Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Thực trạng đau thắt lưng và một số yếu tố liên quan ở nhân viên điều dưỡng bệnh viện việt đức năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 155 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

HOÀNG THỊ LIÊN

ĐAU THẮT LƢNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở NHÂN VIÊN ĐIỀU DƢỠNG CỦA
BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

HOÀNG THỊ LIÊN

ĐAU THẮT LƢNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở NHÂN VIÊN ĐIỀU DƢỠNG CỦA
BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

TS. Lƣơng Mai Anh

TS. Nguyễn Ngọc Bích


HÀ NỘI, 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành Luận văn tốt nghiệp, Tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ
tận tình của các Thầy Cô giáo, các đơn vị triển khai nghiên cứu, đồng nghiệp, bạn bè
và gia đình.
Tôi xin chân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, các
khoa, phòng, các thầy cô giáo và cán bộ nhân viên trƣờng Đại học Y tế công cộng đã
giảng dạy, chỉ dẫn cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới: TS. Lƣơng Mai Anh –
Phó Cục trƣởng Cục Quản lý Môi trƣờng y tế và TS. Nguyễn Ngọc Bích – Khoa Sức
khỏe Môi trƣờng nghề nghiệp, trƣờng Đại học Y tế công cộng đã tận tâm hƣớng dẫn,
truyền đạt kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và hết lòng tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi thực hiện, hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn: Ban lãnh đạo và chuyên viên ThS.Nguyễn Thị Thu Huyền Cục Quản lý Môi trƣờng y tế; Ban Giám đốc và ThS.Nguyễn Trọng Sơn - Trƣởng
phòng Công tác xã hội, KS. Nguyễn Khánh Duy - Chuyên viên Phòng tổ chức cán bộ
Bệnh viện Việt Đức đã tham gia hỗ trợ đóng góp ý kiến động viên giúp đỡ tôi trong
quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô giáo trong Hội đồng bảo vệ đề
cƣơng; Hội đồng phản biện luận văn kín, Hội đồng bảo vệ luận văn, có những ý kiến
góp ý hết sức quý báu để tôi có thể hoàn thiện luận văn tốt nghiệp.
Xin bày tỏ lòng biết ơn tới những ngƣời thân trong gia đình, học viên trong
lớp, bạn bè đồng nghiệp đã cùng tôi chia sẻ những khó khăn và giành cho tôi những
sự quan tâm, tình cảm trong suốt quá trình học tập và hoàn thành nghiên cứu này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 6 năm 2017



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 4
1.1 Định nghĩa, nguyên nhân, một số khái niệm, ảnh hƣởng của ĐTL ........................ 4
1.2 Tình hình ĐTL ở điều dƣỡng tại Việt Nam, trên thế giới và tổng hợp yếu tố nguy
cơ, công cụ đánh giá từ các nghiên cứu ...................................................................... 13
1.3 Tóm tắt thông tin về địa bàn nghiên cứu............................................................... 24
1.4 Khung lý thuyết ..................................................................................................... 26
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 28
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu: ......................................................................................... 28
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu:....................................................................... 28
2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu:..................................................................................... 28
2.4 Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu: .................................................................... 28
2.5 Phƣơng pháp, công cụ và tổ chức thu thập số liệu ............................................... 29
2.6 Cách đánh giá, tiêu chuẩn đánh giá ..................................................................... 32
2.7 Phƣơng pháp phân tích số liệu ............................................................................. 36
2.8 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................ 37
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ ............................................................................................. 38
3.1 Thông tin chung về mẫu nghiên cứu: .................................................................... 38
3.2 Thực trạng, ảnh hƣởng của ĐTL đối với điều dƣỡng bệnh viện Việt Đức ........... 42
3.3 Những yếu tố liên quan đến ĐTL ở điều dƣỡng bệnh viện Việt Đức................... 47
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN .......................................................................................... 66
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 85
KHUYẾN NGHỊ ......................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 88



Phụ lục 1: Phiếu điều tra sức khỏe tự điền .................................................................. 95
Phụ lục 2: Tổng quan bộ công cụ đánh giá ĐTL ...................................................... 110
Phụ lục 3: Các biến số nghiên cứu ............................................................................ 116
Phụ lục 4: Cách đánh giá các yếu tố tâm lý xã hội ................................................... 132
Phụ lục 5: Dự trù kinh phí, vật tƣ, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu ...................... 136
Phụ lục 6: Kế hoạch nghiên cứu ............................................................................... 137


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CSTL

Cột sống thắt lƣng

DMQ

Bảng câu hỏi tiêu chuẩn hóa cơ xƣơng Hà Lan

ĐTL

Đau thắt lƣng

ĐD

Điều dƣỡng

ODI

Bộ chỉ số khuyết tật Oswetry


RDQ

Bộ câu hỏi đánh giá khuyết tật Roland-Morris

RDQ-12

Bộ câu hỏi đánh giá khuyết tật Roland-Morris phiên bản 12 câu
hỏi.

SNMQ:

Bộ câu hỏi đƣợc chuẩn hóa về các triệu trứng cơ xƣơng Bắc Âu

TVĐĐ

Thoát vị đĩa đệm

THĐĐ

Thoái hóa đĩa đệm


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1 Cách đánh giá mức độ ĐTL trong 7 ngày gần đây ...................................... 33
Bảng 2.2 Cách đánh giá về kiến thức và thực hành phòng ĐTL ................................ 35
Bảng 3.1: Thông tin nhân khẩu học của điều dƣỡng bệnh viện Việt Đức .................. 38
Bảng 3.2: Thông tin chung về nghề nghiệp của điều dƣỡng bệnh viện Việt Đức…. . 39
Bảng 3.3 Thông tin chung tình trạng bệnh lý, chấn thƣơng, dùng thuốc của điều
dƣỡng bệnh viện Hữu nghị Việt Đức .......................................................................... 41
Bảng 3.4: Tổng thời gian ĐTL và mức độ ĐTL của điều dƣỡng Hữu nghị Việt Đức

