Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghiên cứu thực trạng tử vong và nguy cơ đuối nước ở trẻ em tại đồng tháp, năm 2012 đến 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 112 trang )

0

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN THỊ NGÂN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TỬ VONG VÀ
NGUY CƠ ĐUỐI NƢỚC Ở TRẺ EM TẠI ĐỒNG THÁP,
NĂM 2012 – 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI, 2015


1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN THỊ NGÂN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TỬ VONG VÀ
NGUY CƠ ĐUỐI NƢỚC Ở TRẺ EM TẠI ĐỒNG THÁP,
NĂM 2012 – 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01


PGS. TS. Phạm Việt Cƣờng

TS. Lã Ngọc Quang

HÀ NỘI, 2015


i
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vi
LỜI CẢM ƠN ……………………...……………………………………………. .vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 1
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 2
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 5
1.1. Khái niệm và dịch tễ học về đuối nƣớc ............................................................ 5
1.2. Các nghiên cứu về đuối nƣớc trên thế giới và tại Việt Nam .......................... 16
1.3. Khung lý thuyết .............................................................................................. 26
1.4. Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu ....................................................... 27
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 31
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu..................................................................................... 31
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................. 32
2.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 32
2.4. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu................................................................ 32
2.5. Công cụ và phƣơng pháp thu thập số liệu ...................................................... 32
2.6. Biến số nghiên cứu ......................................................................................... 33
2.7. Phƣơng pháp quản lý và phân tích số liệu ..................................................... 37
2.8. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu ............................................................. 38
2.9. Hạn chế nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số ............................ 38
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 40

3.1. Đặc điểm chung đối tƣợng nghiên cứu .......................................................... 40
3.2. Thực trạng đuối nƣớc trẻ em tại Đồng Tháp trong 3 năm 2012- 2014 .......... 42
3.3 Xác định các yếu tố nguy cơ của đuối nƣớc ở trẻ em tại Đồng Tháp năm 2012 2014 ....................................................................................................................... 50
3.3.1 Kiến thức về phòng chống đuối nƣớc của cha/mẹ/ngƣời chăm sóc trẻ ....... 50
3.3.2 Mối liên quan giữa đuối nƣớc và các yếu tố nguy cơ .................................. 57
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ....................................................................................... 65
4.1.Thông tin chung đối tƣợng nghiên cứu ........................................................... 65
4.2.Thực trạng đuối nƣớc trẻ em tại Đồng Tháp trong 3 năm 2012 – 2014 ........ 65


ii
4.3.Mối liên quan giữa đuối nƣớc ở trẻ em và các yếu tố nguy cơ ....................... 68
4.4. .. Nhận định, khuyến nghị phòng chống đuối nƣớc ở trẻ em của cha/mẹ/ ngƣời
chăm sóc trẻ ............................................................................................................... 71
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 73
KHUYẾN NGHỊ ...................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 75
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 80
Phụ lục 1. Công cụ nghiên cứu ............................................................................. 80
Phụ lục 2. Giới thiệu dự án gốc ............................................................................. 94


iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Định nghĩa và các biến số trong nghiên cứu ............................................ 33
Bảng 3.1 Thông tin chung về cha/mẹ/ngƣời chăm sóc trẻ ……………………… 40
Bảng 3.2 Thông tin về tình hình đuối nƣớc trẻ em tại Đồng Tháp trong 3 năm 20122014: nhóm yếu tố cá nhân trẻ …………………………………………………… 42
Bảng 3.3 Thông tin về yếu tố gia đình ở trẻ đuối nƣớc tại Đồng Tháp trong 3 năm
2012- 2014 ................................................................................................................ 43
Bảng 3.4 Thông tin về địa điểm xảy ra đuối nƣớc trẻ em tại Đồng Tháp trong 3 năm

2012- 2014 ................................................................................................................ 44
Bảng 3.5 Thông tin về hoàn cảnh xảy ra đuối nƣớc trẻ em tại Đồng Tháp trong 3 năm
2012- 2014 ................................................................................................................ 45
Bảng 3.6 Phân bố các trƣờng hợp tử vong do đuối nƣớc ở trẻ em tại Đồng Tháp trong 3
năm 2012- 2014 theo mùa mƣa và mùa khô ............................................................ 47
Bảng 3.7 Thông tin về thời gian trong ngày và thời tiết khi xảy ra đuối nƣớc trẻ em tại
Đồng Tháp trong 3 năm 2012- 2014 ........................................................................ 48
Bảng 3.8 Thông tin về hỗ trợ và xử trí sau đuối nƣớc trẻ em tại Đồng Tháp trong 3 năm
2012- 2014 ................................................................................................................ 49
Bảng 3.9 Xếp hạng về nguyên nhân gây tử vong cho trẻ em tại Việt Nam ............. 50
Bảng 3.10 So sánh kiến thức đúng về phòng chống đuối nƣớc của cha mẹ/ngƣời chăm
sóc trẻ tại Đồng Tháp ............................................................................................... 51
Bảng 3.11 Nhận thức về nguyên nhân dẫn đến đuối nƣớc của cha mẹ/ngƣời chăm sóc
trẻ tại Đồng Tháp ...................................................................................................... 52
Bảng 3.12 Nhận định khác về đuối nƣớc của cha/mẹ/ngƣời chăm sóc trẻ tại Đồng Tháp
.................................................................................................................................. 54
Bảng 3.13 Khuyến nghị phòng tránh đuối nƣớc của cha/mẹ/ngƣời chăm sóc trẻ tại
Đồng Tháp ................................................................................................................ 55
Bảng 3.14 Nguồn thông tin phù hợp để tìm kiếm các thông tin phòng tránh đuối nƣớc
cho trẻ dƣới 16 tuổi của cha/mẹ/ngƣời chăm sóc trẻ tại Đồng Tháp ....................... 55
Bảng 3.15 Yếu tố cá nhân trẻ và đuối nƣớc: nhóm trẻ dƣới 5 tuổi .......................... 57
Bảng 3.16 Yếu tố cá nhân trẻ và đuối nƣớc: nhóm trẻ 5 – 16 tuổi........................... 58
Bảng 3.17 Yếu tố ngƣời chăm sóc trẻ với đuối nƣớc ............................................... 60


iv
Bảng 3.18 Nhóm yếu tố hộ gia đình với đuối nƣớc ................................................. 61
Bảng 3.19 Kiến thức, thái độ về phòng chống đuối nƣớc của cha mẹ/phụ huynh học
sinh và đuối nƣớc...................................................................................................... 62
Bảng 3.20 Hồi quy đa biến các yếu tố cá nhân trẻ và đuối nƣớc ……………………62

