Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Nghiên cứu thực trạng thị trường và sản xuất lâm sản xuất khẩu tại Công ty Bắc Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.82 KB, 76 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do nghiên cứu.
Chính sách nhà nước đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế nói chung và
lâm nghiệp nói riêng đã tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích số lượng lớn
doanh nghiệp đầu tư vốn vào sản xuất và chế biến lâm sản phục vụ nhu cầu
ngày càng tăng trong nước và xuất khẩu. Nền kinh tế nói chung và lĩnh vực
sản xuất lâm nghiệp nói riêng đã và đang tiếp tục vận hành theo sự chi phối
của các quy luật kinh tế thị trường và ngành hàng lâm sản xuất khẩu đang
ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế
quốc dân.
Trong khi đó Việt Nam đã bắt đầu quá trình hội nhập khu vực mậu dịch
tự do AFTA và đang trong lộ trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới
WTO. Hội nhập khu vực và thế giới đem lại nhiều cơ hội để tăng trưởng kinh
tế trong nước, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, làm cho các sản phẩm
của Việt Nam có thể tìm được vị trí xứng đáng trên thị trường trong và ngoài
nước. Các sản phẩm lâm sản của Việt Nam có cơ hội thâm nhập các thị
trường như Nhật Bản, Châu Âu hoặc các thị trường mới như Mỹ một cách
mạnh mẽ với việc rỡ bỏ các rào cản thương mại và các thủ tục pháp lý.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó thì việc hội nhập quốc tế cũng đặt
ra nhiều khó khăn và thách thức cho nền kinh tế nói chung và ngành chế biến
lâm sản xuất khẩu nói riêng. Các sản phẩm lâm sản của Việt Nam phải tuân
thủ một cách chặt chẽ các các quy định về chất lượng sản phẩm và tiêu chuẩn
môi trường do các nước tiêu thụ quy định, phải cạnh tranh gay gắt với các
nước xuất khẩu đồ gỗ mạnh trong khu vực. Trong khi ngành chế biến lâm sản
xuất khẩu của chúng ta còn bộc lộ nhiều khó khăn chưa giải quyết được như
khó khăn về nguồn nguyên liệu, về thông tin thị trường quốc tế, về công nghệ
và vấn đề thương hiệu..v.v.
1
Do những khó khăn trên nên ngành chế biến lâm sản xuất khẩu của Việt
Nam mặc dù được đánh giá là có lợi thế cạnh tranh hơn các nước khác trong
khu vực nhưng thị phần của hàng lâm sản xuất khẩu nước ta tới các thị trường


còn thấp hơn nhiều nước trong khu vực. Thị trường lâm sản xuất khẩu vẫn
đang được coi là một thị trường giàu tiềm năng mà các doanh nghiệp Việt
Nam chưa khai thác được, nếu như chúng ta khắc phục được những khó khăn
trên thì kim ngạch xuất khẩu trong lĩnh vực này có khả năng tăng mạnh hơn
nữa trong tương lai.
Để khắc phục những khó khăn trên thì việc hoạch định chính sách tạo sự
phát triển chiến lược cho ngành là hết sức quan trọng và cần thiết, điều này sẽ
tạo sự phát triển cân đối, ổn định và bền vững cho ngành chế biến lâm sản
xuất khẩu trong tương lai. Do yêu cầu cấp thiết của quá trình xây dựng chiến
lược phát triển cho ngành đòi hỏi những thông thông tin cập nhật, chính xác
về thị trường và sản xuất của từ các doanh nghiệp nên tôi mạnh dạn nghiên
cứu đề tài:
"Nghiên cứu thực trạng thị trường và sản xuất lâm sản xuất khẩu tại
Công ty Bắc Á"
2. Câu hỏi, mục tiêu nghiên cứu.
Câu hỏi nghiên cứu: thực tiễn vấn đề nghiên cứu đặt ra một số câu hỏi như
sau:
- Tình hình thị trường và sản xuất lâm sản xuất khẩu tại Công ty Bắc Á
hiện nay như thế nào.
- Các chính sách của Đảng và Nhà nước hiện nay ảnh hưởng như thế
nào đến hoạt động sản xuất, chế biến lâm sản phục vụ xuất khẩu nói chung và
Công ty Bắc Á nói riêng.
- Nhu cầu thị trường xuất khẩu ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động
sản xuất, chế biến lâm sản xuất khẩu của Công ty Bắc Á.
2
Mục tiêu nghiên cứu: Những câu hỏi trên đặt ra cho người nghiên cứu rất
nhiều mục tiêu cần thực hiện, nhưng do tính ứng dụng thực tiễn của khoá luận
nên tôi chỉ tập trung vào ba mục tiêu chính sau:
- Tìm hiểu thực trạng thị trường và sản xuất chế biến lâm sản phục vụ
xuất khẩu của Công ty Bắc Á.

- Phân tích vai trò ảnh hưởng của các chính sách hiện hành tới tình hình
thị trường và sản xuất của Công ty Bắc Á hiện nay và trong tương lai.
- Đề xuất được các ý kiến khuyến nghị về mặt chính sách nhằm phát triển
thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng lâm sản xuất khẩu.
3. Đối tượng và nội dung nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu:
- Thị trường xuất khẩu lâm sản của Công ty Bắc Á trong những năm
gần đây.
- Tình hình sản xuất chế biến lâm sản của Công ty.
Nội dung nghiên cứu:
- Tìm hiểu và rà soát lại các văn bản pháp quy hiện hành có liên quan tới
ngành hàng lâm sản xuất khẩu.
- Thực trạng thị trường và tình hình sản xuất chế biến lâm sản của Công
ty.
- Đánh giá ảnh hưởng của các chính sách đang triển khai trong thực tiễn
đến thị trường và sản xuất lâm sản xuất khẩu của Công ty.
- Đề xuất khuyến nghị về mặt chính sách nhằm phát triển thị trường và
sản xuất chế biến lâm sản xuất khẩu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu, kế thừa tài liệu.
+ Sử dụng các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như các tạp chí
và các thông tin báo cáo của các bộ, các ngành.
+ Kế thừa các kết quả của các nghiên cứu khoa học, các khoá luận có liên
quan.
3
+ Sử dụng các báo cáo về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Điều tra khảo sát thực tế để thu thập thông tin, số liệu về tình hình thị
trường và sản xuất của Công ty.
- Sử dụng các phương pháp phân tích kinh tế để tổng hợp và phân tích
các số liệu thông tin thu thập được.

- Sử dụng phương pháp phân tích chính sách để đánh giá tác động của
các chính sách.
- Sử dụng phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của những người
chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu và những người có kinh nghiệm.
5.Phạm vi nghiên cứu.
- Thời gian: Thu thập số liệu liên quan trong 3 năm từ 2002 - 2004.