trong 12 tháng qua ....................................................................................................... 44
Bảng 3.5: Tỉ lệ ĐTL và mức độ khiếm khuyết cơ thể do ĐTL ở điều dƣỡng bệnh viện
Hữu nghị Việt Đức trong 7 ngày gần đây ................................................................... 45
Bảng 3.6: Những ảnh hƣởng sức khỏe, hoạt động và công việc do ĐTL ở điều dƣỡng
bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ..................................................................................... 46
Bảng 3.7. Những yếu tố nhân khẩu học liên quan đến ĐTL ở điều dƣỡng bệnh viện
Hữu nghị Việt Đức ...................................................................................................... 48
Bảng 3.8. Những yếu tố nghề nghiệp chung liên quan đến ĐTL ở điều dƣỡng bệnh
viện Hữu nghị Việt Đức .............................................................................................. 50
Bảng 3.9. Yếu tố kiến thức và thực hành phòng chống ĐTL liên quan đến ĐTL ở
điều dƣỡng bệnh viện Hữu nghị Việt Đức .................................................................. 52
Bảng 3.10. Những yếu tố hành vi lối sống liên quan đến ĐTL ở điều dƣỡng bệnh viện
Hữu nghị Việt Đức ...................................................................................................... 53
Bảng 3.11. Thời gian thực hiện tƣ thế lao động liên quan ĐTL ở điều dƣỡng bệnh
viện Hữu nghị Việt Đức .............................................................................................. 55
Bảng 3.12. Tần suất thực hiện tƣ thế lao động liên quan ĐTL ở điều dƣỡng bệnh viện
Hữu nghị Việt Đức ...................................................................................................... 58
Bảng 3.13. Yếu tố về tổ chức công việc liên quan ĐTL ở điều dƣỡng bệnh viện Hữu
nghị Việt Đức .............................................................................................................. 60
Bảng 3.14. Yếu tố về khối lƣợng công việc liên quan ĐTL ở điều dƣỡng bệnh viện
Hữu nghị Việt Đức ...................................................................................................... 62


Bảng 3.15 Các yếu tố về tâm sinh lý xã hội công việc liên quan đến ĐTL ở điều
dƣỡng........................................................................................................................... 63
Bảng 3.16 Các yếu tố về dịch vụ sức khỏe nghề nghiệp liên quan đến ĐTL ở điều
dƣỡng........................................................................................................................... 65
Biểu đồ 1: Tỉ lệ điều dƣỡng bệnh viện Việt Đức ĐTL trong 12 tháng qua tại bệnh
viện Việt Đức .............................................................................................................. 42
Biểu đồ 2. Tần suất xuất hiện ĐTL ở điều dƣỡng bệnh viện Việt Đức trong 12 tháng

qua…………….. ......................................................................................................... 43
Biểu đồ 3. Thời gian điều dƣỡng bệnh viện Việt Đức ĐTL trong mỗi đợt ................ 43


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Điều dƣỡng là ngành nghề có tỉ lệ rối loạn cơ xƣơng cao nhất và rối loạn cơ
xƣơng phổ biến nhất ở điều dƣỡng là tình trạng đau thắt lƣng (ĐTL). Đặc biệt, kết
quả của một số nghiên cứu cho thấy điều dƣỡng làm việc tại các khoa phẫu thuật có
nguy cơ ĐTL hơn so với các khoa phòng khác.
Nghiên cứu này thực hiện nhằm mô tả thực trạng ĐTL ở nhân viên điều
dƣỡng của bệnh viện Việt Đức năm 2016 và tìm hiểu một số yếu tố liên quan. Nghiên
cứu đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp mô tả cắt ngang có phân tích, từ tháng 3 đến
tháng 6 năm 2016, 518 điều dƣỡng đã hoàn thành phiếu đầy đủ hợp lệ, thông tin
đƣợc thu thập qua bộ câu hỏi tự điền, xử lý bằng phần mềm Epidata 3.1 và SPSS16.0.
Kết quả cho thấy tỷ lệ ĐTL ở điều dƣỡng trong 12 tháng qua là 75,7%. Tỉ lệ
ĐTL trong 12 tháng qua khi đã loại trừ các nguyên nhân về sinh lý/bệnh lý/chấn
thƣơng/dùng thuốc là 74,4%. Tần số xuất hiện đau phổ biến là từ 2-5 đợt (31,5%),
tiếp đến là tần số xuất hiện đau > 5 đợt trong 12 tháng qua là chiếm tỉ lệ 18,1%. Thời
gian đau trong mỗi đợt phần lớn là dƣới 7 ngày (65,6 ), chỉ có 1,9

điều dƣỡng có

thời gian đau k o dài trên 12 tuần trong mỗi đợt. Mức độ đau mỏi điều dƣỡng cảm
thấy trong 12 tháng qua phần lớn là mức độ đau nh (48,8 ) và đau vừa (24,9%). Tỉ
lệ ĐTL ở điều dƣỡng trong 7 ngày qua là 32,4 , mức độ ảnh hƣởng đến sức khỏe do
ĐTL của điều dƣỡng phần lớn mức khiếm khuyết nh với điểm trung bình là 3,8/12
điểm theo thang điểm Roland-Morris.
Tập thể dục, thời gian làm việc gồm giờ hành chính và trực đêm, tần suất trực
đêm, số lƣợng bệnh nhân, hoạt động nâng nhấc bệnh nhân, hoạt động bê vác dụng cụ

công cụ, bê vật nặng thƣờng xuyên, tƣ thế cúi, vận chuyển bệnh nhân bằng cáng, di
chuyển bệnh nhân giữa giƣờng và ghế, di chuyển bệnh nhân bằng tay xung quanh
giƣờng, lo sợ mất việc làm, hỗ trợ của đồng nghiệp, sự công nhận trong công việc,
căng thẳng và thực hành phòng chống ĐTL có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với
ĐTL ở điều dƣỡng.


