Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị green peal thành phố phủ lý, tỉnh hà nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (911.45 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

HÀ HUY TẬP

QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH
KHU ĐÔ THỊ GREEN PEARL THÀNH PHỐ
PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

HÀ NỘI, NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

HÀ HUY TẬP
KHÓA: 2012 - 2014

QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ GREEN
PEARL THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM

Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGÔ THÁM

HÀ NỘI, NĂM 2014


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình, với lòng kính
trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin chân thành bày tỏ lời cảm ơn tới:
PGS.TS. Ngô Thám đã hướng dẫn tận tình, trách nhiệm, khoa học và hiệu
quả.
Khoa Sau ĐH – Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội đã nhiệt tình hướng dẫn giúp
đỡ, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành tốt khóa học và luận văn Thạc sỹ.
Tác giả cũng bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo là giảng viên
Khoa Sau Đại học – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã giảng dạy, giúp tác giả
tiếp thu được những kiến thức quý báu chuyên ngành Quản lý đô thị trong thời
gian học tập tại Trường.
Phòng Quản lý đô thị - UBND Thành phố Phủ Lý đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ
trợ tài liệu phục vụ nghiên cứu để tác giả hoàn thành luận văn Thạc sĩ Quản lý
đô thị và công trình.
Gia đình, cùng bạn bè đồng nghiệp, những người đã chia sẻ khóa khăn,
động viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình.
Tuy đã rất cố gắng, nhưng do điều kiện thời gian, kiến thức của bản thân
còn hạn chế nên nội dung Luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót, tác
giả mong nhận được sự đóng góp những ý kiến quý báu của Hội đồng khoa học
Trường ĐH Kiến trúc Hà nội cùng các thầy cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè. Đặc

biệt mong mỏi được sự quan tâm sâu sắc của các thầy cô trực tiếp phản biện đối
với Luận văn này để nội dung Luận văn được hoàn thiện hơn, nội dung nghiên
cứu của tác giả có tính thực tiễn cao hơn, góp phần cải thiện công tác quản lý
không gian kiến trúc cảnh quan các khu đô thị mới.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn

Hà Huy Tập


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực
và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hà Huy Tập


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 4
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................ 4
Khái niệm cơ bản ........................................................................................... 4
Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 7

NỘI DUNG
Chương 1: Thực trạng công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị
Green Pearl, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam ................................................. 8
1.1. Sơ lược về thành phố Phủ Lý và khu đô thị Green Pearl .......................... 8
1.1.1. Giới thiệu chung về tỉnh Hà Nam ......................................................... 8
1.1.2. Giới thiệu chung về thành phố Phủ Lý.................................................. 9
1.1.3. Giới thiệu về khu đô thị Green Pearl................................................... 10
1.2. Thực trạng công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch tại các khu đô thị
trên địa bàn thành phố Phủ Lý và ở Việt Nam .............................................. 27
1.2.1. Thực trạng công tác quản lý XD theo quy hoạch ở Việt Nam ............. 27
1.2.2. Thực trạng công tác quản lý xây dựng theo Quy hoạch tại thành phố
Phủ Lý.......................................................................................................... 31
1.2.3. Thực trạng công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch tại phường Lam
Hạ ................................................................................................................ 39
1.3. Thực trạng công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch tại khu đô thị
Green Pearl .................................................................................................. 41
1.3.1. Hiện trạng các công trình kiến trúc, công trình hạ tầng kỹ thuật ......... 41
1.3.2. Các dự án đã và đang triển khai .......................................................... 45


1.4. Những vấn đề tồn tại cần nghiên cứu trong việc quản lý xây dựng theo
quy hoạch tại khu đô thị Green Pearl ............................................................ 46
Chương 2: Cơ sở khoa học của việc quản lý xây dựng theo quy hoạch tại khu
đô thị Green Pearl, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam ..................................... 48
2. 1. Hệ thống các văn bản pháp lý và các biện pháp quản lý xây dựng theo
quy hoạch khi đô thị Green Pearl.................................................................. 48
2.1.1. Các văn bản về quản lý quy hoạch xây dựng ...................................... 48
2.1.2. Các văn bản liên quan trực tiếp đến Quy hoạch và quản lý xây dựng
theo Quy hoạch khu đô thị Green Pearl ........................................................ 55
2.1.3. Các cơ chế thực hiện xây dựng theo quy hoạch .................................. 55

