Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Thực trạng thực hiện quy trình sàng lọc khiếm thính bẩm sinh ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ THANH HIỀN

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TRÌNH
SÀNG LỌC KHIẾM THÍNH BẨM SINH Ở TRẺ SƠ SINH
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI, NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

HÀ NỘI, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ THANH HIỀN

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TRÌNH
SÀNG LỌC KHIẾM THÍNH BẨM SINH Ở TRẺ SƠ SINH
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI, NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

1. TS. NGUYỄN DUY ÁNH

2. PGS.TS. LÃ NGỌC QUANG


HÀ NỘI, 2017


i

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................. v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ vi
TÓM TẮT ................................................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀ I LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Một số khái niệm ............................................................................................ 4
1.2. Giải phẫu, sinh lý của tai ............................................................................... 4
1.2.1. Giải phẫu của tai ......................................................................................4
1.2.2. Chức năng của tai ....................................................................................5
1.2.3. Sinh lý và cơ chế nghe .............................................................................6
1.3. Các nguyên nhân gây khiếm thính bẩm sinh .............................................. 7
1.3.1. Các nguyên nhân trước sinh ...................................................................7
1.3.2. Các nguyên nhân trong và ngay sau sinh ...............................................8
1.4. Quy trình sàng lọc khiếm thính bẩm sinh ................................................... 9
1.4.1. Quy trình sàng lọc khiếm thính bẩm sinh tại Việt Nam.........................9
1.4.2. Quy trình sàng lọc khiếm thính bẩm sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
...........................................................................................................................15
1.5. Thực trạng khiếm thính bẩm sinh .............................................................. 22
1.5.1. Trên thế giới ...........................................................................................23
1.5.2. Tại Việt Nam ..........................................................................................25
KHUNG LÝ THUYẾT ........................................................................................... 26
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 28

2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 28
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn: .............................................................................28
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................................28
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu .................................................................. 28
2.3. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 28


ii

2.4. Cỡ mẫu .......................................................................................................... 28
2.4.1. Cỡ mẫu cho phương pháp định lượng ..................................................28
2.4.2. Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính ........................................................29
2.5. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................... 30
2.5.1. Phương pháp chọn mẫu định lượng .....................................................30
2.5.2. Phương pháp chọn mẫu định tính ........................................................30
2.6. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................... 31
2.6.1. Phương pháp thu thập số liệu định lượng ............................................31
2.6.2. Phương pháp thu thập số liệu định tính ...............................................31
2.7. Công cụ và biến số nghiên cứu .................................................................... 32
2.7.1. Công cụ nghiên cứu ...............................................................................32
2.7.2. Biến số nghiên cứu định lượng .............................................................33
2.7.3. Biến số nghiên cứu định tính ................................................................36
2.8. Xử lý và phân tích số liệu ............................................................................ 36
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................... 37
2.10. Hạn chế của nghiên cứu và các biện pháp khắc phục ............................ 38
2.10.1. Hạn chế .................................................................................................38
2.10.2. Cách khắc phục ....................................................................................38
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 39
3.1. Thông tin chung về trẻ và sản phu ̣ ............................................................. 39
3.1.1. Thông tin chung về trẻ sơ sinh ..............................................................39

3.1.2. Thông tin chung về sản phụ ..................................................................40
3.2. Thực trạng thực hiện quy trình khám sàng lọc khiếm thính bẩm sinh .. 44
3.2.1. Phản hồi của sản phụ về việc thực hiện quy trình trước sàng lọc khiếm
thính bẩm sinh ..................................................................................................44
3.2.2. Phản hồi của sản phụ về việc thực hiện quy trình trong sàng lọc khiếm
thính bẩm sinh ..................................................................................................45
3.2.3. Phản hồi của sản phụ về việc thực hiện quy trình sau sàng lọc khiếm
thính bẩm sinh ..................................................................................................47


iii

3.2.4. Phản hồi chung của sản phụ về việc thực hiện quy trình khám sàng lọc
khiếm thính bẩm sinh ......................................................................................48
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng thực hiện quy trình khám sàng
lọc khiếm thính bẩm sinh của NVYT ................................................................ 49
3.3.1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị ..................................................................49
3.3.2. Nhân viên y tế .........................................................................................50
Chương 4: BÀN LUẬN ........................................................................................... 54
4.1. Thông tin chung............................................................................................ 54
4.1.1 Thông tin chung về trẻ sơ sinh và sản phụ ............................................54
4.1.2 Thông tin chung về kết quả khám sàng lọc khiếm thính bẩm sinh ......54
4.2 Phản hồi của sản phụ về việc thực hiện quy trình trước khám sàng lọc
khiếm thính bẩm sinh ......................................................................................... 55
4.2.1. Trước khám sàng lọc khiếm thính bẩm sinh ........................................55
4.2.2. Thực hiện sàng lọc khiếm thính bẩm sinh ...........................................56
4.2.3. Thông báo kết quả và tư vấn sau sàng lọc khiếm thính bẩm sinh ......58
4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng thực hiện quy trình khám sàng
lọc khiếm thính bẩm sinh của NVYT ................................................................ 60
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 63

KHUYẾN NGHỊ...................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 65
Phụ lục 1: PHIẾU ĐIỀU TRA ............................................................................... 68
Phụ lục 2: Phỏng vấn sâu Lãnh đạo bệnh viện..................................................... 75
Phụ lục 3: Phỏng vấn sâu Trưởng phòng NC - KH ............................................. 77
Phụ lục 4: Phỏng vấn sâu Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp ........................ 79
Phụ lục 5: Phỏng vấn sâu nhân viên y tế............................................................... 81
Phụ lục 6: Thảo luận nhóm nhân viên y tế ........................................................... 83
Phụ lục 7: Phỏng vấn sâu sản phụ ......................................................................... 85


