BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ PHƯỢNG
QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH
KHU ĐÔ THỊ MỚI VÂN CANH – HUYỆN HOÀI ĐỨC –
HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
Hà Nội, Năm 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ PHƯỢNG
KHÓA 2014 - 2016
QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH
KHU ĐÔ THỊ MỚI VÂN CANH – HUYỆN HOÀI ĐỨC –
HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS.NGUYỄN LÂN
Hà Nội, Năm 2016
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc và trân thành đến thầy giáo
GS.TS. Nguyễn Lân, người thầy đã dành rất nhiều thời gian và công sức hướng dẫn
cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Khoa sau Đại học, ban giám hiệu nhà
trường cùng các thầy, cô giáo Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã dạy dỗ và giúp
đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập.
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến các cơ quan, đồng nghiệp,
bạn bè và người thân đã tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong công việc,
cung cấp tài liệu, khích lệ và trao đổi ý kiến trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin trân thành cảm ơn!
Hà nội, tháng 06/2016
Tác giả Luận văn
Nguyễn Thị Phượng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ Quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu
đô thị mới Vân Canh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội là công trình nghiên cứu
khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả Luận văn
Nguyễn Thị Phượng
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Cụm từ viết tắt
BĐS
Bất động sản
BQL
Ban Quản lý
CĐT
Chủ đầu tư
QH
Quy hoạch
KĐT
Khu đô thị
KĐTM
Khu đô thị mới
GPMB
Giải phóng mặt bằng
GPXD
Giấy phép xây dựng
QHCT
Quy hoạch chi tiết
HTKT
Hạ tầng kỹ thuật
HTXH
Hạ tầng xã hội
QLXD
Quản lý xây dựng
KTCQ
Kiến trúc cảnh quan
QHC
Quy hoạch chung
ĐTM
Đô thị mới
TCXD
Tiêu chuẩn xây dựng
TĐC
Tái định cư
QLDA
Quản lý dự án
QHXD
Quy hoạch xây dựng
QLHC
Quản lý hành chính
QLĐT
Quản lý đô thị
KHCN
Khoa học công nghệ
DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Số hiệu
hình
Tên hình
Trang
Hình 1.1
Hình ảnh chụp tại KĐTM Văn Phú – Hà Đông
10
Hình 1.2
Hình ảnh chụp tại KĐTM Văn Phú – Hà Đông
12
Hình 1.3
Hình ảnh không gian công cộng tại KĐTM Văn Quán –
Hà Đông
13
Hình 1.4
Bản đồ vị trí và mối liên hệ vùng
16
Hình 1.5
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
17
Hình 1.6
Bản đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
26
Hình 1.7
Phối cảnh minh họa
26
Hình 1.8
Bản đồ QH tổng mặt bằng sử dụng đất
32
Hình 1.9
Một số hình ảnh hiện trạng tại KĐTM Vân Canh
34
Hình 2.1
Bản đồ định hướng phát triển không gian Hà Nội
40
Hình 2.2
Bản đồ QH phân khu S2
41
Hình 2.3
KĐT Phú Mỹ Hưng
65
Hình 2.4
Đô thị Singapore
68
Hình 2.5
Đô thị Pháp
69
Hình 2.6
Đô thị Canada
71
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Số hiệu
Tên sơ đồ, bảng biểu
Trang
Bảng 1.1
Tổng hợp số liệu hiện trạng sử dụng đất
18
Sơ đồ 2.1
Sơ đồ QLXD theo QH
50
Sơ đồ 2.2
Sơ đồ trình tự thực hiện xây dựng theo QH
56
Sơ đồ 2.3
Quy trình quản lý theo QH hiện nay
60
Sơ đồ 3.1
Sơ đồ các loại hình sử dụng đất
77
Sơ đồ 3.2
Hệ thống không gian xanh KĐTM Vân Canh
82
Sơ đồ 3.3
Tổ chức BQL khu vực phát triển đô thị
89
Sơ đồ 3.4
Sơ đồ mô hình quản lý KĐTM Vân Canh
90
Sơ đồ 3.5
Mô hình quản lý của BQL KĐTM Vân Canh
91
Sơ đồ 3.6
Mô hình tổ chức thực hiện mô hình đối tác công tư
96
Sơ đồ 3.7
Mô hình quản lý có tham gia của cộng đồng
99
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục hình minh họa
Danh mục sơ đồ, bảng biểu
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................................. 1
Lý do chọn đề tài: ................................................................................................................. 1
Mục đích nghiên cứu: .......................................................................................................... 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...................................................................................... 2
Nội dung nghiên cứu:........................................................................................................... 2
Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................................... 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ........................................................................... 3
