Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Kiến thức, thực hành tuân thủ quy trình đỡ đẻ thường của hộ sinh và các yếu tố liên quan tại khoa sanh bệnh viện phụ sản thành phố cần thơ năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LÊ MINH HOÀNG
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ
QUY TRÌNH ĐỠ ĐẺ THƯỜNG CỦA HỘ SINH VÀ CÁC
YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI KHOA SANH BỆNH VIỆN PHỤ
SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

TIẾN SĨ. LÊ NGỌC CỦA

THẠC SĨ. LÊ BÍCH NGỌC

HÀ NỘI – 2016


i

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................v-vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.........................................................................vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ....................................................................... viii-ix
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................1-3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.............................................................................. 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................4-23
1.1. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu .................................................. 4


1.2. Tầm quan trọng và vai trò của HS trong việc tuân thủ quy trình đỡ đẻ 4-6
1.3. Giới thiệu về quá trình chuyển dạ và kỹ thuật đỡ đẻ thường................7-14
1.3.1 Quá trình chuyển dạ ................................................................................. 7
1.3.2 Kỹ thuật đỡ đẻ thường.........................................................................8-14
1.4. Thực trạng kiến thức, thực hành quy trình đỡ đẻ thường ngôi chỏm .15-21
1.4.1. Trên thế giới .....................................................................................15-17
1.4.2. Tại Việt Nam....................................................................................17-18
1.5. Hiệu quả can thiệp tác động đến kiến thức và thực hành của hộ sinh khi
thực hiện quy trình đỡ đẻ thường...............................................................18-19
1.6. Khung lý thuyết........................................................................................ 20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……….21-26
2.1. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................. 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 21
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 21
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu............................................................... 21
2.5. Bộ công cụ nghiên cứu............................................................................. 22
2.5.1.Bộ câu hỏi phỏng vấn kiến thức: được chia làm 02 phần...................... 22
2.5.2. Quan sát thực hành: dựa trên bảng kiểm được xây dựng sẵn ............... 22


ii

2.6. Phương pháp và quy trình thu thập số liệu .........................................22-24
2.7. Giám sát thu thập số liệu.......................................................................... 24
2.8. Biến số nghiên cứu................................................................................... 25
2.9. Phân tích số liệu ....................................................................................... 26
2.10. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu ........................................................ 26
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................27-44
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu............................................. 27
3.2. Kiến thức về quy trình đỡ đẻ thường ngôi chỏm ................................28-33

3.3. Thực hành tuân thủ quy trình đỡ đẻ thườngcủa hộ sinh .....................33-38
3.4. Một số yếu tố liên quan đến Kiến thức đỡ đẻ thường của hộ sinh .....38-44
Chương 4: BÀN LUẬN .............................................................................45-54
4.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................. 45
4.2. Kiến thức về quy trình đỡ đẻ thường ngôi chỏm ................................46-49
4.2.1. Kiến thức về chuẩn bị đỡ đẻ thường ngôi chỏm:.............................45-46
4.2.2. Kiến thức về thực hiện quy trình đỡ đẻ thường ngôi chỏm:............47-48
4.2.3. Kiến thức về những việc cần làm ngay sau khi thai sổ:...................48-49
4.3. Liên quan giữa kiến thức về quy trình đỡ đẻ thường ngôi chỏm với những
đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. ...............................................49-50
4.4. Thực hành tuân thủ quy trình đỡ đẻ thường của hộ sinh ....................50-52
4.5. Liên quan giữa những đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu với thực
hành tuân thủ quy trình đỡ đẻ.....................................................................52-53
5. Một số hạn chế của nghiên cứu .............................................................53-54
KẾT LUẬN ................................................................................................55-57
KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................58-59
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................6060-63
Phụ lục 1: PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU .......................64-65
Phụ lục 2: THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......66-67


iii

Phụ lục 3: PHIẾU KHẢO SÁT KIẾN THỨC CHĂM SÓC SẢN PHỤ GIAI
ĐOẠN CHUYỂN DẠ CỦA HỘ SINH .....................................................68-73
Phụ lục 4: BẢNG KIỂM QUY TRÌNH ĐỠ ĐẺ........................................74-77
Phụ lục 5: Hình ảnh kỹ thuật đỡ đẻ thường ..............................................78-80


iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BYT

Bộ Y tế

NVYT

Nhân viên y tế

DVCSCKSS

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản

FIGO (International Federation

Liên đoàn Sản phụ khoa Quốc tế

of Gynaecologists and Obstetricians)
HC

Hành chánh

HDQG

Hướng dẫn Quốc gia

HS


Hộ sinh

ICM (International Confederation

Liên đoàn Hộ sinh Quốc tế

of Midwives)
NĐĐCKN

Người đỡ đẻ có kỹ năng

SP

Sản phụ

TB

Trung bình

XTTCGĐ3

Xử trí tích cực giai đoạn 3

WHO (The World Health Organization) Tổ chức Y tế thế giới


v

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ................................... 27
Bảng 3.2. Kiến thức về chuẩn bị đỡ đẻ thường ngôi chỏm .......................28-29
Bảng 3.3. Kiến thức đỡ đầu trong đỡ đẻ thường ngôi chỏm ........................ 290
Bảng 3.4. Kiến thức đỡ vai trong đỡ đẻ thường ngôi chỏm ......................30-31
Bảng 3.5. Kiến thức đỡ thân, mông và chi trong đỡ đẻ thường ngôi chỏm.. 311
Bảng 3.6. Kiến thức về những việc cần làm ngay sau khi sinh .................31-32
Bảng 3.7. Tuân thủ về chuẩn bị trước khi đỡ đẻ thường ngôi chỏm .........33-34
Bảng 3.8. Thực hành tuân thủ đỡ đầu trong quy trình đỡ đẻ thường ngôi chỏm
của HS .......................................................................................................34-35
Bảng 3.9. Thực hành tuân thủ đỡ vai, mông và chi trong quy trình đỡ đẻ thường
của HS .......................................................................................................35-36
Bảng 3.10. Sự tuân thủ những việc cần làm ngay sau khi thai sổ .............36-38
Bảng 3.11. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về quy trình đỡ đẻ thường
của HS ............................................................................................................. 38
Bảng 3.12. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức chuẩn bị đỡ đẻ thường ngôi
chỏm của HS ..............................................................................................38-39
Bảng 3.13. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức thực hiện đỡ đẻ thường ngôi
chỏm của HS ..............................................................................................39-40
Bảng 3.14. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về những việc cần làm sau
khi thai sổ ...................................................................................................41-42
Bảng 3.15. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức đỡ đẻ thường ngôi chỏm của
HS...............................................................................................................42-43
Bảng 3.16. Một số yếu tố liên quan đến sự tuân thủ quy trình đỡ đẻ thường ngôi
chỏm của hộ sinh............................................................................................. 43