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ABR

Phương pháp đo đáp ứng thính giác thân não

CSNB

Chăm sóc người bệnh

KTBS

Khiếm thính bẩm sinh

NCĐG

Nghiên cứu đánh giá


NVYT

Nhân viên y tế

OAE

Phương pháp đo âm ốc tai

PVS

Phỏng vấn sâu

TLN

Thảo luận nhóm

UBND

Ủy ban nhân dân

WHO

Tổ chức Y tế thế giới


v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Các thông tin chung về trẻ sơ sinh (n=213) ..............................................39
Bảng 3.2. Các thông tin chung về sản phụ (n=213) ..................................................40

Bảng 3.3. Sản phu ̣ biế t thông tin về sàng lọc khiếm thính bẩm sinh (n=213) ..........41
Bảng 3.4. Chăm sóc trong thời gian mang thai (n=213) ...........................................42
Bảng 3.5. Sản phụ mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ, tiền sử gia đình và lần sinh
con hiện tại (n=213) ..................................................................................................43
Bảng 3.6. Phản hồi của sản phụ trong từng tiểu mục trước sàng lọc khiếm thính bẩm
sinh (n=213) ..............................................................................................................44
Bảng 3.7. Đánh giá của sản phụ trong từng tiểu mục trong sàng lọc khiếm thính bẩm
sinh (n=213) ..............................................................................................................45
Bảng 3.8. Đánh giá của sản phụ trong từng tiểu mục sau sàng lọc khiếm thính bẩm
sinh (n=213) ..............................................................................................................47
Bảng 3.9. Đánh giá chung của sản phụ về thực trạng chung thực hiện quy trình khám
sàng lọc khiếm thính bẩm sinh của NVYT đối với từng yếu tố (n=213) .................48


vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ đánh giá chung của sản phụ về thực trạng thực hiện quy trình khám
sàng lọc khiếm thính bẩm sinh của NVYT ...............................................................48


vii

TÓM TẮT
Khiếm thính nếu không phát hiện và can thiệp sớm sẽ làm trẻ không nói được,
không giao tiếp được, ngôn ngữ và trí tuệ không phát triển, tính tình thay đổi… điều
đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của trẻ. Ngày nay trên thế giới, nhiều nước
đã thực hiện chương trình sàng lọc khiếm thính trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tuổi. Sàng
lọc kiếm thính là phương pháp kiểm tra an toàn, được thực hiện trong thời rất ngắn.
Có hai phương pháp được sử dụng: Đo điện thính giác thân não (ABR) và/hoặc đo

âm truyền ốc tai (OAE). Theo số liệu thống kê năm 2015, bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
thực hiện khám sàng lọc khiếm thính sơ sinh 38.331 ca chiếm tỷ lệ 83,5% tổng số trẻ
sơ sinh tại bệnh viện. Trong đó phát hiện 306 (0,8%) ca mắc khiếm thính bẩm sinh
và có đến 6.886 ca không thực hiện sàng lọc.
Để trả lời cho câu hỏi thực trạng thực hiện quy trình sàng lọc khiếm thính sơ
sinh tại bệnh viện như thế nào và làm sao để thực hiện tốt quy trình đáp ứng được
mục tiêu của bệnh viện là 100% trẻ sơ sinh trước khi xuất viện đều được tầm soát
khiếm thính chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng thực hiện quy trình sàng lọc
khiếm thính bẩm sinh ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, năm 2016” với hai
mục tiêu: Mô tả phản hồi của sản phụ về việc thực hiện quy trình sàng lọc khiếm
thính bẩm sinh ở trẻ sơ sinh và một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quy trình
sàng lọc khiếm thính bẩm sinh ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2016”.
Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2016
tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có
phân tích, kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng trên 213 sản phụ mới sinh con
tại bệnh viện và 8 cán bộ y tế của bệnh viện.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc khiếm thính bẩm sinh năm 2015 là
0,8%. Hiện nay bệnh viện chưa có ban hành quy trình chuẩn trong sàng lọc khiếm
thính bẩm sinh dẫn đến việc NVYT thực hiện chưa tốt trong tất cả các bước của quy
trình hiện tại.
Từ kết quả trên chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị như sau: Bệnh viện cần
xây dựng và hoàn thiện quy trình chuẩn trong khám sàng lọc khiếm thính bẩm sinh,
tổ chức các lớp học thường quy về thực hiện quy trình khám sàng lọc khiếm thính


viii

bẩm sinh cho nhân viên y tế. Đối với NVYT, cần thực hiện đúng chức trách, nhiệm
vụ, chuyên môn của bệnh viện đề ra trong quy trình khám sàng lọc khiếm thính bẩm
sinh, thường xuyên trau dồi và cập nhật kiến thức chuyên môn liên quan đến khiếm

thính bẩm sinh.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2012, trên thế
giới có khoảng 360 triệu người khiếm thính chiếm 5,3% dân số, trong đó khu vực
Đông Nam Á có tỷ lệ người khiếm thính chiếm 27%. WHO cũng ước tính số người
khiếm thính trên 14 tuổi là 328 triệu người và 32 triệu trẻ em dưới 14 tuổi. Khiếm
thính sơ sinh xảy ra ở tỷ lệ 1/1000 – 1/2000 trẻ sơ sinh, riêng trong nhóm trẻ có nguy
cơ cao như những trẻ sinh ra từ các bà mẹ mắc một số bệnh lý khi mang thai như:
rubella, giang mai, herpes,… những trẻ có tiền sử gia đình có người bị điếc, trẻ đẻ
non hoặc sinh nhẹ cân, có các dấu hiệu của suy hô hấp sau đẻ và phải thông khí hỗ
trợ kéo dài, trẻ bị vàng da do tăng bilirubin, viêm màng não,... thì tỷ lệ trẻ sơ sinh
khiếm thính có thể rất cao, từ 1/50 trẻ đến 1/25 trẻ sơ sinh [27].
Tỷ lệ trẻ sơ sinh khiếm thính nặng và sâu trên thế giới cũng như ở Việt Nam
hiện nay khoảng 0,1-0,2%, trẻ khiếm thính nhẹ và vừa là 0,3-0,4%. Trẻ không nghe
được nếu không phát hiện và can thiệp sớm sẽ không nói được, không giao tiếp được,
ngôn ngữ và trí tuệ không phát triển, tính tình thay đổi… điều đó đã ảnh hưởng rất
nhiều đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Vì vậy, ngày nay trên thế giới, nhiều nước
đã thực hiện chương trình tầm soát khiếm thính trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tuổi. Đi tiên
phong trong vấn đề này là: Mỹ, Úc, Hà Lan, Anh, Pháp, Đan Mạch,… Ở các nước
này, gần như 100% trẻ sơ sinh trước khi rời nhà hộ sinh đều được tầm soát khiếm
thính [7-8].
Sàng lọc khiếm thính ở trẻ sơ sinh giúp phát hiện, can thiệp và điều trị sớm
các bệnh khiếm thính ở trẻ sơ sinh nhằm giúp cho trẻ sơ sinh tránh được những hậu
quả nặng nề về thể chất và trí tuệ, giảm thiểu số người tàn tật trong cộng đồng, góp
phần nâng cao chất lượng dân số [5, 8].
Với mục tiêu của chương trình sàng lọc khiếm thính quốc gia là sàng lọc cho

