Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân điều trị methadone tại trung tâm phòng, chống HIV AIDS nghệ an năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ HỒNG DUYÊN

NGHIÊN CỨU CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN
ĐIỀU TRỊ METHADONE TẠI TRUNG TÂM
PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS NGHỆ AN NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ HỒNG DUYÊN

NGHIÊN CỨU CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN
ĐIỀU TRỊ METHADONE TẠI TRUNG TÂM
PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS NGHỆ AN NĂM 2016
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

TS. Trần Khánh Toàn

HÀ NỘI - 2017




LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được
rất nhiều sự dạy dỗ, giúp đỡ và động viên của quý Thầy Cô, đồng nghiệp,bạn bè, và
gia đình. Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu, Thầy Cô giáo Trường Đại học Y tế công cộng những người
đã truyền thụ: kiến thức cho tôi hoàn thành chương trình học tập.
TS.Trần Khánh Toàn và Ths.Lê Thị Vui đầy tâm huyết, tận tình chỉ bảo,
truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập, đồng thời trực
tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi từ suốt quá trình xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng
đề cương và hoàn thành luận văn.
Đồng nghiệp của tôi tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Nghệ An, nơi tôi
đang công tác, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt hơn 2 năm qua.
Và cảm ơn các bạn bè khóa 18 thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công
cộng đã luôn chia sẻ kinh nghiệm học tập, động viên tôi những lúc khó khăn.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những người thân trong gia
đình những người luôn bên cạnh, động viên, ủng hộ trên bước đường đi của tôi. Và
cuối cùng lời cảm ơn chân thành, đặc biệt nhất tôi xin được gửi tới: bố mẹ, chồng,
và con trai, những người đã ủng hộ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
học tập vừa qua.
Xin trân trọng!


i

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ vi

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................4
1.1. Dịch tễ học về sử dụng chất gây nghiện ..............................................................4
1.1.1. Trên thế giới ..............................................................................................4
1.1.2. Ở Việt Nam ...............................................................................................4
1.2. Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone ..................5
1.2.1. Nghiện chất dạng thuốc phiện và điều trị thay thế bằng methadone ........5
1.2.2. Tình hình điều trị thay thế nghiện CDTP bằng methadone ......................7
1.2.3. Hiệu quả của chƣơng trình điều trị methadone ở Việt Nam .....................9
1.3. Chất lƣợng cuộc sống .........................................................................................10
1.3.1. Khái niệm ................................................................................................10
1.3.2. Các phƣơng pháp đo lƣờng chất lƣợng cuộc sống ..................................10
1.4. Nghiên cứu về chất lƣợng cuộc sống của bệnh nhân điều trị methadone ..........13
1.4.1 Trên thế giới .............................................................................................13
1.4.2. Tại Việt Nam ...........................................................................................15
1.5. Các yếu tố liên quan đến CLCS của bệnh nhân điều trị methadone ..................16
1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu ...............................................................................18
1.6. Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu .............................................................18
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................20
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................20
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu.........................................................................................20
Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân ........................................................................20
Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................................20
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................21


ii

2.4. Mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu .........................................................................21

2.5. Công cụ và phƣơng pháp thu thập thông tin ......................................................21
2.5.1. Công cụ thu thập thông tin ......................................................................22
2.5.2. Quy trình thu thập thông tin ....................................................................23
2.6. Biến số nghiên cứu .............................................................................................24
2.7. Xử lý và phân tích số liệu ..................................................................................24
2.7.1. Nhập và làm sạch số liệu .........................................................................24
2.7.2. Phân tích số liệu ......................................................................................25
2.8. Sai số và cách khắc phục ....................................................................................25
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ......................................................................26
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................27
3.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu .........................................................27
3.2. Chất lƣợng cuộc sống của bệnh nhân điều trị methadone .................................32
3.3. Một số yếu tố liên quan tới CLCS của bệnh nhân điều trị methadone ..............33
3.3.1. CLCS về thể chất ....................................................................................33
3.3.2. CLCS về tâm lý .......................................................................................38
3.3.3. CLCS về mặt xã hội ................................................................................43
3.3.4. CLCS về mặt môi trƣờng ........................................................................47
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................53
4.1. Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu .........................................................................53
4.2. Chất lƣợng cuộc sống của bệnh nhân điều trị methadone .................................55
4.3. Một số yếu tố liên quan đến CLCS của bệnh nhân điều trị methadone .............59
4.3.1. Các yếu tố nhân khẩu và kinh tế xã hội của cá nhân và gia đình............59
4.3.2. Các yếu tố hành vi liên quan đến sử dụng ma tuý và điều trị cai nghiện62
4.3.3. Các yếu tố về sử dụng các dịch vụ y tế, xã hội .......................................63
4.3. Nhận xét về độ tin cậy của công cụ và hạn chế của nghiên cứu ........................55
KẾT LUẬN ...............................................................................................................65
1. Thực trạng chất lƣợng cuộc sống của bệnh nhân điều trị methadone ...................65
2. Một số yếu tố liên quan đến chất lƣợng cuộc sống của bệnh nhân .......................65
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................66



iii

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................67
Phụ lục 1: Bộ câu hỏi phỏng vấn bệnh nhân điều trị methadone ..............................73
Phụ lục 2: Các thông tin từ hồ sơ bệnh án của bệnh nhân ........................................81
Phụ lục 3. Bảng chuyển đổi điểm các lĩnh vực của CLCS đo bằng công cụ
WHOQOL-BREF ......................................................................................................87


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AIDS

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở ngƣời
(Aquired Immunodeficiency Syndrome)

ART

Điều trị kháng virut (Antiretroviral treatment)

ARV

Thuốc kháng virus HIV (Anti Retrovirus)

BN

Bệnh nhân


CDTP

Chất dạng thuốc phiện

CLCS

Chất lƣợng cuộc sống

DVYT

Dịch vụ y tế

ĐTNC

Đối tƣợng nghiên cứu

HCV

Vi rút viêm gan C (Hepatitis C virus)

HIV

Virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở ngƣời
(Human Immunodeficiency Virus infection)

