Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 87 trang )

Chuyêna đềa thựca tậpa chuyêna ngànha a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a GVHD:a PGS.TSa Nguyễna Thịa
TRƯỜNGa ĐẠIa HỌCa KINHa TẾa QUỐCa DÂN
Phươnga Hoa

VIỆN KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
a

a

a

a

a

------

CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
a

a

Đề tài:
a

a

a

a



Vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục
a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

Hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty
a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
a

a

a

a

a

Họa têna sinha viên


:a Nguyễna Phonga Hải

Lớp

:a Kiểma toána 54a A

MSV

:a 11121163

Giảnga viêna hướnga dẫn

:a PGS.TSa Nguyễna Thịa Phươnga Hoa

Hà Nội - 2016
a

Nguyễna Phonga Hảia

a

a

a

a


Chuyêna đềa thựca tậpa chuyêna ngànha a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a GVHD:a PGS.TSa Nguyễna Thịa
Phươnga Hoa


MỤC LỤC
a

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
a

a

a

a

a

a

DANHa MỤCa SƠa ĐỒ,a BẢNGa BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
a

a

Chương 1: Đặc điểm khoản mục hàng tồn kho của khách hàng có ảnh hưởng
a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

đến kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam...................................3
a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

1.1 Đặc điểm khoản mục hàng tồn kho có ảnh hưởng đến kiểm toán BCTC.............3
a

a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

1.1.1 Những đặc điểm chung khoản mục hàng tồn kho của khách hàng...............3
a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

1.1.2

Kế toán đối với hàng tồn kho và ảnh hưởng tới kiểm toán tài chính........5

1.1.3

Ảnh hưởng của hạch toán hàng tồn kho theo Thông tư 200 mới ban

hành

10

a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

1.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công
a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện.....................................................................12
a

a

a

a

a


a

1.3 Kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong quy trình kiểm toán BCTC do
a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện............................................................14
a

a

a

a

a

a

a

Tại Deloitte Việt Nam, các cuộc kiểm toán được thực hiện theo quy trình gồm
a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

3 giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán, Thực hiện kiểm toán và Kết thúc kiểm
a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

toán. Kiểm toán khoản mục HTK là một phần trong cuộc kiểm toán nên cũng
a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

tuân theo quy trình 3 giai đoạn trên......................................................................14
a

a

a


a

a

a

a

1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán...............................................................................14
a

a

a

a

a

1.3.2 Thực hiện kiểm toán....................................................................................17
a

a

a

a

1.3.3 Kết thúc kiểm toán.......................................................................................22

a

a

a

a

Chương 2: Thực trạng vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản
a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

a

mục hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Deloitte Việt
a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

a

Nam thực hiện tại Công ty ABC..............................................................................23
a

a

a

Nguyễna Phonga Hảia

a

a

a


Chuyêna đềa thựca tậpa chuyêna ngànha a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a GVHD:a PGS.TSa Nguyễna Thịa
Phươnga Hoa

2.1 Lập kế hoạch kiểm toán.....................................................................................23
a

a


a

a

a

2.1.1

Thu thập thông tin chung về khách hàng................................................23

2.1.2

Thủ tục phân tích sơ bộ...........................................................................25

2.1.3

Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán..................................................26

a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

2.1.5 Thiết kế chương trình kiểm toán..................................................................30
a


a

a

a

a

a

2.2 Thực hiện kiểm toán...........................................................................................36
a

a

a

a

2.2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát..................................................................36
a

a

a

a

a


a

2.2.2 Thực hiện thử nghiệm cơ bản......................................................................39
a

a

a

a

a

a

2.2.3 Thủ tục kiểm toán bổ sung đối với khách hàng năm đầu (Kiểm toán tại
a

a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

Công ty MNP).......................................................................................................53
a

a

2.3 Kết thúc kiểm toán.............................................................................................55
a

a

a


a

Chương 3: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện vận dụng quy trình kiểm
a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

toán vào kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công
a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện....................................................................56
a

a

a

a

a

a

3.1 Nhận xét về thực trạng vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản

a

mục HTK trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

hiện........................................................................................................................... 56
3.1.1 Những ưu điểm trong thực tế vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm
a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

toán khoản mục hàng tồn kho do Deloitte thực hiện............................................56
a

a

a


a

a

a

a

a

a

3.1.2 Những tồn tại của kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC mà
a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện.........................................................59
a

a

a

a

a

a

a

3.2 Các giải pháp hoàn thiện vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản


a

mục hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Deloitte Việt Nam

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

thực hiện................................................................................................................... 61
a

KẾT LUẬN................................................................................................................65
a

Nguyễna Phonga Hảia


Chuyêna đềa thựca tậpa chuyêna ngànha a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a GVHD:a PGS.TSa Nguyễna Thịa
Phươnga Hoa

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................66
a

a

a

a

a

PHỤ LỤC................................................................................................................... 67
a


CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN MẪU ĐỐI VỚI KHOẢN MỤC HÀNG
a

a

a

a

a

a

a a

a

a

a

TỒN KHO (MODEL AUDIT PROGRAM – INVENTORY)..............................67
a

aa

Nguyễna Phonga Hảia

a


a

a

a


Chuyêna đềa thựca tậpa chuyêna ngànha a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a GVHD:a PGS.TSa Nguyễna Thịa
Phươnga Hoa

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
a

aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa

a

BCTC:
CCDC:
GTGT:
HTK:
KSNB:
KTV:
SXKD:
TCT:
TNHH:

aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa


aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa

Nguyễna Phonga Hảia

a

a

a

Báo cáo tài chính
Công cụ dụng cụ
Giá trị gia tăng
Hàng tồn kho
Kiểm soát nội bộ
Kiểm toán viên
Sản xuất kinh doanh
Tổng công ty
Trách nhiệm hữu hạn
a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

a

a


Chuyêna đềa thựca tậpa chuyêna ngànha a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a GVHD:a PGS.TSa Nguyễna Thịa
Phươnga Hoa

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
a

a

a

a

a

Sơa đồa 1.1:a Hạcha toána chia tiếta theoa phươnga phápa thẻa songa song

9

Sơa đồa 2.1:a Cơa cấua tổa chứca cônga tya ABC


29

Bảnga 2.1:a Trícha giấya tờa làma việca sốa 1710a –a Xáca địnha mứca trọnga yếua kếa hoạch

