Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Thực trạng an toàn bức xạ tại các khoa chẩn đoán hình ảnh thuộc một số bệnh viện trên địa bàn TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

PHẠM THANH HẢI

THỰC TRẠNG AN TOÀN BỨC XẠ
TẠI CÁC KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH THUỘC MỘT SỐ BỆNH VIỆN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

HÀ NỘI – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

PHẠM THANH HẢI

THỰC TRẠNG AN TOÀN BỨC XẠ
TẠI CÁC KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH THUỘC MỘT SỐ BỆNH VIỆN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH THỦY

HÀ NỘI - 2015



i

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Giới thiệu về chất phóng xạ và bức xạ ion trong y tế ..................................... 4
1.1.1. Một số khái niệm ...................................................................................... 4
1.1.2. Bản chất, cấu tạo và tính chất của tia X ................................................... 4
1.2. Ảnh hƣởng của bức xạ ion hóa ......................................................................... 5
1.2.1. Ảnh hưởng bức xạ đối với vật chất .......................................................... 5
1.2.2. Ảnh hưởng bức xạ đối với sức khỏe con người ....................................... 6
1.3. An toàn bức xạ và các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ .......................... 10
1.4. Quy định của cơ quan chức năng về an toàn bức xạ .................................... 11
1.5. Tổng quan nghiên cứu về an toàn bức xạ ...................................................... 18
1.5.1. Các nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ đối với sức khỏe ....................... 18
1.5.2. Các nghiên cứu KAP về ATBX ............................................................ 23
1.5.3. Các nghiên cứu về thức trạng công tác ATBX ...................................... 24
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 27
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................................... 27
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu ............................................ 27
2.1.2. Tiêu chí loại bỏ đối tượng nghiên cứu ................................................... 27
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................. 27
2.3. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 27
2.4. Mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu ..................................................................... 27
2.4.1. Mẫu và cách chọn cho nghiên cứu định lượng ....................................... 27
2.4.2. Mẫu và cách chọn cho nghiên cứu định tính .......................................... 29
2.5. Các biến số trong nghiên cứu .......................................................................... 29
2.5.1. Nhóm biến cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, kỹ thuật phòng chống ATBX . 29

2.5.2. Nhóm biến nhân viên làm việc với bức xạ ............................................. 33
2.5.3. Việc triển khai ATBX thông qua phân tích định tính ............................ 37
2.6. Phƣơng pháp thu thập số liệu ......................................................................... 38


ii

2.6.1. Cơ sở xây dựng công cụ nghiên cứu ...................................................... 38
2.6.2. Bộ câu hỏi ............................................................................................... 38
2.6.3. Tổ chức thu thập số liệu ......................................................................... 39
2.7. Phƣơng pháp đánh giá sử dụng trong nghiên cứu ........................................ 40
2.8. Xử lý và phân tích số liệu ................................................................................ 41
2.9. Hạn chế sai số trong nghiên cứu và biện pháp khắc phục ........................... 41
2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu .................................................................... 42
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 43
3.1. Thực trạng về nhân viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị ................................ 43
3.2. Thực trạng thiết bị bảo hộ và kiểm soát ATBX ............................................ 43
3.3. Việc triển khai ATBX tại các bệnh viện ......................................................... 52
3.3.1. Phân công các đơn vị phụ trách ATBX .................................................. 52
3.3.2. Tập huấn cho NV ................................................................................... 52
3.3.3. Theo dõi, giám sát thực hiện ATBX ...................................................... 53
3.3.4. Những khó khăn khi thực hiện ATBX ................................................... 54
3.4. Kiến thức về ATBX của nhân viên khoa CĐHA ........................................... 55
3.5. Thực hành về ATBX của nhân viên khoa CĐHA ......................................... 66
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ........................................................................................... 71
4.1. Thực trạng về nhân viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị ................................ 71
4.1.1. Thực trạng về số nhân viên, số phòng ốc, số máy móc .......................... 71
4.1.2. Thực trạng về máy móc đã cấp phép và kiểm tra chất lượng định kỳ ... 71
4.1.3. Thực trạng về phòng ốc .......................................................................... 72
4.1.4. Thực trạng về số phòng đạt tiêu chuẩn về cơ sở vật chất ....................... 73

4.2. Thực trạng về thiết bị bảo vệ, kiểm soát và cảnh báo nguy hiểm bức xạ ... 75
4.3. Việc triển khai ATBX tại các bệnh viện ......................................................... 77
4.3.1. Phân công các đơn vị phụ trách ATBX .................................................. 77
4.3.2. Tập huấn cho NV ................................................................................... 77
4.3.3. Theo dõi, giám sát thực hiện ATBX ...................................................... 78
4.3.4. Những khó khăn khi thực hiện ATBX ................................................... 79
4.4. Kiến thức về ATBX của nhân viên khoa CĐHA ........................................... 81


iii

4.4.1. Kiến thức của nhân viên về diện tích, kích thước,vật liệu che chắn đảm
bảo ATBX ................................................................................................................. 81
4.4.2. Kiến thức của nhân viên ngưỡng liều chiếu xạ đảm bảo ATBX ........... 82
4.4.3. Kiến thức đảm bảo ATBX ...................................................................... 82
4.4.4. Kiến thức về trang thiết bị ...................................................................... 83
4.4.5. Kiến thức về thiết bị bảo vệ, kiểm soát và cảnh báo bức xạ .................. 83
4.5. Thực hành của nhân viên khoa CĐHA trong việc đảm bảo ATBX ............ 85
Chƣơng 5: KẾT LUẬN ........................................................................................... 87
5.1. Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và việc triển khai ATBX ........ 87
5.2. Kiến thức, thực hành của nhân viên về ATBX .............................................. 87
Chƣơng 6: KHUYẾN NGHỊ .................................................................................. 88
6.1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và việc triển khai ATBX ................................ 88
6.2. Kiến thức, thực hành của nhân viên về ATBX .............................................. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 89


