BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
THÁI ĐỒNG SƠN KỲ
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN Y TẾ NGUY HẠI TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 60.44.03.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRỊNH QUANG HUY
HÀ NỘI - 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Thái Đồng Sơn Kỳ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các Thầy giáo, Cô giáo, các bộ
môn, các Phòng, Khoa của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa học.
Để hoàn thành Luận văn này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
TS. Trịnh Quang Huy, người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới:
Ban Giám đốc, các Phòng ban, Xí nghiệp thành viên của Công ty Cổ
phần môi trường đô thị và Công nghiệp 10 – URENCO 10 đã tạo điều kiện
và giúp đỡ tôi trong quá trình học.
Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, anh, chị, em, bạn bè, đồng nghiệp đã
động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khoá học.
Xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2014
Học viên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình ix
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích và yêu cầu nghiên cứu 2
2.1 Mục đích 2
2.2 Yêu cầu 2
Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Tổng quan về chất thải rắn y tế (CTRYT) 3
1.1.1 Thực trạng quản lý chất thải y tế trên thế giới 3
1.1.2 Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam 5
1.1.3 Các biện pháp xử lý chất thải rắn y tế. 19
1.1.4 Những khó khăn tồn tại trong công tác quản lý chất thải y tế 22
1.2 Tác hại và nguy cơ của chất thải rắn y tế 23
1.2.1 Tác hại và nguy cơ của chất thải y tế đối với môi trường và sức
khỏe cộng đồng trên thế giới. 23
1.2.2 Tác hại và nguy cơ của chất thải rắn y tế đối với môi trường và
sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam. 25
1.2.3 Nhân lực và kinh phí quản lý chất thải y tế tại các Bệnh viện. 27
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 29
2.1 Đối tượng nghiên cứu 29
2.2 Nội dung nghiên cứu. 29
2.3 Phương pháp nghiên cứu. 30
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 30
2.3.2 Phương pháp triều tra phỏng vấn 30
2.3.3 Phương pháp xác định khối lượng và thành phần chất thải rắn y
tế nguy hại. 32
2.3.4 Phương pháp đánh giá, so sánh. 33
2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu, trình bày kết quả. 34
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1 Khái quát về tình hình hoạt động của Bệnh viện Bạch Mai và
Bệnh viện phụ sản Hà Nội. 35
3.2 Thực trạng phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại tại 2 Bệnh viện
Bạch Mai và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. 36
3.2.1 Thực trạng phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại tại Bệnh viện
Bạch Mai. 36
3.2.2 Thực trạng phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại tại Bệnh viện phụ
sản Hà Nội. 38
3.3 Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại tại Bệnh viện Bạch
Mai và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. 40
3.3.1 Thực trạng thu gom, phân loại chất thải rắn y tế nguy hại tại 2
Bệnh viện. 43
3.3.2 Thực trạng vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tại 2
bệnh viện Bạch Mai và Phụ sản Hà Nội. 47
3.3 Các vấn đề liên quan đến quản lý CTR y tế nguy hại tại các
Bệnh viện. 48
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v
3.3.1 Nhân lực phục vụ trưc tiếp công tác quản lý CTR y tế nguy hại
tại các Bệnh viện. 48
3.3.2 Đánh giá thực trang quản lý chất thải rắn y tế nguy hại tại các
Bệnh viện Bạch Mai và Phụ sản Hà Nội 58
3.4 Các giải pháp nhằm tăng hiệu quả công tác quản lý CTRYT nguy
hại tại 02 Bệnh viện. 63
KẾT LUẬN 66
KIẾN NGHỊ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
PHỤ LỤC 73
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi
DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
CTYT : Chất thải y tế
CTR : Chất thải rắn
GB : Gường bệnh