Khuyến nghị: Cần sắp xếp thời gian hợp lý để có những khoảng nghỉ trong
một ca làm việc; tăng thêm số lƣợng điều dƣỡng bằng cách tuyển thêm hoặc điều
động bổ sung nhóm điều dƣỡng đang thực hiện công việc hành chính, nhằm giảm số
lƣợng bệnh nhân trung bình mỗi điều dƣỡng phải phục vụ trong ca làm việc; nên mua
sắm trang thiết bị máy móc sử dụng trong hoạt động nâng nhấc di chuyển bệnh nhân;
tăng cƣờng công tác tập huấn thực hành tƣ thế đúng trong lao động; đẩy mạnh hoạt
động thể dục thể thao ngoài giờ hành chính; cần có biện pháp và cơ chế để phòng
ngừa giảm stress, tăng tính hỗ trợ và công nhận kết quả đạt đƣợc trong công việc.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế thế giới đau thắt lƣng (ĐTL) là nguyên nhân chính gây ra
sự vắng mặt trong công việc và thiệt hại kinh tế cao [73]. Năm 2010, nghiên cứu về
Bệnh tật toàn cầu đã công bố: ĐTL một trong vấn đề sức khỏe có gánh nặng hàng
đầu, với mức trung bình số năm sống điều chỉnh khuyết tật cao hơn so với bệnh
HIV, thƣơng tích đƣờng bộ, bệnh lao, ung thƣ phổi ....[75]
Trong ngành Y tế, điều dƣỡng là một trong những nghề nghiệp có tỉ lệ ĐTL
cao nhất. Theo kết quả nghiên cứu của Faber A năm 2010, ĐTL đóng góp đáng kể
cho sự thiếu hụt điều dƣỡng trong ngành y tế [14].
Các yếu tố nghề nghiệp chính liên quan đến ĐTL ở nhân viên điều dƣỡng
thƣờng là các yếu tố về tƣ thế lao động, tổ chức lao động và tâm sinh lý xã hội trong
công việc, cụ thể nhƣ: số giờ làm việc trong ngày, nâng nhấc vận chuyển bệnh
nhân, di chuyển bệnh nhân trên giƣờng mà không có sự trợ giúp, thực hiện bằng tay

để chuyển bệnh nhân giữa giƣờng và ghế, tƣ thế đứng lâu > 50% thời gian làm việc,
căng thẳng công việc [4] [63] [68] [69]. Ngoài ra, ĐTL còn có một số yếu tố nguy
cơ khác nhƣ làm việc tại khoa phẫu thuật, không tập thể dục, thiếu cân, thừa cân
[22] [69] … đã đƣợc tìm thấy qua các nghiên cứu.
Tỉ lệ bị ĐTL trong 12 tháng qua của các điều dƣỡng trong bệnh viện các
nƣớc trên thế giới nhƣ Thụy Sỹ, Nigeria, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Thái Lan, Ả rập, Sudan
giao động trong khoảng 61,5%-87,5%. Tại Việt Nam, đã có một nghiên cứu năm
2010 của Nguyễn Bích Diệp chỉ ra rằng tỉ lệ ĐTL ở điều dƣỡng trong hệ điều trị là
72,8% [4], ở mức khá cao so với thế giới.
Trong thời gian dài nhân viên y tế Việt Nam chƣa đƣợc hƣởng đầy đủ các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe lao động vì chúng ta ít coi nhân viên y tế nhƣ những
“ngƣời lao động” hay “công nhân” để xây dựng chƣơng trình phòng tránh phù hợp
[4]. Do vậy, đến nay vẫn chƣa có nghiên cứu chuyên biệt về ĐTL ở nhân viên điều
dƣỡng, mặc dù với nhiều ngành nghề khác vấn đề nghiên cứu này không còn mới.
Trong hơn 1.200 cơ sở y tế khám chữa bệnh của Việt Nam, bệnh viện Hữu
nghị Việt Đức là bệnh viện đầu ngành trong lĩnh vực chuyên môn về ngoại khoa đặc


biệt là phẫu thuật, một trong những yếu tố liên quan với ĐTL đã đƣợc đề cập ở trên.
Theo kết quả đánh giá nhanh ngày 05/10/2015 của Cục Quản lý Môi trƣờng Y tế
phối hợp với Đại học Y tế công cộng Saw Swee Hock, vấn đề sức khỏe liên quan
đến khối lƣợng công việc, tƣ thế lao động và tâm sinh lý lao động ở nhóm điều
dƣỡng là một trong những vấn đề đƣợc các chuyên gia về sức khỏe nghề nghiệp của
đoàn đánh giá quan tâm, thảo luận [66]. Một câu hỏi đặt ra là phải chăng nhân viên
điều dƣỡng của bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đang có nguy cơ cao bị ĐTL?
Từ những lý do trên nghiên cứu “Đau thắt lưng và một số yếu tố liên quan ở
nhân viên điều dưỡng của bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2016." đƣợc tiến hành
nhằm tìm hiểu tình hình đau thắt lƣng ở nhân viên điều dƣỡng bệnh viện Việt Đức
và các yếu tố liên quan để đề xuất các giải pháp cải thiện và phòng ngừa ĐTL cho
nhân viên điều dƣỡng tại bệnh viện.



MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng đau thắt lƣng ở nhân viên điều dƣỡng của bệnh viện Hữu
nghị Việt Đức năm 2016.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến đau thắt lƣng ở nhân viên điều dƣỡng
của bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2016.


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Định nghĩa, nguyên nhân, một số khái niệm, ảnh hƣởng của đau thắt lƣng
1.1.1 Định nghĩa về đau thắt lưng
Đau thắt lƣng là một triệu chứng phổ biến của rối loạn cơ xƣơng, bao gồm
các triệu chứng đau kèm theo căng cơ hoặc cứng khớp tại vùng đƣợc giới hạn bởi
dƣới m p sƣờn và trên nếp cơ mông có thể có hoặc không kèm đau thần kinh tọa
[29]. Theo Tổ chức Y tế thế giới, ĐTL là tổn thƣơng không chấn thƣơng cơ xƣơng
khớp khu vực thắt lƣng [13].
Theo Ủy ban nghiên cứu ĐTL quốc tế phân loại đau thắt lƣng theo thời gian
và mức độ đau nhƣ sau [1] [29]:
Phân loại theo thời gian ĐTL:
-

ĐTL cấp: kéo dài trong 7 ngày

-

ĐTL bán cấp: Từ 7 ngày đến 12 tuần

-


ĐTL mạn tính: Kéo dài trên 12 tuần

Phân loại mức độ đau thắt lưng:
-

Mức 1 (đau nh ): Cảm giác đau mỏi, chịu đựng đƣợc, chƣa ảnh hƣởng sinh
hoạt cá nhân.

-

Mức 2 (đau vừa): Đau mỏi, nhức, cảm giác khó chịu, đi lại sinh hoạt bị hạn
chế, chƣa cần đến ngƣời khác giúp.

-

Mức 3 (rất đau): Đau nhức khó chịu, đi lại sinh hoạt bị hạn chế rõ, cần
ngƣời giúp đỡ.