4
PHẦN II.
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ SẢN XUẤT LÂM SẢN XUẤT
KHẨU.
1.THỊ TRƯỜNG LÂM SẢN QUỐC TẾ.
1.1.Thị trường sản phẩm.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ chủ yếu vẫn là các nước phát triển như
các nước Bắc Mỹ (Mỹ), Châu EU và Châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản). Thị
trường các nước phát triển có lợi thế cơ bản như : Nền kinh tế phát triển ổn
định; sức mua của thị trường lớn và nhu cầu tăng liên tục; các thể chế về kinh
doanh thương mại tương đối hoàn thiện, hệ thống phân phối tiêu thụ rộng
khắp và và năng động.
Theo các chuyên gia thì khuynh hướng tiêu dùng hiện nay của các nước
phát triển đang có sự thay đổi theo hướng có lợi cho các nước đang phát triển.
Cụ thể là, không đòi hỏi quá cao về chất lượng sản phẩm, nhưng phải có nhãn
hiệu thể hiện sự độc đáo cảu sản phẩm với giá cả vừa phải. Cách lựa chọn
những sản phẩm này ở mỗi thị trường, mỗi nước có những đặc điểm riêng
biệt, không giống nhau.
1

Thị trường Mỹ : Các nhà nhập khẩu Mỹ cho biết, hàng năm người tiêu
dùng Hoa Kỳ sử dụng 75 tỷ USD cho mua sắm các mặt hàng gỗ, trong đó 15

tỷ USD hàng gỗ được cung ứng từ các nhà xuất khẩu nước ngoài. Họ chỉ
muốn giao dịch tập trung ở một, hai nhà cung cấp với số lượng lớn, thường sử
dụng đồ gỗ có thêm những chi tiết bằng vật liệu khác như kim loại, nhựa, da,
vải. Người tiêu dùng Mỹ có tính cách: không chờ đợi lâu, quyết định mua bán
nhanh theo ngẫu hứng, không thích các hàng hoá đại chúng dễ bắt chước, chỉ
thích các loại hàng mang vẻ độc đáo, thể hiện cá tính của người mua và coi
trọng đến giá cả.
2
1
Báo đầu tư, 13/10/2004
2
Báo đầu tư, 13/10/2004
5
Nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ tại Mỹ những năm gần đây không ngừng tăng,
ước tính từ 1996 đến năm 2001 nhu cầu này tăng 33,6% (1996: tiêu thụ
23.622 triệu USD, năm 2001: tiêu thụ 31.552 triệu USD). Do trong nước
không đáp ứng đủ nên đồ gỗ nhập khẩu vào Mỹ liên tục tăng, từ mức 4.988
triệu USD năm 1996 lên 10.200 triệu USD năm 2001. Nói cách khác, đồ gỗ
nhập khẩu hiện chiếm 1/3 thị phần đồ gỗ tại Mỹ.
3
Những mặt hàng đồ gỗ được tiêu thụ chính: đồ làm từ gỗ (chiếm 44% thị
phần) gồm giường ngủ, bàn ăn, đồ gỗ phòng khách, bếp; đồ gỗ nhồi (bọc)
chiếm 37,8%, chủ yếu là salông, sôpha; đồ bọc nệm (mattress) chiếm 12,5%;
đồ làm từ kim loại chiếm 5,8%, chủ yếu là đồ ngoài trời và nhà bếp, phòng
ăn.
Vào năm 1996, Canada là nước dẫn đầu về xuất khẩu đồ gỗ vào Mỹ, đến
năm 2001 Trung Quốc đã nhảy lên vị trí thứ nhất với thị phần 33%, tiếp theo
là Canada (18%), Ý (11%), Mexico (7%), Đài Loan (5%). Sản phẩm từ Trung
Quốc gồm đồ bằng gỗ và kim loại, của Canada là bằng gỗ và của Ý chủ yếu là
loại gỗ bọc da, nệm…

Trong nửa cuối năm 2004 thị phần đồ gỗ nhập khẩu của Mỹ đã có sự
thay đổi đáng kể sau khi Bộ thương mại Hoa kỳ điều tra và kết luận Chính
phủ Trung Quốc đã tài trợ gần 1 tỷ USD cho các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ
và áp dụng mức thuế chống bán phá giá với các sản phẩm đồ gỗ Trung Quốc
từ ngày 1/5/2004. Mức thuế chống bán phá giá từ 4,9% đến 198% đã làm cho
giá của các mặt hàng đồ gỗ Trung Quốc nhập vào Mỹ tăng một cách đáng kể,
điều này đã dẫn đến tình trạng nhiều đơn hàng lớn chuyển từ Trung Quốc
sang các nước Châu Á khác đặc biệt là các nước Đông Nam Á nơi có nguồn
nhân công rẻ và có ưu thế hơn về giá cả.
4
Thị trường Châu Âu. Ngành công nghiệp đồ gỗ tại EU là một trong những
ngành sản xuất lớn nhất (tổng trị giá 82 tỉ euro năm 2000, tương đương 73 tỉ
USD) và chiếm ½ sản lượng đồ gỗ thế giới. Trong đó, Ðức chiếm 27% tổng
3
Báo Sài Gòn tiếp thị
4
Báo diễn đàn doanh nghiệp, 26/7/2004
6
sản lượng, tiếp theo là Ý, Pháp và Anh. Toàn EU có khoảng 90.000 cơ sở chế
biến đồ gỗ, trong đó 80.000 cơ sở có dưới 20 nhân công/cơ sở. Những thị
trường tiêu thụ đồ gỗ chính là Ðức (32 tỉ euro), Ý (11,3 tỉ euro), Pháp (11,2 tỉ
euro), Anh, Tây Ban Nha… Thấp nhất là thị trường Bỉ (2,5 tỉ euro/năm).
5
Ðồ gỗ được xem là mặt hàng lâu bền, và 70% người dân EU mua đồ gỗ
là để thay cho đồ cũ. Sức mua đồ gỗ phụ thuộc vào thu nhập của hộ gia đình,
và theo tỉ lệ 1,5 ( khi thu nhập tăng 1 thì nhu cầu mua đồ gỗ tăng 1,5 lần).
Ngoài ra sức mua này còn phụ thuộc vào nhu cầu đầu tư xây dựng nhà ở,
quảng cáo tiếp thị.
Ðồ gỗ EU xuất khẩu tăng trưởng 18% năm 2000 (đạt 9,3 tỉ euro), tuy
nhiên nhập khẩu đồ gỗ năm 2000 lên đến 12,3 tỉ USD, tăng nhanh so mức 9,9

tỉ USD năm 1998 và chiếm gần một nửa nhập khẩu đồ gỗ thế giới. Trong đó,
đồ làm từ gỗ chiếm gần ½. Ba Lan là nước dẫn đầu về xuất khẩu đồ gỗ vào
EU (1,3 tỉ USD năm 2000), chiếm 20% tổng nhập khẩu. Tiếp theo là
Indonesia (555 triệu USD), Trung Quốc (348 triệu USD, gấp đôi mức 1998),
Malaysia (219 triệu USD, tăng 70% so 1998)….
Trong những năm gần đây, khi chất lượng sản phẩm đồ gỗ của các
nước Châu Á được nậng cao thì thị phần của ngành sản xuất đồ gỗ ở Châu Âu
bị thu hẹp do giá thành sản xuất cao, thị phần đồ gỗ nội thất Châu Âu gần như
đang bỏ ngỏ cho hàng nhập khẩu.
6

Nhìn chung, các nước Ðông Âu và Châu Á chiếm thị phần lớn nhất tại
EU. Ðồ gỗ nhập khẩu tập trung vào các mặt hàng dành cho phòng ngủ và các
lĩnh vực khác, trừ đồ gỗ nhà bếp vốn là thế mạnh của các cơ sở tại EU. Ðồ
làm từ gỗ cao su chiếm 70% tổng lượng nhập khẩu do có kết cấu mịn, màu
sáng, dễ nhuộm màu và xử lý để giống như gỗ sồi, gỗ óc chó, gỗ anh đào…
Ngoài ra gỗ cao su còn đáp ứng được các quy định về môi trường nghiêm
nhặt của Châu Âu.
5
Báo Sài Gòn tiếp thị.
6
Báo dầu tư, 13/10/2004
7
Những yếu tố mà người tiêu dùng EU quan tâm nhất là chất lượng, tính
bền, công năng và tiện lợi. Ngoài ra đồ gỗ làm từ gỗ sồi, gỗ thích, gỗ tếch (giá
tị) và các loại gỗ màu đen khác cũng được chuộng do khuynh hướng hoài cổ
của người tiêu dùng.
Hiện nay mặt hàng đồ gỗ chưa được EU bảo hộ, nên các yêu cầu về
mặt hàng này chưa quá khắt khe, đặc biệt là vấn đề thuế theo chế độ ưu đãi
thuế quan phổ cập. Song EU cũng đòi hỏi các nước xuất khẩu phải trình

