Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Và Các Yếu Tố Liên Quan Đến Bệnh Nhân Sảng Rượu Điều Trị Nội Trú Tại Bệnh Viện Tâm Thần Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.55 KB, 53 trang )

SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
BỆNH VIỆN TÂM THẦN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN
QUAN ĐẾN BỆNH NHÂN SẢNG RƯỢU ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI
BỆNH VIỆN TÂM THẦN ĐÀ NẴNG

Người thực hiện: BSCKII Tống Thị Luyến

Đà Nẵng, tháng 9 năm 2015


KÝ HIỆU VIẾT TẮT

CS

: Cộng sự

GDP

: Gross Domestic Produc (Tổng sản phẩm nội địa)

ICD -10

: The International Classification of Diseases 10

th

Edition(Phân loại



bệnh quốc tế phiên bản thứ 10)
SPSS

: Statistical Package for the Social Science(Phần mềm xử lý thống kê
dùng trong các ngành khoa học xã hội)

WHO

: World Health Organization(Tổ chức Y tế thế giới)


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


ĐẶT VẤN ĐỀ
Rượu, bia là một thức uống có cồn. Với một lượng vừa phải đem lại
cảm giác hưng phấn, khoan khoái dễ chịu giúp người ta quên đi những khó
khăn vất vả trong cuộc sống. Hiện nay đời sống của người dân ngày càng cao,
mức thu nhập ngày càng tăng nên việc tiêu thụ thức uống có cồn như: rượu,
bia ở nước ta ngày nhiều.Văn hóa truyền thống của nước ta, rượu là thứ
không thể thiếu trong các bữa tiệc, lễ hội…Tuy nhiên nếu uống quá nhiều và
dài ngày thì rượu gây ra rất nhiều tác hại về mặt cơ thể lẫn tâm thần. Theo
thống kê ở Việt Nam tỷ lệ lạm dụng rượu là 18%, lạm dụng bia là 5%. Tỷ lệ
nghiện rượu là 0,44% dân số. Độ tuổi lạm dụng rượu và nghiện rượu tập trung

vào độ tuổi 35- 44 chiếm 53,49%, chủ yếu là nam giới[12].
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới vào năm 2008, rượu bia gây ra
4% gánh nặng bệnh tật và 3,2% tổng số tử vong toàn cầu, là nguyên nhân gây
ra hơn 60 loại bệnh. Thiệt hại về kinh tế do sử dụng rượu bia có hại chiếm từ
2 - 6% GDP của các nước[36]. Lạm dụng rượu bia đã gây ra những tổn thất
nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và đặc biệt là đối với sức khỏe người sử dụng.
Sảng rượu (sảng run) là biểu hiện nặng nhất của hội chứng cai rượu,
xuất hiện ở người nghiện rượu mạn tính thường có cơ thể suy yếu, quá mệt
mỏi hoặc bệnh lý cơ thể khác như nhiễm khuẩn, chấn thương….làm cho họ
ngưng uống rượu đột ngột[17].
Sảng rượu có thể kéo dài vài ngày đến hàng tuần với biểu hiện chủ yếu
là: mệt mỏi, chán ăn, rối loạn giấc ngủ, ác mộng, rối loạn thần kinh thực vật,
run rẩy, lo lắng, trầm cảm, rối loạn định hướng không gian, thời gian, mất linh
hoạt trong hoạt động, kém tập trung chú ý, có thể có tam chứng cổ điển như:
ý thức mù mờ và lú lẫn, các ảo tưởng và ảo giác sinh động ở bất kỳ giác quan
nào với triệu chứng run nặng. Khi sảng nặng, năng lực định hướng thời gian,
không gian của bệnh nhân bị rối loạn nặng, định hướng xung quanh có lúc bị
5


lệch lạc nhưng định hướng bản thân có thể còn và rối loạn ý thức thường nặng
về chiều tối[5],[15].
Tuy nhiên, không phải nghiện rượu mạn tính là bị sảng rượu. Sảng rượu
cũng xuất hiện ở những người: uống nhiều rượu, lạm dụng rượu quá mức dẫn
đến ngộ độc rượu cấp hoặc bị cai rượu tương đối hoặc tuyệt đối.
Sảng rượu là trạng thái loạn thần cấp nặng chiếm 5% trong số bệnh
nhân bị các hội chứng cai rượu cần phải cấp cứu tâm thần[41]. Đây là một
vấn đề của sức khỏe cộng đồng vì nó có rất nhiều tác hại về mặt vật chất lẫn
tinh thần, gây ra những hậu quả xấu cho cả gia đình và xã hội.Kinh phí điều
trị, phục vụ, chăm sóc cho người bệnh thực sự là một gánh nặng cho ngành y

tế. Bệnh cảnh lâm sàng rất phong phú.
Trước thực tế này, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá đặc điểm lâm
sàng và các yếu tố liên quan đến bệnh nhân sảng rượu điều trị tại Bệnh
viện Tâm thần Đà Nẵng” nhằm 2 mục tiêu:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng sảng rượu.
2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến bệnh nhân sảng rượu.