KQ PT : Kết quả phân tích
HBV : Hepatitis B virus (Vi rút viêm gan B)
HCV : Hepatitis C virus (Vi rút viêm gan C)
NSNN : Ngân sách nhà nước
PX : Phóng xạ
TB : Trung bình
TCCP :Tiêu chuẩn cho phép
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
1.1 Chất thải rắn y tế theo giường bệnh trên thế giới năm 2010 3
1.2 Khối lượng CTR y tế phát sinh ở các loại đô thị trên cả nước 8
1.3 Khối lượng CTR y tế phát sinh ở các tuyến Bệnh viện 10
1.4 Tác nhân gây bệnh của các dạng nhiễm khuẩn trong bệnh viện 25
3.1 Thực trạng quản lý CTR y tế nguy hại tại Bệnh viện Bạch Mai 38
3.2 Thực trạng quản lý CTR y tế nguy hại tại Bệnh viện Phụ sản HN 39
3.3 Thực trạng thu gom, phân loại chất thải rắn y tế nguy hại tại
Bệnh viện Bạch Mai 43
3.4 Thực trạng thu gom, phân loại chất thải rắn y tế nguy hại tại
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội 44
3.5 Thực trạng vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế tại Bệnh viện
Bạch Mai 45
3.6 Thực trạng vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế tại Phụ sản HN 46
3.7 Thực trạng thu gom, xử lý chất thải rắn y tế nguy hại 47
3.8 Tỷ lệ số người tập huấn công tác quản lý CTR y tế tại Bệnh viện
Bạch Mai 48
3.9 Tỷ lệ số người tập huấn công tác quản lý CTR y tế tại Bệnh viện
Phụ sản Hà Nội 48
3.10 Tỷ lệ nhân viên y tế và vệ sinh viên được tập huấn quy chế quản
lý chất thải y tế tại Bệnh viện Bạch Mai. 49
3.11 Phân loại chất thải theo nhóm chát thải 50
3.12 Tình hình thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế 51
3.13 Hiểu biết của nhân viên y tế và vệ sinh viên về tác hại của chất
thải y tế đối với người tiếp xúc 52
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii
3.14 Hiểu biết của nhân viên y tế và vệ sinh viên về các đối tượng dễ
bị ảnh hưởng bởi CTR y tế 53
3.15 Liên quan giữa kiến thức, thái độ của bệnh nhân với thực hành bỏ
rác đúng quy định 54
3.16 Thực trạng phương tiện thu gom, vận chuyển CTR y tế nguy hại
tại 2 bệnh viện 56
3.17 Thực trạng nhà lưu giữ chất thải rắn y tế. 57
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình, biểu đồ Trang
Hình 1.1 Nguồn phát sinh chất thải y tế 5
Biểu đồ 1.1 Thành phần chất thải rắn y tế phát sinh 11
Biểu đồ 1.2 Thành phần CTR y tế dựa trên đặc tính lý hóa 12
Biểu đồ 3.1 Biến động của Chất thải lây nhiễm và chất thải hóa học tại
BV Bạch Mai trong 6 tháng đầu năm 2014 37
Biểu đồ 3.2 Khối lượng phát sinh CTRYT NH tại BV Bạch Mai 37
Biểu đồ 3.3 Khối lượng phát sinh CTRYT NH tại BV Phụ sản HN 38
Biểu đồ 3.4 Biến động của Chất thải lây nhiễm và chất thải hóa học tại
BV Phụ sản HN trong 6 tháng đầu năm 2014 39
Hình 3.1 Sơ đồ quản lý rác thải y tế tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội 42
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Dịch
vụ y tế là dịch vụ xã hội đặc biệt vì thế việc bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức
khỏe người dân là nhiệm vụ và trách nhiệm của nghành Y tế. Tuy nhiên trong
quá trình hoạt động hệ thống y tế nhất là các Bệnh viện đã thải ra môi trường
các loại rác thải và không ít trong đó là chất thải nguy hại cần được xử lý.
Theo Tổ chức y tế thế giới, trong thành phần chất thải bệnh viện có
khoảng 10% là chất thải nhiễm khuẩn và khoảng 5% là chất thải không nhiễm
khuẩn nhưng độc hại như chất phóng xạ, chất gây độc tế bào, các hoá chất
độc hại phát sinh trong quá trình chẩn đoán và điều trị. Vì vậy chất thải rắn y
tế (CTRYT) được xác định là chất thải nguy hại, nằm trong danh mục A các
chất thải nguy hại có mã số A4020 - Y1.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các bệnh viện không chỉ
phát triển về quy mô mà còn phát triển theo hướng chuyên khoa sâu nên chất
thải y tế cũng tăng nhanh về số lượng và phức tạp về thành phần. Nếu không
được quản lý, xử lý an toàn đây sẽ là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc lây lan, lây chéo các bệnh truyền nhiễm, tạo môi trường
vi sinh vật gây bệnh kháng thuốc và ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng.