Chứng chỉ rừng bền vững (FSC), nhằm thúc đẩy thị trường đồ mộc của các
nước trong cộng đồng EU sản xuất từ những vùng nguyên liệu đã được cấp
FSC.
7
Thị trường Nhật Bản. Nhật Bản từ nhiều năm nay là thị trường "ăn hàng" khá
lớn của các nước xuất khẩu hàng gỗ chế biến và thủ công mỹ nghệ. Theo
Jetro (Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản), nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ
của Nhật đang gia tăng, năm 1998 Nhật nhập khẩu trên 306.000 tấn đồ gỗ trị
giá 138 tỷ yên đến năm 2002 con số đã tăng lên gấp đôi. Nếu nói đến đồ nội
thất (bao gồm gỗ, mây, kim loại và khác) thì lượng nhập khẩu của Nhật gần
630.000 tấn trị giá gần 300 tỷ yên vào năm 1998, tăng lên trên 1,1 triệu tấn
với trị giá gần 380 tỷ yên vào năm 2002.
8
Người Nhật giờ đây đang chuyển lựa chọn hàng cao cấp của Châu Âu
sang hàng trung bình với giá cả cạnh tranh của khu vực Châu Á, vì vậy hàng
đồ gỗ vào Nhật phần lớn xuất phát từ Châu Á. Trên 90% lượng đồ gỗ nhập
khẩu vào Nhật Bản có xuất xứ từ các nước trong khu vực này. Trung Quốc là
nước xuất khẩu vào Nhật nhiều nhất và chiếm đến 32,2% thị phần đồ gỗ của
quốc gia này; kế đến là Thái Lan 17,4%, Malaysia 9,2%, Indonesia 8,2% và
Việt Nam đứng thứ năm với 7,3%. Trong thời gian tới, thị phần đồ gỗ xuất
khẩu Trung Quốc tại thị trường Nhật chắc chắn sẽ tăng do đồ gỗ Trung Quốc
bị áp thuế phá giá tại thị trường Mỹ đang có xu hướng quay sang thị trường
Nhật.
7
TTXVN-Hà Nội 13/9/2004
8
Cần bổ sung
8
Hiện nay nguồn cung từ các doanh nghiệp Nhật chỉ đáp ứng khoảng
43% nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và không còn giữ được vai trò

chính đối với thị trường đồ gỗ. Do sở thích người tiêu dùng thay đổi cùng với
sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu đã khiến cho các doanh nghiệp chế biến gỗ
bản địa phải thu hẹp dần sản xuất, vốn chỉ tạo ra sản phẩm kém cạnh tranh do
chi phí lao động cao hơn.
Trung Quốc: Trong những năm gần đây, Trung Quốc đang là một hiện
tượng mới, một đối tác lớn trên thị trường lâm sản thế giới. Các sản phẩm gỗ
của Trung Quốc có sức cạnh tranh lớn do chất lượng tốt, giá bán rẻ, phù hợp
với thị hiếu khách hàng và được đánh giá là thân thiện với môi trường. Hiện
nay sản lượng ván gỗ nhân tạo của Trung Quốc đạt khoảng 21 triệu m
3
, đứng
thứ hai trên thế giới. Sản lượng ván sợi MDF đạt 5,3 triệu m
3
năm 2001 đang
dẫn đầu thế giới. Ngành sản xuất giấy và bìa các tông cũng chỉ đứng sau Mỹ,
với sản lượng đạt được năm 2001 là 32 triệu tấn. Trong khi đó ngành công
nghiệp đồ gỗ đang giữ mức tăng trưởng hàng năm là 15%. Nhiều xí nghiệp
chế biến gỗ tư nhân đã nhập lại với nhau và trở thành lực lượng chủ đạo trong
ngành công nghiệp rừng Trung Quốc do ưu thế cạnh tranh lớn.
1.2.Thị trường nguyên liệu thế giới.
Trong những năm gần đây, nguồn cung cấp gỗ nhiệt đới cho thị trường
thế giới là khu vực Đông Nam Á (Malaysia, Indonesia, Myanmar), Amazon
(Brazil, Peru), Châu Phi (Ghana, Gabon, Congo, Liberia và cộng hoà Trung
Phi) và nguồn cung cấp gỗ ôn đới là chủ yếu là Nga, Canada, vv...
Tình hình xuất nhập khẩu gỗ tròn, gỗ hộp trên thế giới những năm vừa
qua có những biến quan trọng. Trong khi các nước xuất khẩu chủ yếu như
Mỹ, Malaysia đang có xu hướng giảm xuất khẩu các mặt hàng này thì những
nước đang khôi phục lại nền kinh tế sau một thời gian dài trì trệ như Liên
bang Nga lại có xu hướng tăng lượng xuất khẩu hàng năm nên một cách rõ
rệt. Giá trị xuất khẩu gỗ của Liên bang Nga đã tăng từ 945,296 triệu USD

năm 1996 lên 1.338,269 triệu USD năm 2000.
9
Về nhập khẩu, Nhật Bản và Hàn Quốc đang dần dần giảm lượng nhập
khẩu xuống. Nếu như năm 1996, giá trị nhập khẩu gỗ tròn và gỗ hộp của Nhật
Bản lên tới gần 4,5 tỷ USD thì tới năm 2000 giá trị nhập khẩu chỉ còn khoảng
2,3 tỷ, tức là giảm khoảng gần một nửa. Ngược lại, Trung Quốc là nước có
nền kinh tế đang phát triển với tốc độ cao lại có xu thế tăng nhanh lượng gỗ
nhập khẩu. Trong thời gian từ 1996 đến 2000, giá trị nhập khẩu của Trung
Quốc đã tăng từ 457,78 triệu USD lên 1.655,64 triệu USD, tức là khoảng 3.6
lần. Hàng năm, Trung Quốc vẫn phải nhập một khối lượng lớn gỗ tròn (24,3
triệu m
3
năm 2002), gỗ xẻ (5.4 triệu m
3
năm 2002) và ván nhân tạo (636 nghìn
m
3
năm 2002)
9
.
Diện tích rừng được cấp chứng chỉ trên thế giới đã tăng đáng kể trong
những năm qua, chủ yếu do các hệ thống của Forestry Stewardship Council
(FSC), Pan European Forest Certification (PEFS), Sustainable Forestry
Initiatve ở Mỹ và Canadian Standards Asociation (CAS) chi phối. Tiềm năng
cung cấp lâm sản có chứng chỉ (CFPs) cũng tăng đồng thời với diện tích được
cấp chứng chỉ và được ước tính vào khoảng 234 triệu m
3
/năm. Thị trường
CFPs chủ yếu là ở Tây Âu, đặc biệt là Anh, Đức và Hà Lan, và Mỹ. Hiện tại
thị phần theo hệ thống chứng chỉ của FSC là 23%, đứng sau PEFC (34%) và