6


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. LỊCH SỬ, BỆNH CẢNH LÂM SÀNG VÀ CHẨN ĐOÁN SẢNG
RƯỢU
1.1.1. Lịch sử
Mê sảng (delirium) là một hội chứng tâm thần kinh nặng có đặc điểm
chính là rối loạn toàn bộ nhận thức và chú ý xảy ra cấp tính đe dọa đến tính
mạng bệnh nhân do nhiều nguyên nhân gây ra [20]. Trước đây hội chứng này
được các tác giả xem như là một trạng thái bệnh lý được gọi bằng nhiều tên
khác nhau như: trạng thái lú lẫn cấp, hội chứng não cấp… [1], [5]. Ngày nay
sảng rượu là một thể nặng nhất của cai rượu được ICD10 xếp vào loạn thần
do rượu phát sinh, phát triển trên những người nghiện rượu mãn tính [5]. Sảng
rượu trải qua năm giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (cai rượu chưa biến chứng) có các triệu chứng cai rượu.
- Giai đoạn 2 (giai đoạn trước sảng) có các ảo giác hoặc ảo tưởng
thoáng qua, rối loạn định hướng lực nhẹ.
- Giai đoạn 3 (sảng hình thành) có các ảo giác sinh động, các hoang
tưởng, các triệu chứng loạn thần nhưng vẫn còn tiếp xúc được với thực tại.
- Giai đoạn 4 (sảng run hình thành) định hướng tâm thần sai, mất tiếp
xúc với xung quanh, rối loạn tư duy, kích động rõ rệt, rối loạn giấc ngủ.

- Giai đoạn 5 có rối loạn ý thức nặng nề, không có thể tiếp xúc [16].
Như vậy, sảng rượu xuất hiện trong giai đoạn 4 và 5 của hội chứng cai rượu.
Năm 1992 Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra các phân loại sảng rượu
trong ICD10, sảng rượu được xếp cùng nhóm các rối loạn tâm thần và hành vi
do sử dụng rượu (F10). Các trạng thái lâm sàng của rối loạn tâm thần và hành
vi do rượu trong ICD 10[10] được ghi mã và xếp vào các phần khác nhau là
để phân biệt nguyên nhân gây sảng rượu:
7


F10.0: Nhiễm độc cấp. Trong đó có: F10.03: sảng do ngộ độc rượu.
F10.4: Trạng thái cai với mê sảng:
- F10.40: Trạng thái cai với mê sảng không co giật.
- F10.41: Trạng thái cai với mê sảng có co giật [10].
Trong ICD-10 phân biệt 2 loại sảng rượu: sảng rượu do nhiễm độc rượu
cấp và sảng rượu do cai rượu. Sảng rượu do nhiễm độc rượu cấp là một loạn
thần cấp xuất hiện trên người uống quá nhiều rượu dẫn đến ngộ độc cấp và sẽ
khỏi khi lượng rượu trong cơ thể được loại trừ hết. Sảng rượu do cai rượu là
sảng rượu xảy ra ở những người đã có nghiện rượu mạn tính.
Theo ICD-10 định nghĩa “Nhiễm độc rượu cấp là một trạng thái nhất
thời, tiếp theo sau việc sử dụng rượu dẫn đến các rối loạn về ý thức, nhận
thức, tri giác, cảm xúc hoặc hành vi khác nhau hoặc gây ra những rối loạn đáp
ứng và các chức năng tâm sinh lý khác”.
1.1.2. Bệnh cảnh lâm sàng sảng rượu
Điển hình hội chứng cai rượu xuất hiện sau ngừng uống rượu lần cuối
6-12 giờ, đỉnh điểm của hội chứng này xuất hiện sau 1-2 ngày và kéo dài
khoảng 2-3 ngày.
Theo Ashutosh Chourishi và CS[17].
Bảng1.: Thời gian xuất hiện hội chứng cai
Sau ngừng uống

rượu

Triệu chứng
Triệu chứng cai nhẹ: mất ngủ, run, lo lắng nhẹ, khó chịu
đường tiêu hoá, đau đầu, đổ mồ hôi, hồi hộp, chán ăn
Ảo giác do rượu: ảo thị, ảo thanh hoặc ảo giác xúc giác
Các cơn co giật do rượu: co cứng - co giật toàn thể
Sảng rượu: các ảo giác (ảo thị chiếm ưu thế), rối loạn
định hướng, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, sốt nhẹ, kích
động, toát mồ hôi.
Bảng 1.: Hội chứng cai xuất hiện theo mức độ [9], [14]
8

6-12 giờ
12-24 giờ
24-48 giờ
48-72 giờ


Mức độ
Nhẹ
Vừa

Nặng

Dấu chứng và triệu chứng xuất hiện
Run nhẹ. Đổ mồ hôi. Sợ hãi. Nhịp thở tăng nhẹ, huyết áp và
nhịp tim tăng nhẹ. Giảm sự ngon miệng.
Run rẩy. Nhịp thở tăng, huyết áp và nhịp tim tăng.Đổ mồ hôi.
Khó chịu ở đường tiêu hoá. Kích động. Mất ngủ.