100% trẻ sinh ở bệnh viện trước khi xuất viện hoặc vào khoảng một tháng tuổi, vì
vậy những năm gần đây quy trình sàng lọc khiếm thích sơ sinh đã được xây dựng và
áp dụng trên phạm vi toàn quốc[12]. Theo số liệu thống kê năm 2015, tổng số trẻ sinh
tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội là 45.905, trong đó mổ lấy thai là 27.097 ca. Số trẻ
thực hiện khám sàng lọc khiếm thính sơ sinh là 38.331 chiếm tỷ lệ 83,5%. Số trẻ sơ


2

sinh sau khi sàng lọc phát hiện bị khiếm thính là 306 ca, chiếm tỷ lệ 0,8%. Theo đánh
giá chủ quan của bệnh viện, trong quá trình thực hiện khám sàng lọc khiếm thính bẩm
sinh cho trẻ gặp một số khó khăn, như: việc triển khai quy trình trong khám sàng lọc
khiếm thính sơ sinh chưa thực sự được quan tâm; Hiểu biết của sản phụ về khiếm
thính sơ sinh còn hạn chế do chưa cập nhật được nhiều thông tin về khiếm thính ở trẻ
sơ sinh là một khuyết tật ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ,... Chính vì điều này
vẫn còn một số sản phụ khi sinh tại bệnh viện không làm sàng lọc khiếm thính bẩm
sinh cho trẻ [1-2].
Câu hỏi được đặt ra ở đây thực trạng quy trình sàng lọc khiếm thính sơ sinh
tại bệnh viện như thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sản phụ đồng ý cho trẻ
tham gia sàng lọc KTBS là gì? Làm sao để thực hiện tốt được mục tiêu 100% trẻ sơ
sinh trước khi xuất viện đều được tầm soát khiếm thính bẩm sinh? Để trả lời các câu
hỏi này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng thực hiện quy trình sàng lọc
khiếm thính bẩm sinh ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, năm 2016”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả phản hồi của sản phụ về việc thực hiện quy trình sàng lọc khiếm thính bẩm
sinh ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2016.

2. Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quy trình sàng lọc khiếm thính
bẩm sinh ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2016.


4
Chương 1: TỔNG QUAN TÀ I LIỆU
1.1. Một số khái niệm
Khiếm thính bẩm sinh là tình trạng bệnh lý mất hoàn toàn khả năng nghe hoặc
suy giảm thính ở nhiều mức độ khác nhau ngay từ 0-28 ngày tuổi tuổi của giai đoạn
sơ sinh [8].
Trong y khoa khiếm thính bẩm sinh là tình trạng mất hoặc giảm thính ở nhiều
mức độ, từ nhẹ đến điếc đặc ở một hoặc hai tai. Bình thường, trẻ em có thể nghe được
âm thanh trong khoảng 0-25 decibel, khiếm thính là khi trẻ sơ sinh không nghe được
ở ngưỡng này. Những trẻ khiếm thính ngay sau khi sinh hoặc rất sớm trong những
năm đầu đời thường không có khả năng phát triển ngôn ngữ bình thường và kết quả
là không nói được (“câm” là hệ quả thứ phát của “điếc”) [24].
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới: Trẻ sinh đủ tháng là trẻ có tuổi thai
đã phát triển trong tử cung là 38 - 42 tuần tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối tới lúc
đẻ. Trẻ đẻ non là trẻ ra đời trước thời hạn bình thường trong tử cung, có tuổi thai từ
28 đến 37 tuần. Trẻ sơ sinh là trẻ em được tính từ lúc sinh ra cho đến khi được 28
ngày đầu đời, trẻ sơ sinh được tính bao gồm cả trẻ sinh đủ tháng và trẻ sinh thiếu
tháng sau khi lọt lòng mẹ [2].
1.2. Giải phẫu, sinh lý của tai
1.2.1. Giải phẫu của tai
Tai ngoài: gồm có vành tai, ống tai ngoài và màng nhĩ. Không khí xung quanh
chúng ta truyền âm thanh bằng sóng âm. Phần tai ngoài thu thập những sóng âm này
và truyền chúng vào ống tai.
Tai giữa: một chuỗi 3 xương nhỏ là xương búa, xương đe và xương bàn đạp.
Màng nhĩ ở cuối ống tai rung lên khi tiếp nhận các sóng âm. Sóng âm được truyền từ
màng nhĩ lên chuỗi ba xương nhỏ. Khi những cái xương này rung lên và di chuyển,

chúng sẽ truyền sóng âm vào tai trong.
Tai trong: gồm ốc tai, hệ thống tiền đình và thần kinh thính giác. Ốc tai là cơ
quan thính giác có hình xoắn ốc và trông giống như vỏ ốc. Trong ốc tai chứa đầy chất
lỏng và hàng ngàn tế bào lông cảm giác nhỏ li ti. Những tế bào lông cảm giác này
chuyển đổi tất cả rung động âm thanh từ tai giữa truyền vào thành các tín hiệu điện