2.1.4. Bộ máy tổ chức................................................................................... 58
2. 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch
..................................................................................................................... 59
2.2.1. Ảnh hưởng của địa giới hành chính .................................................... 60
2.2.2. Ảnh hưởng của tình hình đất đai và môi trường đầu tư ....................... 60
2.2.3. Ảnh hưởng của mạng lưới HTKT chung ............................................ 62
2.2.4. Ảnh hưởng của thị trường bất động sản tại thành phố Phủ Lý ............ 63
2.3. Đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt................................. 64
2.4. Bài học kinh nghiệm về quản lý xây dựng theo quy hoạch .................... 64
2.4.1. Kinh nghiệm quản lý xây dựng theo quy hoạch của Thế giới.............. 64
2.4.2. Kinh nghiệm quản lý xây dựng theo quy hoạch của Việt Nam ........... 66
Chương 3: Giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị Green
Pearl, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam ......................................................... 69
3.1. Những nguyên tắc chung về quản lý xây dựng theo quy hoạch.............. 69
3.2. Giải pháp về quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị Green pearl.. 70
3.2.1.Cung cấp đầy đủ thông tin về quy hoạch...............................................71
3.2.2. Khai thác hiệu quả quỹ đất....................................................................72


3.2.3. Nâng cao nhận thức của chủ đầu tư.......................................................73
3.2.4.Cải thiện nguồn vốn đầu tư....................................................................73
3.2.5. Nâng cao năng lực cơ quan Quản lý đô thị...........................................73
3.2.6. Tăng cường công tác thanh tra xây dựng..............................................74
3.2.7. Bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật....................................75
3.2.8. Giải pháp kiện toàn chế tài xử lý vi phạm trật tự xây dựng..................77
3.2.9.Tăng cường công tác tuyên truyền vận động.........................................78
3.2.10. Các giải pháp kinh tế xã hội................................................................79
3.3. Đề xuất kế hoạch quản lý xây dựng theo quy hoạch .............................. 80
3.3.1. Mục tiêu quản lý ................................................................................. 80
3.3.2. Đối tượng quản lý ............................................................................... 81

3.3.3. Các kế hoạch thực hiện ....................................................................... 81
3.4. Đề xuất mô hình tổ chức quản lý xây dựng theo quy hoạch ................... 83
3.4.1. Đề xuất thành lập Ban quản lý xây dựng theo quy hoạch .................... 83
3.4.2. Thành lập Ban quản lý khu đô thị ....................................................... 84
3.4.3. Nguồn nhân lực thực hiện quản lý ...................................................... 86
3.4.4. Cơ cấu bộ máy quản lý ....................................................................... 87
3.5. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý xây dựng theo quy
hoạch khu đô thi Green Pearl ....................................................................... 90
3.5.1. Nội dung............................................................................................. 90
3.5.2. Chịu trách nhiệm thực hiện ................................................................. 91
3.5.3. Cách thức thực hiện ............................................................................ 91
3.5.4. Thành phần và nhiệm vụ của nhóm giám sát cộng đồng ..................... 91


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 93
Kết luận........................................................................................................ 93
Kiến nghị...................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

UBND

Ủy ban nhân dân

VPUB


Văn phòng ủy ban

GTXD

Giao thông xây dựng

ĐA

Đề án

QHCT

Quy hoạch chi tiết

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

HTXH

Hạ tầng xã hội

KTX
QHXD
QH

Kí túc xá
Quy hoạch xây dựng
Quy hoạch


BXD

Bộ Xây dựng

BTC

Bộ Tài chính

TDTT

Thể dục thể thao

ĐTM

Đô thị mới

KĐT

Khu đô thị

NXB

Nhà xuất bản

NĐ-CP

Nghị định – chính phủ



DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Số hiệu hình

Tên hình

Trang

Hình 1.2

Vị trí thành phố Phủ Lý trong vùng tỉnh Hà
Nam
Vị trí khu đô thị Green Pearl

11

Hình 1.3

Khu công viên, cây xanh, mặt nước

12

Hình 1.4

Trung tâm Thể dục thể thao tỉnh Hà Nam

13

Hình 1.5

Khu phức hợp thương mại


13

Hình 1.6

Khu nhà ở Biệt thự
Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất khu đô thị
Green Pearl
Bản đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh
quan khu đô thị Green Pearl
Sơ đồ trình tự thực hiện theo quy hoạch
Hiện trạng công trình HTKT trong khu đô
thị Nam Lê Chân
Hiện trạng kiến trúc cảnh quan trong khu
đô thị Nam Lê Chân
Hiện trạng mạng lưới điện trong khu đô thị
Green Pearl
Làng xóm hiện trạng