vi

Bảng 3.17. Một số yếu tố liên quan đến thực hành tuân thủ quy trình đỡ đẻ
thường của hộ sinh .......................................................................................... 44



vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Đánh giá Kiến thức về chuẩn bị đỡ đẻ .......................................... 29
Biểu đồ 2: Đánh giá kiến thức về kỹ thuật đỡ đẻ thường ............................... 31
Biểu đồ 3: Đánh giá kiến thức về những việc cần làm sau sinh ..................... 33


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Kiến thức và thực hành về chăm sóc chuyển dạ và sự tuân thủ quy
trình đỡ đẻ thường của Hộ sinh đóng vai trò quyết định cho chất lượng cuộc đẻ vì
họ là người trực tiếp thực hiện theo dõi, chăm sóc sản phụ trong giai đoạn này.
Theo dõi sát chuyển dạ, phát hiện sớm các nguy cơ, tuân thủ thực hiện đúng các
bước chăm sóc cho bà mẹ và trẻ sơ sinh theo hướng dẫn quốc gia về các
DVCSSKSS (2009) và tài liệu hướng dẫn chuyên môn về Chăm sóc thiết yếu bà
mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ đảm bảo an toàn cho cuộc đẻ, phòng tránh
các biến chứng cũng như tử vong cho cả bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Đề tài “Kiến thức, thực hành tuân thủ quy trình đỡ đẻ thường của hộ
sinh và một số yếu tố liên quan tại khoa Sanh bệnh viện Phụ sản thành phố
Cần Thơ năm 2016 ” với các mục tiêu: (1) Mô tả kiến thức, thực hành tuân thủ
quy trình đở đẻ thường của hộ sinh tại khoa Sanh Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần
Thơ năm 2016. (2) Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành
tuân thủ quy trình đở đẻ thường của hộ sinh tại khoa Sanh Bệnh viện Phụ sản thành
phố Cần Thơ năm 2016.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, được thực hiện tại khoa Sanh Bệnh
viện Phụ sản thành phố Cần Thơ, từ tháng 01/2016 đến tháng 8/2016. Tổng cộng có
21 HS được phỏng vấn kiến thức theo bộ câu hỏi được thiết kế sẵn. Tỉ lệ HS đạt kiến

thức về quy trình đỡ đẻ thường của hộ sinh là khá cao. Nhóm HS <= 33 tuổi có kiến
thức về quy trình đỡ đẻ thường tốt hơn so với nhóm HS > 33 tuổi. Có 47,62% HS
làm công việc trong lĩnh vực Sản khoa<= 5 năm. Kết quả cho thấy Nhóm HS có số
năm công tác <= 5 năm có kiến thức về quy trình đỡ đẻ thường (51,0) cao hơn so
với những HS công tác > 5 năm (46,0). Nhóm HS được tập huấn CS thiết yếu sớm
bà mẹ và trẻ sơ sinh có kiến thức về quy trình đỡ đẻ thường (51,0) cao hơn so với
những HS chưa được tập huấn (44,0).Kết quả cũng cho thấy có một số HS còn hạn
chế về kiến thức cũng đã thể hiện nhu cầu và mong muốn được đào tạo, tập huấn.


Qua quan sát 21 HS thực hiện 80 cuộc đỡ đẻ thường trong và ngoài giờ HC
kết quả cho thấy không HS nào thực hiện đúng toàn bộ các bước trong quy trình.
Nhìn chung các HS thực hiện kỹ thuật đỡ đẻ khá thành thạo, tuy nhiên chưa thực
hiện đầy đủ các bước theo quy trình, còn bỏ sót các bước: còn 12,5% chưa chuẩn bị
khu vực hồi sức sơ sinh, 30% HS bỏ bước kiểm tra bóng và mặt nạ trước khi đỡ
sanh; bên cạnh đó việc tư vấn cho SP về những dấu hiệu đòi bú của trẻ cũng như
động viên bà mẹ chưa được chú trọng đặc biệt ngoài giờ HC chỉ có 75% thực hiện,…
Nghiên cứu đã đưa ra một số bằng chứng để Bệnh viện có kế hoạch quản lý,
giám sát thực hiện quy trình thực hành; xây dựng kế hoạch đào tạo huấn luyện và
giáo dục thay đổi hành vi để nâng cao chất lượng chăm sóc chuyển dạ, góp phần
giảm tỷ lệ tai biến và tử vong mẹ và bé. Cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn
cho tất cả HS các nội dung cập nhật về quy trình đỡ đẻ, quy trình CS thiết yếu sớm
cho bà mẹ và trẻ sơ sinh và áp dụng các kiến thức mới, đặc biệt là kiến thức đỡ đẻ
thường và cách xử lý khi có tai biến bất thường xảy ra cho mẹ và bé. Ngoài ra cần
dán các quy trình tại nơi dễ thấy tại phòng sanh để các HS có thể đối chiếu, tự kiểm
tra lại tránh bỏ bước trong quy trình đỡ đẻ thường. Xây dựng kế hoạch và thực hiện
giám sát hỗ trợ thường xuyên đảm HS tuân thủ quy trình đỡ đẻ thường.


