Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Huy động cộng đồng dân cư tham gia vào quá trình xây dựng và quản lý khu tập thể xây dựng, thành phố hải dương (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.64 MB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

LÊ DIỆU HƯƠNG

HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ THAM GIA
VÀO QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ KHU
TẬP THỂ XÂY DỰNG, THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

HÀ NỘI, NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

LÊ DIỀU HƯƠNG
KHÓA: 2012 - 2014

HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ THAM GIA VÀO QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG
VÀ QUẢN LÝ KHU TẬP THỂ XÂY DỰNG, THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG

Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐỖ HẬU

HÀ NỘI, NĂM 2014


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Khoa đào tạo sau Đại
học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, sự tận tình giảng dạy của các thầy cô trong
suốt khóa học và sự giúp đỡ của bạn bè cùng lớp.
Tôi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
PGS.TS.Đỗ Hậu. Thầy đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian
thực hiện luận văn và cung cấp nhiều thông tin khoa học có giá trị để luận văn này
được hoàn thành.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và Khoa Sau
Đại học đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
này.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Lãnh đạo và cán bộ các cơ quan : Hiệp Hội
Đô Thị Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Dương, Ủy ban nhân dân
phường Thanh Bình cùng với sự giúp đỡ của cộng đồng dân cư Khu tập thể Xây
dựng đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu phục vụ luận
văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn


Lê Diệu Hương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực
và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận văn

Lê Diệu Hương


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục hình, sơ đồ
Danh mục bảng, biểu
A.PHẦN MỞ ĐẦU .....................................................................................................1

 Lý do chọn đề tài : ....................................................................................................1
 Mục tiêu nghiên cứu : ...............................................................................................2
 Giới hạn và đối tượng nghiên cứu : ..........................................................................3
 Phương pháp nghiên cứu : ........................................................................................3
 Cấu trúc của luận văn : .............................................................................................3
 Một số khái niệm cơ bản : ........................................................................................4
B. NỘI DUNG ....................................................................................................................... 7


CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ THAM GIA
VÀO QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ KHU TẬP THỂ TẠI THÀNH
PHỐ HẢI DƯƠNG .....................................................................................................7
1.1. Thực trạng về huy động cộng đồng dân cư tham gia vào quá trình xây dựng và
quản lý KTT tại thành phố Hải Dương : .....................................................................7
1.1.1. Đặc điểm về kinh tế, xã hội cộng đồng dân cư thành phố Hải Dương : ...........7
1.1.2.Khái quát tình hình phát triển các khu tập thể tại thành phố Hải Dương những
năm qua : .....................................................................................................................9
1.1.3. Thực trạng vấn đề huy động cộng đồng tham gia vào quá trình xây dựng
thành phố Hải Dương : ..............................................................................................13


1.2. Thực trạng huy động cộng đồng dân cư tham gia vào quá trình xây dựng và
quản lý khu tập thể Xây dựng phường Thanh Bình : ................................................15
1.2.1. Lịch sử hình thành phường Thanh Bình: ........................................................15
1.2.2. Thực trạng kinh tế xã hội phường Thanh Bình : .............................................16
1.2.3. Đặc trưng cộng đồng dân cư phường Thanh Bình : ........................................19
1.2.4. Thực trạng xây dựng và quản lý khu tập thể phường Thanh Bình : ...............22
1.3. Thực trạng cộng đồng dân cư tham gia vào quản lý các khu tập thể : ...............27
1.4. Thực trạng huy động cộng đồng dân cư tham gia vào quá trình xây dựng và
quản lý khu tập thể Xây dựng : .................................................................................28
1.4.1. Lịch sử hình thành, thực trạng kinh tế xã hội khu tập thể Xây dựng :............28
1.4.2. Thực trạng tình hình xây dựng khu tập thể Xây dựng : ..................................32
1.4.3. Thực trạng cộng đồng tham gia vào quá trình xây dựng và quản lý KTT Xây
dựng :.........................................................................................................................35
1.5. Những vấn đề còn tồn tại trong việc huy động cộn đồng dân cư tham gia vào
quá trình xây dựng, quản lý khu tập thể Xây dựng phường Thanh Bình, thành phố
Hải Dương : ...............................................................................................................36
CHƯƠNG 2 . CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG DÂN
CƯ THAM GIA QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, QUẢN LÝ KHU TẬP THỂ ............40