MMT

Liệu pháp điều trị thay thế bằng methadone
(Methadone Maintenance Therapy)


TCMT

Tiêm chích ma túy

UNODC

Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

WHOQOL-BREF Bản tóm tắt bộ công cụ đánh giá chất lƣợng cuộc sống do
WHO đề xuất


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tóm tắt nội dung các biến số nghiên cứu .................................................24
Bảng 2.2: Sai số và cách khắc phục sai số trong nghiên cứu ....................................25
Bảng 3.1: Đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân (n=338) ....................................30
Bảng 3.2: Một số thông tin về gia đình của bệnh nhân .............................................28
Bảng 3.3: Đặc điểm sử dụng ma tuý và nhiễm HIV của bệnh nhân .........................29
Bảng 3.4: Thông tin về điều trị cai nghiện của bệnh nhân........................................30
Bảng 3.5: Tiếp cận các dịch vụ y tế, xã hội của bệnh nhân ......................................31
Bảng 3.6: Tự đánh giá tình trạng sức khỏe và CLCS tổng thể của bệnh nhân .........32
Bảng 3.7: Điểm trung bình chất lƣợng cuộc sống trong 4 lĩnh vực ..........................32
Bảng 3.8: Liên quan đặc điểm cá nhân, gia đình với điểm số lĩnh vực thể chất ......34

Bảng 3.9: Liên quan giữa sử dụng ma túy, cai nghiện và điểm số về thể chất .........35
Bảng 3.10: Liên quan giữa sử dụng dịch vụ và điểm số về thể chất .........................37
Bảng 3.11: Phân tích đa biến một số yếu tố liên quan với CLCS về thể chất ..........37
Bảng 3.12: Liên quan giữa đặc điểm cá nhân, gia đình với điểm số về tâm lý ........38
Bảng 3.13: Liên quan giữa sử dụng ma túy, cai nghiện và điểm số tâm lý ..............40
Bảng 3.14: Liên quan giữa sử dụng dịch vụ và điểm số về tâm lý ...........................41
Bảng 3.15: Phân tích đa biến một số yếu tố liên quan với CLCS về tâm lý .............42
Bảng 3.16: Liên quan giữa đặc điểm cá nhân và gia đình với điểm số về xã hội .....43
Bảng 3.17: Liên quan giữa sử dụng ma túy, cai nghiện và điểm số về xã hội..........44
Bảng 3.18: Liên quan giữa sử dụng dịch vụ và điểm số về xã hội ...........................46
Bảng 3.19: Phân tích đa biến một số yếu tố liên quan với CLCS về xã hội .............46
Bảng 3.20: Liên quan đặc điểm cá nhân, gia đình và điểm CLCS về môi trƣờng ...47
Bảng 3.21: Liên quan giữa sử dụng ma túy, cai nghiện và điểm số về môi trƣờng .47
Bảng 3.22: Liên quan giữa sử dụng dịch vụ và điểm số CLCS về môi trƣờng ........48
Bảng 3.23: Phân tích đa biến một số yếu tố liên quan với CLCS về môi trƣờng .....48
Bảng 3.24: Đánh giá mức độ tin cậy của bộ công cụ ................................................49


vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1. Số lƣợng bệnh nhân điều trị methadone tại Việt Nam qua các năm ......8
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ gặp một số tác dụng phụ ở bệnh nhân .........................................31
Biểu đồ 3.2. Thay đổi điểm 4 cấu phần CLCS theo thời gian điều trị methadone ...33


vii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Chất lƣợng cuộc sống (CLCS) là một chỉ số đánh giá hiệu quả điều trị thay thế
bằng methadone cho bệnh nhân nghiện chất dạng thuốc phiện. Tuy nhiên, chủ đề
này chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này
nhằm mô tả thực trạng CLCS và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đang đƣợc
điều trị methadone tại cơ sở điều trị thuộc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Nghệ
An năm 2016.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích thực hiện trên toàn bộ 338 bệnh nhân
đang điều trị methadone giai đoạn ổn định liều trong khoảng thời gian từ tháng
11/2015 đến tháng 6/2016. Bệnh nhân đƣợc phỏng vấn bằng bộ câu hỏi cấu trúc,
với bộ công cụ đánh giá CLCS của WHO, bản tóm tắt (WHOQOL-BREF) đã đƣợc
Việt hoá và kết hợp với thu thập một số thông tin sẵn có trong hồ sơ bệnh án của
bệnh nhân.
Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm trung bình CLCS của bệnh nhân cao nhất là
về lĩnh vực tâm lý với 61,2 điểm và thấp nhất về lĩnh vực xã hội với 50,3 điểm;
điểm về thể chất và môi trƣờng lần lƣợt là 58,8 và 60,6 điểm. Vẫn còn 11,2% bệnh
nhân không hài lòng với tình trạng sức khoẻ và 5,3% bệnh nhân đánh giá chất lƣợng
cuộc sống ở mức xấu và rất xấu. Điểm CLCS cao hơn có ý nghĩa thống kê (hệ số
hồi quy coefficients >0, p<0,05) từ một đến bốn lĩnh vực (thể chất, tâm lý, xã hội và
môi trƣờng) ở những bệnh nhân có: nghề nghiệp ổn định, sống chung với vợ con;
rất hài lòng với ngƣời sống chung; sống ở nông thôn; chƣa từng cai nghiện trƣớc
đây và có đƣợc tƣ vấn xét nghiệm HIV. Điểm CLCS về xã hội và môi trƣờng thấp
hơn ở những bệnh nhân bỏ liều methadone từ 5 lần trở lên trong 3 tháng
(coefficients <0, p<0,05).
Nghiên cứu đặt ra yêu cầu với cơ sở điều trị cần tăng cƣờng công tác tƣ vấn
cho bệnh nhân về việc tuân thủ chế độ điều trị; tƣ vấn và khuyến khích ngƣời nhà
tham gia hỗ trợ bệnh nhân trong điều trị và tham gia hỗ trợ bệnh nhân tìm việc làm


