Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của mô hình cánh đồng mẫu lớn với sản xuất tự do trên địa bàn huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------------------------

NGUYỄN THỊ THƠM

SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA
THEO MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN VỚI SẢN XUẤT TỰ DO
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH THUẬN, TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-----------------------------------

NGUYỄN THỊ THƠM

SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA
THEO MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN VỚI SẢN XUẤT TỰ DO
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH THUẬN, TỈNH KIÊN GIANG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRẦN TIẾN KHAI


TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu thu thập đảm bảo tính khách quan, các nguồn trích dẫn được chú
thích nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan
này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 7 năm 2017
Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Thơm


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1........................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................................... 1
1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................ 3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 3

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 3
1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN ................................................................................ 4
CHƯƠNG 2........................................................................................................... 5
CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................................ 5
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ............................................................ 5
2.1.1. Khái niệm nông hộ................................................................................... 5
2.1.2. Khái niệm về kinh tế hộ nông dân ........................................................... 6
2.1.3. Khái niệm hiệu quả kinh tế ...................................................................... 7
2.1.4. Khái niệm hiệu quả sản xuất.................................................................... 7
2.2. LÝ THUYẾT VỀ KINH TẾ HỌC SẢN XUẤT ........................................... 7
2.2.1.Hành vi ra quyết định của nông hộ trong sản xuất ................................... 7
2.2.2.Hành vi tối đa hóa sản lượng và hàm sản xuất ......................................... 8
2.2.3. Hành vi tối thiểu hóa chi phí và hàm chi phí ........................................... 9
2.2.4. Hành vi tối đa hóa lợi nhuận và hàm lợi nhuận..................................... 11


2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP .............................................................................................................. 12
2.3.1. Các yếu tố đầu vào ................................................................................. 12
2.3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 12
2.3.1.2. Những nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế - xã hội .......................... 13
2.3.1.3. Điều kiện kỹ thuật ............................................................................ 14
2.3.2. Các yếu tố tác động đến năng suất sản xuất trong nông nghiệp............ 15
2.4. MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN ........................................................ 17
2.4.1. Tiêu chí xây dựng cánh đồng mẫu lớn (mô hình) ................................. 17
2.4.2. Yêu cầu mô hình Cánh đồng mẫu lớn ................................................... 18
2.5. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ..................................................................... 18
2.5.1. Các nghiên cứu ngoài nước ................................................................... 18
2.5.2. Các nghiên cứu trong nước .................................................................... 20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 25

CHƯƠNG 3......................................................................................................... 26
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 26
3.1. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................................ 26
3.1.1. Dữ liệu thứ cấp ...................................................................................... 26
3.1.2. Dữ liệu sơ cấp ........................................................................................ 26
3.1.2.1. Chọn đối tượng điều tra và điểm nghiên cứu.................................. 26
3.1.2.2. Phương pháp chọn mẫu .................................................................. 26
3.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ................................................... 28
3.2.1. Quy trình sàng lọc và xử lý dữ liệu ....................................................... 28
3.2.2. Phân tích thống kê mô tả ....................................................................... 28
3.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu .............................................................. 28
3.2.4. Phân tích định lượng .............................................................................. 29
3.2.4.1. Thực hiện các kiểm định so sánh giữa tham gia mô hình CĐML và
sản xuất tự do ............................................................................................... 29
3.2.4.2. Đánh giá tác động của việc tham gia sản xuất trong và ngoài mô
hình cánh đồng mẫu theo phương pháp so sánh điểm xu hướng (PSM) ..... 30


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 31
CHƯƠNG 4......................................................................................................... 32
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 32
4.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN VĨNH THUẬN ............................................... 32
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ....................................................... 32
4.1.2. Các mô hình sản xuất nông nghiệp........................................................ 34
4.2. THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT .................................................... 34
4.2.1. Đặc điểm chủ hộ .................................................................................... 34
4.2.2. Đặc điểm hộ gia đình ............................................................................. 37
4.3. SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ GIỮA MÔ HÌNH CĐML VÀ SXTD ... 39
4.3.1. Kiểm tra sự tương đồng giữa hai nhóm ................................................. 39
4.3.2. Hiệu quả kinh tế của các mô hình.......................................................... 40

4.3.2.1. Các khoản mục chi phí ....................................................................... 40
4.3.2.2. Hiệu quả kinh tế của từng mô hình..................................................... 42
4.3.2.3. So sánh hiệu quả kinh tế ..................................................................... 43
4.3.4. Phân tích điểm xu hướng PSM so sánh hiệu quả sản xuất mô hình cánh
đồng mẫu lớn và sản xuất tự do ....................................................................... 44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................... 46
CHƯƠNG 5......................................................................................................... 47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ................................................... 47
5.1. KẾT LUẬN .................................................................................................. 47
5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................................................................... 48
5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ....... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BẢNG CÂU HỎI
PHỤ LỤC SỐ LIỆU


DANH MỤC VIẾT TẮT
CBA

Phương pháp phân tích chi phí

CĐML:

Cánh đồng mẫu lớn

LN:

Lợi nhuận

SXTD:


Sản xuất tự do

NN&PTNT:

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PSM:

Phương pháp điểm xu hướng

TCP:

Tổng chi phí

TDT:

Tổng doanh thu


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 3.1: Tổng hợp số hộ trồng lúa