2.1. Cơ sở lý luận trong việc huy động cộng đồng dân cư tham gia vào quá trình xây
dựng và quản lý KTT : ..............................................................................................40
2.1.1. Quy hoạch, xây dựng có sự tham gia của cộng đồng: ....................................40
2.1.2. Hình thức, quy mô tham gia của cộng đồng : .................................................43
2.1.3. Những khó khăn, trở ngại trong quá trình tham gia :......................................44
2.2. Cơ sở pháp lý trong việc huy động cộng đồng dân cư tham gia vào quá trình
xây dựng và quản lý khu tập thể tại thành phố Hải Dương : ....................................48


2.2.1. Hệ thống văn bản pháp lý của nhà nước : .......................................................48
2.2.2. Hệ thống văn bản pháp lý của thành phố Hải Dương: ...................................50
2.2.3. Định hướng phát triển không gian thành phố Hải Dương đến năm 2020 và
quy hoạch chi tiết phường Thanh Bình: ....................................................................51
2.3. Các yếu tố tác động đến sự tham gia của cộng đồng trong quy hoạch xây dựng
và quản lý nhà ở : ......................................................................................................58
2.3.1. Yếu tố phát triển kinh tế xã hội : .....................................................................58
2.3.2. Tác động của đô thị trung tâm: .......................................................................59
2.3.3. Yếu tố văn hóa : ..............................................................................................60
2.3.4. Yếu tố chính sách và pháp luật: ......................................................................61
2.3.5. Yếu tố cộng đồng và ý thức tự chủ của người dân: ........................................63
2.3.6. Sự trợ giúp của Chính phủ và các tổ chức có liên quan: .................................63
2.4. Kinh nghiệm của thế giới và trong nước về sự tham gia của cộng đồng trong
công tác quy hoạch xây dựng và quản lý nhà ở : ......................................................64
2.4.1. Kinh nghiệm của quốc tế : ..............................................................................64
2.4.2. Kinh nghiệm trong nước : ...............................................................................67
CHƯƠNG 3 . ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
THAM GIA VÀO QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ KHU TẬP THỂ
XÂY DỰNG TẠI PHƯỜNG THANH BÌNH - THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG ........71
3.1. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc : .....................................................................71
3.1.1. Quan điểm : .....................................................................................................71

3.1.2. Mục tiêu : ........................................................................................................72
3.1.3. Nguyên tắc : ....................................................................................................73


3.2. Đề xuất bộ máy quản lý, chính sách và quy định, hướng dẫn cho sự tham gia
cộng đồng : ................................................................................................................74
3.2.1. Đề xuất bộ máy quản lý cộng đồng : ..............................................................74
3.2.2. Đề xuất mối quan hệ giữa bộ máy quản lý cộng đồng và các tổ chức liên quan
: ..................................................................................................................................75
3.2.3. Đề xuất chính sách và quy định, hướng dẫn huy động cộng đồng tham gia: .78
3.3. Đề xuất quy trình và giải pháp huy động cộng đồng tham gia vào quá trình xây
dựng KTT Xây dựng phường Thanh Bình :..............................................................82
3.3.1. Sự tham gia của cộng đồng trong việc xác định các nhiệm vụ và mục tiêu quy
hoạch : .......................................................................................................................83
3.3.2. Sự tham gia của cộng đồng trong việc đánh giá tính khả thi của các mục tiêu
và dự kiến các kết quả sẽ đạt được :..........................................................................86
3.3.3. Sự tham gia của cộng đồng trong việc tổng hợp phân tích và đánh giá các
phương án quy hoạch : ..............................................................................................89
3.3.4. Sự tham gia của cộng đồng trong việc ra quyết định quy hoạch: ...................92
3.3.5. Sự tham gia của cộng đồng trong việc giải phóng mặt bằng xây dựng: .........93
3.3.6. Sự tham gia của cộng đồng trong việc thực hiện xây dựng: ...........................95
3.4. Đề xuất các giải pháp huy động cộng đồng tham gia vào quá trình quản lý KTT
Xây dựng phường Thanh Bình:.................................................................................96
3.4.1. Sự tham gia của cộng đồng trong việc xây dựng các nhiệm vụ và mục tiêu của
quản lý khu tập thể Xây dựng phường Thanh Bình: .................................................96
3.4.2. Sự tham gia của cộng đồng trong việc tổ chức và lập các quy định quản lý
xây dựng và các biện pháp thực hiện: .......................................................................99
3.4.3. Sự tham gia của cộng đồng trong việc triển khai duy tu bảo dưỡng nhà ở: .102



3.4.4. Sự phối kết giữa quản lý nhà ở, khu tập thể với những hoạt động quản lý
khác: ........................................................................................................................103
C.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................107
Kết luận : .................................................................................................................107
Kiến nghị : ...............................................................................................................109
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................
E.PHỤ LỤC...........................................................................................................................