viii


tái hoà nhập cộng đồng. Bệnh nhân cần nâng cao nhận thức và vai trò của bản thân
trong việc tuân thủ điều trị, hạn chế bỏ liều nhằm góp phần nâng cao CLCS.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sử dụng ma túy đang là một trong những vấn đề mang tính toàn cầu. Cơ quan
phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC) ƣớc tính có khoảng
5% ngƣời trƣởng thành, tƣơng đƣơng với 247 triệu ngƣời từ 15 đến 64 tuổi trên
toàn thế giới đang sử dụng ma túy trong năm 2014; trong đó, Đông Nam Á là một
trong những khu vực trọng điểm [50]. Sử dụng ma túy theo đƣờng tiêm chích không
chỉ làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đƣờng máu nhƣ nhiễm vi
rút gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở ngƣời (HIV), vi rút viêm gan C (HCV),...,
làm ảnh hƣởng đến sức khoẻ của ngƣời nghiện mà còn gây ra gánh nặng to lớn về
kinh tế và xã hội cho gia đình và cộng đồng [50]. Do vậy, cần phải có các biện pháp
cấp bách có hiệu quả cao để điều trị, phục hồi và hòa nhập cộng đồng cho ngƣời sử
dụng ma tuý nhằm giảm thiểu hậu quả của sử dụng ma tuý [50].
Điều trị thay thế bằng methadone (MMT) là một trong những giải pháp có
hiệu quả, đƣợc coi là phƣơng pháp điều trị “tiêu chuẩn vàng” giúp ngƣời nghiện ma
túy dạng thuốc phiện giảm liều và từ bỏ ma túy một cách bền vững [49]. Khi đƣợc
lồng ghép cùng với tƣ vấn và các dịch vụ hỗ trợ khác, điều trị thay thế bằng
methadone giúp làm giảm tỷ lệ sử dụng ma túy, giảm nguy cơ lây nhiễm HIV và
nguy cơ tội phạm do ma tuý gây ra. Mặt khác, khi giảm lệ thuộc vào ma túy, bệnh
nhân sẽ phục hồi sức khỏe, ổn định tâm lý, ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng
đồng làm tăng chất lƣợng cuộc sống (CLCS) và góp phần tăng tuân thủ và tăng hiệu
quả điều trị methadone [49].
Tại Việt Nam, chƣơng trình điều trị methadone đã đƣợc triển khai thí điểm từ
tháng 4/2008. Tính đến cuối năm 2016 đã có 50.800 bệnh nhân đƣợc điều trị
methadone tại 275 cơ sở ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc [4]. Nghệ An là

một tỉnh trọng điểm của cả nƣớc về dịch HIV/AIDS, tuy nhiên đến tháng 8/2016
mới chỉ có 12 cơ sở điều trị methadone, với hơn 1.900 bệnh nhân đƣợc điều trị, chỉ
đạt 55,9% chỉ tiêu Chính phủ giao. Mặc dù vậy, kết quả đánh giá sơ bộ cho thấy
chƣơng trình điều trị methadone đã giúp bệnh nhân giảm rõ rệt các hành vi nguy cơ
và cải thiện đƣợc tình trạng sức khỏe [12]. Do đó, việc mở rộng dịch vụ điều trị


2

methadone là một trong những biện pháp quan trọng, cấp thiết góp phần đạt mục
tiêu 90-90-90 trong phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.
CLCS của bệnh nhân là một trong các chỉ số đầu ra phản ánh rõ nhất chất
lƣợng dịch vụ và tác động của chƣơng trình điều trị methadone [38],[47]. Đo lƣờng
CLCS của bệnh nhân giúp đánh giá một phần chất lƣợng và hiệu quả công tác điều
trị methadone trên cơ sở đó cung cấp các bằng chứng để cải thiện và mở rộng mô
hình điều trị trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Câu hỏi đặt ra là “Thực trạng CLCS của
bệnh nhân đang điều trị methadone ở Nghệ An hiện nay ra sao? có những yếu tố
nào ảnh hƣởng đến CLCS của bệnh nhân đang điều trị?”
Để trả lời câu hỏi trên, nghiên cứu "Nghiên cứu chất lƣợng cuộc sống và một
số yếu tố liên quan ở bệnh nhân điều trị methadone tại Trung tâm phòng, chống
HIV/AIDS Nghệ An năm 2016" đƣợc thực hiện. Kết quả của nghiên cứu sẽ cung
cấp các bằng chứng để cải thiện và nâng cao chất lƣợng dịch vụ điều trị cho bệnh
nhân đang điều trị và mở rộng chƣơng trình tại Nghệ An.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mô tả thực trạng chất lƣợng cuộc sống của bệnh nhân đang điều trị methadone
tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Nghệ An, năm 2016.

Xác định một số yếu tố liên quan tới chất lƣợng cuộc sống của bệnh nhân đang
điều trị methadone tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Nghệ An, năm 2016.


