Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới hương sơn, thành phố thái nguyên (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------

TRẦN VIẾT BÌNH

QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH KHU ĐÔ
THỊ MỚI HƯƠNG SƠN, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH

Hà Nội – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------

TRẦN VIẾT BÌNH
KHÓA 2012-2014

QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH KHU ĐÔ
THỊ MỚI HƯƠNG SƠN, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý đô thị & công trình
Mã số: 60.58.01.06



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS.ĐẶNG ĐỨC QUANG

Hà Nội – 2014


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học
Kiến trúc Hà Nội và Khoa sau đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và hoàn thành khóa học. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến
các thầy, cô giáo đã tận tình dạy bảo truyền đạt cho tôi những kiến thức và
kinh nghiệm quý báu trong suốt trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS.Đặng Đức Quang
đã dành thời gian tận tình hướng dẫn, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian thực hiện Luận văn này.
Để hoàn thành được Luận văn, Tôi xin chân thành cám ơn sự quan tâm,
tạo điều kiện của các cơ quan liên quan đã cung cấp những thông tin, tư liệu,
tài liệu quý báu; Chân thành cảm ơn cơ quan nơi tôi công tác, gia đình và bạn
bè đồng nghiệp của tôi đã quan tâm, động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập.
Dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện song do thời gian và khả
năng thực hiện có hạn nên Luận văn sẽ không tránh khỏi những hạn chế và sai
sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để những
giải pháp, kiến nghị, đề xuất trong Luận văn có thể được áp dụng ngoài thực
tiễn và đạt kết quả cao./.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Trần Viết Bình


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng./.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Viết Bình


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục sơ đồ
Danh mục hình minh họa
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài …………………………………………………….…….. 1
Mục đích nghiên cứu ……………………………………………….……… 3
Nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………………………………… 3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu …………………………………….…… 3
Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………....... 4
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ……………………….………...... 4
Các khái niệm (thuật ngữ) …………………………………………………. 4
Cấu trúc luận văn ………………………………………………….……….. 6

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG
THEO QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ MỚI HƯƠNG SƠN, THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN ……………………………………………………….….. 8
1.1. Khái quát chung về các Khu đô thị tại thành phố Thái Nguyên ….. 8
1.1.1. Giới thiệu sơ lược về thành phố Thái Nguyên ………………………. 8
1.1.2. Khái quát chung về các khu đô thị tại thành phố Thái Nguyên ……… 9
1.2. Thực trạng xây dựng và quản lý các Khu đô thị tại thành phố Thái
Nguyên …………………………………………………………………..… 12
1.2.1. Thực trạng xây dựng các Khu đô thị tại thành phố Thái Nguyên ..…. 12


1.2.2. Thực trạng quản lý xây dựng theo quy hoạch các Khu đô thị tại thành
phố Thái Nguyên …………………………………………...……………… 16
1.3. Thực trạng xây dựng và quản lý Khu đô thị mới Hương Sơn .....… 22
1.3.1. Khái quát Khu đô thị mới Hương Sơn ………………………...……. 22
1.3.2. Thực trạng xây dựng Khu đô thị mới Hương Sơn …………...……… 28
1.3.3. Thực trạng quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị mới Hương
Sơn ………………………………………………………………...……….. 28
1.4. Những nghiên cứu liên quan đến đề tài ……………………..…..… . 29
1.5. Những vấn đề cần nghiên cứu ………………………………….....… 30
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ HÌNH THÀNH GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ MỚI
HƯƠNG SƠN, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ………………………... 32
2.1. Cơ sở lý thuyết …………………………………………………..….... 32
2.1.1. Cơ sở lý thuyết để quản lý xây dựng theo quy hoạch …….....……… 32
2.1.2. Vai trò quản lý nhà nước của chính quyền đô thị ………...……….... 38
2.1.3. Tổ chức quản lý Nhà nước về quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị 40
2.1.4. Các lập luận về vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý xây dựng
theo quy hoạch ……………………………………………………...……… 41

2.2. Cơ sở pháp lý ……………………………………………..………….. 46
2.2.1. Hệ thống các văn bản pháp quy của Trung ương …………..……….. 46
2.2.2. Hệ thống văn bản pháp quy của tỉnh Thái Nguyên …….…………… 51
2.3. Cơ sở thực tiễn …………………………..……...……………………. 67
2.3.1. Điều kiện tự nhiên ………………………………………...………… 67
2.3.2. Điều kiện kinh tế …………………………………………..………... 67
2.3.3. Điều kiện văn hóa - xã hội ……………………………..…………… 68
2.3.4. Điều kiện khoa học kỹ thuật và công nghệ ………….……………… 68