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Cụm từ viết tắt

QH

Quy hoạch

QHĐT

Quy hoạch đô thị

QHCT

Quy hoạch chi tiết

QHCĐT

Quy hoạch chung đô thị


QHXD

Quy hoạch xây dựng

QHXDĐT

Quy hoạch xây dựng đô thị

QLĐT

Quản lý đô thị

CDS

Chiến lược phát triển Đô thị

TGCĐ

Tham gia cộng đồng

KTT

Khu tập thể

ACVN

Hiệp Hội Đô thị Việt Nam

ACHR


Liên minh Quyền Nhà ở Châu Á

UN-Habitat

Chương trình Định cư con người Liên Hợp Quốc

CDF

Quỹ phát triển cộng đồng

UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

YP

Nhóm những người trẻ có chuyên môn trong các lĩnh vực kiến
trúc, quy hoạch, xây dựng, môi trường,kinh tế, IT ...


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1.1


Khu tập thể May 1 Hải Dương

Hình 1.2

Khu tập thể May 1 Hải Dương

Hình 1.3

Hình ảnh dãy nhà thuộc Khu tập thể máy sứ

Hình 1.4

Hình ảnh các căn hộ cấp 4 đã xuống cấp tại KTT Máy sứ

Hình 1.5

Sơ đồ vị trí phường Thanh Bình

Hình 1.6

Vị trí các KTT trên địa bàn phường Thanh Bình

Hình 1.7

Nhà ở trong KTT bệnh viện

Hình 1.8

Nhà ở trong KTT trường Y


Hình 1.9

Nhà ở trong KTT xí nghiệp ô tô vận tải

Hình 1.10

Nhà ở trong KTT xí nghiệp ô tô vận tải

Hình 1.11

Nhà ở trong KTT trường Dược

Hình 1.12

Nhà ở trong KTT trường Dược

Hình 1.13

Các hộ đang xây dựng trong KTT Thảm len

Hình 1.14

Vị trí khu đất Khu tập thể Xây dựng

Hình 1.15

Dân số theo độ tuổi, nghề nghiệp của người dân KTT Xây dựng

Hình 1.16


Khoảng sân chung trong KTT Xây dựng

Hình 1.17

Mặt bằng hiện trạng khu đất KTT Xây dựng

Hình 1.18

Các dãy nhà cấp 4 đã xuống cấp tại KTT Xây dựng

Hình 1.19

Khu vệ sinh xuống cấp nghiêm trọng tại Khu tập thể Xây dựng

Hình 1.20

Mặt bằng tổng thể chia lô do người dân và kiến trúc sư địa phương
cùng bàn bạc của KTT Xây dựng


Hình 1.21

Chiều cao tầng không thống nhất giữa các nhà liền kề trong KTT
trường Y

Hình 2.1

Các thành phần tham gia trong quá trình QHXD và QLĐT


Sơ đồ 2.1

Sơ đồ khái quát mô hình tổ chức tham gia cộng đồng

Hình 2.2

Bản đồ định hướng phát triển không gian thành phố Hải Dương
đến năm 2020

Hình 2.3

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất phường Thanh Bình

Sơ đồ 2.2

Các yếu tố tác động đến sự tham gia cộng đồng

Hình 2.4

Hệ thống pháp luật trong QHĐT của Pháp hiện nay

Hình 2.5

Hình ảnh nhà ở trong KTT May 1 trước đây

Hình 2.6

Cộng đồng cùng nhau góp tiền tiết kiệm

Hình 2.7


Cộng đồng KTT May 1 cùng nhau xây dựng nhà

Hình 2.8

Hình ảnh nhà ở trong KTT Thảm Len trước đây

Hình 2.9

Cuộc họp cộng đồng trong KTT Thảm Len cũ

Hình 2.10

Mặt bằng khu đất KTT Thảm Len trước và sau quy hoạch

Hình 2.11

Hình ảnh khu đất KTT Thảm Len được giải phóng mặt bằng

Hình 2.12

Hình ảnh KTT Thảm Len trong quá trình xây dựng

Sơ đồ 3.1

Mối quan hệ của các thành phần tổ chức trong xây dựng và quản
lý nhà ở có sự tham gia của cộng đồng