27

Bảnga 2.2:a Chươnga trìnha kiểma toána HTKa củaa cônga tya TNHHa Deloitte

31

Bảnga 2.3:a Trícha giấya tờa làma việca sốa 4313a –a Thửa nghiệma kiểma soáta hệa thốnga KSNBa

37

đốia vớia HTKa tạia Cônga tya ABC
Bảnga 2.4:a Trícha giấya tờa làma việca sốa 5440a –a Tổnga hợpa HTK

40

Bảnga 2.5:a Trícha giấya tờa làma việca sốa 5420a –a Báoa cáoa kiểma kêa khoa Hàa Nội

42

Bảnga 2.6:a Trícha giấya tờa làma việca sốa 5443a –a Kiểma traa kếta quảa kiểma kê

46

Bảnga 2.7:a Bảnga hướnga dẫna chọna mẫua củaa Deloitte

48


Nguyễna Phonga Hảia


Chuyên đề thực tập chuyên ngànha a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a GVHD:a PGS.TSa Nguyễna Thịa Phươnga Hoa

LỜI MỞ ĐẦU
a

a

Trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam phát triển không ngừng về hình
a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

thức, số lượng và quy mô, cùng với đó là xu hướng hội nhập với nền kinh tế thế
a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

giới, những yêu cầu về quản lý tài chính, kinh tế ngày càng cấp thiết hơn bao giờ

a

hết. Chính vì nhu cầu tất yếu đó mà ngành kiểm toán độc lập đóng vai trò vô cùng

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

a

cần thiết như một công cụ hiệu quả để đánh giá tình hình tài chính của doanh

a

nghiệp, cung cấp thông tin quan trọng cho việc ra quyết định của rất nhiều đối

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

tượng liên quan.
a

a

Kiểm toán BCTC là hoạt động chủ yếu của ngành kiểm toán độc lập. Trong quá
a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

trình kiểm toán, các KTV gặp phải nhiều vấn đề thường gặp với từng khoản mục.
a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

Riêng đối với khoản mục HTK, do tính chất giá trị lớn và theo dõi phức tạp, nên
a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

doanh nghiệp có xu hướng phản ánh giá trị HTK lớn hơn thực tế nhằm tăng giá trị
a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

tổng tài sản.
a

a

Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, trong thời gian thực tập tại công ty TNHH
a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

Deloitte Việt Nam, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Vận dụng quy trình kiểm
a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

toán vào kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC”. Thông
a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

qua nắm bắt quy trình thực tế đối với kiểm toán khoản mục HTK, em tự rút ra
a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

những ưu điểm và hạn chế để hoàn thiện quy trình. Đề tài này bao gồm 3 phần:

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

Chương 1: Đặc điểm khoản mục hàng tồn kho của khách hàng có ảnh
a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

a

hưởng đến kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam
a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


Chương 2: Thực trạng vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán
a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Deloitte Việt
a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

Nam thực hiện tại khách hàng
a


a

a

Nguyễna Phonga Hảia

a

a

Page|a 1


Chuyên đề thực tập chuyên ngànha a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a GVHD:a PGS.TSa Nguyễna Thịa Phươnga Hoa

Chương 3: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện vận dụng quy trình
a

a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

kiểm toán vào kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do
a

a

a

a

a

a

a


a

công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện.
a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa cùng các anh chị
a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành
a

a

a

a

chuyên đề thực tập này.
a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

Em xin chân thành cảm ơn!
a

a

a

a

a

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2016
a


a

a

a

a

a

a

Nguyễn Phong Hải
a

Nguyễna Phonga Hảia

a

Page|a 2


Chuyên đề thực tập chuyên ngànha a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a GVHD:a PGS.TSa Nguyễna Thịa Phươnga Hoa

Chương 1: Đặc điểm khoản mục hàng tồn kho của khách hàng có ảnh
a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

hưởng đến kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam
a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

1.1 Đặc điểm khoản mục hàng tồn kho có ảnh hưởng đến kiểm toán BCTC
a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

1.1.1 Những đặc điểm chung khoản mục hàng tồn kho của khách hàng
a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

Theo chuẩn mực kế toán số 02 về Hàng tồn kho:
“Hàng tồn kho: Là những tài sản:
(a) Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường;
(b) Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;
(c) Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản
xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
Hàng tồn kho bao gồm:
- Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường,
hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến;
- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;
- Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành
chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm;
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và
đã mua đang đi trên đường;
- Chi phí dịch vụ dở dang.”
Trên thực tế, ở các khách hàng của Deloitte Việt Nam, cũng như các loại tài sản
lưu động khác, HTK biểu hiện dưới nhiều hình thức, phụ thuộc vào loại hình và đặc
điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

 Trong doanh nghiệp thương mại: HTK chủ yếu là hàng hóa dự trữ phục vụ
lưu thông (bao gồm cả hàng gửi bán và hàng mua đang đi đường).

Nguyễna Phonga Hảia

Page|a 3


Chuyên đề thực tập chuyên ngànha a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a GVHD:a PGS.TSa Nguyễna Thịa Phươnga Hoa

 Trong doanh nghiệp sản xuất: xếp theo thứ tự trong quá trình luân chuyển,
HTK bao gồm hàng mua đang đi đường; nguyên vật liệu; CCDC; sản phẩm
dở dang; thành phẩm; hàng gửi bán.
HTK đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi
doanh nghiệp. Vì vậy, HTK luôn là khoản mục nhận được sự quan tâm của cả kế
toán nội bộ bên trong và kiểm toán độc lập bên ngoài doanh nghiệp. HTK có các
đặc điểm chủ yếu sau:
 HTK có ảnh hưởng trực tiếp đến giá vốn hàng bán, qua đó ảnh hưởng tới lợi
nhuận trong năm;
 Tình trạng HTK được đánh giá thông qua cả số lượng và chất lượng;
 HTK chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động của các doanh nghiệp
(đặc biệt là với các doanh nghiệp sản xuất), gồm nhiều loại và quá trình quản
lý phức tạp;
 Việc kiểm soát đối với HTK có thể gặp khó khăn trong trường hợp doanh
nghiệp thực hiện bảo quản, cất trữ HTK ở nhiều nơi, dẫn tới đặc điểm bảo
quản khác nhau và nhiều cấp quản lý khác nhau.
Quá trình lưu chuyển của HTK bắt đầu từ nhập nguyên vật liệu, CCDC sau đó
tiến hành sản xuất tạo ra sản phẩm dở dang rồi cuối cùng là thành phẩm, hàng hóa.
Sự vận động của HTK có ảnh hướng tới các khoản mục trên BCTC, ví dụ như: Giá
vốn hàng bán, Dự phòng giảm giá HTK; Phải trả người bán; Chi phí nguyên vật

liệu; Chi phí sản xuất chung,…Các chỉ tiêu này đều là những chỉ tiêu thể hiện
đường lối kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, kiểm toán khoản mục
HTK là một phần quan trọng trong mọi cuộc kiển toán BCTC.
Không chỉ những đặc điểm riêng có của HTK quyết định đến tầm quan trọng và
quy trình kiểm toán khoản mục này mà đặc điểm, quy mô và lĩnh vực hoạt động của
khách hàng cũng có ảnh hưởng không thể phủ nhận. Do có số lượng khách hàng lớn
và đa dạng, thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nên Deloitte Việt Nam
Nguyễna Phonga Hảia