2.3.5. Một số kinh nghiệm thực tiễn về việc quản lý xây dựng theo quy hoạch
trong và ngoài nước ………………………………………………..……… 69
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH
KHU ĐÔ THỊ KIỂU MẪU HƯƠNG SƠN, THÀNH PHỐ THÁI
NGUYÊN …………………………………………………….…………… 75
3.1. Quan điểm …………………………...…………………….………… 75
3.2. Mục tiêu …………………...………………………………….……… 77
3.3. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp …………………………..………. 80
3.4. Một số giải pháp quản lý ……………………………………..……… 81
3.4.1. Giải pháp về quản lý đất đai, công trình kiến trúc, không gian kiến trúc
cảnh quan và hạ tầng kỹ thuật …………………………………..…………. 81
3.4.2. Giải pháp tổ chức bộ máy quản lý …………………………..………. 90
3.4.3. Giải pháp về cơ chế chính sách ……………………………………. 104
3.4.4. Giải pháp áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật .………………….. 108
3.4.5. Giải pháp về trình tự quản lý xây dựng theo quy hoạch …………… 110
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………………………………………….. 116
Kết luận ………………………………………………………………….. 116
Kiến nghị ………………………………………………………………… 117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Cụm từ viết tắt

BXD

Bộ Xây dựng

CP

Chính phủ

CĐT

Chủ đầu tư

ĐTM

Đô thị mới

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật


HTXH

Hạ tầng xã hội

QHĐT

Quy hoạch đô thị

SDĐ

Sử dụng đất

TP Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên

TGCĐ

Tham gia của cộng đồng

TDTT

Thể dục thể thao

TPTN

Thành phố Thái Nguyên

UBND


Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng, biểu

Tên bảng biểu

Trang

Bảng 1.1

Hiện trạng dân cư Khu ĐTM Hương Sơn

23

Bảng 1.2

Hiện trạng sử dụng đất Khu ĐTM Hương Sơn

23

Bảng 1.3

Quy hoạch sử dụng đất Khu ĐTM Hương Sơn

27

Bảng 2.1


Bảng cơ cấu sử dụng đất Khu ĐTM Hương Sơn

53

Bảng 2.2

Bảng 3.1

Bảng 3.2

Mật độ xây dựng, chiều cao công trình Khu đô thị
mới Hương Sơn
Trình tự các bước thực hiện đầu tư xây dựng dự án
khu đô thị mới
Trình tự các bước thực hiện đầu tư xây dựng dự án
khu đô thị mới - Giải pháp đề xuất

54

112

114


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu
sơ đồ, đồ thị
Sơ đồ 1.1
Sơ đồ 1.2

Sơ đồ 2.1

Tên Sơ đồ, đồ thị
Sơ đồ trình tự thực hiện triển khai xây dựng theo
quy hoạch
Sơ đồ bộ máy quản lý đô thị
Sơ đồ trình tự nội dung kiểm soát sự phát triển đô
thị theo quy hoạch

Trang
18
18
50

Sơ đồ 3.1

Sơ đồ Quản lý nhà nước về xây dựng

81

Sơ đồ 3.2

Sơ đồ tổ chức Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị

92

Sơ đồ 3.3

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Quản lý Khu ĐTM


94

Sơ đồ 3.4

Mô hình Bộ máy quản lý xây dựng theo quy hoạch

98

Sơ đồ 3.5

Sơ đồ tổ chức bộ máy chính trị phường Hương Sơn

99

Sơ đồ 3.6

Sơ đồ mô hình tự quản

101

Sơ đồ 3.7

Sơ đồ quy trình quản lý với sự tham gia của cộng đồng

102

Sơ đồ 3.8

Sơ đồ Quy chế dân chủ cơ sở


104


DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Phối cảnh Khu ĐTM phía Tây TPTN