Sơ đồ 3.2


Quá trình CDS áp dụng đối với các thành phố ở Việt Nam

Sơ đồ 3.3

Quá trình xây dựng và sự tham gia của cộng đồng

Sơ đồ 3.4

Mô hình tổ chức cộng đồng tham gia xây dựng nhà ở tại phường
Thanh Bình

Hình 3.1

Hình ảnh cộng đồng họp bàn, chia sẻ kinh nghiệm tại KTT Thảm


Len
Sơ đồ 3.5

Các bước hướng dẫn cộng đồng xác định nhiệm vụ và mục tiêu
QH

Hình 3.2

Hình ảnh cộng đồng họp bàn, vẽ bản đồ tại KTT May 1

Hình 3.3

Mặt bằng tổng thể chia lô do người dân và kiến trúc sư địa phương
cùng bàn bạc của KTT Xây dựng


Hình 3.4

Hình ảnh KTT Thảm Len sau khi được giải phóng mặt bằng

Sơ đồ 3.6

Các bước thực hiện của quá trình quản lý

Sơ đồ 3.7

Sơ đồ cơ cấu tổ chức quỹ CDF

Sơ đồ 3.8

Sơ đồ tổ chức cơ cấu quản lý phường Thanh Bình

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng

Tên bảng

Bảng 1.1

Hiện trạng mật độ dân cư thành phố Hải Dương chia theo phường,


Bảng 1.2

Bảng thống kê các Khu tập thể thành phố Hải Dương năm 2013


Bảng 1.3

Bảng thống kê tình hình xây dựng các KTT phường Thanh Bình
năm 2014

Bảng 1.4

Bảng thống kê các hộ gia đình thuộc Khu tập thể xây dựng năm
2014

Bảng 2.1

Bảng thống kê quy hoạch sử dụng đất phường Thanh Bình (2010)

Bảng 3.1

Mức độ tham gia của cộng đồng trong quá trình xây dựng và quản
lý KTT


1

A.PHẦN MỞ ĐẦU
 Lý do chọn đề tài :
Các khu tập thể ở thành phố Hải Dương hầu hết được xây dựng từ thời bao
cấp trước những năm 90, các công trình chủ yếu là nhà cấp 4, khu tập thể 3-5 tầng
(chung cư) cho đến nay đã bị xuống cấp nghiêm trọng, không còn đảm bảo an toàn
cho người đang sử dụng. Hạ tầng kỹ thuật yếu kém, không đồng bộ, vệ sinh môi
trường thấp kém ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt sinh hoạt của người dân và cảnh

quan đô thị.
Dân cư đang sinh sống trong các khu tập thể: phần lớn là cán bộ công nhân
viên đã nghỉ hưu, thu nhập thấp không có điều kiện để mua đất làm nhà ở riêng và
một số khác là người sinh sống ở khu vực khác trước đây đã mua hoặc thuê lại các
gian nhà ở tập thể đã hóa giá. Việc quản lý các khu tập thể của thành phố Hải
Dương trước đây thuộc cơ quan, đơn vị nay đã được trả lại cho chính quyền phường
xã, do đó công tác quản lý an ninh trật tự trên địa bàn có nhiều khó khăn, phức tạp.
Vì vậy, việc xoá các khu nhà ở tập thể trên địa bàn thành phố Hải Dương để
quy hoạch xây dựng lại là việc làm rất cần thiết nhằm góp phần cải thiện, đảm bảo
nơi ở, nghỉ ngơi và sinh hoạt khác cho người dân hiện đang sống trong các khu tập
thể nói riêng và người dân thành phố Hải Dương nói chung.
Mặt khác, trình độ quản lý xây dựng đô thị nhất là trong việc phát triển các
khu tập thể vẫn còn nhiều bất cập, hệ thống văn bản quản lý xây dựng các khu ở còn
thiếu đồng bộ, chưa hoàn chỉnh và chưa đáp ứng phù hợp, kịp thời với sự phát triển
nhanh chóng của đô thị nói chung và sự phát triển các khu ở nói riêng.
Một trong những khó khăn lớn trong quá trình xây dựng phát triển ở các đô
thị là nguồn kinh phí đầu tư cho xây dựng còn nhiều eo hẹp. Việc huy động các
nguồn lực từ các khu vực tư nhân, từ cộng đồng dân cư đô thị còn hạn chế.
Chính vì vậy, việc huy động nguồn lực trong cộng đồng là một trong những
vấn đề cần được nghiên cứu một cách thích đáng và cụ thể giúp cho các cơ quan