-

Mức 4 (đau bất động): Đau không dám thay đổi tƣ thế.

-

Mức 5 (đau dữ dội): Nằm yên vẫn đau nhức, cảm giác không chịu nổi phải
kêu rên.

1.1.2 Nguyên nhân gây đau thắt lưng
Tổng quan các tài liệu Y văn tính đến thời điểm hiện tại có thể thống kê các
nguyên nhân gây ĐTL cụ thể nhƣ sau:



a) Nguyên nhân do yếu tố sinh lý/bệnh lý
Thai kỳ: thƣờng gây đau thắt lƣng do những tác động cơ học lên cột sống
thắt lƣng (thay đổi độ cong bình thƣờng của cột sống thắt lƣng) và vị trí của thai nhi
trong bụng. Thêm vào đó, các tác động của hormon estrogen nữ, góp phần làm giãn
các dây chằng và các cấu trúc vùng lƣng [3] [2].
Thoái hóa tại cột sống hoặc đĩa đệm:
Thoái hoá sinh học diễn ra sớm ở các đĩa đệm, đốt sống thắt lƣng, quá trình
thoái hoá đĩa đệm tăng dần theo tuổi và diễn ra liên tục trong suốt đời ngƣời, có
những giai đoạn không có biểu hiện lâm sàng [8] [2].
Khi có nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến cột sống và đĩa đệm
nhƣ những lực xén cắt mạnh đột ngột của chấn thƣơng hoặc lực xoắn vặn… dẫn đến
thoái hoá có thể tiến triển nhanh hơn trở thành những yếu tố bệnh lý [9].
Các bệnh tại cột sống [8] [9] [26] [2]:
-

Thoát vị đĩa đệm.

-

Rách vòng sợi của đĩa đệm

-

Dị tật bẩm sinh h p ống sống

-

H p ống sống


-

Trƣợt đốt sống

-

Nhiễm khuẩn khớp, xƣơng cột sống

-

Viêm cột sống dính khớp

-

Viêm xƣơng-tủy xƣơng của thân đốt sống

-

Khối u tại cột sống

-

Phẫu thuật ngoài màng cứng hoặc tủy sống

Các bệnh khác [3] [8] [26] [2]
-

Loãng xƣơng


-

Bệnh Paget xƣơng

-

Bệnh nhuyễn xƣơng

-

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp tính

-

Hội chứng Reiter hoặc viêm khớp phản ứng


-

Bệnh zona (Herpes zoster) ở vùng lƣng hoặc bụng

-

Viêm thận, sỏi thận, tụ máu thận

-

Viêm bao gân, cân cơ, viêm xơ lan toả

-


Bệnh thần kinh cơ

-

Phình động mạch chủ bụng

-

Viêm tụy cấp

-

Bệnh dạ dày/ đại tràng

-

Các bệnh của tử cung & buồng trứng

-

Phẫu thuật cắt tử cung/buồng trứng

-

Xuất huyết hoặc nhiễm khuẩn vùng chậu

b) Nguyên nhân do chấn thương
Chấn thƣơng thƣờng xuất hiện sau khi có những lực cơ học tác động đột ngột
dữ dội ở cột sống thắt lƣng làm mất khả năng vận động, lan xuống mặt sau đùi và

cẳng chân theo vùng phân bố cảm giác của các rễ thần kinh. Bệnh nhân thƣờng
nghiêng về phía bên không bị tổn thƣơng, hạn chế cử động nhƣ đi bộ, ngồi xổm,
cúi, nghiêng, đau tăng khi thay đổi tƣ thế, khi ho, hắt hơi hoặc rặn khi đại tiện [2].
c)

Nguyên nhân do dùng thuốc
Tác dụng chính và tác dụng phụ của một số thuốc nhƣ warfarin, … có khả

năng gây ĐTL trong một số trƣờng hợp [3] [8] [26].
d) Nguyên nhân do hành vi lối sống
Nguyên nhân liên quan đến hành vi lối sống bao gồm: hút thuốc, rƣợu bia,
không tập thể dục thể thao, béo phì, gầy còm, đi giầy cao gót làm cho khung chậu
phải ngả ra trƣớc và cột sống thắt lƣng phải ở tƣ thế ƣỡn gây ĐTL [3] [26] [2].
e) Nguyên nhân do nghề nghiệp
Nguyên nhân liên quan môi trƣờng lao động nơi làm việc gồm quá tải công
việc, tƣ thế bất lợi và yếu tố tâm lý xã hội trong công việc gây ra ĐTL. Nếu cột
sống phải chịu áp lực trọng tải quá mức do những tƣ thế bất lợi và thời gian thực
hiện tƣ thế sẽ gây ĐTL gồm: Ngồi lâu, đi đứng ở tƣ thế cúi, khom mình hay nâng,
mang vác vật nặng, đi bộ đƣờng dài, đứng lâu, đi xuống dốc, đi xuống núi, thƣờng
xuyên làm việc ở tƣ thế ngả lƣng ra sau hay với tay cao quá đầu, phải nâng nhấc tải


trọng lớn. Khi công việc quá tải do khối lƣợng công việc nhiều, áp lực công việc
lớn, kiệt sức sau nhiều giờ làm việc liên tục trong ngày gây ĐTL [3] [2]. Các yếu tố
tâm lý xã hội trong công việc nhƣ căng thẳng, thiếu sự hỗ trợ, ít khả năng quyết
định, thiếu sự công nhận, mối quan hệ không tốt với cấp trên, lo sợ mất việc khiến
hệ thần kinh giao cảm hoạt động quá mức hoặc kéo dài, các sợi trục cơ trở lên co
cứng, khối cơ thắt lƣng nổi cục gây ĐTL [3] [6] [26].
1.1.3 Điều dƣỡng và Đau thắt lƣng nghề nghiệp ở điều dƣỡng
a) Định nghĩa điều dƣỡng và quy định về công tác điều dƣỡng

