0
N TT NGHIP
TÌM HIỂU KIẾN THỨC CỦA BỆNH NHÂN VỀ BỆNH
TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI KHOA NỘI BỆNH VIỆN 199
Người thực hiện:
Giảng viên hướng dẫn:
Đà Nẵng, tháng 8/2013
1
T V
Bệnh tăng huyết áp (THA) là bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt
Nam, là mối đe dọa rất lớn đối với sức khoẻ của con người, là nguyên nhân gây
tàn phế và tử vong hàng đầu ở người cao tuổi. Trong số các trường hợp mắc
bệnh và tử vong do tim mạch hàng năm có khoảng 35% - 40% nguyên nhân do
THA.
Tỷ lệ bệnh THA rất cao và có xu hướng tăng rất nhanh không chỉ ở các
nước có nền kinh tế phát triển mà ở cả các nước đang phát triển. Bệnh THA gây
nhiều biến chứng nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, suy tim, suy mạch
vành, suy thận phải điều trị lâu dài, cần sử dụng thuốc và phương tiện kỹ thuật
đắt tiền. Chính vì thế, bệnh THA không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống của bản thân người mắc bệnh, mà còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Theo Tổ chức Y tế thế giới năm 1978, trên thế giới tỷ lệ mắc bệnh THA chiếm
khoảng 10% - 15% dân số và ước tính đến 2025 là 29%. Tại Hoa Kỳ, hàng năm
chi phí cho phòng, chống bệnh THA trên 259 tỷ đô la Mỹ.
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của bộ môn Tim mạch và Viện Tim mạch
tại thành phố Hà Nội năm 2001-2002, tỷ lệ THA ở người lớn là 23,2%, cao gần
ngang hàng với các nước trên thế giới. Tỷ lệ THA trong các nghiên cứu về dịch
tễ học luôn vào khoảng từ 20% đến 25%. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy
tỷ lệ THA người lớn (trên 25 tuổi) ở một số vùng Việt Nam đã lên đến 33,3%.
Bệnh THA còn liên quan đến một số rối loạn chuyển hoá glucose máu,
lipid máu Các rối loạn chuyển hoá này vừa là nguyên nhân gây THA vừa là
hậu quả của THA và như vậy khi bị THA bệnh ngày càng nặng lên nhanh chóng
và tử vong do các biến chứng tại tim, não, thận. Đây là vòng xoắn bệnh lý mà
chúng ta cần quan tâm.
THA là một thách thức y tế cộng đồng, có tầm quan trọng trên toàn thế
giới. Bệnh THA gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não,
2
suy tim, suy thận… đe doạ tính mạng hay để lại những di chứng nặng nề cho
người bệnh và công tác chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, gây hao tốn về tài
chánh, làm ảnh hưởng đến sức lao động và gánh nặng cho xã hội. Tuy có nhiều
yếu tố nguy cơ và yếu tố liên quan bệnh THA thì một số yếu tố trong đó vẫn có
thể phòng ngừa được. Thực tế Việt Nam cho thấy THA và các biến chứng ngày
càng tăng, tình trạng nhận biết và nhận thức THA vẫn còn rất thấp, cần có
chương trình kiểm soát THA mà một trong những trọng tâm là đẩy mạnh công
tác truyền thông giáo dục sức khoẻ cộng đồng.
Có nhiều yếu tố đã được chứng minh là yếu tố nguy cơ tăng huyết áp ở
Việt Nam như người già đi thì mạch máu xơ cứng; căng thẳng trong cuộc sống;
chế độ ăn uống không hợp lý, rối loạn lipit máu, béo phì, Việc phát hiện các
yếu tố nguy cơ, các yếu tố liên quan có ý nghĩa rất lớn đến việc phòng chống
THA trong cộng đồng . Xuất phát từ ý tưởng trên chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài “Tìm hiu kin thc ca bnh nhân v bt áp và mt
s yu t liên quan ti khoa ni bnh vin 199”. Với mục tiêu
1. Tìm hiểu kiến thức của bệnh nhân về bệnh THA
2. Tím hiểu một số yếu tố liên quan đến THA tại khoa nội BV 199
3
Huyết áp là áp suất máu trong lòng mạch. Máu chảy được trong lòng
mạch là kết quả của hai áp lực đối lập: lực đẩy máu của tim và lực cản của thành
mạch máu, trong đó lực đẩy máu của tim thắng nên máu mới lưu thông được
trong động mạch với tốc độ và áp suất nhất định.
Đơn vị huyết áp trước đây được đo bằng mi-li-met thủy ngân (mmHg).
Ngày nay hệ thống đơn vị đo lường quốc tế khuyên dùng đơn vị kilopascal
(kPa), 1mmHg = 0,133kPa và 7,5 mmHg = 1 kPa.
1.1.2.1. Các loại máy đo huyết áp
Để xác định được huyết áp ta phải sử dụng một trong số các loại máy đo
huyết áp sau: huyết áp kế thủy ngân, huyết áp kế bằng hơi, huyết áp kế phối hợp,
dao động kế.
1.1.2.2. Cách đo huyết áp
Theo Tổ chức y tế thế giới nên dùng huyết áp kế thủy ngân với kích thước
băng quấn ở cánh tay phù hợp với từng lứa tuổi và các cỡ của người được đo
huyết áp.
Đối với chi trên, chiều rộng băng quấn đủ lớn bằng 2/3 chiều dài cánh tay.
Chiều dài túi hơi ít nhất phải quấn hết 2/3 cánh tay, bờ dưới băng quấn trên nếp
gấp khuỷu 2cm. Đối với chi dưới băng quấn của máy đo huyết áp phải rộng bản,
khoảng 20cm [5].