Bảng 3.21 Hồi quy đa biến yếu tố hộ gia đình và yếu tố cá nhân của cha mẹ/ngƣời
chăm sóc trẻ và đuối nƣớc …………………………………………………………. 62
Bảng 3.22 Hồi quy đa biến yếu tố kiến thức, thái độ về phòng chống đuối nƣớc của
cha mẹ/ngƣời chăm sóc trẻ và đuối nƣớc …………………………………………. 62


v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.4. Thống kê số trƣờng hợp trẻ em tử vong do đuối nƣớc tỉnh Đồng Tháp giai
đoạn 2011 – 2014 ..................................................................................................... 27
Biểu đồ 3.1 Thống kê số lƣợng trƣờng hợp tử vong do đuối nƣớc trẻ em theo tháng tại
Đồng Tháp trong 3 năm 2012- 2014 ........................................................................ 46
Biểu đồ 3.2 Đánh giá về tầm quan trọng của học bơi của cha/mẹ/ngƣời chăm sóc trẻ tại
Đồng Tháp ................................................................................................................ 53


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NCS

Ngƣời chăm sóc

TNTT

Tai nạn thƣơng tích

UNICEF

Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc


VMIS

Điều tra chấn thƣơng liên trƣờng tại Việt Nam

VNIS

Điều tra chấn thƣơng quốc gia tại Việt Nam

WHO

Tổ chức Y tế thế giới


vii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Phạm Việt Cường và TS. Lã
Ngọc Quang, những người thầy tâm huyết và nhiệt tình đã chia sẻ thông tin, kiến thức,
kinh nghiệm và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Dự án Can thiệp phòng chống đuối nước trẻ em tại
Việt nam, Trung tâm Nghiên cứu chính sách và Phòng chống chấn thương, Trường
Đại học Y tế công cộng, đã tạo điều kiện và hỗ trợ, giúp đỡ tôi thực hiện đề tài nghiên
cứu này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Y tế công cộng, đồng
nghiệp, bạn bè và gia đình đã tạo điều kiện, giúp đỡ và động viên tôi hoàn thành tốt
khóa học này.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 4 tháng 3 năm 2016
Tác giả

Trần Thị Ngân


1

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Đuối nƣớc đã trở thành vấn đề y tế công cộng quan trọng trong nhóm các vấn đề tai
nạn thƣơng tích.. “Nghiên cứu thực trạng tử vong và nguy cơ đuối nước ở trẻ em tại
Đồng Tháp, năm 2012 – 2014” đƣợc tiến hành với hai mục tiêu: Mô tả thực trạng tử
vong do đuối nƣớc trẻ em tại Đồng Tháp và xác định các yếu tố nguy cơ của đuối
nƣớc trẻ em tại Đồng Tháp từ năm 2012 đến năm 2014. Nghiên cứu áp dụng thiết
kế nghiên cứu bệnh - chứng với nhóm bệnh là trẻ dƣới 16 tuổi tử vong do đuối nƣớc
tại Đồng Tháp trong thời gian nghiên cứu, nhóm chứng là trẻ bình thƣờng đƣợc
ghép cặp với nhóm bệnh theo 3 tiêu chí: cùng địa bàn sinh sống (khối phố, cụm dân
cƣ, thôn); có tuổi xấp xỉ với đối tƣợng tử vong và cùng giới tính. Nghiên cứu tiến
hành phỏng vấn cha/mẹ/ngƣời chăm sóc trẻ tại 369 hộ gia đình, nhóm bệnh là 132
và nhóm chứng là 264. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Đuối nƣớc ở trẻ nam chiếm tỷ
lệ cao hơn với 58,8%. Nhóm tuổi 0-4 có nhiều trẻ tử vong nhất với 67,4%. Có đến
95,6% trẻ tử vong do đuối nƣớc là các trẻ không biết bơi. Địa điểm xảy ra đuối
nƣớc chủ yếu là ngoài nhà (96,2%) tại các sông, ao/mƣơng/hầm nuôi cá; khoảng
cách từ nhà đến địa điểm xảy ra tai nạn rất gần (80% tai nạn xảy ra cách nhà dƣới
100 mét). Gần 80% trẻ tử vong do đuối nƣớc là bị ngã. Đuối nƣớc có sự gia tăng
đột biết vào mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm. Các yếu tố nguy cơ của
đuối nƣớc gồm có: trẻ chƣa đi học, trẻ không thƣờng xuyên tiếp xúc với nƣớc; trẻ
không mặc áo phao khi chơi gần nƣớc; trẻ ở hộ gia đình nghèo, ngƣời chăm sóc trẻ
bị ốm/bị bệnh. Tỷ lệ ngƣời chăm sóc trẻ biết cách cấp cứu đuối nƣớc rất thấp
(10%). Nguồn thông tin phù hợp để tìm kiếm thông tin về phòng tránh đuối nƣớc trẻ
em với ngƣời chăm sóc trẻ là truyền thông đại chúng và cán bộ y tế. Từ kết quả
nghiên cứu, nghiên cứu viên khuyến nghị: Ngƣời chăm sóc trẻ cần giám sát chặt
chẽ trẻ nhỏ và thƣờng xuyên nhắc nhở trẻ lớn hơn phòng tránh đuối nƣớc và cho trẻ

học bơi. Ngoài ra, cần thực hiện cắm biển cảnh báo tại các khu vực nƣớc nguy
hiểm; phối hợp liên ngành tăng cƣờng truyền thông nâng cao kiến thức của cộng
đồng về đuối nƣớc. Ngành y tế cần tăng cƣờng phổ biến kỹ năng cấp cứu đuối nƣớc
cho cộng đồng.


2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đuối nƣớc đã trở thành vấn đề y tế công cộng quan trọng trong nhóm các
vấn đề về tai nạn thƣơng tích. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ƣớc lƣợng khoảng
372.000 ngƣời tử vong do đuối nƣớc năm 2012[48, 50]. Theo báo cáo toàn cầu về
đuối nƣớc năm 2014, Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á và đây là khu vực có
tỷ suất tử vong do đuối nƣớc cao thứ 2 trên thế giới, chỉ sau khu vực Châu Phi[50].
Đối với trẻ em dƣới 15 tuổi tại các quốc gia thu nhập thấp và trung bình ở khu vực
Tây Thái Bình Dƣơng, báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới đã chỉ ra đuối nƣớc là
nguyên nhân của 4% số năm sống điều chỉnh theo bệnh tật (DALYs) trong số tất cả
các nguyên nhân[15]. Theo báo cáo Gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2013: Kết
quả toàn cầu, khu vực và các quốc gia, trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại
tổng số năm sống mất đi do tử vong sớm (YLLs) tại Việt Nam, đuối nƣớc là nguyên
nhân đứng thứ 7[30]. Theo báo cáo Gánh nặng bệnh tật toàn cầu 2004, cập nhật
2008, đuối nƣớc là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở nhóm
tuổi dƣới 20, đặc biệt đây là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 cho nhóm 10 – 14
tuổi[18]. Tại Việt Nam, theo báo cáo Thống kê tử vong do Tai nạn thƣơng tích của
Cục Quản lý Môi trƣờng Y tế, năm 2012 cả nƣớc có 6.426 ngƣời tử vong do đuối
nƣớc và đuối nƣớc là nguyên nhân gây tử vong thứ 2, chỉ sau tai nạn giao thông[5].
Trong 6.426 ngƣời tử vong do đuối nƣớc đƣợc báo cáo, nhóm tuổi 0-4 chiếm 1.188
ngƣời, tƣơng ứng với tỷ suất cao nhất là 16,3/100.000; tiếp theo đến nhóm tuổi 5-14
với 1.579 ngƣời với tỷ suất 11.1/100.000. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có
1.276 ngƣời tử vong do đuối nƣớc với 938 nam và 338 nữ. Một số nghiên cứu về
đuối nƣớc tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Đồng Tháp những năm