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Mang thai và sinh con là niềm hạnh phúc, là thiên chức của người phụ
nữ đồng thời đảm bảo chức năng duy trì nòi giống. Mọi phụ nữ đều cần được
chăm sóc trong thời kỳ mang thai, trong và sau sinh để bảo đảm có sức khỏe
tốt sau cuộc đẻ. Theo thống kê của WHO năm 2010 có khoảng 287.000 phụ
nữ tử vong trong khi mang thai và sinh đẻ, trong đó 99% tử vong mẹ xảy ra ở
các nước đang phát triển; sự chăm sóc chuyên nghiệp trước, trong và sau khi
sinh đẻ có thể cứu sống tính mạng cho mẹ và bé [18]. Khoảng 80% số trường
hợp tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh có thể phòng tránh được nếu người phụ nữ
được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sản khoa [16]. Theo Đánh giá Người
đỡ đẻ có kỹ năng của Bộ Y tế năm 2011 thì không những chăm sóc trong thời
kỳ có thai là cần thiết mà việc có sự chăm sóc của nhân viên y tế có chuyên
môn trong và ngay sau khi sinh là yếu tố rất quan trọng để bảo đảm sự sống
còn và sức khỏe của sản phụ. Nhân viên y tế có kiến thức và kỹ năng là yếu tố
quan trọng để bảo vệ sức khỏe của sản phụ vì phần lớn các trường hợp tử vong,
băng huyết sau sinh, cao huyết áp, nhiễm trùng... đều xảy ra trong thời gian
chuyển dạ, sinh đẻ và 48 giờ đầu sau khi sinh. Qua quan sát của đánh giá này:
Chỉ có 53% số đối tượng được quan sát cho biết thường xuyên thực hiện xử trí
tích cực giai đoạn 3 của cuộc đẻ trong tổng số 69 đối tượng được quan sát thực
hiện chính xác tất cả các bước trên mô hình. Những con số trên cho thấy chất
lượng xử trí giai đoạn 3 chuyển dạ rất thấp. Đây là một thực trạng đáng báo
động vì hộ sinh là một nhóm cán bộ chủ yếu cung cấp dịch vụ chăm sóc thai
sản nên trình độ chuyên môn của họ có vai trò hết sức quan trọng trong việc
cứu sống tính mạng của sản phụ trong giai đoạn này [7].
Chảy máu sau đẻ hiện nay vẫn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong
mẹ ở các nước thu nhập thấp và là nguyên nhân trực tiếp của một phần tư số
ca tử vong trên toàn cầu [41]. Tại Việt Nam năm 2011 trên cả nước có tổng số



2

800 ca tử vong mẹ liên quan đến thai sản, với tỷ lệ tử vong mẹ trong chuyển
dạ và 24 giờ đầu sau đẻ chiếm 45% tổng số. Nguyên nhân tử vong mẹ do các
nguy cơ sản khoa chiếm tỷ lệ cao là 65%, trong đó chảy máu sau đẻ vẫn là
nguy cơ lớn nhất với tỷ lệ 47% [5].Các can thiệp nhằm giảm tỷ lệ chảy máu
sau đẻ và an toàn cuộc đẻ luôn được ưu tiên trong chương trình làm mẹ an toàn
ở nước ta. WHO đã khuyến nghị hộ sinh là đối tượng hành nghề y tế phù hợp
nhất trong chăm sóc sản phụ trong các giai đoạn của chuyển dạ và sau đẻ[7].
Tuy nhiên, tại Việt Nam kiến thức và thực hành tuân thủ của người HS vẫn
còn những hạn chế nhất định [4].
Bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ là Bệnh viện hạng II - được thành
lập từ tháng 9 năm 2014 có chức năng tiếp nhận, khám và chữa bệnh chuyên
khoa sản phụ khoa cho bệnh nhân trên địa bàn thành phố Cần Thơ và các tỉnh
lân cận trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Theo Báo cáo sơ kết 9 tháng
năm 2015 của bệnh viện có 182 trường hợp có biến chứng: chảy máu sau đẻ,
sót rau... trong tổng số 3636 trường hợp sanh đường âm đạo, chiếm tỷ lệ 5%.
Các nguyên nhân gây chảy máu sau đẻ thường gặp là sót rau, đờ tử cung; chấn
thương đường sinh dục như rách cổ tử cung, rách âm đạo, rách tầng sinh môn...
Việc người HS có kiến thức, thực hành tuân thủ đúng kỹ thuật đỡ đẻ sẽ góp
phần kiểm soát các nhóm nguyên nhân trên. Tuy nhiên, cho đến nay tại Bệnh
viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ và các bệnh viện trong địa bàn thành phố
chưa có nghiên cứu nào đánh giá kiến thức, thực hành tuân thủ quy trình đỡ đẻ
thường của hộ sinh trong chăm sóc sản phụ giai đoạn trong và sau sinh. Các
yếu tố nào ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành tuân thủcủa hộ sinh trong việc
chăm sóc sản phụ tại khoa Sanh? Qua đánh giá có thể góp phần đưa ra những
khuyến nghị và đề xuất thích hợp trong chương trình đào tạo liên tục cho hộ
sinh hướng tới mục tiêu an toàn người bệnh. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: Kiến thức, thực hành tuân thủ quy trình đỡ đẻ thường của hộ sinh



3

và một số yếu tố liên quan tại khoa Sanh bệnh viện Phụ sản thành phố
Cần Thơ năm 2016 với các mục tiêu cụ thể như sau:
1. Mô tả kiến thức và thực hành tuân thủ quy trình đở đẻ thường của hộ
sinh tại khoa Sanh Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2016.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành tuân
thủquy trình đở đẻ thường của hộ sinh tại khoa Sanh Bệnh viện Phụ sản thành
phố Cần Thơ năm 2016.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu
- Chuyển dạ: là hiện tượng sinh lý đưa thai nhi từ trong buồng tử cung
ra ngoài qua đường âm đạo khi thai có tuổi thai từ 38- 42 tuần. Chuyển dạ được
chia thành 3 giai đoạn [3]. Cụ thể như sau:
Giai đoạn 1: giai đoạn xóa mở cổ tử cung.
Giai đoạn 2: giai đoạn sổ thai.
Giai đoạn 3: giai đoạn sổ rau.
- Đỡ đẻ thường ngôi chỏm là thủ thuật tác động vào thì sổ thai để giúp
cuộc đẻ được an toàn theo đường âm đạo, không cần can thiệp (trừ trường hợp
cắt tầng sinh môn) [4].
- Giai đoạn 2 của chuyển dạ: còn gọi là giai đoạn sổ thai: Tính từ khi
cổ tử cung mở hết đến khi thai sổ [22].
- Giai đoạn 3 của chuyển dạ: giai đoạn sổ rau – tính từ khi thai sổ đến
khi rau sổ [22].