Một số thuật ngữ............................................................................................................................... 3
PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................................................. 6
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY
HOẠCH KHU ĐÔ THỊ MỚI VÂN CANH, HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI ................. 6
1.1. Sự hình thành phát triển và tình hình quản lý xây dựng một số khu đô thị mới tại
Hà Nội. .................................................................................................................................. 6
1.1.1 Khái quát về sự hình thành và phát triển các Khu đô thị mới tại Hà Nội.6
1.1.2. Đánh giá những vấn đề tồn tại đối với việc phát triển và quản lý xây
dựng các khu đô thị mới trên địa bàn Thành phố Hà Nội. ............................... 8
1.2. Thực trạng về KĐTM Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội...............................15
a. Vị trí, giới hạn khu đất:............................................................................. 15
b. Quy mô đất đai: ........................................................................................ 16
c. Hiện trạng quản lý sử dụng đất: ................................................................ 17
e. Thực trạng quản lý các công trình Hạ tầng xã hội: .................................... 21
1.2.2.1. Nguyên tắc tổ chức KĐTM Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội .... 22
1.2.2.2. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của đồ án............................................. 23
1.2.2.3. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan:......................................... 25
1.2.3. Quy hoạch điều chỉnh tổng mặt bằng sử dụng đất:.............................. 27
1.3. Thực trạng công tác quản lý xây dựng theo Quy hoạch KĐTM Vân Canh tại
huyện Hoài Đức .................................................................................................................32
1.3.1. Thực trạng công tác triển khai xây dựng theo Quy hoạch ................... 32
1.3.2. Thực trạng công tác quản lý đất đai .................................................... 33
1.3.3. Thực trạng công tác quản lý công trình và kiến trúc cảnh quan........... 35
1.3.4. Thực trạng công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật...................................... 35
1.3.5. Thực trạng công tác quản lý các công trình HTXH ............................. 36
1.3.6. Thực trạng công tác quản lý vệ sinh môi trường ................................. 36
1.3.6. Thực trạng công tác quản lý hành chính đô thị. .................................. 37
1.4. Những vấn đề cần nghiên cứu trong công tác quản lý xây dựng theo Quy hoạch
Khu đô thị mới Vân Canh, huyện Hoài Đức....................................................................37
1.4.1Về công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch ...................................... 37
1.4.2. Về cơ chế chính sách .......................................................................... 38
CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO
QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ MỚI VÂN CANH, HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI 40
2.1. Cơ sở pháp lý ...........................................................................................................40
2.1.1. Các quy hoạch đã được phê duyệt ...................................................... 40
2.1.2. Các văn bản pháp lý của Nhà nước ..................................................... 42
2.2. Cơ sở lý luận ............................................................................................................49
2.1.1. Một số khái niệm khoa học liên quan: ................................................ 49
2.1.2. Cơ sở lý luận trong nước .................................................................... 51
2.2.3. Cơ sở lý luận nước ngoài .................................................................... 57
2.3. Các yếu tố tác động đến quản lý xây dựng theo quy hoạch KĐTM Vân
Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội. ................................................................... 58
2.3.1. Kinh tế thị trường, thị trường đất đai, bất động sản ............................. 58