Điều dƣỡng viên là ngƣời phụ trách công tác điều dƣỡng, chăm sóc sức khỏe,
kiểm tra tình trạng bệnh nhân, kê toa thuốc và các công việc khác để phục vụ cho
quá trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đến phục hồi, trị liệu cho bệnh nhân [5].
Công tác điều dƣỡng tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Thông tƣ số
07/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011 của Bộ Y tế về việc hƣớng dẫn công tác điều
dƣỡng chăm sóc ngƣời bệnh trong bệnh viện gồm các nhiệm vụ chính gồm: Tƣ vấn,
hƣớng dẫn giáo dục sức khỏe; Chăm sóc về tinh thần; Chăm sóc vệ sinh cá nhân;
Chăm sóc dinh dƣỡng; Chăm sóc phục hồi chức năng; Chăm sóc ngƣời bệnh có chỉ
định phẫu thuật, thủ thuật; Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho ngƣời bệnh;
Chăm sóc ngƣời bệnh giai đoạn hấp hối và ngƣời bệnh tử vong; Thực hiện các kỹ
thuật điều dƣỡng; Theo dõi, đánh giá ngƣời bệnh; Bảo đảm an toàn và phòng ngừa
sai sót chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc ngƣời bệnh; Ghi chép hồ sơ bệnh án.
Chức trách và ngạch viên chức y tế điều dƣỡng đƣợc quy định tại quyết định
số: 26/2015/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ ngày ngày 07 tháng 10 năm 2015 về việc ban
hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức y tế điều dƣỡng.
b) Đau thắt lƣng nghề nghiệp ở điều dƣỡng
ĐTL do nghề nghiệp không phải là một vấn đề mới, đã đƣợc Bernardino
Ramzzini phát hiện là vấn đề của y học lao động từ những năm cuối thế kỷ 16 [6].
Khi xem xét các nguyên nhân dẫn đến ĐTL nghề nghiệp, các nhà nghiên cứu
giai đoạn đầu đã chú ý đến các nguyên nhân từ đĩa đệm đƣợc cho là những nguyên
nhân chính gây lên ĐTL khi nhận thấy có 85

các trƣờng hợp có thoái hóa đĩa đệm


(THĐĐ) trong số những trƣờng hợp có ĐTL. Tuy nhiên, nhƣ đã trình bày ở trên,
THĐĐ cũng thƣờng hay gặp ở những ngƣời không ĐTL và là một sản phẩm của
quá trình lão hóa. Các nhà nghiên cứu sau đó đã quan tâm nhiều hơn đến thoát vị
đĩa đệm (TVĐĐ) khi phát hiện THĐĐ đĩa đệm xảy ra trƣớc khi thoát vị, trƣớc các
biến đổi lâm sàng khác và không phải tất cả các trƣờng hợp TVĐĐ đều xảy ra sau

một chấn thƣơng. Nhiều trƣờng hợp chấn thƣơng cột sống nặng mà không có
TVĐĐ, ngƣợc lại có hơn nửa số bệnh nhân TVĐĐ hình thành từ từ, không có yếu
tố chấn thƣơng. Thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) là nguyên nhân ĐTL ƣớc tính trong 15

các trƣờng hợp [6].
Cho đến nay có thể tóm tắt nguyên nhân gây ĐTL nghề nghiệp do hai nhóm

yếu tố là nhóm yếu tố tác động cơ học và nhóm yếu tố tâm lý – xã hội. Nhóm yếu tố
tác động cơ học bao gồm do tải trọng bất thƣờng (quá tải) trên một tƣ thế gánh chịu
lực sai lệch hoặc quá tải trên tƣ thế gánh chịu lực bình thƣờng hoặc tải trọng bình
thƣờng nhƣng trên cơ chế gánh chịu lực sai tƣ thế hoặc do tải trọng bình thƣờng
trên một tƣ thế gánh chịu lực bình thƣờng nhƣng trong một khoảng thời gian quá
lâu. Điều kiện nghề nghiệp có các yếu tố cơ học trên buộc cột sống phải:
- Vận động quá giới hạn sinh lý:
- Làm việc trong tƣ thế gò bó, quá ƣỡn, quá gù, lệch v o cột sống
- Thƣờng xuyên cúi vặn mình
- Nâng vật nặng
- Lao động thể lực nặng
- Làm việc trong cơ chế rung xóc.
Đây là những yếu tố gây ra “vi chấn thƣơng” đối với đĩa đệm cột sống và
những tác động trọng tải quá mức không cân đối thúc đẩy nhanh quá trình thoái hoá
đĩa đệm và gây ra ĐTL nghề nghiệp.
Nhóm yếu tố tâm lý xã hội bao gồm áp lực tâm lý cao, bị stress kéo dài, công
việc đòi hỏi chịu trách nhiệm cao, công việc cần sự tập trung cao độ, làm quá giờ
nhiều cũng là những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng ĐTL ở ngƣời lao động.
Sau đó ĐTL nghề nghiệp trở thành đau thắt lƣng mạn tính dai dẳng [2].
Trong môi trƣờng lao động của điều dƣỡng tại bệnh viện và do những đặc


điểm về hành vi lối sống của mỗi cá nhân điều dƣỡng đã dẫn đến sự xuất hiện

những cơ chế gây ra ĐTL nghề nghiệp, kèm theo các đặc điểm ĐTL cụ thể nhƣ sau:
Tƣ thế lặp lại, giữ lâu một tƣ thế, quá biên độ sinh lý: CSTL có biên độ
hoạt động rất lớn, gồm các động tác: cúi, ngửa nghiêng xoay với góc độ rộng. Bình
thƣờng động tác ngửa đƣợc 25-30o, nghiêng sang bên đƣợc 25-30 o, quay sang bên
đƣợc 30

o [10]