4

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Dịch tễ học về sử dụng chất gây nghiện
1.1.1. Trên thế giới
Theo UNODC, năm 2015 ƣớc tính trên toàn thế giới có khoảng 246 triệu
ngƣời sử dụng các chất gây nghiện (ma tuý); tƣơng đƣơng với khoảng hơn 5% dân
số trong độ tuổi từ 15 đến 64 đã từng sử dụng ma túy trái phép. Trong số đó, trên 27
triệu ngƣời có vấn đề về nghiện chất ma túy với gần một nửa là ngƣời tiêm chích
ma túy (TCMT)[50].
Mô hình sử dụng ma tuý thay đổi theo thời gian và rất khác nhau giữa các
quốc gia. Ở châu Phi, heroin vẫn là loại ma tuý đƣợc sử dụng phổ biến nhất[43]và
đang có xu hƣớng gia tăng ở một số nƣớc nhƣ Nam Phi [50]. Các loại ma tuý tổng
hợp đƣợc sử dụng chủ yếu ở Nam Phi và đang tăng lên đáng kể trong thời gian gần
đây ở Senegal[34]. Trong khi đó, tại các nƣớc châu Mỹ nhƣ Hoa Kỳ và Canada, các
chất gây nghiện chủ yếu là cần sa và cocain[44].
Sử dụng ma tuý qua đƣờng tiêm chích đƣợc ghi nhận ở 148 quốc gia, tập trung
chủ yếu tại các nƣớc vùng Đông và Đông Nam Á, Đông và Đông Nam Âu. Ba nƣớc
có số lƣợng ngƣời TCMT lớn nhất là Trung Quốc, Liên Bang Nga và Hoa Kỳ
chiếm khoảng 46% tổng số ngƣời TCMT trên thế giới[50].
1.1.2. Ở Việt Nam
Tại Việt Nam, ngƣời nghiện ma tuý đã đƣợc ghi nhận ở 60% số xã, phƣờng
thuộc 90% số quận, huyện ở tất cả các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Phân bố
ngƣời nghiện ma túy theo vùng miền đã có sự thay đổi đáng kể theo thời gian, từ
chỗ tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã phát triển mạnh cả ra vùng
đồng bằng sông Hồng và khu vực miền Đông Nam Bộ. Trong giai đoạn từ 19942009, tỷ lệ ngƣời nghiện ma túy sống ở vùng đồng bằng sông Hồng tăng từ 18,2%

lên 31%, và ở các tỉnh Đông Nam Bộ tăng từ 10,2% lên 23% [1].
Tính đến 30/09/2014, cả nƣớc có 204.337 ngƣời nghiện ma túy đã đƣợc lập hồ
sơ quản lý; tuy nhiên, số ngƣời nghiện trên thực tế có thể cao hơn nhiều [1]. Số liệu


5

thống kê đến cuối năm 2014 cho thấy, 96% ngƣời nghiện ma túy ở Việt Nam là
nam giới, trong đó, 50% ở độ tuổi 16-30. Độ tuổi của ngƣời nghiện ma túy cũng có
xu hƣớng trẻ hóa.Tỷ lệ ngƣời nghiện ma túy ở độ tuổi dƣới 30 chiếm khoảng 42%
năm 1995 đã tăng lên gần 70% vào cuối năm 2010 [1]. Ngƣời nghiện ma tuý cũng
đã xuất hiện ở mọi thành phần trong xã hội, từ học sinh, sinh viên, cán bộ công
chức, viên chức đến ngƣời lao động phổ thông; tuy nhiên, đa số ngƣời nghiện ma
túy có trình độ văn hoá thấp, khoảng 10% không biết chữ, 59% có trình độ văn hóa
từ tiểu học tới trung học cơ sở. Phần lớn ngƣời nghiện ma túy không có nghề nghiệp
ổn định, chi tiêu chủ yếu từ nguồn hỗ trợ của gia đình, trong khi thu nhập hợp pháp
chỉ bằng 1/3 số tiền chi cho ma túy[1].
Mô hình sử dụng ma tuý cũng đã thay đổi. Tỷ lệ ngƣời nghiện sử dụng heroin
vẫn chiếm đa số nhƣng đã giảm dần trong thời gian qua trong khi tỷ lệ sử dụng các
loại ma tuý tổng hợp đang có xu hƣớng gia tăng, nhất là trong đối tƣợng trẻ tuổi [2].
Tỷ lệ sử dụng ma tuý qua đƣờng tiêm chích tăng từ 8% năm 1995 lên đến hơn 3/4
tổng số ngƣời nghiện vào cuối năm 2009. Nhóm ngƣời tiêm chích ma túy có tỷ lệ
lây nhiễm HIV cao (17,2%) [21], tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm TCMT ở Việt Nam
gần đây đang có xu hƣớng giảm trên phạm vi toàn quốc (còn 10,3% năm 2013) [4].
1.2. Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone
1.2.1. Nghiện chất dạng thuốc phiện và điều trị thay thế bằng methadone
Các chất dạng thuốc phiện (CDTP) nhƣ thuốc phiện, morphin, heroin là
những chất gây nghiện mạnh (gây khoái cảm mạnh) có thời gian bán hủy ngắn do
đó thƣờng phải sử dụng nhiều lần trong ngày và nhanh chóng xuất hiện triệu chứng
nhiễm độc hệ thần kinh trung ƣơng. Vì vậy, ngƣời nghiện ma túy (đặc biệt heroin)

luôn dao động giữa tình trạng nhiễm độc hệ thần kinh trung ƣơng và tình trạng thiếu
thuốc (hội chứng cai) nhiều lần trong ngày, là nguồn gốc dẫn họ đến với những
hành vi nguy hại cho bản thân và những ngƣời xung quang [3].
Methadone là một chất gây nghiện có nguồn gốc tổng hợp, có khả năng tranh
chấp trong quá trình gắn kết thụ thể của các CDTP, với giá thành rẻ, có thời gian
bán huỷ dài (trên 24 giờ) và sử dụng theo đƣờng uống nên đƣợc sử dụng để điều trị


6

thay thế nghiện CDTP. Đây là một chƣơngtrình điều trị lâu dài, có kiểm soát nhằm
giúp ngƣời nghiện giảm tần suất tiến tới ngừng sử dụng ma tuý, dự phòng các bệnh
lây truyền qua đƣờng tiêm chích nhƣ HIV, viêm gan B, C. Khi không còn lệ thuộc
vào ma túy, bệnh nhân dần phục hồi sức khỏe, ổn định tâm lý, tham gia vào các
hoạt động lành mạnh, tái hòa nhập cộng đồng và cải thiện chất lƣợng cuộc sống [3].
Hiện nay, trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam, việc điều trị thay thế nghiện các
CDTP bằng methadone nhằm 3 mục đích chủ yếu sau [3]:
 Giảm tác hại do nghiện chích CDTP gây ra nhƣ: lây nhiễm HIV, viêm gan B,
C do sử dụng chung dụng cụ tiêm chích, tử vong do sử dụng quá liều CDTP.
 Giảm sử dụng CDTP bất hợp pháp và các hoạt động tội phạm có liên quan.
 Cải thiện sức khoẻ và giúp ngƣời nghiện duy trì việc làm, ổn định cuộc sống
lâu dài, tăng sức sản xuất của xã hội.
Điều trị methadone là một liệu trình điều trị liên tục, lâu dài trải qua nhiều giai
đoạn khác nhau [3], bao gồm:
Giai đoạn dò liều: Thƣờng là 2 tuần đầu điều trị với liều khởi đầu từ 15-30mg
tùy thuộc vào kết quả đánh giá độ dung nạp CDTP của ngƣời bệnh (liều trung bình
là 20mg).
Giai đoạn điều chỉnh liều: từ tuần thứ 3 của quá trình điều trị và có thể kéo dài
từ 1 đến 3 tháng. Liều điều trị sẽ đƣợc tiếp tục điều chỉnh đến khi ngƣời bệnh đạt
đƣợc liều có hiệu quả (là liều làm hết hội chứng cai, giảm thèm nhớ, ngăn tác dụng