Vị trí đo: Thường đo ở cánh tay, trường hợp cần thiết hoặc khó khăn hoặc
do chỉ định của bác sĩ có thể đo ở đùi, khi ghi kết quả phải ghi cả vị trí đo. Định
đo ở vị trí nào thì phải tìm động mạch ở vị trí đó trước.
4
Tiến trình đo huyết áp đúng bao gồm các bước như sau:
• Để bệnh nhân nghỉ 5 phút trong phòng yên tĩnh trước khi tiến hành đo.
• Tư thế đo có thể cho bệnh nhân ngồi hoặc nằm.
• Đối với bệnh nhân là người già và bệnh nhân đái tháo đường, khi khám
lần đầu thì nên đo cả huyết áp ở tư thế đứng.
• Cởi bỏ hết quần áo chật, đặt tay đo huyết áp hơi co, cánh tay tựa trên bàn ở
mức ngang tim, lòng bàn tay ngửa, thả lỏng tay và không nói chuyện trong lúc đo.
• Đo ít nhất 2 lần cách nhau 1 - 2 phút, nếu trong 2 lần đo mà có kết quả
khá sai biệt thì nên đo lại vài lần nữa.
• Băng quấn phải đạt tiêu chuẩn như đã nêu ở phần trên.
• Băng quấn phải ở mức ngang tim cho dù bất kỳ tư thế nào.
• Sau khi bơm áp lực hơi trong băng quấn làm mất mạch quay, bơm thêm
30 mmHg nữa và sau đó hạ cột thuỷ ngân từ từ (khoảng 2mm/giây).
• Xác định huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương qua tiếng đập động
mạch của băng quấn được Nicolai KorotKoff trình bày năm 1905.
• Nên đo huyết áp hai tay trong lần đo đầu tiên để phát hiện sự khác biệt
gây ra do bệnh lý mạch máu ngoại biên.
5
Gồm có 4 thông số huyết áp thường dùng đó là: Huyết áp tâm thu
(HATT); Huyết áp tâm trương (HATTr); Huyết áp trung bình (HATB); Huyết
áp hiệu số (HAHS). Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương trước đây người ta
gọi là huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu [7].
1.1.3.1. Huyết áp tâm thu
HATT là trị số huyết áp động mạch khi cao nhất trong chu kỳ tim, ứng
với mức tâm thu. Thông số này phản ảnh lực co của tâm thất là chính.
1.1.3.2. Huyết áp tâm trương
HATTr là trị số huyết áp thấp nhất trong chu kỳ tim, ứng với tâm trương.
Thông số này phản ảnh trạng thái trương lực của mạch máu.
1.1.4
*
Theo Tổ chức Y tế Thế giới và Hiệp hội Tăng huyết áp quốc tế thì ở
người trưởng thành
- Huyết áp bình thường khi HATT<140 mmHg và HATTr <90mmHg
- THA nếu HATT>140mmHg và/hoặc HATTr >=90 mmHg
*
+ Theo WHO/ISH (2003)
1. Phân độ tăng huyết áp theo WHO/ISH năm 2003
Tâm thu
THA độ I
140 – 159
90 – 99
THA độ II
160 – 179
100 – 109
THA độ III
≥180
≥110
6
+ Theo JNC VII (2003)
1.2. Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII năm 2003
Tâm thu
Bình thường
<120
<80
Tiền THA
120 – 139
80 – 89
THA độ I
140 – 159
90 – 99
THA độ II
≥160
≥100
+ Theo Hội Tim mạch Việt Nam
1. 3. Phân độ tăng huyết áp tại Việt Nam hiện nay
Tâm thu
HA tối ưu
<120
<80
HA bình thường
120 – 129
80 – 84
HA bình thường cao
130 – 139
85 – 89
THA độ 1 (nhẹ)
140 – 159
90 – 99
THA độ 2 (trung bình)
160 – 179
100 - 109
THA độ 3 (nặng)
≥180
≥110
THA tâm thu đơn độc
≥140
<90
* Phân loại theo giai đoạn bệnh:
+ Giai đoạn I: không có dấu hiệu khách quan về tổn thương thực thể cơ
quan đích.
+ Giai đoạn II: có ít nhất một trong các triệu chứng thực thể sau:
7
- Dày thất trái phát hiện được trên lâm sàng, X quang, điện tim, siêu âm tim.
- Hẹp toàn thể hay khu trú động mạch võng mạc.
- Protein niệu ±, tăng nhẹ creatinin máu.
+ Giai đoạn III: triệu chứng chức năng và thực thể sau các tổn thương trên
do bệnh tăng huyết áp:
- Tim: suy tim trái, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.
- Não: tai biến mạch máu não thoáng qua, xuất huyết não, tiểu não, thân
não, bệnh não do tăng huyết áp, loạn thần do bệnh não.
- Đáy mắt: xuất huyết võng mạc, xuất tiết, có hay không có phù gai thị
(giai đoạn 3, 4). Các dấu hiệu này là đặc trưng cho giai đoạn ác tính (giai đoạn
tiến triển nhanh).
Các biểu hiện khác thường gặp ở giai đoạn III nhưng không đặc hiệu lắm
của tăng huyết áp.
- Thận: creatinin huyết tương > 2,0mg/dl, suy thận.
- Mạch máu: phồng tách mạch, tắc mạch.
1.2.
1.2.1. THA nguyên phát
Trên 90% trường hợp THA không rõ nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh vẫn
chưa được xác định rõ ràng, có các yếu tố sau được cho rằng có liên quan đến
THA.
- Tăng hoạt động thần kinh giao cảm
Tăng hoạt động thần kinh giao cảm sẽ làm tim ở trạng thái tăng động do
tăng hoạt động của tim dẫn đến tăng cung lượng và tăng tần số tim. Toàn bộ hệ
thống động mạch ngoại vi và động mạch thận bị co thắt, làm tăng sức cản ngoại
vi để lại hậu quả cuối cùng là THA động mạch.