9

Hình 1.2

Phối cảnh Khu ĐTM Hồ điều hòa Xương Rồng

9

Hình 1.3

Phối cảnh Khu ĐTM Thái Hưng

10

Hình 1.4


Phối cảnh Khu ĐTM Túc Duyên

10

Hình 1.5

Phối cảnh Khu ĐTM Thịnh Đán

11

Hình 1.6

Phối cảnh Khu ĐTM phía Nam TPTN

11

Hình 1.7

Ảnh hiện trạng Khu ĐTM Hồ điều hòa Xương Rồng

14

Hình 1.8

Ảnh hiện trạng Khu ĐTM Túc Duyên

15

Hình 1.9


Sơ đồ vị trí Khu ĐTM Hương Sơn

24

Hình 1.10

Phối cảnh Khu ĐTM Hương Sơn

25


1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I, là trung tâm kinh tế, chính trị,
văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái
Nguyên và vùng Trung du miền núi phía Bắc. Trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa của cả nước nói chung và của thành phố Thái Nguyên nói
riêng đã tạo nên rất nhiều các khu đô thị, đã giải quyết một phần nhu cầu ở
của đô thị, tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị
và tạo cho đô thị một bộ mặt mới.
Tại thành phố Thái Nguyên, một số khu đô thị được hình thành đáp ứng
được các tiêu chí và đã có những thành công nhất định. Tuy nhiên vẫn còn nhiều
khu đô thị có những mặt chưa hoàn thiện, nảy sinh nhiều bất cập, hạn chế như:
- Chủ đầu tư (CĐT) tự ý thay đổi thiết kế, không tuân thủ theo quy
hoạch được duyệt; chủ yếu đầu tư xây dựng các hạng mục sinh lời nhanh, các
công trình hạ tầng xã hội triển khai chậm...
- Công tác quy hoạch đôi khi còn mang tính đối phó về mặt chỉ tiêu quy hoạch.

- Công tác triển khai xây dựng còn chậm; quy mô, chất lượng xây dựng
còn yếu kém.
- Quy định việc đầu tư xây dựng công trình hạ tầng xã hội còn thiếu
dẫn đến các chủ đầu tư thường không quan tâm đầu tư các hạng mục này.
- Vai trò quản lý nhà nước của chính quyền đô thị, vai trò trong việc
tham gia của người dân vào quá trình quy hoạch, quá trình xây dựng chưa
được quan tâm đúng mức. Các khung pháp lý chưa thực sự hoàn thiện và
chưa phát huy được hiệu quả.
- Công tác quản lý đô thị còn nhiều bất cập, việc tổ chức triển khai thực
hiện theo quy hoạch chưa tốt, đặc biệt năng lực quản lý xây dựng theo quy
hoạch chưa theo kịp tốc độ phát triển của xã hội.


2

- Thiếu các văn bản quản lý, hướng dẫn.
Khu đô thị mới Hương Sơn là một trong những Khu đô thị trọng điểm
được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt quy hoạch làm cơ sở để lập dự án
đầu tư. Dự án góp phần hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng và cân bằng không gian
đô thị cho Thành phố. Là một dự án có tính chất đặc thù, tuy nhiên chưa có tổ
chức hoặc cá nhân nào nghiên cứu bài bản có hệ thống để đưa ra giải pháp
quản lý xây dựng theo quy hoạch.
Do vậy, việc nghiên cứu thực hiện đề tài: “Quản lý xây dựng theo quy
hoạch Khu đô thị mới Hương Sơn thành phố Thái Nguyên” là thực sự cần
thiết và cấp bách nhằm hoàn thiện khung pháp lý để quản lý xây dựng theo
quy hoạch được duyệt, tạo dựng một khu đô thị khang trang, hiện đại phục vụ
cho các nhu cầu nhà ở của nhân dân cũng như tạo ra một khu vực có tính đặc
thù, khu đô thị có cuộc sống chất lượng cao, khu đô thị xanh, khu đô thị có
môi trường sống tốt, cơ sở hạ tầng kỹ thuật (HTKT) và hạ tầng xã hội
(HTXH) đạt tiêu chuẩn cao, là Khu đô thị mới của thành phố Thái Nguyên, và

là giải pháp mới để quản lý khu đô thị.
Quản lý việc triển khai xây dựng khu đô thị theo quy hoạch là đặc biệt
quan trọng, nó được thể hiện ở ngay từ giai đoạn đầu, bao gồm toàn bộ việc
định hướng về quy hoạch cho đến việc triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng,
xây dựng công trình và đưa vào sử dụng. Để việc đầu tư xây dựng đạt được
hiệu quả cao, thành công của dự án nói riêng và việc đưa vào sử dụng được xã
hội và người dân đánh giá cao thì công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch
là đặc biệt quan trọng, vì nó mang tính quyết định ngay từ bước đầu triển khai
xây dựng cũng như ảnh hưởng lâu dài.