của việc sử dụng heroin và không gây ngộ độc).
Giai đoạn duy trì, ổn định liều: đƣợc xác định khi ngƣời bệnh đƣợc sử dụng
liều có hiệu quả tối ƣu duy trì trong ít nhất 4 tuần liên tục. Ngƣời bệnh không tái sử
dụng CDTP trong ít nhất 4 tuần liên tục. Liều duy trì hay liều có hiệu quả tối ƣu, là
liều có hiệu quả và phong tỏa đƣợc tác dụng gây khoái cảm của heroin hết thèm nhớ
heroin. Liều hiệu quả tối ƣu khác nhau ở từng ngƣời bệnh, tuỳ thuộc một số bệnh lý
đồng diễn, tình trạng đặc biệt (có thai, đa nghiện) và sử dụng các thuốc có tƣơng tác
với methadone. Tiêu chuẩn đánh giá liều duy trì là phù hợp khi ngƣời bệnh hết hội


7

chứng cai; giảm đáng kể sự thèm nhớ CDTP; không tái sử dụng hoặc không còn
khoái cảm (phê) khi sử dụng lại CDTP, đôi khi còn có thể gây khó chịu cho ngƣời
bệnh, và không có dấu hiệu nhiễm độc [3].
1.2.2. Tình hình điều trị thay thế nghiện CDTP bằng methadone
1.2.2.1 Điều trị methadone trên thế giới
Trên thế giới, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone (gọi
tắt là điều trị thay thế bằng methadone) không phải là một trong những giải pháp
mới trong hoạt động can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV. Ở Hồng
Kông, chƣơng trình methadone đã đƣợc triển khai từ những năm 1970, ở Hà Lan
đƣợc triển khai từ những năm 1980 và Trung Quốc cũng đã thực hiện chƣơng trình
này vào năm 2003 [51].
Hiện nay, trên thế giới có ít nhất 70 quốc gia đang sử dụng phƣơng pháp này
với quy mô khoảng 580.000 ngƣời thuộc khu vực châu Âu và 200.000 ngƣời ở châu
Á. Quy mô áp dụng chƣơng trình điều trị methadone tại một số nƣớc khá lớn, tại
Mỹ có hơn 900.000 ngƣời nghiện heroin, trong đó có hơn 200.000 bệnh nhân đang
đƣợc điều trị bằng methadone. Đến năm 2008, Thụy Sỹ có 3.000 cơ sở điều trị, Tây
Ban Nha có 5.000 cơ sở, Đức có 4.000 cơ sở, Trung Quốc có 500 cơ sở. Tại khu
vực Đông Nam Á, có nhiều nƣớc đã áp dụng chƣơng trình này nhƣ: Thái Lan,

Indonesia, Malaysia, Myanma….[51].
1.2.3.2 Điều trị methadone tại Việt Nam
Tháng 4/2008, Việt Nam đã triển khai thí điểm chƣơng trình MMT tại Thành
phố Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian thí điểm 2 năm. Kết quả đánh
giá bƣớc đầu Đề án triển khai thí điểm điều trị methadone tại hai địa phƣơng này đã
ghi nhận những kết quả hết sức tích cực, mang lại nhiều lợi ích cho bản thân bệnh
nhân, gia đình và xã hội [9].
Kết quả thí điểm đã chứng minh chƣơng trình điều trị thay thế bằng
methadone là phƣơng pháp điều trị hiệu quả đối với nghiện heroin, và đã đƣợc mở
rộng trên toàn quốc. Qua 7 năm, chƣơng trình điều trị methadone đã phát triển
nhanh chóng, từ 1.735 ngƣời bệnh tại 6 cơ sở điều trị vào năm 2009 đã lên đến


8

23.160 ngƣời bệnh với 127 cơ sở điều trị tại 38 tỉnh/thành phố tính đến hết tháng
11/2014. Mục tiêu trong năm 2015 là tăng số ngƣời bệnh đƣợc điều trị methadone
lên 80.000 với 245 cơ sở điều trị ở khắp các tỉnh, thành phố trên cả nƣớc. Số liệu
báo cáo thống kê cho thấytính đến cuối năm 2016, cả nƣớc đã có 275 cơ sở điều trị
ở tất cả 63 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, số lƣợng bệnh nhân đƣợc điều trị là 50.800,
chi mới đạt khoảng 63,5% chỉ tiêu đề ra cho đến năm 2015[4].

Biểu đồ 1.1. Số lƣợng bệnh nhân điều trị methadone tại Việt Nam qua các năm
Việc triển khai mở rộng chƣơng trình MMT là một chiến lƣợc quan trọng
nhằm giảm lây lan HIV ở nhóm tiêm chích ma túy. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm
TCMT ở Việt Nam có xu hƣớng giảm dần qua các năm (năm 2008: 45,3%, năm
2009: 45,0%, năm 2010: 43,9%, năm 2011: 41,8%, năm 2012: 37,7%, năm 2013:
39,2%, tháng 6 năm 2014: 35,4%)[2].
Điều trị thay thế bằng methadone đã triển khai có ở nhiều nƣớc trên thế giới,
trong đó có Việt Nam, giúp ngƣời nghiện CDTP dự phòng lây nhiễm HIV, giảm tần

suất sử dụng các CDTP, giảm các hành vi tội phạm, cải thiện sức khỏe và chất
lƣợng cuộc sống bệnh nhân. Để mở rộng các cơ sở điều trị phục vụ ngƣời nghiện
CDTP cần có các đánh giá sâu về các yếu tố ảnh hƣởng đến điều trị methadone.
Trên cơ sở đó cải thiện chất lƣợng điều trị để phục vụ cho bệnh nhân.


