Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Quản lý nước thải đô thị bảo vệ chất lượng nước hồ tuyền lâm thành phố đà lạt (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (667.4 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHẠM MINH TUẤN

QUẢN LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG
NƯỚC HỒ TUYỀN LÂM - THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHẠM MINH TUẤN
KHÓA: 2012 - 2014

QUẢN LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG
NƯỚC HỒ TUYỀN LÂM - THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

Chuyên nghành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06


LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐOÀN THU HÀ

Hà Nội - 2014


LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Đoàn
Thu Hà đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em về mặt kiến thức và phương pháp
nghiên cứu để em hoàn thành bài luận văn này.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy, các cô, các cán bộ quản lý trong
khoa Sau Đại học trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức,
tư duy quản lý trong suốt hai nam học vưa qua. Thực sự những kiến thức của thầy,
cô đã giúp em rất nhiều trong công việc thực tế, trong lĩnh vực quản lý và chuyên
môn của mình. Đó là nền tảng, là hành trang để em tự tin và thành công hơn trong
quá trình công tác của bản thân.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo, cán bộ các phòng
ban Sở tài nguyên Môi trường tỉnh Lâm Đồng, cán bộ, nhân viên xí nghiệp quản lý
nước thải đã hết sức tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình tìm kiếm tài
liệu, tham quan khảo sát thực tế tại địa phương cũng như trong đơn vị, để tôi hoan
thành bài khóa luận này.
Ngoài ra trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này tôi được sự giúp
đỡ, tạo điều kiện rất nhiều từ phía gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và cơ quan nơi
công tác. Vì vậy kết quả nghiên cứu bài luận văn này là lời cảm ưn sâu sắc tới mọi
người đã luôn đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian qua.
Với vốn kiến thức, trình độ hiện có và thời gian có hạn, bài luận văn không
tránh khỏi thiếu sót, em kính mong nhận được sự chỉ bảo, những ý kiến đóng góp
và phê bình của Quý thầy cô để bản thân ngày càng hoàn thiện hơn nữa.

Em xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

PHẠM MINH TUẤN


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập cảu tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Minh Tuấn


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BOD5
BVMT
BTNMT
CCN
COD
CTR
ĐTM
HĐND
KCN
KT-XH
MT
NTSH
NTCN


NĐ-CP
NT
QCVN
QLMT
TCVN
TNMT
TSS
UBND
UNDP
UNEP
VH-XH
XNTN

Nhu cầu ôxy sinh học
Bảo vệ môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Cụm công nghiệp
Nhu cầu ôxy hoá học
Chất thải rắn
Đánh giá tác động môi trường
Hội đồng nhân dân
Khu công nghiệp
Kinh tế - Xã hội
Môi trường
Nước thải sinh hoạt
Nước thải công nghiệp
Nghị định
Nghị định Chính phủ
Nước thải

Quy chuẩn Việt Nam
Quản lý môi trường
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tài nguyên Môi trường
Tổng chất rắn lơ lửng
Uỷ ban nhân dân
Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc
Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc
Văn hóa xã hội
Xí nghiệp thoát nước


DANH MỤC HÌNH
TT
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6
Hình 1.7
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7


Tên hình
Trang
Bản đồ hành chính Tỉnh Lâm Đồng
11
Hình ảnh tổng thể của hồ Tuyền Lâm
36
Một góc Hồ Tuyền Lâm
36
Hàm lượng các chất ô nhiễm tại các hồ cung cấp nước sinh hoạt
20
qua hai năm 2008 và 2009
Mặt bằng quy hoạch mạng lưới thoát nước thải Thành phố Đà Lạt
23
Mặt bằng quy hoạch Nhà máy xử lý nước thải Thành phố Đà Lạt
25
hoàn thành năm 2005
Sơ đồ tổ chức quản lý Công ty TNHH Nhà nước một thành viên
33
Thoát nước Lâm Đồng
Sơ đồ nguyên lý và các mức độ xử lý nước thải
42
Quan hệ giữa nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích
47
Sơ đồ quản lý tổng hợp lưu vực hồ
54
Sơ đồ tổ chức xử lý nước thải đô thị
62
Sơ đồ nguyên tắc hệ thống cấp nước tuần hoàn
63

Mặt bằng phân chia lưu vực thoát nước vào hồ Tuyền Lâm
65
Sơ đồ đất ngập nước kiến tạo chảy ngầm theo chiều ngang
78
Sơ đồ đất ngập nước kiến tạo chảy ngầm theo chiều đứng
79
Vị trí đề nghị kiến tạo bãi ngập nước nhân tạo
82


DANH MỤC BẢNG
TT
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4

Tên bảng
Kết quả điều tra nước ngầm tỉnh Lâm Đồng
Một số tiêu chí chất lượng nước hồ Tuyền Lâm
Đặc trưng của nước thải sinh hoạt
Các tác nhân ô nhiễm điển hình trong nước thải một số ngành
công nghiệp
Bảng 2.1 Hiệu quả làm sạch của các công đoạn xử lý nước thải cấp I và
cấp II
Bảng 3.1 Các cơ chế xử lý ô nhiễm trong bãi lọc ngập nước