Page|a 4


Chuyên đề thực tập chuyên ngànha a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a GVHD:a PGS.TSa Nguyễna Thịa Phươnga Hoa

phân các khách hàng ra thành 7 nhóm, bao gồm: Technology, Media and
Telecommunications (TMT); Manufacturing (MFG); Life Sciences & Health Care;
Financial Services Industry (FSI); The Energy & Resources (E&R); The Consumer
Business (CB); Public Sector (PS). Mỗi nhóm này lại có các đặc trưng khác nhau,
dẫn đến đặc điểm HTK cũng có sự khác nhau nhất định (giá trị, sự đa dạng, mức độ
phức tạp, rủi ro) và tất yếu quy trình kiểm toán đối với các nhóm cũng được vận
dụng một các linh hoạt dựa trên Chương trình kiểm toán (MAP – Model Audit
Program).
1.1.2 Kế toán đối với hàng tồn kho và ảnh hưởng tới kiểm toán tài chính
Hoạt động hạch toán kế toán HTK bao gồm: nguyên tắc kế toán, phương pháp
tính giá, phương pháp hạch toán (tổng hợp và chi tiết) HTK và các chứng từ, sổ
sách liên quan đến hoạt động hạch toán kế toán.
a. Ảnh hưởng của nguyên tắc kế toán HTK:
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 – Chuẩn mực chung, việc lập một
BCTC phải tuân thủ 7 nguyên tắc kế toán cơ bản. HTK là một khoản mục nằm trên
BCTC tất nhiên cũng phải tuân theo các nguyên tắc đó. Tuy nhiên, kế toán đối với

HTK thường chỉ tuân theo những nguyên tắc sau một cách linh hoạt (các nguyên tắc
khác không phù hợp hoặc không có ý nghĩa lớn):
 Nguyên tắc hoạt động liên tục: Kế toán khoản mục HTK phải được thực
hiện trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp
tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh
nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc
phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trường hợp thực tế khác
với giả định hoạt động liên tục thì kế toán khoản mục HTK phải thực hiện
trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để hạch toán kế toán
(cũng như lập BCTC);

Nguyễna Phonga Hảia

Page|a 5


Chuyên đề thực tập chuyên ngànha a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a GVHD:a PGS.TSa Nguyễna Thịa Phươnga Hoa

 Nguyên tắc giá gốc: “Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của
tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả
hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi
nhận”. Cũng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 – Hàng tồn kho:
“Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực
hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện
được”;
 Nguyên tắc nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán áp dụng đối
với HTK doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong
một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế
toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong
phần thuyết minh BCTC;

 Nguyên tắc thận trọng: Việc kế toán HTK cần thực hiện so sánh giữa giá gốc
và giá trị thuần có thể thực hiện được. Nếu giá trị thuần có thể thực hiện
được thấp hơn giá gốc HTK, doanh nghiệp phải ghi nhận một khoản dự
phòng giảm giá HTK.
b. Ảnh hưởng của phương pháp tính giá HTK:
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02, trị giá HTK được đánh giá theo thời
điểm tính giá và nguồn hình thành được quy định cụ thể cho từng loại hàng (giá
thực tế - giá phí). HTK của doanh nghiệp có thể đến từ hai nguồn: mua ngoài hoặc
tự sản xuất:
 Đối với HTK mua ngoài
Giá thực tế = Giá mua + Chi phí thu mua – Các khoản giảm giá hàng mua
(chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được nhận,… nếu có)
 Đối với HTK tự sản xuất
Giá thực tế = Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sản xuất chung
Nguyễna Phonga Hảia

Page|a 6


Chuyên đề thực tập chuyên ngànha a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a GVHD:a PGS.TSa Nguyễna Thịa Phươnga Hoa

Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, thì doanh nghiệp có thể sử dụng các phương
pháp sau để tính giá thực tế xuất kho:
 Phương pháp giá thực tế đích danh;
 Phương pháp bình quân gia quyền;
 Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO).
Doanh nghiệp có thể sử dụng các biện pháp tính giá xuất trên cho tất cả chủng
loại HTK hay cho riêng từng loại. Dù lựa chọn phương pháp nào thì doanh nghiệp
cũng cần phải tuân thủ nguyên tắc nhất quán, đảm bảo sự thống nhất về phương

pháp tính giá với HTK trong ít nhất một kỳ kế toán, và sẽ phải giải trình lí do phù
hợp nếu có sự thay đổi.
c. Ảnh hưởng của phương pháp hạch toán tổng hợp HTK:
Hiện tại, có hai phương pháp hạch toán tổng hợp HTK:
Phương pháp kê khai thường xuyên: Với phương pháp này, doanh nghiệp thực
hiện việc theo dõi các nghiệp vụ nhập xuất một cách liên tục, có sự ghi nhận trên hệ
thống kế toán. Nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể nắm bắt chính xác sự biến động của
HTK về cả số lượng lẫn giá trị ở mọi thời điểm. Cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp thực
hiện đối chiếu số liệu HTK trên hệ thống kế toán với kết quả kiểm kê HTK cuối kỳ,
xác định sự chênh lệch nếu có (vật tư thừa thiếu, nguyên nhân do đâu, …) và xử lý
cho kịp thời;
Phương pháp kiểm kê định kỳ: Với phương pháp này, doanh nghiệp sẽ thực hiện
công tác kiểm kê hàng hóa, vật tư vào cuối mỗi kỳ kế toán để xác định giá trị HTK
và sử dụng kết quả này để ghi sổ các tài khoản HTK. Đồng thời, từ đó tính ra giá trị
HTK đã xuất kho trong kỳ theo công thức sau:
Giá trị HTK
xuất kho