. Trong quá trình lao động, một số tƣ thế lao động của điều dƣỡng

khiến cột sống phải ở lâu hoặc lặp đi lặp lại một tƣ thế giới hạn lớn của các biên độ
hoặc tạo thành một góc quá biên độ ví dụ nhƣ khi cúi nâng khiêng di chuyển bệnh
nhân thì tùy mức tác động sẽ gây những sang chấn làm tổn thƣơng các thành phần
của cột sống. Tổn thƣơng này gây đau cột sống và làm hạn chế hoặc không thể thực
hiện đƣợc các động tác cúi, ngửa, nghiêng, xoay.
Áp lực trọng tải lên vùng CSTL: Áp lực trọng tải của những đốt sống thắt
lƣng cuối cùng trong tƣ thế nằm là 15-25kg lực, ở tƣ thế đứng là 100kg lực và tƣ thế
ngồi là 150 kg lực [10]. Áp lực này còn tăng lên nhiều nếu cột sống ở tƣ thế
nghiêng, nâng và mang vác vật nặng ví dụ nhƣ khi cúi ra trƣớc là 140kg lực, nhƣng
nếu đồng thời xách thêm 20kg thì áp lực nội đĩa đệm tăng lên đột ngột tới 200kg lực
(theo Nachemson và Morris). Theo kết quả nghiên cứu nâng dƣới 3 kg không có
nguy cơ bị ĐTL, nâng 10 kg thƣờng xuyên tại nơi làm việc sẽ cho kết quả trong 1,4
trƣờng hợp thêm ĐTL cho những 100 nhân viên mỗi năm, nâng 25 kg sẽ cho kết
quả trong 3,3 trƣờng hợp thêm ĐTL [47]. Đối với công việc nâng, nhấc, khiêng, đỡ
bệnh nhân, điều dƣỡng thƣờng xuyên bị áp lực trọng tải lên vùng CSTL thêm
khoảng > 25 kg trọng lƣợng bệnh nhân. Khi lực gần với giới hạn tối đa của các cơ
thì sự căng quá mức có thể chuyển lực sang các tổ chức phần mềm khác nhƣ dây
chằng và đĩa đệm gây sang chấn các tổ chức này [1].
Lực tác động nhanh đột ngột: Trong động tác lao động có nâng hoặc xoay
cột sống đột ngột nhƣ khi điều dƣỡng nâng nhấc bệnh nhân quá nặng xoay

chuyển…, các vòng sợi cột sống ở phía trực tiếp sẽ bị căng ra, trong đó các vòng sợi
ở bên đối diện sẽ chun lại. Sự xoắn vặn sẽ gây sang chấn tập trung ở những vòng
sợi sau bên, làm rạn nứt vòng sợi mất tính đàn hồi khiến đĩa đệm dễ bị tổn thƣơng
đau đớn nếu phải chịu tải trọng lớn nhƣ trƣớc, đây là vị trí dễ bị thoát vị đĩa đệm.


Thoát vị đĩa đệm đƣợc coi là nguyên nhân gây đau dây thần kinh ngồi trong khoảng
95

các trƣờng hợp [10]. Các khớp liên cuống bị đau trong khoảng từ 10% -15%

các trƣờng hợp ĐTL mãn tính [2].
Thoái hóa ở những vùng tổn thƣơng cũ: cùng với thời gian, các đốt sống bị
tổn thƣơng trƣớc của điều dƣỡng cũng có thể bị hƣ hỏng nặng thêm. ĐTL do thoái
hóa ở điều dƣỡng mang tính chất cơ học, đau ban ngày, đau tăng khi đi lại, vận
động hoặc làm việc, giảm khi nghỉ ngơi. Có một vài vùng ở cột sống có nguy cơ dễ
bị sang chấn hơn các vùng khác, ví dụ thoái hóa ở L4-L5, L3-L4 làm cho cột sống
có xu hƣớng trở lên không bền vững, gây ra trƣợt đốt sống L4 về trƣớc. Trƣợt đốt
sống do thoái hóa dẫn đến h p ống sống gây ra ĐTL và dấu hiệu đau cách hồi khi đi
lại [6].
Cơ vùng thắt lƣng lỏng lẻo, teo đét, có nhiều mỡ tích tụ: Các cơ vùng cột
sống cũng có nhiều vai trò trong cơ chế bệnh sinh của ĐTL. Sự teo đ t hoặc lỏng
lẻo của cơ bụng và cơ lƣng cũng nhƣ sự tích tụ quá nhiều mỡ trong tổ chức cơ ở
những ngƣời b o phì đều làm giảm chức năng vận động và chống đỡ của cơ, khiến
cho cột sống dễ bị mỏi và đau [6]. Vì vậy với các điều dƣỡng có chỉ số BMI cao ở
dạng béo phì hoặc thấp ở dạng gầy còm có nguy cơ đau thắt lƣng nhiều hơn so với
các điều dƣỡng có BMI trong khoảng tiêu chuẩn.
Hệ thần kinh giao cảm hoạt động quá mức: Các cơ vùng lƣng đƣợc chi phối
chủ yếu bởi các neutron thần kinh vận động từ các tế bào sừng trƣớc của tủy bụng.
Tuy nhiên cơ cũng đƣợc chi phối bởi hệ thống thần kinh thực vật giống nhƣ các

mạch máu. Nếu hệ thống thần kinh giao cảm hoạt động quá mức hoặc kéo dài sẽ
khiến các sợi trục cơ trở lên co cứng, khối cơ nổi cục [3] [6]. Ở các điều dƣỡng có
thể là những căng thẳng trong cuộc sống hoặc công việc, khi mà những nhu cầu tâm
lý công việc rất bức xúc mà không đƣợc giải tỏa gây ra ĐTL.
c) Cách xác định ĐTL nghề nghiệp
Nguồn gốc chính xác của ĐTL thƣờng rất khó xác định. Trong phần lớn các
trƣờng hợp, ĐTL không tìm đƣợc nguyên nhân cụ thể và đã là một vấn đề chính
trong chẩn đoán và điều trị [74]. Tính đến nay, ĐTL đƣợc biết đến vừa là một biểu


hiện triệu chứng của nhiều bệnh vừa là một hội chứng, một biểu rối loạn chức năng
cơ xƣơng vùng thắt lƣng. Về cơ chế ĐTL do nghề nghiệp đã đƣợc y học lao động
hiện đại xác định rõ, nhƣng cũng nhƣ đa số các trƣờng hợp bệnh, ĐTL do nghề
nghiệp chƣa có một “tiêu chuẩn vàng”. Do tính chất đa yếu tố của ĐTL, trong
nhiệm vụ thông báo bệnh nghề nghiệp, các bác sĩ nghề nghiệp ở một số nƣớc nhƣ
Hà Lan đƣợc trợ giúp bởi một hƣớng dẫn chẩn đoán dựa trên bằng chứng về bản
chất công việc liên quan đến ĐTL để quyết định [39, 45] và báo cáo các trƣờng hợp
ĐTL liên quan đến nghề nghiệp hàng năm. Hƣớng dẫn chẩn đoán gồm 3 nội dung
chính: thứ nhất là về định nghĩa trƣờng hợp ĐTL nghề nghiệp (x t trên đối tƣợng
với nghề nghiệp có nguy cơ, loại trừ đi các bệnh cụ thể có triệu trứng liên quan
ĐTL); thứ hai là đánh giá đo kiểm, định lƣợng các nguy cơ trong môi trƣờng làm
việc; thứ ba là tính toán các hệ số ảnh hƣởng ĐTL liên quan đến các yếu tố độc lập
nhƣ tuổi tác…
Trong năm 2013, các bác sĩ nghề nghiệp ở Hà Lan báo cáo 505 trƣờng hợp
ĐTL là bệnh nghề nghiệp, chiếm tỉ lệ 26% của tổng số các báo cáo rối loạn cơ
xƣơng nghề nghiệp. Kết quả tƣơng tự đã đƣợc báo cáo ở Hàn Quốc [46] hoặc
Vƣơng quốc Anh [48]. Trên thế giới, 37