26

Bảng 3.2: Mẫu khảo sát

27

Biểu đồ 4.2: Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp


32

Biểu đồ 4.2: Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp

33

Bảng 4.1: Đặc điểm chủ hộ

34

Bảng 4.2: Đặc điểm hộ gia đình

36

Bảng 4.3: So sánh đặc điểm của hai nhóm hộ

38

Bảng 4.4: Mô tả chi phí mô hình CĐML và SXTD

40

Bảng 4.5: Hiệu quả kinh tế CĐML và SXTD

41

Bảng 4.6. So sánh hiệu quả kinh tế

43


Bảng 4.7: So sánh hiệu quả sản xuất lúa của mô hình CĐML và SXTD

44


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) là một giải pháp quan
trọng, lâu dài, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng
và phát triển bền vững trong sản xuất lúa gạo nói riêng và các loại cây trồng
khác trong những năm tới đây. Lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp giúp hộ gia
đình giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng xuất cây trồng, cải thiện thu nhập, ổn
định cuốc sống. Vĩnh Thuận hiện tại có nhiều mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã,
mô hình CĐML là một hình thức hợp tác xã trong nông nghiệp trên địa bàn
huyện.
Tác giả chọn mẫu 120 hộ nông dân sản xuất lúa, trong đó có 20 hộ tham
gia sản xuất theo mô hình CĐML và 100 hộ tham gia sản xuất tự do (SXTD)
bằng phương pháp thuận tiện, để thu thập các thông tin phục vụ cho việc so sánh
hiệu quả kinh tế của 2 mô hình. Thống kê mô tả đặc điểm chủ hộ và đặc điểm hộ
gia đình gồm giới tính chủ hộ, dân tộc chủ hộ, tuổi chủ hộ, học vấn chủ hộ, tham
gia hội nông dân, qui mô hộ gia đình, thu nhập bình quân đầu người trong năm,
chi tiêu bình quân đầu người trong năm, diện tích sản xuất, kinh nghiệm sản
xuất, số lần tập huấn trong năm. Thực hiện kiểm định trung bình các đặc điểm
nêu trên, kết quả cho thấy không có sự khác biệt giữa hai nhóm hộ với mức ý
nghĩa 1%.
Mô tả các khoản chi phí sản xuất của hộ ở hai mô hình gồm chi phí giống,
chí phí phân bón, chi phí thuốc, chi phí làm đất, chi phí nhiên liệu, chi phí dặm
lúa, chi phí chăm sóc, chi phí thu hoạch và chi phí khác. Phân tích các khoản chi
phí cho thấy, chi phí sản xuất theo mô hình CĐML thấp hơn so với tham gia
SXTD.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất như tổng chi phí sản xuất, năng
suất, giá bán, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận cũng được mô tả theo từng
mô hình. So sánh hiệu quả sản xuất cho thấy tổng chi phí sản xuất theo mô hình
CĐML thấp hơn so với SXTD, tuy nhiên các tiêu chí còn lại đều cao hơn
SXTD. Kiểm định trung bình sự chênh lệch của các tiêu chí đánh giá hiệu quả


sản xuất gồm tổng chi phí, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận cho thấy, các
chênh lệch đều có ý nghĩa thống kê. Điều này càng chứng tỏ, sản xuất theo mô
hình CĐML hiệu quả hơn so với SXTD. Đây là bằng chứng quan trọng để có cơ
sở đề xuất các chính sách giúp hộ nông dân thấy được lợi ích của việc tham gia
CĐML.


1

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Xây dựng Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) là một trong những giải pháp
quan trọng, lâu dài góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta. Sản xuất
theo mô hình này bước đầu đã đem lại những kết quả khả quan, ruộng lúa giảm
được sâu bệnh, chi phí sản xuất giảm, chất lượng sản phẩm đồng đều phù hợp
thị hiếu thị trường tiêu thụ, đầu ra sản phẩm được đảm bảo, thu nhập của người
dân được nâng cao, cải thiện đời sống hộ gia đình.
Huyện Vĩnh Thuận tiến hành thực hiện chủ trương mô hình “Cánh đồng
mẫu lớn” với tổng diện tích 679 ha, với 304 hộ tham gia. Sản lượng lúa hàng
năm đều tăng đã mang lại kết quả tích cực trong sản xuất nông nghiệp. Việc
người dân tham gia sản xuất lúa theo mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” giúp người

dân giảm được chi phí sản xuất từ các yếu tố đầu vào như phân bón, giống,
thuốc trừ sâu,… Mặt khác, sản phẩm của mô hình “cánh đồng mẫu lớn” khá
đồng đều, chất lượng ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập của các hộ dân.
Từ những chính sách hỗ trợ của Nhà nước đặc biệt là sự quan tâm của
chính quyền địa phương, của cán bộ chuyên môn hướng dẫn các biện pháp khoa
học kỹ thuật và sự hưởng ứng của người dân trong bước đầu thành lập và thực
hiện mô hình đã giúp các hộ dân giảm rất nhiều chi phí sản xuất, hiệu quả sản
xuất tương đối cao, tăng thu nhập, tạo được tính ổn định, tạo được mối liên kết
"bốn nhà" (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước).
Tuy nhiên, các hộ dân luôn băn khoăn việc thực hiện mô hình cánh đồng
mẫu lớn thời gian qua, sản xuất ra nông sản với sản lượng lớn nhưng người dân
phải tự tìm đầu ra; đội ngũ cán bộ chuyên môn hướng dẫn các biện pháp về khoa
học kỹ thuật cho nông dân trong mô hình chưa cụ thể, rõ ràng; bên cạnh đó,
trình độ người nông dân không đồng đều nên việc tiếp thu tiến bộ kỹ thuật còn
hạn chế, việc ghi chép cập nhật các loại chi phí sản xuất chưa được nông dân
quan tâm thực hiện một cách chi tiết và đầy đủ, còn mang tính truyền thống tính