Kích động rõ rệt. Run. Các dấu chứng: sinh tồn bị bất thường và
hệ thần kinh thực vật tăng hoạt động. Co giật. Mất ngủ. Rối loạn
cảm giác.

Các yếu tố làm cho ngưng uống rượu đột ngột thường giúp sảng rượu
khởi phát.Sảng rượu thường xuất hiện sau 1-3 ngày ngưng uống rượu [5], [22]
và thỉnh thoảng sảng rượu cũng xuất hiện sau khi bị nhiễm độc rượu nặng.
Sảng thường nặng về đêm và sáng sớm [20]. Các rối loạn cơ thể, rối loạn thần
kinh trong hội chứng cai được xem là dấu hiệu báo trước mê sảng. Các rối
loạn thần kinh thực vật thường gặp trong sảng rượu như: run, sung huyết da,
toát mồ hôi, nhịp tim nhanh, huyết áp động mạch dao động, giảm trương lực
cơ, tăng phản xạ… Ngoài ra, trong mê sảng đôi khi có kèm theo co giật kiểu
động kinh cơn lớn.
Dấu chứng xuất hiện sớm nhất của sảng rượu là mất ngủ, tiếp theo là
các ảo tưởng thị giác, thính giác cùng với các hoang tưởng và trạng thái
hoảng sợ. Sau đó các ảo tưởng dần dần được thay thế bằng các ảo thị, ảo
thính. Những ảo thính, ảo thị thật với những cảnh giống như sân khấu thường
có nội dung đe dọa, bắt giết, đuổi đánh, chi phối mạnh mẽ hành vi và cảm xúc
của bệnh nhân. Bệnh nhân phản ứng lại với nội dung trên bằng trạng thái lo
âu và sợ hãi, chờ đợi sự chết chóc đến với mình. Chính phản ứng này làm cho
bệnh nhân rất dễ bị ám thị hoặc có những hành vi nguy hiểm khó lường như
tấn công người xung quanh hay tự sát. Đôi khi ảo giác có nội dung nghề
nghiệp như bệnh nhân đang sống trong môi trường của mình và có những
hành vi động tác như hành nghề hằng ngày. Những trường hợp như vậy người

9


ta gọi là sảng nghề nghiệp.Ngoài ra, bệnh nhân có thể có các hoang tưởng
cảm thụ rời rạc thường phù hợp với nội dung của ảo giác.Ý thức của bệnh

nhân u ám, rối loạn năng lực định hướng không gian và thời gian nhưng còn
năng lực định hướng bản thân. Bệnh nhân mất khả năng phê phán kèm theo
hưng phấn vận động và kích động phù hợp với ảo giác [4].
Ngoài rối loạn tâm thần ra, sảng rượu còn run rẩy dữ dội và hằng định
nên được gọi là sảng run. Run rẩy xuất hiện chủ yếu ở ngọn chi, nhanh và lan
truyền mà người ta cảm nhận hơn là trông thấy. Run rẩy còn thấy ở trên
khuôn mặt, mí mắt và làm cho lời nói rối loạn dẫn đến khó hiểu khi bệnh
nhân diễn tả câu chuyện. Nguyên nhân run rẩy là do phản xạ cơ thể với tình
trạng mất nước. Ngoài ra, trong sảng rượu thường có tình trạng mê mộng với
cường độ không mạnh.Đó là sự khác biệt rõ rệt của riêng sảng rượu.
Các dấu hiệu khác phản ánh tình trạng mất nước cơ thể ở bệnh nhân
sảng rượu như ra mồ hôi quá nhiều, khô da, lưỡi đỏ, lợi đen và nhiệt độ cơ thể
tăng không những phản ảnh chính xác tình trạng mất nước mà còn có giá trị
tiên lượng. Sảng rượu trung bình nhiệt độ cơ thể tăng khoảng 38o C và trong
sảng rượu nặng nhiệt độ cơ thể tăng đến 40-41oC.
Tiến triển của sảng rượu thường khoảng 3-4 ngày và hết loạn thần sau
khi bệnh nhân ngủ được một giấc sâu [25].
1.1.3. Chẩn đoán sảng rượu
Sảng rượu thường xuất hiện trên bệnh nhân nghiện rượu mạn tính
(bệnh lý nghiện chất độc) có các triệu chứng cơ bản đặc trưng:
- Hội chứng nghiện.
- Hội chứng cai rượu.
- Thay đổi khả năng dung nạp rượu.
- Rối loạn tâm thần.
- Biến đổi nhân cách.
Nét đặc trưng để chẩn đoán nghiện rượu là sự thèm muốn rượu thường
10