Tổng giá trị

trong kỳ

=

Nguyễna Phonga Hảia

HTK mua vào
trong kỳ

Giá trị

+

HTK tồn
đầu kỳ

Giá trị
-

HTK tồn
cuối kỳ

Page|a 7


Chuyên đề thực tập chuyên ngànha a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a GVHD:a PGS.TSa Nguyễna Thịa Phươnga Hoa

Theo phương pháp này, doanh nghiệp không thể theo dõi nhất cử nhất động của
HTK trong kỳ, kéo theo sự hạn chế trong quản lý và rủi ro cao hơn. Doanh nghiệp
sử dụng các tài khoản trung gian để theo dõi giá trị hàng hóa, vật tư mua vào trong
kỳ, các tài khoản 15x chỉ được sử dụng ở đầu kỳ và cuối kỳ nhằm kết chuyển giá trị
HTK. Các tài khoản thường được sử dụng là:
 Tài khoản 611: Mua hàng
 Tài khoản 631: Giá thành
 Tài khoản 632: Giá vốn hàng bán
d. Ảnh hưởng của phương pháp hạch toán chi tiết HTK:
Không chỉ đối với HTK, và với mọi nghiệp vụ kinh tế nói chung, khi phát sinh
đều được phản ánh đầy đủ thông qua chứng từ gốc. Đây là bằng chứng cho sự có
thật của nghiệp vụ. Riêng với HTK, các chứng từ gốc chủ yếu là: Phiếu nhập kho,
Phiếu xuất kho, Thẻ kho, Biên bản kiểm kê,…
Công tác hạch toán HTK là yêu cầu tất yếu của việc quản lý HTK. Việc hạch

toán phải đảm bảo theo dõi HTK một cách cụ thể về cả mặt số lượng và giá trị, về
cả chủng loại, tiêu chuẩn, quy cách, địa điểm bảo quản,… của hàng hóa vật tư,
không chỉ trên sổ sách kế toán và còn phải đảm bảo khớp đúng tất cả các thông tin
trên với tình hình thực tế trong kho. Hiện nay, doanh nghiệp được quyền lựa chọn
một trong ba phương pháp hạch toán chi tiết HTK sau: Phương pháp thẻ song song,
phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển, phương pháp sổ số dư.
Phương pháp thẻ song song có ưu điểm là đơn giản, dễ ứng dụng nên được sử
dụng phổ biến và rộng rãi trên thực tế. Sau đây là minh họa sơ đồ hạch toán chi tiết
theo phương pháp thẻ song song:

Nguyễna Phonga Hảia

Page|a 8


Chuyên đề thực tập chuyên ngànha a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a GVHD:a PGS.TSa Nguyễna Thịa Phươnga Hoa

Sơ đồ 1.1: Hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song

Phiếu nhập kho,

Sổ kế toán tổng hợp

phiếu xuất kho

Thẻ kho
Ghi chú:

Thẻ kế toán chi tiết
Ghi hàng ngày


Ghi cuối tháng

Bảng tổng hợp
N–X–T
Đối chiếu

e. Ảnh hưởng của chứng từ và sổ sách HTK:
Trong quá trình kế toán HTK, các loại chứng từ và sổ sách kế toán thường được
sử dụng bao gồm:
 Hệ thống sổ kế toán tổng hợp, sổ thẻ kế toán chi tiết HTK: Sổ cái tài khoản,
thẻ kho, bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn, bảng kê nhập, xuất vật liệu…;
 Chứng từ nhập kho như: Phiếu nhập kho, Đơn đặt hàng, Phiếu yêu cầu mua,
Biên bản giao nhận hàng…;
 Các chứng từ xuất kho như: Phiếu yêu cầu sử dụng NVL, Phiếu xuất kho,
Hoá đơn bán hàng, Lệnh xuất, Phiếu vận chuyển…;
 Hệ thống sổ sách kế toán chi phí: Sổ cái, Bảng phân bổ, Báo cáo tổng hợp,
Sổ chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất
chung…;

Nguyễna Phonga Hảia

Page|a 9


Chuyên đề thực tập chuyên ngànha a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a GVHD:a PGS.TSa Nguyễna Thịa Phươnga Hoa

 Hệ thống các báo cáo và sổ sách liên quan tới chi phí để tính giá thành sản
phẩm bao gồm các báo cáo sản xuất, báo cáo sản phẩm hỏng và cả báo cáo
thiệt hại do ngừng sản xuất;

Tất cả các chứng từ trên là nguồn bằng chứng mà KTV có thể thu thập, là cơ sở
để KTV phát hiện ra những sai sót và gian lận.
1.1.3 Ảnh hưởng của hạch toán hàng tồn kho theo Thông tư 200 mới ban hành
a. Những điểm mới trong thông tư 200 về hạch toán HTK:
a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

Ngày 22/12/2014 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 200/2014/TT-BTC

a


hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, thông tư này thay thế Chế độ kế toán

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC. Thông tư 200 được
a


a

a

a

a

a

a

a

a

áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/01/2015.
a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

Là thời điểm chuyển giao giữa việc thay đổi chế độ kế toán doanh nghiệp, và
a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

BCTC của doanh nghiệp được lập cho năm tài chính đầu tiên chính thức áp dụng
a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

Thông tư 200, vì vậy việc liệt kê ra những thay đổi trong hạch toán kế toán đối với
a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

HTK là cần thiết vì nó sẽ ảnh hưởng tới công tác kế toán tại đơn vị và kiểm toán
a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

BCTC so với các năm trước. Những thay đổi căn bản trong hạch toán HTK theo
a

a

a

a

a

a

a

a


a

Thông tư 200 (so với Quyết định 15) như sau:
a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

Thứ nhất, về hình thức sổ kế toán: Các chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng
a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

dẫn (không bắt buộc), doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng theo biểu mẫu do Bộ
a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

Tài Chính ban hành kèm theo Thông tư 200 hoặc tự thiết kế để phù hợp với đặc
a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị. Tất cả các biểu mẫu sổ kế toán
a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

a

cũng thuộc loại không bắt buộc. Theo đó, doanh nghiệp có thể tự xây dựng hệ
a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

thống sổ sách kế toán cho đơn vị sao cho đảm bảo thông tin được trình bày đầy đủ,
a

a

a

a

a

a

a

rõ ràng, dễ kiểm tra, kiểm soát.
a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