9

1.2.3. Hiệu quả của chương trình điều trị methadone ở Việt Nam
1.2.3.1. Giảm hành vi nguy cơ đối với sức khỏe của bệnh nhân
Kết quả nghiên cứu của Bộ Y tế trên 1000 bệnh nhân ở 6 cơ sở điều trị
methadone ở Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 4/2008 cho thấy một
số kết quả tích cực trong việc giảm hành vi nguy cơ sức khoẻ của bệnh nhân:
- Về tình trạng sử dụng các chất ma túy: việc sử dụng heroin trong nhóm bệnh
nhân tham gia điều trị đã giảm đáng kể cả về tần suất và liều sử dụng. Tỷ lệ bệnh
nhân có sử dụng heroin trƣớc điều trị là 100% giảm xuống còn 14,05% sau 6 tháng;
9,05% sau 12 tháng và 8,41% sau 24 tháng. Lúc đầu, hầu hết bệnh nhân đều sử
dụng heroin với tần suất rất cao: 48,5% bệnh nhân sử dụng trên 5 lần/ngày, 41,5%
sử dụng từ 3-4 lần/ngày và chỉ có 6,3% sử dụng 1-2 lần/ngày. Tuy nhiên, sau 12
tháng điều trị, trong số bệnh nhân còn sử dụng ma túy, không có bệnh nhân nào sử
dụng từ 2 lần/ngày trở lên với tần suất sử dụng chủ yếu 2-3 lần/tháng [9].
- Về hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV: Cùng với việc dừng hoặc giảm mức độ
sử dụng ma túy, các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm bệnh nhân tham
gia điều trị cũng đã có sự cải thiện đáng kể. Tỷ lệ bệnh nhân có hành vi TCMT
giảm từ 86,9% trƣớc điều trị xuống còn 53,9% sau 6 tháng và 42,4% sau 24 tháng
điều trị, tính trong số bệnh nhân còn tiếp tục sử dụng ma tuý. Tỷ lệ dùng chung bơm
kim tiêm nhóm bệnh nhân TCMT giảm rõ rệt chỉ còn 2% sau 24 tháng điều trị so
với 21% trƣớc khi điều trị [9].
Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng bao cao su thƣờng xuyên trong quan hệ tình dục với
phụ nữ bán dâm cũng nhƣ với bạn tình thƣờng xuyên trƣớc khi điều trị lần lƣợt là

36,3% và 92,9% đã tăng lên tƣơng ứng là 37,5% và 95,8% sau 12 tháng; 43,9% và
96,8% sau 24 tháng điều trị. Những thay đổi tích cực này sẽ góp phần dự phòng lây
nhiễm HIV từ nhóm những ngƣời TCMT sang bạn tình của họ và cộng đồng [9].
1.2.3.2. Cải thiện sức khỏe thể chất và tâm thần
Đa số bệnh nhân có cải thiện về sức khỏe, chuyển biến tích cực về thái độ
cũng nhƣ cuộc sống sau một thời gian điều trị. Tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ trầm


10

cảm giảm từ 80% xuống còn 15% sau 12 tháng điều trị. Chất lƣợng cuộc sống của
bệnh nhân theo thang đo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đƣợc cải thiện rõ
rệt sau 12 tháng đặc biệt về sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần [9].
1.2.3.3. Tăng khả năng tìm việc làm và tái hoà nhập xã hội
Nghiên cứu của UNAIDS và FHI năm 2011 trên bệnh nhân điều trị methadone
ở Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy bệnh nhân tìm đƣợc công việc
toàn thời gian tăng từ 42% tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu lên 54% sau 12 tháng
[5]. Kết quả nghiên cứu mới đây của Lê Văn Quân và cộng sự về bệnh nhân điều trị
methadone tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Bình Thuận cũng cho thấy tỷ lệ
bệnh nhân có việc làm ổn định tăng lên đáng kể, từ 46,4% tăng lên 76% [8].
1.3. Chất lƣợng cuộc sống
1.3.1. Khái niệm
CLCS thƣờng đƣợc sử dụng để đánh giá hiệu quả của các chƣơng trình sức
khỏe và chăm sóc xã hội. Hiện nay, trên thế giới cũng nhƣ tại Việt Nam các nghiên
cứu về CLCS chủ yếu sử dụng định nghĩa của WHO “Chất lƣợng cuộc sống là cảm
nhận của cá nhân về vị trí của họ trong bối cảnh văn hóa và hệ thống các giá trị họ
đang sống và liên quan đến mục đích, nguyện vọng, tiêu chuẩn và các mối quan
tâm” [52]. Đây cũng là khái niệm đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này.
CLCS là một thuật ngữ mang ý nghĩa tổng thể, bao gồm các khía cạnh của
hạnh phúc và hài lòng với tất cả mọi mặt của cuộc sống. Khái niệm CLCS đƣợc

chấp nhận bao gồm những đo lƣờng cá nhân về sự hài lòng trƣớc các yếu tố đa dạng
của cuộc sống. Sự đánh giá này bao gồm những phản ứng của cảm xúc trƣớc các sự
kiện của đời sống, cảm giác hài lòng với công việc cũng nhƣ những mối quan hệ cá
nhân [25]. CLCS mang tính chủ quan cao và bị tác động bởi nhiều yếu tố: thể chất,
tâm lý, mức độ độc lập, mối quan hệ xã hội. Việc đo lƣờng CLCS cần lƣu ý đến
những đặc trƣng của CLCS về tính toàn diện, đa khía cạnh [52].
1.3.2. Các phương pháp đo lường chất lượng cuộc sống
Là một khái niệm mang tính chủ quan nên CLCS có thể đƣợc đo lƣờng dƣới
các góc độ khác nhau với những phƣơng pháp, công cụ, thang đo và tiêu chí khác