Để đánh giá thực trạng về CTYT cũng như những ảnh hưởng của
CTYT đối với môi trường, nhiều nhà khoa học, nhiều cơ quan đã tiến hành
điều tra, nghiên cứu. Các nghiên cứu đã phần nào cho thấy những tồn tại
trong công tác quản lý CTYT ở nước ta. Hiện nay, vì nhiều lý do, trong đó
có áp lực về nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, sự quá tải của nhiều
bệnh viện, sự thiếu đồng bộ, cơ sở hạ tầng của bệnh viện nên dẫn tới vệ
sinh môi trường của nhiều bệnh viện chưa được đảm bảo.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2
Do các yếu tố khó khăn khách quan và chủ quan của từng cơ sở y tế
như: khó khăn trong việc phân loại, thu gom, xử lý CTYT, sự hạn hẹp kinh
phí, sự quá tải người bệnh, nhiều nơi cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa quan tâm
đúng mức dẫn đến công tác quản lý, xử lý CTYT ở các bệnh viện vẫn còn
nhiều hạn chế và bất cập đã làm cho môi trường bệnh viện càng xấu đi và ảnh
hưởng đến chất lượng điều trị. Để góp phần giảm thiểu tác hại của Chất thải
răn y tế, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng quản lý
chất thải rắn y tế nguy hại tại một số bệnh viện trên địa bàn thành phố
Hà Nội”
2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
2.1 Mục đích
- Đánh giá thực trạng quản lý, chất thải rắn y tế phát sinh tại một số
bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của CTR y tế.
2.2 Yêu cầu
- Xác định các tác hại của chất thải rắn y tế nguy hại đối với môi trường
bệnh viện và sức khỏe con người.
- Thu thập, điều tra số liệu về chất thải rắn y tế nguy hại tại các Bệnh
viện để làm rõ được thực trạng công tác quản lý chất thải hiện tại ở các Bệnh
viện này.
- Đề xuất được các giải pháp khả thi nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường do chất thải rắn y tế gây ra.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về chất thải rắn y tế (CTRYT)
1.1.1 Thực trạng quản lý chất thải y tế trên thế giới
Nghiên cứu về CTYT đã được tiến hành tại nhiều nước trên thế giới, đặc
biệt ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, Canada Các nghiên cứu đã
quan tâm đến nhiều lĩnh vực như tình hình phát sinh; phân loại CTRYT; quản
lý CTR YT (biện pháp làm giảm thiểu chất thải, tái sử dụng chất thải, xử lý
chất thải, đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý chất thải ); tác hại của
CTYT đối với môi trường, sức khoẻ; biện pháp làm giảm tác hại của CTYT
đối với sức khỏe cộng đồng, sự đe dọa của chất thải nhiễm khuẩn tới sức khỏe
cộng đồng, ảnh hưởng của nước thải y tế đối với việc lan truyền dịch bệnh;
những vấn đề liên quan của y tế công cộng với CTYT; tổn thương nhiễm
khuẩn ở y tá, hộ lý và người thu gom rác; nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm
khuẩn ngoài bệnh viện đối với người thu nhặt rác, vệ sinh viên và cộng đồng;
người phơi nhiễm với HIV, HBV, HCV ở nhân viên y tế.
a. Thực trạng phát sinh chất thải y tế
Khối lượng CTYT phát sinh thay đổi theo khu vực địa lý, theo mùa và phụ
thuộc vào các yếu tố khách quan như: cơ cấu bệnh tật, dịch bệnh, loại, quy mô
bệnh viện, phương pháp và thói quen của nhân viên y tế trong việc khám, chữa
bệnh và chăm sóc bệnh nhân và thải rác của bệnh nhân ở các khoa phòng.
Bảng 1.1. Chất thải rắn y tế theo giường bệnh trên thế giới năm 2010
Tuyến bệnh viện
Tổng
lượng
CTYT
(kg/GB)
CTYT nguy hại
(kg/GB)
Bệnh viện trung ương 4,1 -
8,7
0,4 -
1,6
Bệnh viện tỉnh 2,1 -
4,2
0,2 -
1,1
Bệnh viện huyện 0,5 -
1,8
0,1 -
0,4
Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (2010-2015)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4
b. Phân loại chất thải y tế
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (2010), ở các nước đang
phát triển có thể phân loại CTYT thành các loại sau: Chất thải không độc hại
(chất thải sinh hoạt gồm chất thải không bị nhiễm các yếu tố nguy hại); chất
thải sắc nhọn (truyền nhiễm hay không truyền nhiễm); chất thải nhiễm
khuẩn (khác với các vật sắc nhọn nhiễm khuẩn); chất thải hoá học và dược
phẩm (không kể các loại thuốc độc đối với tế bào); chất thải nguy hiểm khác
(chất thải phóng xạ, các thuốc độc tế bào, các bình chứa khí có áp suất cao).
