Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Ưu điểm của chính sách tiền tệ gián tiếp so vs chính sách trực tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.73 KB, 9 trang )

Ưu điểm của chính sách tiền tệ gián tiếp so vs chính sách trực tiếp
1. Công cụ trực tiếp – Hạn mức tín dụng
Công cụ của chính sách tiền tệ là các hoạt động được thực hiện trực tiếp bởi Ngân
hàng Trung ương nhằm tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến khối lượng tiền trong
lưu thông và lãi suất. Hạn mức tín dụng là một loại công cụ trực tiếp đó là lãi suất
dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương bắt buộc các tổ chư chính sách tín dụng
phải tôn trọng khi cấp tín dụng cho nền kinh tế đây là công cụ tác động trực tiếp
vào khối lượng tiền trong lưu thông với công cụ này Ngân hàng Trung ương có thể
kiểm soát được khối lượng tiền trong thời kỳ hoạt động tài chính được điều tiết
chặt chẽ, khi đó các công cụ gián tiếp chưa có điều kiện để áp dụng. Trong trường
hợp khẩn cấp với sức ép lạm phát tăng cao, lượng tiền cung ứng cần được khống
chế trực tiếp và ngay lập tức, Ngân hàng Trung ương kiểm soát tất cả các khoản
cho vay lớn của các ngân hàng trung gian, hạn chế cho vay tiêu dùng, cho vay trả
chậm, cho vay cầm cố . Tuy nhiên, hạn mức tín dụng chỉ là một giải pháp mang
tính chất đối phó tình thế trước những biến động trước mắt. Hiệu quả điều tiết của
công cụ này không cao bởi tính chất hành chính và thiếu linh hoạt của nó. Bên
cạnh đó việc qui định hạn mức tín dụng đối với từng loại Ngân hàng trung gian là
không giống nhau, điều này tuỳ thuộc vào định hướng phát triển và mục tiêu điều
hành của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ vì vậy đôi khi tác dụng của nó lại đi
ngược lại với chiếu hướng của thị trường tín dụng làm cho mức lãi suất biến động
bất lợi cho hoạt động kinh tế, giảm khả năng cạnh tranh của các ngân hàng trung
gian và các tổ chức tín dụng trong thị trường.
Với những hạn chế như vậy, Hạn mức tín dụng chỉ được các Ngân hàng Trung
ương sử dụng khi chưa có điều kiện để sử dụng các công cụ khác như các công cụ
gián tiếp. ở Việt Nam hệ thống thị trường tài chính tiền tệ chưa phát triển vai trò
của các Ngân hàng Trung ương vẫn còn bị hạn chế, mặt khác việc tự do hoá tài
chính tiền tệ luôn luôn vấp phải sự can thiệp và điều tiết của Chỉnh phủ. Vì vậy
hạn mức tín dụng đã từng là công cụ điều tiết có hiệu quả của Ngân hàng Trung
ương trong thời kỳ lạm phát. Trong điều kiện phát triển hiện nay, công cụ này
ngày càng tỏ rõ những mặt yếu kém do mức tín dụng được Ngân hàng Trung ương
đưa ra là không có căn cứ và sự lỏng lẻo trong công tác quản lý hạn mức này. Do