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ATBX

: An toàn bức xạ

BN

: Bệnh nhân

BS

: Bác sỹ

BV

: Bệnh viện

BVĐK

: Bệnh viện đa khoa

BX

: Bức xạ

BYT

: Bộ Y tế

CBYT


: Cán bộ Y tế

CĐHA

: Chẩn đoán hình ảnh

CN

: Cử nhân

CTCH

: Chấn thương chỉnh hình

CT

: Computer tomography scanner (chụp cắt lớp vi tính)

ĐTNC

: Đối tượng nghiên cứu

ĐTV

: Điều tra viên

GSV

: Giám sát viên


KTV

: Kỹ thuật viên



: Lãnh đạo

LĐBV

: Lãnh đạo bệnh viện

NCV

: Nghiên cứu viên

NV

: Nhân viên

NVYT

: Nhân viên y tế

NVBX

: Nhân viên bức xạ

PVV


: Phỏng vấn viên

PVS

: Phỏng vấn sâu

P.CT

: Phòng chụp cắt lớp vi tính

P.XQ

: Phòng X - quang

TP

: Thành phố

TTYT

: Trung tâm y tế


v

TW

: Trung ương

Q/H


: Quận/Huyện

XQ

: X-quang


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Thực trạng về số nhân viên, số phòng ốc, máy móc tại các bệnh viện
Bảng 3.2 Thực trạng về máy móc được cấp phép và kiểm tra định kỳ
Bảng 3.3 Thực trạng về phòng ốc
Bảng 3.4 Thực trạng về số phòng ốc đạt tiêu chuẩn về CSVC
Bảng 3.5 Thực trạng về dụng cụ bảo vệ, kiểm soát, cảnh báo nguy hiểm bức xạ
Bảng 3.6 Kiến thức của nhân viên về bề dày, vật liệu che chắn, diện tích, kích thước
phòng XQ, CT đảm bảo ATBX
Bảng 3.7 Kiến thức của nhân viên về ngưỡng liều chiếu xạ đảm bảo ATBX
Bảng 3.8 Kiến thức đảm bảo ATBX
Bảng 3.9 Kiến thức về đảm bảo ATBX cho máy, phòng XQ, CT
Bảng 3.10 Kiến thức về thiết bị bảo vệ, kiểm soát và cảnh báo BX.
Bảng 3.11 Thực hành của nhân viên trong việc đảm bảo ATBX
Biểu đồ 3.1 Biểu đồ đạt tỷ lệ NV có kiến thức đạt về cơ sở vật chất đảm bảo ATBX
Biểu đồ 3.2 Biểu đồ tỷ lệ đạt về thực hành đảm bảo ATBX


vii

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Luận văn này phân tích thực trạng về an toàn bức xạ ở các khoa Chẩn đoán
hình ảnh trong một số bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2015; thông
qua việc đánh giá về phòng ốc, trang thiết bị, phương tiện bảo hộ cũng như sự hiểu
biết về an toàn bức xạ, thói quen của nhân viên trong quá trình công tác với bệnh
nhân. Số liệu nghiên cứu được điều tra từ các đối tượng liên quan thông qua bộ câu
hỏi phỏng vấn trực tiếp, bảng kiểm đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng cũng như kiến
thức, thực hành của nhân viên; kết quả được xử lý bằng phương pháp thống kê. Số
lượng mẫu số liệu được lấy từ 181 người gồm Lãnh đạo Bệnh viện, Quản lý khoa
cùng phần lớn những nhân viên trực tiếp làm công việc bức xạ tại các khoa Chẩn
đoán hình ảnh và nhân viên kiểm tra an toàn bức xạ thuộc trung tâm hạt nhân Thành
phố Hồ Chí Minh. Qua 5 tháng thu thập số liệu, xử lý và phân tích; kết quả được đối
chiếu với các nội dung Thông tư số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT ngày 09 tháng 6
năm 2014 về việc đảm bảo an toàn bức xạ trong y tế đã cho thấy phần lớn máy móc
đã qua kiểm định, cấp phép (đạt tối thiểu 66,7%), hiểu biết của nhân viên về tiêu
chuẩn hay quy định của một phòng XQ là rất tốt (đa số đạt trên 61,3%); nhân viên
thực hiện tốt những công việc hàng ngày như việc mặc áo chì khi phải đứng trong
phòng chụp (đạt 97,6%), việc điều khiển máy chụp phải đứng sau bình phông chì
(đạt 89,4%). Vật liệu che chắn hay diện tích phòng chụp chỉ ở mức chấp nhận được
(đạt 66,7% trở lên), kiến thức của nhân viên về phương tiện bảo hộ cá nhân chỉ mức
thấp (có 3/12 tiêu chí chưa đạt tỷ lệ > 60%, thậm chí có tiêu chí về số phòng có
găng tay chì chỉ đạt 4,6%) cùng với những thao tác giới hạn liều cho phụ nữ mang
thai và trẻ em chỉ ở mức độ tương đối (74,1%). Tuy nhiên, vẫn còn một số phòng
XQ chưa đủ kích thước tối thiểu mỗi cạnh (58,1%), chưa có kế hoạch ứng phó sự cố
(76,8%); hiểu biết của nhân viên về tiêu chuẩn quy định phòng CT còn nhiều hạn
chế (đa số < 58,5%); việc nhân viên không mang áo chì khi ra vào phòng chụp rất
thấp (chỉ 7,6%). Để khắc phục một số điểm còn tồn tại, bệnh viện cần trang bị thêm
các thiết bị bảo vệ, kiểm soát bức xạ và ứng phó khi gặp sự cố. Bên cạnh đó, nhân
viên cần được đào tạo, tập huấn về an toàn bức xạ để họ có kiến thức và thực hành
tốt hơn trong công tác phục vụ bệnh nhân.