Ở Mỹ phân loại chất thải y tế thành 8 loại: Chất thải cách ly (chất thải
có khả năng truyền nhiễm mạnh); những nuôi cấy và dự trữ các tác nhân
truyền nhiễm và chế phẩm sinh học liên quan; những vật sắc nhọn được
dùng trong điều trị, nghiên cứu ; máu và các sản phẩm của máu; Chất thải
động vật (xác động vật, các phần của cơ thể ); các vật sắc nhọn không sử
dụng; các chất thải gây độc tế bào; Chất thải phóng xạ.
c. Quản lý chất thải y tế
Theo Tổ chức Y tế thế giới, có 18 - 64% cơ sở y tế chưa có biện pháp
xử lý chất thải đúng cách. Tại các cơ sở Y tế, 12,5% công nhân xử lý chất
thải bị tổn thương do kim đâm xảy ra trong quá trình xử lý CTYT. Tổn
thương này cũng là nguồn phơi nhiễm nghề nghiệp, với máu phổ biến nhất,
chủ yếu là dùng hai tay tháo lắp kim và thu gom tiêu huỷ vật sắc nhọn. Có
khoảng 50% số bệnh viện trong diện điều tra vận chuyển CTYT đi qua khu
vực bệnh nhân và không đựng trong xe thùng có nắp đậy.
Ở các nước phát triển đã có công nghệ xử lý CTYT đáng tin cậy như
đốt rác bằng lò vi sóng, tuy nhiên đây không phải là biện pháp hữu hiệu được
áp dụng ở các nước đang phát triển, vì vậy, các nhà khoa học ở các nước Châu
Á đã tìm ra một số phương pháp xử lý chất thải khác để thay thế như
Philippin đã áp dụng phương pháp xử lý rác bằng các thùng rác có nắp đậy;
Nhật Bản đã khắc phục vấn đề khí thải độc hại thoát ra từ các thùng đựng rác có
nắp kín bằng việc gắn vào các thùng có những thiết bị cọ rửa; Indonexia chủ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5
trương nâng cao nhận thức trước hết cho các bệnh viện về mối nguy hại của
CTYT gây ra để bệnh viện có biện pháp lựa chọn phù hợp.
1.1.2 Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam
Chất thải sinh hoạt Chất thải lâm sàng
Bình áp suất Chất thải phóng xạ
Chất thải hoá học
Hình 1.1. Nguồn phát sinh chất thải y tế
Theo Quy chế Quản lý CTYT của Bộ Y tế ban hành tại Quyết định
số 43/QĐ-BYT ngày 30/11/2007, quy định:
Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ
sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.
Chất thải y tế nguy hại là CTYT chứa yếu tố nguy hại cho sức khoẻ con
người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ
nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không
được tiêu huỷ an toàn.
Phòng mổ
Phòng xét nghiêm
chụp và rửa phim
Phòng cấp cứu
Phòng bệnh nhân
truyền nhiễm
Khu bào chế dược
phẩm
Khu vực hành
chính
Phòng bệnh nhân
không lây nhiễm
Buồng tiêm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6
Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban
đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý,
tiêu hủy chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
a, Các văn bản pháp lý về quản lý chất thải y tế đã được ban hành.
- Luật bảo vệ môi trường được Quốc Hội thông qua ngày 27/12/1993
- Nghị định số 175 – CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ về thi hành
Luật bảo vệ môi trường năm 1993.
- Pháp lệnh An toàn kiểm soát bức xạ được Ủy ban thường vụ Quốc
Hội thông qua ngày 25/6/1996.
- Nghị định số 50/1998/NĐ – CP ngày 16/7/1998 của Chính phủ quy
định chi tiết việc thhi hành Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ.
- Quyết định số 152/1999/QĐ – TTg ngày 10/7/1999 của Thủ tướng
chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và
khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020.
- Quyết định số 155/1999/QĐ – TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng
chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lí chất thải nguy hại.
- Luật Bảo vệ môi trường được Quốc Hội thông qua ngày 25/11/2005 [3].
- Thông tư liên tịch số 1590/1997/TTLT – BKHCNMT – BXD ngày
17/10/1997 của Bộ KHCN và Môi trường nay là Bộ Tài nguyên môi trường và Bộ
xây dựng hướng dẫn thi hành Chỉ thị số 199/TTg của Thủ tướng chính phủ về các
biện pháp cấp bách trong quản lí chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp.
- Thông tư liên tịch số 2237/1999/TTLT/BKHCNMT – BYT ngày
28/12/1999 của Bộ KHCN và Môi trường nay là Bộ Tài nguyên môi trường –
Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện an toàn bức xạ trong y tế.
