Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị kỳ đồng, thành phố thái bình (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.01 KB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN ĐỨC THUẬN

QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH KHU
ĐÔ THỊ KỲ ĐỒNG THÀNH PHỐ THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN ĐỨC THUẬN
KHÓA 2015-2017

QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH KHU
ĐÔ THỊ KỲ ĐỒNG THÀNH PHỐ THÁI BÌNH

Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số:


60.58.01.06

Luận văn thạc sy quản lý đô thị và công trình

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ THỊ BÍCH THUẬN

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà nội - 2017


LỜI CẢM ƠN
Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Trường Đại
học Kiến trúc Hà Nội; Khoa Sau Đại học; Khoa Quản lý đô thị và các đơn vị
liên quan. Đặc biệt xin cảm ơn cô giáo hướng dẫn TS. Lê Thị Bích Thuận đã
tận tình, chu đáo hướng dẫn và tạo mọi điều kiện giúp đỡ học viên hoàn thành
nội dung luận văn.
Xin được biết ơn sự giúp đỡ của các chuyên gia, các nhà khoa học, các
nhà quản lý đô thị, các bạn bè đồng nghiệp đã chia sẻ những kinh nghiệm,
giúp đỡ tôi trong nghiên cứu, lý luận khoa học và thực tiễn.
Xin được gửi lời cám ơn tới gia đình, người thân đã ủng hộ tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện luận văn với chất lượng cao
nhất. Song với kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học còn hạn chế, môi
trường công tác ở cấp tỉnh và các văn bản pháp lý thay đổi nhanh nên không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của quý
thầy, quý cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Đức Thuận


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ quản lý xây dựng theo quy hoạch
Khu đô thị Kỳ Đồng, thành phố Thái Bình là công trình nghiên cứu độc lập
của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu đề xuất trong luận văn là
trung thực có nguồn gốc rõ ràng và chính xác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Đức Thuận


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1

* Lý do chọn đề tài ............................................................................. 1
* Mục đích nghiên cứu ....................................................................... 2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................... 2
* Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 3
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................... 3
* Các khái niệm thuật ngữ ................................................................. 3
* Cấu trúc luận văn .......................................................................... 10
NỘI DUNG ........................................................................................ 11
CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY
HOẠCH TẠI THÀNH PHỐ THÁI BÌNH VÀ KHU ĐÔ THỊ KỲ ĐỒNG11
1.1. Thực trạng quản lý xây dựng theo quy hoạch tại thành phố
Thái Bình .................................................................................................... 11
1.1.1. Khái quát về quy hoạch và phát triển đô thị ở thành phố Thái
Bình ............................................................................................................. 11


1.1.2 Thực trạng về công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch tại thành
phố Thái Bình .............................................................................................. 15
1.2. Thực trạng quản lý xây dựng theo quy hoach tại Khu đô thị Kỳ
Đồng, thành phố Thái Bình. ...................................................................... 27
1.2.1 Giới thiệu chung về hiện trạng Khu đô thị Kỳ Đồng .................. 27
1.2.2 Thực trạng về quản lý đất đai theo quy hoạch tại Khu đô thị Kỳ
Đồng. ........................................................................................................... 30
1.2.3 Thực trạng quản lý kiến trúc cảnh quan theo quy hoạch tại Khu đô
thị Kỳ Đồng.................................................................................................. 31
1.2.4 Thực trạng quản lý xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy
hoạch tại Khu đô thị Kỳ Đồng. ..................................................................... 32
1.2.5 Thực trạng về bộ máy quản lý xây dựng theo quy hoạch tại Khu
đô thị Kỳ Đồng. ............................................................................................ 34
1.3. Các vấn đề nghiên cứu trong công tác quản lý xây dựng theo

quy hoạch Khu đô thị Kỳ Đồng ................................................................. 37
1.3.1 Những vấn đề tồn tại bất cập trong quản lý xây dựng theo quy
hoạch tại Khu đô thị Kỳ Đồng ...................................................................... 37
1.3.2 Các vấn đề cần nghiên cứu trong công tác quản lý xây dựng theo
quy hoạch Khu đô thị Kỳ Đồng ................................................................... 38
CHƯƠNG II. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ
XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ KỲ ĐỒNG .............. 40
2.1. Cơ sở pháp lý quản lý xây dựng theo quy hoạch ..................... 40
2.2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật của trung ương. ..................... 40
2.2.2. Các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương ..................... 42