mạnh mẽ và đôi khi rất mãnh liệt. Có bằng chứng phải quay lại sử dụng rượu

sau một thời gian đã bỏ rượu để làm mất đi các cảm giác khó chịu do nghiện.
Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện rượu như sau:
- Thèm muốn mãnh liệt.
- Cảm thấy bắt buộc phải uống rượu.
- Không tự làm chủ mình.
- Khi ngưng sử dụng rượu có hội chứng cai xuất hiện.
- Phải tăng liều dần mới đạt được khoái cảm.
- Bỏ bê công việc hằng ngày và mất thời gian để tìm kiếm và sử dụng
chất gây nghiện.
- Tiếp tục sử dụng rượu mặc dù đã có những hậu quả về mặt cơ thể [6].
Theo ICD-10 (1992) những nguyên tắc chẩn đoán trạng thái cai rượu
với mê sảng (F10.4) như sau:
- Sảng run là một trạng thái lú lẫn ngộ độc ngắn, nhưng đôi khi đe dọa
tính mạng, kèm theo nhiều rối loạn cơ rượu thể. Thường nó là hậu quả của cai
rượu tuyệt đối hoặc tương đối ở những người nghiện rượu nặng, lâu ngày.
Sảng run thường khởi đầu sau khi cai rượu. Trong một số trường hợp, sảng
run xuất hiện trong một giai đoạn uống nhiều rượu.
- Có các dấu hiệu tiền triệu điển hình bao gồm: mất ngủ, run và sợ hãi.
Cũng có thể co giật do cai xuất hiện trước khi bệnh khởi phát.
- Tam chứng cổ điển gồm: ý thức mù mờ và lú lẫn, các ảo tưởng và ảo
giác sinh động ở bất kỳ giác quan nào (nhất là trong phạm vi thị giác) và triệu
chứng run nặng. Cũng thường có hoang tưởng, kích động, mất ngủ học đảo
lộn nhịp thức ngủ và hoạt động thần kinh tự trị tăng mạnh.
Theo hướng dẫn chẩn đoán của ICD-10 (1992), chẩn đoán trạng thái
cai với mê sảng cần sử dụng mã 5 chữ số để phân biệt rõ thêm và trong đó có:
F10.40: Trạng thái cai với mê sảng không có co giật.
F10.41: Trạng thái cai với mê sảng có co giật.
11



1.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH NHÂN SẢNG RƯỢU
1.2.1. Tuổi bị sảng rượu
Một số nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, sảng rượu thường xảy ra
ở lứa tuổi từ 30 tuổi trở lên [13], [16]. M. Soayka, sảng rượu tăng theo nhóm
tuổi: 70% dưới 40 tuổi, 90% trên 50 tuổi và 93,6% trên 60 tuổi. M. Wojnar và
CS (2001), các triệu chứng cai rượu nặng nề xuất hiện từ 30-50 tuổi và từ 3039 tuổi 36% chiếm cao nhất [20]. Theo Mehta và CS, tuổi bệnh nhân bị sảng
rượu là 33-56, tuổi trung bình bị sảng rượu là 46,1[29].
Một số nghiên cứu ở nước ta như: Phạm Đức Thịnh và CS[9], tuổi bệnh
nhân sảng rượu từ 30-49 chiếm cao nhất là 81,1% Nguyễn Thị Vân, Bùi
Quang Huy, nhóm hay gặp: 31-40 tuổi chiếm 45% và 41-50 tuổi chiếm 40%
[11]. Trong nghiên cứu của Hoàng Văn Trọng, tuổi trung bình bị sảng rượu là
42,18 ± 8,26, còn nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng (2009) gặp sảng rượu
ở 31 - 40 tuổi 46,2%, 41-50 tuổi 39,8% trên 50 tuổi chiếm 11,5% và tuổi
trung bình của bệnh nhân sảng rượu là 41,74 ± 6,69 [3].
1.2.2. Giới
Tỉ lệ nam/nữ bị sảng rượu trong các nghiên cứu còn khác nhau và các
tác giả nhận thấy sảng rượu đa số xảy ra ở nam giới. L.V.Sterova, 90% bệnh
nhân nam giới và nữ giới 10% bị sảng rượu. H. Kufner và T. Florchutz nhận
thấy 9,8% nữ bị sảng rượu [15]. Các tác giả ở Việt Nam nhận thấy hầu như
sảng rượu chỉ xảy ra ở nam giới, rất ít gặp nữ. Do phong tục tập quán của
nước ta không cho phép phụ nữ nghiện rượu.
1.2.3. Nghề nghiệp
Nghề nghiệp có ảnh hưởng đến việc lạm dụng rượu, nghiện rượu và
loạn thần do rượu. Ở Pháp có 3 nghề liên quan với nghiện rượu: nông dân
sống ở nông thôn, công nhân làm công việc nặng nhọc, những nghề phải tiếp
xúc nhiều với công chúng như hầu bàn, nhân viên chuyển hàng và giới kinh
doanh. Ph. Dust; M. Soayka nhận thấy 35% các bệnh nhân ảo giác do rượu bị
12