2

nghiên cứu, các cấp chính quyền trong quá trình thực hiện các đồ án quy hoạch và
quản lý đô thị không chỉ ở lĩnh vực tài chính mà còn ở nhiều lĩnh vực khác để thực
hiện thành công chiến lược phát triển đô thị cũng như hoàn thành các nhiệm vụ
chính trị mà Đảng và nhà nước đã đề ra.
Vai trò của cộng đồng đã được coi trọng và thể hiện trong quy chế quản lý
đầu tư và xây dựng được ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP , trong điều

lệ quản lý quy hoạch đô thị ban hành kèm theo Nghị định số 91/CP đều đã quy định
''Quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn khi nghiên cứu lập dự án phải công bố
công khai và trưng cầu ý kiến của nhân dân...''
Việc huy động cộng đồng tham gia vào quá trình phát triển và quản lý nhà
nước đã được các nước trên thế giới quan tâm ( như Anh, Đức, Canada, Thái Lan,
Philippin ... ) từ rất lâu. Tại Việt Nam, cũng đã có một số Khu tập thể được cộng
đồng tham gia và quản lý, xây dựng nhà ở và đã đạt được các kết quả thành công
như ở khu tập thể Hữu Nghị - phường Cửa Nam - thành phố Vinh.. Bản thân tại
thành phố Hải Dương, cũng đã có nhiều khu tập thể cộng đồng được tham gia vào
quá trình phát triển và quản lý nhà ở, đến nay cũng đã xóa bỏ nhiều khu tập thể cũ,
xuống cấp (khu May 1 - phường Phạm Ngũ Lão, khu tập thể Thảm Len - phường
Thanh Bình).
Tuy nhiên, đối với cả nước ta nói chung, thành phố Hải Dương nói riêng, sự
tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển và quản lý nhà ở vẫn còn nhiều
mới mẻ , rất đáng được chú ý triển khai nghiên cứu và thực hiện trong những điều
kiện cụ thể riêng.
Đó chính là những lý do chính của việc chọn đề tài :''Giải pháp cộng đồng
tham gia vào quá trình phát triển và quản lý khu tập thể Xây dựng phường Thanh
Bình thành phố Hải Dương''.
 Mục tiêu nghiên cứu :
- Đề xuất giải pháp xây dựng và quản lý khu tập thể có sự tham gia của cộng
đồng tại khu tập thể Xây dựng phường Thanh Bình, thành phố Hải Dương nhằm


3

nâng cao, cải thiện điều kiện ở cho người dân thành phố Hải Dương cũng như giảm
bớt khó khăn tài chính của thành phố trong vấn đề xây dựng, cải tạo khu ở cũ.
 Giới hạn và đối tượng nghiên cứu :
- Đối tượng nghiên cứu : sự tham gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng

và quản lý khu tập thể.
- Giới hạn nghiên cứu : quy hoạch, xây dựng khu tập thể theo quy hoạch định
hướng phát triển không gian thành phố Hải Dương và quy hoạch chi tiết phường
Thanh Bình đến năm 2020.
 Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp phân tích thống kê, đánh giá tổng hợp
- Phương pháp điều tra xã hội học
- Phương pháp thực nghiệm
 Cấu trúc của luận văn :
Nội dung của luận văn được cấu trúc như sau :
A. PHẦN MỞ ĐẦU
B. PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
Gồm 3 chương chính :
Chương 1 : THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ THAM
GIA VÀO QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ KHU TẬP THỂ TẠI
THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG
Chương 2 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG
THAM GIA VÀO QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ KHU TẬP THỂ
TẠI THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:


TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


107

C.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận :
Trong giai đoạn kinh tế thị trường, tại phường Thanh Bình nói riêng và tại
các đô thị nói chung, quá trình đô thị dẫn đến những diễn biến hết sức phức tạp ,
không chỉ trong sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai mà còn dẫn đến quá trình
chuyển đổi cơ cấu ngành nghề gây biến động về dân cư, kinh tế, lối sống, xây dựng
nhà cửa ... dẫn đến tình trạng xây dựng bừa bãi, thiếu kỉ cương, làm phương hại đến
thẩm mỹ đô thị. Mặt khác, dân số đô thị cũng tăng trong giai đoạn này là một vấn đề
bức thiết đòi hỏi phải có quỹ đất ở để phục vụ nhu cầu ở của người dân, vì ai cũng
có ''quyền có chỗ ở hợp lý''. Do vậy trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải có những
nghiên cứu sâu sắc về mọi vấn đề kể cả phát triển kinh tế xã hội hay quy hoạch phát
triển và quản lý đô thị nói chung, nhà ở, khu tập thể nói riêng tại những đô thị nhằm
tạo nên một môi trường hài hòa, tươi đẹp, đáp ứng những mục tiêu nhiệm vụ mà
Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Vai trò của cộng đồng trong công cuộc phát triển nhà ở đô thị là một nội
dung khoa học mang tính nhân văn sâu sắc. Nó đã được chứng minh tính hiệu quả
qua nhiều quốc gia trên thế giới và đã được áp dụng ở Việt Nam. Sự tham gia của
cộng đồng vào quá trình phát triển nhà ở là thể hiện trực tiếp nhất và có hiệu quả
nhất để xác định cơ chế quyền làm chủ tập thể của nhân dân trong sự nghiệp phát
triển đô thị nói chung và trong lĩnh vực nhà ở nói riêng.
Việc nghiên cứu quy hoạch xây dựng và quản lý nhà ở theo phương pháp có
sự tham gia của cộng đồng là một việc làm hết sức có ý nghĩa. Đó là phương pháp
"Đi từ dưới lên'' không áp đặt và tạo nên môi trường dân chủ bình đẳng văn minh
thực sự theo đường lối chủ trương của Đảng. Nó có nhiều ưu điểm bởi sự thích ứng
của việc sử dụng không gian hiệu quả trong điều kiện thực tế, phù hợp với tâm tư,

nguyện vọng, mong muốn của người dân mà vẫn đảm bảo được kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội toàn khu vực. Phương pháp cũng dẫn đến một sự đồng tình ủng hộ
của người dân và giúp cho công tác quản lý đô thị có nhiều thuận lợi.


108

Điều đó cũng góp phần giảm nhẹ gánh nặng của chính quyền đối với vấn đề
nhà ở, Chính quyền chỉ đóng vai trò giải tỏa những bế tắc làm hạn chế việc cung
cấp nhà ở của thị trường, tạo điều kiện giúp đỡ nhân dân trong việc sở hữu nhà ở và
chính người dân sẽ quyết định sống trong một môi trường như thế nào.
Hiện nay, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề trong việc huy động cộng đồng tham
gia vào quá trình xây dựng và quản lý nhà ở. Cộng đồng tham gia trong những lĩnh
vực này còn rất ít, ngay cả tại KTT Xây dựng và nhiều KTT khác trên địa bàn thành
phố Hải Dương vẫn còn rất nhiều tình trạng xây dựng nhà ở lẻ tẻ, bộc phát, chiều
cao tầng, hình thức kiến trúc không đồng bộ, giao thông nội bộ nhỏ hẹp, ngoằn
nghèo. Mặt khác, về phía chính quyền cũng chưa có các chính sách để tạo điều kiện,
huy động cộng đồng tham gia trong quá trình này.
Vì vậy, luận văn đã đưa ra các đề xuất trong quá trình xây dựng (bao gồm
quá trình quy hoạch và quá trình xây dựng), quá trình quản lý nhà ở KTT nhằm huy
động cộng đồng tham gia, nâng cao khả năng, mức độ tham gia của cộng đồng KTT
Xây dựng cũng như các KTT khác. Qua đó, cộng đồng cùng với chính quyền thực
hiện xây dựng môi trường, không gian ở bền vững, đáp ứng được nhu cầu, nguyện
vọng của người dân, cải thiện, chỉnh trang bộ mặt đô thị, phát triển nhà ở đô thị văn
mình, giữ gìn và phát huy bản sắc kiến trúc dân tộc.
Hơn nữa, cộng đồng dân cư KTT Xây dựng hoàn toàn có khả năng cũng như
vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và quản lý KTT. Họ đa phần là công
nhân của Xí nghiệp Xây lắp 1 đã được phân nhà từ những năm 70 và theo luật Đất
đai 2013, họ đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ, thực hiện việc nâng cấp, xây dựng, cải
tạo nhà ở của mình. (''Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao

đất, cho thuê đất từ ngày 15/10/1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà
chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện
nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật). Họ đã cùng nhau
họp bàn, nộp đơn xin tái định cư tại chỗ, đưa ra phương án quy hoạch chia lô trong


109

cộng đồng, xây dựng Quỹ tiết kiệm cộng đồng, đoàn kết cùng giải quyết những khó
khăn, vướng mắc chung trong KTT.