2.2.3. Hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn.......................................... 43
2.2 Các cơ sở lý thuyết về quản lý xây dựng theo quy hoạch ......... 45
2.2.1 Nguyên tắc và nội dung quản lý xây dựng theo quy hoạch ........ 45
2.2.2 Cơ sở quản lý xây dựng theo quy hoạch .................................... 46
2.3 Định hướng quy hoạch Đô thị Kỳ Đồng theo đồ án quy hoạch
chi tiêt tỷ lệ 1/500 ........................................................................................ 48
2.3.1 Định hướng phân khu chức năng quy hoạch Khu đô thị Kỳ Đồng
theo đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 ...................................................... 48
2.3.2 Định hướng quy hoạch sử dụng đất Khu đô thị Kỳ Đồng theo đồ
án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 ................................................................... 49
2.3.3 Định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Kỳ
Đồng theo đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 ............................................. 50
2.4. Bài học kinh nghiệm quản lý xây dựng theo quy hoạch trong
nước và trên thế giới .................................................................................. 55
2.4.1. Kinh nghiệm trong nưóc ........................................................... 55
2.4.2. Kinh nghiệm quốc tế ................................................................ 57
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG
THEO QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ KỲ ĐỒNG .................................... 67

3.1. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc ............................................. 67
3.1.1. Quan điểm ................................................................................ 67
3.1.2. Mục tiêu ................................................................................... 67
3.1.3. Nguyên tắc ............................................................................... 68
3.2. Các giải pháp về quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị
Kỳ Đồng ...................................................................................................... 69


3.2.1. Giải pháp quản lý đất đai theo quy hoạch Khu đô thị Kỳ Đồng 69
3.2.2. Giải pháp Quản lý kiến trúc, cảnh quan theo quy hoạch Khu đô
thị Kỳ Đồng.................................................................................................. 73
3.2.3. Giải pháp Quản lý hạ tầng kỹ thuật và môi trường đô thị Khu đô
thị Kỳ Đồng.................................................................................................. 78
3.2.4. Giải pháp Quản lý xây dựng theo quy hoạch với sự tham gia của
cộng đồng..................................................................................................... 83
3.2.5 Giải pháp tổ chức bộ máy thực hiện quản lý xây dựng theo quy
hoạch Khu đô thị Kỳ Đồng ........................................................................... 85
3.2.6 Giải pháp nâng cao năng lực trách nhiệm trong công tác thanh tra
kiểm tra đầu tư xây dựng theo quy hoạch ..................................................... 89
3.2.7 Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý xây dựng
theo quy hoạch tại Khu đô thị Kỳ Đồng ....................................................... 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ


QLXD

Quản lý xây dựng

QLQH

Quản lý quy hoạch

CĐT
UBND

Chủ đầu tư
Ủy ban nhân dân


DANH MỤC HÌNH
Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1.1

Vị trí địa lý thành phố Thái Bình

Hình 1.2

Quy hoạch chung xây dựng thành phố Thái Bình

Hình 1.3


Khu đô thị Trần Hưng Đạo thành phố Thái Bình

Hình 1.4

Nhà ở thu nhập thấp tại Khu đô thị Petro Thăng Long

Hình 1.5

Công viên 30/6 tại khu đô thị Trần Hưng Đạo

Hình 1.6

Khu trung tâm thương mại Hapro tại Khu đô thị Trần
Hưng Đạo

Hình 1.7

Xây dựng vi phạm chỉ giới xây dựng tại khu đô thị Trần
Hưng Đạo

Hình 1.8

Lấn chiếm khe kỹ thuật tại khu đô thị Kỳ Bá

Hình 1.9

Vi phạm về kiến trúc nhà liền kề tại khu đô thị Kỳ Bá

Hình 1.10


Vi phạm về kiến trúc công trình biệt thự tại khu đô thị
Kỳ Bá

Hình 1.11

Công trình xây vi phạm về kiến trúc tại khu đô thị Trần
Lãm, thành phố Thái Bình

Hình 1.12

Khu vực quy hoạch vườn hoa tại khu đô thị Kỳ Bá,
thành phố Thái Bình

Hình 1.13

Vi phạm trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật vỉa hè khu đô
thị Trần Lãm thành phố Thái Bình