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bức xạ và bức xạ tia X được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực cũng như
cuộc sống hàng ngày của con người. Trong y học, tia X chiếm một vị trí vô cùng
cần thiết trong chẩn đoán và điều trị, đặc biệt là điều trị bệnh ung thư. Tuy nhiên,
nếu chúng ta không chú ý đến tác hại của chúng cũng như các biện pháp bảo vệ thì
hậu quả rất khó lường, ảnh hưởng rất lớn và lâu dài đến sức khỏe con người và môi
trường xung quanh.
Ở nước ta, mỗi năm có hàng ngàn người bị ung thư do nhiễm xạ. Tổn thương
khi bị nhiễm xạ biểu hiện ở nhiều cơ quan như tủy xương (biểu hiện ở việc ngừng
hoạt động tạo máu), niêm mạc ruột (biểu hiện là bị tiêu chảy), máu (biểu hiện bị
nhiễm độc), da (có thể bị ban đỏ, viêm da, sạm da), giảm sức đề kháng cơ thể, vô
sinh, ung thư... Đặc biệt, phụ nữ đang mang thai chụp X-quang là điều hết sức nguy
hiểm đối với thai nhi, có thể gây dị dạng ở 3 tháng đầu thai kỳ, sẩy thai hay sinh
non ở 3 tháng cuối của thai kỳ… [7].
Một cuộc điều tra cắt ngang của các bệnh viện thuộc thành phố Hamadan,
Iran giữa các nhân viên X-quang về an toàn bức xạ và thực hành cho thấy: kiến thức
về cửa ra vào (84,5%), vách tường phòng chụp (83,1%), áo chì (98,6%), yếm chì
bảo vệ cơ quan sinh dục (78,9%), giới hạn liều nhiễm xạ trong năm (đạt 81,7%)
cũng như nhận thức về sự nguy hại của bức xạ tia X (80,3%,), che chắn nguy hại
cho nhân viên (83,1%), cho bệnh nhân (78,9%) là khá cao. Tuy nhiên, hiểu biết về
sàn phòng chụp (54,9%), kính chì bảo vệ (28,2%) lại rất thấp [37].
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước, với việc

ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ cao, các bệnh viện đã đưa bức xạ và tia X
vào sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán cũng như điều trị. Với đề tài “Khảo sát đánh
giá an toàn bức xạ, nguồn phóng xạ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2006”
của tác giả Khuất Duy Vĩnh Long và Nguyễn Đức Thành cho thấy tình hình an toàn

bức xạ tại Thành phố Hồ Chí Minh là chưa tốt. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực y học,
trong số 461 thiết bị X-quang có trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh của 172 cơ sở
chỉ có 264 máy được cấp phép, chiếm tỉ lệ 57%. Số máy X-quang chưa cấp phép
nhiều nhất thuộc khối bệnh viện Thành phố (65%), kế đến là khối bệnh viện tư


2

(47%) và khối bệnh viện lực lượng vũ trang (17%). Nghiên cứu trên cũng đưa ra kết
quả: chỉ có 171 máy trong tổng số 461 máy X-quang đang sử dụng có kiểm định về
an toàn bức xạ, chiếm tỉ lệ 37,1%. Hằng năm, những máy này đều phải được kiểm
định lại về độ an toàn bức xạ nhưng hầu hết các cơ sở đều không tiến hành việc
kiểm định này. Ngoài ra, việc thiếu người phụ trách an toàn bức xạ cũng là một thực
trạng, tại các cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, có
đến 24 cơ sở chưa có người phụ trách, trên 110 người phụ trách nhưng không được
tập huấn gì về an toàn bức xạ. Đó là chưa kể trong quá trình thao tác, nhiều phòng
chụp X-quang, CT Scan hoạt động song song cùng lúc 2 máy, thiếu che chắn cho
người điều trị, thiết bị cũ kỹ...[6]. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào trang thiết bị hiện
đại, cơ sở vật chất đảm bảo an toàn, nhân viên có kiến thức là chưa đủ mà phải xem
họ làm việc như thế nào, nhận thức của họ ra sao trong việc tiếp xúc hàng ngày với
nguồn phóng xạ.
Để hiểu rõ các khoa Chẩn đoán hình ảnh thực hiện an toàn bức xạ như thế
nào, từ việc trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị đến việc triển khai thực hiện an
toàn bức xạ của bệnh viện hay kiến thức, thực hành của nhân viên trong khoa Chẩn
đoán hình ảnh trong 06 tháng đầu năm 2015, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Thực trạng an toàn bức xạ tại các khoa Chẩn đoán hình ảnh thuộc một số bệnh
viện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015”.


3


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Phân tích thực trạng triển khai công tác quản lý an toàn bức xạ về cơ sở vật chất,
trang thiết bị của một số khoa Chẩn đoán hình ảnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh năm 2015.
2. Mô tả kiến thức, thực hành về an toàn bức xạ của các nhân viên làm việc trong
một số khoa Chẩn đoán hình ảnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015.