8
Sơ đồ cơ chế bệnh sinh THA do tăng hoạt động thần kinh giao cảm và
tăng cung lượng tim
- Tác dụng co mạch của Adrenalin và Noradrenalin
Hai chất này do tuỷ thượng thận bài tiết ra, khi hệ giao cảm bị kích thích.
Adrenalin có tác dụng co mạch dưới da nhưng lại làm giãn mạch vành, mạch
não, mạch cơ vân nên chỉ làm THA tối đa. Noradrenalin làm co mạch toàn thân
nên làm tăng cả HA tối đa và HA tối thiểu.
- Vai trò của hệ RAA: Renin – Angiotensin – Andosteron.
Hệ Renin-Angiotensin-Aldosterone là một hệ thống các hormon làm
nhiệm vụ điều hòa cân bằng huyết áp và dịch ngoại bào trong cơ thể người. Khi
thể tích máu trong cơ thể người hạ thấp khiến huyết áp giảm, thận sẽ bài tiết một
men có tên là renin. Renin sẽ kích thích sự sản sinh angiotensin gây co mạch
máu dẫn đến việc tăng huyết áp. Angiotensin cũng kích thích sự chế tiết hormon
aldosterone từ lớp cầu vỏ thượng thận. Aldosterone làm tăng tái hấp thu nước và
ion Na+ ở các tế bào biểu mô ống thận dẫn tới tăng thể tích máu và làm tăng
huyết áp.
9
- Giảm chất điều hòa HA
Prostaglandin E2 và Kali Krein ở thận có chức năng sinh lý là điều hoà
huyết áp, hạ Canxi máu, tăng Canxi niệu khi chất này bị ức chế hoặc thiếu gây
THA.
- Ảnh hưởng của Natri
Natri có vai trò trong bệnh THA cả trên thực nghiệm và trong điều trị.
Trong điều kiện bình thường các hormon và thận sẽ hiệp đồng để thải Natri làm
cho lượng Natri trong máu ổn định. Hiện tượng ứ Natri xảy ra khi lượng Natri sẽ
tăng giữ nước, hệ thống mạch sẽ tăng nhạy cảm với Angiotensin và
Noradrenalin gây THA.
1.2.2.
Khoảng 10% trường hợp THA có nguyên nhân rõ ràng như:
- Do thận (nhu mô thận, do dị dạng động mạch thận, u tủy thượng thận,
…). Bệnh thận ở nhu mô thận đều có thể gây THA thứ phát. Cơ chế gây THA
do thận liên quan đến thể tích lòng mạch hoặc tăng hoạt động Renin -
Angiotensin- Aldosteron, giảm sản xuất chất giãn mạch cần thiết (có thể là
Prostaglandin hoặc Bradykinin) giảm bất hoạt các chất giãn mạch hoặc kém thải
trừ Natri nên Natri bị giữ lại làm THA.
THA do bệnh mạch thận là do giảm tưới máu nhu mô thận, do hẹp nhánh
chính hoặc nhánh phụ động mạch thận dẫn đến hoạt hóa hệ RAA, Angiotensin II
được giải phóng gây co mạch trực tiếp
U tủy thượng thận là nguyên nhân hiếm gặp gây THA (chiếm 1-2%). Là
khối u tế bào ưa crôm sản xuất và phóng thích ra lượng lớn Catecholamine.
THA do thận còn do một số nguyên nhân như là tiểu đường thận, bệnh thận đa
nang, bệnh cầu thận….
- Do cường Adosteron và hội chứng Cushing
Angiotensin II kích thích làm tăng Aldosteron gây giữ Natri bằng cách
kích thích sự trao đổi Natri và Kali ở ống thận gây giữ nước làm tăng thể tích
10
tuần hoàn gây THA. Cường Aldosteron có thể do khối u hoặc quá sản vỏ thượng
thận hai bên. [13]
- Hẹp eo động mạch chủ
Đường kính động mạch chủ có thể bị nhỏ hoặc bị thắt ở trên bất kỳ vị trí
nào của động mạch nhưng hay gặp nhất ở đoạn dưới nơi xuất phát của động
mạch dưới đòn trái. Trong hẹp eo động mạch chủ gây THA ở chi trên trong khi
lại hạ HA ở chi dưới.
- Ở phụ nữ có thai
Bệnh THA xuất hiện nặng lên trong thời kỳ có thai gây tử vong cho bà mẹ
và thai nhi. Tỷ lệ tử vong của mẹ là 10%, của con là 33% [19]
- Sử dụng Estrogen
Cơ chế do tăng hoạt động hệ RAA do estrogen kích thích tổng hợp
angiotensin và làm tăng angiotensin II làm cường aldosteron thứ phát. [8].
- Các nguyên nhân khác:
Ngoài những nguyên nhân trên thì THA còn có thể do một số nguyên
nhân khác như cường cận giáp, các vấn đề về tuyến giáp, ngưng thở khi ngủ,
bệnh béo phì…
1.3.
1.3.1. Béo phì
Theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh cho thấy
tăng cân lên đến 60% và hậu quả của béo phì là THA và rối loạn lipid máu, rối
loạn chuyển hóa, bệnh mạch vành. Tại Mỹ, béo phì chiếm 15% dân chúng và là
nguyên nhân của 20-30% trường hợp THA.
1.3.2.