đó, công cụ trực tiếp sẽ dần dần được thay thế bằng các công cụ gián tiếp để
chính sách tiền tệ được thực thi một cách có hiệu quả.
2. Công cụ gián tiếp.
a. Dự trữ bắt buộc.
Như chúng ta đã biết, hoạt động tài chính ngân hàng là một hoạt động vô cùng
cần thiết và quan trọng, đặc biệt trong nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển
như ngày nay. An toàn trong kinh doanh tiền tệ sẽ bảo đảm cho hoạt động này
được thông suốt. Để đảm bảo cho khả năng thanh khoản bảo đảm cho những rủi
ro bất thường trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Ngân hàng Trung ương đã
qui định bắt buộc với toàn bộ ngân hàng trung gian một khoản dự trữ gọi là dự trữ
bắt buộc dưới dạng tiền gửi hoặc tiền mặt ở Ngân hàng Trung ương. Mỗi ngân
hàng trung gian sẽ mở một tài khoản ở Ngân hàng Trung ương, điều này có thể
giúp cho việc thực hiện thanh toán giữa các ngân hàng với nhau giữa ngân hàng
trung gian và Ngân hàng Trung ương, việc chi trả các khoản phí giao dịch . Dự trữ
bắt buộc bị tác động trực tiếp bởi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, đây là tỷ lệ phần trăm tính
trên tổng sodư^' tiền các loại tại một thời gian nào đó. Dự trữ bắt buộc được sử
dụng lần đầu tiên ở Mỹ vào năm 1913, sau những cuộc khủng hoảng kinh tế kéo
dài vào những năm 30, nó dần dần được sử dụng phổ biến ở những nước khác và
lúc này Ngân hàng Trung ương đã nhận ra rằng dự trữ bắt buộc không chỉ có thể
đảm bảo khả năng thanh toán và an toàn cho các ngân hàng trung gian mà nó


còn có thể là công cụ để điều tiết trong nền kinh tế. Thông qua việc thay đổi tỷ lệ
dự trữ bắt buộc Ngân hàng Trung ương có thể tác động vào nguồn dự trữ, vốn khả
dụng của các ngân hàng và do vậy nó sẽ làm tăng hay giảm lượng tiền cung ứng
trong lưu thông.
Mặc dù lịch sử ra đời của dự trữ bắt buộc là từ những năm đầu của thế kỷ 20,
nhưng ở nhiệm vụ mới chỉ bắt đầu làm quen với khái niệm này vào năm 1990.
Tháng 51990/, sau khi hai Pháp lệnh ngân hàng được ban hành thì các ngân hàng
bắt đầu thực hiện qui chế dự trữ bắt buộc. Theo Pháp lệnh Ngân hàng nhà nước

Việt Nam, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được tính trên số dư tiền gửi của các tổ chức, các
cá nhân ở các ngân hàng, tuỳ theo từng thời kỳ khác nhau mà tỷ lệ này sẽ được
qui định khác nhau trong phạm vi từ 10 – 35%. Trong giới hạn này dự trữ bắt buộc
không được trả lãi, còn nếu vì một lý do nào đó và nhằm một mục đích nhất định,
thống đốc Ngân hàng nhà nước có thể ra quyết định nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên
cao hơn 35%, phần chênh lệch lớn hơn 35% sẽ được ngân hàng nhà nước trả lãi.
Trên thực tế tỷ lệ này thường là 10%, tuy nhiên việc áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
cũng khác nhau trong từng thời kỳ và với từng loại tiền gửi khác nhau. Ví dụ như
từ tháng 51990/ đến tháng 31994/ tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% cho tất cả các loại
tiền gửi nhưng theo Quyết định 261 – QĐNH1/ ngày 1909/1995/, tỷ lệ 10% chỉ áp
dụng cho loại tiền gửi 12 tháng trở xuống. Giữa 2 thời kỳ này từ tháng 51994/ đến
tháng 91995/ tỷ lệ dự trữ bắt buộc có sự phân biệt cho 2 loại tiền gửi có kỳ hạn từ
1 năm trở xuống và tiền gửi không kỳ hạn (1). Hay giả như năm 1999 là năm vô
cùng khó khăn đối với nền kinh tế nước ta, mặc dù sau 1cuộc khủng hoảng tài
chính tiền tệ ở châu á ( từ năm 1997) các nước này đã có những dấu hiệu hồi phục
nhanh chóng, nhưng Việt Nam lại rơi vào tình trạng kinh tế suy thoái. Để thực hiện
mục tiêu nới lỏng tiền tệ nhằm kích cầu tạo đà phát triển kinh tế, ngân hàng nhà
nước đã thực hiện việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng.