14

43

Hình 1.17

Nhà ở hiện trạng
Hiện trạng sử dụng đất trong khu đô thị
Green Pearl
Dự án đường 42m và nhà thi đấu đa năng
tỉnh Hà Nam

Đường 150m và đường 68m đang thi công

Hình 2.1

Hệ thống văn bản pháp lý

48

Hình 2.2

Các yếu tố ảnh hưởng

59

Hình 2.3

Quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt

64

Hình 1.1

Hình 1.7
Hình 1.8
Hình 1.9
Hình 1.10
Hình 1.11
Hình 1.12
Hình 1.13
Hình 1.14

Hình 1.15
Hình 1.16

9

15
18
33
36
37
42
43

44
45
45


Số hiệu hình
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5

Tên hình
Các giải pháp quản lý xây dựng theo quy
hoạch
Kế hoạch quản lý
Sơ đồ khung kế hoạch thực hiện dự án

Mô hình ban quản lý dự án khu đô thị
Green Pearl
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý xây
dựng

Trang
70
80
81
86
86


1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Ngày 9/6/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số
72/2008/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Phủ Lý (đô thị loại III) thuộc
tỉnh Hà Nam. Thành phố Phủ Lý được thành lập trên cơ sở diện tích tự
nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc thị xã Phủ lý, với diện tích
khoảng 3426ha, dân số 121 ngàn người, có 12 đơn vị phường, xã. Thành phố
Phủ Lý có lợi thế về đầu mối giao thông, kề liền Thủ đô Hà Nội và vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, hội đủ điều kiện để phát triển tổng hợp các ngành
kinh tế dịch vụ theo hướng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ phục vụ sản
xuất công nghiệp, nông nghiệp và đời sống, đưa ngành dịch vụ thành ngành
kinh tế quan trọng của Phủ Lý.
Tại Quyết định số 891/QĐ-UB ngày 13/8/2003 của UBND tỉnh Hà Nam
đã phê duyệt Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
đến năm 2020. Trong đó Khu vực Bắc Sông Châu được xác định là khu dự trữ

mở rộng mới của đô thị về phía Bắc, có tính chất sinh thái, với điều kiện hạ
tầng hiện đại và đồng bộ.
Ngày 15/11/2004, tại Quyết định số 1524/QĐ-UBND tỉnh Hà Nam đã
phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/2000) Khu Bắc Châu Giang –
thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Trong đó đã khẳng định: Khu Bắc Châu Giang là
khu nhà ở đô thị xây dựng mới, hiện đại với mật độ xây dựng thấp, có hệ thống
hạ tầng xã hội đồng bộ, kết hợp với cải tạo chỉnh trạng khu dân cư cũ.
Việc thị xã Phủ Lý nâng cấp thành thành phố Phủ Lý, và đặc biệt là việc
xác định dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng của thành phố Phủ Lý đặt ra yêu
cầu cần thiết phải nghiên cứu bổ sung chức năng cho khu đô thị Bắc Châu
Giang. Tại Thông báo số 206/TB-VPUB, ngày 17/4/2008 của UBND tỉnh Hà