Hình 1.14

Đường dây điện thoại, internet khu đô thị Trần Hưng
Đạo

Hình 1.15

Đường dây điện thoại, internet tại khu đô thị Kỳ Bá

Hình 1.16

Quy hoạch Khu đô thị Kỳ Đồng



Hình 1.17

Hiện trạng giải phóng mặt bằng tại đường Kỳ Đồng

Hình 1.18

Hiện trạng thi công đường Kỳ Đồng

Hình 1.19

Hệ thống thoát nước Khu đô thị Kỳ Đồng

Hình 1.20

Hạ tầng đang đầu tư tại Khu đô thị Kỳ Đồng

Hình 1.21

Sơ đồ phân cấp quản lý quy hoạch và quản lý xây dựng
theo quy hoạch tại khu đô Kỳ Đồng thành phố Thái
Bình

Hình 3.1

Mặt bằng công trình nhà ở liền kề theo chỉ giới xây
dựng

Hình 3.2


Công trình nhà ở liền kề theo chỉ giới xây dựng

Hình 3.3

Mặt bằng công trình biệt thự theo chỉ giới xây dựng

Hình 3.4

Công trình nhà chung cư theo chỉ giới xây dựng

Hình 3.5

Kiến trúc công trình nhà ở liền kề

Hình 3.6

Kiến trúc công trình biệt thự

Hình 3.7

Mặt cắt đường cấp đô thị

Hình 3.8

Mặt cắt đường cấp khu vực

Hình 3.9

Mặt cắt đường nội bộ khu đô thị


Hình 3.10

Sở đồ các lĩnh vực quản lý của Ban quản lý khu đô thị

Hình 3.11

Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý xây dựng theo quy hoạch


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng,

Tên bảng, biểu

biểu
Bảng 1.1

Bảng kết quả kiểm tra thực trạng vi phạm quy hoạch
tại các khu đô thị trên địa bàn thành phố Thái Bình

Bảng 2.1

Bảng tổng hợp chức năng sủ dụng đất


1
MỞ ĐẦU
*) Lý do chọn đề tài
Thái Bình là một trong những trọng điểm phát triển của vùng duyên hải

Bắc Bộ và của vùng đồng bằng sông Hồng. Nơi đây chịu những ảnh hưởng
tích cực bởi các hành lang kinh tế - kỹ thuật – đô thị quan trọng như tuyến
đường Quốc lộ QL10, Quốc lộ QL39, và các trung tâm đô thị đã đang phát
triển mạnh như Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương. Đây là những yếu tố
ngoại lực có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thành phố Thái Bình là trung tâm kinh tế-chính trị-văn hóa-xã hội của
tỉnh Thái Bình, đồng thời là đô thị đầu tàu trong hệ thống đô thị của tỉnh Thái
Bình. Thành phố Thái Bình đã được Thủ tướng chính phủ quyết định công
nhận là đô thị loại II vào tháng 12 năm 2013. Đến nay, thành phố đang tích
cực triển khai các chính sách và hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhằm
mục tiêu đưa thành phố Thái Bình sớm trở thành đô thị loại I.
Với mục tiêu đưa thành phố Thái Bình thành đô thị loại I, trong thời
gian qua tỉnh Thái Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh
tế tham gia đầu tư xây dựng tại khu vực thành phố Thái Bình, đặc biệt là các
dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư mới, và từng bước hoàn
thiện kết cấu hạ tầng của thành phố...
Tuyến đường Kỳ Đồng là tuyến đường huyết mạch quan trọng của
Thành phố Thái Bình, là cửa ngõ ra vào thành phố, góp phần quan trọng cho
việc giảm tải lưu lượng xe cơ giới, giải phóng nhanh giao thông cho thành
phố và các vùng lân cận. Quy hoạch Khu Đô thị Kỳ Đồng thành phố Thái
Bình đã được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt tại Quyết định số 22/QĐUBND ngày 07/1/2016. Khu đô thị Kỳ Đồng thành phố Thái Bình đã được
UBND tỉnh Thái Bình chấp thuận và đang được triển khai xây dựng.