trƣớc đây cho thấy kết quả phần lớn các trƣờng hợp đuối nƣớc xảy ra ở trẻ nhỏ (trẻ
dƣới 5 tuổi), tỷ lệ đuối nƣớc ở nam cao gấp 2 lần so với nữ và tỷ lệ trẻ đuối nƣớc
vào mùa lũ cao hơn mùa khô khoảng 2 lần[4, 12, 17].
Các yếu tố nguy cơ của đuối nƣớc đƣợc một số nghiên cứu trên thế giới đƣa
ra gồm: yếu tố cá nhân bao gồm tuổi, giới, trình độ học vấn của nạn nhân, biết bơi
hay không biết bơi; yếu tố gia đình nhƣ nghề nghiệp, trình độ học vấn của cha


3
mẹ/ngƣời chăm sóc, kiến thức về vấn đề phòng chống đuối nƣớc; và các yếu tố môi
trƣờng nhƣ địa điểm xảy ra đuối nƣớc, thời gian xảy ra đuối nƣớc. Tử vong, thƣơng
tích và tàn tật do đuối nƣớc tác động lớn đến các cá nhân và gia đình của họ và
nhiều trƣờng hợp kéo dài cả cuộc đời. Thƣơng tích ở trẻ em có thể vƣợt ngoài khả
năng tài chính và xã hội cho các gia đình[3]. Đối với các trẻ em sống sót sau đuối
nƣớc, nhiều em phải chịu hậu quả và thƣơng tật lâu dài gây ra nhiều khó khăn cho
gia đình, với các chi phí chăm sóc y tế rất tốn kém.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu, thống kê mới xác định đƣợc một số yếu tố
nguy cơ nhƣ: tuổi, giới, thời gian và địa điểm xảy ra đuối nƣớc. Hiện nay mới chỉ
có rất ít nghiên cứu tìm hiểu kiến thức về đuối nƣớc của cha/mẹ/ngƣời chăm sóc trẻ
và mối liên quan giữa đuối nƣớc và kiến thức của cha/mẹ/ngƣời chăm sóc trẻ, Việt
Nam cũng chƣa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. “Nghiên cứu về nguy cơ đuối
nước ở trẻ em tại Đồng Tháp năm 2014” của học viên bổ sung thêm vào cơ sở tài
liệu khoa học về vấn đề đuối nƣớc cũng nhƣ mô tả chi tiết các yếu tố nguy cơ của
đuối nƣớc tại tỉnh Đồng Tháp, bên cạnh đó mô tả đƣợc kiến thức của cha/mẹ/ngƣời
chăm sóc trẻ về vấn đề đuối nƣớc và kỳ vọng tìm hiểu một số mối liên quan giữa
yếu tố nguy cơ và đuối nƣớc trẻ em tại tỉnh Đồng Tháp. Nghiên cứu này là một
trong ba cấu phần nghiên cứu của dự án “Can thiệp phòng chống đuối nước” tại
Đồng Tháp năm 2014 – 2015, do Trung tâm Nghiên cứu chính sách và Phòng
chống chấn thƣơng – Đại học Y tế công cộng triển khai phối hợp cùng với trƣờng
Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ. Học viên đã đƣợc chủ nhiệm đề tài cho phép sử

dụng số liệu của dự án để thực hiện luận văn.


4
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả thực trạng tử vong do đuối nƣớc trẻ em tại Đồng Tháp, từ năm 2012 đến
năm 2014.
2. Xác định các yếu tố nguy cơ của đuối nƣớc trẻ em tại Đồng Tháp, từ năm 2012
đến năm 2014.


5

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm và dịch tễ học về đuối nƣớc
1.1.1. Định nghĩa
Đuối nƣớc: Theo Hội nghị Thế giới về đuối nƣớc năm 2002, các chuyên gia
đã thống nhất định nghĩa đuối nƣớc là một sự kiện mà trong đó đƣờng hô hấp của
nạn nhân bị ngâm trong một môi trƣờng chất lỏng, dẫn tới khó thở hoặc nghẹt thở.
Sự kiện này có thể dẫn tới tử vong hoặc không tử vong[50].
Trẻ em: Theo luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Quốc hội (Số:
25/2004/QH11) trẻ em là công dân Việt Nam dƣới 16 tuổi[11].
1.1.2. Dịch tễ học về đuối nƣớc
Tình hình đuối nƣớc trên thế giới
Theo báo cáo Gánh nặng bệnh tật toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới năm
2013, trên thế giới có 4,8 triệu ngƣời tử vong do chấn thƣơng và đuối nƣớc xếp
hạng thứ 20 trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu[30]. Tổ chức Y tế thế giới
đƣa ra ƣớc lƣợng năm 2011 toàn thế giới có khoảng 360.000 ngƣời tử vong do đuối

nƣớc[49], năm 2012 ƣớc lƣợng này đã tăng lên thành khoảng 372.000 ngƣời tử
vong do đuối nƣớc[48]. Năm 2013, báo cáo này ƣớc lƣợng khoảng 368.100 ngƣời
trên thế giới tử vong do đuối nƣớc trong, tƣơng ứng với tỷ suất 5,2/100.000
ngƣời[30]. Báo cáo Gánh nặng bệnh tật toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới năm
2004, cập nhật 2008 cho biết tai nạn thƣơng tích trẻ em là một vấn đề y tế công
cộng lớn yêu cầu phải có sự quan tâm khẩn cấp, đây là kẻ giết ngƣời nguy hiểm đối
với trẻ em trên toàn thế giới, là nguyên nhân gây ra 949.075 ca tử vong trẻ em và
thanh niên dƣới 18 tuổi mỗi năm. Theo báo cáo toàn cầu về đuối nƣớc của Tổ chức
Y tế thế giới, đuối nƣớc là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 của các trƣờng hợp chấn
thƣơng không chủ đích và đuối nƣớc chiếm 7% trƣờng hợp tử vong do chấn
thƣơng[48, 50].