Trang
17
21

27
29
43
79


1

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
Tên đề tài ....................................................................................................... 1
Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 3
Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................ 4
Một số khái niệm về quản lý nước thải sinh hoạt ............................................ 4
CHƯƠNG 1 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NƯỚC THẢI LƯU
VỰC HỒ TUYỀN LÂM, THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT ....................................... 11
1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 11
1.1.1 Thành phố Đà Lạt ................................................................................ 11
1.1.2. Hồ Tuyền Lâm ................................................................................... 12
1.2. Hiện trạng lưu vực thoát nước hồ Tuyền Lâm, công tác quản lý nguồn
nước thải đổ vào hồ Tuyền Lâm ................................................................... 16
1.2.1. Hiện trạng môi trường nước .............................................................. 16
1.2.2. Sự ô nhiễm nước của hồ Tuyền Lâm .................................................. 20
1.2.3. Hiện trạng lưu vực thoát nước hồ Tuyền Lâm .................................... 22
1.2.4. Đặc điểm hệ thống thoát nước thành phố Đà Lạt và lưu vực hồ Tuyền
Lâm .............................................................................................................. 22

1.2.5. Các nguồn gây ô nhiễm nước hồ......................................................... 26
1.2.6. Thực trạng công tác quản lý nguồn nước thải đổ vào Hồ Tuyền Lâm . 32
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NƯỚC THẢI BẢO VỆ
CHẤT LƯỢNG NƯỚC HỒ TUYỀN LÂM ................................................. 37
2.1. Cơ sở lý luận quản lý bảo vệ chất lượng nước hồ Tuyền Lâm do ảnh
hưởng của nước thải đô thị ........................................................................... 37
2.1.1. Khái niệm tổ chức, quản lý ................................................................. 37
2.1.2. Đặc điểm, tính chất nước thải ............................................................. 37
2.1.3. Các tác nhân ô nhiễm nước hồ ............................................................ 40


2

2.1.4. Các giải pháp xử lý nước thải, nguyên tắc cơ bản trong tổ chức quản lý
thoát nước đô thị .......................................................................................... 42
2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý nước thải đô thị bảo vệ chất lượng nước hồ
Tuyền Lâm ................................................................................................... 48
2.2.1. Văn bản cấp trung ương về thoát nước, bảo vệ môi trường nước mặt . 48
2.2.2. Văn bản cấp địa phương ban hành ...................................................... 48
2.2.3. Quy chuẩn, tiêu chuẩn ........................................................................ 49
2.3. Cơ sở thực tiễn quản lý nước thải đô thị nhằm bảo vệ chất lượng nước hồ
Tuyền Lâm ................................................................................................... 50
2.3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ....................................................... 50
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................ 51
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ BẢO VỆ
CHẤT LƯỢNG NƯỚC HỒ TUYỀN LÂM ................................................. 53
3.1. Quản lý lưu vực hồ, môi trường hồ ........................................................ 53
3.1.1. Quản lý lưu vực hồ ............................................................................. 53
3.1.2. Thể chế, chính sách và pháp lý ........................................................... 54
3.1.3. Sự tham gia của cộng đồng ................................................................. 56

3.1.4. Giải pháp kiểm soát chất lượng nước.................................................. 60
3.1.5. Tổ chức quản lý môi trường hồ........................................................... 60
3.2. Quản lý nguồn xả thải............................................................................ 61
3.3. Quản lý hệ thống thoát nước thải đô thị ................................................. 64
3.3.1. Quy hoạch phân vùng thu gom và xử lý nước thải trước khi đổ vào hồ
..................................................................................................................... 64
3.3.2. Cống bao thu gom nước bẩn quanh hồ................................................ 70
3.3.3. Các giải pháp tổ chức quản lý và vận hành HTTN .............................. 71
3.4. Đề xuất phương án xử lý nước thải ........................................................ 72
3.4.1. Phương án xử lý nước tập trung .......................................................... 72
3.4.2. Phương án sử dụng hồ sinh học suối Tía............................................. 73
3.4.3. Phương án sử dụng bãi lọc ngập nước “wetland”................................ 76
3.4.4. Phân tích và lựa chọn phương án ........................................................ 80
Kết luận và kiến nghị: .................................................................................. 84