Trong các giai đoạn chuyển dạ có nhiều quy trình kỹ thuật, hai kỹ thuật
được lựa chọn đánh giá trong nghiên cứu này bao gồm đỡ đẻ ngôi chỏm và
XTTCGĐ3.
- Xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ là các thao tác chủ động
của người đỡ đẻ tác động ở giai đoạn sau khi sổ thai để giúp rau bong và sổ ra
ngoài nhanh hơn, nhằm phòng ngừa chảy máu sau đẻ [4].
1.2. Tầm quan trọng và vai trò của HS trong việc tuân thủ quy trình đỡ
đẻ
Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam mặc dù là một nước
đang phát triển nhưng Việt Nam đã đạt được những thành tựu trong công tác
chăm sóc sức khỏe bà mẹ, được thể hiện qua tỷ suất tử vong mẹ (MMR:


5

Maternal Mortality Ratio) đã giảm một cách đáng kể trong vòng hai thập kỷ
qua, từ 233/100.000 (1990) xuống còn 69/100.000 ca sinh sống (2009), giảm
khoảng 2/3 số ca tử vong mẹ liên quan đến sinh sản, tỷ lệ này thấp hơn rất
nhiều so với các nước trong khu vực châu Á, nhưng vẫn còn cao so với thế
giới [26]. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất lượng chăm sóc SP trong
chuyển dạ có liên quan trực tiếp đến giảm tử vong mẹ [18]. Vì vậy, chuyển dạ
cần được thực hiện chăm sóc tại các cơ sở y tế có CBYT đủ chuyên môn (bác
sĩ, HS), đảm bảo đỡ đẻ sạch, an toàn [10].
Trong giai đoạn chuyển dạ, người HS có nhiệm vụ tiếp nhận, thăm khám
và tư vấn cho SP và gia đình, thông báo về các tai biến có thể xảy ra trong
chuyển dạ, đồng thời họ cũng là người trực tiếp đỡ đẻ và xử trí các bước trong
chuyển dạ đẻ thường, các bác sĩ chỉ cần can thiệp khi thấy có vấn đề bất thường
xảy ra. Để bảo đảm mọi ca đẻ đều được chăm sóc an toàn, tất cả các CBYT
trực tiếp chăm sóc, trong đó có HS đều phải có các kỹ năng HS cơ bản. Theo
WHO khuyến nghị, HS cần được coi là đối tượng hành nghề y tế phù hợp nhất

trong chăm sóc SP và trẻ sơ sinh trong thời kỳ chuyển dạ và sau đẻ nếu không
phát hiện thấy yếu tố nguy cơ nào [7].
Theo WHO, năm 2010 có 287.000 bà mẹ bị tử vong khi sinh đẻ trên
toàn thế giới; mỗi ngày, có khoảng 800 phụ nữ tử vong. Trong đó, đầu tiên
phải kể đến là nguyên nhân chảy máu nghiêm trọng sau khi sinh con (chảy
máu sau đẻ), một cấp cứu sản khoa nguy hiểm trong giai đoạn 3 của chuyển dạ
[41].
Tại Việt Nam, theo báo cáo Điều tra tử vong mẹ, tử vong sơ sinh ở Việt
Nam, tỷ suất tử vong mẹ chung trên toàn quốc là 63/100.000 trẻ đẻ sống giai
đoạn 2006-2007 [21]. Theo Liên hiệp quốc tại Việt Nam (2012), tỷ suất tử
vong mẹ ở Việt Nam tuy đã giảm hơn 3 lần từ 1990 đến năm 2009 nhưng tốc
độ giảm tử vong mẹ đang có xu hướng chậm lại trong những năm gần đây [13].
Năm 2012, tổng số ca tử vong mẹ là 289 ca. Nguyên nhân tử vong mẹ trực tiếp


6

(còn gọi là nguy cơ sản khoa) chiếm tỷ lệ cao là 65%, trong đó chảy máu sau
đẻ vẫn là nguy cơ lớn nhất với tỷ lệ (47%), theo sau là tắc mạch ối (22%), tiền
sản giật/sản giật (14%), vỡ tử cung (7,5%) [5]. WHO cũng nhận định, chảy
máu sau đẻ là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong mẹ [41].
Năm 2003, Liên đoàn Hộ sinh Quốc tế (International Federation
of Midwives – ICM) và Liên đoàn Sản phụ khoa Quốc tế (International
Federation of Gynaecologists and Obstetricians – FIGO) ban hành một tuyên
bố chung rằng SP cần được cung cấp XTTCGĐ3 "như một phương pháp giảm
tỷ lệ chảy máu sau đẻ do đờ tử cung" [29]. WHO cũng khuyến cáo các cán bộ
y tế có tay nghề cần theo dõi, tuân thủ quy trình đỡ đẻ trong tất cả các ca đẻ.
Khuyến cáo này được chấp nhận rộng rãi như là một biện pháp giảm thiểu tình
trạng chảy máu sau đẻ, một nguyên nhân chính gây tử vong ở bà mẹ và được
chấp nhận này như là một tiêu chuẩn quốc tế về chăm sóc SP trong chuyển dạ

