bị thu gom, xử lý và vận chuyển CTRYT ........................ 45
1.3.8. Thực trạng cơ cấu tổ chức quản lý chất thải rắn tại bệnh viện............ 46
1.4. Nhận xét, đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn tại bệnh viện Đa
Khoa Hà Đông ............................................................................................ 48
1.4.1. Ưu điểm ............................................................................................ 48
1.4.2. Các tồn tại ......................................................................................... 49
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
BỆNH VIỆN ......................................................................................................... 51
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 51
2.1.1. Nguồn phát sinh, đặc điểm, thành phần, tính chất chất thải rắn y tế ... 51
2.1.2. Tác động của chất thải rắn y tế đối với môi trường và sức khỏe cộng
đồng............................................................................................................ 54
2.1.3. Công nghệ xử lý chất thải rắn y tế ..................................................... 58
2.2. Cơ sở pháp lý ....................................................................................... 60

2.2.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội quận Hà Đông ....................... 60


2.2.2. Chiến lược quản lý chất thải rắn ........................................................ 67
2.2.3. Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn .................. 68
2.3. Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam và trên thế giới.... 70
2.3.1. Trên thế giới ..................................................................................... 70
2.3.2. Việt Nam .......................................................................................... 76
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA HÀ ĐÔNG – HÀ NỘI .............................................................. 80
3.1. Quan điểm quản lý CTR y tế tại bệnh viện đa khoa Hà Đông ............... 80
3.2. Nguyên tắc quản lý CTR y tế tại bệnh viện đa khoa Hà Đông .............. 81
3.3. Giải pháp thu gom, phân loại, lưu trữ, xử lý chất thải rắn tại bệnh viện 81
3.3.1. Giải pháp phân loại ........................................................................... 81
3.3.2. Giải pháp thu gom ............................................................................. 84
3.3.3. Giải pháp vận chuyển và lưu giữ ....................................................... 86
3.3.4. Giải pháp xử lý chất thải rắn ............................................................. 90
3.4. Giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn tại bệnh viện ......... 91
3.5. Công tác đào tạo, tuyên truyền, giáo dục .............................................. 93
3.6. Giải pháp kinh tế .................................................................................. 95
3.7. Giải pháp kêu gọi đầu tư ...................................................................... 95
3.8. Giải pháp khác ..................................................................................... 96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... ...
PHỤ LỤC.....................................................................................................................


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Tên đầy đủ

BP

Bộ phận

BVDKHĐ

Bệnh viện đa khoa hà đông

CTR

Chất thải rắn

CTRYT

Chất thải rắn y tế

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HTX

Hợp tác xã

MT

Môi trường


RTYT

Rác thải y tế

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

URENCO

Công ty CP Môi trường Đô thị và Công nghiệp


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng,
biểu
Bảng 1.1.

Bảng 1.2.

Bảng 1.3.


Tên đầy đủ
Khối lượng chất thải sinh hoạt quận Hà Đông năm 2009 và dự
báo đến năm 2020
Khối lượng chất thải rắn công nghiệp quận Hà Đông năm 2009,
dự báo đến năm 2020
Khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại tại phòng khám tư nhân
theo loại hình khám chữa bệnh tại quận Hà Đông

Bảng 1.4.

Khối lượng chất thải rắn trong 3 năm.

Bảng 1.5.

Thành phần và khối lượng chất thải rắn y tế của bệnh viện

Bảng 1.6.

Tỷ lệ phần trăm thành phần chất thải rắn trong bệnh viện

Bảng 1.7.

Lượng rác thải nguy hại phát sinh trong năm 2013

Bảng 1.8.

Lượng rác thải nguy hại phát sinh theo số giường bệnh

Bảng 1.9.


Phân loại và đặc điểm vật dụng chứa rác tại nguồn

Bảng 2.1.

Thành phần rác thải bệnh viện trung bình ở Việt Nam

Bảng 2.2.

Các phương pháp xử lý chất thải y tế tại Nhật Bản và số lượng công ty
có trách nhiệm xử lý được ký hợp đồng áp dụng các phương pháp đó.