5

vốn đi dọc theo các dây thần kinh thính giác lên tới não để được xử lý. Âm thanh sẽ
được vành tai thu nhận truyền qua ống tai ngoài đến màng nhĩ, âm thanh chạm vào
màng nhĩ làm màng nhĩ rung động, sự rung động này chuyền qua chuỗi xương con
đến ốc tai và làm cho dịch trong ốc tai chuyển động. Sự chuyển động của nước nội
dịch làm cho các tế bào lông chuyển động từ đó tạo ra các tín hiệu điện rất nhỏ, những
tín hiệu điện này kích thích thần kinh thính giác. Các tế bào lông nằm ở đỉnh ốc tai
tạo ra những thông tin âm trầm và các tế bào lông nằm ở đáy ốc tai tạo ra những thông
tin âm cao. Các tín hiệu điện được truyền qua thần kinh thính giác đến não. Não có
bộ phận phân tích những tín hiệu điện này thành các âm [8, 12].
1.2.2. Chức năng của tai
Chức năng thăng bằng: Tiền đình và các ống bán khuyên là nơi có các đầu mút
sợi thần kinh nhận cảm về sự thay đổi áp suất chất nội dịch trong tai rồi truyền theo
thần kinh tiền đình lên thần kinh trung ương để thực hiện chức năng thăng bằng.
Magnus chia thành hai loại thăng bằng:
Thăng bằng tư thế: Thăng bằng tư thế do tiền đình đảm nhiệm, các bộ phận
nhận cảm trong tiền đình có liên quan với trương lực cơ và phản xạ trọng lượng cơ
thể đè lên hai bàn chân gây phản xạ thăng bằng trong tư thế đứng.
Thăng bằng chỉnh thế: Khi thực hiện những động tác phức tạp làm chuyển
động nội dịch trong các ống bán khuyên. Các ống này được sắp xếp 3 chiều khác
nhau trong không gian. Khi thay đổi tư thế thì các chất dịch này chuyển động theo
hướng ngược lại với động tác, nên người ta sẽ nhận biết được sự thay đổi.

Chức năng thính giác: Tính chất vật lý của tiếng động, tiếng động là sự chuyển
động của sóng âm trong các môi trường: khí, lỏng, rắn, trong chất khí và lỏng, sóng
âm chuyển động theo chiều dài, còn trong chất rắn thì chuyển động theo cả hai chiều:
dài và ngang. Tốc độ sóng âm trong chất khí: 340m/giây, trong nước: 1460m/giây.
Khả năng phân biệt của tai người có thể phân biệt được 34.000 âm thanh khác nhau,
nhưng quy ra 3 loại chính:
- Âm độ: là độ cao của âm, tính tần số dao động bằng Herzt (Hz) trong 1 giây.
Tai người chỉ nghe được trong phạm vi lớn hơn 16Hz và nhỏ 20.000 Hz (cao quá
hoặc thấp quá thì không nghe được).


6

- Cường độ: tính bằng Watt/cm2. Đơn vị của cường độ sóng âm là bel = 10-6
Watt/cm2. Tính cường độ là decibel (Db). Cường độ âm yếu hoặc mạnh quá thì cũng
không nghe được, mạnh quá sẽ gây cảm giác đau tai, có khi rách màng nhĩ [7, 12].
1.2.3. Sinh lý và cơ chế nghe
Bình thường, tín hiệu âm trong môi trường được vành tai khu trú truyền qua
ống tai ngoài rồi dọi vào màng nhĩ. Rung động màng nhĩ được truyền đến đế bàn đạp
qua hệ thống xương con gắn vào màng nhĩ. Hoạt động đế đạp làm di chuyển ngoại
dịch rồi nội dịch làm thay đổi áp lực trong dịch mê nhĩ cho màng đáy hoạt động: làm
chuyển động các lông mao của tế bào lông trong và lông ngoài gây hiện tượng khử
cực trong tế bào lông ốc tai, giải phóng các chất trung gian hóa học ở đáy tế bào lông
ốc tai tạo điện thế hoạt động hình thành nên xung điện thần kinh hướng tâm về tế bào
hạch xoắn rồi đi vào trụ ốc tai; từ đáy trụ ốc tai các sợi thần kinh hướng tâm sẽ tập
trung lại thành phần ốc tai của dây thần kinh VIII qua thân não lên vỏ não. Cơ quan
Corti và các tế bào giác quan và dây thần kinh thính giác làm nhiệm vụ tiếp nhận âm
thanh và truyền lên não qua 5 chặng neuron. Mỗi kích thích âm thanh nghe được từ
một tai được truyền lên cả 2 bán cầu đại não.
Các đường và trung khu thính giác:

Neuron 1: Sau khi năng lượng sóng âm truyền vào ngoại dịch của tai trong qua
cửa sổ bầu dục, năng lượng này sẽ tác động lên cơ quan Corti và được chuyển thành
các xung động thần kinh theo các sợi trục của các tế bào lông trong tập trung về hạch
Corti rồi dẫn truyền theo bó loa đạo của thần kinh VIII đi trong ống tai trong vào thân
não.
Neuron 2: Các tế bào đầu tiên này sẽ kết thúc trong nhân ốc tai, ở đây chúng
tiếp với tế bào thần kinh thứ 2. Đa số chúng bắt chéo đường giữa qua thể thang và tận
hết ở phức hợp trán trên ở cầu não.
Neuron 3: Tế bào thần kinh thứ 3 ngược lên qua dải cảm giác (Reil) bên để tận
cùng ở củ não sinh tư dưới.
Neuron 4: Tế bào thần kinh thứ 4 rời thân não đi tới đồi thị, ở đó diễn ra sinap
mới.