SFI(26%).
10
Về mặt địa lý, hơn 90% tổng diện tích rừng có chứng chỉ nằm ở Bắc
bán cầu trong đó một nửa ở tại Châu Âu và 41% ở Bắc Mỹ. Các nước đang
phát triển chỉ chiếm không quá 10% tổng diện tích có chứng chỉ chủ yếu do
FSC cấp, trong đó Brazil có diện tích lớn nhất (1,12 triệu ha, trong đó 61% là
rừng trồng), Bolivia có 0,9 triệu ha và Nam Phi có toàn bộ 0,81 triệu ha được
cấp chứng chỉ là rừng trồng. Riêng Công gô có 1,15 triệu ha do Keurhout cấp
chứng chỉ. Sự thay đổi nhanh chóng này chỉ diễn ra trong vòng 2 năm sau khi
Châu Âu và Bắc Mỹ áp dụng các hệ thống chứng chỉ rừng mới, làm cho tỷ
9
Nguyễn Nghía Biên 2003, Tổng quan ngành hàng lâm sản Việt Nam, trang 27.
10
Nguyễn Nghía Biên 2003, Tổng quan ngành hàng lâm sản Việt Nam, trang 28.
10
trọng của các nước đang phát triển đã giảm từ 70% năm 1996 xuống mức như
hiện nay.
Các nước cung cấp lâm sản có chứng chỉ quan trọng nhất hiện nay là
các nước Bắc Âu (Thụy điển, Phần lan), Tây Âu (Ý, Áo, Anh, Đức), Baltic,
Canada và Châu Á. Thị trường về lâm sản có chứng chỉ lại chủ yếu tập trung
ở các nước Tây Âu (Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ), Nhật. Bản và Mỹ.
11
1.3.Chi phí sản xuất.
Năm 2004 cũng đánh dấu sự gia tăng về giá gỗ nguyên liệu mà nguyên
nhân chủ yếu là do: Giá dầu mỏ làm cho cước phí vận tải tăng lên đáng kể,
phí bảo hiểm tăng, sự biến động của những đồng tiền mạnh (USD, Yên), sự
thay đổi trong chính sách của những nước xuất khẩu nguyên liệu và chi phí
cấp chứng chỉ rừng cũng làm giá gỗ tăng.
Chi phí sản xuất trong ngành chế biến lâm sản vì vậy đều tăng lên do
tác động của các yếu tố kể trên (Hình 1). Điều này xảy ra ngay cả ở các nước

sản xuất đồ gỗ chính như Mỹ, Ý, Đức, Nhật, Anh, Canada và Pháp.
12
Hình 1. Chỉ số giá thành sản xuất đồ gỗ của EU năm 2004
Nguồn: ITTO (2004).
2. THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC.
2.1.Thị trường xuất khẩu đồ gỗ.
Kim ngạch xuất khẩu: Những năm gần đây, hoạt động lâm sản xuất
khẩu lâm ở Việt Nam đã có những bước phát triển rất đáng khích lệ. Đầu thập
11
NguyÔn NghÝa Biªn 2003, Tæng quan ngµnh hµng l©m s¶n ViÖt Nam, trang 28÷29.
12
NguyÔn NghÜa Biªn, 2005, B¸o c¸o 2004 ngµnh hµng l©m s¶n.
11
k 90, khi Nh nc cú chớnh sỏch úng ca rng nhm kiờn quyt hn ch
tỡnh trng khai thỏc quỏ mc rng t nhiờn, kim ngch xut khu hng lõm
sn cú b nh hng. K t nm 1996 tr li õy, xut khu lõm sn nhanh
chúng c phc hi v tng trng khỏ (khong 10-15%/nm) v c bit
tng mnh trong nm 2004. Hin nc ta ng th t v xut khu g
trong khu vc éụng Nam (sau Malaysia, Indonesia v Thailand). Mt hng
g gia dng nh B Thng mi cho bit, ó thõm nhp th trng 120
nc, vựng lónh th, trong ú cỏc th trng Nht Bn, M, EU chim 2/3
kim ngch xut khu. Hng g nc ta cú sc cnh tranh cao, do giỏ thnh
r.
13
181
230
199
356
218.3
337

430
567.2
1200
0
200
400
600
800
1000
1200
năm
1996
năm
1997
năm
1998
năm
1999
năm
2000
năm
2001
năm
2002
năm
2003
năm
2004
Triệu USD
kinh ngạch xuất khẩu (đơn vị tính: triệu USD)

Ngun: Tng cc hi quan, 2002 v Tp chớ thng mi
Qua biu cho thy trong vũng 8 nm t nm 1996 n nm 2004
kim ngch xut khu g ca nc ta ó tng gn 7 ln, tc tng trng
ca ngnh c bit tng nhanh trong nhng nm gn õy. Kim ngch ca
ngnh nm 2002 tng 28%, nm 2003 tng 32% v n nm 2004 mc tng
ó lờn ti 112% vi doanh s vt mc 1 t m k hoch t ra.
V chng loi sn phm g xut khu: Trc õy sn phm g xut
khu t ch ch l sn phm thụ (g trũn, g x), ngy nay ó phỏt trin lờn
13
Tạo lợi thế cho đồ gỗ xk, 8/12/2004
12
một trình độ gia công cao hơn, áp dụng công nghệ tẩm, sấy, trang trí bề mặt...
xuất khẩu sản phẩm hoàn chỉnh, sản phẩm có giá trị tăng thêm về công nghệ
và lao động. Hiện nay, sản phẩm xuất khẩu chủ lực của VN vẫn là các loại
bàn ghế ngoài trời bằng gỗ cứng và đồ nội thất bằng gỗ mềm.
Về quy cách, kiểu dáng sản phẩm: Sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt
Nam khi đến tay người tiêu dùng chủ yếu mang tên hiệu của nhà nhập khẩu,
kể cả thiết kế, mẫu mã, quy cách và chủng loại vật liệu do nhà nhập khẩu chỉ
định cung cấp. Rất ít sản phẩm mang thương hiệu gốc của Việt Nam. Việc sản
xuất sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam mang tính gia công do đó mặc dù sản
lượng tăng nhưng lợi nhuận từ việc sản xuất và xuất khẩu còn ở mức hạn chế.
Về thị trường xuất khẩu: Thị trường xuất khẩu đã có sự chuyển biến
mạnh từ thị trường trung chuyển là chủ yếu sang thị trường tiêu dùng là chủ
chính, sản phẩm đồ gỗ Việt Nam từ chỗ chỉ xuất khẩu sang các nước trong
khu vực như Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc.... để các nước này tái xuất khẩu
sang các thị trường khác. Đến nay một số các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất
khẩu trực tiếp sang các thị trường đến tay người tiêu dùng.
14
Nhìn ở tầm trung và dài hạn, đồ gỗ xuất khẩu nước ta triển vọng phát
triển nhanh và ổn định vì thị phần đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam chỉ chiếm 0,2%

kim ngạch nhập khẩu của EU, 0,86% của Mỹ và 7,3% của Nhật Bản. Nghĩa là
giới hạn an toàn phát triển thị trường còn rất rộng (xấp xỉ 20% thị phần mới bị
các nước nhập khẩu dè chừng.
15
Thị trường Mỹ: Năm 2004 cũng đánh dấu một bước ngoặt quan trọng
đối với xuất khẩu lâm sản của Việt nam vào thị trường Mỹ, từ 11,9 triệu USD
năm 2001 lên 73,2 triệu USD vào năm 2002, 147 triệu USD năm 2003 và
trong năm 2004, giá trị đồ gỗ nội thất chiếm 6,6% trong tổng số 5 tỷ USD
xuất khẩu sang Mỹ, tức là khoảng 300 triệu USD. Xuất khẩu vào thị trường
Mỹ tăng mạnh một phần cũng là do Bộ Thương mại Hoa Kỳ đang điều tra
việc bán phá giá đồ gỗ của Trung Quốc ở Mỹ, làm cho các nhà nhập khẩu
14
Trần Đức Sinh, Báo Nông nghiệp và phát triển Nông thôn só 1/2005.
15
Võ Nguyên Huân, Báo Nông nghiệp và phát triển Nông thôn só 11/2004.
13
Hoa Kỳ chuyển hướng quan tâm sang khu vực sản xuất đồ gỗ Việt nam. Tuy
nhiên, đây chỉ là tín hiệu đáng mừng trước mắt mà chưa hẳn là lâu dài do việc
xuất khẩu vào thị trường Mỹ khá mạo hiểm. Một điều có thể rút ra là các
doanh nghiệp Mỹ có thể khiếu kiện bất kỳ một doanh nghiệp nước ngoài nào
về cái gọi là “bán phá giá” lên Bộ Thương mại Mỹ, giống như đã xảy ra với
mặt hàng thuỷ sản của các nước và đồ gỗ của Trung quốc. Không ai dám đảm
bảo chắc chắn rằng đồ gỗ của Việt nam lại không bị kiện trong tương lai
gần.
16
Thị trường EU: Trong tổng kim ngạch xuất khẩu, thị trường EU là một
thị trường lớn và cũng là một thị trường tiềm năng của Việt Nam. Xét về thị
phần, nếu tính riêng trong các nước EU, thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt
Nam sang Pháp là lớn nhất: 29,1%, tiếp theo là Anh: 248% và đứng thứ 3 là
thị trường Ý: 12,6%. Theo đánh giá của các chuyên gia thì Việt Nam đang