2.3.2. Sự thay đổi tâm sinh lý của con người đối với không gian sống trong
điều kiện phát triển kinh tế xã hội................................................................. 59
2.3.3. Môi trường pháp lý và thủ tục hành chính: ......................................... 59
2.3.4. Trình độ dân trí:.................................................................................. 60
2.3.5. Tổ chức bộ máy quản lý: .................................................................... 61
2.3.6. Khoa học công nghệ ........................................................................... 62
2.3.7. Sự tham gia của cộng đồng ................................................................. 63
2.4. Bài học kinh nghiệm về Quản lý xây dựng theo quy hoạch. .................. 64
2.4.1. Kinh nghiệm trong nước ..................................................................... 64
2.4.2. Kinh nghiệm các nước trên thế giới .................................................... 66
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY
HOẠCH KHU ĐÔ THỊ MỚI VÂN CANH, HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI ..........73
3.1. Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý .............................................................73
3.1.1. Quan điểm .......................................................................................... 73
3.1.2. Mục tiêu của quản lý xây dựng theo quy hoạch: ................................. 74
3.1.3. Nguyên tắc ......................................................................................... 75
3.2. Các giải pháp quản lý xây dựng theo Quy hoạch KĐTM Vân Canh, huyện Hoài
Đức, Hà Nội........................................................................................................................76
3.2.1. Giải pháp cơ chế quản lý và sử dụng đất đai..........................................................76
3.2.2. Giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật...................................................... 79
3.2.3.Giải pháp về trình tự quản lý xây dựng theo quy hoạch. ...................... 80
3.2.4. Giải pháp kiến trúc, cảnh quan và trật tự đô thị................................... 81
3.2.5. Giải pháp quản lý môi trường. ............................................................ 84
3.2.6. Giải pháp về tổ chức bộ máy và mô hình thực hiện quản lý. ............... 85
3.2.7. Giải pháp về áp dụng mô hình đối tác công tư (PPP). ......................... 92
3.2.8. Giải pháp quản lý xây dựng theo QH có sự tham gia của cộng đồng. . 97
3.2.9. Giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý. ................... 100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................................101
1. Kết luận. ........................................................................................................................101
2. Kiến nghị.......................................................................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................104
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, dân số tăng nhanh nên nhu cầu về nhà ở
trên địa bàn Thủ đô Hà Nội ngày càng gia tăng. Hàng loạt các dự án nhà ở
thương mại bùng phát làm thị trường BĐS ở Hà Nội tăng mạnh. Không nằm
ngoài quy luật phát triển của Thành phố Hà Nội, huyện Hoài Đức nói riêng
hay khu vực Nam Sông Hồng nói chung đang có những bước chuyển mình
mạnh mẽ cả về kinh tế - văn hóa – xã hội.
Theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến
năm 2050, huyện Hoài Đức thuộc phạm vi đô thị trung tâm và có tiềm năng
để phát triển đô thị, làng nghề truyền thống, tập trung vào nguồn nhân lực vì
có sự kết nối với các làng nghề truyền thống các huyện khu vực xung quanh.
Với các đồ án quy hoạch phân khu đã được duyệt là động lực lớn để
huyện Hoài Đức phát triển đô thị đặc trưng. Bởi vậy mà trong mấy năm trở lại
đây, trên địa bàn huyện có rất nhiều dự án KĐTM lớn nhỏ, tạo nên một bộ
mặt mới hiện đại cho toàn huyện, thúc đẩy kinh tế phát triển vượt bậc.
Để các đồ án QHCT sớm đi vào hiện thực và đô thị Hoài Đức được hình
thành đúng như QH được phê duyệt thì công tác quản lý xây dựng theo QH
trên địa bàn huyện Hoài Đức là một trong những công tác trọng điểm để
huyện Hoài Đức phát triển đô thị ngày càng văn minh, hiện đại và giữ được
bản sắc đặc trưng riêng.