Thứ hai, về tài khoản kế toán: Đối với hệ thống tài khoản kế toán HTK, Thông
a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

a

tư 200 đã bỏ tài khoản 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thay vào đó, các
a

a

a

a

a

Nguyễna Phonga Hảia

a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

Page|a 10


Chuyên đề thực tập chuyên ngànha a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a GVHD:a PGS.TSa Nguyễna Thịa Phươnga Hoa

khoản dự phòng đều được hạch toán thông qua tài khoản 229 – Dự phòng tổn thất
a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

tài sản (có chi tiết theo từng loại dự phòng)

a

a

a

a

a

a

a

a

a

Thứ ba, về trình bày trên BCTC: Việc trình bày HTK trên BCTC hướng nhiều
a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

vào bản chất hơn hình thức, HTK được trình bày là tài sản ngắn hạn hay tài sản dài
a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

hạn tùy thuộc vào thời gian sử dụng dự kiến: Nếu vật tư, hàng hóa dự kiến được dự
a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

trữ trên 12 tháng hoặc hơn 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh sẽ được trình bày là tài
a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

sản dài hạn trên BCTC, tương tự như vậy, sản phẩm dở dang có thời gian sản xuất,
a

a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

luân chuyển trên một chu kỳ sản xuất bình thường cũng sẽ được phân loại là tài
a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

sản dài hạn trên BCTC mà không phải là tài sản ngắn hạn theo quy định trước đây.
a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

Thứ tư, về hạch toán kế toán đối với HTK: Thông tư 200 đã bỏ phương pháp
a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

Nhập sau – xuất trước đối với nghiệp vụ xuất kho vật tư, hàng hóa. Theo đó, các
a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

phương pháp được sử dụng để tính giá xuất kho là: phương pháp giá thực tế đích
a

a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

danh, phương pháp nhập trước xuất trước, phương pháp tính giá bình quân gia
a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

quyền. Đối với HTK mua bằng ngoại tệ, giá gốc HTK được tính theo tỷ giá tại thời
a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

điểm mua, trừ trường hợp đã trả trước tiền hàng thì giá trị HTK tương ứng với số
a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

còn lại của HTK được ghi nhận theo tỷ giá thực tế tại thời điểm mua.
a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

b. Ảnh hưởng của Thông tư 200 đến hạch toán HTK tại Công ty ABC so với
a


a

a

tiền đã ứng trước được ghi nhận theo tỷ giá tại thời điểm ứng trước, phần giá trị
a

a

a

a

a

a

các năm trước
a

a

Mặc dù Thông tư 200 đã không còn quy định bắt buộc các hình thức sổ kế toán

a

và chứng từ kế toán, tuy nhiên thực tế tại công ty ABC, việc sử dụng hệ thống sổ

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

a

sách, chứng từ đã đi vào khuôn khổ và trở thành quen thuộc nên công ty không
a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

thay đổi hệ thống sổ sách kế toán đã sử dụng.
a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

HTK của công ty được mua từ các nhà cung cấp trong nước do đó không phát
a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

sinh giao dịch liên quan đến mua hàng bằng ngoại tệ.
a

a

a

Nguyễna Phonga Hảia

a

a

a

a

a

a

a

a

a

a


a

a

a

a

Page|a 11


Chuyên đề thực tập chuyên ngànha a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a GVHD:a PGS.TSa Nguyễna Thịa Phươnga Hoa

1.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do
công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
Tại Deloitte Việt Nam, mục tiêu kiểm toán khoản mục HTK bao gồm mục tiêu
hợp lý chung và mục tiêu kiểm toán đặc thù. Các mục tiêu kiểm toán đặc thù được
xây dựng dựa trên các cơ sở dẫn liệu:
Mục tiêu hợp lý chung: Khi kiểm toán một chu trình hay khoản mục nào đó,
kiểm toán viên sẽ căn cứ vào những thông tin thu thập được qua khảo sát sơ bộ ở
khách hàng cùng với cam kết chung về trách nhiệm của nhà quản lý để đánh giá
một cách tổng thể về các con số của chu trình hay khoản mục. Riêng với khoản mục
HTK, mục tiêu hợp lý chung là: Số dư trên khoản mục HTK là hợp lý; các hàng
hóa, vật tư biểu hiện hợp lý trên Bảng cân đối kế toán, Thẻ kho, và các chứng từ sổ
sách có liên quan.
Các mục tiêu kiểm toán đặc thù: Đây là các mục tiêu nhằm xác định các thủ tục
kiểm toán.

Cơ sở dẫn


Mục tiêu đối với nghiệp

Mục tiêu đối với số dư HTK
liệu
vụ HTK
Sự hiện hữu Các nghiệp vụ mua hàng đã ghi HTK được phản ánh trên Bảng
(phát sinh)

sổ thể hiện số hàng hóa được cân đối kế toán là thực sự tồn tại.
mua trong kỳ
Các nghiệp vụ kết chuyển hàng
đã ghi sổ đại diện cho số HTK
được chuyển từ nơi này sang
nơi khác hoặc từ loại này sang
loại khác
Các nghiệp vụ tiêu thụ hàng
hóa đã ghi sổ đại diện cho số

Trọn

HTK đã xuất bán trong kỳ.
vẹn Tất cả các nghiệp vụ mua, kết Số dư tài khoản HTK đã bao hàm

Nguyễna Phonga Hảia

Page|a 12


Chuyên đề thực tập chuyên ngànha a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a GVHD:a PGS.TSa Nguyễna Thịa Phươnga Hoa


(Đầy đủ)

chuyển và tiêu thụ HTK xảy ra tất cả NVL, CCDC, sản phẩm,
trong kỳ đều đã được phản ánh hàng hóa hiện có tại thời điểm lập
trên sổ sách, báo cáo kế toán.

Bảng cân đối kế toán.

Quyền và

Trong kỳ, doanh nghiệp có Đơn vị có quyền đối với số dư

nghĩa vụ

quyền đối với HTK đã ghi sổ.

HTK tại thời điểm lập Bảng cân
đối kế toán.