. Ý nghĩa của ROE

Lợi nhuận ròng sau thuế
ROE = 100% x
Tổng giá trị vốn chủ sở hữu
Ví dụ:
Doanh nghiệp X dựa vào bảng cân đối kế toán cuối kỳ (tháng,quý,năm):
Lợi nhuận ròng sau thuế là:10.000.000đ.
Tổng giá trị vốn chủ sở hữu là: 100.000.000đ.
ROE=10.000.000/100.000.000=0,1 hay 10%
Điều này có nghĩa là 0,1 đồng lợi nhuận ròng đạt được từ 1 đồng vốn kinh doanh bỏ

ra.Doanh nghiệp thường dùng chỉ số này để so sánh mức sinh lời từng tháng của một
doanh nghiệp hoặc của các doanh nghiệp khác nhau.Chẳng hạn như kinh doanh ăn uống
có ROE cao hơn kinh doanh xe gắn máy bởi vì ta chỉ bỏ ít vốn mà đạt được lợi nhuận cao.

Ý nghĩa của chỉ số ROE
Về mặt lý thuyết, ROE càng cao thì sử dụng vốn càng có hiệu quả. Các loại cổ phiếu có
ROE cao thường được các nhà đầu tư ưa chuộng. ROE là thước đo tốt nhất về năng lực


của một công ty trong việc tối đa hóa lợi nhuận từ mỗi đồng vốn đầu tư. Công ty đạt được
ROE càng cao thì khả năng cạnh tranh càng mạnh.
Khi công ty chỉ đạt tỷ lệ ROE tương đương với lãi vay ngân hàng thì ở mức độ đánh giá
tương đối, nhà đầu tư hãy xem lại khả năng sinh lời của công ty, vì nếu công ty nào cũng
chỉ sinh lời ở mức này thì sẽ không có công ty nào đi vay ngân hàng, bởi lợi nhuận từ vốn
vay chỉ đủ để trả lãi vay ngân hàng. Tất nhiên, ở đây chỉ đặt trường hợp công ty chưa vay
ngân hàng.
Khi công ty đạt tỷ lệ ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì nhà đầu tư nên tìm hiểu xem
công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có
thể đánh giá công ty có tiềm năng tăng tỷ lệ này hay không. Nếu mở rộng được thị phần
thì cần thêm vốn, vốn này có thể vay và công ty có khả năng thu được thêm lợi nhuận
sau khi trả lãi vay. Tuy nhiên, khi vay vốn, ngoài việc trả lãi còn phải trả gốc, nên ảnh
hưởng nhiều đến yếu tố thanh khoản của công ty. Vì vậy, cân đối vốn vay và vốn cổ đông
cũng là bài toán quản lý của công ty.
Ngoài ra, ROE cũng giúp nhà đầu tư đánh giá các công ty trong cùng ngành nghề để ra
quyết định lựa chọn đầu tư. Phương thức lựa chọn tất nhiên vẫn là công ty có tỷ lệ ROE
cao, vì công ty đó có khả năng tăng lợi thế cạnh tranh (lợi thế cạnh tranh của các công ty
khác sẽ giảm).
Có thể nói, bên cạnh các chỉ số tài chính khác thì ROE là thước đo chính xác nhất để đánh
giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy được tạo ra bao nhiêu đồng lời. Đây cũng là chỉ số
đáng tin cậy về khả năng sinh lời của công ty trong tương lai. ROE thường được các nhà

đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành, từ đó tham khảo khi quyết định
mua cổ phiếu của công ty nào. Thông thường, tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty
sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa
giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh trong quá trình huy động
vốn, mở rộng quy mô. Cho nên, khi ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà
đầu tư. Theo Warren Buffett ROE > 20% được coi là hợp lý.
Khi xem xét chỉ số ROE, nhà đầu tư cần lưu ý đến một vài yếu tố như tuổi đời của công ty
hay loại hình kinh doanh của công ty đó. Các công ty mới thành lập thường có ROE cao,
bởi quyết định phân bổ vốn của công ty này thường đơn giản hơn. Còn với các công ty lâu
đời, đặc biệt là công ty hoạt động trong ngành có mức độ tập trung vốn cao như truyền
thông, công nghệ... thì tỷ lệ ROE thường thấp hơn, bởi họ tốn nhiều chi phí để tạo ra được
một đồng doanh thu hay lợi nhuận. Mặt khác, ROE của các ngành thường rất khác nhau,
vì thế nên so sánh giữa các doanh nghiệp tương đối giống nhau (về quy mô, cơ cấu sản
phẩm...) hoặc so sánh với mức bình quân ngành.