trƣờng hợp lao động bị ĐTL đƣợc quy


cho nghề nghiệp, với thiệt hại ƣớc tính hàng năm mất đi 818.000 năm sống trong
khuyết tật đã đƣợc điều chỉnh trên toàn thế giới [49].
1.1.4 Ảnh hƣởng của đau thắt lƣng đối với điều dƣỡng và bệnh viện
a)
-

Những ảnh hƣởng của ĐTL đối với điều dƣỡng
Ảnh hƣởng đến sức khỏe:
ĐTL khiến cơ thể điều dƣỡng phải chịu đựng sự đau đớn, nhức mỏi trong các

mô. ĐTL cấp tính đôi khi ở mức độ khá trầm trọng, có thể tự biến mất mà không
cần can thiệp y tế hoặc có thể điều trị hết trong vòng một đến vài tuần nhƣng khả
năng tái phát ở 24-50

các trƣờng hợp trong vòng 12 tháng [20]. Nghiên cứu của

Greg McIntosh và cộng sự năm 2011 cho thấy, có đến 75% những ngƣời có tiền sử
ĐTL sẽ bị tái phát ít nhất một lần sau đó [36] ĐTL mạn tính (đau trên 12 tuần) tái


phát thƣờng xuyên và nghiêm trọng hơn đã phải đến cơ sở điều trị thƣờng xuyên
hoặc k o dài hơn so với trƣớc đó [38]
ĐTL làm hạn chế chức năng vận động của cột sống nhƣ cúi lƣng, giảm giãn
cột sống và khả năng nâng vác [1]. Ngoài ra đau thắt lƣng còn tác động tiêu cực đến
các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và chất lƣợng cuộc sống của điều dƣỡng nhƣ hạn
chế tƣ thế vận động gồm đi, đứng, ngồi; bị mất ngủ vì cơn ĐTL và gần 100% bị hạn
chế các hoạt động tình dục, xã hội và khả năng di chuyển xa ở các mức độ khác
nhau [13]. Khi ĐTL tiến triển nặng thêm, cơ thể bị suy sụp, không đi lại đƣợc và có
những rối loạn trầm trọng về vận động, cảm giác, đại tiểu tiện do vậy mất khả năng
sinh hoạt và lao động, sống phụ thuộc vào gia đình và xã hội. Trong quá trình điều

trị ĐTL có thể cần đến sự can thiệp của phẫu thuật (phần lớn trƣờng hợp có hội
chứng đuôi ngựa) và có thể bị các di chứng k o dài nhƣ đau do viêm dính, liệt chân
hoặc rối loạn đại tiểu tiện.
Ngoài ra, ĐTL còn dẫn những thay đổi hình dáng cơ thể ngoài những ảnh
thƣởng tới sức khỏe còn ảnh hƣởng không nhỏ đến tính thẩm mĩ nhƣ cong v o cột
sống, gù nhọn, gù tròn, tƣ thế ƣỡn lƣng …
- Ảnh hƣởng khả năng lao động
Trên thế giới, 37

trƣờng hợp ĐTL là do nghề nghiệp [62]. ĐTL là một vấn

đề sức khỏe phổ biến, gây ra 11-13,5% trong tổng số các bệnh của lực lƣợng lao
động và là một trong những nguyên nhân nghỉ việc, nhất là ở các nƣớc phƣơng Tây
[70]. Thời gian nghỉ ốm của ngƣời lao động cũng tỉ lệ nghịch với khả năng quay lại
làm việc khi có ít nhất 50

ngƣời bị ĐTL nghỉ việc trong vòng 6 tháng và nếu nghỉ

việc trên 2 năm vì ĐTL thì cơ hội trở lại làm việc gần nhƣ bằng không [20]
Theo tổ chức điều dƣỡng Mỹ công bố năm 2016, có khoảng 52
phàn nàn về đau lƣng mãn tính, 12
lƣng; 20

điều dƣỡng

rời khỏi công việc cho sức khỏe tốt hơn vì đau

chuyển việc sang một đơn vị khác nhau hoặc thay đổi vị trí công việc vì

đau lƣng, 12


xem x t lại nghề và 38% bị đau lƣng nghề nghiệp đủ nghiêm trọng

để phải nghỉ việc [21].
- Ảnh hƣởng kinh tế


Ngoài những chi phí đƣợc cơ quan bảo hiểm chi trả, còn nhiều thiệt hại về
kinh tế khác nhƣ sự sụt giảm thu nhập, chi phí phát sinh trong quá trình điều trị
ngoài bảo hiểm cũng không nhỏ. Chi phí để chữa trị cho những đợt ĐTL cấp trên
nền ĐTL mãn tính do những sự cố cơ học (mà ở ngƣời bình thƣờng sẽ không gây
ảnh hƣởng) cũng sẽ trở thành gánh nặng chi phí đeo đẳng cho ngƣời bệnh. Một số
trƣờng hợp phải nghỉ việc do hạn chế của vận động và thể lực đến từ hậu quả của
ĐTL nghề nghiệp cũng khiến ngƣời điều dƣỡng khó tìm kiếm việc làm khác trong
tƣơng lai sẽ trở thành phụ thuộc kinh tế hoàn toàn vào gia đình và xã hội.
b) Những ảnh hƣởng của ĐTL ở điều dƣỡng đến bệnh viện
ĐTL có tác động cấp độ tổ chức tức là ảnh hƣởng đến bệnh viện nơi điều
dƣỡng làm việc gồm: làm ảnh hƣởng đến kinh tế, lực lƣợng lao động và chất lƣợng
chăm sóc bệnh nhân của công việc điều dƣỡng [13] [14] [15], cụ thể:
-