Kiến nghị :
Để quản lý nhà ở nói riêng và quản lý đô thị nói chung một cách hiệu quả và
hợp lý, trong quá trình nghiên cứu luận văn kiến nghị như sau :


Đối với chính quyền trung ương: Các điều Luật, Nghị định, quy định cần đẩy

mạnh vai trò của cộng đồng, không chỉ dừng ở mức độ tham gia cộng đồng ở việc
tham khảo, lấy ý kiến mà ở mức độ cùng hợp tác. Có như vậy mới đảm bảo một
môi trường sống tốt nhất cho chính bản thân cộng đồng, góp phần nâng cao yếu tố
con người, đẩy mạnh văn minh, phát triển nhân loại, con người được sống trong
một môi trường tốt nhất, có đầy đủ những điều kiện, nguồn lực để phát triển kinh tế,
văn hóa, đời sống xã hội...
Thừa nhận tính hợp pháp của thị trường mua bán đất, định giá đất đúng với
giá trị của đất, tương đương với giá trị thực tế trong những dự án đền bù, giải tỏa.


Đối với chính quyền thành phố : Nâng cao năng lực của Hội đồng nhân dân


bởi đó là tổ chức do dân bầu ra nên chịu trách nhiệm tự quản nhiều hơn tại phường
với nhiều nội dung công việc hơn, ủy ban nhân dân là đại diện cho thành phố để giải
quyết những thủ tục hành chính thông thường còn các nhiệm vụ xây dựng phát triển
khác nên chuyển về cho hội đồng nhân dân phường đảm trách.
Nâng cao cơ sở hạ tầng xã hội nhằm nâng cao dân trí của người dân.
Hướng nghiệp, dạy nghề cho lực lượng lao động trẻ để giải quyết lao động
nông nghiệp dư thừa khi thiếu đất canh tác.
Đẩy mạnh giáo dục, nâng cao trình độ văn hóa, dân trí của người dân, tạo
mọi điều kiện để người dân hoạt động cộng đồng, cùng nhau giải quyết những khó
khăn chung để tạo nên những cộng đồng mạnh, đoàn kết giúp đỡ nhau trong giai
đoạn phát trỉển của xã hội.


110



Đối với ủy ban nhân dân phường Thanh Bình : đẩy mạnh cải cách thủ tục

hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động; thực hiện
công tác soạn thảo các văn bản đúng thể thức, tăng cường tự kiểm tra văn bản và
thẩm định; Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp
luật đến nhân dân.Thực hiện tốt công tác tiếp dân, tiếp nhận, giải quyết đơn thư
khiếu nại, tố cáo của công dân; thực hiện nghiêm túc các quyết định, kết luận sau
thanh tra có hiệu lực pháp luật; Thực hiện tốt công tác đăng ký và quản lý hộ tịch;
tổ chức tiếp công dân tại bộ phận "Tiếp nhận và trả kết quả” đúng quy định; đẩy
mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính. Thực hiện nghiêm túc các quy định, nề
nếp về văn hoá công sở; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của
phường.

Nâng cao tinh thần trách nhiệm,trình độ quản lý của các cán bộ phòng ban
trong chính quyền, nhằm nắm vững tình hình người dân trong từng cộng đồng, đảm
bảo đời sống nhân dân được quan tâm, nắm rõ.
Khuyến khích tạo điều kiện để các hộ kinh doanh dịch vụ, giải quyết việc
làm bằng việc cho vay vốn với lãi suất thấp.


D.TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt :
1. Nguyễn Thế Bá (1997)- ''Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị'', NXB Xây
dựng'';
2. Vũ Cao Đàm (1998), "Phương pháp luận nghiên cứu khoa học'', Nxb KH&KT
3. Đỗ Hậu, "Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của cộng đồng''; Nxb Xây
dựng
4. Phạm Trọng Mạnh (2005), ''Quản lý đô thị'', Nxb Xây dựng
5. Đỗ Hậu, ''Xã hội học đô thị'', Nxb Xây dựng
6. Đỗ Hậu, ''Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về sự tham gia của cộng
đồng trong quá trình quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị'', Dự án
VIE/95/050, Hà Nội.
7. Nguyễn Đăng Sơn, ''Phương pháp tiếp cận mới về quy hoạch và quản lý đô thị'',
Nxb Xây dựng.
8. Trần Trọng Hanh, ''Phương pháp quy hoạch có sự tham gia của dân cư''. Bài
giảng khóa bồi dưỡng ngắn hạn tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
9. Trịnh Duy Luân, "Cộng đồng đô thị Việt Nam'', Dự án VIE/95/050, Hà Nội.
10. Nguyễn Xuân Mai, "Quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có sự
tham gia của cộng đồng tại phường Phú Thượng'', Dự án VIE/95/050, Hà Nội.
11. ACVN, ''Nhà ở phù hợp Cộng đồng đã làm như thế nào?''
12. ACVN, ''Sổ tay vận hành Quỹ phát triển cộng đồng''.
13. ACVN, ''Mạng lưới Quỹ phát triển cộng đồng Quốc gia và Chương trình
ACCA tại 16 Đô thị Việt Nam''

14. Nguyễn Ngọc Quỳnh, ''Quy hoạch phát triển và quản lý nhà ở đô thị với vai trò
cộng đồng trong đô thị Việt Nam''. Luận án PTS KHKT.