Tại sao dùng đòn bẩy tài chính?? Giới hạn của đòn bẩy tài chính
Đòn bảy tài chính là khái niệm dùng để chỉ sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong việc điều
hành chính sách tài chính của doanh nghiệp. Đòn bảy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ
trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. Ngược lại, đòn bảy tài chính sẽ thấp khi tỷ trọng nợ
phải trả nhỏ hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu.
Đòn bẩy tài chính vừa là một công cụ thúc đẩy lợi nhuận sau thuế trên một đồng vốn chủ sở hữu, vừa là
một công cụ kìm hãm sự gia tăng đó. Sự thành công hay thất bại này tuỳ thuộc vào sự khôn ngoan hay khờ
dại khi lựa chọn cơ cấu tài chính. Khả năng gia tăng lợi nhuận cao là điều mong ước của các chủ sở hữu,
trong đó đòn bẩy tài chính là một công cụ được các nhà quản lý ưa dùng.
Vì lãi vay phải trả không đổi khi sản lượng thay đổi, do đó đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh
nghiệp có tỷ số nợ cao, và ngược lại đòn bẩy tài chính sẽ rất nhỏ trong các doanh nghiệp có tỷ số nợ thấp.
Những doanh nghiệp không mắc nợ (tỷ số bằng không) sẽ không có đòn bẩy tài chính. Như vậy, đòn bẩy
tài chính đặt trọng tâm vào tỷ số nợ. Khi đòn bảy tài chính cao, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của lợi nhuận
trước thuế và lãi vay cũng làm thay đổi lớn tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu nghĩa là tỷ lệ lợi
nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu sẽ rất nhạy cảm với lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Về thực chất, đòn

bảy tài chính phản ánh sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ trước sự thay đổi của lợi
nhuận trước thuế và lãi vay.


Như vậy, độ lớn của đòn bẩy tài chính được xem như là tỷ lệ thay đổi của tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên
vốn chủ sở hữu phát sinh do sự thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

Độ lớn đòn bảy
tài chính (DFL) =

Tỷ lệ thay đổi về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở
hữu
Tỷ lệ thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Trong đó:

Tỷ lệ thay đổi về tỷ suất
lợi nhuận sau thuế trên
=
vốn chủ sở hữu
Tỷ lệ thay đổi lợi
nhuận trước thuế và
=
lãi vay

Chênh lệch giữa tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở
hữu kỳ phân tích so với kỳ gốc
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu kỳ gốc
Chênh lệch giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay kỳ
phân tích so với kỳ gốc

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay kỳ gốc

Cũng như sử dụng đòn bẩy kinh doanh, sử dụng đòn bẩy tài chính như sử dụng "con dao hai lưỡi". Nếu
tổng tài sản không có khả năng sinh ra một tỉ lệ lợi nhuận đủ lớn để bù đắp các chi phí tiền lãi vay phải
trả thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bị giảm sút. Vì phần lợi nhuận do vốn chủ sở hữu
làm ra phải dùng để bù đắp sự thiếu hụt của lãi vay phải trả. Do vậy, thu nhập của một đồng vốn chủ sở
hữu sẽ còn lại rất ít so với tiền đáng lẽ chúng được hưởng. Đòn bẩy tài chính được các nhà quản lý sử
dụng để gia tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. công thức xác định sự tác động của đòn
bảy tài chính đến tỷ suất suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu như sau:

Tỷ lệ thay đổi về tỷ suất lợi
Tỷ lệ thay đổi lợi
Độ lớn đòn bảy
nhuận sau thuế trên vốn chủ sở=
x
nhuận trước thuế và
tài chính (DFL)
hữu
lãi vay
Khái niệm đòn bảy tài chính cung cấp cho các nhà phân tích một công cụ quan trọng để dự kiến tỷ suất lợi
nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. Cần lưu ý là khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay không đủ lớn đẻ trang
trải lãi vay thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bị giảm sút. Nhưng khi lợi nhuận trước thuế
và lãi vay đủ lớn thì chỉ cần sự gia tăng nhỏ về lợi nhuận trước thuế và lãi vay đã có sự gia tăng lớn về tỷ
suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.