- Thông tư số 12/2006/QĐ-TTg ngày 26/12/2006, hướng dẫn điều kiện
hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép, hành nghề mã số quản lý
chất thải nguy hại.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban
hành danh mục chất thải nguy hại, quy định CTYT nằm trong danh mục
CTNH có mã số 1301,
phải đăng ký và quản lý theo quy định đối với CTNH.
- Quyết định số 62/2001/QĐ – BKHCNMT ngày 21/11/2001 ban hành
các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với lò đốt chất thải y tế.
- Công văn số 4527 – ĐTr ngày 8/6/1996 của Bộ y tế hướng dẫn xử lý
chất thải rắn trong bệnh viện.
- Quyết định số 1850/QĐ – BYT ngày 19/9/1997 ban hành quy chế
bệnh viện trong đó có quy chế công tác xử lý chất thải.
- Quyết định số 2575/1999/QĐ – BYT ngày 27/8/1999 của Bộ trưởng
Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế quản lí chất thải y tế.
- Bộ Y tế đã ban hành các văn bản quy định về quản lý, xử lý CTYT và
thường xuyên điều chỉnh quy chế cho phù hợp với xu thế phát triển. Từ năm
1996 đã ban hành các văn bản hướng dẫn, quy định xử lý chất thải rắn trong
bệnh viện, từ năm 1999, đã ban hành riêng quy chế quản lý chất thải y tế, đến
2007, quy chế này đã được điều chỉnh để phù hợp với tình hình cấp bách hiện
nay về quản lý chất thải y tế (Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày
30/11/2007 của Bộ Y tế).
b, Thực trạng phát sinh chất thải rắn y tế tại Việt Nam.
* Tổng lượng chất thải y tế phát sinh.
Hệ thống các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn toàn quốc
được phân cấp quản lý theo tính chất chuyên khoa. Cụ thể,Bộ Y tế quản lý 11
bệnh viện đa khoa tuyến trung ương, 25 bệnh viện chuyên khoa tuyến trung
ương; địa phương quản lý 743 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh/thành phố, 239
bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh/thành phố, 595 bệnh viện đa khoa
quận/huyện/thị xã và 11.810 trung tâm y tế các cấp; các đơn vị khác quản lý
88 Trung tâm/Nhà điều dưỡng/ bệnh viện tư nhân. (Theo Cục Khám chữa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8
bệnh - Bộ Y tế, 2009).
Theo Tổng cục thống kê năm 2011 thì mức độ đáp ứng nhu cầu chữa trị
tính chung trong cả nước tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây, năm 2005
là 17,7 giường bệnh/1 vạn dân, đến năm 2009 là 22 giường bệnh/1 vạn dân .
Việc tăng số lượng giường bệnh thực tế do tăng nhu cầu về khám chữa bệnh
đồng nghĩa với việc tăng khối lượng chất thải y tế cần phải xử lý.
Nguồn phát sinh chất thải y tế chủ yếu là: bệnh viện; các cơ sở y tế
khác như: trung tâm vận chuyển cấp cứu, phòng khám sản phụ khoa, nhà hộ
sinh, phòng khám ngoại trú, trung tâm lọc máu ; các trung tâm xét nghiệm
và nghiên cứu y sinh học; ngân hang máu Hầu hết các CTR y tế đều có tính
chất độc hại và tính đặc thù khác với các loại CTR khác. Các nguồn xả chất
lây lan độc hại chủ yếu là ở các khu vực xét nghiệm, khu phẫu thuật.
Bảng 1.2: Khối lượng CTR y tế phát sinh ở các loại đô thị trên cả nước
Loại
đô
thị
Tỉnh/Tp.
CTR y tế
(tấn/năm)
Loại
đô
thị
Tỉnh/Tp.
CTR y tế
(tấn/năm)
Loại
đô
thị
Tỉnh/Tp.