2

Nam kết luận tại Hội nghị nghe nhà đầu tư báo cáo ý tưởng, phương án, kế
hoạch tổ chức việc lập quy hoạch đầu tư xây dựng dự án tại tỉnh Hà Nam,
UBND tỉnh Hà Nam đã có ý kiến chỉ đạo về việc bổ sung chức năng mới cho
Khu đô thị Bắc Châu Giang, ngoài chức năng là khu dân cư còn là khu đô thị
hành chính và kinh tế của thành phố Phủ Lý và tăng quy mô nghiên cứu từ 650
ha (theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đã được phê duyệt) lên quy mô khoảng
1000 ha.
Khu đô thị GREEN PEARL nằm ở phía đông của Khu đô thị Bắc Châu
Giang là một khu vực thuộc thành phố Phủ Lý, là nơi có tiềm năng phát triển
do vị trí thuận lợi nằm giữa hai tuyến đường quốc gia: đường 1A và đường cao
tốc Hà Nội – Ninh Bình và là nơi có điều kiện cảnh quan đẹp do nằm cạnh sông
Châu. Hiện tại đây là một trong những địa điểm thu hút nhiều nhà đầu tư phát
triển đô thị.
UBND tỉnh Hà Nam đã có văn bản số 849/UBND-GTXD ngày
22/06/2010 và văn bản số 1126/UBND- GTXD ngày 18/08/2010 giao cho

SUDICO An Khánh nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu
vực đô thị Châu Giang Green Pearl, làm cơ sở thực hiện đầu tư xây dựng và kinh
doanh theo quy định của pháp luật, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng thành
phố Phủ Lý trở thành một đô thị xanh, sạch, giầu, đẹp và phát triển bền vững.
Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/2000) Khu đô thị Bắc Châu
Giang, tỉnh Hà Nam là bước triển khai ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, là cơ sở
cho việc triển khai các quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, các dự án đầu tư xây dựng
và quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch được phê duyệt.
Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu đô thị GREEN
PEARL- thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam có mục tiêu:
- Cụ thể hoá Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
đến năm 2020; điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu Bắc


3

Châu Giang, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đã được của UBND tỉnh Hà Nam
phê duyệt, đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và tỉnh.
- Tạo lập một khu đô thị hành chính và kinh tế - một cực phát triển kinh tế
- xã hội mới của thành phố Phủ Lý, đồng bộ về hệ thống hạ tầng xã hội và hạ
tầng kỹ thuật; thúc đẩy phát triển kinh tế dịch vụ; phục vụ quá trình chuyển đổi
từ xã lên phường trong quá trình đô thị hóa.
- Khai thác có hiệu quả tiềm năng về vị trí, đất đai và cảnh quan để hướng
tới một khu đô thị hiện đại với môi trường đô thị trong lành theo hướng sinh
thái, bền vững, thuận lợi cho việc quản lý, vận hành, có không gian sống và làm
việc lý tưởng, có khả năng thu hút được các nguồn tài lực và chất xám và góp
phần tạo ra bản sắc của thành phố Phủ Lý – trung tâm chính trị, kinh tế – văn
hóa của tỉnh Hà Nam.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực hiện đề tài “QUẢN LÝ XÂY DỰNG
THEO QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ GREEN PEARL, THÀNH PHỐ

PHỦ LÝ” nhằm đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn chỉnh các nội dung về
công tác quản lý xây dựng để Khu đô thị GREEN PEARL được triển khai theo
đúng quy hoạch được phê duyệt; đồng thời góp phần xây dựng mô hình quản lý
Khu đô thị GREEN PEARL nói riêng và các khu đô thị mới trên địa bàn Hà
Nam nói chung.
Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu giải pháp về quản lý xây dựng nhằm nâng cao công tác
quản lý xây dựng theo quy hoạch tại khu đô thị Green Pearl theo quy hoạch.
Nhằm góp phần tăng cường trật tự xây dựng, nâng cao chất lượng phát triển
trên địa bàn khu đô thị.
- Đề xuất giải pháp hữu hiệu trong công tác quản lý xây dựng theo quy
hoạch được duyệt.


4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: Công tác Quản lý xây dựng theo Quy hoạch Khu đô thị
GREEN PEARL, TP.Phủ Lý.
- Phạm vi: Khu đô thị GREEN PEARL – TP.Phủ Lý – Tỉnh Hà Nam với
quy mô 250,13ha.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
- Phương pháp thu thập thông tin tư liệu.
- Phương pháp phân tích đánh giá tổng hợp.
- Tổng hợp đề xuất giải pháp.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học: Góp phần hoàn thiện các lý thuyết về quản lý xây
dựng theo quy hoạch.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý một