2

phỏng...; ý thức trách nhiệm của từng hộ dân không tương đồng nên trong quá
trình sản xuất có những hộ dân thiếu nhiệt tình, đùn đẩy trách nhiệm cho tập thể.
Ngoài ra, nông dân chưa nhận biết đầy đủ lợi ích của việc tham gia cánh đồng
mẫu lớn, vẫn còn quan niệm đây là mô hình nhà nước phải đầu tư, hỗ trợ và phải
thu mua lúa với giá cao. Mặt khác, người dân chưa rõ về các tiêu chí nông sản,
việc sản xuất theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp chưa phổ biến. Quy mô diện
tích đất sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân nhỏ, manh mún, dẫn đến số hộ
nông dân khi tham gia trong một mô hình lớn gây khó khăn cho công tác chỉ
đạo, điều hành và hướng dẫn.
Với những nội dung trên, một số hộ dân thích tham gia sản xuất lúa theo

mô hình cánh đồng mẫu lớn vì nhận thức sâu về lợi nhuận kinh tế và giảm thiểu
chi phí sản xuất nhằm đem lại thu nhập cao và ổn định. Tuy nhiên, cũng có
những hộ không thích tham gia sản xuất mô hình này vì những khó khăn, vướng
mắc, bất cập chưa có biện pháp tháo gở hợp lý theo nhu cầu đầu tư và tiêu thụ.
Cho nên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của
mô hình cánh đồng mẫu lớn với sản xuất tự do trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận,
tỉnh Kiên Giang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của nông hộ tham gia mô hình
CĐML so với nông hộ sản xuất lúa tự do ở huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang,
thông qua đó giúp hộ nông dân định hướng lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng sản xuất lúa của nông hộ trong mô hình CĐML và
sản xuất tự do tại huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
- So sánh hiệu quả kinh tế của các hộ trồng lúa trong mô hình CĐML với
các hộ trồng lúa tự do tại huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang
- Đề xuất các giải pháp để mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao hơn được
nhân rộng và phát triển.


3

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Sản xuất theo mô hình nào sẽ đem lại hiệu quả kinh tế sản xuất cao cho
hộ nông dân trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang?
- Những yếu tố nào gây ra sự khác biệt về hiệu quả kinh tế sản xuất giữa
hai mô hình sản xuất cánh đồng mẫu lớn và mô hình sản xuất tự do?
- Những giải pháp nào giúp hộ nông dân nâng cao hiệu quả kinh tế sản
xuất lúa, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống?

1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hộ nông dân sản xuất lúa theo mô hình
CĐML và theo mô hình sản xuất tự do.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: phân tích và so sánh hiệu quả sản xuất lúa giữa hai mô hình
CĐML và sản xuất tự do.
- Không gian: nghiên cứu được thực hiện tại 4 xã thuộc địa bàn huyện
Vĩnh Thuận bao gồm Tân Thuận, Bình Minh, Vĩnh Bình Nam và Vĩnh Bình
Bắc.
- Thời gian: thực hiện điều tra các hộ nông dân trồng lúa trong tháng
11/2016.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các nguồn: Số liệu thống kê của PNo &
PTNT huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang,..
Số liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp và qua điện thoại các nông hộ trồng
lúa tại huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. Tổng số mẫu chính thức được lấy là
120 mẫu (20 hộ CĐML; 100 hộ SXTD).
Sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, so sánh, nhằm đánh giá hiệu
quả sản suất của các mô hình.


4

Phân tích tương quan để xác định các nhân tố ảnh hưởng đầu vào và các
nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hai mô hình sản xuất.
Kiểm định giả thuyết về sự khác biệt giữa giới tính, trình độ học vấn, tham gia
tập huấn đến thu nhập của hộ nông dân.
Sử dụng phần Microsoft Excel 2003 và STATA 12.0.


1.6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Bài luận văn gồm có 5 chương:
Chương 1. Giới thiệu nghiên cứu. Trình bày tóm lược đặt vấn đề, câu hỏi
nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, kết cấu của
bài luận văn.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết. Trình bày các cơ sở lý thuyết của bài luận văn
và tóm lược các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày các vấn đề về
phương pháp để thực hiện nghiên cứu, nguồn dữ liệu xây dựng mô hình nghiên
cứu.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu. Phân tích và so sánh hiệu quả sản xuất lúa
giữa nhóm hộ tham gia sản xuất theo mô hình CĐML và nhóm hộ tham gia sản
xuất tự do bằng phương pháp kiểm định t-test và phương pháp PSM.
Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách. Trình bày những kết quả đạt
được của đề tài, gợi ý các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất
lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, chỉ ra các hạn chế của đề tài và hướng
nghiên cứu tiếp theo.


5

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
2.1.1. Khái niệm nông hộ
Trên thế giới nhiều khái niệm về hộ nông dân:
Ellis (1988) (trích từ Vương Quốc Duy và Đặng Hoàng Trung, 2015) định
nghĩa "Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai
trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để

sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng
bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ
không hoàn hảo cao".
Nhà nông học Nga - Traianốp (1925) cho rằng "Hộ nông dân là đơn vị sản
xuất rất ổn định, là đơn vị tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển nông nghiệp".
Luận điểm trên của ông đã được áp dụng rộng rãi trong chính sách nông nghiệp
tại nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển (trích bởi Vương Quốc
Duy và Đặng Hoàng Trung, 2015).
Ở nước ta, có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân. Theo nhà
khoa học Lê Đình Thắng (1993) cho rằng: "Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là
hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn". Đào Thế Tuấn (1997)
cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa
rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông
thôn”.
Còn theo nhà khoa học Nguyễ


7

2.1.3. Khái niӋ
m hiӋ
u quҧkinh tӃ
HiӋ
u quҧkinh tӃphҧ
n ánh mӕi quan hӋtӹsӕgiӳD
ҫ
uÿra vӟL
ҫ
uÿ
vào


ÿѭ
ӧc sӱdө
QJÿ
ҫ
u vào có thӇtính theo sӕODRÿ
ӝ
ng, vӕ
n hay thӡLJLDQODR
ӝ
ng

KDRSKtFKLSKtWKѭ
ӡQJ[X\rQĈ
ҫ
XUDWKѭ
ӡng dùng giá trӏWăQJWKrP /
2007).