6
Theo báo cáo Gánh nặng bệnh tật toàn cầu 2004, cập nhật 2008, tai nạn giao
thông đƣờng bộ, đuối nƣớc, bỏng do lửa, ngã hay ngộ độc là nguyên nhân dẫn đến
hơn 60% các ca tử vong do thƣơng tích ở trẻ em dƣới 18 tuổi trong năm 2004. Đuối
nƣớc đứng ở vị trí thứ 2 sau tai nạn giao thông đƣờng bộ với 16,8%[18]. Đuối nƣớc
là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở nhóm tuổi dƣới 20, đặc
biệt đây là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 cho nhóm 10 – 14 tuổi (Bảng 1.1)[18].
Bảng 1.1 Các nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ em, cả hai giới, Thế giới,
năm 2004.
Thứ
tự
1

Dƣới 1 tuổi
Nguyên nhân
chu sinh


1-4 tuổi

Bệnh tiêu
chảy

Bệnh tiêu
chảy

3

Nhiễm trùng
đƣờng hô hấp
dƣới
Sốt rét

Sởi

6

Dị tật bẩm
sinh
Ho kéo dài

7

HIV/AIDS

8

Uốn ván


9

Viêm màng
não

10

Sởi

5

10-14 tuổi

Nhiễm trùng Nhiễm trùng Nhiễm trùng
đƣờng hô
đƣờng hô
đƣờng hô
hấp dƣới
hấp dƣới
hấp dƣới

2

4

5-9 tuổi

15-19 tuổi
Thƣơng tích

giao thông
đƣờng bộ

Tổng số
dƣới 20 tuổi
Nguyên nhân
chu sinh

Thƣơng tích
giao thông
đƣờng bộ
Sốt rét

Thƣơng tích
giao thông
đƣờng bộ
Đuối nƣớc

Thƣơng tích
tự gây ra

Sốt rét

Bệnh tiêu
chảy

Sốt rét

Sốt rét


HIV/AIDS

Viêm màng
não
Đuối nƣớc

Viêm màng
não
HIV/AIDS

Nhiễm trùng
đƣờng hô
hấp dƣới
Đuối nƣớc
Bệnh lao

Dị tật bẩm
sinh
HIV/AIDS

Dị tật bẩm
sinh
Suy dinh
Suy dinh
dƣỡng do
dƣỡng do
thiếu protein thiếu protein
Đuối nƣớc
Sởi
Thƣơng tích

giao thông
đƣờng bộ
Viêm màng
não

Bệnh lao

HIV/AIDS

Bạo lực

Bệnh lao

Bỏng do lửa

Bệnh tiêu
chảy

HIV/AIDS

Suy dinh
dƣỡng do
thiếu protein
Thƣơng tích
tự gây ra

Bệnh bạch
cầu
Viêm màng
não


Nhiễm trùng
đƣờng hô
hấp dƣới
Bệnh tiêu
chảy

Sởi

Thƣơng tích
giao thông
đƣờng bộ
Ho kéo dài

Viêm màng
não

Nguồn: Báo cáo Gánh nặng bệnh tật toàn cầu 2004, cập nhật 2008 (The Global
Burden of Disease: 2004 update)[18]


7

Năm 2004, thế giới có 175.293 trẻ dƣới 20 tuổi tử vong do đuối nƣớc, khu
vực Tây Thái Bình Dƣơng có số trẻ tử vong lớn nhất với 71.001, tiếp đến là khu
vực Đông Nam Á với 43.771 trẻ, khu vực Châu Phi có 28.752 trẻ; khu vực Đông
Địa Trung Hải có 16.153 trẻ và thấp nhất là khu vực Châu Mỹ có 8.592 trẻ. Đa số
(91%) các ca tử vong do đuối nƣớc xảy ra ở các quốc gia thu nhập thấp và trung
bình[18].
Tỷ lệ tử vong do chấn thƣơng không chủ ý trên 100.000 trẻ em ở các quốc gia

thu nhập thấp và trung bình cao hơn 3,4 lần so với so với ở các quốc gia thu nhập
cao, có sự khác biệt lớn giữa các loại hình tử vong do thƣơng tích. Đối với các ca
tử vong do đuối nƣớc, tỷ lệ ở các quốc gia thu nhập thấp cao hơn gần 7 lần so với
quốc gia có thu nhập cao, tƣơng ứng là 7.8/100.000 trẻ và 1.2/100.000 trẻ (chi tiết
Phụ lục 2) [50].
Bảng 1.2: Tỷ lệ tử vong do chấn thƣơng không chủ ý trên 100.000 trẻ em dƣới
20 tuổi theo nguyên nhân và mức thu nhập quốc gia, Thế giới, 2004
Mức thu nhập
quốc gia

Các nƣớc thu

Chấn thƣơng không chủ ý

Tổng

Đuối

Bỏng

giao thông

nƣớc

do lửa

7.0

1.2


0.4

0.4

0.5

2.6

12.2

11.1

7.8

4.3

2.1

2.0

14.4

41.7

10.7

7.2

3.9


1.9

1.8

13.3

38.8

Ngã

Ngộ

số

Tai nạn

Khác

độc

nhập cao
Các nƣớc thu
nhập thấp và
trung bình
Thế giới

Nguồn: Báo cáo Gánh nặng bệnh tật toàn cầu 2004, cập nhật 2008 (The Global
Burden of Disease: 2004 update)[18]



8
Ở Đông Nam Á, các điều tra cộng đồng năm 2007, ở 5 quốc gia (Bangladesh,
Trung Quốc, Philippines, Thái Lan và Việt Nam) đã chỉ ra rằng đuối nƣớc là
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dƣới 18 tuổi. Tỷ suất tử vong của đuối
nƣớc ở 5 quốc gia này là lên đến 30/100.000 dân[46].
Tình hình đuối nƣớc tại Việt Nam
Theo báo cáo toàn cầu về đuối nƣớc năm 2014 (Global report on Drowning:
Preventing a leading killer), Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á và đây là khu
vực có tỷ suất tử vong do đuối nƣớc cao thứ 2 trên thế giới, chỉ sau khu vực Châu
Phi[50]. Theo báo cáo Gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2013: Kết quả toàn cầu,
khu vực và các quốc gia, trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại tổng số năm
sống mất đi do tử vong sớm (YLLs) tại Việt Nam, đuối nƣớc là nguyên nhân đứng
thứ 7[30].
Theo Thống kê tử vong do tai nạn thƣơng tích của Cục Quản lý Môi trƣờng Y
tế - Bộ Y tế, đuối nƣớc là nguyên nhân thứ 2 gây ra tử vong do tai nạn thƣơng tích
tại Việt Nam, chỉ sau tai nạn giao thông với tỷ suất tử vong năm 2012, tƣơng ứng là
7,41/100.000 dân và 18,86/100.000 dân[5]. Cũng theo báo cáo này, tỷ suất tử vong
trung bình do đuối nƣớc tại Việt Nam từ năm 2005 đến 2012 là 7,84/100.000 dân.
Tỷ suất đuối nƣớc khác nhau giữa các nhóm tuổi và giới tính. Năm 2012, Việt Nam
có 6.426 ngƣời tử vong do đuối nƣớc đƣợc báo cáo, nhóm tuổi 0-4 chiếm 1.188
ngƣời, tƣơng ứng với tỷ suất cao nhất là 16,3/100.000; tiếp theo đến nhóm tuổi 5-14
với 1.579 ngƣời với tỷ suất 11.1/100.000. Nhóm tuổi 20-59 chiếm số lƣợng ngƣời
tử vong do đuối nƣớc nhiều nhất là 2.403 ngƣời, tƣơng ứng với tỷ suất
4.94/100.000. Tại Việt Nam, nam giới tử vong do đuối nƣớc nhiều hơn nữ giới.
Năm 2012, báo cáo ghi nhận 4.651 nam giới và 1.775 nữ giới tử vong do đuối nƣớc
với tỷ suất tƣơng ứng là 10,76/100.000 và 4,08/100.000[5]. Tử vong trẻ em và vị
thành niên từ 0-19 tuổi tại Việt Nam, báo cáo cho biết, năm 2012 các nguyên nhân
gây tử vong hàng đầu là đuối nƣớc, tai nạn giao thông và tự tử với tỷ suất tử vong
tƣơng ứng là 12,24/100.000; 7,47/100.000 và 1,91/100.000[5].