4

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về chất phóng xạ và bức xạ ion trong y tế
1.1.1. Một số khái niệm
Bức xạ là sự phát năng lượng vào môi trường dưới dạng tia (tia bức xạ) [2].
Bức xạ ion hóa là một loại năng lượng phát hành bởi các nguyên tử mà đi
dưới dạng sóng điện từ (gamma hoặc tia X) hoặc các hạt (nơtron, beta hay
alpha)
Bức xạ tia X là loại tia giống như tia sáng nhưng có bước sóng ngắn và tính
xuyên thấu mạnh, tia X bao gồm một hỗn hợp các bước sóng khác nhau. Nhờ đó mà
tia X có thể xuyên qua những vật thể mà tia sáng nhìn thấy không thể xuyên qua
[1]. Tia X có thể xâm nhập hoặc đi qua cơ thể con người, một phần năng lượng bị
hấp thu và có thể tạo hình ảnh như một cái bóng [31]. Tia X do ông Rơnghen
(Roentgen – người Đức) phát hiện ra năm 1895, cho nên còn được gọi là tia
Rơnghen [1].
An toàn bức xạ là việc bảo đảm an toàn cho người và môi trường khỏi
những tác hại do bức xạ gây ra bằng việc kiểm soát bức xạ và áp dụng các biện
pháp kỹ thuật, công nghệ cần thiết [2].
Kiểm soát bức xạ là việc thực hiện các biện pháp hành chính và kỹ thuật
nhằm quản lý cơ sở bức xạ, nguồn bức xạ, địa điểm cất giữ chất thải phóng xạ và

công việc bức xạ [2].
Mức chỉ dẫn trong chiếu xạ y tế là giá trị khuyến cáo của liều, suất liều hoặc
hoạt độ phóng xạ được dùng tham khảo để kiểm soát chiếu xạ y tế và khi tiến hành
công việc trong thực tế, nếu các giá trị này bị vượt quá hay thấp hơn nhiều thì cần
có sự xem xét, đánh giá lại để đạt được mức chiếu xạ y tế hợp lý [20].
1.1.2. Bản chất, cấu tạo và tính chất của tia X
Cách tạo ra tia X
Ngày trước, người ta tạo ra tia X bằng ống Rơn-ghen, sau này người ta dùng
ống Coolidge (Cu-lit-giơ).
Hoạt động: Khi đặt một hiệu điện thế (xoay chiều hoặc một chiều) vào hai
cực của ống Coolidge thì electron được tăng tốc mạnh và đến đập vào anốt, xuyên


5

sâu vào lớp vỏ nguyên tử của chất làm anốt, tương tác với các lớp electron ở các lớp
trong cùng làm phát ra tia X. Hiệu điện thế ở hai cực của ống Cooldge từ vài chục
kV đến khoảng 120 kV [28].
Bản chất tia X
Tia X là bức xạ điện từ mà mắt không nhìn thấy được có bước sóng ngắn
hơn bước sóng của tia tử ngoại nhưng lớn hơn bước sóng của tia gamma. Bước sóng
của tia X có giá trị từ 10-11 m đến 10-8 m (tức là từ 0,01 nm đến khoảng vài nm).
Những tia X có bước sóng từ 0,01 nm đến 0,1 nm có tính đâm xuyên mạnh hơn nên
gọi là tia X cứng. Những tia X có bước sóng từ 0,1 nm đến khoảng vài nm có tính
đâm xuyên yếu hơn được gọi là tia X mềm [18].
Tính chất của tia X
- Tia X có tính đâm xuyên mạnh.
- Có tác dụng lên kính ảnh (làm đen kính ảnh dùng để chụp X quang).
- Làm phát quang một số chất.
- Làm ion hóa không khí.

- Có tác dụng sinh lý, hủy diệt tế bào [18].
1.2. Ảnh hƣởng bức xạ ion hóa
1.2.1. Ảnh hƣởng bức xạ đối với vật chất
Sự ion hóa
Các tia X và tia gamma tạo ra ít ion nhất khi chúng dịch chuyển qua vật chất
và do đó chúng được xem là bức xạ ion hoá yếu [1].
Quá trình hãm
Một vài hạt beta, đặc biệt đối với các hạt có năng lượng cao có thể dịch
chuyển sát tới hạt nhân tích điện dương của nguyên tử chất hấp thụ. Các hạt này sẽ
phải chịu một lực hút làm lệch phương chuyển động của chúng, sự mất năng lượng
diễn ra bằng cách phát ra tia X (bức xạ hãm). Loại bức xạ này gọi là
bremsstrahlung, tiếng Đức có nghĩa là “bức xạ hãm”. Sự tạo ra bức xạ hãm như là
một sản phẩm của tương tác các hạt beta với vật chất, nó có ảnh hưởng rất lớn tới an
toàn bức xạ [1].
Quá trình tia X tƣơng tác với vật chất


6

Tia X dịch chuyển một khoảng cách dài giữa các tương tác và năng lượng
của chúng không thể bị hấp thụ một cách liên tục. Có ba quá trình mà tia X tương
tác với vật chất: Hiệu ứng quang điện, quá trình tán xạ Compton, quá trình tạo cặp
[1].
1.2.2. Ảnh hƣởng bức xạ đối với sức khỏe con ngƣời
1.2.2.1. Các giai đoạn biến đổi của mô sinh vật khi bị chiếu xạ
Giai đoạn hóa lý: Thường rất ngắn, chỉ xảy ra trong khoảng thời gian 10-16 10-13 giây. Trong giai đoạn này các phân tử sinh học cấu tạo nên tổ chức sống chịu
tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp của bức xạ ion hoá [1].
Giai đoạn sinh học: Có thể kéo dài vài giây đến vài chục năm sau khi bị
chiếu xạ. Những tổn thương hoá sinh ở giai đoạn đầu nếu không được hồi phục sẽ
dẫn đến những rối loạn về chuyển hoá, tiếp đến là các tổn thương về hình thái và

chức năng của tế bào. Kết quả cuối cùng là những hiệu ứng sinh học trên cơ thể
sống được biểu hiện hết sức đa dạng [1].
1.2.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng
Liều chiếu: Là yếu tố quan trọng nhất quyết định tính chất và tổn thương sau
chiếu xạ. Liều càng lớn tổn thương càng nặng và xuất hiện càng sớm [1].
Suất liều chiếu: Với suất liều nhỏ tốc độ phát triển tổn thương cân bằng với
mức độ hồi phục của cơ thể. Tăng suất liều thì quá trình hồi phục giảm nên mức độ
tổn thương tăng lên, hiệu ứng sinh học sẽ tăng lên [1].
Diện tích bị chiếu: Mức độ tổn thương sau chiếu xạ phụ thuộc rất nhiều vào
diện tích chiếu. Liều tử vong khi chiếu xạ toàn thân thường thấp hơn nhiều so với
chiếu cục bộ [1].
1.2.2.3. Các hiệu ứng sinh học bức xạ
Tổn thương ở mức phân tử: Khi chiếu xạ, năng lượng của chùm tia truyền
trực tiếp hoặc gián tiếp cho các phân tử sinh học có thể phá vỡ mối liên kết hoá học
hoặc phân ly các phân tử sinh học [1].
Tổn thương ở mức tế bào: Khi bị chiếu xạ các đặc tính của tế bào có thể thay
đổi ở cả trong nhân và nguyên sinh chất [1].