Đo lường và

Chi phí nguyên vật liệu và Số dư HTK phải được phản ánh

tính giá

hàng hóa thu mua, giá thành đúng giá trị thực hoặc giá trị
thành phẩm, sản phẩm dở dang thuần có thể thực hiện được của
phải được xác định chính xác nó và tuân theo các nguyên tắc kế
và phù hợp với quy định của toán chung được thừa nhận.

chế độ kế toán và nguyên tắc
kế toán chung được thừa nhận.

Trình bày và Các nghiệp vụ liên quan tới Số dư HTK phải được phân loại
khai báo

HTK phải được xác định và và sắp xếp đúng vị trí trên Bảng
phân loại đúng đắn trên hệ cân đối kế toán. Những khai báo
thống BCTC.

có liên quan tới sự phân loại căn
cứ để tính giá và phân bổ HTK
phải hợp lý.

Việc áp dụng các mục tiêu kiểm toán đặc thù trên vào các cuộc kiểm toán còn
tùy thuộc vào từng khách hàng. Vì vậy, trên thực tế, KTV sẽ dựa vào các mục tiêu
kiểm toán đặc thù và Chương trình kiểm toán (MAP – Model Audit Program) để
thiết lập các thủ tục kiểm toán nhằm kiểm tra các cơ sở dẫn liệu có được thỏa mãn
hay không, các mục tiêu kiểm toán đặc thù có được đáp ứng hay không. Điều này
được thể hiện một cách cụ thể và chi tiết ở Chương 2, mục 2.1.5 Thiết kế chương
trình kiểm toán (đối với khách hàng ABC)

Nguyễna Phonga Hảia

Page|a 13


Chuyên đề thực tập chuyên ngànha a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a GVHD:a PGS.TSa Nguyễna Thịa Phươnga Hoa

1.3 Kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong quy trình kiểm toán BCTC do

công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
Tại Deloitte Việt Nam, các cuộc kiểm toán được thực hiện theo quy trình gồm 3
giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán, Thực hiện kiểm toán và Kết thúc kiểm toán.
Kiểm toán khoản mục HTK là một phần trong cuộc kiểm toán nên cũng tuân theo
quy trình 3 giai đoạn trên.
1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Bước 1: Thu thập thông tin chung về khách hàng
Để có được cái nhìn ban đầu khái quát về khách hàng, KTV cần thu thập các
thông tin chung, các thông tin liên quan đến kinh tế, chính trị có ảnh hưởng đến môi
trường kinh doanh của khách hàng. Tuy nhiên, mức độ của việc thu thập thông tin
còn tùy thuộc vào khách hàng thuộc đối tượng kiểm toán năm đầu tiên hay đối
tượng kiểm toán thường xuyên. Đối với những khách hàng kiểm toán năm đầu tiên,
việc thu thập thông tin cần được thực hiện đầy đủ từ khi thành lập cho tới kỳ kế
toán đang thực hiện kiểm toán. Còn đối với những khách hàng kiểm toán từ năm
thứ hai trở đi, do những thông tin chung đã được cập nhật đến kỳ kế toán trước và
được lưu trữ tại hồ sơ kiểm toán năm trước hay hồ sơ chung, nên KTV chỉ cần cập
nhật thêm những thay đổi hay phát sinh mới trong niên độ mới.
Bước 2: Thủ tục phân tích sơ bộ
Sau khi đã thu thập đầy đủ các thông tin chung của khách hàng, KTV tiến hành
phân tích sơ bộ để nhận diện những vấn đề cần quan tâm đối với khoản mục. Đây là
tiền đề cho việc lập kế hoạch kiểm toán.
Cụ thể đối với kiểm toán khoản mục HTK, KTV sẽ thực hiện các thủ tục phân
tích ngang, phân tích tỷ trọng nhằm phát hiện ra những thay đổi bất thường, từ đó
dự đoán nguyên nhân và rủi ro để lưu ý trong quá trình thực hiện kiểm toán. Ví dụ:
nếu số dư HTK tăng đột biến so với các năm hoặc so với các giai đoạn trong năm,
có thể là do sự chậm tiêu thụ dẫn đến sự giảm chất lượng HTK, thậm chí là hao hụt
với một số mặt hàng khó bảo quản (xăng dầu dễ bay hơi) kéo theo sự chênh lệch
giữa sổ sách và thực tế; hoặc thông qua việc phân tích tỷ trọng HTK so với tổng tài
Nguyễna Phonga Hảia


Page|a 14


Chuyên đề thực tập chuyên ngànha a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a GVHD:a PGS.TSa Nguyễna Thịa Phươnga Hoa

sản, KTV cũng nhận thấy đươc những dấu hiệu bất thường của khoản mục (ví dụ: tỷ
trọng HTK trên tổng tài sản nhỏ đối với khách hàng là siêu thị).
Bước 3: Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Sau khi nhận diện được những vấn đề cần quan tâm khi kiểm toán khoản mục,
KTV tiến hành tính toán mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC và phân bổ mức trọng
yếu này cho tất cả các khoản mục, bao gồm cả khoản mục HTK. Mức trọng yếu này
cần đảm bảo không bỏ sót các nghiệp vụ hay các thông tin tài chính, đơn lẻ hay kết
hợp, mà nếu có sai phạm sẽ gây ra sai lầm trong quyết định của những người sử
dụng thông tin. Dựa trên mức trọng yếu được xác định cho toàn bộ BCTC, KTV
đánh giá khả năng sai sót trọng yếu với khoản mục HTK để thiết kế thủ tục kiểm
toán và xây dựng chương trình kiểm toán cho khoản mục này. Rủi ro kiểm toán
khoản mục HTK bao gồm 3 loại: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát
hiện.
 Rủi ro tiềm tàng: Là rủi ro tồn tại ngay trong bản thân hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, tồn tại độc lập với các thông tin tài chính. Đối
với HTK, rủi ro tiềm tàng thường lớn và có thể có các biểu hiện như: nguy
cơ mất mát, bị biển thủ do có số lượng lớn, chủng loại, tính chất và hình thức
phong phú đa dạng, bảo quản ở nhiều điều kiện, địa điểm, cấp quản lý khác
nhau; sự biến động về mặt giá trị do các nguyên nhân kinh tế xã hội, nhu cầu
của thị trường,… Do đó, công tác quản lý vật chất, kiểm kê và sử dụng HTK
có nhiều khó khăn, dễ gặp phải những sai sót, nhầm lẫn và tiềm ẩn nhiều
nguy cơ gian lận. Các rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục HTK hầu hết tập
trung vào các cơ sở dẫn liệu: hiện hữu (phát sinh) và trọn vẹn (đầy đủ). Vì
vậy khi kiểm toán khoản mục HTK, KTV cần chú ý rủi ro tiềm tàng với các
cơ sở dẫn liệu này.