Các nghiên cứu cho thấy nếu giảm 10% BMI, huyết áp sẽ giảm trung bình
từ 8-12mmHg. Tesfaye F. tiến hành nghiên cứu tại 3 nước Việt Nam, Ethiopia
và Indonesia (2003-2004) và kết luận rằng chỉ số BMI có liên quan đến chỉ số
huyết áp, đặc biệt người béo phì có BMI≥25
11
Theo Phạm Gia Khải và cộng sự điều tra 7.610 người tại Hà Nội (4/1998
– 1999) thấy chỉ số BMI≥22 có nguy cơ THA.
1.3.3.
Đái tháo đường và THA thường phối hợp với nhau, đặc biệt tần suất cao ở
đái tháo đường type 2.
Tỷ lệ THA ở người đái tháo đường cao gấp 1,5-2 lần so với người bình
thường (35% nam và 46% nữ bị đái tháo đường có kèm THA). THA và tăng
đường máu là các yếu tố nguy cơ độc lập đối với các vấn đề bệnh lý mạch máu.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy can thiệp tích cực nhờ kiểm soát huyết áp sẽ
làm giảm đáng kể nguy cơ và thậm chí có hiệu quả hơn việc kiểm soát đường
huyết.
1.3.4.
Hút thuốc lá cũng là một yếu tố nguy cơ của THA. Trong thuốc lá có
hàng ngàn chất hóa học khác nhau, gồm những chất gây nghiện, hỗn hợp chất
màu nâu, chất độc dạng khí …. đặc biệt Nicotine có khả năng gây co mạch và
kích thích tăng tiết Cathecholamine, Carbonoxyd và các chất khác sẽ làm tổn
thương nội mạc thành mạch. Thực nghiệm của Maslova năm 1958 trên súc vật
cho thấy Nicotine trong thuốc lá làm THA.
Nguy cơ bệnh lý mạch vành ở những người THA hút thuốc lá cao hơn
khoảng 50-60% ở những người không hút thuốc lá
Tỷ lệ hút thuốc lá nhiều (>8 điếu/ ngày) ở người THA cao hơn người bình
thường (theo nghiên cứu của Trần Đỗ Trinh về dich tễ học THA 1989-1992).
1.3.5.
Trong các nguyên nhân gây THA, tước hết người ta thường đề cập đến
vấn đề ăn mặn. Mỗi ngày, một người bình thường cần khoảng 6g muối mặn,
nhưng do thói quen và khẩu vị nên có người sử dụng muối mặn có thể lên đến
10g hoặc hơn trong một ngày. Việc ăn quá nhiều muối dẫn đến tình trạng vượt
quá khả năng điều chỉnh của các hormone và dẫn đến THA.
12
1.3.6.
Rượu bia có tác dụng giản mạch ngay tức thì, nhưng thông thường nó làm
gia tăng huyết áp. Sự lạm dụng rượu bia mãn tính là một yếu tố xác định THA
với sự lien quan của liều uống này và một tỷ lệ tử vong tim mạch. Nguy cơ THA
tăng gấp 2 lần khi uống rượu quá 3-4 ly một ngày. Sự tiêu thụ vừa phải đồ uống
có cồn có thể được khuyên để giảm tần suất mắc bệnh.
1.3.7.
Một số gia đình có khuynh hướng dễ mắc THA, nếu ba mẹ có mắc THA
thì nguy cơ con cái mắc THA là 50%. Nhiều nghiên cứu dịch tễ cho thấy không
phải ai cũng mắc THA mà những người có yếu tố di truyền mới có nguy cơ cao.
Người có đề kháng Insulin có gen gây THA.
Ngoài ra còn nhiều yếu tố nguy cơ khác có thể dẫn đến hoặc làm dễ cho THA.
1.4.
1.4.1. Lâm sàng
Bệnh nhân bị THA đa số đều không có triệu chứng gì cho tới khi phát
hiện ra bệnh. Hay gặp nhất đau đầu vùng chẩm và hai bên thái dương, ngoài ra
có thể có hồi hộp, mệt, khó thở, mờ mắt, tê đầu chi , một số các triệu chứng
khác tuỳ thuộc vào nguyên nhân hoặc biến chứng của THA.
Đo huyết áp là động tác quan trọng nhất có ý nghĩa chẩn đoán xác định.
Ngoài ra, còn có các dấu hiệu lâm sàng khác như : bệnh nhân có thể béo
phì, mặt tròn, cơ chi trên phát triển hơn cơ chi dưới trong hẹp eo động mạch chủ,
các biểu hiện xơ vữa động trên gia (u vàng, u mỡ…)
Khám tim phổi có thể phát hiện sớm dày thất trái hay dấu hiệu suy tim
trái. Sờ và nghe động mạch để phát hiện các trường hợp nghẽn hay tắc động
mạch cảnh.
Khám bụng có thể phát hiện tiếng thổi tâm thu hai bên rốn, trong hẹp
động mạch thận, phồng động mạch chủ hoặc phát hiện thận to, thận đa nang.
Khám thần kinh có thể phát hiện các tai biến mạch máu não cũ hoặc nhẹ
13
1.4.2.
Mục đích của cận lâm sàng là để đánh giá nguy cơ tim mạch, tổn thương
thận và tìm nguyên nhân của THA.
+ Những xét nghiệm tối thiểu
* Máu: công thức máu, ure, creatinin, điện giải đồ, cholesterol toàn phần,
HDL - C, LDL - C, glucose, acid uric trong máu.
* Nước tiểu: protein, hồng cầu…
* Soi đáy mắt, điện tâm đồ, X quang tim, siêu âm tim…
+ Những xét nghiệm hay trắc nghiệm đặc biệt
* Đối với THA thứ phát hay THA khó xác định nghi ngờ có bệnh mạch
thận: chụp UIV nhanh, thận đồ.
* U tuỷ thượng thận định lượng catecholamin nước tiểu 24h
1.5.