CTR y tế
(tấn/năm)
Tỉnh
có
đô
thị
loại I
Đắc Lắc 276,3
Tỉnh
có
đô
thị
loại
III
Bạc Liêu 134,8
Đô
thị
loại
III
Quảng
Tr
ị
272,116
Khánh
Hòa
365
Bình
Dương
1.241
Sóc
Trăng
266,7
Lâm
Đồng
209,3 Điện Biên
79,1 Sơn La 175
Nam
Đ
ịnh
488 Hà Giang 405 Trà Vinh 400 (*)
Nghệ An 187,6 Hà Nam 967
Vĩnh
Long
340,26
Tỉnh
có
đô
thị
loại
II
An Giang
320,1
Hậu
Giang
634,8 (*) Yên Bái 108,542
Cà Mau 159,5
Kiên
Giang
642,4
Đô
thị
đặc
biệt
Hà Nội ~5000
Đồng Nai
430,8 Long An 369 Tp. HCM 2800 (*)
Phú Thọ 126,54
Quảng
Nam
602,25
Ghi chú: (*) Số liệu năm 2006; (**) Số liệu năm 2007
(Nguồn: Báo cáo Hiện trạng môi trường địa phương 2006-2010, Sở
TN&MT các địa phương, 2010)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9
Theo nghiên cứu điều tra mới nhất của Cục Khám chữa bệnh - Bộ Y
tế và Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn - Bộ Xây dựng, năm
2009-2010, tổng lượng CTR y tế trong toàn quốc khoảng 100-140
tấn/ngày, trong đó có 16-30 tấn/ngày là CTR y tế nguy hại. Lượng CTR
trung bình là 0,86 kg/giường/ ngày, trong đó CTR y tế nguy hại tính trung
bình là 0,14 - 0,2 kg/giường/ngày. CTR y tế phát sinh ngày càng gia tăng ở
hầu hết các địa phương, xuất phát từ một số nguyên nhân như: gia tăng số
lượng cơ sở y tế và tăng số giường bệnh; tăng cường sử dụng các sản phẩm
dùng một lần trong y tế; dân số gia tăng, người dân ngày càng được tiếp
cận nhiều hơn với dịch vụ y tế.
Tính riêng cho 36 bệnh viện thuộc Bộ Y tế quản lý, theo khảo sát năm
2009, tổng lượng CTR y tế phát sinh trong 1 ngày là 31,68 tấn, trung bình là
1,53 kg/giường/ ngày. Lượng chất thải phát sinh tính theo giường bệnh cao
nhất là bệnh viện Chợ Rẫy 3,72 kg/giường/ngày, thấp nhất là bệnh viện Điều
dưỡng - Phục hồi chức năng Trung ương và bệnh viện Tâm thần Trung ương
2 với 0,01 kg/giường/ngày. Lượng CTR y tế phát sinh trong ngày khác nhau
giữa các bệnh viện tùy thuộc số giường bệnh, bệnh viện chuyên khoa hay đa
khoa, các thủ thuật chuyên môn được thực hiện tại bệnh viện, số lượng vật tư
tiêu hao được sử dụng
Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh từ chất thải y tế
đang là mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội hiện nay. Thời gian qua, để hạn
chế những tác động xấu từ chất thải y tế, nhiều nguồn lực đã được đầu tư cho
công tác bảo vệ môi trường . Tuy nhiên thực tế cho thấy công tác bảo vệ môi
trường trong lĩnh vực y tế vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại.
Hà Nội là thủ đô của cả nước, nơi tập trung đông dân cư vì thế công tác
bảo vệ sức khỏe của người dân luôn là trách nhiệm hàng đầu. Kéo theo đấy là
lượng chất thải y tế phát sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội hằng ngày luôn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10
đứng đầu cả nước. Nếu công tác quản lý chất thải rắn y tế nguy hại nếu không
được thực hiện tốt ngay từ các Bệnh viện thì hậu quả đối với môi trường sống
và sức khỏe của người dân sẽ không được đảm bảo.
Bảng 1.3: Khối lượng CTR y tế phát sinh ở các tuyến Bệnh viện
Khoa
Tổng lượng chất thải phát sinh
(kg/giường/ngày)
Tổng lượng chất thải phát sinh
(kg/giường/ngày)
BV
TW
BV
Tỉnh
BV
Huyện
Trung
bình
BV
TW
BV
Tỉnh
BV
Huyện
Trung
bình
Bệnh viện 0,97
0,88 0,73
0,86
0,16 0,14 0,11
0,14
Khoa hồi sức
cấp cứu
1,08
1,27 1,00 0,30 0,31 0,18
Khoa nội 0,64
0,47 0,45 0,04 0,03 0,02
Khoa Nhi 0,50
0,41 0,45 0,04 0,05 0,02
Khoa ngoại 1,01
0,87 0,73 0,26 0,21 0,17
Khoa sản 0,82
0,95 0,74 0,21 0,22 0,17
Khoa mắt/TMH 0,66
0,68 0,34 0,12 0,10 0,08
Khoa cận lâm sàng
0,11
0,10 0,08 0,03 0,03 0,03
Trung bình 0,72
0,7 0,56 0,14 0,13 0,09
Nguồn: Quy hoạch quản lý chất thải y tế, Bộ Y tế, 2009
Hiện nay trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 41 Bệnh viện trực thuộc
Trung Ương với 8.650 giường bệnh, 40 bệnh viện thuộc Sở Y tế, với 7.980
giường bệnh. Đây là 2 tuyến bệnh viện phát sinh nhiều chất thải rắn y tế nguy
hại nhất của Thành phố Hà Nội.