Hoàng Hùng (2007) cho rҵ
ng hiӋ
u quҧkinh tӃÿѭ
ӧF[HPQKѭOjW
ӹlӋgiӳa

t quҧWKXÿѭ
ӧc vӟi chi phí bӓUD1yÿѭ
ӧc tính toán khi kӃ
t thúc mӝt quá trình


n xuҩ
t kinh doanh.
2.1.4. Khái niӋ
m hiӋ
u quҧsҧn xuҩt

HiӋ
u quҧsҧ
n xuҩ
t là viӋ
c xem xét và lӵa chӑ
n thӭtӵѭXWLrQFiF
ӗ
n

lӵFVDRFKRÿ
ҥ
Wÿѭ
ӧc kӃ
t quҧtӕ
t nhҩ
WĈ
Ӈÿҥ
Wÿѭ
ӧc hiӋ
u quҧsҧ
n xuҩ
WWKuQJѭ
ӡi
nông dân phҧ

i chú ý ÿӃ
n ba yӃ
u tӕ: (1) không sӱdөng nguӗ
n lӵc lãng phí; (2)

n xuҩ
t vӟi chi phí thҩ
p nhҩ
t; (3) sҧ
n xuҩ
Wÿ
ӇÿiS
ӭng nhu cҫ
XFRQQJѭ
ӡi.
2.2. LÝ THUYӂT VӄKINH TӂHӐC SҦN XUҨT
2.2.1. Hành vi ra quyӃ
Wÿ
ӏ
nh cӫa nông hӝtrong sҧn xuҩt
&NJQJQKѭP
ӑi ngành kinh tӃkhác, kinh tӃhӑ
c trong sҧ
n xuҩ
t nông nghiӋ
p

FNJQJ TXDQ
Ӄ
n viӋ

c WkP
phân phӕ
ÿ
i nguӗ
n lӵc khan hiӃ
m cho nhiӅ
X SKѭѫQJ

ӟng sҧ
n xuҩ
t. Trong lý thuyӃ
t vӅsҧ
n xuҩ
WQJѭ
ӡi ta tìm mӑi cách chӑ
n lӵa:

n xuҩ
t cái gì? Sҧ
n xuҩ
t bao nhiêu và sҧ
n xuҩ
WQKѭWK
Ӄnào? QuyӃ
t ÿӏ
nh viӋ
c
này bӣLFKtQKQJѭ
ӡi sҧ
n xuҩ

t - ÿѭ
ӧF[iFÿ
ӏ
QKOj³P
ӝt tác nhân cөthӇchuyên
trách viӋ
c chuyӇ
Qÿ
ә
i các yӃ
u tӕÿҫ
u vào thành các loҥ
i hàng hoá mong muӕn,
ÿyOjFiF\
Ӄ
u tӕÿ
ҫ
XUD´ +LUVKOHIHU
±1976).

t hӑc thuyӃ
t bҳ
t nguӗn tӯlұ
p luұ
Q QJѭ
ӡi nông dân là mӝt cá nhân
quyӃ
Wÿ
ӏ
nh các vҩ

Qÿ
ӅQKѭV
ӱdөQJEDRQKLrXODRÿ
ӝ
ng cho mӝt vөsҧ
n xuҩ
t, có
nên sӱdө
ng vұ
W Wѭ Q{QJ
Ӌ
p cho sҧ
nQJKL
xuҩ
t hay không, nên trӗ
ng loҥ
i cây
QjR«+
ӑ
c thuyӃ
t này nhҩ
n mҥ
QKYjRTXDQÿL
Ӈ
m là nhӳQJQJѭ
ӡi nông dân có
thӇWKD\ÿ
әi mӭFÿ
ӝvà chӫng loҥ
i cӫ

a các vұ
WWѭYjV
ҧ
n phҭ
m nông nghiӋ
p.
1Jѭ
ӡi ta thӯa nhұ
n ba mӕi quan hӋgiӳa nguӗn lӵc và sҧ
n phҭ
m nông
nghiӋ
p và ba mӕi quan hӋQj\ FNJQJ
ӧp vӟL
SK
ED
K
ҥ
JLDL
n xây dӵng ÿR