1.5.1. Tim
Suy tim và bệnh mạch vành là hai biến chứng chính và nguyên nhân gây
tử vong hang đầu đối với THA: dày thất trái gây suy tim toàn bộ, suy mạch vành
gây nhồi máu cơ tim, phù phổi cấp… THA thường xuyên làm cho thất trái to ra,
dần dần gây giãm thất trái, sức co bóp của tim từ đó cũng bị giảm dẫn đến suy
tim, ban đầu là suy tim trái, rồi suy tim phải và cuối cùng là suy tim toàn bộ.
Biểu hiện lâm sàng là bệnh nhân mệt mỏi, khó thở khi gắng sức và nếu THA
kéo dài tiếp tục thì sẽ khó thở cả khi nghỉ ngơi. Ngoài ra da xanh, phù, tím tái…
cũng là những biểu hiện của THA ảnh hưởng đến tim.
1.5.2. Não
Tai biến mạch máu não hay gặp trong chứng THA: nhũn não, xuất huyết
não dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề. Có thể chỉ gặp tai biến mạch
máu não thoáng qua nhưng có thể là bệnh não do THA với các triệu chứng lú
lẫn, hôn me kèm co giật, đau đầu dữ dội.
14
1.5.3.
Xơ vữa động mạch thận sớm và nhanh có thể là tổn thương do THA.
Ngoài ra THA dẫn đến xơ thận gây suy thận dần dần.
Hoại tử dạng tơ huyết tiểu động mạch thận gây THA ác tính.
Giai đoạn cuối thiếu máu cục bộ nặng ở thận sẽ dẫn đến nồng độ Renin và
Angiotensin II trong máu tăng gây cường Andosteron thứ phát.
1.5.4.
Mạch máu có thể bị xơ vữa động mạch, phồng động mạch chủ do THA
gây nên, nguyên nhân do mạch máu thường xuyên phải chịu một áp lực
lớn.
1.5.5.
THA ảnh hưởng đến mắt, đáy mắt là vùng dễ bị tổn thương do THA, khi
soi đáy mắt có thể thấy được tổn thương. Theo Keith Wagener Barker thì có 4
giai đoạn tổn thương đáy mắt do THA.
Giai đoạn I: Tiểu động mạch cứng và bóng
Giai đoạn II: Tiểu động mạch hẹp có dấu hiệu bắt chéo tĩnh mạch
Giai đoạn III: Xuất huyết và xuất tiết võng mạc nhưng chưa có phù gai thị
Giai đoạn IV: Phù lan tỏa gai thị
1.6. NHNG NGHIÊN CU V T ÁP
1.6.1.
Năm 1993, theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, ở Hoa Kỳ có 50 triệu
người mắc bệnh THA, Pháp có 5 triệu người, trong đó người lớn tuổi chiếm 25-
50%. Ở Thuỵ Điển, 26% người lớn hơn 70 tuổi bị THA. Công trình nghiên cứu
của Richard O’Boyle năm 2002 cho thấy, khoảng 1/4 người lớn và 2/3 người từ
70 tuổi trở lên ở Hoa Kỳ bị THA.
Theo báo cáo của Uỷ Ban Quốc Gia về phòng chống, phát hiện, đánh giá
và điều trị THA của Hoa Kỳ lần 6( Joint National Committee 6th. JNC-VI) thì tỉ
lệ THA không giảm, tỉ lệ tử vong đột quỵ trong 30 năm qua đã chậm lại, tuy
nhiên tỉ lệ 2 bệnh lý liên quan tới THA là suy thận và suy tim vẫn tiếp tục tăng
15
điều đặn. Bản chất của THA là tiến triển nãm tính, đôi lúc có triệu chứng, điều
trị tốn kém, nhiều biến chứng và cần điều trị nhiều năm.
Nghiên cứu của Framingham 1988 có 60% những người trên 65 tuổi có
THA tâm thu thuần tuý. Theo Kaplan 1998, THA tâm thu thuần tuý hay kết hợp
với THA tâm trương sẽ là nguy cơ chủ yếu với tỉ lệ tử vong cũng như bệnh tật
của người già, với tuổi thọ ước tính 73 tuổi đối với nam, 80 tuổi đối với nữ, thì
phần lớn số người lớn tuổi này sẽ bị THA trước khi chết.
Tăng huyết áp vẫn là nguy cơ chính gây đột quỵ, suy tim và suy mach
vành ở người già so với người trẻ theo Kannel 1998.
THA là một trong những yếu tố nguy cơ chính của xơ vữa động mạch, là
yếu ttố độc lập của nguy cơ tim- mạch, 30% bệnh nhân THA sẽ biến chứng xơ
vữa động mạch, nguy cơ mạch vành tăng gấp 3 lần, nguy cơ tai biến tăng gấp 7
lần, nguy cơ động mạch chi dưới tăng gấp 2 lần.
Ở Việt Nam, cách đây khoảng 50 năm chỉ có khoảng 1% ngưòi bị THA
trông cộng đồng , nhưng đến thâp kỷ 90 của thế kỷ trước tỷ lệ THA khoảng
12%. Đến năm 2003, tỷ lệ này tăng lên khoảng 16,3% và theo một điều tra gần
đây nhất của Viện tim mạch Quốc gia tại 8 tỉnh và thành phố thì tỷ lệ tăng huyết
áp của những người từ 25 tuổi trở lên đã là 27,4%
Đứng trước tình hình gia trăng nhanh chóng và những biến chứng nặng nề
của bệng tăng huyết áp như vậy , ngày 19 tháng 12 năm 2008, Thủ tướng Chính
phủ Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt chương trình phòng chống Tăng huyết áp
trở thành chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2006-2010. Ban điều hành
quốc gia phòng chống Tăng huyết áp với nòmg cốt là Viện tim mạch Việt Nam
triển khai các hoạt động trong cộng đồng như truyền thông, giáo dục sức khoẻ ,
khám sàng lọc tăng huyết áp tư tuyết xã, phường tới tuyết trung ương. Với việc
thiết lập hệ thống châm sóc sức khoẻ kiểm soát tăng huyết áp, hy vọng chúng ta
có thể kiểm soát chủ động được THA và các yếu tố nguy cơ tim mạch.