7

- Hiệu ứng tất nhiên: Tổn thương xuất hiện khi bị chiếu ở mức liều cao trong
thời gian ngắn (chiếu toàn thân trên mức liều 500 mSv).
+ Máu và cơ quan tạo máu: Biểu hiện lâm sàng là các triệu chứng xuất huyết,
phù nề, thiếu máu. Giảm lympho, bạch cầu hạt, tiểu cầu và hồng cầu. Xét
nghiệm tuỷ xương thấy giảm cả 3 dòng, sớm nhất là dòng hồng cầu.
+ Hệ tiêu hóa: Biểu hiện lâm sàng là tiêu chảy, sụt cân, nhiễm độc máu, giảm
sức đề kháng cơ thể. Những thay đổi trong hệ thống tiêu hoá thường quyết
định hậu quả bệnh phóng xạ.
+ Da: Sau khi bị chiếu liều cao, các ban đỏ xuất hiện trên da, da bị viêm,

xạm. Các tổn thương này có thể dẫn đến viêm loét, thoái hoá, hoại tử da hoặc
phát triển thành ung thư da. Các triệu chứng này có thể xuất hiện chỉ trong
một thời gian ngắn sau khi bị chiếu xạ.


8

Các hiệu ứng tất nhiên xảy ra với da
Hiệu ứng

Ngƣỡng

Thời gian phát

Thời gian

liều (Gy)

ra hiệu ứng

chiếu (phút)

Phát ban đỏ sớm tạm thời

2

12-24 giờ

20


Phản ứng mẫn đỏ chính

6

1,5 tuần

60

Rụng lông/tóc tạm thời

3

3 tuần

30

Rụng lông/tóc vĩnh viễn

7

3 tuần

70

Tróc vảy da khô

14

4 tuần


140

Tróc vảy da ướt

18

4 tuần

180

Loét thứ phát

24

76 tuần

240

Phát ban đỏ muộn

15

8-10 tuần

130

Hoại tử da do thiếu máu cục

18


>10 tuần

180

bộ
Giả thiết rằng suất liều 0,1 Gy/phút
- Hiệu ứng ngẫu nhiên: được chia làm 2 loại:
+ Hiệu ứng muộn (somatic effects) gây giảm tuổi thọ, tần suất xuất hiện bệnh
ung thư cao hơn, thường là ung thư máu, ung thư da, ung thư xương, ung thư
phổi. Hiệu ứng này có thể xảy ra rất muộn sau khi bị chiếu xạ, xảy ra trong
toàn bộ dải liều và không có ngưỡng.
+ Hiệu ứng di truyền (hereditary effects) gây tăng tần suất xuất hiện các đột
biến về di truyền, dị tật bẩm sinh, quái thai [1].


9

Các bệnh muộn và ung thƣ khi mẹ chụp X-quang
Thời gian sau khi thụ thai nếu

Rủi ro/ mGy

bị chiếu xạ tại các thời điểm
Hai tuần đầu tiên

Rất nhỏ

Từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 8

Có khả năng bị dị tật ở các cơ

quan

Từ tuần thứ 9 đến tuần thứ 15

Xác suất tổn thương nặng về thần
kinh là 1/2500

Từ tuần thứ 16 đến tuần thứ 25

Xác suất tổn thương nặng về thần
kinh là 1/1000

Thời gian cuối khi mang thai

Xác suất bị ung thư ở tuổi thiếu
niên là 1/50000

- Biện pháp giảm thiểu:
+ Khi một người phụ nữ nghĩ rằng mình có thể đang mang thai thì phải khai
báo với các bác sĩ X-quang hoặc nhân viên bức xạ trước khi thực hiện sự
chiếu, chụp X-quang.
+ Trước khi làm xét nghiệm X-quang, bác sỹ hoặc nhân viên chiếu chụp Xquang cần hỏi bệnh nhân nữ liệu họ có thai hay không [1].
1.2.2.4. Giới hạn liều nhiễm xạ đối với con ngƣời cụ thể nhƣ sau:
- Đối với nhân viên: Theo khuyến cáo của Ủy ban quốc tế về bảo vệ bức xạ
(ICRP), mức liều đối với nhân viên không nên vượt quá 20 mSv/năm và liều
trung bình cho 5 năm không được vượt quá 10 mSv. Nếu một phụ nữ mang
thai làm việc trong điều kiện bức xạ thì giới hạn liều nghiêm ngặt hơn cần
được áp dụng là 2 mSv/năm [24], [32].
- Đối với công chúng: ICRP khuyến cáo rằng giới hạn liều đối với công chúng
không nên vượt quá 1 mSv/1 năm [24], [32].