Tại sao lãi suất là giá cả đặc biệt
Lãi suất hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng, vì nó là giá của quyền được sử dụng
vốn vay trong một khoảng thời gian nhất định, mà người sử dụng phải trả cho người cho vay; là tỷ lệ
của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là giá
mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay

có được đối với việc trì hoãn chi tiêu.

Xu hướng sử dụng công cụ phái sinh nhàm mục đích gì
1.

Giá trong một thị trường phái sinh có tổ chức không chỉ tái tạo sự phân biệt của những người
tham gia thị trường về tương lai mà còn dẫn dắt giá của tài sản cơ bản đến mức tương lai công
khai. Khi hết hạn hợp đồng phái sinh, giá của các phái sinh hội tụ với giá của tài sản cơ bản. Vì
vậy, các phái sinh là công cụ cần thiết để xác định giá của cả hiện tại và tương lai.

2.

Các thị trường phái sinh định chuyển rủi ro từ những người ác cảm rủi ro sang những người có
thể chấp nhận rủi ro.

3.

Bản chất nội tại của thị trường phái sinh liên kết chúng với thị trường giao ngay của tài sản cơ
bản. Do các phái sinh có một sự gia tăng đáng kể trong khối lượng trao đổi của thị trường giao
ngay tài sản cơ bản. Yếu tố chi phối này sau đó như sự nâng cao tham gia tăng lên của những
người chơi bổ sung, những người có thể sẽ không tham gia nếu thiếu vắng mặt một thủ tục nào
đó để chuyển giao rủi ro.


4.

Vì sự giám sát, trinh sát các hoạt động của người tham gia khác nhau trở nên rất khó khăn trong
các thị trường nhiều loại; việc thiết lập một hình thức thị trường được tổ chức trở thành cấp bách
hơn tất cả. Do đó, trong sự hiện diện của một thị trường phái sinh có tổ chức, suy đoán có thể
được kiểm soát, dẫn đến một môi trường tỉ mỉ hơn.


5.

Các bên thứ ba có thể sử dụng giá phái sinh công bố công khai như các dự đoán được sáng tỏ
của kết quả không chắc chắn trong tương lai, ví dụ, khả năng một công ty sẽ vỡ nợ các khoản nợ
của nó.[29]

Mức nợ công của VN hiện nay
Lúc 15h00 (giờ Việt Nam) hôm nay (15/4), đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock)
trên trang The Economist.com, báo chỉ số nợ công của Việt Nam hiện đang chiếm 49,2%
GDP toàn quốc.
Theo đó, với tổng mức nợ công hiện là 72,523 tỷ USD, tính theo mức dân số Việt Nam mà Global debt clock
cung cấp là 89.740.893 người, mỗi người dân đang “gánh” 808,1 USD nợ công.

Phân biệt cổ phiếu với trái phiếu
Giống nhau:
- Được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ
- Đều có mệnh giá được ghi trên bề mặt cổ phiếu/trái phiếu
- Lợi tức được trả theo một mức cố định
Khác nhau:
1.Cổ phiếu:
- Là một chứng thư xác nhận quyền sở hữu trong công ty và cho
phép người sở hữu nó được hưởng các quyền lợi thông thường trong
công ty cổ phần
Đặc điểm:
- là một loại chứng khoán vốn, việc phát hành cổ phiếu làm tăng vốn
chủ sở hữu.
- Cổ phiếu là một loại chứng khoán không có kỳ hạn thanh toán.
- Cổ tức sẽ được trả vào cuối niên để quyết toán
- Quyền lợi và trách nhiệm của cổ đông:

+ Phần vốn góp là vĩnh viễn không được rút vốn lại nhưng có thể
chuyển nhượng quyền sở hữu bằng cách bán cổ phiếu. Trách nhiệm
của cổ đông chỉ giới hạnh trong phần vốn góp.
+ Quyền được hưởng cổ tức: đươc chia lời khi công ty có lãi tuy
nhiên cổ tức này không cố định phụ thuộc vào lợi nhuận và chính
sách chia lời hàng năm của công ty.
+ Quyền được tham gia quản lý công ty và phải gánh chịu những rủi
ro của công ty
+ Quyền lợi đối với các đợt chứng khoán phát hành trong tương lai
của công ty
+ Được hưởng phúc lợi dành cho cổ đông
2.Trái phiếu:
- Là một lọai chứng thư vay vốn do DN phát hành thể hiện nghĩa vụ


và sự cam kết của DN thanh toán số lợi tức và tiền vay vào những
thời điểm nhất định cho người nắm giữ trái phiếu
Đặc điểm:
- Là một lọai chứng khoán nợ, việc phát hành trái phiếu để huy động
vốn vay trung và dài hạn.
- Trái phiếu có thời hạn: là thời hạn đi vay của tổ chức phát hành đối
với trái chủ và được ghi rõ trên bề mặt trái phiếu
- Trái phiếu có quy định lợi suất và thời hạn trả: Khác với cổ phiếu
không quy định cụ thể tỷ suất cổ tức và thời hạn trả lãi. Mỗi trái
phiếu có ghi cam kết của tổ chức phát hành thanh toán cho người sở
hữu trái phiếu một số tiền lãi cố định vào một ngày xác định.
- Trái chủ là người cho vay tiền nên có quyền lợi và nghĩa vụ nhất
định đối với khoản vay này:
+ Lợi tức của trái phiếu không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của
công ty

+ Được hoàn vốn đúng hạn hoặc trước hạn tùy thỏa thuận 2 bên
+ Được quyền bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố
+ Được thanh toán trước các cổ phiếu khi công ty thanh lý giải thể

Vai trò của thuế
* Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước:
Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu từ nội bộ nền kinh
tế quốc dân.Tất cả các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước đều được đáp ứng qua các nguồn
thu từ thuế, phí và các hình thức thu khác như: vay mượn, viện trợ nước ngoài, bán tài
nguyên quốc gia, thu khác..vv.. Song thực tế các hình thức thu ngoài thuế đó có rất nhiều
hạn chế, bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện. Do đó thuế được coi là khoản thu quan trọng
nhất vì khoản thu này mang tính chất ổn định và khi nền kinh tế càng phát triển thì
khoản thu này càng tăng. ở nước ta, Thuế thực sự trở thành nguồn thu chủ yếu của Ngân
sách Nhà nước từ năm 1990. Điều này được thể hiện qua tỷ trọng số thuế trong tổng thu
ngân sách .
Thuế, một công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô của Nhà nước:
Chính sách thuế được đặt ra không chỉ nhằm mang lại số thu đơn thuần cho ngân sách
mà yêu cầu cao hơn là qua thu góp phần thực hiện chức năng việc kiểm kê, kiểm soát,
quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả
các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước, góp phần tích cực
vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân.
Ngày nay, hướng vào việc xử lý các mục tiêu của kinh tế vĩ mô là nhiệm vụ trọng tâm của
mọi chính phủ. Sự thành công hay thất bại của việc quản lý Nhà nước, nền kinh tế là giải
quyết các mục tiêu của kinh tế vĩ mô. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, người ta
thường xác định 4 mục tiêu cơ bản của kinh tế vĩ mô mà mọi chính phủ phải theo đuổi.
Bốn mục tiêu đó là:
- Đảm bảo thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý .


- Tạo được công ăn việc làm đầy đủ cho người lao động.

- ổn định giá cả, tiền tệ, chống lạm phát.
-Thực hiện sự cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.
Lãi suất thả nổi
Lãi suất thả nổi là lãi suất có thể thay đổi theo lãi suất tham chiếu hoặc theo chỉ số lạm phát, nó không cố định
trong suốt thời hạn vay.