cách hiệu quả các hoạt động xây dựng theo đúng kế hoạch và quy hoạch được
phê duyệt, nhanh chóng hình thành Khu đô thị Green Pearl, góp phần tạo
dựng không gian đô thị tại khu vực phía Bắc thành phố Phủ Lý.
Khái niệm cơ bản.
- Khái niệm quản lý nhà nước về đô thị.
Trên góc độ nhà nước, quản lý Nhà nước đối với Đô thị là sự can thiệp
bằng quyền lực của mình (bằng pháp luật, thông qua pháp luật) vào các quá
trình phát triển kinh tế - xã hội ở đô thị nhằm phát triển đô thị theo định
hướng nhất định.
- Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị.
Công tác quản lý quy hoạch xây dựng bao gồm những nội dung sau:
+ Xây dựng và chỉ đạo thực hiện định hướng, chiến lược phát triển đô thị.


5

+ Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý
hoạt động quy hoạch đô thị.
+ Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch đô thị, quy chế quản lý
quy hoạch, kiến trúc đô thị.
+ Quản lý hoạt động quy hoạch đô thị.
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về quy hoạch đô
thị.
+ Tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nghiên cứu,
ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động quy hoạch đô thị.
+ Hợp tác quốc tế trong hoạt động quy hoạch đô thị.
+ Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong
hoạt động quy hoạch đô thị.
- Quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị.
+ Nguyên tắc quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị.

Về nguyên tắc, quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị được quy định rõ
tại Điều 69 Luật quy hoạch đô thị như sau:
 Khu xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa công trình, nhà ở phải phù hợp
với quy hoạch chi tiết đô thị đã được phê duyệt và theo quy định của pháp
luật về xây dựng.
 Công trình xây dựng hiện có phù hợp với quy hoạch đô thị nhưng chưa
phù hợp về kiến trúc thì được tồn tại theo hiện trạng; trường hợp cải tạo, nâng
cấp, sửa chữa thì phải bảo đảm yêu cầu về kiến trúc theo quy định của pháp
luật.
 Công trình xây dựng hiện có không phù hợp với quy hoạch đô thị thì
phải di dời theo kế hoạch, tiến độ thực hiện quy hoạch đô thị. Trong thời gian
chưa di dời, nếu chủ công trình có nhu cầu cải tạo, nâng cấp sửa chữa thì


6

được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, cấp giấy phép xây dựng tạm
theo quy định của pháp luật về xây dựng.
- Các quy định khác có liên quan.
Điều 6, Điều 25 Nghị định số 38/2010/NĐ-CP về quản lý không gian,
kiến trúc, cảnh quan đô thị)
 Các công trình kiến trúc trong đô thị khi xây dựng mới, cải tạo, chỉnh
trang, nâng cấp phải phù hợp với quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị được duyệt,
tuân thủ giấy phép xây dựng và các quy định tại quy chế quản lý quy hoạch,
kiến trúc đô thị của địa phương.
 Chỉ sau khi được phép của cơ quan có thẩm quyền mới được thay đổi
về kiến trúc, chức năng sử dụng, kết cấu chịu lực của công trình; thêm hoặc
bớt các bộ phận, thay đổi hình thức và chất liệu mái nhà, màu sắc công trình,
chất liệu ốp, chi tiết hoặc các bộ phận thuộc mặt ngoài công trình.



7

Cấu trúc luận văn


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


93

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Để đạt được mục tiêu “công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, đẩy mạnh phát
triển kinh tế và sản xuất nước nhà và các mục tiêu về phát triển đô thị thì việc
đầu tư xây dựng các khu đô thị mới là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu
sinh sống và làm việc người dân. Nó tạo ra môi trường sống tốt cho người
dân, tạo ra công ăn việc làm, đa dạng hóa thành phần nền kinh tế và còn tạo ra
môi trường tốt để kinh tế phát triển của khu vực.
Tuy nhiên, quá trình đầu tư xây dựng các khu đô thị là quá trình trải dài
từ đầu tư xây dựng, khai thác sử dụng và quản lý vận hành. Những quy định
về mặt quản lý các khu đô thị cần phải làm rõ quyền lợi, trách nhiệm của các