2

Trong quá trình xây dựng phát triển đô thị tại thành phố Thái Bình đã
nảy sinh nhiều vấn đề trong quản lý xây dựng theo quy hoạch như: Thiếu cơ
chế kiểm soát hiệu quả không gian đô thị (phía trên và phía dưới mặt đất);
Thiếu cơ chế thống nhất trong quản lý chỉ tiêu sử dụng đất từ quy hoạch đến

thực tiễn thông qua nội dung cấp Giấy phép quy hoạch, Giấy phép xây dựng,
Thiết kế đô thị; Thiếu cơ chế kiểm soát cung ứng hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ
thuật phù hợp; Thiếu vai trò tham gia, giám sát của cộng đồng trong quản lý
xây dựng.
Việc nghiên cứu đề tài “Quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu đô
thị Kỳ Đồng thành phố Thái Bình” nhằm đánh giá thực trạng công tác quản
lý xây dựng theo quy hoạch tại Thành phố Thái Bình nói chung và tại dự án
Khu đô thị Kỳ Đồng nói riêng. Qua đó đưa ra các giải pháp tích cực có hiệu
quả hơn trong việc quản lý xây dựng theo quy hoạch tại dự án Khu đô thị Kỳ
Đồng thành phố Thái Bình.
*) Mục đích nghiên cứu
- Nâng cao hiêu quả quản lý xây dựng theo quy hoạch tại Khu đô thị
Kỳ Đồng thành phố Thái Bình.
- Đề xuất các giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị Kỳ
Đồng thành phố Thái Bình.
*) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý xây dựng theo
quy hoạch Khu đô thị Kỳ Đồng thành phố Thái Bình.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Phạm vi Khu đô thị Kỳ Đồng thành phố Thái Bình.
- Về thời gian: Nghiên cứu áp dụng trong gian đoạn từ 2016 đến 2030.


3

*) Phương pháo nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực địa
- Phương pháp nghiên cứu, thu thập tài liệu
- Phương pháp chuyên gia
- Tổng kết các phân tích và đánh giá nêu trên để đưa ra các giải pháp

thực hiện.
*) Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Làm rõ một số vấn đề còn tồn tại, bất cập trong
công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch và những quy định hiện hành của
Nhà nước; Xây dựng cơ sở khoa học để giải quyết trong công tác quản lý xây
dựng theo quy hoạch trên địa bàn thành phố Thái Bình.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề ra những giải pháp để quản lý xây dựng theo
quy hoạch Khu đô thị Kỳ Đồng thành phố Thái Bình nói riêng và các khu đô
thị trên địa bàn thành phố Thái Bình nói chung. Làm tài liệu cho các nhà quản
lý tham khảo các đề xuất để áp dụng vào thực tế có hiệu quả hơn.
*) Các khái niệm thuật ngữ
- Quy hoạch xây dựng: là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn
và khu chức năng đặc thù; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ
tầng xã hội; tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng
lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng,
đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi
trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Quy hoạch xây dựng được thể hiện
thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết
minh. [20]


4

- Quy hoạch đô thị: là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô
thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để
tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể
hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị. [20]
- Quy hoạch chung: là việc tổ chức không gian, hệ thống các công trình
hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho một đô thị phù hợp
với sự phát triển kinh tế - xã hội của đô thị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và

phát triển bền vững. [20]
- Quy hoạch chi tiết: là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất
quy hoạch đô thị, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất; bố trí
công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hoá nội
dung của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung. [20]
- Quản lý xây dựng theo quy hoạch: Nội dung quản lý xây dựng theo
quy hoạch được quy định tại Luật Quy hoạch đô thị (2009) và Luật Xây dựng
(2014). Quản lý xây dựng theo quy hoạch là quá trính quản lý bắt đầu từ công
tác quản lý quy hoạch cho đến quản lý công tác triển khai đầu tư xây dựng
theo quy hoạch và quản lý khai dự án đầu tư theo quy hoạch. Quản lý xây
dựng theo quy hoạch bao gồm các nội dung: Quản lý quy hoạch; Quản lý đất
đai theo quy hoạch; Quản lý kiến trúc cảnh quan theo quy hoạch; Quản lý xây
dựng công trình công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch; Quản lý xây
dựng theo quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng.
- Đô thị: là điểm tập trung dân cư, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh
tế - xã hội của một vùng lãnh thổ, có cơ sở hạ tầng đô thị thích hợp và có quy
mô dân số tối thiểu là 4000 người (đối với miền núi tối thiểu là 2800 người)
với tỷ lệ phi nông nghiệp tối thiểu 65%. Đô thị gồm các loại thành phố, thị xã
và thị trấn.Đô thị bao gồm các khu chức năng đô thị. [20]