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1.1.

Bản đồ khu vực nghiên cứu

Hình 1.2.

Mô hình quản lý chất thải rắn của Quận Hà Đông

Hình 1.3.

Bệnh viện đa khoa Hà Đông

Hình 1.4.


Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải bệnh viện đa khoa Hà Đông

Hình 1.5.

Biểu đồ thể hiện số lượng chất thải bệnh viện đa khoa Hà Đông
Sơ đồ thể hiện tỷ lệ phần trăm chất thải rắn của bệnh viện đa

Hình 1.6.

khoa Hà Đông

Hình 1.7.

Lượng rác thải nguy hại phát sinh trong năm 2013

Hình 1.8.

Lượng rác thải nguy hại phát sinh theo số giường bệnh

Hình 1.9.

Sơ đồ phân loại chất thải tại nguồn của bệnh viện

Hình 1.10.

Mô hình tổ chức quản lý chất thải BV

Hình 1.11.


Nhà lưu trữ CTRYT tại bệnh viện

Hình 1.12.

Mô hình tổ chức quản lý chất thải BV

Hình 2.1.

Hoạt động khám và điều trị của bệnh nhân

Hình 2.2.

Hình 3.1.

Bản đồ QHCT không gian mạng lưới các công trình y tế TP Hà
Nội
Thùng chứa rác y tế tại khoa phòng và vận chuyển về nhà chứa


rác

Hình 3.2.

Thùng đựng vật sắc nhọn trong bệnh viện

Hình 3.3.

Phương án nhà chứa rác dự kiến

Hình 3.4.


Hình 3.5.

Sơ đồ đề xuất mô hình tổ chức quản lý bảo vệ chất thải tại bệnh
viện đa khoa Hà Đông
Mô hình về chương trình sức khỏe của cộng đồng trong việc thực
hiện quá trình quàn lý chất thải y tế


1

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân là nhiệm vụ quan trọng
của ngành Y tế. Nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc
sức khoẻ của nhân dân, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hệ thống các cơ
sở y tế không ngừng được tăng cường, mở rộng và hoàn thiện. Tuy nhiên, trong quá
trình hoạt động, hệ thống y tế đặc biệt là các bệnh viện đã thải ra môi trường một
lượng lớn các chất thải, bao gồm cả những chất thải nguy hại. Theo Tổ chức Y tế
thế giới, trong thành phần chất thải bệnh viện có khoảng 10% là chất thải nhiễm
khuẩn và khoảng 5% là chất thải gây độc hại như chất phóng xạ, chất gây độc tế
bào, các hoá chất độc hại phát sinh trong quá trình chẩn đoán và điều trị, đó là
những yếu tố nguy cơ làm ô nhiễm môi trường, lan truyền mầm bệnh từ bệnh viện
tới các vùng xung quanh, dẫn tới tăng nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện và tăng tỷ lệ
bệnh tật của cộng đồng dân cư sống trong vùng tiếp giáp
Hà Đông là một trong những quận lớn của thành phố Hà Nội, giữ vai trò là
trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của thành phố. Trong những năm gần đây, do
tác động của nền kinh tế thị trường, các chính sách mở cửa cùng với vị trí giao lưu
buôn bán thuận tiện dẫn đến tốc độ đô thị hóa của quận ngày càng cao. Dân số ngày
càng gia tăng, dẫn đến nhu cầu khám và điều trị bệnh gia tăng, sự quá tải của bệnh

viện, sự thiếu đồng bộ cơ sở hạ tầng của bệnh viện dẫn tới vệ sinh môi trường của
nhiều bệnh viện chưa được đảm bảo.
Bệnh viện Đa khoa Hà Đông là bệnh viện hạng II theo phân loại của Bộ Y
tế,là cơ sở điều trị tuyến cuối của Hà Tây cũ nay thuộc Bệnh viện đa khoa tuyến
thành phố Hà Nội. Bệnh viện có quy mô 550 giường, gồm 33 khoa, phòng. Trong
đó 18 khoa lâm sàng, 9 khoa cận lâm sàng và 6 phòng chức năng theo cơ cấu của
một bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh. Số lượng bệnh nhân khám bệnh trung bình 500600 ca mỗi ngày. Tỷ lệ sử dụng giường bệnh thường xuyên vượt trên 100%. Bệnh