11

nhau. Đo lƣờng CLCS đƣợc ứng dụng trong quá trình đƣa ra các quyết định lâm
sàng và quá trình hoạch định chính sách. Đo lƣờng CLCS có thể giúp các nhà lâm
sàng xác định vấn đề ƣu tiên, sàng lọc các nguy cơ, xác định và lựa chọn các
phƣơng án điều trị, theo dõi đáp ứng của bệnh nhân với điều trị [25]. Từ đó, giúp
các thầy thuốc lâm sàng điều trị theo hƣớng không chỉ điều trị bệnh mà điều trị cá
thể hoá cho từng ngƣời bệnh cụ thể. Các thông tin liên quan đến CLCS của ngƣời
bệnh cũng rất cần thiết đối với các nhà hoạch định chính sách. CLCS đƣợc coi là
một yếu tố đầu ra để đánh giá hiệu quả của các can thiệp. Khi đó, chỉ số CLCS và
chi phí của các can thiệp là hai cấu phần quan trọng giúp nhà hoạch định chính sách
cân cân nhắc và quyết định phân bổ nguồn lực cho các can thiệp khác nhau một
cách hợp lý [14].
Các phƣơng pháp đo lƣờng CLCS liên quan đến sức khỏe đƣợc chia thành hai
nhóm chính: phƣơng pháp trực tiếp và phƣơng pháp gián tiếp.
1.3.2.1. Phương pháp trực tiếp
Phƣơng pháp này sử dụng các kỹ thuật đo lƣờng CLCS một cách trực tiếp và
tổng thể thông qua chỉ số thỏa dụng về một điều kiện sức khỏe nhất định. Hiện nay,
có 3 phƣơng pháp đƣợc sử dụng khá phổ biến là phƣơng pháp trao đổi thời gian,

phƣơng pháp thang điểm trực giác và phƣơng pháp may rủi chuẩn mực.
Các phƣơng pháp đo lƣờng CLCS trực tiếp có ƣu điểm là ngắn gọn, cho kết
quả nhanh chóng và không làm mất nhiều công sức và thời gian của ngƣời đƣợc
phỏng vấn. Tuy nhiên, với việc chỉ sử dụng hệ số thỏa dụng để đánh giá CLCS,
phƣơng pháp này chỉ dựa vào chủ quan của cá nhân một cách chung nhất nên độ
chính xác không cao và khó có thể đánh giá chuyên sâu cho từng bệnh lý.
1.3.2.2. Phương pháp gián tiếp
Hiện nay có hàng trăm công cụ đã đƣợc triển khai và sử dụng để đánh giá
CLCS, trong đó có khoảng 50 công cụ đƣợc sử dụng khá thƣờng xuyên. Các bộ
công cụ đƣợc dùng để đo lƣờng CLCS gián tiếp đƣợc chia làm hai loại: bộ công cụ
đo lƣờng CLCS chuyên biệt và bộ công cụ đo lƣờng CLCS tổng hợp.


12

* Bộ công cụ đo lƣờng CLCS chuyên biệt: đƣợc thiết kế nhằm đo lƣờng
CLCS cho ngƣời bệnh mắc một bệnh hoặc tình trạng sức khỏe cụ thể,
tập trung vào các khía cạnh đƣợc cho là có tầm quan trọng trong cuộc sống của
bệnh nhân nhƣ:
- Công cụ KDQOL (Kidney Disease Quality of Life) sử dụng cho ngƣời mắc
bệnh thận;
- QoL-AD (Quality of Life Alzheimer Disease) cho bệnh nhân Alzheimer;
- AQLQ (Asthma Quality of Life Questionnaire) cho bệnh nhân hen suyễn;
- EORTC QLQ - C30 (European Organization for Research and Treatment of
Cancer – EORTC) cho bệnh nhân ung thƣ,…
* Bộ công cụ đo lƣờng CLCS tổng hợp: là bộ công cụ giúp đo lƣờng CLCS
một cách tổng quát, áp dụng đƣợc một cách rộng rãi cho nhiều nhóm đối tƣợng
khác nhau, không gắn với một tình trạng bệnh lý hay vấn đề sức khoẻ cụ thể. Một
số bộ công cụ đo lƣờng CLCS phổ biến thuộc nhóm này có thể kể đến:
- Bộ công cụ SF-36 đƣợc sử dụng để đánh giá CLCS liên quan đến sức khỏe

bao gồm 36 mục kết hợp trong 8 khía cạnh thuộc 2 nhóm thể chất và tinh thần[18];
- Bộ công cụ EQ-5D do EuroQol group phát triển, đã đƣợc dịch ra nhiều thứ
tiếng, trong đó có tiếng Việt và đƣợc sử dụng rộng rãi ở nhiều nƣớc khác nhau. Bộ
công cụ này đánh giá CLCS liên quan đến sức khoẻ trên 5 khía cạnh: vận động, tự
chăm sóc, các hoạt động thƣờng ngày, tình trạng đau/khó chịu và lo âu/trầm cảm.
Bản tiếng Việt của EQ-5D đã đƣợc sử dụng trong nhiều nghiên cứu trên bệnh nhân
HIV/AIDS ở Việt Nam [40].
- Bộ công cụ WHOQOL (World Health Organization Quality of Life
Questionnaire) do WHO đề xuất, đánh giá CLCS tổng hợp về các vấn đề sức khỏe.
WHOQOL có độ tin cậy cao, tính đến năm 2008, đã đƣợc dịch ra 20 thứ tiếng và áp
dụng tại 15 vùng khác nhau với hai phiên bản đầy đủ và tóm tắt.