Tuy nhiên hiện nay việc quản lý xây dựng theo quy hoạch còn lỏng lẻo;
quá trình lập QH tính nghiên cứu xã hội học còn yếu; thiếu trầm trọng các
công trình HTXH …làm cho bộ mặt của các KĐTM huyện Hoài Đức nham
nhở, sử dụng đất đai chưa hợp lý … cần được nghiên cứu giải quyết.
Với những mục tiêu đó không chỉ cần sự nỗ lực của các cấp chính quyền
mà còn cần đưa ra những giải pháp đổi mới trong công tác quản lý. Vì vậy để
2
đạt được hiệu quả cao nhất thì trong công tác quản lý xây dựng theo quy
hoạch cần phải được giải quyết ngay từ đầu. Để dự án đi vào thực tế như ý
tưởng thiết kế của đồ án thì việc quản lý xây dựng theo quy hoạch là vấn đề
hết sức quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy việc nghiên cứu thực hiện đề tài:
"Quản lý xây dựng theo Quy hoạch Khu đô thị mới Vân Canh, huyện Hoài
Đức, Hà Nội" là rất quan trọng và cấp bách nhằm tạo dựng một Khu nhà ở
mới khang trang, hiện đại, đồng bộ về HTKT, HTXH là phù hợp với yêu cầu
của thực tiễn và nhu cầu phát triển đô thị hiện đại.
Ngoài ra đây cũng là một địa bàn cụ thể để áp dụng các kiến thức mà
tôi đã được học. Do các lý do nêu trên nên tôi chọn đề tài "Quản lý xây dựng
theo Quy hoạch Khu đô thị mới Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội" để
nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý xây dựng theo QH KĐTM Vân
Canh, huyện Hoài Đức.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn chỉnh những nội dung về nâng cao
hiệu quả công tác QLXD để dự án KĐTM Vân Canh – huyện Hoài Đức được
triển khai đúng theo quy hoạch đã được phê duyệt.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý xây dựng theo Quy hoạch KĐTM
Vân Canh – huyện Hoài Đức, Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: KĐTM Vân Canh – huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Nội dung nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng quản lý xây dựng theo quy hoạch KĐTM Vân
Canh, huyện Hoài Đức. Phân tích và nêu ra các vấn đề cần nghiên cứu giải
quyết.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn của đề tài.
3
- Đề xuất giải pháp QLXD theo QH KĐTM Vân Canh – huyện Hoài
Đức, Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thống kê, điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp dự báo.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp và đề xuất giải pháp.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Đề tài nghiên cứu đưa ra các lý luận QLXD theo QH nhằm góp phần
nâng cao hơn về mặt lý thuyết trong việc QLXD theo QH các KĐTM nhằm:
+ Đảm bảo chất lượng ở đồng bộ, ổn định đáp ứng nhu cầu sinh hoạt
ngày càng cao, nhất là đối với các đô thị lớn như Thủ đô Hà Nội và tiến tới
việc hình thành, phát triển đơn vị ở bền vững.
+ Góp phần cải thiện đời sống cộng đồng trong các KĐT, khai thác tối
đa giá trị và hiệu quả vai trò nhà ở, các công trình hạ tầng trong đô thị.
- Đề tài nêu lên các giải pháp cụ thể giải quyết các tồn tại hiện nay góp
phần xây dựng KĐTM Vân Canh, huyện Hoài Đức theo đúng QH. Đây là một
đóng góp trong thực tiễn của đề tài.
Một số thuật ngữ
* Khu đô thị mới: Là dự án đầu tư xây dựng một khu đô thị đồng bộ có
hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khu dân cư và các
công trình dịch vụ khác, được phát triển nối tiếp đô thị hiện có hoặc hình
thành khu đô thị tách biệt, có ranh giới và chức năng được xác định phù hợp
với quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt; khu đô thị mới có địa giới hành chính thuộc một tỉnh.