5

- Khu đô thị: là khu vực xây dựng một hay nhiều khu chức năng của đô
thị được giới hạn bởi các ranh giới tự nhiên, ranh giới nhân tạo hoặc các
đường chính đô thị .Khu đô thị bao gồm :các đơn vị ở, các công trình dịch vụ
cho bản thân khu đô thị đó, có thể có các công trình dịch vụ chung của toàn
đô thị hoặc cấp vùng. [20]
- Khu đô thị Kỳ Đồng, thành phố Thái Bình: là Khu đô thị có quy mô
48.89ha được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 tại

Quyết định số 1475/QĐ-UBND ngày 04/7/2012. Quyết định số 22/QĐUBND ngày 07/01/2016 về điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 Khu đô thị Kỳ
Đồng.
- Kiến trúc đô thị: là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công
trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu
dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị. [20]
- Không gian đô thị: là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị,
cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.
[20]
- Cảnh quan đô thị: là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở
trong đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố,
hè, đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò
đất, đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông,
kênh, rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị. [20]
- Chứng chỉ quy hoạch: là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp xác
định các số liệu và thông tin liên quan của một khu vực hoặc một lô đất theo
đồ án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt. [20]


6

- Giấy phép quy hoạch: là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp cho
chủ đầu tư làm căn cứ lập quy hoạch chi tiết hoặc lập dự án đầu tư xây dựng
công trình. [20]
- Không gian ngầm: là không gian dưới mặt đất được quy hoạch để sử
dụng cho mục đích xây dựng công trình ngầm đô thị. [20]
- Chỉ giới đường đỏ: là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy
hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công
trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc công trình hạ tầng kỹ
thuật, không gian công cộng khác. [2]
- Công trình xây dựng: là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động

của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết
định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần
dưới mặt nước, phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế [2]
- Nhà ở riêng lẻ: là công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở
thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật, kể
cả trường hợp xây dựng trên lô đất của dự án nhà ở [20]
- Nhà ở liên kế: là loại nhà ở riêng lẻ của các hộ gia đình, cá nhân được
xây dựng liền nhau, thông nhiều tầng được xây dựng sát nhau thành dãy trong
những lô đất nằm liền nhau và có chiều rộng nhỏ hơn so với chiều sâu (chiều
dài) của nhà, cùng sử dụng chung một hệ thống hạ tầng của khu vực đô thị [2]
- Nhà ở liên kế có sân vườn: là loại nhà ở liên kế, phía trước hoặc phía
sau nhà có một khoảng sân vườn nằm trong khuôn viên của mỗi nhà và kích
thước được lấy thống nhất cả dãy theo quy hoạch chi tiết của khu vực. [2]
- Nhà ở liên kế mặt phố (nhà phố): là loại nhà ở liên kế, được xây dựng
trên các trục đường phố, khu vực thương mại, dịch vụ theo quy hoạch đã được
duyệt [2]


7

- Biệt thự: là nhà ở riêng lẻ có sân vườn (cây xanh, thảm cỏ, vườn hoa),
có tường rào và lối ra vào riêng biệt [2]
- Nhà chung cư: là nhà ở hai tầng trở lên có lối đi, cầu thang và hệ
thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho nhiều căn hộ gia đình, cá nhân
[2]
- Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật gồm công trình giao thông,
thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thu
gom và xử lý nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang và công trình khác. [20]
- Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị: là chỉ tiêu để quản lý phát triển
không gian, kiến trúc được xác định cụ thể cho một khu vực hay một lô đất

bao gồm mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chiều cao xây dựng tối đa, tối
thiểu của công trình. [20]
- Lộ giới (chỉ giới đường đỏ): là đường ranh giới phân định giữa phần
lô đất để xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông
hoặc các công trình kỹ thuật hạ tầng [2]
- Chỉ giới xây dựng: là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công
trình trên lô đất [2]
- Khoảng lùi: là khoảng cách giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây
dựng [2]
- Mật độ xây dựng:
+ Mật độ xây dựng thuần (net-to): là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các
công trình kiến trúc xây dựng trên tổng diên tích lô đất (không bao gồm diện
tích chiếm đất của các công trình như: các tiểu cảnh trang trí, bể bơi, sân thể
thao ngoài trời..