thất nghiệp và 18,9% phải lao động nặng vào thời điểm nghiên cứu.
Nghiên cứu loạn thần do rượu của Lý Trần Tình nhận thấy: công nhân
chiếm 34,4%, nông dân chiếm 32,3%, công chức viên chức chiếm 6,3% và
các nghề tự do chiếm 27,1%. Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng: sảng rượu
là nông dân 61,9%, công nhân 11,5% viên chức 4,4% và nghề nghiệp khác
chiếm 22,1% [3].
1.2.4. Trình độ học vấn
Nghiên cứu của Ph. Dust, 64,2% bệnh nhân có học vấn trung bình và
13,2% trình độ học vấn thấp. Môi trường làm việc nặng nhọc, thiếu hiểu biết,
quan niệm sai lầm về rượu trong dân chúng như xem rượu là thuốc bổ dưỡng,
giúp sức khỏe hồi phục nhanh chóng…cũng là điều kiện thuận lợi để phát
sinh, phát triển việc lạm dụng rượu, nghiện rượu và góp phần làm gia tăng
bệnh nhân sảng rượu ở nước ta. Trước đây các nghiên cứu về rối loạn tâm
thần do rượu của nước ta đều thấy bệnh nhân có học vấn thấp. Theo nghiên
cứu của Nguyễn Hữu Cát, bệnh nhân rối loạn tâm thần do rượu học cấp I là
9,4%, cấp II và III là 58,8% [2]. Nguyễn Mạnh Hùng nhận thấy bệnh nhân
sảng rượu có học vấn: tiểu học là 10,6%, trung học cơ sở là 51,3%, trung học
phổ thông là 27,4% và đại học –cao đẳng là 9,7% [3].
1.2.5. Thời gian nghiện rượu
Hầu hết các tác giả nước ngoài thường gặp các bệnh nhân sảng rượu có
thời gian nghiện rượu trên 10 năm.
Một số nghiên cứu ở nước ta như: Nghiên cứu của Quách Văn Ngư
nhận thấy bệnh nhân sảng rượu có thời gian nghiện rượu 5-9 năm là 22,7%,
10-15 năm là 41%, 16-20 năm là 36,4%. Nguyễn Mạnh Hùng , bệnh nhân
sảng rượu có thời gian nghiện rượu 5-10 năm là 26,5%, 11-15 năm là 46,1%,
16-20 năm là 22,1% và trên 20 năm chiếm 5,3% [3].

13



Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện trên 40 bệnh nhân được chẩn đoán sảng

rượu điều trị nội trú tại Bệnh viện tâm thần Thành phố Đà Nẵng từ tháng 11
năm 2014 đến tháng 08 năm 2015.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Tất cả các bệnh nhân nhóm nghiên cứu đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn
chẩn sảng rượu theo bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 của TCYTTG
(ICD-10) mục F10.4(Trạng thái cai có mê sảng hay gọi là sảng rượu).
Theo ICD-10 chia trạng thái cai như sau:


F10.40: Trạng thái cai với mê sảng không co giật.



F10.41: Trạng thái cai với mê sảng có co giật.

Chúng tôi đưa vào nghiên cứu khi các bệnh nhân đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
+ Rối loạn chu kỳ thức ngủ.
+ Có các biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật: run, vã mồ hôi, tăng
thân nhiệt….
+ Rối loạn năng lực định hướng.
+Rối loạn cảm xúc.
+Rối loạn tư duy.
+ Rối loạn tri giác.

+ Rối loạn vận động.
+ Có bằng chứng về quá trình nghiện rượu qua khám lâm sàng và do
người thân của bệnh nhân cung cấp.
+ Bệnh cảnh rối loạn ý thức nêu trên không do các nguyên nhân khác
ngoài rượu.

14


2.1.2. Phân nhóm đối tượng
Các đối tượng nghiên cứu được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm 1: bệnh nhân trong trạng thái cai với mê sảng có co giật theo tiêu
chuẩn ICD-10 (1992) có mã số F10.41.
- Nhóm 2: bệnh nhân trong trạng thái cai với mê sảng không có co giật theo
tiêu chuẩn ICD-10 (1992) có mã số F10.40.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
Không đưa vào nghiên cứu những trường hợp sau đây:
- Gia đình từ chối không cho bệnh nhân tiếp tục nghiên cứu
- Bệnh nhân không hoàn tất yêu cầu nghiên cứu
- Bệnh nhân bị sảng thực tổn: viêm não, u não, tai biến mạch não (nhồi máu
não, xuất huyết não).
- Bệnh nhân bị sảng do nhiễm độc hoặc do cai các chất ma túy khác.
- Bệnh nhân bị sảng do có bệnh lý cơ thể trước đó…
- Các bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu không rõ ràng.
- Các trường hợp mê sảng do ngộ độc rượu.
- Bệnh nhân bị sảng do thuốc gây ra.
2.1.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 11/2014 đến tháng 08/2015 tại
Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng.
2.2.