2

viện nằm ở trung tâm của quận, là nơi tập trung đông dân cư cho nên những thiếu
sót trong quản lý và xử lý chất thải y tế sẽ ảnh hưởng rất lớn tới cộng đồng dân cư
lân cận.
Xuất phát từ yêu cầu đó, dựa trên cơ sở khoa học và những nghiên cứu tài
liệu, nghiên cứu thực địa, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý chất thải tại Bệnh Viện Đa Khoa Hà Đông, Quận Hà Đông,
Thành phố Hà Nội". Đề tài rất cần thiết có ý nghĩa về lý luận cũng nhưu thực
tiễn.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chung: Góp phần vào việc nâng cao hiệu quả quản lý rác thải rắn
tại các bệnh viện Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể: Đánh giá thực trạng, từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lý chất thải rắn tại bệnh viện Đa Khoa Hà Đông, Thành phố Hà Nội.
Nội dung nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung sau:
- Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn tại bệnh viện.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của rác thải y tế đối với môi trường xung quanh của
bệnh viện.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rác thải y tế.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: quản lý CTR tại bệnh viện
- Phạm vi và địa điểm nghiên cứu: Công tác quản lý rác thải tại Bệnh viện
Đa khoa Hà Đông
Phương pháp nghiên cứu:
- Điều tra, khảo sát thực địa


3

- Thu thập số liệu, tài liệu nghiên cứu
- Đánh giá, phân tích tổng hợp số liệu
- Kế thừa một số kết quả, tài liệu từ các công trình nghiên cứu, dự án đã thực
hiện
- Kiểm chứng, so sánh đề xuất giải pháp
Một số khái niệm:
* Chất thải là bất kỳ loại vật liệu nào mà cá nhân không còn dùng nữa,
hoặc chúng không còn tác dụng gì nữa với cá nhân đó, chúng cũng không còn tác
dụng gì trong bất cứ hoạt động nào cho sản xuất hoặc dịch vụ .[33]
* Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hàng ngày hoặc các hoạt động khác.[33]
Ví dụ: giấy báo, rác sân vườn, đồ đạc đã sử dụng, bì nhựa, rác sinh hoạt
và bất cứ những gì mà con người loại ra môi trường.
* Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y
tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.[33]
Như vậy, chất thải y tế có thể ở dạng rắn, lỏng, khí và thường có đặc tính và
tác động xấu đối với môi trường và sức khoẻ con người. Người ta thường phân biệt
hai loại chất thải y tế: chất thải nguy hại và không nguy hại.
* Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế có chứa một trong các thành phần
như: máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận hoặc cơ quan con người, động vật,

bơm, kim tiêm và các vật sắc nhọn, dược phẩm, hoá chất và các chất phóng xạ dùng
trong y tế.[33]
* Chất thải y tế thông thường: là những loại không có khả năng gây độc, như
giấy, nhựa, thực phẩm dư thừa… Đối với loại chất thải này không cần lưu giữ và xử
lý đặc biệt; nhưng để bảo vệ môi trường và công đồng, chúng cần được thu gom và
xử lý phù hợp.[33]


4

* Phân loại chất thải rắn y tế:
Theo Quy chế quản lý chất thải y tế [33], Căn cứ vào các đặc điểm lý học,
hóa học, sinh học và tính chất nguy hại, chất thải trong các cơ sở y tế được phân
thành 5 nhóm sau:
- Chất thải lây nhiễm:
+ Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc
chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây
truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc
nhọn khác sử dụng trong các hoạt động y tế.
+ Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu,
thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.
+ Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong
các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.
+ Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể
người: rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.
- Chất thải hóa học nguy hại:
+ Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng.
+ Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế (Phụ lục 1 ban hành kèm theo
Quy chế quản lý chất thải y tế)
+ Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính

thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hóa trị liệu
(Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy chế quản lý chất thải y tế).
+ Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy
ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ
tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn
đoán hình ảnh, xạ trị).