[15].
Báo cáo Đánh giá người đỡ đẻ có kỹ năng tại Việt Nam (NĐĐCKN)
năm 2011 cũng đưa ra nhận định kết quả chất lượng XTTCGĐ3 rất thấp là một
thực trạng đáng báo động. Vì HS là nhóm CBYT chủ yếu cung cấp dịch vụ
chăm sóc chuyển dạ nên trình độ chuyên môn của họ có ý nghĩa hết sức quan
trọng trong việc cứu sống tính mạng của bà mẹ. Các khuyến cáo quốc tế đều
kêu gọi tăng cường sự chăm sóc có kỹ năng của HS trong giai đoạn chuyển dạ
vì việc phát hiện và xử trí kịp thời các dấu hiệu chảy máu sau đẻ là vô cùng
quan trọng đối với tính mạng của SP [7].
Ngôi chỏm chiếm 95% trường hợp các ngôi thai trên lâm sàng [11].
Trong đỡ đẻ thường ngôi chỏm, công việc của người HS là theo dõi, hướng
dẫn SP cách rặn, cách nín hơi, cách hít thở khi không có cơn co. Đến thì thai
sổ, vai trò của người HS càng trở lên tích cực. Người HS phải điều khiển sự sổ
thai theo đúng cơ chế để tránh rách tầng sinh môn. Đồng thời hướng dẫn SP
phối hợp giúp cuộc đẻ nhanh chóng, an toàn và tránh tai biến [18].


7

1.3. Giới thiệu về quá trình chuyển dạ và kỹ thuật đỡ đẻ thường
1.3.1. Quá trình chuyển dạ
- Chuyển dạ đẻ là một quá trình làm cho thai nhi và rau thai được đưa ra
khỏi buồng tử cung qua đường âm đạo.
- Một cuộc chuyển dạ đẻ thường xảy ra sau một thời gian thai nghén từ
38 (259 ngày) đến 42 tuần (293 ngày) trung bình là 40 tuần (280 ngày), lúc đó
thai nhi đã trưởng thành và có khả năng sống độc lập ngoài tử cung.
- Đẻ non là tình trạng gián đoạn thai nghén khi thai có thẻ sống được.
Chuyển dạ đẻ non xảy ra khi tuổi thai từ 28 tuần đến 37 tuần
- Đẻ già tháng là hiện tượng chuyển dạ đẻ xảy ra sau 2 tuần so với ngày
dự kiến đẻ. Gọi là thai già tháng khi tuổi thai quá 42 tuần lễ

* Các giai đoạn của cuộc chuyển dạ: có 3 giai đoạn, thời gian mỗi giai
đoạn dài, ngắn khác nhau.
- Giai đoạn 1
Giai đoạn xoá mở cổ tử cung, tính từ khi bắt đầu chuyển dạ đến khi cổ
tử cung mở hết, giai đoạn này là giai đoạn kéo dài nhất của cuộc chuyển dạ.
Thời gian trung bình của giai đoạn này là 15 giờ bao gồm:
+ Giai đoạn 1a: Từ khi cổ tử cung bắt đầu xoá đến khi cổ tử cung mở
3 cm gọi là pha tiềm tàng, thời gian 8 giờ.
+ Giai đoạn 1b: Từ lúc cổ tử cung mở 3 cm đến 10 cm (mở hết) gọi là
pha tích cực, thời gian 7 giờ.
- Giai đoạn 2
Giai đoạn sổ thai tính từ khi cổ tử cung mở hết đến khi thai sổ ra ngoài,
thời gian trung bình 30 phút, tối đa 1 giờ. Giai đoạn này được thực hiện nhờ 2
yếu tố: sức mạnh cơn co tử cung và sự co bóp các cơ thành bụng.
- Giai đoạn 3
Là thời kỳ sổ rau, bắt đầu từ khi thai sổ ra ngoài đến khi rau bong, xuống
và sổ rau ra ngoài cùng với màng rau, thời gian 15 - 30 phút.


8

1.3.2. Kỹ thuật đỡ đẻ thường
Theo Quyết định số 4673/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 10 tháng 11 năm
2014 về việc phê duyệt tài liệu hướng dẫn chuyên môn chăm sóc thiết yếu bà
mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ. Gồm các hướng dẫn như sau:
- Tiêm bắp oxytocin
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng thuốc tăng co tử cung
(thuốc được khuyến cáo là oxytocin) để xử trí tích cực giai đoạn ba cuộc
chuyển dạ cho tất cả các trường hợp đẻ đường âm đạo, oxytocin sử dụng đường
tiêm bắp với liều 10 đơn vị để đề phòng chảy máu sau đẻ.

Trước khi tiêm bắp thuốc tăng co tử cung cần phải kiểm tra xem trong tử
cung có còn thai hay không bằng cách sờ nắn tử cung qua thành bụng ngay sau
khi thai sổ.
- Kéo dây rốn có kiểm soát
Trước đây kéo dây rốn có kiểm soát được khuyến cáo áp dụng cho tất
cả các trường hợp đẻ thường, do các nhân viên y tế đã được đào tạo về kỹ năng
xử trí tích cực giai đoạn ba cuộc chuyển dạ thực hiện. Năm 2007, Bộ Y tế đã
ban hành hướng dẫn “Xử trí tích cực giai đoạn ba cuộc chuyển dạ” trong đó
khuyến cáo kéo dây rốn có kiểm soát sau khi tiêm bắp 10 đơn vị oxytocin được
áp dụng cho tất cả các trường hợp đẻ đường âm đạo tại cơ sở y tế từ tuyến xã
đến trung ương do nhân viên y tế đỡ đẻ thực hiện. Tuy nhiên bằng chứng
nghiên cứu gần đây đã khuyến cáo kéo dây rốn chỉ nên thực hiện tại các cơ sở
cung cấp dịch vụ đỡ đẻ có cán bộ y tế có kỹ năng và được đào tạo về xử trí tích
cực giai đoạn ba cuộc chuyển dạ, còn các nơi không có nhân viên y tế có kỹ
năng và chưa được đào tạo thì không được tiến hành kéo dây rốn có kiểm soát.
- Xoa đáy tử cung
Xoa đáy tử cung là một trong ba can thiệp của xử trí tích cực giai đoạn
ba cuộc chuyển dạ được khuyến cáo tiến hành liên tục trong hai giờ đầu sau