8

+ Mật độ xây dựng gộp (brut-to): là diện tích của các công trình kiến
trúc trên tổng diện tích toàn khu đất (diện tích bao gồm cả sân đường, khu cây
xanh, không gian mở). [2]
- Chiều cao nhà: là chiều cao tính từ cao độ mặt đất đặt công trình theo
quy hoạch được duyệt tới điểm cao nhất của tòa nhà, kể cả mái tum hoặc mái
dốc. Đối với công trình có các cao độ mặt đất khác nhau thì chiều cao tính từ
cao độ mặt đất thấp nhất theo quy hoạch được duyệt. (Các thiết bị kỹ thuật
trên mái: cột ăng ten, cột thu sét, thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, bể
nước kim loại, không tính vào chiều cao nhà) [2]
- Số tầng nhà (tầng cao): là số tầng của tòa nhà bao gồm toàn bộ các
tầng trên mặt đất (kể cả tầng kỹ thuật, tầng áp mái, mái tum) và tầng nửa hầm
[2]

- Hành lang đi bộ: là lối đi bộ có cột hay vòm cuốn ở một hoặc hai bên,
thường được hình thành bằng cách lùi tường bao che tại tầng trệt của tòa nhà
vào một khoảng cách nhất định so với chỉ giới xây dựng công trình (khoảng
lùi tại tầng trệt); các tầng trên và cột chịu lực vẫn được xây dựng tại chỉ giới
xây dựng; khoảng không gian giữa hàng cột và tường tạo nên hành lang đi bộ
có mái che. [2]
- Cây xanh công viên: là khu cây xanh lớn phục vụ cho mục tiêu sinh
hoạt ngoài trời cho người dân đô thị vui chơi giải trí, triển khai các hoạt động
văn hóa quần chúng, tiếp xúc với thiên nhiên, nâng cao đời sông vật chất và
tinh thần [2]
- Cây xanh đường phố: thường bao gồm, dải cây xanh ven đường đi bộ,
dải cây xanh trang trí, dải cây xanh ngăn cách giữa các đường, hướng giao
thông [2]


9

- Khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường: là khoảng cách an toàn để
bảo vệ nguồn nước, từ nguốn phát thải (trạm bơm, nhà máy xử lý nước thải,
hồ sinh học, khu liên hợp xử lý chất thải rắn, bãi chôn lấp, nghĩa trang ….)
đến các công trình hạ tầng xã hội. [2]
- Hành lang bảo vệ an toàn lưới điện: là khoảng không gian về chiều
rộng, chiều dài và chiều cao chạy dọc theo công trình đường dây tải điện hoặc
bao quanh trạm điện. [2]
- Khu vực đầu mối hạ tầng kỹ thuật: là khu vực quy hoạch để xây dựng
các công trình hạ tầng kỹ thuật chính cấp đô thị, bao gồm các trục giao thông,
tuyến truyền tải năng lượng, tuyến truyền dẫn cấp nước, tuyến cống thoát
nước, tuyến thông tin viễn thông và các công trình đầu mối kỹ thuật. [2]
- Chủ đầu tư xây dựng: (sau đây gọi là chủ đầu tư) là cơ quan, tổ chức,
cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để

thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng. [20]
- Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng: gồm Bộ Xây dựng, Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh) và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện). [20]
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng: là cơ quan chuyên môn trực thuộc
Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành; Sở Xây dựng,
Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành; Phòng có chức năng quản lý
xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. [20]