5

- Chất thải phóng xạ:
Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ
các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.
Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu dùng trong chẩn đoán và
điều trị ban hành kèm theo Quyết định số 33/2006/QĐ-BYT ngày 24 tháng 10 năm
2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Bình chứa áp suất:
Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ gây
cháy, gây nổ khi thiêu đốt.
- Chất thải thông thường:
Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học
nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:
+ Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách
ly).
+ Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thủy
tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương kín.
Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại.
+ Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu
đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim.
+ Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.

* Quản lý chất thải rắn:
Quản lý chất thải (tiếng Anh: Waste management) là việc thu gom, vận
chuyển, xử lý, tái chế, loại bỏ hay thẩm tra các vật liệu chất thải. Quản lý chất thải
thường liên quan đến những vật chất do hoạt động của con người sản xuất ra, đồng
thời đóng vai trò giảm bớt ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người, môi


6

trường hay tính mỹ quan. Quản lý chất thải cũng góp phần phục hồi các nguồn tài
nguyên lẫn trong chất thải. [33]
Theo Quy chế quản lý chất thải y tế (Bộ Y tế) [33], quản lý chất thải y tế là
hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm
thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc
thực hiện.
Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI
QUẬN HÀ ĐÔNG - TP HÀ NỘI.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN Y TẾ.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ ĐÔNG – HÀ NỘI.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Từ Hải Bằng (2008), “Những khó khăn trong công tác quản lý chất thải bệnh
viện”, Tạp chí Thầy thuốc Việt Nam, Tổng hội Y học Việt Nam, số 26, tr 44-45.
2.

Từ Hải Bằng (2009), Điều tra thực trạng quản lý và xử lý chất thải tại các

cơ sở thuộc hệ y tế dự phòng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm, Báo cáo
tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học, Bộ Y tế.
3.

Nguyễn Quốc Bình (2004), Công nghệ đốt trong xử lý chất thải nguy hại và

một số kết quả nghiên cứu ứng dụng thực tế.
4. Trần Ngọc Bình (2005), Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của cán bộ,
nhân viên y tế về bảo vệ môi trường tại một số bệnh viện, Luận văn thạc sĩ y học,
Học viện Quân y.
5. Phạm Ngọc Châu (2004), Môi trường bệnh viện nhìn từ góc độ quản lý an toàn
chất thải, Cục bảo vệ môi trường, Nhà xuất bản thế giới.
6. Đinh Hữu Dũng (2003), Nghiên cứu thực trạng, tình hình quản lý và ảnh hưởng
của chất thải y tế lên môi trường lao động và sức khỏe cộng đồng, đề xuất giải pháp
can thiệp, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học, Bộ Y tế.
7. Trần Đức Hạ (1998), Tuyển tập các báo cáo khoa học tại hội nghị môi trường
toàn quốc 1998, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

8. Trần Đức Hạ (1998), Xử lý nước thải và chất thải rắn bệnh viện, Báo cáo đề
tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội.
9. Nguyễn Huy Nga (2004), " Nghiên cứu mô hình quản lý Nhà nước bảo vệ
môi trường trong ngành y tế", Sách chuyên khảo: Bảo vệ môi trường trong các
cơ sở y tế, Nhà xuất bản Y học, 2004, tr.9-13.


10. Nguyễn Huy Nga (2004), “Nâng cao nhận thức môi trường và bảo vệ môi
trường cho cán bộ ngành y tế”, Sách chuyên khảo: Bảo vệ môi trường trong các
cơ sở y tế, Nhà xuất bản Y học, 2004, tr.14-18.
11. Trần Hiếu Nhuệ và CS (2001), Quản lý chất thải rắn, Nhà xuất bản xây
dựng, 2001.
12. Chu Thị Sàng (2003), Báo cáo tổng hợp Xây dựng kế hoạch cải thiện môi
trường đối với các bệnh viện gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo
Quyết định 64/2003/TTg, Cục Bảo vệ môi trường.
13. Phùng Chí Sỹ (2001), Lò đốt chất thải rắn y tế tại Việt Nam, hiện trạng và
triển vọng.
14. Lê Thị Tài và cộng sự (2003), “Thực trạng quản lý chất thải y tế tại 6 bệnh
viện đa khoa tuyến tỉnh”, Tạp chí nghiên cứu Y học, tập XXI, số 1, tr 56-62.
15. Bùi Thanh Tâm (2004), “Quản lý vệ sinh môi trường bệnh viện”, Sách chuyên
khảo Bảo vệ môi trường trong các cơ sở y tế, Nhà xuất bản Y học, tr.32-43.
16.