9

đẻ, với tần suất 15 phút/lần. Hơn nữa xoa đáy tử cung còn có thể giúp phát hiện
sớm các trường hợp đờ tử cung sau đẻ, hạn chế được tai biến băng huyết.
Thử nghiệm lâm sàng trên 200 sản phụ chia thành hai nhóm có và không
xoa đáy tử cung sau khi xử trí tích cực giai đoạn ba cuộc chuyển dạ cho thấy
giảm lượng máu mất, giảm số lượng sản phụ cần dùng thêm thuốc tăng co bóp
tử cung ở nhóm có xoa đáy tử cung so với nhóm không xoa đáy tử cung.
- Kẹp và cắt dây rốn muộn
Nghiên cứu về sinh lý ở trẻ sơ sinh cho thấy, trong phút đầu tiên sau sinh

lượng máu truyền từ bánh rau sang trẻ sơ sinh khoảng 80ml và có thể lên tới
100 ml trong 3 phút sau sinh. Lượng máu thêm này có thể cung cấp một lượng
sắt tương ứng 40-50mg/kg cân nặng của trẻ, cùng với lượng sắt của cơ thể
(khoảng 75mg/kg cân nặng) có thể giúp trẻ đủ tháng ngăn ngừa được thiếu
máu thiết sắt trong năm đầu. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng nếu kẹp rốn
đúng thời điểm, một lượng máu sẽ từ bánh rau qua dây rốn đến đứa trẻ làm
giúp cho trẻ đủ tháng không bị thiếu máu do thiếu sắt trong những tháng đầu,
và đặc biệt ở trẻ non tháng không bị thiếu máu cũng như giảm tỷ lệ xuất huyết
não do giảm prothrombin.
Xuất phát từ các bằng chứng lâm sàng của các nghiên cứu về kẹp cắt
dây rốn muộn, năm 2012, WHO đã khuyến cáo nên kẹp cắt dây rốn muộn (khi
dây rốn ngừng đập hoặc 1-3 phút sau sổ thai) cho tất cả các trường hợp đẻ
thường để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu của trẻ. Chỉ kẹp cắt dây rốn sớm
(trước 01 phút) đối với các trường hợp trẻ ngạt cần phải hồi sức tích cực.
- Tiếp xúc da kề da
Trẻ được tiếp xúc da kề da với mẹ ngay từ những phút đầu sau khi sinh
giúp tăng sự tương tác sớm giữa mẹ và con. Trẻ sẽ không bị hạ thân nhiệt, trẻ
sẽ tìm vú mẹ sớm hơn và bú mẹ khỏe hơn. Người mẹ cũng giảm lo lắng, giảm
nỗi đau “vượt cạn một mình”. Kết quả nghiên cứu Cochrane phân tích gộp 34
thử nghiệm lâm sàng trên 2177 cặp mẹ con về tiếp xúc da kề da cho thấy các


10

trẻ được tiếp xúc trực tiếp da kề da với mẹ ngay sau sinh thì ít khóc hơn so với
các trẻ được nhân viên y tế chăm sóc, các bà mẹ cũng cảm thấy dễ dàng cho
con bú mẹ hơn trong những tháng đầu sau đẻ, thời gian cho bú cũng lâu hơn.
Các bà mẹ cũng ghi nhận trẻ gần gũi với mẹ hơn, tuy nhiên phương pháp lượng
giá về mối quan hệ mẹ con cũng khó chính xác.
- Cho trẻ bú sớm

Cho trẻ bú sớm và bú sữa mẹ hoàn toàn trong giờ đầu sau đẻ, không cho
trẻ ăn thêm bất cứ một loại thực phẩm nào khác. Theo khuyến cáo của WHO,
nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú mẹ đồng thời
bổ sung thêm các thực phẩm thích hợp khác cho đến 2 tuổi hoặc lâu hơn tùy
trường hợp. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn có thể ngăn ngừa tử vong do tiêu chảy
và nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trong 3 tháng đầu. Cho trẻ bú sớm còn làm
kích thích tuyến yên tăng tiết oxytocin giúp tử cung co tốt hơn để phòng ngừa
chảy máu sau đẻ.
Chính từ các bằng chứng lâm sàng trên, WHO đã đưa ra khuyến
cáo áp dụng 6 bước chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay
sau đẻ bao gồm:
- Bước 1: Lau khô và ủ ấm; cho trẻ tiếp xúc trực tiếp da kề da (trẻ được
đặt lên bụng mẹ ngay sau khi sinh và kéo dài ít nhất 90 phút sau sinh)
- Bước 2: Tiêm bắp 10 đơn vị oxytocin
- Bước 3: Kẹp dây rốn muộn (sau khi dây rốn đã ngừng đập hoặc 1-3
phút sau khi thai sổ) và kẹp và cắt dây rốn một thì.
- Bước 4: Kéo dây rốn có kiểm soát
- Bước 5: Xoa đáy tử cung cứ 15 phút một lần trong vòng 2 giờ đầu sau
đẻ.
- Bước 6: Hỗ trợ cho trẻ bú sớm và bú mẹ hoàn toàn.


11

Quá tình chuyển dạ là một chuỗi các động tác thụ động của thai nhi đặc
biệt là phần ngôi thai trình diện, trong quá trình thai đi xuống để sổ qua đường
sinh dục [14].
Trong một cuộc đẻ, thai nhi dù là ngôi gì cũng diễn biến qua 4 thì chính:
- Lọt: là đường kính lớn nhất của ngôi trùng vào mặt phẳng eo trên (hay
phần thấp nhất của đầu nganh vị trí - 0 – hai gai tọa).