 Rủi ro kiểm soát: Do rủi ro tiềm tàng với HTK thường được xác định là lớn,
nên hầu hết Ban giám đốc các doanh nghiệp đều thiết lập hệ thống KSNB
nhằm mục đích ngăn ngừa, phát hiện các sai sót, gian lận và có biện pháp xử
lý kịp thời. Tuy nhiên, KTV vẫn cần quan tâm, đánh giá xem hệ thống KSNB
đối với HTK có được thiết kế đảm bảo yêu cầu, và có được sử dụng một

Nguyễna Phonga Hảia

Page|a 15


Chuyên đề thực tập chuyên ngànha a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a GVHD:a PGS.TSa Nguyễna Thịa Phươnga Hoa

cách liên tục hay không.
 Rủi ro phát hiện: Là rủi ro mà các KTV sử dụng các thủ tục kiểm toán không
phát hiện được các sai phạm trọng yếu một các đơn lẻ hay kết hợp với các sai
phạm khác. Đối với khoản mục HTK, có một số nhân tô có thể ảnh hưởng
đến rủi ro phát hiện mà KTV cần lưu ý : sự thông đồng của khách hàng dẫn
đến các sai phạm được che dấu, kết luận sai lầm của KTV khi xử lý các bằng
chứng thu thập được,… Đây là rủi ro mà có thể giảm mức độ nhờ vào
chương trình kiểm toán và kỹ năng, kinh nghiệm của KTV. Vì vậy, để đảm
bảo rủi ro kiểm toán ở mức chấp nhận được, nếu rủi ro tiềm tàng và phát hiện
được đánh giá ở mức thấp, KTV có thể xem xét giảm bớt các thủ tục kiểm
toán và ngược lại, nếu rủi ro tiềm tàng và phát hiện cao, KTV cần xây dựng
chương trình kiểm toán chặt chẽ nhằm làm giảm mức độ của rủi ro phát hiện.
Bước 4: Đánh giá sơ bộ về hệ thống KSNB của khách hàng đối với khoản mục
HTK
Việc đánh giá sơ bộ hệ thống KSNB của khách hàng có ý nghĩa quan trọng, ảnh
hưởng trực tiếp đến việc thiết lập chương trình kiểm toán và thực hiện kiểm toán
sau này. Công việc này nhằm mục đích đánh giá xem liệu BCTC có được lập dựa

trên môi trường KSNB tốt hay không. Trước khi đánh giá, đầu tiên KTV cần thu
thập được các thông tin sơ bộ về hệ thống KSNB đối với HTK như : các chính sách
kế toán, quy trình quản lý HTK, điều kiện kiểm soát vật chất như kho bãi, nhà
xưởng và các điều kiện đặc thù các từng loại hàng hóa, vật tư khác. Để đạt được
những hiểu biết sâu hơn về hệ thống KSNB, KTV tiến hành phỏng vấn khách hàng,
kiểm tra hồ sơ chứng từ, thực hiện quan sát thực tế các hoạt động KSNB (quy trình
như thế nào, có các bước kiểm soát ra sao, sự phân tách trách nhiệm có được đảm
bảo hay không,… ). KTV dựa vào thông tin thu được và kinh nghiệm của bản thân,
cụ thể hóa hiểu biết của mình bằng hệ thống bảng hỏi, bảng tường thuật hoặc lưu
đồ. Kết thúc quá trình này, KTV đã có hiểu biết khát quát về hệ thống KSNB và
nhận định được mức độ rủi ro kiểm soát ban đầu đối với các cơ sở dẫn liệu của
khoản mực HTK trên BCTC.
Bước 5: Thiết kế chương trình kiểm toán
Nhằm mục đích nâng cao chất lượng các cuộc kiểm toán và đảm bảo
Nguyễna Phonga Hảia

Page|a 16


Chuyên đề thực tập chuyên ngànha a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a GVHD:a PGS.TSa Nguyễna Thịa Phươnga Hoa

cung cấp một các thống nhất và đồng bộ dịch vụ của mình đến tất cả khách
hàng, tháng 7 năm 2001, Deloitte chính thức ban hành Chương trình kiểm
toán chung cho tất cả các khách hàng (xem chi tiết tại Phụ Lục: Chương
trình kiểm toán mẫu đối với khoản mục Hàng tồn kho) Chương trình kiểm
toán HTK hướng tới các mục tiêu kiểm toán đặc thù cơ bản:
 Một là, mục tiêu hiện hữu, trọn vẹn, quyền và nghĩa vụ : HTK được hạch
toán, tồn tại và thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp;
 Hai là, mục tiêu đo lường và tính giá: giá trị HTK được xác định một cách
chính xác tuân theo các phương pháp được chấp nhận bởi các chuẩn mực kế

toán (nhập trước xuất trước, giá thực tế đích danh, bình quân gia quyền,…);
dự phòng giảm giá HTK được trích lập thích hợp và đầy đủ;
 Ba là, mục tiêu trình bày và khai báo : đảm bảo phân loại, trình bày các loại
HTK đúng vị trí trên Bảng cân đối kế toán ;
 Bốn là, mục tiêu đúng kỳ: thực hiện chính xác việc chia cắt niên độ.
1.3.2 Thực hiện kiểm toán
Bước 1: Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Dựa trên mức độ rủi ro kiểm toán ban đầu đã nhận định ở bước Lập kế hoạch
kiểm toán đối với các cơ sở dẫn liệu về HTK, KTV thực hiện các thử nghiệm kiểm
soát nhằm mục đích đánh giá tính hiệu lực của hệ thống KSNB. Nếu hệ thống KSNB
thực sự hoạt động liên tục và hiệu quả, các thủ tục kiểm tra chi tiết sẽ được giảm bớt
đi, và ngược lại, nếu hệ thống KSNB chưa được thiết kế tốt, hoặc được thiết kế tốt
nhưng không hoạt động liên tục, các thủ tục kiểm tra chi tiết cần được thực hiện đầy
đủ. Các thử nghiệm kiểm soát hướng tới các nghiệp vụ thường xuyên xảy ra (cũng là
các chức năng chính của chu trình HTK) như: nghiệp vụ nhập – xuất HTK; nghiệp vụ
sản xuất; nghiệp vụ lưu kho HTK.
Nghiệp vụ nhập – xuất HTK
Đối với các nghiệp vụ nhập – xuất HTK, KTV cần đảm bảo các nghiệp vụ thực
sự đã xảy ra và khớp với các chứng từ ghi chép. KTV có thể kiểm tra các phiếu yêu
cầu vật tư hàng hóa của các phân xưởng và sự phê duyệt tương ứng, đối chiếu các
phiếu yêu cầu với việc hạch toán trên sổ sách các nghiệp vụ xuất vật tư, đối chiếu