7

Neuron 5: Tế bào thần kinh thứ 5 trở về với thùy thái dương (vỏ não thính
giác nguyên thủy) [4, 7, 12].
1.3. Các nguyên nhân gây khiếm thính bẩm sinh
1.3.1. Các nguyên nhân trước sinh

Sơ đồ 1: Sơ đồ các nguyên nhân gây điếc bẩm sinh
Mặc dù được chia thành các nguyên nhân do di truyền và không do di truyền
để dễ dàng chẩn đoán và điều trị, vẫn tồn tại mối quan hệ tác động qua lại giữa các
yếu tố này. Ví dụ: đột biến ở 12s rRNA của ti thể được xếp loại là nguyên nhân di
truyền liên kết NST X, nhưng để gây ra kiểu hình điếc cần có sự tác động của kháng
sinh [6, 9, 12, 15].
Nguyên nhân do di truyền:
Dựa vào sơ đồ trên có thể thấy, hơn 1/2 trường hợp điếc bẩm sinh là do nguyên
nhân di truyền. Không như các trường hợp mà chỉ một đột biến chung ở 1 gene chịu

trách nhiệm cho đa số trường hợp bệnh, khiếm thính là một căn bệnh mà nguyên nhân
di truyền của nó bao gồm rất nhiều đột biến ở nhiều gene khác nhau. Đối với khiếm
thính không triệu chứng (chiếm khoảng 70% trường hợp) có 42 gene liên quan đến di
truyền trên NST thường dạng lặn, 25 gene liên quan đến di truyền trên NST thường
dạng trội, 3 gene di truyền liên kết giới tính dạng lặn và 2 gene di truyền liên quan ti
thể [13, 17]. Bốn gene được quan tâm trong nghiên cứu này là các gene liên quan đến
khiếm thính liên quan đến thần kinh cảm nhận: GJB2, SLC26A4, GJB3, và gene mã
hóa 12s rRNA ti thể [17-18].


8

Nguyên nhân mắc phải:
Mắc bệnh trong quá trình mang thai: Các bà mẹ bị mắc một số bệnh như
Rubella, Giang mai trong quá trình mang thai có thể là nguyên nhân gây nghe kém
hoặc điếc ở những đứa trẻ do họ sinh ra. Nghiên cứu bệnh chứng ở Băngladesh cho
thấy 74% trẻ em bị nghe kém có kháng thể Rubella (IgG), trong khi đó chỉ có 18%
trẻ không bị nghe kém có kháng thể này. Nghiên cứu cũng cho thấy 67% mẹ của
những trẻ bị nghe kém có kháng thể này, trong khi đó chỉ có 14% các bà mẹ của trẻ
nghe bình thường có IgG. Như vậy có mối tương quan giữa bị Rubella với tình trạng
nghe kém ở trẻ em ở nước này. Kết quả nghiên cứu bệnh chứng ở Đan Mạch (1980)
với trẻ từ 0-4 tuổi bị nghe kém tiếp nhận bẩm sinh đã tìm ra 60% trẻ nghe kém có
kháng thể Rubella trong máu, trong khi đó ở nhóm chứng chỉ có 23%. Nghiên cứu đã
cho thấy mắc bệnh Rubella trong quá trình mang thai đóng vai trò quan trọng trong
việc gây nghe kém ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh [9].
Sản phụ dùng thuốc có hại cho tai của thai nhi như: Quinin, Streptomycin…
Những sản phụ khi mang thai mà bị bệnh sốt kéo dài không rõ nguyên, bệnh cúm, ho
chảy nước mũi kéo dài mà dùng những loại thuốc trên cũng bị ảnh hưởng trong thời
kỳ mang thai. Sử dụng một số loại thuốc gây ngộ độc như nhóm Aminoglycosides,
Cytotoxic, thuốc điều trị sốt rét và thuốc lợi tiểu trong quá trình mang thai có nguy

cơ gây nghe kém bẩm sinh.
Đối với những sản phụ mà khi mang thai mà mắc bệnh Giang mai sẽ ảnh hưởng
trực tiếp tới thai nhi khi sinh thường: Trẻ sơ sinh được sinh thường sẽ bị lây virut Giang
mai, trẻ sẽ có thể bị ảnh hưởng về mắt, bị ảnh hưởng về khiếm thính… [9, 12].
1.3.2. Các nguyên nhân trong và ngay sau sinh
Các nguyên nhân trong và sau sinh gây tình trạng khiếm thính bẩm sinh chủ
yếu là các yếu tố xuất phát từ con.
Đẻ non, cân nặng sơ sinh thấp: Mối liên quan giữa trẻ sơ sinh đẻ non, cân nặng
thấp lúc sinh (<1.500g) và giảm thính lực đã được nêu ra trong nhiều nghiên cứu trên
thế giới. Tuy nhiên, cơ chế thực chất của mối liên quan này vẫn còn chưa được hiểu
rõ. Mặc dù chỉ riêng yếu tố đẻ non, cân nặng thấp không ảnh hưởng nghiêm trọng
đến thính lực nhưng trẻ sơ sinh có cân nặng thấp thường có kèm theo nhiều yếu tố


9

nguy cơ khác kết hợp (như vàng da tăng Bilirubin tự do, suy hô hấp cần can thiệp thở
máy, thở ôxy, xuất huyết trong não thất, nhiễm trùng huyết) nên càng làm tăng khả
năng nghe kém ở những trẻ này [9, 14].
Thiếu ôxy: Tình trạng thiếu ôxy có liên quan chặt chẽ với giảm thính lực. Chức
năng của ốc tai bình thường khi có đủ ôxy và tình trạng tưới máu. Những trẻ sơ sinh
bị thiếu oxy hay ngạt các tế bào hạch ốc tai sẽ bị ảnh hưởng trước tiên. Thiếu ôxy
nặng hơn sẽ gây phá hủy ốc tai, đặc biệt là các tế bào lông ngoài và lớp vân mạch
máu. Tuy nhiên cũng không có ngưỡng xác định về mức độ thiếu ôxy gây ảnh hưởng
đến thính lực.
Vàng da sau sinh: Tăng Bilirubin tự do có thể gây tổn thương chọn lọc nhân
thần kinh thính giác thân não và cũng có thể phá hủy dây thần kinh thính giác và tế
bào hạch ốc tai do tác động làm ứ trệ calci nội bào nơron thần kinh. Cơ quan Corti và
đường dẫn truyền thần kinh thính giác qua đồi thị-vỏ não thường không bị ảnh hưởng.
Trên lâm sàng thường gặp là giảm thính lực sau ốc tai. Trong trường hợp này đo OAE