10

*) Cấu trúc của luận văn
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương I. Thực trạng quản lý xây dựng theo quy hoạch tại Khu đô
thị Kỳ Đồng thành phố Thái Bình
Chương II. Cơ sở khoa học và thực tiễn công tác quản lý xây dựng
theo quy hoạch
Chương III. Các giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch của
Khu đô thị Kỳ Đồng thành phố Thái Bình.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
D. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Việc hình thành các khu đô thị mới trong quá trình đô thị hoá đóng một
vai trò rất quan trọng, nhằm tạo những hạt nhân kinh tế, thu hút lao động, tạo
ra cho người dân một môi trường sống tốt hơn. Để các đô thị mới hình thành
và phát triển theo đúng theo quy hoạch đô thị và định hướng phát triển kinh tế
xã hội của địa phương thì việc quản lý xây dựng theo quy hoạch là vấn đề hết
sức quan trọng. Bởi vậy việc đề xuất các giải pháp quản lý xây dựng theo quy
hoạch là hết sức cần thiết.
Tổng hợp đánh giá về thực trạng quản lý xây dựng theo quy hoạch của
các khu đô thị mới tại thành phố Thái Bình nói chung và Khu đô thị Kỳ Đồng
nói riêng: Nhìn chung công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch còn thiếu
kinh nghiệm, tình trạng xây dựng khu đô thị còn lộn xộn, không theo quy
hoạch. Kiến trúc khu đô thị phát triển còn thiếu định hướng, các chính sách,
biện pháp, cơ chế tạo vốn và tạo điều kiện phát huy sức mạnh của cộng đồng
vào mục đích xây dựng khu đô thị còn thiếu. các thủ tục hành chính trong
việc giao đất, cấp phép xây dựng và thẩm định các dự án đầu tư còn phiền hà.
Việc phân công, phân cấp trong quản lý xây dựng theo quy hoạch các khu đô
thị còn yếu kém.
Các vấn đề nghiên cứu đặt ra trong luận văn gồm các nội dung của công
tác quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị Kỳ Đồng thành phố Thái
Bình. Cụ thể: Công tác quản lý đất đai theo quy hoạch; Quản lý kiến trúc cảnh

quan theo quy hoạch; Quản lý hạ tâng kỹ thuật và môi trường theo quy hoạch;
Quản lý xây dựng theo quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng.
Với các vấn đề nghiên cứu đặt ra, Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở
khoa học của công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu Đô thị Kỳ Đồng
thành phố Thái Bình, bao gồm các nội dung: Luật Xây dựng (2014); Luật
Quy hoạch đô thị (2009); Quy chuẩn quy hoạch xây dựng 01/2008/BXD; Các


92

quy định của tỉnh Thái Bình trong quản lý xây dựng theo quy hoạch; Quy
hoạch chi tiết 1/500 Khu đô thị Kỳ Đồng và các bài học kinh nghiệm trong
công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch trong nước và trên thế giới.
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý xây dựng theo quy
hoạch của các khu đô thị mới tại thành phố Thái Bình và Khu đô thị Kỳ
Đồng, thành phố Thái Bình kết hợp với nghiên cứu các cơ sở khoa học của
công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch, Luận văn đưa ra 7 giải pháp quản
lý xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị Kỳ Đồng cụ thể như sau:
1. Giải pháp quản lý đất đai theo quy hoạch
2. Giải pháp quản lý kiến trúc, cảnh quan theo quy hoạch
3. Giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật và môi trường đô thị
4. Giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch với sự tham gia của cộng
đồng.
5 Giải pháp tổ chức bộ máy thực hiện quản lý xây dựng theo quy hoạch
6 Giải pháp nâng cao năng lực trách nhiệm trong công tác thanh tra kiểm
tra đầu tư xây dựng theo quy hoạch
7 Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý xây dựng theo
quy hoạch
Kiến nghị
Để thực hiện tốt công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị

Kỳ Đồng thành phố Thái Bình, Tác giả kiến nghị:
*) Đối với cơ quan quản lý nhà nước trung ương
Đề nghị Quốc hội; Chính phủ và các bộ ngành tiếp tục nghiên cứu hoàn
thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực Quy hoạch xây dựng và Quản lý đầu tư
xây dựng theo quy hoạch. Quy định cụ thể về nội dung, nhiệm vụ và phương
thức thực hiện cho công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch, giảm thiểu các


×