* Khu vực phát triển đô thị: là một khu vực được xác định để đầu tư
4
phát triển đô thị trong một giai đoạn nhất định. Khu vực phát triển đô thị bao
gồm: Khu vực phát triển đô thị mới, khu vực phát triển đô thị mở rộng, khu
vực cải tạo, khu vực bảo tồn, khu vực tái thiết đô thị, khu vực có chức năng
chuyên biệt; Khu vực phát triển đô thị có thể gồm một hoặc nhiều khu chức
năng đô thị. Khu vực phát triển đô thị có thể thuộc địa giới hành chính của
một hoặc nhiều tỉnh, thành phố. Khu vực phát triển đô thị có thể bao gồm một
hoặc nhiều dự án đầu tư phát triển đô thị.
* Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị: là dự án đầu tư xây dựng các công
trình (có thể bao gồm: Nhà ở, hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng...) trên
một khu đất được giao trong khu vực phát triển đô thị theo quy hoạch được
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
* Chủ đầu tư: là tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc người được giao
quản lý, sử dụng vốn để thực hiện đầu tư dự án đầu tư phát triển đô thị.
- Chủ đầu tư cấp 1: là chủ đầu tư được Nhà nước giao thực hiện dự án
đầu tư phát triển đô thị, chủ đầu tư cấp 1 có thể là:
+ Các cơ quan quản lý Nhà nước có chức năng;
+ Ban quản lý khu vực phát triển đô thị; các Ban quản lý đầu tư xây
dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao;
+ Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hợp tác xã;
+ Các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp đủ điều kiện theo quy định
của pháp luật.
- Chủ đầu tư thứ cấp là chủ đầu tư cấp 2 hoặc chủ đầu tư các cấp tiếp
theo tham gia đầu tư vào dự án đầu tư phát triển đô thị thông qua việc thuê,
giao hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng thuộc dự án
đầu tư phát triển đô thị để đầu tư xây dựng công trình.
*Khái niệm cảnh quan: Tùy theo mỗi ngành có một cách quan niệm
khác nhau về cảnh quan. Theo các nhà KTCQ:
5
* Phong cảnh: Là một không gian hạn chế, mở ra những điểm nhất
định.Đó là những thành phần thiên nhiên và nhân tạo mang đến cho con người
những cảm xúc và tâm trạng khác nhau như: Sông núi, làng mạc, phố xá,...
* Cảnh quan: theo các nhà địa lý cảnh quan là bộ phận của bề mặt trái
đất, có những đặc điểm riêng về địa hình, khí hậu, thủy văn, đất đai,....nó
phân biệt hẳn với những khu vực xung quanh.
Con người chịu tác động của môi trường cảnh quan thông qua tất cả
các giác quan (chủ yếu là thị giác). Môi trường này được hình thành do hệ quả
tác động tương hỗ của các thành phần cảnh quan. Hệ thống mối quan hệ này
đã tạo nên nét đặc trưng cho mỗi vùng với kiểu cảnh quan khác nhau. Tùy
theo cách phân loại mà ta có các loại cảnh quan như: Cảnh quan đô thị, cảnh
quan nông thôn hay cảnh quan biển, cảnh quan núi, đồng bằng.
* Xây dựng theo quy hoạch: Là hoạt động định hướng của con người
tác động vào môi trường nhân tạo để làm cân bằng mối quan hệ qua lại giữa
các yếu tố thiên nhiên và nhân tạo, tạo nên sự tổng hòa giữa chúng. Xây dựng
theo quy hoạch là một môn khoa học tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực
chuyên ngành khác nhau (QH không gian, QH hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc
công trình, điêu khắc hội họa,...) nhằm đáp ứng các yêu cầu về công năng,
thẩm mỹ, môi trường sống, làm việc, nghỉ ngơi của con người.
* Cảnh quan đô thị: Là môi trường nhân tạo và là hình ảnh của con người
thu nhận được qua tiếp xúc với không gian đô thị. Cảnh quan đô thị bao gồm:
Cảnh quan thiên nhiên, công trình xây dựng và hoạt động của con người.
THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Việc hình thành các KĐTM trong quá trình đô thị hóa và phát triển đô
thị đóng vai trò rất quan trọng, nhằm tạo những hạt nhân cho việc phát triển
kinh tế, thu hút lao động, tạo môi trường sống và sinh hoạt tốt hơn cho người
dân. Việc hình thành các KĐTM là quá trình dài song song với quá trình đầu
tư, quản lý, khai thác sử dụng và vận hành QLHC. Tuy nhiên hệ thống văn
bản pháp luật hiện nay đang trong qúa trình xây dựng và hoàn thiện do đó
chưa điều tiết hết các vấn đề đang diễn ra trong quá trình đầu tư và phát triển
KĐTM và cần sớm được bổ sung để triển khai một cách hiệu quả.
Trên thực tế việc QLXD theo QH, kế hoạch, đảm bảo tiến độ, đáp ứng
nhu cầu sử dụng của người dân khi về sinh sống tại các KĐTM còn nhiều hạn
chế gây ra bức xúc và xung đột giữa CĐT, các cơ quan chức năng và đặc biệt
là những người dân sinh sống trong KĐTM.
Nhưng năm gần đây, công tác QLXD theo QH tuy đã đạt được những
kết quả tích cực nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập. Do đó cần phải được
nhìn nhận là một vấn đề khoa học về quản lý, phải được đổi mới. Đánh giá về
sự phát triển của các đô thị ở Việt Nam thì phần lớn còn thiếu kinh nghiệm
trong việc quản lý thực hiện xây dựng theo QH, tình trạng xây dựng lộn xộn,
chồng chéo và không tuân thủ theo đúng QH và quy định quản lý, không phát
huy được sức mạnh của cộng đồng trong việc quản lý.
Nhận thức được vấn đề này, việc nghiên cứu QLXD theo QH KĐTM
Vân Canh để triển khai đồng bộ theo QH được duyệt, cải thiện bộ mặt đô thị,
cải thiện môi trường sống của nhân dân là rất cần thiết và cấp bách nhằn đề
xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác QLXD KĐTM Vân
Canh.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác QLXD theo QH tại thành phố
102
Hà Nội và KĐTM Vân Canh, đánh giá những tồn tại, nguyên nhân và nghiên
cứu cơ sở khoa học về các yếu tố xã hội, yếu tố kinh tế thị trường, thị trường
đất đai và thị trường BĐS và học tập, rút kinh nghiệm thực tiễn trong công tác
QLXD tại thành phố lớn có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý và phát
triển đô thị như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, luận văn đề
xuất 09 giải pháp để thực hiện việc quản lý nhằm góp phần để KĐTM Vân
Canh được triển khai đồng bộ, hoàn thiện theo tiến độ, cải thiện bộ mặt đô thị,
tạo môi trường sống thu hút người dân đến sịnh sống ổn định và bền vững.
2. Kiến nghị.
Để thực hiện công tác quản lý và triển khai các giải pháp QLXD KĐTM
Vân Canh tại xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội thì các tổ chức,
đơn vị và cơ quan quản lý phải triển khai các nội dung cụ thể như sau:
- Chính phủ và các Bộ, ngành sớm ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật (Luật, nghị định, thông tư, ...) để triển khai thực hiện mô hình QL
đối tác công - tư;
- UBND TP Hà Nội:
+ Giao Sở Xây dựng sớm lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị
thành phố Hà Nội để trình Bộ Xây dựng thẩm định và báo cáo Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt làm cơ sở để thành lập Ban Quản lý phát triển đô thị TP
Hà Nội;
+ Giao Sở KH&ĐT căn cứ các quy định của pháp luật về việc triển
khai mô hình QL công – tư để hướng dẫn địa phương và các đơn vị triển khai
thực hiện;
+ Giao các Sở, ngành liên quan (Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường,
Kế hoạch và Đầu tư,...) tăng cường năng lực quản lý, nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ; giám sát việc thực hiện đầu tư của đơn vị CĐT trong
103
quá trình triển khai dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi đưa vào khai thác
sử dụng;
+ Giao UBND huyện Hoài Đức tăng cường công tác kiểm tra giám sát,
xử lý các vi phạm thuộc thẩm quyền do mình quản lý; những trường hợp
không đủ thẩm quyền xử lý phải báo cáo UBND TP và các cơ quan có thẩm
quyền để xử lý kịp thời; thành lập Ban giám sát cộng đồng để giám sát các
hoạt động đầu tư xây dựng và sử dụng trong KĐT đảm bảo tuân thủ theo QH
và các quy định hiện hành;
- Chủ đầu tư KĐTM Vân Canh thành lập Ban quản lý KĐTM Vân
Canh để thực hiện công tác quản lý trong việc đầu tư xây dựng, cải tạo sửa
chữa và vận hành KĐTM Vân Canh hoạt động đúng tính chất, chức năng và
tuân thủ QH được duyệt.