Tiện ích của sản phẩm:
- Khách hàng được lựa chọn lãi suất tiền gửi và hòa nhập vào sự biến động lãi suất của thị trường.
- Tần suất xác định lãi suất đa dạng, tùy thuộc vào kỳ hạn tiền gửi của khách hàng.
- Tỷ lệ khuyến khích cao.
- Lãi được nhập gốc khi hết kỳ điều chỉnh lãi suất hoặc tự động thanh toán qua tài khoản tiền gửi
thanh toán của khách hàng.
- Khách hàng được cấp Chứng nhận tiền gửi có kỳ hạn dành cho tổ chức và được sử dụng để cầm
cố vay vốn.
- Khách hàng được tất toán tài khoản tiền gửi trước hạn.
- Đến hạn tất toán tài khoản khách hàng không đến rút gốc và lãi thì toàn bộ số tiền lãi được nhập
gốc và tự động chuyển sang tiền gửi có kỳ hạn thông thường.

2. Sự giống nhau và khác nhau giữa thuế phí và lệ phí.
* Sự giống nhau: là khoản tiền phải nộp do Nhà nước quy định. Thuế, lệ phí là
nguồn thu của ngân sách nhà nước, tuy nhiên trong khoản phí có loại do nhà nước
thu có loại do các tổ chức cá nhân thu.
* Sự khác nhau:
- Thuế là công cụ phân phối thu nhập quốc dân, không chỉđể có nguồn thu,
màđiều chỉnh, can thiệp vào nền kinh tế, thực hiện việc điều tiết kinh tế vĩ mô, là
công cụ bảo vệ kinh tế trong nước và cạnh tranh với nước ngoài. Thuế tồn tại qua
các hình thái xã hội có Nhà nước, là nguồn thu chủ yếu, ổn định của ngân sách
nhà nước (chiếm trên 80% tổng số thu ngân sách nhà nước và cơ bản trang trải
nhu cầu chi tiêu trong ngân sách nhà nước).
- Phí và lệ phí là khoản mà các cá nhân và tổ chức phải nộp khi nhận được sự phục

vụ của các cá nhân tổ chức khác hoặc sự phục vụ công việc quản lý nhà nước.
Như vậy thuếđánh vào đối tượng có thu được một khoản tiền nhất định thông qua
kinh doanh hoặc một khoản thu nhập cao nào đó. Còn phí và lệ phí là khoản phải
nộp khi nhận được sự phục vụ của tổ chức cá nhân hay nhà nước.

3. * Xét về tên gọi và mục đích
4. Mục đích của từng loại lệ phí rất rõ ràng, thường phù hợp với tên gọi của nó. Nói một cách
chính xác hơn, tên gọi của loại lệ phí nào phản ánh khá đầy đủ mục đích sử dụng loại lệ phí
đó.
5. Mỗi một Luật thuế đều có mục đích riêng. Tuy nhiên, đa số các sắc thuế có tên gọi không
phản ánh đúng mục đích sử dụng, mà thường phản ánh đối tượng tính thuế.
6. Nói chung mục đích của việc sử dụng của các loại thuế thường là tạo nguồn qũy ngân sách
Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi ngân sách Nhà nước, thực hiện chức năng quản lý xã
hội của Nhà nước./.

SS QĐT đóng – mở


+ Quỹ đóng
Đây là hình thức quỹ phát hành chứng chỉ quỹ một lần duy nhất khi tiến hành
huy động vốn cho quỹ và quỹ không thực hiện việc mua lại cổ phiếu/chứng
chỉ đầu tư khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại. Nhằm tạo tính thanh khoản cho
loại quỹ này, sau khi kết thúc việc huy động vốn (hay đóng quỹ), các chứng
chỉ quỹ sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư có thể
mua hoặc bán để thu hồi vốn cổ phiếu hoặc chứng chỉ đầu tư của mình thông
qua thị trường thứ cấp. Tổng vốn huy động của quỹ cố định và không biến đổi
trong suốt thời gian quỹ hoạt động.
+ Quỹ mở
Khác với quỹ đóng, tổng vốn cũa quỹ mở biến động theo từng ngày giao dịch
do tính chất đặc thù của nó là nhà đầu tư được quyền bán lại chứng chỉ quỹ