đứng trước cơ hội lớn cho ngành xuất khẩu đồ gỗ khi mà thị phần đồ gỗ nội
thất ở Châu Âu hầu như đang bỏ ngỏ cho hàng nhập khẩu. Họ khuyên các
doanh nghiệp Việt Nam nên huyền hướng xuất khẩu các mặt hàng đồ gỗ
ngoài trời sang xuất khẩu đồ nội thất, các mặt hàng mang tính truyền thống rất
độc đáo (nhất là các mặt hàng gỗ khảm xà cừ), không giống hàng Trung Quốc
mà lại phảng phất gu của phương Tây để phát huy được lợi thế của mình mà
lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, do mặt hàng này nhập khẩu vào EU theo một
kênh phân phối nên đã hạn chế rất nhiều khả năng đa dạng hoá sản phẩm và
nâng cao giá bán của các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, hầu hết các
doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ của Việt Nam đều chưa có chứng chỉ FSC do
quốc tế công nhận, điều này ảnh hưởng rất lớn tới quá trình xuất khẩu.
17
Thị Trường Nhật Bản: Nếu nhìn về trung hạn và dài hạn thì đồ gỗ xuất
khẩu Việt Nam thực sự có triển vọng phát triển nhanh và ổn định trên thị
trường Nhật Bản vì thị phần đồ gỗ Việt Nam mới chỉ chiếm 7,3% thị phần,
đứng hàng thứ năm sau Trung Quốc (32,2% thị phần), Thái-lan (17,4%),
16
Nguyễn Nghĩa Biên, 1/2005, Báo cáo năm 2004 ngành hàng lâm sản.
17
Báo đầu tư, 13/10/2004
14
Malaysia (9,2%), Indonesia (8,2%). Điều này đồng nghĩa với việc giới hạn an
toàn phát triển thị trường còn rất rộng.
Đối với thị trường Nhật Bản, bên cạnh các nhà sản xuất, nhà buôn sỉ
sang Việt Nam đặt hàng gia công hay tìm mua hàng mới, các nhà buôn lẻ (có
quy mô buôn bán lớn) mới là nhóm khách hàng lớn nhất của các nhà buôn
Việt Nam. Đây là trung tâm nhập khẩu hàng mới và họ có thể mua hàng chưa
có tên tuổi của nước ngoài về bán - một cơ hội cho hàng Việt Nam chen chân
vào thị trường này. Lối suy nghĩ của người Nhật là chậm mà chắc, do đó khi
bắt đầu họ luôn xuất phát từ những hợp đồng nhỏ nhưng khi đã trở thành đối

tác của nhau thì có thể kỳ vọng những đơn hàng lớn và một mối quan hệ kinh
doanh lâu dài và tốt đẹp.
2.2. Thị trường nguyên liệu.
Nguồn nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu từ chỗ dựa
vào rừng tự nhiện trong nước là chính nay đã chuyển sang chuyển sang dựa
vào nguồn gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng là chính. Nếu như năm 1990, chúng
ta khai thác bình quân từ rừng tự nhiên 1,8 triệu m3/năm thì từ năm 2000 đến
nay chúng ta khai thác bình quân 300.000m3 gỗ rừng tự nhiên, năm 2004 là
200.000m3. Theo dự định con số này sẽ giảm xuống còn 150.000m3 vào năm
2005. Để bù đắp sự thiếu hụt nguyên liệu, hàng năm chúng ta nhập khẩu
khoảng gần 1 triệu m
3
gỗ từ các nước và tăng cường sử dụng gỗ rừng trồng để
sản xuất.
18

Với tình hình hiện nay thì nguyên liệu đang là một vấn đề khó khăn
của nước ta mà Nhà nước phải quan tâm trong chiến lược phát triển ngành
lâm sản xuất khẩu. Theo tính toán cứ 500 triệu USD xuất khẩu cần có 1,3
triệu m3 gỗ tròn nguyên liệu, trong khi chính phủ chỉ cho phép khai thác
chừng 1 triệu m3 gỗ một năm (kể cả rừng tự nhiên và rừng trồng). Để bù đắp
cho sự thiếu hụt này các doanh nghiệp phải tiến hành nhập khẩu gỗ nguyên
liệu bằng nhiều cách khác nhau. Các năm 2002-2003 tỷ trọng nguyên liệu và
phụ liệu gỗ nhập khẩu trong tổng kinh ngạch xuất khẩu chiếm khoảng trên
18
Trần Đức Sinh, Báo Nông nghiệp phát triển Nông thôn- Kì 1- Tháng 1/2005.
15
dưới 40%, với đà gia tăng xuất khẩu như hiện nay tỷ trọng này phải vượt lên
trên 60%.
19

Nhập khẩu gỗ không những làm giá trị gia tăng trong sản phẩm thấp
mà còn khiến doanh nghiệp bị động trong kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tại
thời điểm hiện tại việc nhập khẩu tương đối thuận lợi, nhưng trong tương lai
gần những thay đổi như: Giá cả, chính sách quản lý rừng của các quốc gia
xuất khẩu nguyên liệu ..v.v sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công tác nhập khẩu
nguyên liệu của các doanh nghiệp Việt Nam. Tác động cuối cùng của tiến
trình này sẽ làm cho chúng ta không chủ động được nguyên liệu, cũng có
nghĩa là chúng ta sẽ không đảm bảo được sự phát triển bền vững của ngành
công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu. Ví dụ: năm 2004 nguồn cung gỗ nguyên
liệu trong khu vực giảm do chính sách kiểm soát khai thác gỗ của các nước
trong khu vực như Malaysia và Indonesia cấm xuất khẩu gỗ tròn để bảo vệ
rừng và để dành nguyên liệu cho sản xuất, chế biến gỗ trong nước. Tuy nhiên
nước này vẫn cho xuất khẩu các loại gỗ cưa xẻ nguyên liệu đã qua gia công,
chế biến, gỗ bán thành phẩm. Vì vậy, các doanh nghiệp của Việt Nam phải
mua gỗ của các nước ở xa như Nga, New Zealand, ...
20
Nhưng hiện ngành chế biến gỗ VN phụ thuộc đến 80% nguyên liệu
nhập khẩu. Hàng gỗ ngoài trời phải nhập khẩu 100% nguyên liệu. Năm 2003,
VN nhập trên 250 triệu USD nguyên liệu gỗ. Lượng gỗ khai thác tại chỗ chỉ
đủ cho các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ. Gần đây, giá gỗ nhập khẩu
tăng từ 20% - 30% trong khi giá sản xuất không thay đổi là một thách thức
lớn với các DN xuất khẩu đồ gỗ. Chưa kể, các DN nhỏ phải mua gỗ nhập
khẩu qua nhiều khâu trung gian, ảnh hưởng đến giá thành và sức cạnh tranh
21
Thực tế còn cho thấy một điều là khi giá gỗ nguyên liệu thế giới tăng
thì giá nhập về Việt Nam còn cao hơn nhiều do doanh nghiệp Việt Nam nhập
khẩu nhỏ lẻ, cước phí vận tải cao. Trước tình hình khó khăn về nguyên liệu
như hiện nay đã buộc các doanh nghiệp phải tìm cách liên kết đầu tư ngay tại
19
Tạp chí thương mại