9
Nghiên cứu điều tra chấn thƣơng quốc gia năm 2010 (VNIS 2010) đã chỉ ra
rằng đuối nƣớc là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong trong các nhóm tuổi. Tỷ lệ
tử vong trung bình do đuối nƣớc của trẻ em (0-19) ở Việt Nam là 8,1/100.000[9].
Tỷ lệ tử vong do đuối nƣớc ở nam giới là 10,7/100.000 cao hơn so với tỷ lệ này ở
nữ giới là 5,4/100.000. Tỷ lệ đuối nƣớc cao nhất ở nhóm tuổi 0-4 tuổi
(12,9/100.000), tiếp theo là ở nhóm tuổi từ 5-9 tuổi (11,0/100.000). Có hơn 77% các
trƣờng hợp đuối nƣớc xảy ra ở cộng đồng, và những nơi nguy hiểm nhất là ao, hồ,
sông[9]. Hầu hết những ngƣời bị đuối nƣớc đều không biết bơi và tỷ lệ đuối nƣớc ở
trẻ em nông thôn cao gấp hai lần so với tỷ lệ này ở thành thị. Đuối nƣớc thƣờng xảy
ra từ 6h sáng đến 4h chiều trong ngày, và thƣờng xảy ra vào buổi sáng, hiếm khi
xảy ra vào ban đêm. Hầu hết các trƣờng hợp đuối nƣớc thƣờng xảy ra vào buổi sáng
(87%), trong đó vào thời điểm lúc 9h sáng đuối nƣớc xuất hiện với tỷ lệ tƣơng đối
cao, chiếm 59,8%[9].
Theo Điều tra Y tế Quốc gia về tai nạn thƣơng tích tại Việt Nam năm 2001
(VMIS 2001), đuối nƣớc là nguyên nhân hàng đầu trong số các tai nạn thƣơng tích
gây tử vong trong nhóm tuổi 1 – 14 tuổi. Năm 2007, cả nƣớc có 3.786 trẻ trong độ
tuổi 0 – 19 tuổi tử vong vì đuối nƣớc. Con số này tƣơng đƣơng với tỷ suất tử vong
là 10,4/100.000 trẻ, cao gấp khoảng 3 lần tỷ suất tử vong do đuối nƣớc ở các nƣớc
phát triển, điều này phản ánh thực trạng đáng báo động về vấn đề đuối nƣớc ở Việt
Nam[31].
Trong nghiên cứu của Đặng Văn Chính và cộng sự, kết quả cho thấy 97% các
trƣờng hợp đuối nƣớc trẻ em cuất hiện ở khu vực không có biển báo cảnh báo nguy
hiểm hay các hàng rào bảo vệ ngăn cách. Nghiên cứu này cũng cho biết 80% các
trƣờng hợp đuối nƣớc là do thiếu sự giám sát của ngƣời chăm sóc trẻ, chỉ có
khoảng 42% trẻ em từ 5-10 tuổi biết bơivà 68% tỷ lệ cha mẹ không có kiến thức về
sơ cứu ban đầu trong trƣờng hợp đuối nƣớc[4].
Nghiên cứu viên Phan Thanh Hòa sử dụng số liệu của nghiên cứu VNIS 2010
phân tích về tình hình đuối nƣớc ở khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long cho biết tỷ

suất đuối nƣớc của trẻ dƣới 18 tuổi là 28,3/100.000 trẻ[7]. Trong đó, tỷ suất đuối


10
nƣớc cao nhất là ở nhóm trẻ 0 – 4 tuổi là 100,5/100.000; tỷ suất ở nhóm trẻ nam
cao hơn nhóm trẻ nữ, tỷ suất tƣơng ứng là 119,4/100.000 trẻ và 80,3/100.000 trẻ.
Có sự chênh lệch lớn giữa tỷ suất tử vong do đuối nƣớc ở khu vực thành thị và
nông thôn, tƣơng ứng là 32,2/100.000 và 119,7/100.000[7].
Nhƣ vậy, các báo cáo, thống kê và nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam
đã chỉ ra đuối nƣớc là vấn đề y tế công cộng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu
ở nhóm tuổi trẻ em. Tại Việt Nam, năm 2012 đã chứng kiến 1.888 trẻ 0 – 19 tuổi tử
vong do đuối nƣớc. Tại Đồng Tháp, theo báo cáo của sở Lao động, Thƣơng binh và
Xã hội báo cáo mỗi năm có 40 – 60 trẻ tử vong do đuối nƣớc trên địa bàn. Những
thiệt hại, tổn thƣơng do đuối nƣớc trẻ em gây ra là vô cùng to lớn đối với gia đình,
nhà trƣờng và xã hội.
Các yếu tố nguy cơ của đuối nƣớc:
Nhiều báo cáo và nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam đã chỉ ra một số
nhóm yếu tố nguy cơ của đuối nƣớc, bao gồm: yếu tố cá nhân nhƣ tuổi và giới tính,
dân tộc, trình độ học vấn, khả năng bơi; yếu tố môi trƣờng nhƣ địa điểm và thời
gian xảy ra đuối nƣớc, lũ lụt/triều cƣờng và sử dụng phƣơng tiện/thiết bị hỗ trợ nổi
(phao) và các yếu tố hộ gia đình nhƣ tuổi, trình độ học vấn và nghề nghiệp của
cha/mẹ/NCS trẻ, tình trạng kinh tế hộ gia đình và kiến thức về đuối nƣơc của NCS
trẻ[32, 39, 47, 49].
Yếu tố cá nhân:
Tuổi và giới tính: Tỷ lệ tử vong do đuối nƣớc, ở trẻ em và thanh niên dƣới 20
tuổi, theo nhóm tuổi ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình cho thấy tỷ lệ
trẻ em ở nhóm tuổi từ 1 – 4 tuổi cao hơn so với các nhóm tuổi khác. Số liệu từ các
nghiên cứu đƣợc thực hiện tại Đông Nam Á cho thấy đuối nƣớc chiếm 90% tổng số
tử vong do thƣơng tích ở trẻ em từ 1 – 4 tuổi và trên 50% tử vong do thƣơng tích ở
trẻ em nhóm tuổi từ 5 – 9 tuổi[13]. Ở Bangladesh năm 2009, tỷ suất đuối nƣớc ở trẻ

em từ 0 – 16 tuổi 28,6/100.000 dân, cao nhất trong nhóm từ 1 – 4 tuổi là
86,3/100.000 dân[23]. Một nghiên cứu khác ở Matlab, Bangladesh, tỷ lệ tử vong do