3

Mục đích nghiên cứu
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn chỉnh những nội dung về công
tác quản lý để Khu đô thị mới Hương Sơn được triển khai xây dựng đúng theo
quy hoạch đã được phê duyệt.
- Làm cơ sở cho việc hoàn thiện khung pháp lý để quản lý xây dựng
theo quy hoạch tại Khu đô thị mới Hương Sơn nói riêng và các khu đô thị trên
địa bàn thành phố Thái Nguyên nói chung.
- Làm tài liệu tham khảo cho những người làm trong lĩnh vực có liên quan.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát thực tế, phát hiện những tồn tại, bất cập trong quá trình xây dựng
không theo quy hoạch của các Khu đô thị mới trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
- Đánh giá tổng quan về thực trạng xây dựng, công tác quản lý xây
dựng theo quy hoạch tại các khu đô thị trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
- Phân tích ưu, nhược điểm trong công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn chỉnh những nội dung về công
tác quản lý để Khu đô thị mới Hương Sơn được triển khai xây dựng đúng theo
quy hoạch đã được phê duyệt.

- Làm cơ sở cho việc hoàn thiện khung pháp lý để quản lý xây dựng
theo quy hoạch tại Khu đô thị mới Hương Sơn nói riêng và các khu đô thị trên
địa bàn thành phố Thái Nguyên nói chung.
- Khai thác yếu tố có sự tham gia của cộng đồng trong quản lý quy
hoạch xây dựng.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch
Khu đô thị mới Hương Sơn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi nghiên cứu: Khu đô thị mới Hương Sơn thành phố Thái
Nguyên đã được phê duyệt quy hoạch.


4

Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận: Tiếp cận lôgic, phân tích và tổng hợp, so sánh
đối chiếu, định tính và định lượng.
- Phương pháp thu thập thông tin: Tổng hợp nghiên cứu tài liệu, nghiên
cứu phi thực nghiệm, điều tra khảo sát thực địa, phân tích đối chiếu, so sánh,
phỏng vấn, xử lý tình huống, phương pháp điều tra về cộng đồng xã hội.
- Phương pháp phân tích, suy luận: Bằng các kiến thức đã học, thực tế
công tác và lý luận lôgic để nghiên cứu vấn đề.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
Giải pháp giải quyết vấn đề của Luận văn sẽ góp phần đánh giá hiện
trạng công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị mới Hương Sơn,
thành phố Thái Nguyên một cách chính xác, khách quan, khoa học. Đưa ra
các giải pháp trên cơ sở khoa học nhằm quản lý xây dựng theo quy hoạch một
cách hiệu quả, đồng bộ.
- Ý nghĩa thực tiễn:

Cụ thể hóa định hướng cho việc hình thành khu đô thị hiện đại tại khu
vực thành phố Thái Nguyên nói chung và Khu đô thị mới Hương Sơn nói
riêng; làm cơ sở cho việc quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt. Ngoài
ra, kết quả nghiên cứu ở Khu đô thị mới Hương Sơn cón có thể áp dụng cho
các khu đô thị khác có cùng vấn đề tại thành phố Thái Nguyên.
Các khái niệm (thuật ngữ)
Đô thị:
Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành
chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh


5

tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội
thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn. [41]
Đô thị mới:
Đô thị mới (ĐTM) là đô thị dự kiến hình thành trong tương lai theo
định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia, được đầu tư xây
dựng từng bước đạt các tiêu chí của đô thị theo quy định của pháp luật. [41]
Khu đô thị mới:
Khu đô thị mới là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng mới
đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở. [41]
Quy hoạch đô thị:
Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô
thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để
tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể
hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị. [41]
Dự án khu đô thị mới:
Dự án khu đô thị mới là dự án đầu tư xây dựng một khu đô thị đồng bộ

có hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khu dân cư và các
công trình dịch vụ khác, được phát triển nối tiếp đô thị hiện có hoặc hình
thành khu đô thị tách biệt, có ranh giới và chức năng được xác định phù hợp
với quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt; khu đô thị mới có địa giới hành chính thuộc một tỉnh. [24]
Quản lý đô thị:
Quản lý đô thị là một khoa học tổng hợp được xây dựng trên cơ sở của
nhiều khoa học chuyên ngành bao gồm hệ thống chính sách, cơ chế, biện
pháp và phương tiện được chính quyền nhà nước các cấp sử dụng để tạo điều
kiện và kiểm soát quá trình tăng trưởng, phát triển đô thị nhằm thực hiện một
cách có hiệu quả các mục tiêu dự kiến.