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Đây là phương pháp nghiên cứu tiến cứu, nghiên cứu dọc.
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu
Chúng tôi chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, bao gồm
40 bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán sảng rượu theo ICD-10 nhập viện
điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng từ tháng 11/ 2014đến tháng 08 năm 2015.

15


2.2.3. Công cụ nghiên cứu
- Bệnh án nghiên cứu chuyên biệt dùng để nghiên cứu bệnh nhân sảng rượu
(phụ lục).
- Bảng tiêu chuẩn chẩn đoán sảng rượu theo phân loại bệnh Quốc tế lần thứ
10 của TCYTTG (ICD-10).
- Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện.
-Tham khảo các giấy tờ, tài liệu liên quan quá trình theo dõi và điều trị cho
bệnh nhân do gia đình, y tế cơ sở cung cấp.
2.2.4. Các bước tiến hành
- Biên soạn mẫu bệnh án nghiên cứu có nội dung cần thiết, phù hợp với các
mục tiêu nghiên cứu đã đề ra (phụ lục).
- Xác định bệnh nhân sảng rượu.
- Thăm khám trực tiếp và đánh giá tình trạng bệnh lý bệnh nhân dựa theo mẫu
bệnh án nghiên cứu.
- Khám lâm sàng theo mẫu bệnh án nghiên cứu và đánh giá tình trạng bệnh lý
thực thể của bệnh nhân.
- Khám lâm sàng theo mẫu bệnh án nghiên cứu nhằm phát hiện các triệu chứng

rối loạn tâm thần thể hiện qua các hoạt động về: ý thức, cảm xúc, cảm giác, tri
giác, tư duy, vận động.
- Nghiên cứu bệnh sử, tìm hiểu các thông tin về hành vi sử dụng rượu tập trung
vào các nội dung: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, vùng cư trú, nghề
nghiệp, thời gian uống rượu, thời gian nghiện rượu, số lần bị cai rượu, số lần
bị sảng rượu….để đáp ứng với mục tiêu nghiên cứu.
- Nghiên cứu tiền sử bản thân và tiền sử gia đình của bệnh nhân để thu thập
thông tin về bệnh lý nội khoa và tâm thần của bệnh nhân, tình hình nghiện
rượu của người thân trong gia đình, hoàn cảnh gia đình của bệnh nhân.
-

Theo dõi diễn biến lâm sàng và ghi vào bệnh án nghiên cứu các triệu

chứng :
+Triệu chứng rối loạn cơ thể: mất ngủ, đau đầu, chán ăn…
16


+ Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật: run, vã mồ hôi, nhịp tim
nhanh hay chậm, huyết áp: tăng, giảm hay dao động.
+ Tình trạng rối loạn ý thức: đánh giá năng lực định hướng về thời
gian, không gian, bản thân và xung quanh.
+ Rối loạn tri giác: thống kê và nhận xét các biểu hiện rối loạn tri giác ở bệnh
nhân như: loại ảo giác, ảo tưởng, loạn cảm giác bản thể qua số liệu thu thập
được.
+ Rối loạn tư duy: thu thập, thống kê, nhận xét, phân tích các triệu
chứng rối loạn tư duy (các loại hoang tưởng, nội dung và tính chất của hoang
tưởng).
+ Rối loạn cảm xúc: nhận xét các biểu hiện trạng thái lo âu, hưng cảm,
trầm cảm, cảm xúc không ổn định….

+ Nhận xét rối loạn hành vi tác phong: trạng thái kích động, giảm vận động.
Có tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị và hồ sơ bệnh án của bệnh nhân
trong quá trình điều trị tại bệnh phòng.
2.3.

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Dựa vào kết quả thu thập được từ mẫu bệnh án nghiên cứu và các kết

quả. Số liệu được nhập và xử lý, thống kê y học trên máy tính với phần mềm
SPSS 16.0 để tính[8].

Chương 3
17


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.

ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA ĐỐI
TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Độ tuổi
Bảng.1: Đặc điểm về độ tuổi của đối tượng nghiên cứu
Tuổi
≤ 30
31- 40
41-50
51- 60
Tổng cộng

Có co giật

Không có co giật
n1
%
n2
%
1
7,69
1
3,70
5
38,46
12
44,45
4
30,77
9
33,33
3
23,08
5
18,52
13
100,00
27
100,00
Tuổi trung bình: 42,48 ± 7,44

Tổng cộng
n
%

2
5,00
17
42,50
13
32,50
8
20,00
40
100,00

Độ tuổi 31- 40 chiếm 42,50% cao nhất và thấp nhất ở độ tuổi ≤ 30 chiếm
5,00%.
3.1.2. Trình độ học vấn
Bảng 3.2: Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu
STT
1
2
3
4

Trình độ học vấn
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Trung cấp-Cao đẳng- Đại học

n=40
6
22

11
1

(%)
15,00
55,00
27,50
2,50

Đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn Trung học cơ sở là 55,00%
cao nhất và đại học-cao đẳng 2,50% chiếm thấp nhất.
3.1.3. Nghề nghiệp
Bảng 3.3: Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
STT
1
2

Bệnh nhân
Nghề nghiệp
Nông dân
Công nhân
18

n = 40

(%)

15
5


37,50
12,50


3
4
5
6

Viên chức
Lao động phổ thông
Nghề khác
Không nghề nghiệp

1
6
2
11

2,50
15,00
5,00
27,50

Đối tượng nghiên cứu là nông dân chiếm 37,50% cao nhất.
3.1.4. Đặc điểm vùng cư trú

Biểu đồ 3.: Đặc điểm vùng cư trú của các đối tượng nghiên cứu
Biểu đồ này cho thấy đối tượng bị sảng rượu sống ở nông thôn chiếm
62,50% cao hơn thành thị.

3.1.5. Tình trạng hôn nhân

19


Biểu đồ 3.: Tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu
Biểu đồ này cho thấy đối tượng nghiên cứu kết hôn chiếm 82,50% cao
nhất và ly dị - ly thân chiếm 12,50%.
3.1.6. Tiền sử gia đình
Bảng 3.4: Tiền sử gia đình của đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân
Tiền sử gia đình
Không

Không


Nghiện rượu
Rối loạn tâm thần

n = 40

(%)

25
15
39
1

62,50

37,50
97,50
2,50

Tiền sử gia đình của đối tượng nghiên cứu hầu hết không nghiện rượu
chiếm 62,5%.
Người thân của đối tượng nghiên cứu bị nghiện rượu chiếm 37,50%.
Đa số gia đình của các đối tượng sảng rượu không mắc bệnh tâm thần chiếm
97,50%.
3.1.7. Thời gian uống rượu
Bảng 3.5: Thời gian uống rượu của đối tượng nghiên cứu
STT
1
2
3
5

Bệnh nhân
Thời gian (năm)
<5
5 - 10
11 - 15
>15

n = 40

(%)

2
13

18
7

5,00
32,50
45,00
17,50

Đa số đối tượng nghiên cứu uống rượu ít nhất là >10 năm chiếm 62,50%.
3.1.8. Tuổi bắt đầu bị sảng rượu và số lần bị sảng rượu
Bảng 3.6: Tuổi và số lần đối tượng nghiên cứu bị sảng rượu
Bệnh nhân
Tuổi bắt đầu bị sảng rượu

≤ 30
20

n = 40
2

(%)
5,00


Số lần bị sảng rượu

31- 40
41-50
51- 60
Tuổi trung bình: 41,50 ± 7,55

1
2
3

18
15
5

45,00
37,50
12,50

29
9
2

72,50
22,50
5,00

Độ tuổi 31- 40 bị sảng rượu lần đầu tiên chiếm 45,00% và có 1 lần sảng
rượu chiếm 72,50% cao nhất.

3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.2.1. Đặc điểm lâm sàngchung
Phân bố theo chẩn đoán sảng rượu

Biểu đồ 3.: Phân bố chẩn đoán sảng rượu ở đối tượng nghiên cứu
Biểu đồ cho thấy sảng rượu: không co giật chiếm 67,50% cao hơn có co
giật và khi so sánh giữa 2 nhóm nhận thấy khác biệt có ý nghĩa thống kê với p


21


< 0,05.
Bảng 3.7: Điều kiện thuận lợi khởi phát sảng rượu
STT
1
2
3

Bệnh nhân
Nguyên nhân
Không tự cai rượu
Giảm uống rượu
Tự cai rượu

n = 40

(%)

21
13
6

52,50
32,50
15,00

Không tự cai rượu chiếm 52,50% cao nhất và tự cai rượu 15,00% thấp

nhất.
Bảng 3.8: Thời gian từ giảm hoặc ngưng rượu đến xuất hiện sảng rượu
STT

Bệnh nhân
Số ngày

1
2
3
4

≤ 1 ngày
2 ngày
3 ngày
≥ 4 ngày

n = 40

(%)

3
9
21
7

7,50
22,50
52,50
17,50


Sảng rượu xuất hiện ngày thứ 2-3 sau ngưng hoặc giảm rượu chiếm 75,0%.
Bảng 3.9: Tính chất khởi phát sảng rượu ở đối tượng nghiên cứu
ST
T
1
2
3

Bệnh nhân
Tính chất
Từ từ
Nhanh
Không xác định

n = 40

(%)