13

Phiên bản gốc (WHOQOL-100) gồm 100 câu hỏi với 5 mức trả lời ở mỗi câu
và bao gồm 6 lĩnh vực: sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm lý, mức độ độc lập, các mối
quan hệ xã hội, môi trƣờng và tâm linh/tôn giáo/tín ngƣỡng[52],[36]. Phiên bản này
mặc dù đƣợc đánh giá là đề cập đến các khía cạnh của CLCS một cách toàn diện
nhƣng tƣơng đối dài khi có tới 100 câu hỏi nên ít đƣợc áp dụng rộng rãi.
Phiên bản tóm tắt (WHOQOL-BREF) gồm 26 câu hỏi thể hiện tính đa chiều
của CLCS với 4 lĩnh vực chính: sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm lý, xã hội và môi
trƣờng. Phiên bản này ngắn gọn và mang tính ứng dụng cao hơn, đƣợc sử dụng để
đo lƣờng CLCS của nhiều nhóm đối tƣợng khác nhau nhƣ bệnh nhân HIV/AIDS,
trầm cảm, tim mạch và một số bệnh không lây nhiễm khác [32], [33]. Đây là công
cụ hữu hiệu để: (1) Đánh giá tổng thể CLCS; (2) Mức độ hài lòng về sức khỏe của
bệnh nhân; và (3) Điểm trung bình sức khoẻ thể chất, tâm lý, xã hội và môi trƣờng.
Bộ câu hỏi WHOQOF-BREF đƣợc WHO khuyến cáo sử dụng để đo lƣờng
CLCS của nhóm bệnh nhân TCMT và nhiễm HIV/AIDS [29]. Bộ câu hỏi này cũng
đã đƣợc sử dụng cho các nghiên cứu đánh giá CLCS của ngƣời TCMT tại một số

quốc gia trên thế giới nhƣ Malaysia, Kyrgyz Republic, Việt Nam..., [6], [7], [35].
Các nghiên cứu cho thấy, với đối tƣợng là ngƣời TCMT khó khả năng tập trung
trong thời gian dài, những bộ công cụ nhiều thang đo hay nhiều câu hỏi không thực
sự phù hợp [29]. Bởi vậy, chúng tôi quyết định sử dụng bộ câu hỏi WHOQOLBREF trong nghiên cứu này.
1.4. Nghiên cứu về chất lƣợng cuộc sống của bệnh nhân điều trị methadone
1.4.1 Trên thế giới
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về CLCS của bệnh nhân điều trị
methadone ở các nƣớc với nhiều bộ công cụ khác nhau nhƣ: SF-36, WHOQOLBREF,.. trong đó công cụ WHOQOL-BREF đƣợc nhiều tác giả sử dụng.
Tại Malaysia, một nghiên cứu cắt ngang năm 2007 sử dụng bộ công cụ
WHOQOL-BREF cho thấy điểm CLCS của bệnh nhân ở cả 4 lĩnh vực đều tăng rõ
rệt sau khi điều trị methadone (p<0,05). Trong đó, lĩnh vực thể chất và tâm lý thay


14

đổi nhiều nhất với mức chênh lệch 2,26 điểm (18,9%) và 2,28 điểm (20,0%); lĩnh
vực xã hội và môi trƣờng tăng lần lƣợt 1,85 điểm và 1,54 điểm [53].
Cũng tại Malaysia, nghiên cứu của Baharom (2012) với bộ công cụ
WHOQOL-BREF cũng cho thấy có sự cải thiện đáng kể trong tất cả bốn lĩnh vực
CLCS của bệnh nhân sau 6 tháng điều trị methadone [16]. Một nghiên cứu khác của
Musa cho thấy sau 2 năm điều trị methadone, CLCS của bệnh nhân đã đƣợc cải
thiện đáng kể, nhất là khía cạnh tâm lý [31].
Tại Đài Loan, nghiên cứu theo dõi dọc của Ying Chou tại Đài Loan (2009), sử
dụng bộ công cụ WHOQOL-BREF cho thấy sau 6 tháng điều trị, CLCS của bệnh
nhân đƣợc cải thiện đáng kể về khía cạnh tâm thần và môi trƣờng; sau 12 tháng
CLCS về khía cạnh tâm thần và xã hội đƣợc cải thiện [18]. Một nghiên cứu khác
của Yen (2015) đã chỉ ra rằng hỗ trợ xã hội là yếu tố thúc đẩy tất cả các khía cạnh
khác của CLCS, trong khi việc làm không ổn định có tác dụng cản trở CLCS.
Nghiên cứu cũng cho thấy tiền sử sử dụng ma túy quá liều và bị nhiễm HIV có liên
quan tới giảm CLCS về thể chất và tâm lý còn tiền sử bị bắt nhiều lần ở nam giới lại

làm giảm CLCS về môi trƣờng và xã hội [54].
Kết quả nghiên cứu trên 516 bệnh nhân điều trị methadone tại Giang Đông,
Trung Quốc (2011) cho thấy CLCS cũng tăng lên nhanh chóng theo thời gian điều
trị; ở ngày thứ 30 cao hơn rõ rệt so với ngày thứ nhất (p<0,05). Điểm về thể chất và
tinh thần đƣợc cải thiện đáng kể nhất, sau đó là điểm CLCS mặt xã hội [24].
Tại Kyrgyzstan, năm 2008, Lars Moller nghiên cứu so sánh CLCS của 701
bệnh nhân trƣớc và sau điều trị methadone. Kết quả cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân đánh
giá CLCS tốt và rất tốt trƣớc điều trị là 7,3% đã tăng lên 74,6% sau điều trị
(p=0,005); sự hài lòng về sức khỏe bản thân thay đổi tƣơng ứng từ 0 lên 78,2%
(p<0,0001). Các chính sách về sức khỏe tác động đến hiệu quả của chƣơng trình
điều trị, trong khi kinh tế và đặc trƣng văn hóa không tác động nhiều [45].
Năm 2012, Lashkaripour Kobra nghiên cứu trên 100 bệnh nhân điều trị
methadone tại Iran. Bệnh nhân đƣợc đánh giá CLCS trong các giai đoạn: trƣớc điều


×