6

Quản lý đô thị gồm nhiều lĩnh vực nhưng chủ yếu là sản phẩm kinh
doanh; quy hoạch kiến trúc đô thị; sử dụng đất đai; đầu tư và phát triển nhà và
cơ sở hạ tầng công cộng; tài chính, hành chính, môi trường đô thị; an ninh,
trật tự xã hội ... [1]
Quản lý khu đô thị mới:
Quản lý khu đô thị mới bao gồm quá trình hình thành dự án, thực hiện
đầu tư xây dựng, khai thác và chuyển giao. Quy chế này áp dụng đối với tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia vào quá trình quản lý và thực
hiện các dự án khu đô thị mới. Khi lập quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch
chi tiết xây dựng khu đô thị mới, khảo sát thiết kế xây dựng công trình và
quản lý chất lượng xây dựng trong khu đô thị mới phải tuân thủ Tiêu chuẩn,
Quy chuẩn xây dựng. [1]
Quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng đô thị:
Quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng đô thị là một trong những
lĩnh vực quan trọng nhất của công tác quản lý đô thị. Nội dung quản lý quy

hoạch và xây dựng đô thị trong thực tế được cụ thể hóa thành những nhiệm vụ
chủ yếu sau: Lập và xét duyệt quy hoạch đô thị; Soạn thảo và ban hành hệ
thống các văn bản pháp quy về quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị; Xây
dựng hệ thống kiểm soát và phát triển đô thị theo quy hoạch và pháp luật;
Thanh tra, kiểm tra và quản lý trật tự xây dựng; Tổ chức quản lý nhà nước về
quy hoạch và xây dựng đô thị. [1]
Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm phần 3 phần: Mở đầu, Nội dung (gồm 3 chương), Kết
luận và kiến nghị, cụ thể như sau:
Mở đầu
Nội dung


7

Chương 1. Thực trạng công tác xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị
mới Hương Sơn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Chương 2. Cơ sở khoa học để hình thành giải pháp quản lý xây dựng
theo quy hoạch Khu đô thị mới Hương Sơn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh
Thái Nguyên.
Chương 3. Giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị mới
Hương Sơn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Kết luận và Kiến nghị
Tài liệu tham khảo


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


116

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Trong quá trình hội nhập của đất nước với thế giới đồng thời đẩy mạnh
phát triển nền kinh tế và sản xuất của nước ta theo hướng “Công nghiệp hoá,
hiện đại hoá” việc đầu tư xây dựng các khu đô thị mới là kết quả tất yếu nhằm
đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và làm việc của một bộ phận lớn người dân trong
khu vực. Việc hình thành các khu đô thị mới đóng một vai trò đặc biệt quan
trọng. Nó tạo ra một môi trường sống tốt hơn cho người dân, tạo ra công ăn
việc làm, thu hút số lượng lớn lao động phổ thông và kỹ thuật, đặc biệt là hình
thành hạt nhân kinh tế thúc đẩy sự phát triển kinh tế của khu vực. Quá trình
hình thành các khu đô thị mới là một quá trình dài từ: đầu tư, xây dựng khai
thác, sử dụng và quản lý vận hành. Việc quản lý các khu đô thị mới chủ yếu
dựa trên các văn bản pháp luật hiện hành.
Tuy nhiên, hiện nay, trong lĩnh vực xây dựng nói chung và quản lý xây
dựng nói riêng còn tồn tại một số vấn đề chưa được quy định cụ thể, chưa giải
quyết được cốt lõi của vấn đề. Trong quá trình triển khai đầu tư và khai thác
sử dụng, cần có các văn bản pháp luật làm cơ sở cho việc triển khai đầu tư và
phát triển đô thị mới một cách thông thoáng và hiệu quả hơn. Tình trạng chưa
có một mô hình quản lý xây dựng theo quy hoạch hiệu quả để làm mô hình
triển khai áp dụng rộng rãi cho các khu đô thị mới là khó khăn cho các chủ
đầu tư dự án, ban quản lý khu đô thị mới và cũng là vướng mắc cho các cơ

quan quản lý Nhà nước ở tại địa phương.
Vì vậy, công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch cần được nhìn nhận
dưới góc độ khoa học về quản lý, cần được nghiên cứu, đúc kết và rút ra
những kinh nghiệm để áp dụng thực thi, phù hợp với thực tế.
Đánh giá về công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch các khu đô thị
của Việt Nam trong giai đoạn này còn thiếu kinh nghiệm và chưa đồng bộ.