c
thuyӃ
t vӅsҧ
n xuҩ
t nông nghiӋ
p. Ba mӕi quan hӋÿyOj


8


(1) Mức độ thay đổi của sản lượng phù hợp với mức độ thay đổi của
nguồn lực sử dụng trong sản xuất. Mối quan hệ này gọi là mối quan hệ yếu tố sản phẩm hay là mối quan hệ giữa nguồn lực - sản lượng (input và output).
(2) Thay đổi sự kết hợp của hai hay nhiều loại nguồn lực khác nhau để sản
xuất ra một sản lượng nhất định (như sự kết hợp giữa đất đai và lao động theo
các cơ cấu khác nhau để tạo ra một sản lượng lúa như nhau).
(3) Sản lượng hoặc sản phẩm khác nhau có thể thu được từ một tập hợp
các nguồn tài nguyên (như các mức sản lượng sắn hoặc đậu khác nhau có thể thu
được trên cùng một đơn vị diện tích). Mối quan hệ này gọi là mối quan hệ sản
phẩm - sản phẩm.
Học thuyết cơ bản của nền sản xuất nông dân bao gồm hàng loạt các mục
đích có thể đạt được và một số hạn chế như không đề cập đến phương tiện tiêu
dùng của gia đình nông dân. Tìm hiểu một mục đích duy nhất có thể đạt được tối
đa hóa lợi nhuận trong thời gian ngắn hạn. Chỉ có nông dân là người duy nhất
được phép ra quyết định trong nền sản xuất của nông dân. Những giả định khác
bao gồm sự cạnh tranh trên các thị trường về sản phẩm, vật tư nông nghiệp và
vấn đề mua vật tư phục vụ sản xuất.
2.2.2.Hành vi tối đa hóa sản lượng và hàm sản xuất
Hàm sản xuất là mối quan hệ kỷ thuật biểu thị lượng hàng hóa tối đa có
thể thu được từ các kết hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào với một trình độ
công nghệ nhất định (Hirshlefer – 1976).
Hàm sản xuất có dạng tổng quát:
Y

(2.1)

f x1 , x2 ,..., xn

Trong đó: Y: Sản lượng đầu ra.
x1 , x2 ,..., xn Các yếu tố đầu vào được sử dụng trong quá trình sản xuất.


Đặc biệt, điều liên quan là chỉ với một hoặc nhiều biến số nguồn lực (đầu
vào), còn các đầu tư khác và tình trạng công nghệ là bất biến, được viết như sau:
Y

f x1 , x2 ,..., xm / xn

m

(2.2)


9

Với x1 , x2 ,..., xm là các biến số nguồn lực (đầu vào). Phương trình chính
xác của hàm sản xuất phụ thuộc vào sự phản ứng của sản lượng đối với nguồn
lực dưới dạng nghiên cứu và mức độ trừu tượng qua thực tiễn sản xuất. Tuy
nhiên, tất cả các hàm sản xuất phải thỏa mãn hai điều kiện để đảm bảo ý nghĩa
kinh tế: sản phẩm hiện vật cận biên phải là dương và phải giảm dần. Để thỏa
mãn được các điều kiện này thì đạo hàm thứ nhất phải là dương và
dY / dX

0 và đạo hàm cấp hai phải là âm dy 2 / dX 2

0 có nghĩa là sự phản ứng

của sản lượng đối với các mức độ gia tăng chi phí các nguồn lực phải được tăng
lên, song mức tăng phải giảm dần.
2.2.3. Hành vi tối thiểu hóa chi phí và hàm chi phí
Mức độ hiệu quả nhất của một biến chi phí đầu tư phụ thuộc vào mối

quan hệ giữa giá cả của các loại nguồn lực đó và giá sản phẩm. Mức độ kinh tế
tối ưu của việc chi phí nguồn lực đạt được khi giá trị sản phẩm biên tế của
nguồn lực bằng giá của nguồn lực đó (trích theo Trần Thị Mộng Thúy, 2016).
Mức tối ưu của một nguồn lực đơn có thể được biểu thị bằng một vài
phương pháp khác nhau:
PX = giá của từng đơn vị nguồn lực X (tức là MFC)
PY = giá của từng đơn vị sản lượng Y
MVP: sản phẩm giá trị cận biên (Marginal Value Product )
MPP: sản phẩm hiện vật cận biên (Marginal Physical Product)
Vậy MVPx = MPPX * PY có nghĩa là sản phẩm giá trị cận biên của nguồn
lực bằng sản phẩm hiện vật cận biên nhân với giá sản phẩm. Vì vậy, có 3 cách
để xác định điểm tối ưu:
- Điểm tối ưu kinh tế sẽ đạt được khi mức tiền lãi tăng thêm bằng chi phí
tăng thêm MVPX = PX. Nếu MVPX > PX thì nông dân sử dụng quá ít nguồn lực
và nếu Nếu MVPX < PX thì lại chứng tỏ nông dân sử dụng quá nhiều nguồn lực.
- Điểm tối ưu cũng có thể biểu thị bằng MVPX/ PX = 1 là tỷ lệ của sản
phẩm giá trị cận biên đối với giá vật tư bằng 1. Các dạng biểu thị điều kiện tối
ưu này thường được dùng trong các tạp chí liên quan tới nghiên cứu về hiệu quả


10

kinh tế của người nông dân và vấn đề nêu lên là tỷ lệ này có thể là một con số
khác 1 được không và nếu vậy thì theo hướng nào. Trả lời cho vấn đề này là nếu
tỷ lệ đó lớn hơn 1 tức là MVPX/PX > 1 thì không đạt tối ưu người nông dân sử
dụng quá ít nguồn lực còn nếu MVPX/PX < 1 cũng không được vì tỷ lệ này biểu
thị người nông dân dùng quá nhiều nguồn lực.
- Vì MVPX = MPX*PY nên điều kiện tối ưu cũng có thể được biểu thị bằng
MPPX = PX/PY. sản phẩm giá trị cận biên bằng tỷ lệ nghịch đảo của giá cả (yếu
tố - sản phẩm).