104
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội (2009), Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12.
2. Chính phủ (2013), Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 về quản lý
chất lượng công trình xây dựng
3. Chính phủ (2013), Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 về quản
lý đầu tư phát triển đô thị .
4. Chính phủ (2010), Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập,
thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
5. Chính phủ (2010), Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về quản
lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
6. Chính phủ (2010), Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về quản
lý không gian xây dựng ngầm đô thị.
7. Chính phủ (2009), Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 về xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản,
khai thác, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng
kỹ thuật, quản lý phát triển nhà và công sở.
8. Chính phủ (2009), Nghị định số 79/2009/NĐ-CP ngày 28/9/2009 về quản
lý chiếu sáng đô thị.
9. Chính phủ (2007), Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 về Quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật xây dựng về xử lý vi
phạm trật tự đô thị.
10. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của
Bộ Xây dựng về quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị.
11. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 19/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng về
hướng dẫn lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.
12. Bộ Xây dựng (2008), Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008
về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng”.
105
13. Bộ Xây dựng (2007), Chỉ thị số 02/CT-BXD ngày 01/02/2007 về việc đẩy
mạnh công tác cấp giấy phép xây dựng và tăng cường quản lý trật tự xây
dựng đô thị.
14. Bộ Xây dựng (2000), Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4449:1987, NXB XD
15. Thủ tướng Chính phủ (2007), Chỉ thị số 14/2007/CT-TTg ngày 16/3/2007
về tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng tại các đô thị.
16. Nguyễn Thế Bá (2004), “Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị”, NXB
Xây dựng.
17. TS.Nguyễn Đình Bồng & PGS. TS. KTS Đỗ Hậu (2005),Giáo trình: Quản
lý đất đai và bất động sản đô thị, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.
18. TS.KTS.Lê Trọng Bình (2006), “Luật và chính sách quản lý xây dựng đô
thị Hà Nội”, NXB Xây dựng.
19. Đào Ngọc Nghiêm (2008), “Thực trạng và yêu cầu mới để phát triển các
Khu đô thị mới tại Hà Nội”, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội.
20. Trần Trọng Hanh (2007), “Công tác thực hiện Quy hoạch xây dựng đô
thị”, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội
21. Đỗ Hậu (2008), “Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của cộng
đồng”, NXB Xây dựng.
22. Nguyễn Tố Lăng “Một số bài học kinh nghiệm nước ngoài về quản lý đô
thị” (tài liệu tham khảo, giảng dạy).
23. Phạm Trọng Mạnh (2005), “Quản lý đô thị”, NXB Xây dựng.
24. Hàn Tất Ngạn (2008), “Kiến trúc cảnh quan”, NXB Xây dựng.
25. Nguyễn Đăng Sơn (2005), “Phương pháp tiếp cận mới về quy hoạch và
quản lý đô thị”, NXB Xây dựng.
26. Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội
27. Trang Web: www.moc.gov.vn, của Bộ Xây dựng.
28. Trang Web: www.google.com