đầu tư cho quỹ, và quỹ phải mua lại các chứng chỉ theo giá trị thuần vào thời
điểm giao dịch. Đối với hình thức quỹ này, các giao dịch mua bán chứng chỉ
quỹ được thực hiện trực tiếp với công ty quản lý quỹ và các chứng chỉ quỹ
không được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Do việc đòi hỏi tính thanh
khoản cao, hình thức quỹ mở này mới chỉ tồn tại ở các nước có nền kinh tế
và thị trường chứng khoán phát triển như châu Âu, Mỹ, Canada… và chưa có
mặt tại Việt Nam.

Tính thanh khoản (hay còn gọi là tính lỏng) hiểu là việc chứng khoán hay các khoản nợ, khoản
phải thu...có khả năng đổi thành tiền mặt dễ dàng, thuận tiện cho việc thanh toán hay chi tiêu. Ta có thể lấy một
ví dụ, trong kế toán tài sản lưu động chia làm năm loại và được sắp xếp theo tính thanh khoản từ cao đến thấp
như sau: tiền mặt, đầu tư ngắn hạn, khoản phải thu, ứng trước ngắn hạn, và hàng tồn kho. Như vậy rõ ràng tiền
mặt có tính thanh khoản cao nhất, luôn luôn dùng được trực tiếp để thanh toán, lưu thông, tích trữ; còn hàng tồn
kho có tính thanh khoản thấp nhất vì phải trải qua giai đoạn phân phối và tiêu thụ chuyển thành khoản phải thu,
rồi từ khoản phải thu sau một thời gian mới chuyển thành tiền mặt.
Chứng khoán có tính thanh khoản là những chứng khoán có sẵn thị trường cho việc bán lại dễ dàng, giá cả
tương đối ổn định theo thời gian và khả năng cao để phục hồi nguồn vốn đã đầu tư nguyên thủy của ngân hàng.
Khi lựa chọn chứng khoán để đầu tư, ngân hàng dứt khoát phải xem xét đến khả năng bán lại trước khi
chúng đáo hạn để tái tạo nguồn vốn đầu tư ban đầu. Nếu khả năng tái tạo kém, nghĩa là khó tìm được người
mua hoặc phải bán mất giá, ngân hàng sẽ gánh chịu những tổn thất tài chính lớn. Và điều này gọi là rủi ro thanh
khoản trong đầu tư chứng khoán.
Nhờ có thị trường chứng khoán các nhà đầu tư có thể chuyển đổi chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt khi họ
muốn và khả năng thanh khoản chính là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán với các nhà đầu tư.
Tính lỏng cho thấy sự linh hoạt và an toàn của vốn đầu tư, thị trường hoạt động càng năng động và có hiệu quả
thì tính lỏng của chứng khoán giao dịch càng cao. Có mối quan hệ chặt chẽ giữa chỉ số P/E và tính lỏng chứng
khoán, nhìn vào bảng thống kê tính thanh khoản của cổ phiếu, nhà đầu tư dễ dàng nhận ra những cổ phiếu giao
dịch sôi động nhất cũng là những cổ phiếu có P/E cao hơn mức trung bình của thị trường (được đánh giá cao
hơn các cổ phiếu có cùng lợi tức). Đây là những chứng khoán có tốc độ tăng giá cao và mang lại giá trị thặng dư
cao cho cổ đông thông qua việc chia tách cổ phiếu hay phát hành cổ phiếu mới.



Thặng dư vốn cổ phần = (giá phát hành - mệnh giá) x số
lượng cổ phần phát hành.
Thặng dư vốn cổ phần được hình thành từ việc phát hành thêm cổ
phần và trong tương lai thì khoản thặng dư vốn cổ phần này sẽ được
chuyển đổi thành cổ phần và được kết chuyển vào vốn đầu tư của
chủ sở hữu. Do đó khoản thặng dư vốn cổ phần này sẽ không được
xem là vốn cổ phần cho đến khi chúng được chuyển đổi thành cổ
phần và kết chuyển vào vốn đầu tư chủ sở hữu.



×