bên có liên quan và xây dựng được thành những mô hình triển khai áp dụng
rộng rãi cho các khu đô thị mới khác.
Chính vì vậy, công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch cần được nhìn
nhận dưới góc độ về khoa học quản lý, và cần được nghiên cứu đúc kết và rút
ra những kinh nghiệm để áp dụng thực thi phù hợp với thực tế, trong từng giai
đoạn phát triển của đất nước.
Tình trạng chung về công tác quản lý quy hoạch các khu đô thị của Việt
Nam trong giai đoạn này còn thiếu kinh nghiệm và chưa đồng bộ. Cơ cấu tổ
chức bộ máy quản lý các chế tài, nghiệp vụ còn chưa đủ mạnh, chưa thực sự
hoàn thành tốt việc quản lý tại các khu đô thị. Thủ tục hành chính còn rườm
rà, việc phân cấp quản lý còn chưa rõ ràng....Chính những điều này đang là
rào cảnh đối mà các cơ quan quản lý nhà nước đang phải đối mặt, cần phải
giải quyết nhằm tạo ra trật tự kỷ cương trong công tác phát triển đô thị.


94

2. Kiến nghị.
Công tác quản lý đô thị bao gồm nhiều lĩnh vực phức tạp như quản lý đất
đai, quản lý quy hoạch, quản lý kiến trúc, quản lý cảnh quan, quản lý vệ sinh
môi trường, quản lý khai thác vận hành....Mỗi lĩnh vực đều cần có sự nghiên
cứu, khảo sát thực tế, đúc kết kinh nghiệm, nghiên cứu lý luận khoa học một
cách bài bản nhằm có được 1 mô hình quản lý hữu hiệu, tổ chức quản lý tốt,
có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bên có liên quan.
Qua quá trình nghiên cứu khoa học, thực hiện trong khuôn khổ luận văn
này, tác giả xin được đưa ra một số kiến nghị về một số giải pháp quản lý xây
dựng theo quy hoạch các khu đô thị mới nói chung và khu đô thị Green Pearl
nói riêng, nhằm góp phần giải quyết những bất cập hiện hữu trong việc quản
lý các khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Tóm lược lại vào một số nội
dung chính sau đây:

- Tập trung chỉ đạo sâu sát hơn nữa trong công tác lập, thẩm định, phê
duyệt đồ án quy hoạch đô thị; thiết kế đô thị; quy chế quản lý quy hoạch, kiến
trúc đô thị; điều lệ quản lý thực hiện dự án;
- Hệ thống hóa các quy trình thực hiện xây dựng theo quy hoạch, đưa
việc xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện xây dựng theo quy hoạch
được quy định cụ thể trong các điều luật về phát triển đô thị mới để các nhà
quản lý cũng như các Chủ đầu tư có căn cứ, cơ sở thực hiện;
- UBND tỉnh Hà Nam nên lập Ban quản lý khu đô thị thực hiện xây dựng
theo quy hoạch, quy định rõ chức năng nhiệm vụ, vai trò quản lý, là đầu mối
gắn kết, phối hợp giữa Chủ đầu tư và các Sở ban ngành, nâng cao hiệu quả
quản lý thực chất của các dự án khu đô thị.
- Các đồ án quy hoạch chi tiết chia lô, dự án xây dựng tiền khả thi, khả
thi, dự án đầu tư xây dựng công trình trong giai đoạn tới cần phải tuân thủ đồ
án quy hoạch chi tiết được phê duyệt.


95

- Thực hiện công bố công khai đồ án quy hoạch đã được phê duyệt, đồng
thời tổ chức cắm mốc giới ở thực địa theo quy định để mọi người dân biết,
thực hiện và giám sát thực hiện theo quy hoạch;
- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế đầu tư thông thoáng, hiệu quả trong thu hút
các nhà đầu tư các dự án thuộc Khu đô thị, quản lý tốt các dự án do các nhà
đầu tư thứ cấp thực hiện.
- Ưu tiên tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ
thuật khung, trục giao thông chính làm lối vào thực hiện các dự án thành
phần. Quản lý tốt hoạt động đầu tư xây dựng của các chủ đầu tư thứ cấp.
- UBND thành phố Phủ Lý nên phối hợp với Chủ đầu tư đưa ra các cơ
chế khuyến khích cộng đồng tham gia khai thác và quản lý khu đô thị.