Sự kết hợp tối ưu của các nguồn lực trong khía cạnh kinh tế được xác
định bởi tỷ giá của chúng. Các mức giá của các nguồn lực khác nhau xác định
khối lượng mỗi loại nguồn lực cần mua với tổng chi phí nhất định cho sản xuất.
Cách phối hợp hiệu quả nhất các nguồn lực là sử dụng nguồn lực ít nhất với các
mức giá khác nhau cho một sản phẩm xác định. Nói cách khác, ở đây vấn đề tối
ưu hóa được xem như vấn đề tối thiểu hóa chi phí chứ không phải là tối đa hóa
lợi nhuận.
Đối với mỗi sản lượng nhất định, sự kết hợp chi phí ít nhất của các vật tư
xảy ra tại điểm tiếp tuyến giữa đường đồng mức sản lượng và đường đồng mức
chi phí để tạo thành một đường tiếp tuyến. Bất kỳ một điểm khác nào nằm ở bên
trái hoặc bên phải của điểm đó trên đường đồng mức sản lượng sẽ nằm trên
đường đồng mức chi phí tiếp tuyến với các đường đồng mức sản lượng này. Tại
bất kỳ điểm nào của đường tiếp tuyến, độ nghiêng của hai đường cong là bằng
nhau. Tỷ lệ thay thế tới hạn bằng tỷ lệ nghịch của giá các nguồn lực.
Như trong trường hợp điểm tối ưu của hàm sản xuất, một số công thức
toán học đơn giản đã giúp chúng ta tìm hiểu hàm ý của kết luận này. Trước hết,
ở đây chúng ta xem xét một hàm sản xuất có hai biến nguồn lực có công thức
chung:
Y = f(X1/ X2)
Từng vật tư trong hàm sản xuất được gắn với sản phẩm vật chất riêng của
nó. Vì vậy chúng ta có:
MPP1 = dY/dX1 và MPP2 = dY/dX2


11

Công thức trên tạo ra tỷ lệ nghịch của các sản phẩm hiện vật cận biên
bằng với tỷ lệ thay thế cận biên:
MPP1/ MPP2 = P1/P2, hoặc bằng cách nhân chéo MPP1/P1 = MPP2/P2
Nói cách khác, tối ưu, chi phí ít nhất, sự kết hợp của các nguồn lực xảy ra

khi các tỷ lệ của sản phẩm hiện vật cận biên đối với chi phí của từng đơn vị
nguồn lực đều giống nhau đối với tất cả các loại nguồn lực. Điều này cũng có
nghĩa là khi nói rằng MPP trên một đô la chi phí bằng tổng tất cả các nguồn lực,
và nếu có sự thay đổi trong công nghệ sản xuất (thay đổi vị trí và hình dạng các
đường đồng mức sản lượng) hoặc nếu có sự thay đổi tỷ lệ giá của các yếu tố thì
sự kết hợp chi phí ít nhất của các nguồn lực cũng thay đổi.
2.2.4. Hành vi tối đa hóa lợi nhuận và hàm lợi nhuận
Giả thuyết người nông dân hiệu quả thường gắn với việc nông hộ đẩy
mạnh tối đa hóa lợi nhuận. Hiệu quả và tối đa hóa lợi nhuận là hai mặt của một
vấn đề: ở cấp một đơn vị sản xuất cá thể, người ta không thể chỉ có cái này mà
không có cái kia. Một định nghĩa chính xác về hiệu quả kinh tế cũng cần phải kể
đến một thị trường cạnh tranh, vì vậy cũng không có một đơn vị (hoặc một
ngành sản xuất) cá thể nào có thể đạt được hiệu quả nếu như những người sản
xuất phải đương đầu với các giá cả khác nhau hoặc nếu một số tác nhân kinh tế
này có thể làm ảnh hưởng giá cả và thu nhập của các tác nhân kinh tế khác (trích
theo nghiên cứu của Trần Thị Mộng Thúy, 2016).
Giả thuyết tối đa hóa lợi nhuận không yêu cầu phải có lợi nhuận bằng một
khoản tiền. Điều mà giả thuyết yêu cầu là phải điều chỉnh đầu vào hoặc đầu ra
của sản xuất sao cho các nông hộ đạt một khoản thu nhập ròng cao hơn dù bằng
tiền mặt hay bằng hiện vật và điều này được áp dụng như nhau đối với các hộ
gia đình nghèo cũng như khá giả. Đối với việc điều tra thực tế thì nguồn lực và
sản phẩm phải được ấn định theo giá thị trường và các giá ấn định này là đặc
trưng cho các điều kiện của thị trường cạnh tranh.
Theo quan điểm tân cổ điển đúng đắn, thậm chí nếu bản chất của nền kinh
tế nông dân hạn chế việc đạt hiệu quả thì điều đó không có nghĩa là trong điều
kiện có nhiều mục tiêu và hạn chế đối với hộ gia đình nông dân lại không có


12


được một tính toán kinh tế. Thực sự, sự tính toán như vậy thực sự là tiền đề của
hầu hết các chính sách nông nghiệp ở các nước chậm phát triển. Vì thế, tối đa
hóa lợi nhuận từng phần hay tối đa hóa có giới hạn vẫn có thể xảy ra cả khi nền
kinh tế thực sự không có hiệu quả.
Giả thuyết về người nông dân hiệu quả theo nghĩa tân cổ điển về tối đa
hóa lợi nhuận không đơn thuần được chứng minh là các giả thuyết chung, cũng
không phải là các giả thuyết sâu sắc về sự khác nhau và các nguyên nhân gây ra
trong nền kinh tế nông dân. Cần phải có các giả định đúng đắn về tính đồng nhất
của các điều kiện sản xuất và các nguồn lực mà tất cả mọi nông dân trong mô
hình mẫu phải chịu, cũng như về tính cạnh tranh của các thị trường có các nông
trại hoạt động. Nhưng điều này dường như ít khi gắn với dân số nông dân trong
vùng chọn làm điểm mô hình mẫu. Do có sự khác nhau không rõ ràng về các
nguyên nhân giữa các nông trại nên cũng gây khó khăn cho việc phân tích kinh
tế người nông dân: nếu người nông dân trung bình là nông dân hiệu quả thì các
vấn đề của các nông hộ xuất phát từ mức bình quân đã được xem xét. Cuối cùng,
sự theo đuổi mục đích người nông dân trung bình đạt hiệu quả là bất hòa với
khái niệm về nền kinh tế nông dân liên quan đến các dạng phức tạp của mối
quan hệ qua lại giữa các hộ gia đình của các tình trạng kinh tế khác nhau trong
các thị trường không hoàn thiện.
2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP
2.3.1. Các yếu tố đầu vào
2.3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Trích theo nghiên cứu của Trần Thị Mỹ Dung (2015), cho thấy ảnh hưởng
của điều kiện tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp bao gồm đất đai, khí hậu,
nguồn nước.
Đất đai: giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Đất đai là cơ
sở tự nhiên, là tiền đề đầu tiên của mọi quá trình sản xuất. Đất đai tham gia hầu
hết vào các quá trình sản xuất của xã hội nhưng tùy thuộc vào từng ngành, lĩnh
vực cụ thể, từng vị trí tọa lạc mà vai trò của đất đai có sự chênh lệch lớn về giá