117

Các chế tài và nghiệp vụ chưa đủ mạnh, các thủ tục hành chính còn rườm rà,
phân cấp quản lý còn chưa rõ ràng … Các vấn đề trên đang là trở ngại lớn mà
các cơ quan quản lý nhà nước phải đối mặt để giải quyết trong việc thiết lập
trật tự, kỷ cương trong công tác phát triển đô thị.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý thực hiện xây dựng theo
quy hoạch các Khu đô thị mới trên địa bàn thành phố Thái Nguyên nói chung
và Khu đô thị mới Hương Sơn, thành phố Thái Nguyên nói riêng, Luận văn
đề xuất một số giải pháp quản lý từ tổng thể đến các giải pháp cụ thể có tính
ứng dụng cao trong thực tế, cụ thể gồm các giải pháp sau:
* Giải pháp về quản lý đất đai, công trình kiến trúc, không gian kiến trúc
cảnh quan và hạ tầng kỹ thuật.
* Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý.
* Giải pháp về cơ chế chính sách.
* Giải pháp về trình tự quản lý xây dựng theo quy hoạch.
Cùng với các giải pháp, luận văn đưa ra mô hình quản lý phù hợp giúp
chủ đầu tư quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới Hương Sơn thành
phố Thái Nguyên một cách có hiệu quả, tuân thủ theo các quy định, góp phần
cải thiện về đời sống cộng đồng và khai thác tối đa giá trị hiệu quả của Khu
đô thị mới. Bên cạnh đó, luận văn đề xuất tăng cường vai trò tham gia của
cộng đồng vào công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch sẽ có tính chủ động

hơn và đảm bảo phù hợp những cơ sở khoa học đã đưa ra.
Kiến nghị:
Công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch là một công tác bao gồm rất
nhiều lĩnh vực phức tạp (đất đai, không gian và kiến trúc cảnh quan đô thị,
kiến trúc hạ tầng kỹ thuật, vệ sinh môi trường, các thủ tục hành chính, cơ chế
chính sách, tổ chức bộ máy quản lý...). Việc thực hiện công tác quản lý xây
dựng theo quy hoạch được đề xuất trên các nguyên tắc và quan điểm chính,


118

căn cứ vào những yếu tố đã được phân tích, đánh giá và tổng hợp lại trên thực
trạng quản lý hiện tại và các văn bản pháp luật có liên quan đến dự án đầu tư
và xây dựng Khu đô thị mới Hương Sơn, đồng thời có nghiên cứu và đúc kết
kinh nghiệm quản lý của các khu đô thị trong và ngoài nước. Thông qua quá
trình nghiên cứu, trong khuôn khổ của luận văn xin đưa ra một số kiến nghị
về quản lý xây dựng quy hoạch các khu đô thị mới nói chung và khu đô thị
Hương Sơn nói riêng:
- Quản lý xây dựng theo quy hoạch cần được các cấp chính quyền quan
tâm chỉ đạo một cách đồng bộ và yêu cầu các chủ đầu tư nghiêm túc thực
hiện. Tăng cường hiệu lực chỉ đạo của Chính phủ, các bộ ngành đặc biệt là
UBND tỉnh Thái Nguyên, UBND thành phố Thái Nguyên trong việc thanh tra
và giám sát liên ngành, có sự phối hợp quản lý giữa các cơ quan chức năng và
Ban quản lý khu ĐTM.
- Các cơ quan chuyên ngành cần hoàn thiện bổ sung các văn bản về quy
định cho công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch. Các văn bản này quy
định rõ quyền và trách nhiệm các đối tượng liên quan và hướng dẫn cụ thể
tránh tình trạng chung chung như hiện nay.
- UBND tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo các Sở, ban, ngành các địa phương và
các đơn vị liên quan thực hiện các nội dung sau:

+ Phải đổi mới, cải cách thủ tục hành chính trong công tác xét duyệt quy
hoạch và cấp phép xây dựng.
+ Phải ban hành các quy định cụ thể để các dự án triển khai đầu tư xây
dựng theo đúng tiến độ, kế hoạch, tránh việc đầu tư dàn trải.
+ Cần xác định chính xác chức năng sử dụng, đơn giá đất để đẩy nhanh
tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng. Công khai, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc sang nhượng đất theo đúng luật đồng thời siết chặt và chấm dứt các hình
thức sang nhượng, mua bán trái phép.