11
đuối nƣớc ở các nhóm tuổi nhƣ sau: Nhóm từ 1 – 4 tuổi là 80,5%, nhóm dƣới 1 tuổi
4,8%, nhóm 5 – 19 tuổi là 14,7%[38]. Ở Thái Lan trẻ em từ 1 – 4 tuổi, nam bị đuối
nƣớc cao gấp 2 lần so với nữ. Tuy nhiên, ở nhóm tuổi từ 10 – 14 thì tỷ lệ đuối nƣớc
ở nữ cao hơn nam[29]. Ở Nam phi, tỷ lệ tử vong do đuối nƣớc cao nhất ở nhóm
tuổi 1 – 9 tuổi[43]. Trong khi đó, ở Hoa Kỳ đuối nƣớc là nguyên nhân chính dẫn
đến tử vong do thƣơng tích ở trẻ em từ 1 – 2 tuổi[19]. Một nghiên cứu khác ở Mỹ
cho thấy, hầu hết các ca tử vong do đuối nƣớc xảy ra ở vùng nƣớc mở là 73%, tỷ lệ
tử vong tăng từ 42% ở nhóm tuổi <5 tuổi, 83% ở nhóm 5 – 9 tuổi, đến 90% ở nhóm
10 – 16 tuổi[34]. Nghiên cứu ở Úc, tỷ lệ đuối nƣớc ở nhóm tuổi 1 – 4 tuổi, trẻ em
trai cao gần gấp đôi trẻ em gái (1,8 : 1) và đuối nƣớc giảm đi khi tuổi tăng lên[28].
Nghiên cứu của Bristow và cộng sự cho thấy rằng tỷ suất đuối nƣớc ở nam cao gấp
ba lần so với nữ (3,9/100.000 trẻ và 1,9/100.000 trẻ)[37]. Một nghiên cứu khác
cũng chỉ ra rằng, ở vùng nông thôn Nam Phi, tỷ suất đuối nƣớc ở bé trai là
5,3/100.000 trẻ và ở bé gái là 2,1/100.000 trẻ[45]. Tỷ lệ tử vong do đuối nƣớc ở
nam cao hơn so với nữ ở mọi lứa tuổi và trong tất cả các vùng, trẻ em dƣới 5 tuổi
có tỷ lệ tử vong do đuối nƣớc cao nhất ở cả hai giới trong tất cả các khu vực của Tổ
chức Y tế trừ Châu Phi[39]. Các trẻ trai đƣợc nhắc đến nhiều ở tất cả các khu vực
trên thế giới về tỷ lệ tử vong do đuối nƣớc[13]. Các nhóm tuổi khác nhau có những
yếu tố nguy cơ khác nhau, phụ thuộc vào quá trình phát triển thể chất và tâm lý của
trẻ. Trẻ nhỏ thƣờng bị tai nạn do trẻ ở một mình hoặc do ngƣời chăm sóc thiếu kinh
nghiệm. Khi trẻ lớn hơn và tò mò hơn, trẻ thƣờng có xu hƣớng tiếp xúc nhiều hơn
với những tình huống nguy cơ tiềm tàng. Ở Việt Nam, đuối nƣớc xảy ra nhiều nhất
ở trẻ em nhóm tuổi từ 5 – 14 tuổi[1]. Nhóm ở mức độ độc lập mà chúng có thể di
chuyển và chơi đùa ngoài trời, thƣờng là không có ngƣời giám sát. Năm 2004, tỷ lệ
tử vong chung cho các em trai dƣới 20 tuổi là 9/100.000 dân, cao gần gấp đôi so

với các em gái 5,2/100.000 dân[13]. Số liệu thống kê phản ánh, trẻ nam cũng là
một yếu tố nguy cơ với đuối nƣớc trên toàn thế giới, và giống nhƣ tình hình hiện
nay tại Việt Nam. Điều này là do thực tế trẻ nam thƣờng chơi những trò chơi ngoài
trời và có nhiều hành vi nguy cơ cao hơn so với trẻ nữ. Trong những gia đình ngƣ
dân, trẻ nam cũng thƣờng đi đánh cá cùng ngƣời lớn còn trẻ nữ thì ở nhà. Thực tế


12
này cũng làm trẻ nam có nguy cơ đuối nƣớc ở biển cao hơn[2]. Một nghiên cứu
gánh nặng của tử vong ở vùng nông thôn Việt Nam từ năm 1999 – 2003, kết quả
cho thấy, nguyên nhân gây tử vong do đuối nƣớc ở nam là 4,6% và ở nữ là
2,7%[33].
Yếu tố môi trƣờng:
Địa điểm và thời gian: Đuối nƣớc xảy ra phổ biến nhất vào những tháng hè,
từ tháng 6 đến tháng 8[37, 38]. Thời gian xảy ra đuối nƣớc từ 13 giờ – 17 giờ là
62,7%[36]. Nghiên cứu ở Trung Quốc, 65% các trƣờng hợp xảy ra vào buổi chiều,
27% vào giữa trƣa, và 7% vào buổi sáng. Bảy mƣơi năm phần trăm các trƣờng hợp
xảy ra trong vùng nƣớc tự nhiên (sông/ao/mƣơng nƣớc/bể), 15% trong các hồ bơi
và 2% trong các giếng nƣớc uống. Hầu hết các sự cố (80%) xảy ra trong những
tháng ấm áp (từ tháng 5 đến tháng 7). Đuối nƣớc không gây tử vong chủ yếu là do
vô tình rơi vào nƣớc (25%), bơi lội (24%), lặn (17%), chơi đùa trong nƣớc (13%).
Tám mƣơi ba phần trăm các trƣờng hợp đƣợc báo cáo rằng có nguồn nƣớc tự nhiên
xung quanh trƣờng học hoặc nhà, và bảy mƣơi sáu phần trăm của các vùng nƣớc tự
nhiên này không có bảng cảnh báo[47]. Nghiên cứu ở Matlab cũng chỉ ra rằng, tỷ
lệ tử vong do đuối nƣớc, 45% xảy ra ở ao, 16,8% ở mƣơng, 8,1% ở kênh và 4,4%
là ở sông[21]. Trong phạm vi các quốc gia, các nhân tố xã hội và nhân khẩu học
cũng ảnh hƣởng đến nguy cơ đuối nƣớc. Các bằng chứng từ các nghiên cứu đuối
nƣớc ở trẻ em tại các quốc gia thu nhập thấp và trung bình nhƣ Trung Quốc và
Bangladesh cũng chỉ ra rằng trẻ em nông thôn có tỷ lệ đuối nƣớc cao hơn nhiều so
với các em ở các khu vực thành thị[20, 35, 36]. Một nghiên cứu ở Matlab,