Số lượng bệnh viện đã đăng ký chất thải rắn nguy hại với Chi cục bảo
vệ môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường là: 11/41 bệnh viện Trung ương có
khối lượng chất thải rắn nguy hại là 35.264kg/tháng, 10/54 bệnh viện thuộc
Sở y tế có khối lượng CTR y tế nguy hại là 13.925kg/tháng, 8/25 bệnh viện và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11
phòng khám tư nhân có khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại là
4083,9kg/tháng. Các cơ sở y tế còn lại không đăng ký chất thải rắn nguy hại
với Chi cục bảo vệ môi trường, hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom,
vận chuyển, xử lý.
* Thành phần và phân loại chất thải rắn y tế.
- Theo Thuyết minh Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tỷ lệ, thành phần chất thải rắn y tế phát
sinh tại các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội như sau:
Tổng lượng
CTR y tế
50%
CTR y tế nguy
hại
8%
CTR y tế thông
thường
42%
CTR y tế thông thường
CTR y tế nguy hại
Tổng lượng CTR y tế
Biểu đồ 1.1: Thành phần chất thải rắn y tế phát sinh
(Theo Thuyết minh Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2050)
- Theo URENCO, tổng khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh
tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện tại đã được thu gom và
xử lý gần như 100%.
Hầu hết các CTR y tế là các chất thải sinh học độc hại và mang tính đặc
thù so với các loại CTR khác. Các loại chất thải này nếu không được phân
loại cẩn thận trước khi xả chung với các loại chất thải sinh hoạt sẽ gây ra
những nguy hại đáng kể. Xét về các thành phần chất thải dựa trên đặc tính lý
hóa thì tỷ lệ các thành phần có thể tái chế là khá cao, chiếm trên 25% tổng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12
lượng CTR y tế, chưa kể 52% CTR y tế là các chất hữu cơ. Trong thành phần
CTR y tế có lượng lớn chất hữu cơ và thường có độ ẩm tương đối cao, ngoài
ra còn có thành phần chất nhựa chiếm khoảng 10%, vì vậy khi lựa chọn công
nghệ thiêu đốt cần lưu ý đốt triệt để và không phát sinh khí độc hại.
Giấy các loại
3%
Bông băng, bột bó
gãy xương
9%
Kim loại, vỏ hộp
1%
Thủy tinh, ống tiêm,
chai lọ thuốc, bơm
kim tiêm
3%
Đất đá và các loại
vật rắn khác
22%
Chai, túi nhựa các
loại
10%
Bệnh phẩm
1%
Rác hữu cơ
51%
Đất đá và các loại vật
rắn khác
Giấy các loại
Kim loại, vỏ hộp
Thủy tinh, ống tiêm,
chai lọ thuốc, bơm kim
tiêm
Bông băng, bột bó gãy
xương
Chai, túi nhựa các loại
Bệnh phẩm
Biểu đồ 1.2: Thành phần CTR y tế dựa trên đặc tính lý hóa
(Theo báo cáo Bộ TNMT năm 2010)
Thành phần hoá học của chất thải rắn y tế.
- Những chất vô cơ, kim loại, bột bó, chai thuỷ tinh, sỏi đá, hoá chất
thuốc thử.
- Những chất hữu cơ: đồ vải sợi, giấy, phần cơ thể, đồ nhựa
Nếu phân tích nguyên tố thì thấy gồm những thành phẩm: C, H, O, N, S,
P, Cl và một phần tro.
Thành phần hoá học điển hình của các loại chất thải y tế ước tính khoảng
50% cacbon, 20% ôxy, 6% hydro và nhiều nguyên tố khác.
Thành phần sinh học của chất thải rắn y tế.
Máu, những loại dịch tiết, những động vật làm thí nghiệm, bệnh phẩm
đặc biệt là những vi trùng gây bệnh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13
Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hoá học, sinh học và tính chất nguy
hại, chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 nhóm:
* Chất thải lây nhiễm: Nhóm này gồm các loại chất thải:
- Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc
chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của
dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thuỷ tinh vỡ và
các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các hoạt động y tế.
- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm
máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh
cách ly.
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong
các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.
- Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ
thể người; rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.