119

+ Phải xiết chặt công tác quản lý, từ khâu lập hồ sơ dự án, tuyển chọn
các phương án đạt hình thức và công năng tối ưu cho các công trình. Lựa
chọn các nhà thầu thi công có kinh nghiệm và uy tín, khuyến khích áp dụng
các công nghệ thi công hiện đại, rút ngắn thời gian thi công, giảm giá thành.
+ Cần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thực thi quy hoạch đô thị, đây
chính là đội ngũ nòng cốt trong công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch các
đô thị mới hiện tại và sau này.
+ Cần tuyên truyền giáo dục nâng cao trình độ dân trí, tổ chức cộng đồng
tham gia vào thực hiện thiết kế quy hoạch và thiết kế đô thị trong khu ĐTM.
Quy trình tham gia cộng đồng vào quản lý kiến trúc cảnh quan khu đô thị mới
cần được cụ thể hóa bằng văn bản để khuyến khích sự tham gia của cộng
đồng trong quản lý khu đô thị.
+ Phải phân cấp quản lý và xác định rõ chức năng và quyền hạn của từng
đơn vị và từng cá nhân, trách nhiệm trong lĩnh vực quản lý được giao cụ thể
đến từng sở chuyên ngành, UBND các cấp .
+ Cần đẩy mạnh việc thanh tra và giám sát liên ngành, sự phối hợp quản
lý giữa các cơ quan chức năng và Ban quản lý khu đô thị mới cũng như
khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong công tác giám sát, kiểm tra.

+ Phải có chế tài mạnh làm cơ sở xử lý các trường hợp vi phạm trong
công tác triển khai xây dựng, quản lý xây dựng theo quy hoạch cũng như môi
trường kiến trúc cảnh quan khu đô thị mới./.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thế Bá (2004), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, Nhà Xuất bản
Xây dựng, Hà Nội.
2. Lê Trọng Bình (2006), Luật và chính sách quản lý xây dựng đô thị. Nhà Xuất
bản Xây dựng, Hà Nội.
3. Bộ Xây dựng (2008), Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 về việc
ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng –
QCVN:01/2008/BXD.
4. Bộ Xây dựng (2008), Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/4/2008 về
Hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng.
5. Bộ Xây dựng (2013), Thông tư số 20/2013/TTLT-BXD-BNV ngày 21/11/2013
về Hướng dẫn một số nội dung của Nghị định 11/2013/NĐ-CP.
6. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi
hành Luật Đất đai.
7. Chính phủ (2004), Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về
Phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
8. Chính phủ (2004), Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về Bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
9. Chính phủ (2004), Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về Thu
tiền sử dụng đất.
10. Chính phủ (2004), Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về Quản
lý chất lượng công trình xây dựng.
11. Chính phủ (2005), Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 về Quy
hoạch xây dựng.
12. Chính phủ (2005), Nghị định số 46/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 về Tổ chức

và hoạt động của Thanh tra xây dựng.


13. Chính phủ (2007), Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 Quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử phạt vi
phạm trật tự xây dựng đô thị.
14. Chính phủ (2008), Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 về sửa đổi
bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về Quản
lý chất lượng công trình xây dựng.
15. Chính phủ (2009), Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 về Phân
loại đô thị.
16. Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 về Quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư.
17. Chính phủ (2009), Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về
Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
18. Chính phủ (2009), Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 về Xử
phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai.
19. Chính phủ (2009), Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về Quản
lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
20. Chính phủ (2010), Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về Lập,
thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
21. Chính phủ (2010), Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về Quản lý
không gian kiến trúc cảnh quan đô thị.
22. Chính phủ (2010), Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về Quản lý
không gian xây dựng ngầm đô thị.
23. Chính phủ (2010), Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở.
24. Chính phủ (2013), Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 về Quản

lý đầu tư phát triển đô thị.


×