- Đối với bệnh nhân: ICRP không có khuyến cáo giới hạn liều đối với bệnh
nhân nhưng liều sử dụng càng thấp càng tốt. Ở nhiều cuộc chụp X quang,
bệnh nhân phải chiếu liều cao hơn nhiều lần so với giới hạn liều cho công
chúng. Trong xạ trị, liều chiếu có thể tăng gấp hàng trăm lần so với giới hạn


10

liều đối với công nhân. Bởi vì liều xạ được dùng là để xác định bệnh và để
chữa bệnh, nên hiệu quả của điều trị được xem là cần thiết hơn ngay cả khi
phải dùng đến liều cao [24], [32].
1.3. An toàn bức xạ và các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ
An toàn bức xạ là gì ?
Là việc bảo đảm an toàn cho người và môi trường khỏi những tác hại do bức
xạ gây ra bằng việc kiểm soát bức xạ và áp dụng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ
cần thiết [10].
Nguyên tắc chung đảm bảo an toàn bức xạ trong y tế
Giữ cho liều chiếu xạ đối với người bệnh, nhân viên bức xạ y tế, công chúng
và số người bị chiếu xạ ở mức thấp nhất có thể đạt được một cách hợp lý.
Yêu cầu chung đảm bảo an toàn bức xạ đối với thiết bị trong y tế
Các thiết bị bức xạ sử dụng cho chẩn đoán, điều trị bệnh phải có chứng chỉ
chất lượng cho dạng hoặc loại thiết bị (type hoặc model) chỉ rõ việc tuân thủ với các
yêu cầu bảo đảm an toàn theo tiêu chuẩn của Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế (IEC),
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) hoặc các tiêu chuẩn quốc gia tương đương.
Thiết bị bức xạ phải có các cơ cấu kiểm soát chùm tia bức xạ chỉ thị rõ và tin
cậy trạng thái chùm tia đang “ngắt” hay “mở”.
Các biện pháp an toàn bức xạ đối với nguồn chiếu ngoài
Về thời gian
Kiểm soát thời gian là phương pháp quan trọng nhất để giảm sự chiếu xạ đối
với bức xạ ion hóa

D=RxT
D : Liều nhận được
R : Suất liều
T : Thời gian bị chiếu xạ [1], [32].
Che chắn
Bằng các vật liệu có nguyên tử số cao và bề dày của nó như bê-tông, chì
hay sắt để làm yếu bức xạ [1], [32].
Về khoảng cách


11

Khoảng cách đến nguồn bức xạ càng lớn thì sự chiếu xạ tổng cộng càng nhỏ
R = k/d2
R : Suất liều
d : Khoảng cách đến nguồn
k : Giá trị không đổi với một nguồn nhất định
Khi khoảng cách đến nguồn tăng gấp đôi suất liều giảm tới ¼ giá trị ban
đầu của nó [1], [32].
Kiểm soát hành chính
Là một phương pháp hành chính giúp ngăn chặn hoặc giảm thiểu tối đa sự
chiếu xạ đối với bức xạ chiếu ngoài như: Phân vùng làm việc, các quy trình làm
việc phối hợp sử dụng thời gian, khoảng cách và che chắn[1], [32].
Kiểm soát vật lý
+ Sử dụng tay máy từ xa để tránh thao tác trực tiếp và tăng khoảng cách
nguồn với người thao tác.
+ Sử dụng bộ đặt thời gian định trước trong thiết bị X quang để kiểm soát
thời gian chiếu xạ [1], [32].
1.4. Các yêu cầu đảm bảo an toàn bức xạ
 Yêu cầu an toàn đối với thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế

Mức bức xạ rò của đầu bóng phát tia X không vượt quá 1mGy/giờ tại khoảng
cách 1m từ vỏ đầu bóng phát tia X lấy trung bình trên diện tích không vượt quá 100
cm2 cho mọi chế độ làm việc của thiết bị được nhà sản xuất khuyến cáo.
Giá trị lọc cố định của hệ đầu bóng phát X - quang trong đơn vị milimét
nhôm tương đương (mm Al) phải ghi rõ trên vỏ hộp chứa bóng.
Có hệ kiểm tra kích thước chùm tia bằng nguồn sáng, trừ thiết bị
X - quang chụp răng sử dụng phim đặt sau huyệt ổ răng và thiết bị X - quang chụp
vú.
Các thông số điện áp phát (kV), dòng bóng phát (mA), thời gian phát tia (s)
hoặc hằng số phát tia (mAs) phải được hiển thị trên tủ điều khiển khi đặt chế độ làm
việc và khi chụp.
Đối với thiết bị chụp X - quang, việc phát tia phải được chấm dứt sau một


12

thời gian đặt trước hoặc sau khi đạt giá trị mAs đặt trước hoặc đạt giá trị liều chiếu
xạ đặt trước.
Đối với thiết bị X - quang soi chiếu phải có bộ kiểm soát tự động chế độ phát
tia AEC hoặc công tắc điều khiển phát tia dạng bấm và giữ, bảo đảm thiết bị chỉ
phát tia nếu công tắc được bấm, giữ chặt và sẽ ngừng phát tia khi thả công tắc.
Thiết bị X - quang di động phải có cáp nối đủ dài để bảo đảm khoảng cách
giữa người vận hành thiết bị và bóng phát tối thiểu 2 m. Đối với thiết bị bức xạ
khác, khoảng cách này tối thiểu là 3 m.
Thiết bị X - quang can thiệp phải có các tấm che chắn cao su chì lắp tại bàn
người bệnh để che chắn các tia bức xạ ảnh hưởng đến nhân viên và hệ che chắn treo
trên trần để sử dụng cho mục đích bảo vệ mắt và tuyến giáp của nhân viên khi theo
dõi người bệnh. Các tấm che chắn cao su chì phải bảo đảm có chiều dày che chắn
không nhỏ hơn 0,5 milimét chì tương đương [20].
 Yêu cầu về kiểm định và hiệu chuẩn thiết bị bức xạ, thiết bị đo bức xạ