20
Nguyễn Nghĩa Biên1/2005, Báo cáo năm 2004 ngành hàng lâm sản.
21
Báo Người lao động, 1/8/2004.
16
thị trường xuất khẩu để giảm thiểu rủi ro và tìm kiếm nguồn nguyên liệu tập
trung.Giá thành nhập khẩu gỗ nguyên liệu tập trung sẽ giảm đáng kể (10-
12%) so với việc nhập khẩu riêng lẻ của từng doanh nghiệp với số lượng
nhỏ.
22
2.3. Công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam.
Về cơ sở vật chất: Theo thống kê tính đến đầu tháng 10/2003 cả nước
có khoảng 2000 doanh nghiệp chế biến gỗ, trong đó có hơn 300 doanh nghiệp
sản xuất đồ gỗ xuất khẩu. Trong số các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất
khẩu có 60 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu hút hơn 170.000 lao
động trên cả nước, với nhiều nghệ nhân có trình độ tay nghề cao.Một số trung
tâm như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Bình Định, Đồng Nai
đã hình thành các khu liên hợp chế biến gỗ lớn. Bên cạnh các doanh nghiệp
còn có 342 làng nghề gỗ mỹ nghệ tập trung ở một số tỉnh, thành phố như Bắc
Ninh, Hà Tây, Nam Hà, Bình Dương, An Giang.
Quy mô và tình độ khoa học kỹ thuật: Theo nhận định chung các
doanh nghiệp chế biến lâm sản nước ta chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, thiết bị
lạc hậu, sản phẩm còn mang nặng đặc điểm gia công, giá trị thấp, mẫu mã còn
đơn điệu chưa đa dạng, chưa có thương hiệu, rất ít doanh nghiệp xây dựng
được hệ thống quản lý chất lượng ISO.
23
Tại nhiều công ty tình trạng máy
móc thiết bị chế biến gỗ chưa được đầu tư đổi mới nhiều, thiết bị tinh chế
mang tính hiện đại, độ chính xác chưa cao (nhất là các tỉnh phía Bắc và khu 4
cũ)

24
.
Hiện nay, số nhà máy có công suất lớn rất ít, chỉ có 12 nhà máy có
công suất trên 5000 m
3
/năm (không kể các nhà máy giấy). Có 204 nhà máy
có công suất từ 1000- 5000 m
3
/năm, còn lại là các xí nghiệp, cơ sở có công
suất nhỏ dưới 500m
3
năm. Các nhà máy có công suất trên 1000m
3
/năm, phần
lớn được đầu tư trước năm 1975, thiết bị cũ và lạc hậu, công nghệ chế biến
22
TTXVN, 14/5/2004
23
Võ Nguyên Huân, Báo Nông nghiệp phát triển Nông thôn – Số 11/2004.
24
Trần Đức Sinh, Báo Nông nghiệp phát triển Nông thôn – Số 1/2005.
17
phục vụ cho nguyên liệu là gỗ rừng tự nhiên, công nghệ trang sức và hoàn
thiện sản phẩm còn nhiều hạn chế.
25
4. MỘT SỐ VĂN BẢN CHÍNH SÁCH HIỆN HÀNH CÓ LIÊN QUAN.
4.1. Chính sách khuyến khích phát triển rừng.
Chính sách đất đai. Trong thời kỳ đổi mới, luật đất đai của Việt Nam
được thay đổi qua nhiều lần và ngày càng hoàn thiện để phù hợp với điều kiện
hiện tại. Theo như nội dung cơ bản của Luật đất đai mới nhất của Quốc Hội,

Luật số 13/2003- QH11 ban hành ngày 26-11-2003 quy định người sử dụng
đất có những quyền sau:
Điều 106 quy định người sử dụng đất có những quyền sau: Quyền
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền
sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
Quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Điều 67 của luật đất đai quy định thời gian cho thuê đất trồng cây hàng
năm cho hộ gia đình cá nhân sử dụng là không quá 20 năm; thời hạn cho thuê
đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là
không quá 50 năm. thời hạn sử dụng đất sẽ được tiếp tục nếu đất được sử
dụng đúng với quy định của pháp luật.
Chính sách phát triển rừng. Trong những năm gần đây, có 3 chính
sách và chương trình lớn liên quan trực tiếp tới phát triển rừng ở Việt Nam là
Luật bảo vệ và phát triển rừng, Chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc
(Chương trình 327) trong giai đoạn 1993 - 1998, và Chương trình trồng mới 5
triệu ha rừng từ năm 1998 đến nay.
Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004: Luật số 29/2004/QH10 ngày
03 tháng 12 năm 2004 về bảo vệ và phát triển rừng quy định Nhà nước thống
nhất quản lý rừng và đất trồng rừng. Nhà nước giao rừng, đất trồng rừng cho
tổ chức cá nhân để bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng ổn định, lâu dài theo
quy hoạch của Nhà nước. Nhà nước bảo hộ quyền hợp pháp của chủ rừng,
25
Phạm Văn Chương, 2003, Xu hướng phát triển công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam
18
khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn, áp dụng tiến
bộ khoa học, công nghệ vào việc gây trồng rừng, bảo vệ rừng, khai thác và
chế biến lâm sản theo hướng phát triển nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công
nghiệp chế biến. Việc xác định các loại rừng, chuyển mục đích sử dụng từ loại
rừng này sang loại rừng khác do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng số 327 ngày 15-9-1992 về

Chương trình Phủ xanh Đất trống Đồi núi trọc (Chương trình 327). Mục tiêu
của Chương trình là trồng lại rừng ở những nơi đã bị phá, bảo vệ diện tích
rừng tự nhiên còn lại, phát triển cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm, xây
dựng cơ sở hạ tầng, và khuyến khích nông dân định canh định cư. Nhà nước
khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp, Công ty cổ phần, Công ty và các
hộ tư nhân, kể cả liên doanh giữa Công ty hoặc tư nhân với nước ngoài đầu tư
vào việc trồng trọt, chăn nuôi ở vùng đất trống, đồi trọc, bãi bồi ven biển, mặt
nước.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998
về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5
triệu ha rừng với 2 mục tiêu chính: (i) Bảo vệ có hiệu quả vốn rừng hiện có,
trước hết phải bảo vệ diện tích rừng tự nhiên là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ
ở vùng rất xung yếu và xung yếu, kể cả rừng phòng hộ đã trồng theo Chương
trình 327, rừng sản xuất có trữ lượng giàu và trung bình. Thực hiện ngay từ
giai đoạn đầu việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
gắn với định canh, định cư, xoá đói giảm nghèo để bảo vệ, khoanh nuôi rừng
kết hợp trồng bổ sung và trồng mới; (ii) Trồng mới 2 triệu ha rừng phòng hộ,
rừng đặc dụng và 3 triệu ha rừng sản xuất.
Chính sách thuế sử dụng đất.Luật khuyến khích đầu tư trong nước lần
đầu tiên có hiệu lực từ 01/01/1995 và được sửa đổi, bổ sung lần cuối vào
5/1998. Về lĩnh vực lâm nghiệp, văn bản này qui định rõ: được miễn nộp tiền
sử dụng đất trong trường hợp được giao đất cho sản xuất lâm nghiệp, trồng
rừng. Các dự án đầu tư vào lĩnh vực cần khuyến khích, địa bàn cần khuyến
19
khích được miễn thuế sử dụng đất đến 15 năm trong trường hợp được giao
đất. Riêng các dự án trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng cây lâu năm
trên đất hoang hoá, đồi núi trọc được miễn thuế sử dụng đất trong suốt thời
hạn thực hiện dự án. Các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực trồng và khoanh
nuôi tái sinh rừng được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp như:
thuế suất ưu đãi 25%, 20%, 15% tuỳ thuộc vào địa bàn đầu tư ( đại đa số các