Bangladesh, trong số 489 ca tử vong, tỷ suất tử vong do đuối nƣớc là 521/100.000
trẻ em. Hầu hết các trƣờng hợp đuối nƣớc xảy ra vào buổi sáng 68%, trong ao 69%,
và trong khi ngƣời mẹ đang bận rộn làm việc nhà 70%[41]. Một nghiên cứu ở phía
Tây Nam Ả Rập Saudi, tỷ lệ đuối nƣớc trong nhà là 44,4%; trong đó, 55,6% bị
chìm trong vật chứa nƣớc bao gồm cả máy giặt và xô, 53,4% trong các bể bơi trong
nhà và trong sân nhà 22,2% các sự kiện xảy ra trên biển và giếng nƣớc[26].
Nghiên cứu ở Trung Quốc, tỷ suất đuối nƣớc trên 100.000 dân là 5,85 ở khu vực


13
nông thôn và 0,75 ở khu vực thành thị[51]. Ở Thái Lan, đuối nƣớc xảy ra ở cả hai
thành thị và nông thôn, nhƣng vấn đề nghiêm trọng hơn là ở nông thôn. Trẻ em
nông thôn Thái Lan có tỷ suất đuối nƣớc là 72,4/100.000 trẻ. Ở nhóm tuổi từ 10 –
14 tuổi, đuối nƣớc ở khu vực thành thị không ghi nhận đƣợc trƣờng hợp nào. Nhìn
chung, trẻ em nông thôn trong độ tuổi từ 1 – 17 tuổi có khả năng bị đuối nƣớc hơn
5 lần so với trẻ em ở thành thị[29]. Địa điểm xảy ra đuối nƣớc cũng có liên quan
đến độ tuổi. Ở Hoa Kỳ, trẻ nhỏ đuối nƣớc nhiều nhất là trong bồn tắm và xô đựng
nƣớc, nhóm tuổi từ 1 – 4 tuổi ở trong các bể bơi và trẻ em trên 5 tuổi hầu hết ở các
bể bơi, sông và hồ[20]. Ở Liên hiệp Vƣơng quốc Anh, mặc dù tỷ lệ đuối nƣớc
chung ở trẻ em có giảm đi. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua số trẻ em tử vong ở các ao
trong vƣờn và các vùng nƣớc trang trí khác đã tăng lên[44]. Ở Nam Phi địa điểm
xảy ra đuối nƣớc thƣờng là biển, bể bơi và sông, mặc dù một số lƣợng lớn cũng xảy
ra trong và xung quanh nhà (ví dụ nhƣ hồ bơi), thời gian xảy ra đuối nƣớc vào
những ngày cuối tuần (37%) và đuối nƣớc gia tăng vào những tháng hè, đỉnh cao
nhất là tháng 12[43]. Về yếu tố khu vực, có 59% số trƣờng hợp đuối nƣớc xảy ra ở
sông và suối, 28,2% ở ao, 7,7% ở biển và 5,1% xảy ra trong nhà. Hơn một nửa
(52,8%) các trƣờng hợp tử vong xảy ra ở gần nhà khi trẻ đang chơi, trong đó một
phần sáu (16,7%) số nạn nhân đã đang đƣợc trông bởi những đứa trẻ khác vào thời
gian chúng bị chết đuối. Các trƣờng hợp đuối nƣớc gây tử vong xuất hiện nhiều
hơn ở vùng nông thôn, một phần là do đuối nƣớc thƣờng xảy ra ở sông, suối và hồ,

các địa điểm này thƣờng phân bố nhiều ở vùng nông thôn[1]. Một nghiên cứu khác
đuối nƣớc xảy ra nhiều nhất là ở ao hồ (63%), sau đó đến sông, mƣơng/kênh
(28,3%)[17]. Việt Nam có đƣờng bờ biển dài và hệ thống sông, suối, ao hồ chằng
chịt, nhiều gia đình xây dựng nhà ngay trên sông, hồ hay ao hoặc nhà ngay gần
biển. Những ngôi nhà này phần lớn là không có rào bảo vệ xung quanh. Ao, hồ,
sông và suối có thể tìm thấy ở nhiều khu vực ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực phía
Nam thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Vùng nƣớc không đƣợc bảo vệ và có thể
gây nguy hiểm cho trẻ em khi chúng chơi xung quanh hoặc trong vùng nƣớc mà
không có sự giám sát của ngƣời lớn[2]. Khu vực xảy ra đuối nƣớc thƣờng là té
sông, rạch, hầm/ao cá chiếm 83%, các tình huống chết đuối phần lớn là do trẻ em


14
chơi một mình quanh nhà có sông, rạch, ao mƣơng mà không có ngƣời trông
coi[10]. Giếng và bể nƣớc cũng thƣờng không có nắp đậy. Ở một số tỉnh vùng
ĐBSCL, ngƣời dân có thói quen cất nhà trên sông, thuận tiện cho việc làm ăn, buôn
bán. Tất cả các yếu tố trên tạo ra một môi trƣờng không an toàn, và dẫn đến nguy
cơ đuối nƣớc cao đặc biệt là ở trẻ em[2].
Thiếu nhân viên cứu hộ: đây cũng là nguyên nhân góp phần cho giao thông
đƣờng thủy nguy hiểm hơn, đặc biệt là đối với trẻ em, mặc dù có một vài nhân viên
cứu hộ tại một số địa điểm. Hầu hết, ở các bờ biển, bờ sông đều không có lực
lƣợng cứu hộ tuần tra. Đồng thời, cũng chƣa có các quy định về sự có mặt bắt buộc
đối với nhân viên cứu hộ ở các khu vực[2]. Nếu trẻ đuối nƣớc đƣợc cứu vớt trong
vòng một phút đầu khi bị ngạt thì có thể cứu sống 95%, nếu sau 5 – 6 phút thì tỷ lệ
cứu sống chỉ còn 1%[8]. Tỉnh lại sớm có thể giúp giảm nguy cơ tử vong và khuyết
tật. Ở các nƣớc có thu nhập thấp và trung bình, trong đó có Việt Nam, việc tiếp cận
với các dịch vụ điều trị thƣờng khó khăn cả trong vận chuyển nạn nhân tới cơ sở y
tế và khả năng xử trí[2].
Yếu tố gia đình:
Yếu tố kinh tế xã hội: Trong phạm vi một khu vực nhất định trên thế giới cũng có

những sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ tử vong do đuối nƣớc giữa các quốc gia thu
nhập cao và các quốc gia có thu nhập thấp. Điều này cũng đúng trong phạm vi một
số quốc gia nhất định. Thiếu cơ hội học hành kết hợp với tình trạng nghèo đói có
thể là một nhân tố liên quan. Nhóm đối tƣợng có nguy cơ đuối nƣớc cao đƣợc
khẳng định đó là đời sống kinh tế thấp, đông con, ngƣời lớn bận đi kiếm sống, bỏ
mặt con cái. Cha mẹ học vấn thấp, nhận thức thấp không thể quan tâm giáo dục con
cái. Trong thực tế trẻ em gia đình nghèo có con cái bị các loại TNTT là rất cao[16].
Các yếu tố liên quan đến NCS: Có bằng chứng rằng đuối nƣớc ở trẻ em bị ảnh
hƣởng từ trình độ văn hóa của ngƣời chủ gia đình hoặc ngƣời chăm sóc. Ở
Bangladesh nghiên cứu của Rahman Aminur đã chứng minh đƣợc rằng, nguy cơ tử
vong do đuối nƣớc tăng theo tuổi của ngƣời mẹ, nguy cơ chết đuối của trẻ em ở các
bà mẹ trên 30 tuổi cao gấp ba lần so với các bà mẹ dƣới 20 tuổi (OR=3,5; 95% CI:


15
2,1 – 5,6). Nguy cơ đuối nƣớc trẻ em cao hơn ở các bà mẹ không biết chữ hoặc tốt
nghiệp tiểu học so với các bà mẹ đã tốt nghiệp trung học hoặc cao hơn là 2,1 và 1,7
lần. Trẻ em của các gia đình có thu nhập thấp có nguy cơ bị đuối nƣớc cao hơn[22].
Trình độ học vấn thấp, thiếu kiến thức về tai nạn thƣơng tích (TNTT) và phòng
chống TNTT trẻ em của ngƣời dân nông thôn đƣợc thể hiện ở nhiều góc độ, mà sự
thể hiện nổi bật nhất và rõ nhất là quan niệm đơn giản và không đầy đủ về TNTT.
Đặc biệt là nhóm dân cƣ nghèo, họ vẫn quan niệm rằng TNTT là không thể ngăn
cản đƣợc, không thể phòng chống đƣợc. Chính vì quan niệm đơn giản và thiếu hiểu
biết nên hầu nhƣ họ chẳng có bao nhiêu kiến thức về phòng chống TNTT trẻ em.
Đây là một nguy cơ rất nghiêm trọng ở cộng đồng dân cƣ nông thôn hiện nay[16].
Thiếu thốn các phƣơng tiện sinh hoạt và không có phƣơng tiện tiêu dùng văn hóa,
luôn luôn thiếu thông tin, gia đình nghèo là môi trƣờng luôn thiếu an toàn cho trẻ
em. Trẻ em gia đình nghèo phải ở nhà một mình, phải tự trông nhau và phải tự đi
học. Nhƣ vậy, trẻ em gia đình nghèo luôn luôn tiếp cận với các TNTT.
Ảnh hƣởng/hậu quả của đuối nƣớc

Đuối nƣớc là nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại về sinh mạng và sức khỏe
của trẻ em[47]. Đối với trẻ em dƣới 15 tuổi, tại các quốc gia thu nhập thấp và trung
bình ở khu vực Tây Thái Bình Dƣơng của Tổ chức Y tế thế giới, đuối nƣớc là
nguyên nhân của 4% số năm sống điều chỉnh theo bệnh tật (DALYs) trong số tất cả
các nguyên nhân[13]. Tử vong, thƣơng tích và tàn tật tác động lớn đến các cá nhân
và gia đình của họ và nhiều trƣờng hợp kéo dài cả cuộc đời, thƣơng tích ở trẻ em
có thể vƣợt ngoài khả năng tài chính và xã hội cho các gia đình[3]. Đối với các trẻ
em sống sót sau đuối nƣớc, nhiều em phải chịu hậu quả và thƣơng tật lâu dài gây ra
nhiều khó khăn cho gia đình, với các chi phí chăm sóc y tế không thể ngăn cản
đƣợc. Các số liệu toàn cầu chỉ ra rằng có khoảng 28% trong số tất cả các ca tử vong
do thƣơng tích không chủ ý ở trẻ em là do đuối nƣớc và 1,1% của DALYs ở trẻ em
dƣới 15 tuổi tại các quốc gia thu nhập thấp và trung bình là do đuối nƣớc không
gây tử vong[13]. Nghiên cứu đánh giá chi phí của thƣơng tích ở một vài vùng trên
thế giới cho đến nay đã bỏ qua rất nhiều hoặc đánh giá không hết ảnh hƣởng kinh


16
tế của đuối nƣớc. Mặc dù thiếu số liệu chính xác, các ƣớc tính hiện có chỉ ra rằng
đuối nƣớc không gây tử vong có thể gây ra những hậu quả kinh tế nghiêm trọng.
Nghiên cứu đuối nƣớc không gây tử vong ở Hoa Kỳ đã cho thấy, tổng số 53 trƣờng
hợp đuối nƣớc tuổi từ 0 – 14 tuổi, đƣợc ghi nhận chẩn đoán là gần đuối nƣớc, thời
gian nằm viện trung bình là 8 ngày, tổng chi phí 14,141 đô la Mỹ cho mỗi trƣờng
hợp[38].
1.2. Các nghiên cứu về đuối nƣớc trên thế giới và tại Việt Nam
1.2.1. Các nghiên cứu về đuối nƣớc trên thế giới
Nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ của đuối nƣớc trẻ em tại khu vực nông
thôn của đất nƣớc đang phát triển: nghiên cứu bệnh chứng đƣợc Li Yang và các
cộng sự tiến hành thu thập số liệu các trƣờng hợp tử vong do đuối nƣớc ở nhóm trẻ
từ 1 – 14 tuổi trong thời gian từ tháng 1 năm 2002 đến tháng 12 năm 2004[36].
Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn cha/mẹ của trẻ tại 20 quận/huyện của tỉnh Quảng

Tây, Trung Quốc. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp bệnh chứng với cỡ mẫu gồm
có 133 cha mẹ có trẻ tử vong do đuối nƣớc và 266 cha mẹ của trẻ đối chứng. Trẻ
đối chứng đƣợc lựa chọn khi đáp ứng đủ 3 tiêu chí: cùng giới tính với trẻ tử vong,
tuổi lớn hơn hoặc nhỏ hơn trẻ tử vong 2 tuổi và sống gần khu vực với trẻ tử vong.
Công cụ nghiên cứu là bộ câu hỏi bán cấu trúc để thu thập thông tin liên quan đến
trƣờng hợp tử vong do đuối nƣớc nhƣ thời gian, địa điểm, quá trình đuối nƣớc cũng
nhƣ các thông tin về cha mẹ của trẻ nhƣ tình trạng sức khỏe, biết về cấp cứu đuối
nƣớc…Kết quả của nghiên cứu cho biết tỷ lệ trẻ nam tử vong do đuối nƣớc chiếm
60% và nhóm tuổi 1-4 tuổi chiếm 48% các trƣờng hợp trẻ tử vong do đuối nƣớc; có
đến 62% tai nạn xảy ra tại địa điểm cách nhà hoặc cách trƣờng học của trẻ trong
vòng 500 mét; chỉ có 2 trong số 133 trƣờng hợp đuối nƣớc xảy ra tại nơi có rào
chắn hoặc biển cảnh báo. Đặc biệt là tất cả ngƣời chăm sóc trẻ đều không biết cấp
cứu đuối nƣớc. Các yếu tố nguy cơ có ý nghĩa thống kê của đuối nƣớc nhóm tuổi 14 tuổi bao gồm: tình trạng sức khỏe yếu của ngƣời chăm sóc trẻ (OR=3,1 và
khoảng tin cậy 95% là từ 1,9 – 5,8), trẻ không sử dụng các phƣơng tiện hỗ trợ nổi
(phao) với OR=2,3 và khoảng tin cậy 95% là từ 1,4 – 4,5; và trẻ chƣa đƣợc học bơi


×