13

trị kinh tế cũng như điều kiện sản xuất kinh doanh. Nếu trong công nghiệp,
thương mại, giao thông, đất đai là cơ sở, nền móng để xây dựng nhà xưởng, cửa
hàng, mạng lưới đường giao thông… thì ngược lại trong nông nghiệp, đất đai
tham gia với tư cách là yếu tố tích cực của sản xuất và là tư liệu sản xuất chủ
yếu không thể thay thế được.
Điểm cơ bản cần đánh giá mức độ thuận lợi hay khó khăn của đất đai là
phải gắn với từng loại cây trồng cụ thể. Rất có thể một đặc điểm nào đó của đất
đai là không phù hợp cho loại cây trồng này nhưng lại là thuận lợi cho loại cây
trồng khác phát triển. Đồng thời cũng cần xem xét trong từng thời vụ cụ thể
trong năm về ảnh hưởng của đất đai đối với sản xuất một loại cây trồng cụ thể.
Khí hậu: nhiệt độ bình quân hàng năm, hàng tháng; nhiệt độ cao nhất,
thấp nhất hàng năm, hàng tháng; lượng mưa hàng năm, hàng tháng, lượng mưa
bình quân cao nhất, thấp nhất trong thời kỳ quan trắc; thời gian chiếu sáng,
cường độ chiếu sáng; chế độ gió; những hiện tượng đặc biệt của khí hậu như
biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, sương muối, mưa đá, mưa trái mùa, tuyết rơi,
sương mù v.v…đều phải được phân tích, đánh giá về mức độ ảnh hưởng của
từng loại cây trồng cụ thể.
Nguồn nước: trong lĩnh vực nông nghiệp, nước tưới được xem là yếu tố
quan trọng. Việc tưới đúng phương pháp, kỹ thuật có tác dụng nâng cao năng
suất cây trồng (Lê Ngọc Báu, 1999). Để xây dựng một chế độ nước tưới hợp lý
cần tính toán đến yêu cầu sinh lý của cây, điều kiện khí hậu thời tiết, lượng mưa
từng vùng, đặc điểm của đất (phèn, séc, đất cao, đất thấp).
2.3.1.2. Những nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế - xã hội
Mật độ dân cư, lao động ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu, sự phân bố, phát
triển cây trồng, vật nuôi (là lực lượng lao động, tiêu thụ, quan trọng để phát triển
nông nghiệp).

Sở hữu ruộng đất: nhiều, ít, lớn nhỏ ảnh hưởng đến đường lối phát triển,
các hình thức tổ chức lãnh thổ để phát triển nông nghiệp.
Tiến bộ khoa học kĩ thuật: ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, sản
lượng.


14

Thị trường tiêu thụ: ảnh hưởng đến giá cả, điều tiết sản xuất, hướng
chuyên môn hóa.
2.3.1.3. Điều kiện kỹ thuật
Cũng theo nghiên cứu của Trần Thị Mỹ Dung (2015), các điều kiện kỹ
thuật ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp bao gồm giống cây trồng, vật nuôi,
kỹ thuật canh tác, công nghệ, vốn, lao động và phân bón.
Giống cây trồng, vật nuôi: các loại giống cây, con có năng suất cao, chất
lượng sản phẩm tốt cho phép tăng qui mô sản lượng hàng hoá. Các loại giống
mới có sức kháng chịu dịch bệnh cao giúp ổn định năng suất cây trồng, vật nuôi;
ổn định sản lượng sản phẩm hàng hoá.
Kỹ thuật canh tác: trình độ ứng dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến cũng
góp phần làm tăng năng suất cây trồng. Hiện nước ta đã và đang đầu tư cho đội
ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư các trung tâm nghiên cứu, hệ thống khuyến
nông nên đã rút ngắn được thời gian chuyển tải kỹ thuật mới từ nơi nghiên cứu
đến người nông dân.
Công nghệ: nghiên cứu, tham khảo các công trình ứng dụng khoa học
công nghệ đi trước rút kinh nghiệm áp dụng phù hợp điều kiện kinh tế xã hội và
tư nhiên của địa phương để sản xuất; công nghệ sau thu hoạch, bảo quản và chế
biến sản phẩm được xem là đầu vào quan trọng làm thay đổi phương pháp sản
xuất, tăng năng suất lao động. Ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất sẽ nâng
cao quy mô sản lượng, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm lao động, chi phí sản xuất
thấp do đó sẽ gia tăng lợi nhuận và hiệu quả sản xuất.