dự án lâm nghiệp nêu trên thuộc diện hưởng thuế suất 15% và 20%); được
miễn thuế từ 2 đến 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế, được giảm 50%
thuế từ 2 đến 9 năm tiếp theo (thời gian cụ thể tuỳ thuộc từng địa bàn thực
hiện dự án).
Để khuyến khích các nhà đầu tư tham gia trồng rừng, đất sử dụng cho
các dự án trồng cây công nghiệp được áp dụng mức giá cho thuê đất thấp nhất
trong khung giá qui định đối với từng loại đất sử dụng. Bên cạnh đó, nhiều
chính sách miễn, giảm tiền thuê đất được áp dụng cho các dự án đầu tư nước
ngoài thuộc lĩnh vực trồng rừng: miễn toàn bộ tiền thuê đất trong thời gian
chưa cho sản phẩm và còn được giảm đến 90% tiền thuê đất tuỳ theo từng loại
đất do Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) và Bộ
Tài chính xác định.
Chính sách đầu tư - tín dụng
26
. Nội dung các chính sách đầu tư và tín
dụng được ban hành trong giai đoạn đổi mới đều nhằm khuyến khích ngành
lâm nghiệp phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình nghèo
thuộc ngành lâm nghiệp. Quyết định 264/CT ngày 22/7/1992 của Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng qui định rõ: chủ rừng được vay vốn tín dụng đầu tư trong
chu kỳ đầu với lãi suất ưu đãi bằng 30-50% lãi suất bình thường (tuỳ theo loài
cây và đặc điểm sinh thái từng vùng) để trồng các loài cây có chu kỳ sản xuất
dưới 20 năm được quy hoạch để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. Sau
chu kỳ đầu chủ rừng phải hoàn trả cả vốn lẫn lãi, từ chu kỳ thứ 2 trở đi nếu
thiếu vốn thì được vay với lãi suất bình thường. Nhà nước đầu tư vốn ngân
sách cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sản xuất gỗ lớn, gỗ quý có
26
Nguyễn Nghĩa Biên, 2003, Tổng quan ngành hàng lâm sản Việt Nam, trang 10.
20
chu kỳ sản xuất trên 20 năm, ngay khi khai thác sản phẩm, chủ rừng phải
hoàn trả vốn cho Nhà nước đã đầu tư, như vậy thực chất là áp dụng lãi suất

bằng 0.
Nghị định 14-CP 2-3-1993 về chính sách cho vay vốn để phát triển
nông-lâm-ngư nghiệp và kinh tế nông thôn nêu rõ: “thực hiện cho vay trực
tiếp đến hộ sản xuất, bảo đảm nguyên tắc có hiệu quả kinh tế - xã hội, không
phân biệt thành phần kinh tế, ưu tiên cho vay để thực hiện các dự án do Chính
phủ qui định”. đối với hộ nông dân nghèo không có tài sản thế chấp thì có thể
áp dụng hình thức tín chấp cho vay dài hạn để trồng và chăm sóc cây lâm
nghiệp, chế biến lâm sản với thời hạn trên 36 tháng. Các hộ nghèo, ở vùng núi
cao, hải đảo, vùng xa, vùng sâu, vùng kinh tế mới được vay với lãi suất thấp
hơn lãi suất cùng loại vay là 15%.
Quyết định 661 thay thế quyết định 327 và có hiệu lực từ 01/01/1999.
Về chính sách đầu tư và tín dụng, văn bản này qui định rõ: vốn đầu tư của nhà
nước tiếp tục khoán bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ rất xung yếu và
xung yếu với số tiền công 50.000đ/ha/năm, thời gian không quá 5 năm; khoán
khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung không quá 1 triệu đồng/ha, thời
hạn khoán không quá 6 năm; hỗ trợ bình quân 2 triệu đ/ha cho các tổ chức, hộ
gia đình tự bỏ vốn trồng rừng sản xuất là các loại cây gỗ đặc biệt quý hiếm có
chu kỳ trên 30 năm; suất đầu tư trồng rừng phòng hộ rất xung yếu và xung
yếu là 2,5 triệu đ/ha.
Thực hiện Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính
phủ về kinh tế trang trại, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 14/2000/TT-
BTC ngày 14/8/2000 hướng dẫn chính sách tài chính nhằm phát triển kinh tế
trang trại. Về khía cạnh đầu tư, tín dụng và thuế, các chủ trang trại được
hưởng ưu đãi về vốn đầu tư, miễn giảm thuế, được huy động vốn theo qui
định của pháp luật. Đối với các chủ trang trại đầu tư vào việc trồng rừng
nguyên liệu tập trung, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả, nuôi trồng
thuỷ sản, thực hiện các dịch vụ hỗ trợ, chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản
21
v.v... được quỹ hỗ trợ phát triển của Nhà nước cho vay đầu tư với lãi suất ưu
đãi, bảo lãnh tín dụng đầu tư và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.

Chính sách khai thác sử dụng tài nguyên rừng.Trong điều 56 và điều
57 của luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định: Đối với rừng sản
xuất là rừng tự nhiên và rừng trồng từ vốn ngân sách thì việc khai thác của
phải có hồ sơ thiết kế khai thác được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét
duyệt. Đối với rừng sản xuất mà chủ rừng tự bỏ vốn gây trồng, nuôi dưỡng,
chăm sóc, bảo vệ thì được tự quyền quyết định việc khai thác.
Quy chế về khai thác gỗ, lâm sản còn được cụ thể hóa tại Quyết định số
04/02/2004/QĐ-BNN ban hành ngày 02/02/2004 của Bộ nông nghiệp và Phát
triển nông thôn. Quyết định này quy định khai thác gỗ rừng tự nhiên phải tuân
thủ theo phương án điều chế rừng và thủ tục khai thác theo quy định và hạn
mức khai thác hàng năm được Bộ NN&PTNT trình Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt. Điều 5 chương 2 quy định rừng tự nhiên thuộc rừng sản xuất và rừng
phòng hộ đã được cấp có thẩm quyền giao cho các tổ chức, hộ gia đình cá
nhân để sản xuất, kinh doanh phải thực hiện khai thác theo phương án điều
chế. Rừng của hộ gia đình, cá nhân được giao để quản lý, bảo vệ và được
hưởng lợi theo Quyết định 178 thì không cần xây dựng phương án điều chế.
1.1.2.Chính sách phát triển ngành chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ.
Ngày 1/6/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số
19/2004/CT-TTg về một số giải pháp phát triển ngành ngành chế biến gỗ và
xuất khẩu sản phẩm gỗ. Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, ngành, uỷ ban
nhân dân tổ chức sản xuất trong nước và nhập khẩu đáp ứng kịp thời nhu cầu
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, sản xuất sản phẩm gỗ tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu. Thực hiện mục tiêu này là trách nhiệm và quyền hạn của
Bộ NN&PTNT và UBND các tỉnh, thành phố. Bộ thương mại chủ trì phối
hợp với các Bộ, ngành liên quan, Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, trên cơ sở
nhu cầu nhập khẩu gỗ nguyên liệu, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp trong
việc tìm kiếm, lựa chọn thị trường nhập khẩu; rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ
22
chế, chính sách và tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu cung
cấp đủ gỗ nguyên liệu, nhất là gỗ rừng tự nhiên cho sản xuất sản phẩm gỗ.