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Tên đề tài
“Quản lý nước thải đô thị bảo vệ chất lượng nước hồ Tuyền Lâm,
thành phố Đà Lạt”
Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay ở nước ta có nhiều hồ công suất lớn, diện tích lớn bé khác
nhau, đang làm nhiệm vụ: Chứa và điều hòa nước cho khu vực để cấp nước
cho nông nghiệp, công nghiệp, nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất...đồng thời
là nơi du lịch, vui chơi, nghỉ mát. Những năm gần đây, sự phát triển kinh tế
của đất nước đã có nhiều ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt, nước
ngầm, đặc biệt là nước mặt trong đó có các hồ chứa. Rất nhiều hồ hiện tại,
chất lượng nước đang suy giảm nhanh do nhiều nguyên nhân như: Khai thác

rừng đầu nguồn, nuôi trồng thủy sản trong lòng hồ và các nhánh sông suối, chất
thải, nước thải sinh hoạt, công nghiệp và các làng nghề vào các sông suối dẫn
đến hồ và trực tiếp vào hồ, chất thải từ các hoạt động du lịch...tác động trực
tiếp và gián tiếp đến môi trường nước các hồ chứa. Để đảm bảo an toàn nguồn
nước, cần thiết phải có các nghiên cứu cụ thể bảo vệ chất lượng nước hồ.
Trong điều kiện hiện nay, trước tình trạng các nguồn nước đang dần bị
ô nhiễm từ nhẹ, vừa đến đặc biệt nghiêm trọng, việc tăng cường sử dụng
nguồn nước từ các hồ chứa tự nhiên, hồ thủy điện ngày càng lớn. Việc nghiên
cứu đề xuất các biện pháp bảo vệ chất lượng nước hồ, các hồ đã và đang bị ô
nhiễm, cũng như các hồ đang có dấu hiệu ô nhiễm là cấp thiết và có ý nghĩa
thực tế. Việc nghiên cứu bảo vệ chất lượng nước hồ có mục tiêu cấp nước
sinh hoạt sản xuất nhằm đảm bảo an toàn nguồn nước, phục vụ phát triển kinh
tế xã hội bền vững , đề tài có ý nghĩa cả về kinh tế và xã hội.
Có nhiều nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm và giảm chất lượng nước hồ
như nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước mưa, nước thải nông
nghiệp, các nguồn thải do dịch vụ du lịch....Cùng với sự phát triển nhanh
chóng của nền kinh tế kéo theo rất nhiều vấn đề về môi trường trong đó phải


2

kể đến nước thải và hệ thống thu gom xử lý nước thải ngày càng xuống cấp và
không còn đáp ứng được nhu cầu hiện tại, cần có những biện pháp về mặt
quản lý cũng như kỹ thuật nhằm kiểm soát và giảm bớt sự ảnh hưởng tới môi
trường do nước thải gây ra với môi trường nước mặt trong đô thị mà chủ yếu
là các hồ chứa.
Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm viên trực thuộc tỉnh Lâm
Đồng, được sự iu ái của thiên nhiên với khí hậu đặc thù, địa hình đồi núi cao,
nhiều thung lũng, đặc biệt là hệ thống các hồ đẹp mộng mơ như Hồ Xuân
Hương, hồ Đa Thiên, hồ Tuyền Lâm...nên nơi đây là một trong những địa

điểm du lịch hàng đầu của Việt Nam và được nhiều tạp chí thế giới xếp hạng.
Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, Đà Lạt đang chuyển mình mạnh
mẽ trong xu thế hội nhập kinh tế, văn hóa , xã hội của đất nước, bên cạnh đó
thì vấn đề môi trường cũng cần được quan tâm thích đáng nhất là việc xử lý
nước thải, bảo vệ môi trường nước, môi trường đất, bảo vệ không khí, bảo vệ
cảnh quan đô thị. Khu du lịch hồ Tuyền Lâm là nơi giữ nhiều di tích lịch sử
văn hóa, có cảnh quan thiên nhiên độc đáo, khí hậu dịu mát quanh năm, là
tiềm năng để phát triển du lịch, nghỉ dưỡng kết hợp vui chơi giải trí. Tuy
nhiên hiện nay hồ Tuyền Lâm đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, bốc mùi hôi
thối. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do nước thải ở khu vực dân cư
phường 3 và phường 4 thành phố Đà Lạt xả thẳng vào hồ không qua xử lý,
bên cạnh đó là rác thải, nước thải từ phía thượng nguồn Suối Tía chảy về cũng
là tác nhân gây ô nhiễm nước hồ. Quản lý nguồn thải, bảo vệ môi trường nước
ở Tuyền Lâm nói riêng và Thành phố Đà Lạt nói chung là hết sức cấp bách và
cần thiết, nhằm cải tạo môi trường sinh thái, nâng cao chất lượng sống của
người dân, là điều kiện tiên quyết nhằm thu hút khách du lịch trong nước và
thế giới cũng như các nhà đầu tư đến với Đà Lạt.
Từ những lý do trên, trong phạm vi nghiên cứu học viên xin đề xuất đề
tài: “Quản lý nước thải bảo đô thị bảo vệ chất lượng nước Hồ Tuyền Lâm,
thành phố Đà Lạt” cho luận văn thạc sĩ của mình.