Vốn: vốn trong sản xuất nông nghiệp, vốn là nguồn lực hạn chế đối với
các ngành kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng. Vốn trong nông nghiệp là
biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động được sử dụng đưa
vào sản xuất nông nghiệp. Để phát triển một nền nông nghiệp bền vững, nhằm
bảo đảm an toàn, an ninh lương thực quốc gia, đa dạng hóa nông nghiệp thì vấn
đề đầu tiên, mang tính quyết định là vốn. Vốn có vai trò quyết định đến việc hộ
gia đình có khả năng tiếp tục đầu tư vào sản xuất cũng như các trang thiết bị


15

phương tiện kỹ thuật hiện đại hỗ trợ cho sản xuất (Randrianarisoa và Minten,
2005).
Lao động: nguồn lao động trong nông nghiệp bao gồm toàn bộ những
người tham gia vào sản xuất nông nghiệp. Nguồn lao động trong nông nghiệp là
yếu tố sản xuất đặc biệt tham gia vào quá trình sản xuất không chỉ về số lượng
người lao động mà còn cả chất lượng nguồn lao động. Đặc biệt là yếu tố phi vật
chất của lao động như trình độ, kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm lao động được
xem như yếu tố ảnh hưởng đến gia tăng sản lượng. Do đó, đầu tư nâng cao chất
lượng nguồn lao động chính là đầu tư làm gia tăng giá trị yếu tố đầu vào đặc biệt
này.
Phân bón: theo Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên
(1999), lượng phân bón và kỹ thuật bón phân đã trở thành một biện pháp quyết
định đến năng suất cây công nông nghiệp. Bón phân sẽ nâng cao được năng
suất, phẩm chất, hiệu quả kinh tế đồng thời giúp cây lúa khỏe, cứng cây, chống
đổ ngã, tạo điều kiện cho máy gặt làm việc thuận lợi, có năng suất cao, giảm thất
thoát trong và sau thu hoạch.
2.3.2. Các yếu tố tác động đến năng suất sản xuất trong nông nghiệp
Theo Nguyễn Thị Cành (2004), các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trong
sản xuất nông nghiệp gồm:

Cơ giới hóa: sử dụng các máy móc, thiết bị trong sản xuất.
Kết hợp sinh học: sử dụng các yếu tố như giống, nước, lượng mưa, phân
bón, thuốc trừ sâu v.v…có thể cho phép nâng cao và tạo khả năng nâng cao sản
lượng nông nghiệp.
Đất đai: đất canh tác, quyền sử dụng đất trong nông nghiệp có tác động
đến quyền lợi của nông dân. Nông dân thường làm việc có năng suất cao hơn
khi họ có quyền lợi trực tiếp trên đất canh tác. Bởi vì họ biết rằng làm gia tăng
sản lượng sẽ làm gia tăng thu nhập cho họ.
Lao động nông nghiệp: một trong những khó khăn khi muốn nâng cao
thu nhập là việc phân chia lao động theo giới tính, thường thì người phụ nữ là
tăng một nữa sản lượng nông nghiệp ở các nước đang phát triển, trong khi đó


16

nam giới là người có quyền quyết định các nguồn lực sản xuất nông nghiệp. Lao
động nông nghiệp thường không có chuyên môn, họ có thể trồng trọt, chăm sóc
con cái, nhà cửa và làm những công việc khác khi mùa vụ đã qua.
Vốn: rất cần thiết để đầu tư phát triển nhằm nâng cao năng suất. Việc
thiếu vốn hoặc chi phí cao khiến nông dân ngại không dám đầu tư, ứng dụng kỹ
thuật mới vì sợ rủi ro.
Khuyến nông: trình độ chuyển giao các kỹ thuật mới, áp dụng các loại
giống mới và các phương pháp sản xuất mới cho năng suất cao có ảnh hưởng
quan trọng đối với người dân. Thông thường các kinh nghiệm sản xuất người
dân học hỏi lẫn nhau (tuy nhiên cần chú ý điều kiện hai người có giống nhau
không). Lúc này vai trò của cán bộ khuyến nông, các Trung tâm khuyến nông,
các chương trình khuyến nông hỗ trợ người nông dân rất nhiều.
Bùi Hải An (2007) cho rằng các yếu tố hạn chế năng suất trong sản xuất
nông nghiệp có thể phân làm hai nhóm chính là các yếu tố xã hội (con người) và
các yếu tố tự nhiên.

Các yếu tố xã hội: bao gồm trình độ kỹ thuật của nông dân, tổ chức sản
xuất, cơ cấu xã hội, đặc điểm văn hóa, sắc tộc v.v…Đây là những yếu tố quan
trọng tác động lớn đến năng suất cây trồng. Trình độ của nông dân (trình độ
thâm canh của nông dân, trình độ tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong
nông nghiệp, kinh nghiệm trong sản xuất).
Các yếu tố tự nhiên: bao gồm yếu tố giống (mỗi giống khác nhau sẽ cho
năng suất khác nhau), sinh vật, thời tiết (mưa, nắng thuận mùa hoặc trái mùa),
khí hậu, biến đổi khí hậu (nước, ánh sáng, nhiệt độ, không khí là những yếu tố
sinh thái ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của cây trồng, vật nuôi), địa
hình, vị trí đất, loại đất (đất là một nhân tố sinh thái đặc biệt quan trọng với các
sinh vật trên cạn. Các đặc trưng được quan tâm của đất như cấu trúc, nước trong
đất, độ chua, thành phần cơ giới, độ phì nhiêu. Chế độ ẩm, độ thoáng khí, nhiệt
độ và cấu trúc lớp đất mặt ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài), yếu tố phân
bón.


×