Chỉ thị cũng nghiêm cấm các hoạt động đầu cơ, độc quyền, sách nhiễu
gây khó khăn trong việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu ngoài ra chỉ thị này còn
quy định về trách nhiệm của các Bộ, ngành khác trong nỗ lực phát triển ngành
gỗ trong thời gian tới.
1.1.3.Chính sách lưu thông và tiêu thụ sản phẩm.
27

Nếu như hàng loạt chính sách khuyến khích phát triển và tạo vốn rừng
đã được Chính phủ Việt nam ban hành trong thời gian qua, thì nhiều chính
sách quan trọng liên quan tới lưu thông và tiêu thụ sản phẩm cũng đã được
triển khai dưới dạng các văn bản mới ban hành hoặc các quy định trong các
văn bản đã ban hành trước đây. Sự thay đổi chính sách này nhằm mục tiêu là
nhằm xóa bỏ chế độ nhiều giá và tiến tới thực hiện chế độ một giá đối với lâm
sản và nhằm xóa bỏ tình trạng chia cắt thị trường theo địa giới hành chính, mở
rộng lưu thông hàng hóa lâm sản giữa các vùng trong và ngoài nước.
Một trong các nội dung liên quan tới tiêu thụ lâm sản đã được quy định
trong Quyết định 661/TTg ngày 29/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ, theo
đó mọi sản phẩm khai thác từ rừng trồng, tre nứa và lâm sản phụ khác từ rừng
tự nhiên được tự do lưu thông trên thị trường. Quy định này đã được khẳng
định lại trong Quyết định 02/QĐ-BNN-PTLN ngày 05/01/1999 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT (xem phần trên), theo đó chủ rừng được tự do lưu thông sản
phẩm đối với các loài không có hoặc hầu như không có trong rừng tự nhiên
đối với rừng trồng, gỗ vườn, cây trồng phân tán do chủ rừng tự đầu tư. Để thể
chế hóa vấn đề lưu thông và tiêu thụ gỗ và lâm sản trong nước, Bộ Nông
nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định số 47/QĐ-BNN-KL về quy định
kiểm tra việc vận chuyển, sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản, theo đó các
loại gỗ và lâm sản lưu thông trên thị trường đều phải có các chứng từ hợp
pháp liên quan tới nguồn gốc gỗ, lâm sản.
27
Nguyễn Nghĩa Biên, 2003, Tổng quan ngành hàng lâm sản Việt Nam, trang 20.

23
Ngày 16/07/1999 Thủ tướng Chính phủ lại ban hành Chỉ thị 19/CT-
TTg về việc thực hiện các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ gỗ rừng trồng như: i)
cho phép các doanh nghiệp được xuất khẩu các sản phẩm gỗ rừng trồng; ii) áp
dụng ưu đãi về thuế đối với các mặt hàng gỗ xuất khẩu được chế biến từ gỗ
rừng trồng, đặc biệt là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hàng gỗ gia dụng cao
cấp, và iii) tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục cho phép vận chuyển, tiêu
thụ và xuất khẩu gỗ rừng trồng.
Một động thái tích cực nữa là việc bãi bỏ các loại giấy phép trái với
quy định của Luật Doanh nghiệp được nêu trong Quyết định 19/TTg ngày
03/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 896/BNN ngày
20/03/2000 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thi hành quyết định
này. Theo quy định mới này, Bộ NN và PTNT bãi bỏ giấy phép chế biến gỗ
và lâm sản đối với các doanh nghiệp và các Sở NN và PTNT cũng bãi bỏ việc
cấp giấy chứng nhận được chế biến gỗ và lâm sản đối với các tổ chức, cá
nhân, hộ gia đình hành nghề chế biến gỗ và lâm sản.
1.1.4.Chính sách xuất nhập khẩu lâm sản
Chính sách xuất nhập khẩu gỗ có lẽ là chính sách quan trọng nhất được
Chính phủ Việt Nam ban hành nhằm giảm lượng gỗ khai thác và tăng diện
tích rừng. Năm 1993, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 624/TTg ngày
29/12/1993 nghiêm cấm xuất khẩu các loại gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ ván sàn sơ chế
và song nguyên liệu, kể cả việc tái xuất các loại gỗ và song nói trên. Ngoài ra,
Nhà nước còn nghiêm cấm xuất khẩu các loại sản phẩm chế biến từ gỗ mà
bên bán ngụy trang dưới các hình thức để xuất khẩu lậu và bên mua có thể lợi
dụng để làm nguyên liệu. Đến năm 1997, qui định tiêu thụ các loại gỗ thậm
chí còn chặt chẽ hơn: i) cấm xuất khẩu gỗ và các loại sản phẩm chế biến từ
gỗ, trừ hàng gỗ thủ công mỹ nghệ; ii) khuyến khích nhập khẩu gỗ, sử dụng
các nguyên liệu thay thế gỗ, tiết kiệm sử dụng gỗ trong sản xuất và tiêu dùng;
iii) đối với các loại gỗ dành cho chế biến để xuất khẩu, Nhà nước quản lý
bằng hạn ngạch.

24
Ngày 24/03/1998, Thủ tướng Chính phủ lại tiếp tục ban hành Quyết
định 65/TTg về việc xuất khẩu sản phẩm gỗ, lâm sản và nhập khẩu nguyên
liệu gỗ, lâm sản. Văn bản này quy định sản phẩm gỗ được phép xuất khẩu từ
các nguồn gỗ hợp pháp bao gồm sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ sử dụng nguyên
liệu từ rừng tự nhiên, trong đó có các sản phẩm gỗ mỹ nghệ có kết hợp với
song mây, tre, trúc; các sản phẩm song, mây, tre trúc kết hợp gỗ rừng trồng,
gỗ nhập khẩu và gỗ rừng tự nhiên trong nước từ nhóm 3 đến nhóm 8. Các lâm
sản ngoài gỗ khác là thực vật rừng cũng được phép xuất khẩu, trừ các lâm sản
thuộc nhóm IA quy định tại Nghị định 18/HĐBT ngày 17/01/1992.
1.1.5.Chính sách thuế.
28

Thuế tài nguyên. Thuế tài nguyên là điều kiện bắt buộc đối với những
cá nhân và tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế khi tiến hành khai thác và sử
dụng tài nguyên thiên nhiên. Các điều khoản về thuế tài nguyên được quy
định rõ trong Pháp lệnh thuế tài nguyên 1990 và pháp lệnh được sửa đổi năm
1998. Trong lĩnh vực lâm nghiệp, đối tượng chịu thuế là các sản phẩm của
rừng tự nhiên với mức thuế suất cụ thể như sau: các loại gỗ từ 15-40%; củi:
5%; tre, nứa: 190%; trầm hương, ba kích: 25%; hồi, quế, sa nhân: 10%; các
loại dược liệu khác: 5%; động vật rừng được phép khai thác: 20%, vv... Tuy
nhiên, không phải tất cả các lâm sản khai thác từ rừng tự nhiên đều phải chịu
thuế tài nguyên. Ví dụ, Quyết định 661/TTg của Thủ tướng Chính phủ quy
định miễn thuế tài nguyên đối với lâm sản khai thác từ rừng sản xuất là rừng
tự nhiên được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi tái sinh và miễn thuế
buôn chuyến đối với lâm sản thu gom hợp pháp từ rừng trồng và lâm sản
ngoài gỗ khai thác từ rừng tự nhiên.
Thuế giá trị gia tăng (VAT). Bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/1999, thuế
VAT đánh vào các hàng hóa và dịch vụ tại khâu nhập khẩu và bán ra. Đối với
các hoạt động trồng rừng và thị trường lâm sản, luật thuế VAT có các quy

định cụ thể sau:
28
Nguyễn Nghĩa Biên, 2003, Tổng quan ngành hàng lâm sản Việt Nam, trang 22.
25

×