24
15
1

60,00
37,50
2,50

Khởi phát sảng rượu từ từ chiếm 60,00% cao nhất.
Bảng 3.10: Thời gian tồn tại sảng rượu ở đối tượng nghiên cứu
ST

T
1

Bệnh nhân
Thời gian tồn tại (ngày)
3

n = 40

(%)

8

20,00

2

4

23

57,50

3

5

7

17,50


22


4

6

1

2,50

5

7

1

2,50

Thời gian trung bình: 4,1 ± 0,84
Thời gian tồn tại sảng rượu ở bệnh nhân là 4 ngày chiếm 57,50% là cao nhất.
3.2.2. Đặc điểm lâm sàng
3.2.2.1. Triệu chứng xuất hiện ngày thứ nhất ở đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.11: Triệu chứng xuất hiện ngày thứ nhất
ST
T
1
2
3

4
5

Triệu chứng

n = 40

%

Mất ngủ
Mệt mỏi
Chán ăn
Đau đầu
Thèm rượu

40
33
31
31
18

100,00
82,50
77,50
77,50
45,00

100% bệnh nhân sảng rượu đều bị mất ngủ chiếm cao nhất.
3.2.2.2. Rối loạn thần kinh thực vật xuất hiện ngày thứ nhất
Bảng 3.12: Các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật xuất hiện vào ngày 1

STT

Triệu chứng

1
2
3
4
5
6
7

Run
Vã mồ hôi
Mạch nhanh
Bồn chồn
Huyết áp tăng
Huyết áp dao động
Loạng choạng

n = 40
(40)
40
40
25
21
15
5
4


%
100,00
100,00
62,50
52,50
37,50
12,50
10,00

Triệu chứng run, vã mồ hôi chiếm 100% cao nhất.
3.2.2.3. Rối loạn năng lực định hướng xuất hiện ngày thứ 1
Bảng 3.13: Các triệu chứng rối loạn định hướng lực xuất hiện ngày 1
23


STT
1
2
3
4

Triệu chứng
Không gian
Thời gian
Xung quanh
Bản thân

n = 40
40
38

40
6

%
100,00
95,00
100,00
15,00

Rối loạn định hướng lực không gian 100%, xung quanh 100%, thời
gian 95,00% chiếm cao nhất và bản thân chiếm 15,00% thấp nhất.

3.2.2.4. Rối loạn cảm xúc xuất hiện ngày thứ 1
Bảng 3.14: Các triệu chứng rối loạn cảm xúc xuất hiện ngày thứ 1
Triệu chứng

Số lượng(n=40)

Tỉ lệ (%)

Không có rối loạn cảm xúc
Có rối loạn cảm xúc
Tổng cộng
Lo lắng
Các rối loạn
Hoảng sợ
cảm xúc trên
Không ổn định
bệnh nhân
Hưng cảm


2
38
40
18
13
6

2,2
97,8
100
47,37
34,21
15,79

1

2,63

Cảm xúc lo lắng chiếm 47,37% cao nhất và hưng cảm chiếm 2,63% thấp nhất.
3.2.2.5. Rối loạn vận động xuất hiện ngày thứ nhất
Bảng 3.15: Triệu chứng rối loạn vận động xuất hiện vào ngày thứ 1
Bệnh nhân
Triệu chứng

24

n = 40

(%)



Kích động
Giảm vận động
Cơn co giật

23
4
13

57,50
10,00
32,50

Kích động chiếm 57,50% cao nhất và thấp nhất là giảm vận động là 10%.
3.2.2.6. Rối loạn tri giácxuất hiện ngày thứ nhất
Bảng 3.16: Nội dung ảo giác xuất hiện ngày thứ nhất
STT
1
2
4
5

Triệu chứng
Ảo thanh
Ảo thị
Ảo giác xúc giác
Ảo giác nội tạng

n = 40

15
38
13
1

%
37,50
95,00
32,50
2,50

Ảo thị chiếm cao nhất 95,00%, ảo thanh 37,50%. Ít gặp là ảo giác nội
tạng 2,50%.
3.2.2.7. Nội dung ảo thị xuất hiện ngày thứ nhất
Bảng 3.17: Nội dung ảo thị xuất hiện ngày thứ nhất ở đối tượng nghiên
cứu
Bệnh nhân

n = 38

(%)

24

63,16

Nhìn thấy động vật thu nhỏ

6


15,79

Nhìn thấy người đến bắt

6

15,79

Các ảo giác thị giác khác

2

5,26

Ảo thị
Nhìn thấy côn trùng hay ma quỷ

Ảo thị với nội dung thấy côn trùng hay ma quỷ chiếm 63,16% cao nhất.
3.2.2.8. Nội dung ảo giác xúc giác xuất hiện ngày thứ nhất
Bảng 3.18: Nội dung ảo giác xúc giác xuất hiện ngày thứ nhấtở đối tượng
nghiên cứu
Bệnh nhân
Ảo xúc
Cảm giác châm chích ở trên da

25

n= 13

(%)


7

53,84


×