kết quả có thể bình thường nhưng ABR bất thường. Vàng da nặng trong giai đoạn trẻ
sơ sinh có thể gây tổn thương thần kinh nghe, qua đó gây nghe kém ở trẻ. Qua đo âm
ốc tai ở 128 trẻ bị vàng da trong giai đoạn sơ sinh ở Malaysia cho thấy 22% trẻ bị
nghe kém. Phân tích mô hình hồi quy logistic cho thấy vàng da là yếu tố có liên quan
tới nghe kém ở nhóm trẻ này [25].
1.4. Quy trình sàng lọc khiếm thính bẩm sinh
1.4.1. Quy trình sàng lọc khiếm thính bẩm sinh tại Việt Nam
Mục tiêu của chương trình sàng lọc khiếm thính quốc gia là sàng lọc cho 100%
trẻ sinh ở bệnh viện trước khi xuất viện hoặc vào khoảng một tháng tuổi. Sàng lọc
được thực hiện ở cả hai tai của trẻ.
- Các quy định chung:
+ Sàng lọc khiếm thính phải được thực hiện trước khi trẻ sơ sinh xuất viện.
+ Phải có kết quả sàng lọc theo mẫu quy định.
+ Nếu trẻ có kết quả “không đạt”:
+ Đảm bảo đã cung cấp cho bố mẹ trẻ bản kết quả sàng lọc.


10

+ Viết giấy hẹn tái khám cho trẻ ở một cơ sở chuyên sâu về đánh giá thính lực
nhi khoa.
- Đối tượng sàng lọc: Tất cả các trẻ sơ sinh được sinh tại bệnh viện, bao gồm
cả trẻ bình thường nằm ở phòng sinh thường và các trẻ nằm tại phòng hồi sức hoặc
các đơn vị chăm sóc đặc biệt khác.
- Thời điểm sàng lọc:
+ Đối với trẻ sơ sinh bình thường, sàng lọc khiếm thính nên thực hiện trong
khoảng thời gian từ 24 đến 72 giờ sau sinh.
+ Đối với trẻ nằm tại phòng hồi sức hoặc các đơn vị chăm sóc đặc biệt khác:
sàng lọc khi sức khỏe của trẻ đã ổn định hoặc trước khi xuất viện.
1.4.1.1. Tiến trình sàng lọc

- Sàng lọc khiếm thính nên được thực hiện gần ngày xuất viện.
- Không nên sàng lọc trước 12 giờ sau sinh. Nên thực hiện sàng lọc trong
khoảng thời gian từ 24 -72 giờ sau sinh.
- Nếu trẻ xuất viện trước 12 giờ sau sinh cần thực hiện sàng lọc khi trẻ xuất viện,
nếu trẻ không đạt, cần hẹn trẻ quay lại sau 2 tuần để thực hiện sàng lọc lần thứ hai.
- Thực hiện sau khi trẻ đã được bú để tăng cơ hội trẻ ngủ khi thực hiện các
nghiệm pháp.
- Ở trẻ mổ đẻ, phải đợi ít nhất là 24 giờ để thực hiện lần sàng lọc đầu tiên để
cho ống tai được sạch.
- Nếu sàng lọc khiếm thính 12 - 24 giờ sau sinh sẽ làm giảm tỷ lệ dương tính sai.
- Nếu sàng lọc bằng nghiệm pháp đo âm ốc tai, tỷ lệ dương tính sai giảm dần
trong 4 ngày đầu sau sinh.
- Nếu trẻ bị “nghi ngờ” trong lần sàng lọc đầu tiên:
+ Nếu sàng lọc lần hai bằng đo âm ốc tai (OAE): phải đợi 12 giờ trước khi
thực hiện lần thứ hai.
+ Nếu sàng lọc lần hai bằng đo đáp ứng thính lực thân não (ABR): phải đợi
vài giờ trước khi thực hiện lần thứ hai.
- Thời gian sàng lọc cho mỗi trẻ có thể thay đổi từ 3 – 6 phút tùy thuộc vào
loại thiết bị và sự hợp tác của trẻ.


11

- Cân nhắc việc thực hiện sàng lọc ở trẻ có tuổi thai trên 34 tuần.
- Nếu trẻ đang điều trị kháng sinh, trẻ vẫn nên được sàng lọc khiếm thính trước
khi xuất viện. Điều trị kháng sinh không phải là lý do để không thực hiện sàng lọc.
- Nếu trẻ bị tăng bilirubin máu: cho phép thực hiện sàng lọc nếu trẻ được điều
trị bằng chiếu đèn.
- Sàng lọc lại trong tháng đầu:
+ Sàng lọc khiếm thính lập lại nên được thực hiện trong tháng đầu cho tất cả