+Trước khi đưa vào sử dụng lần đầu tiên;
+ Định kỳ một năm một lần đối với thiết bị xạ trị, thiết bị chụp cắt lớp vi tính
CT scanner, thiết bị X - quang tăng sáng truyền hình và định kỳ hai năm một lần đối
với các thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế khác kể từ ngày đưa vào sử dụng;
+ Sau khi lắp đặt lại hoặc sửa chữa thiết bị.
+ Nếu kết quả kiểm định cho thấy các thông số vận hành liên quan đến an
toàn của thiết bị bức xạ lệch khỏi giá trị cho phép, thiết bị phải hiệu chuẩn mới được
cho phép tiếp tục sử dụng; việc kiểm tra, kiểm định phải được thực hiện theo quy
trình do nhà sản xuất cung cấp hoặc theo tiêu chuẩn quốc gia tương ứng.
+ Thiết bị đo bức xạ (thiết bị đo suất liều bức xạ, thiết bị đo nhiễm bẩn bề
mặt, máy đo chuẩn liều thuốc phóng xạ) phải được kiểm định ban đầu, sau khi sửa
chữa và định kỳ hằng năm.
Việc kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị bức xạ và thiết bị đo bức xạ phải được
thực hiện bởi tổ chức, cá nhân được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp đăng ký hoạt
động dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn.
 Yêu cầu về phòng đặt thiết bị bức xạ, phòng làm việc với nguồn phóng xạ


13

- Phòng đặt thiết bị bức xạ, phòng làm việc với nguồn phóng xạ không
được đặt liền kề khoa sản, khoa nhi.
- Phòng đặt thiết bị bức xạ phải bảo đảm kích thước theo quy định.
- Chiều dày bảo vệ của tường, sàn, trần, cửa ra vào phòng đặt thiết bị bức xạ,
cửa quan sát của phòng điều khiển phải được tính toán thiết kế theo quy định
tại Điều 7 Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 18/11/2012: Trong phòng
điều khiển hoặc nơi đặt tủ điều khiển của thiết bị xạ trị không vượt quá 20
mSv/năm; Mọi vị trí bên ngoài phòng đặt thiết bị xạ trị nơi công chúng đi lại,
nơi người bệnh ngồi chờ không vượt quá 1 mSv/năm; Trong phòng điều
khiển hoặc nơi đặt tủ điều khiển của thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế

(trừ đối với thiết bị X - quang di động) không vượt quá 10 µSv/giờ; Mọi vị
trí bên ngoài phòng đặt thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế nơi công
chúng đi lại, người bệnh ngồi chờ và các phòng làm việc lân cận không vượt
quá 0,5 µSv/giờ...[20].
 Yêu cầu về việc lắp đặt thiết bị bức xạ
- Mỗi phòng chỉ được lắp đặt một thiết bị bức xạ, trừ đối với thiết bị X quang chẩn đoán trong y tế cho phép bố trí 02 thiết bị trong một phòng nhưng phải
bảo đảm chỉ một thiết bị được vận hành tại một thời điểm.
- Thiết bị bức xạ được lắp đặt phải bảo đảm khi sử dụng chùm tia chiếu
không hướng vào tủ điều khiển, cửa ra vào, cửa sổ hoặc khu vực công chúng qua
lại.
- Tủ điều khiển thiết bị bức xạ phải đặt ngoài, sát phòng đặt thiết bị, phải có
phương tiện quan sát người bệnh, có phương tiện thông tin giữa người điều khiển và
người bệnh. Trường hợp thiết bị X - quang chẩn đoán làm việc ở điện áp nhỏ hơn
150 kV, tủ điều khiển được phép đặt trong phòng đặt thiết bị nhưng phải có bình
phong chì che chắn bảo đảm mức bức xạ tại vị trí nhân viên đứng vận hành thiết bị
nhỏ hơn 10 µSv/giờ [20].
 Yêu câu về nội quy an toàn bức xạ và vận hành an toàn thiết bị bức xạ
- Quy trình làm việc cần chỉ rõ các bước tiến hành công việc trong vận hành
thiết bị bức xạ, làm việc với nguồn phóng xạ, làm việc trong khu vực có nguy cơ bị


14

chiếu xạ hoặc nhiễm bẩn phóng xạ, chăm sóc người bệnh uống thuốc phóng xạ hoặc
cấy nguồn phóng xạ; quy trình thao tác đối với từng thiết bị, phác đồ điều trị đối với
từng loại bệnh;
- Nội quy an toàn bức xạ phải chỉ rõ các yêu cầu bảo vệ an toàn bức xạ cho
nhân viên bức xạ y tế, các nhân viên khác trong cơ sở y tế, người bệnh, người chăm
sóc hoặc hỗ trợ người bệnh và công chúng.
- Kiểm tra an toàn thiết bị trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc công việc;

- Đóng cửa ra vào trong suốt quá trình vận hành thiết bị;
- Tuân thủ quy trình vận hành thiết bị;
- Chú ý những tín hiệu bất thường của thiết bị bức xạ và thiết bị kiểm tra để
kịp thời phát hiện sự cố, ngăn ngừa tai nạn;
- Không được tháo bỏ các bộ phận hư hỏng trong hệ thống bảo vệ của thiết bị
và nối tắt để vận hành [20].
 Yêu cầu về việc sử dụng người lao động làm công việc bức xạ
Cơ sở y tế có trách nhiệm bố trí để nhân viên bức xạ y tế là nữ làm công việc
không liên quan đến bức xạ trong thời gian họ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12
tháng tuổi.
Cơ sở y tế không được sử dụng người dưới 18 tuổi, người mắc bệnh cấm kỵ
phóng xạ để vận hành các thiết bị bức xạ, làm việc với các nguồn phóng xạ hoặc
phải làm việc trong khu vực tiềm ẩn nguy cơ bị chiếu xạ với mức liều lớn hơn 1
mSv/năm hoặc trong khu vực có nguy cơ bị nhiễm bẩn phóng xạ.
Cơ sở y tế có người học nghề, học viên, sinh viên thực tập vận hành các thiết
bị bức xạ, làm việc với các nguồn phóng xạ, làm việc trong khu vực tiềm ẩn nguy
cơ bị chiếu xạ với mức liều lớn hơn 1 mSv/năm hoặc trong khu vực có nguy cơ bị
nhiễm bẩn phóng xạ có trách nhiệm [20].
 Yêu cầu về đào tạo an toàn bức xạ
- Tổ chức đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ y tế mới tuyển dụng
theo chương trình đào tạo an toàn bức xạ cơ bản do Bộ Khoa học và Công nghệ quy
định.
- Định kỳ ít nhất 03 năm một lần tổ chức đào tạo nhắc lại và bổ sung kiến