16
1.7
Đây là những kiến thức hết sức cần thiết và bổ ích cho tất cả những bệnh
nhân đã bị THA và có nguy cơ THA cần phải biết để có những biện pháp thay
đổi lối sống phù hợp bao
- Luyện tập thể dục đều đặn với cường độ trung bình.
- Giảm muối trong chế độ ăn.
- Kiểm soát cân nặng.
- Giảm uống rượu và tránh uống say.
- Ngừng hút thuốc lá.
1.7
- Tập vừa sức mình, vừa sức chịu đựng của hệ tim mạch nghĩa là khi thấy
mệt, khó thở hoặc đau ngực thì nên ngừng, không được thi đấu vì khi tham gia
vào cuộc tranh tài khó lòng tự kiềm chế và phải cố gắng hết mình ngay cả khi đã
mệt.
- Nhưng cũng không nên tập quá ít, quá nhẹ, thì lợi ích không nhiều.
- Mỗi buổi tập nên bắt đầu từ từ, ví dụ: trước khi xuống nước bơi nên làm
một vài cử động chân tay trên bờ đã. Khi tập xong cũng không nên ngồi nghỉ
ngay mà nên đi ít bước hoặc chạy chầm chậm trước khi dừng hẳn. Khởi động từ
từ và kết thúc cũng từ từ là điều quan trọng để bảo đảm hiệu quả và an toàn cho
cơ thể.
- Phải tập đều đặn nếu ngày nào cũng tập là tốt nhất, nếu không cũng phải
tập ít nhất mỗi tuần 3 lần, mỗi lần khoảng 30-40 phút, tốt hơn so với tập nặng và
bất thường.
- Ngày nay các nhà khoa học còn thấy rằng vận động thân thể trong sinh
hoạt hàng ngày như lên thang gác, đi bộ, đứng lên rót nước hoặc đi lại vươn vai,
tự làm các việc vặt trong nhà cũng rất tốt cho sức khoẻ.
17
* Đi bộ
Là cách tập nhẹ nhưng đảm bảo an toàn, muốn đạt lợi ích thực sự cho tim
mạch thì nên đi hơi nhanh, hơi rảo bước để cho tim mạch nhanh lên. Nếu thấy ra
chút mồ hôi và hơi thở gấp một chút là tốt. Có thể đi bộ nhiều lần trong ngày,
mỗi ngày đi rảo bước độ 30 phút là đủ, trời lạnh nên mặc đủ ấm lúc mới đi sau
đó nóng người lên thì cởi dần áo ra, chân nên đi giày vải [20].
* Phương pháp đi bộ nhanh và chạy sức khoẻ
- Phương pháp đi bộ nhanh: Do cường độ vận động trong đi bộ nhanh thấp
hơn so với chạy nên số buổi tập là 5-7 buổi/tuần nghĩa là tập hằng ngày, tập mỗi
buổi 40-60 phút là đạt hiệu quả tốt. Khi đi bộ nhanh đã trở thành quen thuộc và
không còn khó nhọc nữa thì cần tăng cường dần cường độ vận động bằng cách
chuyển sang chạy nước nhỏ để đạt được sức căng nhất định về thể lực và duy trì
được hiệu quả tập luyện.
- Phương pháp chạy sức khoẻ: Đối với những người bệnh bước đầu tập
chạy, những buổi đầu tiên cần chạy với cường độ (tốc độ) thấp để cơ thể có thời
gian thích ứng dần với lượng vận động
* Phương pháp chạy: là cách tập luyện rất tốt cho người tăng huyết áp
cũng như cho mọi người. Mỗi buổi tập nên bắt đầu chạy chậm sau đó nhanh dần
lên và khi thấy mệt thì chạy chậm dần lại trước khi ngừng hẳn.
- Những buổi tập đầu tiên nên chạy những quãng đường ngắn vài trăm mét
hoặc người yếu thì vài chục mét cũng được, nhưng sau đó sẽ tăng dần lên đến
vài Km. Người cao huyết áp nhẹ nếu luyện tập tốt có thể chạy thong thả 10 Km
hoặc hơn nữa. Nên theo dõi mạch xem có quá mức không, nếu thấy mệt cũng
nên nghỉ, tuyệt đối không nên chạy thi dù quãng đường ngắn.
* Đi xe đạp
Đi xe đạp hàng ngày giảm huyết áp tốt hơn đi bộ.
Các nhà tim mạch hàng đầu thế giới khẳng định rằng đi xe đạp tập luyện
rèn luyện sức bền là một trong những phương pháp chữa bệnh hữu hiệu, cơ sở
sinh lý của rèn luyện sức bền ở bệnh nhân tăng huyết áp là điều hoà lượng
18
cholesterol máu, kìm hãm xơ vữa động mạch, làm tính đàn hồi của các mạch
máu trong các cơ hoạt động và giảm sức cản của máu ngoại biên kết quả là
huyết áp giảm nhưng cần phải nhớ rằng phải qua 2-3 tháng tập luyện thường
xuyên huyết áp mới giảm nên người bệnh cần phải có tính kiên trì khi tập luyện.
* Bơi
Là một môn thể thao thích hợp với người THA. Chỉ cần tránh 3 điều, một là
không được thi đấu vì phải gắng sức khi đã mệt, hai là không được lặn vì nín hơi
lâu có thể hại cho người tăng huyết áp, ba là trời rét không nên bơi trong nước
lạnh, sợ co mạch làm huyết áp tăng. Cũng như đối với chạy cũng cần khởi động
từ từ và kết thúc từ từ, tăng dần mức bơi.