96

D -TÀI LIỆU THAM KHẢO – PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Xây dựng (2000), Quy hoạch xây dựng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 4449:1987, NXB Xây dựng.
2. Bộ Xây dựng (2006), Thông tư số 04/2006/TT-BXD ngày 18/8/2006
của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện quy chế khu đô thị mới ban hành
theo Nghị định số 02/2006/NĐ-CP.
3. Bộ Xây dựng (2008), Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày
03/04/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về quy hoạch xây dựng”.
4. Bộ Xây dựng (2008), Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày
03/04/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về quy hoạch xây dựng”.
5. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010
của Bộ Xây dựng về quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị.
6. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 10/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng
hướng dẫn về việc đánh giá, công nhận Khu đô thị kiểu mẫu.
7. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 15/2010/TT-BXD về quy định cắm
mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị.
8. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 18/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng
quy định việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn, trong hoạt động xây dựng.
9. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 19/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng
về hướng dẫn lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.
10. Chính phủ (2006), Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05/01/2006 về
việc ban hành quy chế khu đô thị mới.



97

11. Chính phủ (2007), Nghị định số 180/2010/NĐ-CP ngày 07/12/2007
về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về
xử lý vi phạm trật tự đô thị.
12. Chính phủ (2009), Nghị định số 79/2009/NĐ-CP ngày 28/9/2009 về
quản lý chiếu sáng đô thị.
13. Chính phủ (2010), Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/2/2009 về
xử phạt vi phạm hành chính trong trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất
động sản, khai thác, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công
trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà và công sở.
14. Chính phủ (2010), Nghị định số 37/2010/C-NĐ-CP ngày 07/04/2010
về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
15. Chính phủ (2010), Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về
quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
16. Chính phủ (2010), Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về
quản lý không gian ngầm xây dựng đô thị.
17. Đỗ Hậu (2008), Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của cộng
đồng (Dự án nâng cao năng lực quy hoạch và quản lý môi trường đô thị - hợp
tác giữa Bộ Xây dựng và Bộ ngoại giao ).
18. Phạm Trọng Mạnh (2005), “Quản lý đô thị’’, NXB Xây dựng.
19. Quốc hội (2005), Luật Xây dựng số 16/2003/QH11.
20. Quốc hội (2005), Luật nhà ở số 56/2005/QH11.
21. Quốc hội (2005), Luật đầu tư số 59/2005/QH11.
22. Quốc hội (2005), Luật đấu thầu số 61/2005/QH11.
23. Quốc hội (2006), Luật Kinh doanh Bất động sản số 63/2006/QH11.
24. Quốc hội (2009), Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12.



98

25. Quyết định số 395/QĐ-UBND ngày 30/03/2011 của UBND tỉnh v/v
phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu đô thị Green Pearl – thành phố Phủ
Lý - tỉnh Hà Nam.
26. Quyết định số 02/2011/QĐ-UBND ngày 21/01/2011 về việc ban
hành Quy định phân cấp về lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạch xây
dựng, cấp giấy phép quy hoạch và giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà
Nam.
27. Quyết định số 02/2011/QĐ-UBND ngày 21/01/2011 của UBND tỉnh
Hà Nam v/v ban hành Quy định phân cấp về lập, thẩm định, phê duyệt, quản
lý quy hoạch xây dựng, cấp giấy phép quy hoạch và giấy phép xây dựng trên
địa bàn tỉnh Hà Nam.
28. Quyết định số 927/QĐ-UBND ngày 11/7/2012 của UBND tỉnh Hà
Nam phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Phủ Lý đến năm
2030.
29. Quyết định số 24/2012/QĐ-UBND ngày 19/10/2012 của UBND tỉnh
Ban hành “Quy định quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư, quản lý khai thác khu
đô thị mới, khu nhà ở trên địa bàn tỉnh Hà Nam”.
30.Nguyễn Ngọc Châu (2001), Quản lý đô thị, NXB Xây dựng.
31. Nguyễn Thế Bá (2004), “Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị”,
NXB Xây dựng.
32. Nguyễn Đình Bồng & Đỗ Hậu (2005), Giáo trình: Quản lý đất đai và
bất động sản đô thị, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
33. Nguyễn Đăng Sơn (2005), “Phương pháp tiếp cận mới về quy hoạch
và quản lý đô thị”, NXB Xây dựng.
34. Nguyễn Tố Lăng “Một số bài học kinh nghiệm nước ngoài về quản lý
đô thị” (tài liệu tham khảo, giảng dạy).



×