3

Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được hiện trạng quản lý nước thải tại phường 3 và 4 thành phố Đà
Lạt.
- Xây dựng được các phương án phù hợp bảo vệ chất lượng nguồn nước
- Đề xuất mô hình xử lý nước thải bảo vệ chất lượng nước Hồ Tuyền Lâm.
Nội dung nghiên cứu

- Tổng quan khu vực nghiên cứu, tình hình, hiện trạng thoát nước lưu vực hồ
Tuyền Lâm
- Đánh giá chất lượng nước, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nước hồ,
nguyên nhân gây ô nhiễm hồ Tuyền Lâm
- Định hướng các giải pháp quản lý, kỹ thuật nhằm quản lý nước thải bảo vệ
chất lượng nước hồ đảm bảo theo tiêu chí phát triển bền vững.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
- Nguồn nước thải đổ vào hồ Tuyền Lâm và chất lượng nước hồ Tuyền Lâm
Phạm vi nghiên cứu
* Lưu vực thoát nước Hồ Tuyền Lâm
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập các tài liệu thực tế nhằm cập nhật
các thông tin, hình ảnh mới nhất về khu vực nghiên cứu.
- Phương pháp kế thừa.
- Phương pháp phân tích: Phân tích xác định nguồn, nguyên nhân gây ô
nhiễm, mức độ, phân loại, xác định cơ sở khoa học cải thiện chất lượng nước
từ đó xác định phương pháp bảo vệ và cải thiện chất lượng nước.


4

- Phương pháp chuyên gia: Hỏi ý kiến, trao đổi các vấn đề chuyên môn với
giáo viên hướng dẫn, các chuyên gia, các cán bộ nhân viên một số đơn vị liên
quan đến địa điểm thực hiện nghiên cứu.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
+ Ý nghĩa khoa học: Dựa vào các luận cứ khoa học đánh giá được
nguyên nhân gây ô nhiễm nước hồ, mức độ ô nhiễm nước từ đó đưa ra được
giải pháp thích hợp đối với nguồn nước thải vào hồ, bảo vệ chất lượng nước hồ.
+ Ý nghĩa thực tiễn: Áp dụng các giải pháp thực tiễn vào công tác quản

lý nước thải đô thị nhằm bảo vệ chất lượng nước Hồ Tuyền Lâm nói riêng và
các Hồ nước mặt nói chung trong cả nước.
Một số khái niệm về quản lý nước thải sinh hoạt
* Khái niệm về nước thải và quản lý hệ thống nước thải
Nước thải: là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do
các hoạt động của con người xả vào hệ thống nước hoặc ra môi trường(15).
Nước thải sinh hoạt: là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con
người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân. Hệ thống thoát nước bao gồm
mạng lưới cống, kênh mương thu gom và chuyển tải, hồ điều hòa, các công trình
đầu mối( trạm bơm, nhà máy xử lý, cửa xả) và phụ trợ khác nhằm mục đích thu
gom, vận chuyển tiêu thoát nước mưa, nước thải và xử lý nước thải [15].
Hệ thống thoát nước được chia làm các loại sau đây:
- Hệ thống thoát nước chung là hệ thống trong đó tất cả mọi loại nước thải,
nước mưa được thu gom trong cùng một hệ thống;
- Hệ thống thoát nước riêng là hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt;
- Hệ thống thoát nước nửa riêng là hệ thống thoát nước chung có tuyến cống
bao để tách nước thải đưa về nhà máy xử lý [15].
Quản lý hệ thống thoát nước thải bao gồm: quản lý các điểm đấu nối,
các tuyến cống thu gom truyền dẫn đến nhà máy xử lý nước thải và từ nhà


5

máy xử lý nước thải đến các điểm xả ra môi trường. Nội dung quản lý nước
thải bao gồm:
- Định kỳ kiểm tra các điểm lắng cặn tại các điểm đấu nối, hố ga và tuyến
cống, lập kế hoạch nạo vét, bảo trì cống và công trình trên mạng lưới;
- Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình, đề xuất các biện pháp thay
thế, sửa chữa tuyến cống và các công trình trên mạng lưới;
- Thiết lập quy trình quản lý hệ thống thoát nước thải, bảo đảm yêu cầu kỹ

thuật quản lý, vận hành theo quy định;
- Đề xuất các phương án phát triển mạng lưới theo lưu vực(15).
Hoạt động thoát nước: là các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực thoát
nước, bao gồm: quy hoạch, tư vấn thiết kế, đầu tư xây dựng, quản lý, vận
hành và khai thác sử dụng hệ thống thoát nước(15).
Dịch vụ thoát nước: là hoạt động quản lý vận hành hệ thống thoát nước
nhằm đáp ứng yêu cầu thoát nước mưa, nước thải và xử lý nước thải của các
đối tượng có nhu cầu thoát nước theo các quy định của pháp luật(15).
Phí thoát nước: là phí bảo vệ môi trường đối với nước thải áp dụng cho khu
vực đô thị và khu công nghiệp có hệ thống thoát nước tập trung; phí thoát
nước do Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương( sau đây gọi
tắt là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định sau khi thông qua Hội đồng nhân
dân cùng cấp nhằm từng bước bảo đảm duy trì và phát triển dịch vụ thoát
nước trên địa bàn(15).
Đơn vị thoát nước: là tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ thoát nước
theo hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước(15).
Hộ thoát nước: Bao gồm các hộ gia đình, cơ quan hành chính, sự
nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ xả nước mưa, nước thải vào hệ
thống thoát nước(15).