15

thức chuyên sâu, thông tin mới về an toàn bức xạ cho các nhân viên bức xạ y tế.
- Hằng năm, tổ chức huấn luyện cho các nhân viên bức xạ y tế về nội quy an
toàn bức xạ, quy định của cơ sở liên quan đến bảo đảm an toàn bức xạ, quy trình

ứng phó sự cố bức xạ hoặc phổ biến các quy định mới, các thông tin mới về bảo
đảm an toàn bức xạ.
- Bảo đảm việc đào tạo an toàn bức xạ quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này
được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân có đăng ký hoạt động dịch vụ đào tạo an toàn
bức xạ do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp.
- Lập, cập nhật và lưu giữ hồ sơ đào tạo, huấn luyện an toàn bức xạ.
 Yêu cầu về kiểm xạ khu vực làm việc
- Cơ sở y tế phải tiến hành đo kiểm xạ môi trường theo các quy định: Đo
kiểm xạ môi trường làm việc và xác lập các mức điều tra khi lập hồ sơ đề nghị cấp
giấy phép tiến hành công việc bức xạ; Định kỳ hằng năm kiểm tra mức bức xạ tại
các vị trí nhân viên bức xạ y tế làm việc, mức bức xạ môi trường tại các vị trí cửa ra
vào và khu vực xung quanh các phòng đặt thiết bị bức xạ, nơi lưu giữ nguồn phóng
xạ, chất thải phóng xạ; Định kỳ hàng tháng kiểm tra mức nhiễm bẩn phóng xạ tại
nơi làm việc và môi trường xung quanh đối với cơ sở y học hạt nhân sử dụng thuốc
phóng xạ khám và điều trị bệnh; So sánh kết quả đo kiểm xạ môi trường làm việc
với các mức điều tra đã được xác lập và xác định nguyên nhân, áp dụng các biện
pháp khắc phục trong trường hợp kết quả kiểm tra lớn hơn mức điều tra.
- Cơ sở y tế phải lập, lưu giữ hồ sơ kết quả đo kiểm xạ môi trường làm việc
và thông báo kết quả đo kiểm xạ môi trường làm việc cho nhân viên bức xạ y tế.
 Yêu cầu về việc theo dõi và đánh giá liều chiếu xạ
- Cơ sở y tế phải thực hiện việc theo dõi và đánh giá liều chiếu xạ cá nhân
cho các nhân viên bức xạ y tế...
- Trường hợp nhân viên bức xạ y tế đồng thời làm việc cho nhiều cơ sở y tế
khác nhau, mỗi cơ sở y tế phải thực hiện việc theo dõi, đánh giá liều chiếu xạ cá
nhân cho người đó theo quy định tại Khoản 1 Điều này một cách riêng biệt liên
quan đến thực hiện công việc bức xạ tại cơ sở đó; Nhân viên bức xạ y tế phải bảo
đảm tổng cộng liều chiếu xạ nghề nghiệp từ các công việc bức xạ tại tất cả cơ sở mà


16


họ làm việc không vượt quá giới hạn liều nghề nghiệp đối với nhân viên bức xạ quy
định tại Phụ lục I Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 08/11/2012 của Bộ trưởng
Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong
chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng.
 Yêu cầu về phương tiện bảo hộ cá nhân
- Tạp dề cao su chì cho nhân viên vận hành thiết bị X - quang chụp răng
toàn cảnh, thiết bị X - quang chụp sọ, thiết bị chiếu, chụp X - quang tổng hợp, thiết
bị X - quang tăng sáng truyền hình, thiết bị chụp cắt lớp vi tính CT Scanner.
- Tạp dề cao su chì, tấm cao su che tuyến giáp cho nhân viên vận hành thiết
bị chụp X - quang di động.
- Tạp dề cao su chì, tấm cao su chì che tuyến giáp, kính chì, găng tay cao su
chì cho nhân viên vận hành thiết bị X - quang can thiệp, bác sỹ, nhân viên làm việc
trong phòng đặt thiết bị X - quang chụp can thiệp và chụp mạch.
- Quần áo bảo hộ lao động, găng tay, mũ trùm đầu, khẩu trang, giày bảo hộ
hoặc bao chân cho nhân viên bức xạ y tế làm việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở
(thuốc phóng xạ, vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ, chất thải phóng xạ).
- Bình phông chì che chắn cho nhân viên khi tiếp xúc với người bệnh lưu đã
sử dụng thuốc phóng xạ hoặc đã cấy nguồn phóng xạ.
 Yêu cầu về việc khám sức khỏe cho nhân viên bức xạ y tế
- Định kỳ hằng năm, cơ sở y tế phải tổ chức khám sức khỏe cho các nhân
viên bức xạ y tế theo quy định tại Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06/6/2011
của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp,
chăm sóc sức khỏe người lao động, tổ chức khám bệnh nghề nghiệp.
- Cơ sở y tế có trách nhiệm bố trí để nhân viên bức xạ y tế không bảo đảm
yêu cầu về sức khỏe theo quy định chuyển làm công việc khác không tiếp xúc với
bức xạ.
- Cơ sở y tế phải lập, lưu giữ và quản lý hồ sơ khám sức khỏe của nhân viên
bức xạ y tế theo quy định tại Điều 17 Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày
08/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về kiểm soát và

bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng.


×