- Xuống: ngôi di chuyển trong ống đẻ từ mặt phẳng eo trên đến mặt
phẳng eo dưới.
- Quay: điểm mốc của ngôi hoặc chẩm (thóp sau) quay về phía xương
mu hay xương cùng.
- Sổ: phần thai sổ ra ngoài qua âm hộ.
Đẻ đầu:
- Thì lọt:
Trước khi chuyển dạ: đầu cao, cúi không tốt (đường kính chẩm trán =
11cm, trình diện trước eo trên). Để chuẩn bị lọt, cơn co tử cung làm đầu cúi tốt
hơn để đường kính hạ chẩm- thóp trước = 9,5cm song song với đường kính
chéo trái của mặt phẳng eo trên (khám âm đạo sờ được rãnh dọc của đầu trùng
với đường kính này ).
Lọt thực sự: quá trình diễn tiến từ từ, khi đường kính của ngôi (đường
kính lớn nhất) đi qua mặt phẳng eo trên. Đặc biệt có một số dấu hiệu lâm sàng
khi đầu đã lọt như sau: Qua khám bụng, chỉ có thể sờ thấy 2/5 đầu thai nhi.
Qua khám âm đaỌ cho thấy phần thấp nhất của chỏm nằm ngang mặt phẳng
gai hông của SP.
Kiểu lọt: Lọt đối xứng (2 bướu đỉnh cùng xuống song song); lọt không
đối xứng (1bướu xuống trước, 1 bướu xuống sau).
- Thì xuống: Là giai đoạn di chuyển của ngôi từ mặt phẳng eo trên đến
mặt phẳng eo dưới ra phía âm đạo, khi đầu thai nhi xuống thấp là tầng sinh
môn căng phồng.


12

- Thì quay: Khi đầu thai nhi chạm vào lớp cân cơ của đáy chậu thì đầu
thai nhi bắt đầu quay để đường kính hạ chẩm- thóp trước 9,5cm trở thành sonh
song với đường kính trước sau của eo dưới. Ngôi chỏm kiểu thế trước thì đầu
sẽ quay 450 ra trước. Ngôi chỏm kiểu thế sau thì đầu quay 450 ra phía sau,

hoặc có thể quay 1350 ra trước.
- Thì sổ: Sau khi xuống và quay, đầu sẽ cúi thêm do sức đẩy của cơn co
tử cung, sức đẩy của cơn co thành bụng lúc rặn đẻ, sức cản đáy chậu. Các yếu
tố trên làm đầu chuẩn bị sổ. Khi hạ chẩm thai nhi đã cố định ở bờ dưới khớp
mu, dưới tác động của sức rặn và cơ co tử cung, đầu thai nhi ngửa dần, âm hộ
nở to để lần lượt trán, mặt, cằm chui ra và hướng lên trên. Sau khi sổ xong đầu
thai nhi sẽ quay 450 trở về kiểu thế cũ.
- Đẻ vai: Cơ chế không khác mấy so với cơ chế đẻ đầu. Sau khi sổ, đầu
quay về vị trí cũ, đường kính lưỡng mỏm vai thu hẹp từ 12cm còn 9,5cm và
lọt theo đường kính chéo (nếu ngôi lọt theo đường kính chéo trái thì vai lọt
theo đường kính chéo phải và ngược lại). Sau khi lọt, vai sổ theo đường kính
trước sau của eo dưới,vai trước sổ đến bờ dưới cơ Delta thì dừng lại để vai sau
sổ.
Đẻ mông: Giống như cơ chế đẻ vai, đường kính lớn nhất của mông là
đường kính lưỡng ụ đùi bằng 9,0cm (đường kính cùng- chày 11cm sẽ thu nhỏ
còn 9,0cm). Do đó đẻ mông không khó [13].
Theo Hướng dẫn Quốc gia (HDQG) về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
sinh sản (DVCSSKSS) năm 2009, trong giai đoạn sổ thai, người HS là người
trực tiếp đỡ đẻ cho SP nên việc thực hiện đỡ đẻ ngôi chỏm là kỹ thuật thường
quy của HS. Đỡ đẻ thường ngôi chỏm bao gồm các thao tác sau [4].
Đỡ đầu
Giúp đầu cúi tốt: ấn nhẹ nhàng vào vùng chẩm của thai đồng thời hướng
dẫn SP phối hợp rặn đẻ trong mỗi cơn co tử cung.


13

Nếu cần thì cắt tầng sinh môn ở vị trí 5 giờ hoặc 7 giờ, vào lúc tầng sinh
môn giãn căng. Khi hạ chẩm tì dưới khớp vệ: hướng dẫn SP ngừng rặn, một
tay giữ tầng sinh môn, một tay đẩy vào vùng trán thai ngược lên trên, giúp đầu

ngửa dần, mắt, mũi, miệng, cằm sẽ lần lượt sổ ra ngoài. Hút dịch hoặc lau
miệng trẻ khi trẻ không
Đỡ vai
Quan sát xem đầu thai có xu hướng quay về bên nào thì giúp cho chẩm
quay về bên đó (chẩm trái - ngang hoặc chẩm phải - ngang), kiểm tra dây
rốn nếu quấn cổ: gỡ hoặc cắt (khi chặt không gỡ được).
Hai bàn tay ôm đầu thai nhi ở hai bên thái dương, kéo thai xuống theo
trục rốn - cụt để vai trước sổ trước.
Khi bờ dưới cơ delta tì dưới khớp vệ thì một tay giữ đầu (cổ nằm giữa
khe hai ngón cái và trỏ) tay kia giữ tầng sinh môn, nhấc thai lên phía trên và
cho sổ vai sau. Ở thì này dễ rách tầng sinh môn, vì vậy phải giữ tầng sinh
môn tốt và cho vai sổ từ từ.
Đỡ thân, mông và chi
Khi đã sổ xong hai vai, bỏ tay giữ tầng sinh môn để thân thai nhi sổ và
khi thân ra ngoài thì nắm lấy hai bàn chân, sau đó tiêm bắp 10 đơn vị (10UI)
Oxytocin khi chắc chắn không còn thai nào trong tử cung.
Giữ thai ở tư thế ngang, đầu hơi thấp (hoặc để thai nằm nghiêng trên
phần bàn đẻ đã được kéo ra hoặc cho nằm sấp trên bụng mẹ) sau đó tiến hành
cặp cắt rốn. Nếu người đỡ chính còn bế/giữ thai thì động tác cặp cắt rốn do
người đỡ phụ thực hiện. Chuyển thai ra bàn hồi sức, giao cho người phụ chăm
sóc, làm rốn.
1.2.3.2. Giới thiệu xử trí tích cực giai đoạn 3
XTTCGĐ 3 đóng vai trò rất quan trọng. WHO cũng như các tổ chức
quốc tế khác đều khuyến cáo thực hiện XTTCGĐ3 của chuyển dạ cho tất cả
mọi phụ nữ với sự tham gia của HS có kỹ năng [15].