Trần Duy Tạo (2002), Đánh giá thực trạng quản lý và ảnh hưởng của chất

thải y tế bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ lên môi trường xung quanh, Luận văn
thạc sĩ y học, Học viện Quân y.
17. Nguyễn Hồng Thịnh (2004), Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của nhân
viên y tế và điều kiện trang thiết bị về dự phòng toàn diện tại một số bệnh viện
năm 2003 –2004, Luận văn thạc sỹ Y học, Học Viện Quân Y.

18. Trần Thuy Thủy, Lương Ngọc Khuê, Nguyễn Trọng Khoa (2002), Tăng
cường quản lý và xử lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam, một số vấn đề cấp bách của
công tác khám chữa bệnh, Nhà xuất bản Y học, tr 235-247.
19. Trương Mạnh Tiến (2005), “Xã hội hoá các hoạt động nhằm nâng cao nhận
thức và ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường”, Tạp chí Bảo vệ môi trường, số
5/2005, tr.23.


20. Nguyễn Thị Hồng Tú (2004), “Nguy cơ nghề nghiệp và các biện pháp an
toàn vệ sinh lao động trong ngành y tế”, Sách chuyên khảo: Bảo vệ môi trường
trong các cơ sở y tế, Nhà xuất bản Y học, tr.9-13.
21. Nguyễn Ngọc Quý (2012), Quản lý chất thải rắn y tế nguy hại tư nhân tại Hà
Nội, Luận văn thạc sỹ môi trường, Đại học khoa học tự nhiên, tr 7-8.
22.

Bộ Khoa học Công nghệ & Môi trường (1998), Quản lý chất thải rắn bệnh

viện, Kỷ yếu hội thảo 2003.
23.

Bộ khoa học Công nghệ và Môi trƣờng (2003), Quản lý chất thải rắn bệnh

viện, Kỷ yếu hội thảo 2003.
24. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), “Thực trạng và giải pháp xử lý ô nhiễm
môi trường các bệnh viện”, Tạp chí Bảo vệ môi trường, số 3/2005, tr.13.
25. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), “Các cấp uỷ Đảng, các ngành, các cấp
khẩn trương tiến hành quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết 41/NQ/TW”,
Tạp chí Bảo vệ môi trường, số 3/2005, tr. 13.
26. Bộ Y tế (1997), Quy chế bệnh viện, số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997.
27. Bộ Y tế (2007), Niên giám thống kê y tế năm 2007, Nhà xuất bản Y học.

28. Bộ Y tế, Quy chế quản lý chất thải bệnh viện, kèm theo QĐ 2575/1999/QĐBYT.
29. Bộ Y tế - Vụ điều trị (2000 ), Tài liệu hướng dẫn thực hành quản lý chất
thải y tế, Nhà xuất bản Y học, 2000.
30. Bộ Y tế (2002), Nghiên cứu điều tra giải pháp kỹ thuật xử lý chất thải rắn y
tế, Báo cáo kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.
31. Bộ Y tế (2003), Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế ở Việt
Nam, Báo cáo kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.
32. Bộ Y tế (2005), Quy chế quản lý chất thải bệnh viện, Quyết định 43/2007/QĐBYT.