6

Hộ thoát nước đơn lẻ: là hộ thoát nước xả nước mưa, nước thải trực
tiếp ra môi trường(15).
Hệ thống vệ sinh xử lý nước thải tại chỗ: là hệ thống các bể chứa xử lý
phân, nước thải ngay trong từng hộ gia đình(15).
Hệ thống xử lý nước thải: là tổ hợp các công trình trong đó nước thải
được xử lý từng bước theo thứ tự xử lý thô đến xử lý tinh, từ xử lý những chất
không hòa tan đến xử lý những chất keo và hòa tan. Khử trùng là khâu cuối

cùng(16).
Nước thải khu vực hồ Tuyền Lâm thuần túy là nước thải sinh hoạt dân
cư, cơ quan hành chính, khu du lịch sinh thái, nước thải từ hộ gia đình chăn
nuôi và một số cơ sở y tế trên địa bàn.
* Điều kiện tiếp nhận nước thải vào mạng lưới thoát nước:
- NTSH và NTCN bẩn không được xả vào mạng lưới thoát nước mưa.
Nước thải từ các đài phun tạo cảnh, nước thấm và nước rửa đường thường xả
vào mạng lưới thoát nước chung hoặc mạng lưới thoát nước mưa thành phố.
- NTCN chứa các chất độc hại không được xả và xử lý chung.
- NTCN chỉ được xả vào mạng lưới riêng hoặc chung khi đảm bảo
không gây tác hại tới vật liệu làm cống và công trình xử lý cũng như không
phá hoại chế độ làm việc bình thường của HTTN: không chứa những chất ăn
mòn vật liệu; không chứa những chất làm tắc cống hoặc những chất khí tạo
thành hỗn hợp dễ nổ và cháy; nhiệt độ không vượt quá 400C; không chứa
những chất làm ảnh hưởng xấu đến quá trình xử lý sinh học nước thải; hỗn
hợp NTSH và NTCN phải đảm bảo nồng độ kiềm pH = 6.5 – 8.5.
Các loại rác, thức ăn thừa trong gia đình, chỉ được xả vào mạng lưới
thoát nước khi đã được nghiền nhỏ với kích thước 3-5 mm và pha loãng bằng
nước với tỷ lệ 1 rác 8 nước (1/8).


7

* Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thải:
- Hàm lượng chất rắn: Tổng lượng chất rắn là tính chất vật lý đặc trưng
quan trọng của nước thải, bao gồm chất rắn nổi, chất rắn lơ lửng (hay huyền
phù), chất rắn keo và chất rắn hòa tan.
Tổng lượng chất rắn được xác định là phần còn lại sau khi cho bay hơi
mẫu nước thải trên bếp cách thủy, tiếp tục sấy khô ở nhiệt độ 1030C cho tới
khi khối lượng không đổi. Đơn vị tính là mg/l.

- Hàm lượng oxy hòa tan DO (Dissolvel Oxygen): Một trong những chỉ
tiêu quan trọng nhất của nước thải là hàm lượng oxy hòa tan vì oxy không thể
thiếu được đối với tất cả các cơ thể sống trên cạn cũng như dưới nước. Oxy
duy trì quá trình trao đổi chất, sinh ra năng lượng cho sự sinh trưởng, sinh sản
và tái sản xuất.
Oxy là loại khí khó tan và không tác dụng với nước về mặt hoá học. Độ
hoà tan của oxy phụ thuộc vào các yếu tố như áp suất, nhiệt độ và các đặc tính
khác của nước (thành phần hoá học, vi sinh, thuỷ sinh sống trong nước,…).
Khi thải các chất thải sử dụng oxy vào các nguồn nước, quá trình oxy hoá sẽ
làm giảm nồng độ oxy hoà tan trong các nguồn nước này, thậm chí có thể đe
doạ sự sống của các loài cá, cũng như các loài sống dưới nước.
Việc xác định thông số về hàm lượng oxy hoà tan có ý nghĩa quan trọng
trong việc duy trì điều kiện hiếu khí của nước tự nhiên và quá trình phân huỷ
hiếu khí trong quá trình XLNT. Mặt khác, hàm lượng oxy hoà tan còn là cơ
sở của phép phân tích xác định nhu cầu oxy sinh hoá.
- Nhu cầu oxy trong quá trình sinh hoá BOD (Biochemical oxygen
Demand): Nhu cầu oxy sinh hoá là chỉ tiêu thông dụng nhất để xác định mức
độ ô nhiễm của nước thải đô thị và chất thải hữu cơ của công nghiệp và là
thông số cơ bản để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước.
BOD là lượng oxy vi sinh vật tính bằng miligam hoặc gam, dùng để oxy
hoá các chất hữu cơ nhờ vi khuẩn hiếu khí ở điều kiện 200C, đơn vị tính là
mg/l. Phương trình tổng quát của phản ứng:


8

Chất hữu cơ + O2 Vi khuẩn CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm cố
định
BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất hữu cơ trong nước có thể bị
phân huỷ bằng các vi sinh vật.