* Chất thải hoá học nguy hại: Nhóm này gồm các loại chất thải sau:
- Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng.
- Chất hoá học nguy hại sử dụng trong y tế
- Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ
dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng
hoá trị liệu.
- Chất thải chứa kim loại nặng: thuỷ ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thuỷ
ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì
(từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các
khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị).
* Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí
phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.
Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu dùng trong chẩn đoán
và điều trị ban hành kèm theo Quyết định số 33/2006/QĐ-BYT ngày 24 tháng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14
10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
* Bình chứa áp suất: Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí
dung. Các bình này dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt.
* Chất thải thông thường: là chất thải không chứa các yếu tố lây
nhiễm, hoá học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:
- Chất thải sinh hoạt từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly).
- Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ
thuỷ tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gẫy xương
kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hoá học
nguy hại.
- Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật
liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim.
- Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.
c, Quản lý chất thải rắn y tế tại một số Bệnh viện.
- Theo Kết quả khảo sát 834 bệnh viện của Viện Y học Lao động và Vệ
sinh Môi trường năm 2006 và báo cáo của các Sở Y tế từ các địa phương từ
2007-2009, có 95,6% bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải trong đó
91,1% đã sử dụng dụng cụ tách riêng vật sắc nhọn. Theo báo cáo kiểm tra của
các tỉnh và nhận xét của đoàn kiểm tra liên Bộ, còn có hiện tượng phân loại
nhầm chất thải, một số loại chất thải thông thường được đưa vào chất thải y tế
nguy hại gây tốn kém trong việc xử lý. Có 63,6% sử dụng túi nhựa làm bằng
nhựa PE, PP. Chỉ có 29,3% sử dụng túi có thành dày theo đúng quy chế. Chất
thải y tế đã được chứa trong các thùng đựng chất thải. Tuy nhiên, các bệnh
viện có các mức độ đáp ứng yêu cầu khác nhau, chỉ có một số ít bệnh viện có
thùng đựng chất thải theo đúng quy chế (bệnh viện trung ương và bệnh viện
tỉnh). Hầu hết ở các bệnh viện (90,9%) CTR được thu gom hàng ngày, một số
bệnh viện có diện tích chật hẹp nên gặp khó khăn trong việc thiết kế lối đi
riêng để vận chuyển chất thải. Chỉ có 53% số bệnh viện chất thải được vận
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15
chuyển trong xe có nắp đậy. Có 53,4% bệnh viện có nơi lưu giữ chất thải có
mái che, trong đó có 45,3% đạt yêu cầu theo quy chế quản lý chất thải y tế.
Theo kết quả khảo sát mới đây của Bộ Y tế đối với gần 300 bệnh viện
trên toàn quốc, khoảng 2/3 chưa áp dụng phương pháp tiêu huỷ chất thải đảm
bảo hợp vệ sinh. Trong khi đó, theo Luật Bảo vệ môi trường: Chất thải rắn,
nước thải sinh hoạt của bệnh nhân phải được xử lý sơ bộ loại bỏ các mầm
bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước khi chuyển về cơ sở xử lý tập trung.
Tại các cơ sở y tế, 12,5% số công nhân xử lý chất thải bị tổn thương do
kim tiêm đâm xảy ra trong quá trình xử lý chất thải y tế. Tổn thương này cũng
là nguồn phơi nhiễm nghề nghiệp với máu phổ biến nhất, xảy ra chủ yếu do
nguyên nhân là dùng hai tay tháo lắp kim và thu gom tiêu huỷ vật sắc nhọn
không an toàn.
* Phân loại chất thải rắn
Việc phân loại chất thải phải được thực hiện ngay tại các buồng bệnh
hoặc nơi phát sinh ra chất thải rắn y tế. Các chất thải khác nhau phải được
đựng trong các túi và thùng có mã mầu kèm biểu tượng khác nhau theo đúng
quy định.
- Mã màu sắc của túi đựng chất thải y tế:
+ Màu vàng đựng chất thải lây nhiễm.
+ Màu đen đựng chất thải hoá học nguy hại và chất thải phóng xạ.
+ Màu xanh đựng chất thải thông thường và các bình áp suất nhỏ.
+ Mầu trắng đựng chất thải tái chế.
- Túi đựng chất thải:
+ Túi màu vàng và màu đen phải làm bằng nhựa PE hoặc PP, không
dùng nhựa PVC.
+ Túi đựng chất thải y tế có thành dầy tối thiểu 0,1mm, kích thước túi
phù hợp với lượng chất thải phát sinh, thể tích tối đa của túi là 0,1 m
3
.