33. Bộ Y tế (2007), Quy chế quản lý chất thải y tế, Nhà xuất bản Y học.
34. Cục Bảo vệ môi trường, Báo cáo tổng hợp dự án xử lý ô nhiễm khu vực công,
phần quản lý và xử lý chất thải y tế, Hà Nội, 2004.
35. Sở khoa học - Công nghệ môi trường Hà nội ( 1996 ), Báo cáo về tình hình
chất thải bệnh viện, HàNội, 1996.
36. Viện hóa học (2008), Hoàn thiện công nghệ xử lý rác thải y tế nguy hại.
37. Viện Pasteur Nha Trang (2004), Báo cáo kết quả điều tra tình hình vệ sinh
môi trường tại các cơ sở y tế 11 tỉnh thành miền Trung, Báo cáo tổng kết đề tài
nghiên cứu khoa học, Bộ Y tế.
38. Viện vệ sinh y tế công cộng (2004), Báo cáo tổng hợp điều tra môi trường y
tế tại các tỉnh phía Nam, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học, Bộ Y tế.
39. Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường (1994), Quản lý chất thải ở các
nước đang phát triển (tài liệu dịch), Hà Nội, tr 7-8.


1

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 : Hành lang đặt các thùng đựng rác


PHỤ LỤC 2 : Thùng chứa rác thải y tế nguy hại


2

PHỤ LỤC 3: Rác được phân loại bỏ vào 2 loại túi

PHỤ LỤC 4: Bảng thu gom và phân loại chất thải rắn tại bệnh viện
Loại chất thải
1. kim tiêm
2. kim bướm

Thùng
kháng
thủng
x
x

3. lưỡi dao mổ

x

4. lưỡi dao cạo
5. kim chọc dò
6. các vật sắc nhọn khác
7. Pipét, ống mao dẫn, lam
kính
8. ống xét nghiệm
9. mọi chất thải thấm máu và
các dịch sinh học khác của

bệnh nhân
10. mọi phát sinh từ khoa
thận nhân tạo
11. mọi chất thải phát sinh từ
các buồng cách ly
12. bộ dây truyền máu,
truyền plasma (bao gồm cả
túi đựng máu và plasma)

x
x
x

Túi
màu
vàng

Túi
màu
đen

Túi
màu
xanh

Một số điểm cần
chú ý
- Luôn được loại
bỏ vào thùng thu
gom chất thải

chống thủng

- Nếu phát sinh
từ trong la bô vi
sinh hoặc từ khoa
phóng xạ thì phải
được xử lý sơ bộ

x
x
x
x
x
x

- Luôn được loại
bỏ vào túi nilon
màu vàng
Xử lý bằng
phương pháp
thiêu đốt


3

13. bông băng thấm máu
14. giẻ lau thấm máu
15. găng y tế
16. catheter tĩnh mạch bằng
nhựa

17. ống hút đờm, ống thông
tiểu, ống thông dạ dày
18. các ống dẫn lưu
19. lọ, ống thuốc và các vật
dụng khác sử dụng trong liệu
pháp hóa học
20. các bệnh phẩm thừa hoặc
chất thải động vật thí nghiệm.
21. các vật dụng nuôi cấy,
lưu giữ các tác nhân lây
nhiễm và thiết bị sử dụng
trong việc cấy chuyển, tiêm
chủng hoặc các loại môi
trường nuôi cấy.
22. bất kỳ loại nào trong số
những loại trên từ khoa
phóng xạ.
23. bông băng không thấm
máu
24. giẻ lau
25. mũ, mạng dùng một lần
26. phần dây truyền dịch, túi
dịch truyền không dính máu
27. bình, lọ không dính dịch
cơ thể (ví dụ: vỏ lọ thuốc
không phải để sử dụng trong
hóa trị liệu)
28. đồ vải không thấm dịch
cơ thể
29. chất thải phát sinh từ nhà

ăn, đồ ăn thức uống thừa nói
chung
30. giấy, bao bì và các thải
sinh hoạt khác

x
x
x

- Với các chất
thải ở mục 21 và
22 thì phải được
xử lý sơ bộ ngay
tại nơi phát sinh

x
x
x
x
x

x

x
x
x
x
x

x


x
x
x

- Cần được thu
gom và xử lý
theo quy trình
riêng.
- Đựng trong túi
nilon và thùng
thu gom chất thải
màu xanh.
- Chuyển tới nơi
thu gom rác của
quận theo hợp
đồng


×