15. Lương Tiến Dũng, ''Sự tham gia của cộng đồng trong quy hoạch phát triển và
quản lý nhà ở tại phường Phú Thượng quận Tây Hồ trong quá trình đô thị hóa''
. Luận văn thạc sỹ.
16. ACVN,ACHR, UN-HABITAT, Cities Alliance, ''Vai trò của cộng đồng đô thị
trong tiến trình phát triển nhà ở'' - tài liệu hội thảo đối thoại chính sách về
quyền có chỗ ở phù hợp.
17. Đỗ Dũng, ''Quy hoạch là thế đó'' , bài viết trong báo Khoa học và Phát triển.
18. Nguyễn Thị Thanh Mai, ''Nâng cao tính tự chủ của cộng đồng dân cư trong các
dự án tái phát triển và di dân đô thị'', kết quả nghiên cứu và ứng dụng, tạp chí
khoa học công nghệ xây dựng.
19. Trung tâm nghiên cứu và dự báo đô thị PADDI (2012), ''Làm thế nào để quy
hoạch đô thị ở Việt Nam hiệu quả hơn? Trường hợp TPHCM''.
Văn bản pháp luật :
20. Bộ xây dựng (2008), Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam 01:2008/BXD về quy
hoạch xây dựng, Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD;
21. UBND thành phố, Quy hoạch phát triển không gian thành phố Hải Dương
22. UBND phường Thanh Bình, Quy hoạch chi tiết phường Thanh Bình.
23. Văn bản pháp lý của UBND thành phố, ''Vấn đề định hướng xây dựng lại các
khu tập thể cũ''.
24. Thủ tướng chính phủ, ''Phê duyệt định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020''
Tài liệu tiếng Anh :
25. Katherin V.Gough, Hoai Anh Tran - Đề tài thay đổi chính sách nhà ở tại Việt
Nam, những sự đổi mới trong khu dân cư tại Hà Nội
26. Hoai Anh Tran, Elisabeth Dalholm - Tư hữu hóa đất công ở Hà Nội – tạp chí
Routledge



27. Francesco Procacci, Luong Thu Thao - Đề tài phân tích về các khu tập thể ở Hà
Nội
28. Jean – Paul lacaze - Các phương pháp quy hoạch đô thị
29. Arnstein , S.R (1969), ''Các mức độ đánh giá về vấn đề tham gia cộng đồng'' (A
Ladder of Citizen Participation), Journal of AmericanInstitute of Planners
vol.35.2.
30. Chalas Yves (2001), ''Sự sáng tạo của thành phố'' (Loinvention de la ville),
PUF.3.
31. Frank Friesecke PhD (STEG) (05/2011),''Vấn đề tham gia cộng đồng trong
QHĐT tại Đức'' (Public Participation in UrbanDevelopment Projects - a
German Perspective),FIG Working Week 2011 Bridging the Gap between
Cultures Marrakech, Morocco.4.
32. Hamdi Nabeel, Goethert Reinhard(1997), ''Hành động trong quy hoạch thành
phố : định hướ ng cho sự tham gia của cộng đồng''(Action Planning for Cities:
A Guide toCommunity Practice), Wiley Academy.5.
33. Nicolas J. Vikstrom (2006), ''Sự tạo lập một hệ thống cho TGCĐ: Làm thế nào
các tổ chức phi lợ i nhuận tạo tiếng nói cho ngườ i dântrong các dự án phát
triển đô thị tại Tokyo''(Creating a system for citizen participation: Howthe
nonprofit sector can provide citizens a voicein Tokyo urban development
system»).
34. Renee A Irvin; John Stansbury (2004),''Vấn đề tham gia cộng đồng trong việc
quyết định chính sách'' (Citizen Participation inDecision Making: Is It worth the
effort?), PublicAdministration Review, ABI/INFORM Global.7.
35. Wates Nick (2000), ''Sổ tay quy hoạch cộng đồng'' (The Community Planning
Handbook), Earthscan, London




×