Trong thực tế người ta không thể xác định lượng oxy cần thiết để phân
huỷ hoàn toàn chất hữu cơ vì như thế tốn quá nhiều thời gian (mất 20 ngày)
mà chỉ xác định lượng oxy cần thiết trong 5 ngày đầu ở nhiệt độ 200C (ký
hiệu BOD5). Vì lúc này đã có khoảng 70÷80% các chất hữu cơ đã bị oxy hoá.
- Nhu cầu oxy hoá học COD (Chemical Oxygen Demand): Chỉ số COD
là lượng oxy cần thiết tính bằng gam hoặc miligam cho quá trình oxy hoá các
chất hữu cơ trong mẫu nước thành cacbonic và nước.
Chỉ số COD biểu thị lượng chất hữu cơ có thể oxy hoá bằng hoá học,
bao gồm cả lượng các chất hữu cơ không bị oxy hoá bằng vi sinh vật, do đó
giá trị COD >BOD. Phép phân tích COD có ưu điểm là cho kết quả nhanh
(hết khoảng 3h) nên đã khắc phục được nhược điểm của phép đo BOD.
- Các chất dinh dưỡng:
Hàm lượng nitơ: Nitơ có thể tồn tại ở các dạng chính sau: Nitơ hữu cơ,
ammoniac, nitric, nitrat. Vì nitơ là nguyên tố chính xây dựng tế bào tổng hợp
protein nên số liệu về chỉ tiêu nitơ sẽ rất cần thiết để xác định khả năng có thể
xử lý một loại nước thải nào đó bằng các quá trình sinh học. Trong trường
hợp không đủ nitơ, có thể bổ sung thêm để chất thải đó trở nên có khả năng
xử lý bằng phương pháp sinh học.
Hàm lượng phốt pho: Ngày nay người ta quan tâm nhiều hơn đến việc
kiểm soát hàm lượng các hợp chất phốt pho trong NTSH và NTCN thải vào
nguồn nước. Vì nguyên tố này là một trong những nguyên nhân chính gây ra
sự phát triển “bùng nổ” của tảo ở một số nguồn nước mặt.
Phốt pho trong nước thải thường tồn tại ở dạng orthophotphat (PO3-4,
HPO2-4, H2PO2-4, H3PO4) hay polyphotphat Na3(PO3)6 và photphat hữu cơ.


9

- Hàm lượng Sunfat: Ion sunfat thường có trong nước cấp cho sinh hoạt
cũng như trong nước thải. Lưu huỳnh cũng là một nguyên tố cần thiết cho

tổng hợp protein và được giải phóng ra trong quá trình phân huỷ chúng.
Sunfat bị khử sinh học ở điều kiện kỵ khí theo phản ứng sau:
Chất hữu cơ + SO2-4 Vi khuẩn kỵ khí S2- + H2O + CO2
S2- + 2 H+ = H2S
Khí H2S thoát vào khôgn khí trên bề mặt nước thải trong cống, một
phần khí này bị tích tụ tại các hốc bề mặt nhám của ống dẫn và có thể bị oxy
hoá sinh học thành H2SO4. Axit này sẽ ăn mòn các ống dẫn, mặt khác khí H2S
gây ra mùi hôi thối và độc hại cho công nhân các nhà máy xử lý nước thải.
Hàm lượng sunfat cao trong nước sẽ ảnh hưởng tới việc hình thành H2S
gây mùi khó chịu, nhiễm độc đối với các loài cá.
- Chỉ tiêu vi sinh của nước: Nước là một phương tiện lan truyền các
nguồn dịch bệnh và trong thực tế các bệnh lây bằng đường nước là nguyên
nhân chính gây ra ốm đau và tử vong, nhất là ở các nước đang phát triển, bệnh
tật đã làm tổn hại tới 35% tiềm năng sức lao động.
- Các tác nhân độc hại và các hợp chất liên quan về mặt sinh thái
Kim loại nặng: Các chất này bao gồm: crôm, đồng, chì, thuỷ ngân,…do
các nhà máy thải ra. Do các chất này không thể phân huỷ nên các kim loại
nặng tích tụ trong các chuỗi thức ăn của hệ sinh thái. Quá trình này bắt đầu
với nồng độ thấp của các kim loại nặng tồn tại trong nước hoặc cặn lắng, rồi
sau đó tích tụ nhanh trong các thực vật và động vật. Cuối cùng đến sinh vật
bậc cao nhất trong chuỗi thức ăn, nồng độ kim loại nặng đủ lớn để gây ra độc
hại.
Dầu mỡ: Là chất lỏng khó tan trong nước, tác động xấu tới cuộc sống
hầu hết các loài động thực vật. Các loài thuỷ sinh và cây ngập nước dễ bị chết
do dầu mỡ ngăn cản quá trình hô hấp, quang hợp và cung cấp dinh dưỡng.
Mùi: Gây ra sự khó chịu cho con người do các nguyên nhân sau, các
chất hữu cơ thải ra từ cống rãnh khu dân cư, xí nghiệp chế biến thực phẩm,