các trẻ (nhóm bình thường hoặc nhóm được chăm sóc đặc biệt) có nguy cơ khiếm
thính như tăng bilirubin máu cần thay máu hay nhiếm trùng huyết.
+ Thực hiện đo đáp ứng thính lực thân não (ABR)
1.4.1.2. Sàng lọc cho trẻ bình thường nằm tại phòng sơ sinh
a) Phương pháp sàng lọc hai bước tại bệnh viện
Trẻ có thể được sàng lọc tới hai lần cách nhau một khoảng thời gian nhất định
trước khi xuất viện nếu thời gian cho phép. Lần sàng lọc thứ hai được chỉ định cho
các trẻ không qua được trong lần sàng lọc thứ nhất. Kết quả được ghi là “nghi ngờ”
nếu trẻ không qua được lần sàng lọc thứ hai.
- Lần sàng lọc thứ nhất: cần thực hiện hai lần cho mỗi tai trước khi được coi
như là “nghi ngờ”.
- Lần sàng lọc thứ hai: thực hiện vào một ngày khác. Cần thực hiện hai lần cho
mỗi tai trước khi được coi như là “nghi ngờ”..
- Tối đa: không sàng lọc trên hai lần mỗi bên tai trong lần sàng lọc thứ nhất
hoặc thứ hai.
Sàng lọc bằng nghiệm pháp đo đáp ứng thính lực thân não (ABR)
- Sàng lọc bằng ABR (đạt)
- Sàng lọc bằng ABR (không đạt)
(Thực hiện sàng lọc bằng ABR lần thứ hai)
Sàng lọc bằng nghiệm pháp đo âm ốc tai (OAE)
- Sàng lọc bằng OAE (đạt)
- Sàng lọc bằng OAE (không đạt)
(Thực hiện sàng lọc bằng OAE lần thứ hai)


12

Sàng lọc phối hợp nghiệm pháp đo âm ốc tai và đo đáp ứng thính lực thân não
(OAE/ABR)
- Sàng lọc bằng OAE và ABR (đạt)

- Sàng lọc bằng OAE và ABR (không đạt một hoặc cả hai nghiệm pháp)
(Thực hiện sàng lọc bằng lần thứ hai bằng OAE và ABR. Kết quả “đạt” chỉ
nếu trẻ qua được cả hai nghiệm pháp OAE và ABR ở cả hai tai).
b) Nếu trẻ có kết quả sàng lọc “đạt”
Kỹ thuật viên thực hiện sàng lọc, điều dưỡng báo cho bố mẹ hoặc người giám
hộ trẻ biết kết quả. Đưa kết quả sàng lọc cho gia đình và lưu kết quả vào hồ sơ sức
khỏe của trẻ.
Nếu trẻ được xác định có yếu tố nguy cơ gây khiếm thính, nên trao đổi với bố
mẹ trẻ về nguy cơ này và khuyến cáo bố mẹ nên đưa trẻ đi đánh giá thính lực định
kỳ.
c) Nếu trẻ có kết quả sàng lọc “nghi ngờ”
Kỹ thuật viên thực hiện sàng lọc, điều dưỡng báo cho bố mẹ hoặc người giám
hộ trẻ biết kết quả. Đưa kết quả sàng lọc cho gia đình. Lên lịch hẹn đem trẻ đến sàng
lọc lại sau khi trẻ đã xuất viện hoặc đến khám và đánh giá thính lực tại cơ sở chuyên
sâu về thính lực trẻ em.
Nếu trẻ được xác định có yếu tố nguy cơ gây khiếm thính, nên trao đổi với bố
mẹ trẻ về nguy cơ này và khuyến cáo bố mẹ nên đưa trẻ đi đánh giá thính lực định
kỳ.
Yêu cầu bố mẹ cho tên, địa chỉ, số điện thoại để liên lạc lại với gia đình. Lưu
kết quả và toàn bộ thông tin vào hồ sơ sức khỏe của trẻ.
Giới thiệu cho bố mẹ trẻ các cơ sở đáng tin cậy để đánh giá và theo dõi thính
lực cho trẻ. Lưu ý bố mẹ trẻ giữ kết quả sàng lọc và chỉ gửi bản photo cho cơ sở đó
khi đưa trẻ đến đánh giá thính lực.
1.4.1.3. Sàng lọc cho trẻ nằm tại phòng hồi sức và các đơn vị chăm sóc đặc biệt khác
a) Phương pháp sàng lọc hai bước tại bệnh viện
Trẻ có thể được sàng lọc tới hai lần cách nhau một khoảng thời gian nhất định
trước khi xuất viện nếu thời gian cho phép. Nghiệm pháp đo đáp ứng thính lực thân


13


não (ABR) được chọn lựa để sàng lọc cho tất cả các trẻ cần chăm sóc đặc biệt, không
cần quan tâm đến các yếu tố nguy cơ khác gây khiếm thính do có sự gia tăng tỷ lệ
bệnh lý thần kinh thính giác.
- Lần sàng lọc thứ nhất: cần thực hiện hai lần cho mỗi tai trước khi được coi
như là “nghi ngờ”.
- Lần sàng lọc thứ hai: thực hiện vào một ngày khác. Cần thực hiện hai lần cho
mỗi tai trước khi được coi như là “nghi ngờ”.
- Tối đa: không sàng lọc trên hai lần mỗi bên tai trong lần sàng lọc thứ nhất
hoặc thứ hai.
Sàng lọc bằng nghiệm pháp đo đáp ứng thính lực thân não kép (ABR/ABR)
- Sàng lọc bằng ABR (đạt)
- Sàng lọc bằng ABR (không đạt); thực hiện sàng lọc bằng ABR lần thứ hai.
- Lần thứ hai không đạt, giới thiệu đến chuyên gia thính học để khám, đánh
giá và theo dõi.
Sàng lọc bằng nghiệm pháp đo âm ốc tai và đo đáp ứng thính lực thân não (OAE/ABR)
- Sàng lọc bằng OAE và ABR (đạt)
- Sàng lọc bằng OAE và ABR (không đạt một hoặc cả hai nghiệm pháp)
Thực hiện sàng lọc lần thứ hai bằng ABR và OAE. Kết quả “đạt” chỉ nếu trẻ
qua được cả hai nghiệm pháp OAE và ABR ở cả hai tai.
- Lần thứ hai không đạt, giới thiệu đến chuyên gia thính học để khám, đánh
giá và theo dõi.
Các trẻ nằm ở hồi sức trên 5 ngày cần được đo đáp ứng thính lực thân não
(ABR) để không bỏ sót tình trạng khiếm thính do thần kinh(neural hearing loss).
Các trẻ có kết quả “không đạt” khi sàng lọc bằng ABR ở đơn vị hồi sức cần
được giới thiệu trực tiếp đến chuyên gia thính học để sàng lọc lại và đánh toàn diện
thính lực của trẻ.
Việc sàng lọc khiếm thính cho trẻ ở các đơn vị hồi sức thường bị chậm trễ do
tình trạng sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên việc sàng lọc nên được thực hiện ngay khi trẻ
đã ổn định và trước khi xuất viện.