14

Việt Nam cũng tuân theo các bước cơ bản của WHO và cụ thể hóa thông

qua HDQG về các DVCSSKSS (2009) quy trình tiến hành như sau:
Bước 1: Nắn tử cung ngay sau khi thai sổ ra ngoài để chắc chắn
trong tử cung không còn thai nào nữa.
Bước 2: Tiêm bắp vào mặt trước đùi cho SP 10 IU Oxytocin đã chuẩn bị
trước.
Bước 3: Cặp và cắt dây rốn ở gần sát âm hộ bà mẹ để khi kéo dây rốn dễ
dàng hơn (không nên vội vàng cắt rốn ngay).
Bước 4: Kéo dây rốn có kiểm soát.
Kiểm tra sự co hồi của tử cung: một tay giữ căng dây rốn chờ đợi tử
cung co lại, tay còn lại đặt trên bụng SP để đánh giá sự co hồi tử cung.
Đỡ rau: một tay người đỡ đẻ đặt trên bụng SP, phía trên xương mu, ấn
nhẹ vào mặt trước đoạn dưới tử cung, đẩy nhẹ lên phía xương ức tránh tử cung
bị kéo xuống dưới khi kéo dây rốn. Tay kia giữ kẹp dây rốn, kéo dây rốn nhẹ
nhàng và liên tục dọc theo ống đẻ trong vòng 2 - 3 phút, nếu rau không sổ
trong giai đoạn này, dừng lại 5 phút rồi kéo lại.
Màng rau: hạ thấp bánh rau xuống để lợi dụng sức nặng của bánh rau
kéo màng ra. Cũng có thể dùng hai bàn tay đỡ bánh rau và xoay nhẹ để màng
rau ra hết.
Xoa nắn tử cung: sau khi rau sổ, xoa ngay đáy tử cung qua thành bụng
đến khi tử cung co tốt.
Bước 5: Kiểm tra rau: khi đã chắc chắn tử cung co tốt và không thấy
chảy máu mới tiến hành kiểm tra bánh rau, màng rau, dây rốn như thường lệ.
Bước 6: Theo dõi SP sau đẻ: xoa đáy tử cung 15 phút/lần trong vòng 2
giờ đầu cho đến khi chắc chắn tử cung đã co hồi tốt.


15

1.4. Thực trạng kiến thức, thực hành quy trình đỡ đẻ thường
1.4.1. Trên thế giới

Năm 2010, Ahrar M. Rasheid, MScN và Rabea'a M. Ali đã công bố kết
quả đánh giá kiến thức và thực hành của HS về sự tuân thủ quy trình đỡ đẻ cụ
thể là xử trích giai đoạn 2.
Nghiên cứu chỉ ra rằng kiến thức của HS ở mức điểm trung bình hoặc
thấp ở hầu hết các nội dung chăm sóc giai đoạn 2 của chuyển dạ. Cụ thể, điểm
trung bình kiến thức của học viên đạt mức thấp khi hỏi những câu liên quan
đến định nghĩa, các dấu hiệu và triệu chứng của chuyển dạ, cắt tầng sinh môn
và lợi ích của nó, điều kiện đỡ đẻ, và kẹp cắt rốn trong giai đoạn 2 của chuyển
dạ [25].
Tạp chí Sản Phụ khoa Quốc tế (2012) đã nhấn mạnh các khía cạnh cụ
thể của việc quản lý giai đoạn 2 trong đó nêu rõ giai đoạn 2 là giai đoạn gặp
nhiều tai biến nhất trong chuyển dạ, sự tuân thủ quy trình của HS có trình độ
và tay nghề cao là rất quan trọng đối với việc đỡ đẻ an toàn. Trong khi thực
hiện đỡ đẻ, HS cần hướng dẫn SP về cách thức phối hợp để khuyến khích mẹ
rặn khi cổ tử mở hết, khi đầu trẻ đã bắt đầu trình diện ở âm hộ và SP cảm thấy
muốn rặn đẻ, cách nín hơi, cách thổi khi không có cơn co [41]. Để đảm bảo an
toàn trong quá trình đỡ đẻ, yêu cầu cần có hai người, thường là HS hoặc bác
sỹ sản để hỗ trợ SP khi sinh. Cần phải có người chăm sóc thứ hai để duy trì
nghe tim thai và hỗ trợ cho các SP trong khi HS hoặc bác sĩ đeo găng tay vô
trùng để chuẩn bị đỡ đẻ. Điều này bảo đảm sự hỗ trợ cho HS chính khi cần
thiết, nhất là khi có biến chứng xảy ra, người thứ hai có thể giúp đỡ và bắt đầu
chăm sóc khẩn cấp theo quy định cấp cứu sản khoa trong khi không làm mất
đi sự chăm sóc liên tục của người đỡ đẻ chính. Vì vậy, việc có ít nhất 2 HS
chăm sóc trong cuộc đẻ là điều hết sức cần thiết để đảm bảo an toàn cho mẹ và
con [28].


×