* Bóng bàn, cầu lông
Là những môn thể thao nhẹ, rất an toàn cho người tăng huyết áp. Ngoài
những lợi ích đối với bơi và chạy các môn này còn luyện cho nhanh mắt, nhanh
tay. Cười đùa trong khi chơi có lợi lớn về tâm lý cho người bệnh THA.
* Phương pháp Yoga và luyện tập dưỡng sinh
Tập luyện Yoga và luyện tập dưỡng sinh có tác dụng làm giảm huyết áp ở
người bệnh có THA, sẽ phát triển sức khoẻ cho cơ thể, tâm thần và tinh thần,
Yoga khiến các phản xạ và phản ứng sinh lý học nhanh, nhạy hơn, thông qua rèn
luyện, hệ thống tim mạch hoạt động ổn định. Do đó yoga có vai trò quan trọng
với sức khoẻ và trường thọ. Yoga giúp phòng bệnh THA .
1.7
Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ, thì vấn đề ăn uống và
tập luyện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc chữa trị bệnh và phòng ngừa
các biến chứng của bệnh. Trong nhiều trường hợp chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn
và tăng cường tập luyện đã cải thiện đáng kể tình trạng bệnh.
Bệnh nhân THA cần ăn nhạt, không quá 5-6g muối ăn/ngày. Vì ăn mặn sẽ
gây giữ nước trong máu, gây THA. Cần tránh các thức ăn chế biến sẵn như giò,
19
chả, đồ xông khói, các món muối tẩm ướp, vì trong quá trình chế biến thường có
nhiều muối. Không ăn da các loại gia súc, gia cầm. Không nên ăn mặn tới 15-
20g NaCl/ngày có thể làm mất hiệu quả hạ huyết áp của thuốc lợi tiểu.
1.7
- Kiêng mỡ: rối loạn lipid huyết là yếu tố nguy cơ độc lập chính của bệnh
mạch vành; do đó chế độ ăn kiêng mỡ quan trọng ở bệnh nhân THA. Trong
nghiên cứu ngẫu nhiên có kiểm soát, chế độ ăn có thay đổi toàn bộ mỡ và tỷ lệ
mỡ bão hoà và không bão hoà ảnh hưởng ít đến huyết áp. Lượng lớn axit béo
omega-3 có thể hạ thấp huyết áp; tuy nhiên một số bệnh nhân có cảm giác khó
chịu ở bụng. Khi thấy mình có nguy cơ thừa cân, béo phì thì cần hạn chế ăn
uống, kiêng đồng thời thịt mỡ, bánh ngọt và tinh bột.
Phải luôn kiểm soát được chỉ số khối cơ thể (BMI) chỉ nên có 18,5-22.
Giảm cân nếu có thừa cân bằng cách giảm cung cấp năng lượng bằng các chế độ
ăn phù hợp như ăn thịt nạc bỏ da, ăn các món luộc, hấp không ăn các món chiên,
quay, xào, uống sữa không có chất béo, ăn nhiều rau và trái cây… không ăn thức
ăn ngọt, giảm kích cỡ các bữa ăn, ăn nhiều vào buổi sáng tránh ăn nhiều vào
buổi tối.
Giảm các yếu tố bất lợi trong thực phẩm như: rượu, bia, chất béo bão hòa.
Tăng cường các yếu tố thực phẩm bảo vệ các chất chống oxy hóa, chất xơ,
w-3, w6 và những thực phẩm có tính chất an thần lợi tiểu nhẹ: rau cải, cà chua,
bầu, bí, cam, khoai tây, khoai lang, đậu xanh, đậu đen
Uống nhiều rượu là yếu tố nguy cơ quan trọng của THA, có thể gây đề
kháng với điều trị tăng huyết áp, và là một yếu tố nguy cơ của tai biến mạch
máu não. Nên hỏi cặn kẽ bệnh nhân về lượng rượu tiêu thụ hàng ngày. Khuyên
bệnh nhân uống hàng ngày những thức uống chứa rượu không hơn 30ml ethanol
đối với nam, 15ml ethanol đối với nữ . Với số lượng rượu như vậy không làm
20
THA mà còn giảm nguy cơ tim mạch. Gia THA đáng kể có thể xảy ra ở người
uống nhiều rượu, huyết áp sẽ trở lại bình thường sau vài ngày giảm rượu. Tránh
uống say vì có thể xảy ra tai nạn, đánh nhau, nôn mữa, … huyết áp có thể tăng
vọt, tai biến mạch máu não, suy tim cấp.
1.7
Để giảm tất cả nguy cơ tim mạch: ngưng hút thuốc lá là một trong các biện
pháp hiệu quả nhất để giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch. Hút thuốc lá hoặc
khói thuốc lá do người khác hút làm tăng huyết áp, ngưng thuốc lá là giảm THA,
giảm bệnh động mạch vành và đột quỵ. Tất cả bệnh nhân THA cần được nhắc
bỏ thuốc lá ở mỗi lần khám.
1.7-
Stress gây THA [77], là yếu tố quan trọng gây ra và duy trì tình trạng THA
những liệu pháp làm giảm stress trong điều trị THA: Cần thực hiện một nếp
sống điều độ giờ giấc, mọi việc chừng mực, cân đối hài hòa, phù hợp với nhịp
điệu của thiên nhiên, cơ thể, xã hội, phù hợp tình hình động học để hình thành
mỗi người giờ nào việc nấy, ngày làm đêm nghỉ, tôn trọng giải lao giữa giờ hoặc
các buổi nghỉ trong tuần, năm [18].