Nguyễna Phonga Hảia

Page|a 17


Chuyên đề thực tập chuyên ngànha a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a GVHD:a PGS.TSa Nguyễna Thịa Phươnga Hoa

các chứng từ có liên quan như đơn đặt hàng, phiếu yêu cầu, lệnh xuất kho nhằm

khẳng định tính chính xác của các thông tin về nghiệp vụ. Bên cạnh đó, KTV cũng
có thể kiểm tra các dấu vết của công tác đối chiếu, kiểm soát số sách kế toán của nội
bộ đơn vị.
Nghiệp vụ sản xuất
Để đánh giá hệ thống kiểm soát với các nghiệp vụ này, có nhiều thử nghiệm
kiếm soát tương ứng với các cơ sở dẫn liệu mà KTV có thể dễ dàng thực hiện
được :
 Kiểm tra dấu vết của công tác kiểm soát nội bộ;
 Phỏng vấn về việc kiểm tra đối chiếu, quan sát và điều tra về việc đối chiếu;
 Phỏng vấn về việc sử dụng hệ thống định mức chi phí, kiểm tra báo cáo về
sự chênh lệch giữa định mức và thực tế phát sinh;
 Phỏng vấn về các chính sách kiểm tra chất lượng, chuẩn mực kỹ thuật; quan
sát việc thiết lập các thủ tục kiểm tra và dấu hiệu của công tác kiểm tra;
 Phỏng vấn và quan sát, kiểm tra việc sử dụng hệ thống tài khoản;
 Điều tra, quan sát việc sử dụng các tài liệu có đánh số trước, kiểm tra tính
liên tục cũng như chữ ký phê duyệt liên quan;
 Phỏng vấn về việc sử dụng bảng danh mục điều tra và kiểm tra dấu hiệu của
việc kiểm tra nội bộ;
 …
Nghiệp vụ lưu kho HTK
Nghiệp vụ lưu kho HTK là nghiệp vụ trọng tâm. Vì vậy việc đánh giá hệ thống
kiểm soát đối với các nghiệp vụ này cần được thực hiện một cách cẩn trọng. Đối với
nghiệp vụ lưu kho hàng hóa, vật tư các thử nghiệm kiểm soát thường được sử dụng
bao gồm:
 Thực hiện đối chiếu lại và kiểm tra dấu vết của kiểm tra nội bộ;
 Kiểm tra sự đính kèm giữa phiếu xuất kho với các lệnh xuất, phiếu lĩnh vật
tư, hàng hóa và lệnh sản xuất;
 Quan sát kiểm kê HTK, thực hiện kiểm kê lại;
 Quan sát và phỏng vấn về vấn đề phân tách trách nhiệm giữa người quản lý
HTK và người ghi sổ;

 Điều tra, phỏng vấn và so sánh chi phí HTK với chi phí định mức;
 Kiểm tra danh mục các vấn đề cần khai báo và kiểm tra lại tính chính xác,
đầy đủ của các khai báo;
Nguyễna Phonga Hảia

Page|a 18


Chuyên đề thực tập chuyên ngànha a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a GVHD:a PGS.TSa Nguyễna Thịa Phươnga Hoa

 …
Các thử nghiệm kiểm soát mang lại cho KTV bằng chứng về điểm mạnh, điểm
yếu của hệ thống KSNB đối với HTK. Dựa vào đó, KTV xem xét, đánh giá lại rủi
ro kiểm soát đối với các cơ sở dẫn liệu về HTK, từ đó đưa ra các điều chỉnh phù
hợp các thủ tục kiểm tra chi tiết trong chương trình kiểm toán nhằm đảm bảo chất
lượng của cuộc kiểm toán và tiết kiệm chi phí nhất có thể.
Bước 2: Thử nghiệm cơ bản đối với khoản mục HTK
Thứ nhất, thực hiện thủ tục phân tích:
Thủ tục phân tích hữu ích là sự kiểm tra tính hợp lý chung của các con số. Thủ
tục này rất hữu hiệu trong việc phát hiện các sai phạm trọng yếu của khoản mục
HTK. Trước khi thực hiện các thủ tục phân tích, KTV cần tìm hiểu sơ lược về
ngành nghề kinh doanh của khách hàng, tình hình biến động của ngành nghề đó trên
thị trường, xu hướng tăng giảm để có những hiểu biết căn bản cho việc phân tích.
Thủ tục phân tích bao gồm:
 Kiểm tra tính hợp lý bao gồm những so sánh cơ bản: so sánh số liệu thực tế
với kế hoạch, dự toán; so sánh các chỉ tiêu của khách hàng với chỉ tiêu của
ngành; nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin tài chính và phi tài chính (như
so sánh số lượng HTK với diện tích nhà kho…); so sánh số liệu của khách
hàng với ước tính của KTV;…
 Phân tích xu hướng (phân tích ngang) chủ yếu là việc so sánh các số liệu của

cùng một chỉ tiêu để nhận ra sự biến động: so sánh giá vốn hàng bán giữa các
tháng, các kỳ để phát hiện ra sự thay đổi đột biến; KTV cũng có thể so sánh
theo các nguồn chi phí tạo nên giá thành sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu,
chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung; hoặc cũng có thể so sánh
số dư HTK cuối kỳ với đầu kỳ để xem mức độ tồn đọng HTK có biến động
bất thường so với các kỳ trước không;…
 Phân tích tỷ suất (phân tích dọc) là cách thức so sánh các số dư tài khoản của các chỉ
tiêu khác nhau hoặc các loại hình nghiệp vụ khác nhau. Một số tỷ suất quan trọng mà KTV
thường hay sử dụng để kiểm toán khoản mục HTK có thể bao gồm:

Tỷ lệ lãi gộp

Nguyễna Phonga Hảia

=

Tổng lãi gộp
Tổng doanh thu

Page|a 19


×