10


nước thải công nghiệp hoá chất; các sản phẩm từ sự phân huỷ cây cỏ, rong
tảo, xác động vật.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


84

Kết luận và kiến nghị:
Như đã đề cập trong nghiên cứu này, các hồ nước mặt đóng một vai trò
vô cùng quan trọng đối với cuộc sống đô thị, đặc biệt là những đô thị lớn,
những đô thị có tiềm năng du lịch cao như thành phố Đà Lạt. Không chỉ tạo
cảnh quan, các hồ nước mặt còn thực hiện chức năng điều hòa, điều tiết nước
mưa và nuôi trồng thủy sản, phục vụ tưới tiêu nông nghiệp, cung cấp nước
sinh hoạt, sản xuất....Vì vậy nghiên cứu đánh giá tình trạng ô nhiễm nước hồ
Tuyền Lâm, đề xuất giải pháp quản lý nước thải đô thị nhằm bảo vệ chất
lượng nước hồ Tuyền Lâm nói riêng và các hồ trong cả nước nói chung là hết
sức cần thiết trong thời điểm hiện nay khi mà các hồ đều đang bị ô nhiễm ở
nhiều mức độ khác nhau.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là chỉ ra được các giải pháp kỹ thuật và

các giải pháp quản lý tối ưu nhất đối với nguồn nước thải trước khi đổ vào hồ
nhằm bảo vệ chất lượng nước hồ. Đó là các giải pháp như: Tổ chức quản lý
hồ, sự tham gia của các cơ quan hữu quan trong quản lý bảo vệ môi trường
hồ; sử dụng hồ sinh học, bãi ngập nước nhân tạo...
Sự tham gia của cộng đồng cũng được Luận văn đề cập cần được tăng
cường, vấn đề thoát nước, môi trường nước mặt liên quan trực tiếp tới cộng
đồng, lại không được cộng đồng biết và giám sát, thì sẽ không hiệu quả,
không bền vững. Sự tham gia của cộng đồng bằng nhiều cách khác nhau, có
sự huy động vốn xã hội hoá vào công tác xây dựng, duy tu, bảo dưỡng hệ
thống; bảo vệ chất lượng nước sông hồ, có kế hoạch thông báo rộng rãi cho
nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, cho nhân dân giám sát, theo dõi quá
trình thực hiện vì lợi ích mang lại cho nhân dân.
Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty quản lý thoát nước thành phố Đà Lạt
cần được thành lập và nâng cao chất lượng hoạt động. Phân chia chức năng,
nhiệm vụ cho Ban quản lý dự án thoát nước, mối quan hệ hoạt động thông


85

qua hợp đồng kinh tế và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, mối quan hệ giữa
công ty và các ban quản lý dự án du lịch, công nghiệp, xây dựng... có Ban
giám sát cộng đồng và đội kiểm tra quy tắc. Đây là mô hình quản lý phù hợp
với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, phù hợp với kinh tế thị trường, khắc
phục được những yếu kém trong tổ chức quản lý HTTN hiện tại.
Trên cơ sở đó tác giả xin kiến nghị một số nội dung sau:
- Cần tiếp tục có những nghiên cứu của chuyên gia trong nghành,
những tổ chức, cá nhân quan tâm về quản lý nguồn thải đô thị nhằm bảo vệ
chất lượng nước mặt, đặc biệt là các hồ chứa.
- Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề với nhiều thành phần, tổ chức và
các tri thức trong nghành tham gia để có sự thống nhất về các phương án, giải

pháp quản lý, khoa học kỹ thuật, đưa ra lộ trình quản lý môi trường hồ nước
mặt nói chung trong cả nước.
- Ủy ban nhân dân tỉnh cần đầu tư và giao trách nhiệm cụ thể cho Sở tài
nguyên môi trường phục trách vấn đề cải tạo, cải thiện chất lượng nước hồ
triệt để theo hướng bền vững, có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan ban
nghành quản lý, cơ quan, trường học, viện nghiên cứu và các đơn vị hoạt
động trong lĩnh vực môi trường.
- Các cấp các nghành cần đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền tới người
dân về việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, trong đó có viêc bảo vệ môi
trường hồ nước mặt trong địa bàn.
- Các sở, ban, ngành của tỉnh Lâm Đồng tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ
cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý hệ thống thoát nước của
thành phố Đà Lạt.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Việt Anh(2006) Xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp lọc
ngầm trồng cây dòng chảy thẳng đứng trong điều kiện Việt Nam-Tạp
chí bảo vệ Môi trường số 1/2006 của Cục bảo vệ môi trường - Bộ Tài
nguyên Môi trường, Hà Nội;
2. Nguyễn Việt Anh(2010), Giải pháp thu gom và xử lý chất thải tổng hợp
theo mô hình bán tập trung cho các Đô thị Việt Nam, Hội thảo : Quản
lý chất thải đô thị, Hà Nội;
3. Nguyễn Việt Anh(2006) Lựa chọn giải pháp thoát nước và xử lý nước
thải phù hợp trong điều kiện Việt Nam. Hội thảo thoát nước đô thị và
xử lý nước thải và góp ý dự thảo nghị định quản lý thoát nước Hà Nội;
4. Báo cáo thông qua đề án điều chỉnh quy hoạch chung khu du lịch
Tuyền Lâm- thành phố Đà Lạt tháng 6/2013;
5. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Lâm Đồng 2010-Sở tài nguyên và
Môi trường tỉnh Lâm Đồng;