Giáo sư Vũ Đình Hải còn khuyên “Ở đời không ai có thể tránh hết các va
chạm căng thẳng nhưng người THA cần hơn ai hết, giảm các xúc cảm như buồn
bực, tức giận, lo lắng, sợ hãi, cần vui vẻ phấn khởi nên xen kẽ công việc trí óc
với chân tay, dành thì giờ cho giải trí, văn nghệ, âm nhạc, thể thao, đặc biệt là
các hoạt động ngòai trời rất có ích cho sức khỏe”.
21
Chọn 38 bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị tại Khoa nội Tiêu hóa
Bệnh viện 199.
- Người có khiếm khuyết khả năng nghe nói
- Người không đồng ý tham gia phỏng vấn
2
- Tại phòng khám: khi bệnh nhân có chỉ số huyết áp ≥ 140/90mmHg sau
khám lọc lâm sàng ít nhất 2-3 lần khác nhau. Mỗi lần khám huyết áp được đo ít
nhất 2 lần.
Từ ngày …/7/2013 đến ngày … /8/2013 tại Khoa nội Bệnh viện 199 .
Bệnh viện 199 được thành lập năm 2004 tại quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng
với qui mô 150 giường bệnh; 10 khoa, phòng và 200 nhân viên. Với tâm huyết
và nỗ lực của tập thể lãnh đạo, y bác sỹ, Bệnh viện 199 không những làm tốt
nhiệm vụ điều trị, chăm sóc sức khoẻ cho CBCS trong lực lượng Công an khu
vực Miền Trung- Tây Nguyên mà còn được đông đảo nhân dân tin cậy đến khám
chữa bệnh.
Bên cạnh đó, Bệnh viện đã tổ chức hàng chục đợt khám chữa bệnh miễn
phí cho đồng bào vùng sâu vùng xa, xây dựng, củng cố hình ảnh người bác sĩ-
chiến sĩ CAND gần gũi, hết lòng vì nhân dân.
22
Với sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Công an, Bệnh viện đã được đầu tư
trang thiết bị y tế hiện đại. Đội ngũ y bác sỹ giỏi được bổ sung, đào tạo nâng cao
đủ khả năng làm chủ các kỹ thuật y tế tiên tiến, nâng cao khả năng điều trị bệnh.
Năm 2012, Bệnh viện 199 tập trung thực hiện lộ trình giai đoạn 1 nâng quy mô
giường bệnh lên 250 giường và 17 khoa phòng, tạo bước khởi đầu cho việc phát
triển nâng cấp lên bệnh viện hạng I với quy mô 400 giường bệnh và 25 khoa
phòng
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
: Chọn ngẫu nhiên 38 bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị tại
Khoa nội Bệnh viện 199
- 15/7/2013 đến 20/7/2013: phỏng vấn
- 20/7/2013 đến 1/8/2013: xử lí số liệu
- 1/8/2013 đến 10/8/2013: viết báo cáo
- Dùng phiếu điều tra gồm 9 câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với mọi
trình độ và nhận thức của bệnh nhân tăng huyết áp .
- Phỏng vấn trực tiếp 38 bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên để thu thập
thông tin về hiểu biết của bệnh nhân về chế độ ăn của bệnh tăng huyết áp .
2.2.3. nghiên
Điều tra sự hiểu biết của bệnh nhân về những yếu tố THA
+ Hiểu biết biết chỉ số huyết áp của mình không
+ Theo dõi huyết áp được tiến hành như thế nào
- Khi nằm viện,theo định kì, khi thấy nhức đầu, khác
23
+Hiểu biết những yếu tố có thể gây tăng huyết áp
- Tuổi cao - Ăn mặn
- Béo phì - Ít vận động
- Căng thẳng - Khác
+ Biểu hiện khi bị tăng huyết áp có biểu hiện
- Đau đầu - Tim đập mạnh
- Chóng mặt - Mất ngủ
- Phừng mặt - Khác
+ Nguy hiểm biến chứng của tăng huyết áp
- Không nguy hiểm - Ít nguy hiểm
- Nguy hiểm - Khác
+ Các biến chứng của tăng huyết áp ảnh hưởng đến các cơ quan
- Mắt - Thận
- Tim - Não
+ Hạn chế thức ăn cho người bênh bệnh tăng huyết áp
- Muối - Bia, rượu
- Mỡ động vật - Không kiêng gì
- Khác
+Những phương pháp điều trị tăng huyết áp nào
- Chế độ ăn hợp lý - Chế độ luyện tập
- Uống thuốc theo đơn bác sĩ - Uống thuốc nam
+ Điều trị tăng huyết áp
- Thường xuyên
- Khi nhức đầu là có các triệu chứng của tăng huyết áp
- Theo đơn bác sĩ có theo dõi
2.3.
Các số liệu thu thập được đều được xử lý theo phương pháp thống kê y học
thông thường với phần mềm EXCEL 2007.
24
Qua điều tra, phỏng vấn 38 bệnh nhân THA điều trị tại bệnh viện 199 về
kiến thức tăng huyết áp chúng tôi có kết quả như sau:
Phân bố theo tuổi
n
< 40
13
34,2
≥ 40
25
65,8
Tổng
38
100,0
Tuổi TB
48,9 ± 8,6 tuổi
T
MAX
= 66, T
MIN
=27
Phân bố theo tuổi
Nhận xét: Nhóm bệnh nhân ≥ 40 tuổi có tỷ lệ cao hơn nhóm < 40 tuổi.
Tuổi TB là 48,9 ± 8,6 tuổi, tuổi lớn nhất 68 tuổi và nhỏ nhất 27 tuổi
34.2%
65.8%
< 40
≥ 40
Nhóm tuổi