Cân nhắc việc thực hiện ở trẻ trên 34 tuần tuổi.


14

Nếu trẻ có kết quả sàng lọc “đạt”:
- Kỹ thuật viên thực hiện sàng lọc, điều dưỡng báo cho bố mẹ hoặc người giám
hộ trẻ biết kết quả. Đưa kết quả sàng lọc cho gia đình và lưu kết quả vào hồ sơ sức
khỏe của trẻ.
- Nếu trẻ được xác định có yếu tố nguy cơ gây khiếm thính, nên trao đổi với
bố mẹ trẻ về nguy cơ này và khuyến cáo bố mẹ nên đưa trẻ đi đánh giá thính lực định
kỳ.
Nếu trẻ có kết quả sàng lọc “không đạt”:
- Kỹ thuật viên thực hiện sàng lọc, điều dưỡng báo cho bố mẹ hoặc người giám
hộ trẻ biết kết quả. Đưa kết quả sàng lọc cho gia đình. Lên lịch hẹn đem trẻ đến sàng
lọc lại sau khi trẻ đã xuất viện hoặc đến khám và đánh giá thính lực tại cơ sở chuyên
sâu về thính lực trẻ em.
- Nếu trẻ được xác định có yếu tố nguy cơ gây khiếm thính, nên trao đổi với
bố mẹ trẻ về nguy cơ này và khuyến cáo bố mẹ nên đưa trẻ đi đánh giá thính lực định
kỳ.
- Yêu cầu bố mẹ cho tên, địa chỉ, số điện thoại để liên lạc lại với gia đình. Lưu
kết quả và toàn bộ thông tin vào hồ sơ sức khỏe của trẻ.
- Giới thiệu cho bố mẹ trẻ các cơ sở đáng tin cậy để đánh giá và theo dõi thính
lực cho trẻ. Lưu ý bố mẹ trẻ giữ kết quả sàng lọc và chỉ gửi bản photo cho cơ sở đó
khi đưa trẻ đến đánh giá thính lực.
Ghi hồ sơ và báo cáo kết quả sàng lọc khiếm thính[12].
Năm 2007, tác giả Lê Diễm Hương và cộng sự đã sử dụng quy trình thử thính
giác trẻ sơ sinh để nghiên cứu trên 1.412 trẻ sơ sinh nhằm xác định bệnh lý các trường
hợp nghi ngờ có vấn đề về sức nghe của trẻ tại BVĐK Quốc tế Sài Gòn theo các
bước:

1) Giải thích cho cha mẹ và người nhà lợi ích của phương pháp đo thính lực
2) Mỗi bé đều được lập hồ sơ, ghi chép tiền sử gia đình, tiền sử bé, lý do sinh
3) Kiểm tra hoạt động của máy đo âm ốc tai, núm tai đo phù hợp với bé
4) Bé được khám kỹ toàn thân ngay sau sinh, khám tai mũi họng, phát hiện dị
tật bẩm sinh


15

5) Bé được vào phòng đo thính giác trước khi chủng ngừa.
6) Các bước tiến hành đo:
- Đo khi bé ngủ, nằm yên hoặc đang bú. Kết quả đèn xanh: máy qua được là
tốt; màu vàng: nghi ngờ; màu đỏ: máy không qua (thất bại).
- Tất cả các trường hợp kết luận nghe tốt, đạt được cả 2 lần OAE đều được
phát một tờ bướm nói về tác hại của điếc và các theo dõi thính giác trẻ theo từng lừa
tuổi. Nếu thấy có gì bất thường thông báo cho bệnh viện hoặc đưa trẻ đến khám lại.
- Tất cả các trường hợp đo OAE có nghi ngờ, đều được kiểm tra lại lần 2, nếu
vẫn thất bại sẽ hẹn sau 1 tuần kiểm tra lại
Kết quả nghiên cứu đã phát hiện ra 92 trường hợp thất bại sau khi kiểm tra
bằng nghiệm pháp đo âm ốc tai hai lần; có 2 trường hợp khiếm thính, 01 trường hợp
theo dõi tổn thương ốc tai; 01 trường hợp theo dõi khiếm thính thể trung bình,...Tác
giả cũng chỉ ra kết quả tầm soát được số trẻ sơ sinh nhiều hơn do sản phụ được giải
thích, hướng dẫn kỹ nên dễ dàng hợp tác [11].
1.4.2. Quy trình sàng lọc khiếm thính bẩm sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
1.4.2.1. Tư vấn trước sàng lọc
Đối tượng: Sản phụ
Mục đích: Sản phụ hiểu được lợi ích và tự nguyện cho trẻ tham gia sàng lọc,
chẩn đoán sơ sinh để phát hiện sớm dị tật khiếm thính bẩm sinh.
Nội dung tư vấn:
- Trình bày được trình tự các bước sàng lọc, chẩn đoán khiếm thính sơ sinh

qua các nghiệm pháp phù hợp với từng trẻ là: đo âm ốc tai (OAE) và đo đáp ứng
thính giác thân não (ABR).
- Phòng Nghiên cứu Khoa học - Chỉ đạo tuyến trực tiếp tiến hành các nghiệm
pháp đo lường thính lực để sàng lọc chẩn đoán khiếm thính bẩm sinh ở trẻ sơ sinh
sau khi sinh tại bệnh viện và gửi các kết quả thông báo đối với những trường hợp
nghi ngờ mắc và sàng lọc qua từng bước trong quy trình để đưa ra kết luận về tình
trạng bệnh của trẻ sơ sinh.


×