6. Bộ tài nguyên và môi trường, QCVN 08:2008/BTNMT, Qui chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
7. Bộ tài nguyên và môi trường, QCVN 09:2008/BTNMT, Qui chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;
8. Bộ tài nguyên và môi trường, QCVN 14:2008/BTNMT, Qui chuẩn kỹ
thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
9. Bộ tài nguyên và môi trường, QCVN 24:2009/BTNMT. Qui chuẩn kỹ
thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;
10. Bộ Xây dựng, QCVN: 01/2008/BXD, Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về
quy hoạch xây dựng;
11. Bộ Xây dựng, QCVN 07:2010, Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia các công
trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;
12. Chính phủ, Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 về thoát
nước đô thị và khu công nghiệp;
13. Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Lâm Đồng


14. Lều Thọ Bách(2008), Các khái niệm về hệ thống xử lý nước chi phí
thấp, Khóa tập huấn về vệ sinh chi phí thấp, Hà Nội;
15. D. Xanthoulis, Lều Thọ Bách, Wang Chengduan, Hans Brix, Xử lý
nước thải chi phí thấp, NXB Xây dựng, 2009;
16. Hoàng Ngọc Dung(2012) Quản lý hạ tầng kỹ thuật Đô thị, Bài giảng
cho lớp cao học quản lý đô thị, Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội;
17. Hoàng Huệ(1995) Giáo trình cấp thoát nước , Nhà xuất bản Xây dựng
Hà Nội;
18. Hoàng Văn Huệ( 2002), Công nghệ môi trường, Tập 1 Xử lý nước thải,
Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội;
19. Trần Đức Hạ(2008), Các yêu cầu xử lý sơ bộ tập trung, khóa tập huấn
về Kỷ vệ sinh chi phí thấp, Hà Nội;
20. Hồ Tuyền Lâm đứng trước nguy cơ ô nhiễm – Tạp chí Tổng cục Môi

trường(vov.org.vn);
21. Nguyễn Tố Lăng(2012) Quản lý đô thị ở các nước đang phát triển, Bài
giảng cho lớp cao học Quản lý đô thị, trường Đại học Kiến Trúc Hà
Nội, Hà Nội;
22. Trịnh Xuân Lai(2009), Xử lý nước cho sinh hoạt và Công nghiệp, nxb
Xây dựng;
23. Trần Văn Nhân – Ngô Thị Nga, Giáo trình công nghệ xử lý nước thải,
Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, năm 1999;
24. Phạm Trọng Mạnh (2002), quản lý đô thị, NXB Xây dựng;
25. Phạm Trọng Mạnh (2006), quản lý hạ tầng kỹ thuật, NXB Xây dựng
26. Nguyễn Xuân Nguyên, Trần Đức Hạ(2004), Chất lượng nước sông hồ
và bảo vệ môi trường nước, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội;
27. Nguyễn Lâm Quảng(2012), Khoa học quản lý, Bài giảng cho lớp cao
học Quản lý đô thị, trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, Hà Nội;


28. Nguyễn Thế Thôn(2004) Quy hoạch môi trường phát triển bền vững,
Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Hà Nội;
29. Cooper, 1996
30. David A. Kovacic a,!, Richard M. Twaitb, Michael P. Wallace a,
Juliane M. Bowlinga, Use of created wetlands to improve water quality
in the Midwest—Lake Bloomington case study, 2006;
31. Robert H. Kadleca and Frederick B. Bevis, Wastewater treatment at
the Houghton Lake wetland: Vegetation response, 2009;
32. Robert H. Kadlec, 2009, Wastewater treatment at the Houghton Lake
wetland: Hydrology and water quality;
33. Vymazal, 1997
34. Wastewater Engineering. Treatment, Disposal, Reuse Mc GRAWHILL International Edition. Third Edition. 1991 và USEPA, 2000
B-Web
35. />Điều tra cơ bản về nước ngầm tại Lâm Đồng 1999-2009

36. www.lamdong.gov.vn
37.


×