Tác động về kinh tế bao gồm các chi phí chăm sóc sức khỏe, bồi thƣờng cho

nhân viên điều dƣỡng, mất năng suất lao động, tuyển dụng nhân viên mới, đào tạo
thay thế nhân viên, và giảm sút tinh thần làm việc của nhân viên khác [14] [15].
- Tác động đến lực lƣợng lao động điều dƣỡng bao gồm sắp xếp công việc khi
nhân viên nghỉ do ĐTL, luân chuyển cán bộ, giảm tỷ lệ duy trì ổn định đội ngũ nhân
viên, và thiếu nhân viên [15] [58]. Tác động về chất lƣợng chăm sóc gồm tác động
do việc luân chuyển cán bộ dẫn đến thiếu điều dƣỡng làm đe dọa hoặc giảm chất
lƣợng chăm sóc bệnh nhân, tác động một phần đến kết quả điều trị [35]. Đau thắt

lƣng đã đóng góp đáng kể cho sự thiếu hụt điều dƣỡng trong ngành y tế [30].
1.2 Tình hình đau thắt lƣng ở điều dƣỡng tại Việt Nam, trên thế giới và tổng
hợp các yếu tố nguy cơ, công cụ đánh giá từ các nghiên cứu
1.2.1 Tình hình đau thắt lƣng ở nhân viên điều dƣỡng trên thế giới
Năm 1995, Julia Smedley đã tiến hành nghiên cứu về nguy cơ ĐTL từ các
hoạt động bằng tay của nhân viên điều dƣỡng, với 2405 điều dƣỡng của những bệnh
viện đại học Southampton University Hospitals, tại Anh cho thấy số lƣợng bệnh nhân
vận chuyển trung bình trong một ca làm việc ở các tƣ thế khác nhau có nguy cơ ĐTL
khác nhau: bằng cáng >5 bệnh nhân/ca OR=1,3; thực hiện bằng tay để chuyển giữa


giƣờng và ghế trong khoảng 1-4 bệnh nhân/ca có OR =1,5, từ 5-9/ca có OR= 1,7 từ
10 bệnh nhân trở lên điều chỉnh theo tuổi có OR =1,5; thực hiện bằng tay để chuyển
xung quanh giƣờng trung bình, thực hiện bằng tay để nâng bệnh nhân từ sàn nhà với
> 1 bệnh nhân/ca có OR = 1,3 [68].
Năm 2002, I Maul và cộng sự đã đăng báo một nghiên cứu dọc trong 8 năm
để mô tả quá trình ĐTL tại bệnh viện trƣờng đại học lớn ở Thụy Sĩ (từ 1991 đến
1999). Một phiên bản sửa đổi của các câu hỏi Bắc Âu đã đƣợc mở rộng để có đƣợc
thông tin về dữ liệu nhân khẩu học, các hoạt động nghề nghiệp, và các khía cạnh
khác nhau của ĐTL. Các điều dƣỡng đã trả lời các câu hỏi tất cả ba lần (n = 269)
đƣợc phân loại vào các phân nhóm theo mức độ đau. Kết quả nghiên cứu ĐTL là rất
phổ biến với tỉ lệ hàng năm từ 73

đến 76%. Một tỷ lệ lớn (38%) cho biết cƣờng

độ tƣơng tự của ĐTL trên cả ba lần. Tỷ lệ của điều dƣỡng báo cáo ĐTL tăng lặp đi
lặp lại tại 3 thời điểm nghiên cứu là 19%, tỷ lệ điều dƣỡng phàn nàn ĐTL giảm lặp
đi lặp lại là 17 . Nhƣ vậy nghiên cứu đƣa ra một minh chứng rõ ràng rằng ĐTL là
một vấn đề dai dẳng ở các điều dƣỡng. Trong thời gian hơn tám năm gần một nửa
số điều dƣỡng chỉ cùng cƣờng độ của ĐTL, do đó ĐTL củng cố những đợt tái phát

hơn là một sự tiến triển trầm trọng của ĐTL. Hạn chế của nghiên cứu: chỉ có một
mẫu của của các đối tƣợng đƣợc kiểm tra lâm sàng do đó không thể là giá trị kết
quả tổng quát, khoảng cách lấy thông tin ở giai đoạn sau cách 18 tháng nên khả
năng nhớ lại sẽ bị ảnh hƣởng, có một số đối tƣợng điều dƣỡng thay đổi trong quá
trình nghiên cứu, không tham gia vào nghiên cứu do đó ảnh hƣởng đến tính khái
quát của nghiên cứu [55].
Năm 2006, Karahan A và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu mô tả tần suất và
các yếu tố nguy cơ cho bệnh ĐTL ở các nhân viên y tế trong bệnh viện Thổ Nhĩ Kỳ.
Đối tƣợng nghiên cứu là 1600 nhân viên trong sáu bệnh viện liên kết với một
trƣờng đại học Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm cả y tá, bác sĩ, vật lý trị liệu, kỹ thuật viên, thƣ
ký và trợ lý của bệnh viện. Phƣơng pháp nghiên cứu là thiết kế điều tra cắt ngang.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ĐTL xuất hiện trong vòng 12 tháng qua cao nhất
đƣợc báo cáo ở nhóm điều dƣỡng (77,1%) và thấp nhất trong số các thƣ ký (54,1 )
và phụ tá của bệnh viện (53,5 ). Trong đa số các trƣờng hợp (78,3 ) đối tƣợng


xuất hiện ĐTL sau khi bắt đầu làm việc trong bệnh viện, có 33,3% số ngƣời đƣợc
hỏi tìm kiếm chăm sóc y tế cho ĐTL ở mức 'vừa phải' và khoảng một nửa trong số
đó (53,8 , n = 143) đã đƣợc chẩn đoán là thoát vị đĩa đệm thắt lƣng. Tuổi tác, giới
tính nữ, hút thuốc, nghề nghiệp, căng thẳng do công việc và nâng nặng là yếu tố
nguy cơ có ý nghĩa thống kê khi các kỹ thuật hồi quy logistic đa biến đƣợc tiến
hành (P <0,05). Nghiên cứu khuyến nghị cần thực hiện biện pháp phòng ngừa nhƣ:
sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, chƣơng trình giáo dục tƣ thế lao động phù hợp
và các chƣơng trình cai thuốc lá [15].
Năm 2008, Chuliporn Sopajareeya MS và cộng sự tiến hành một nghiên cứu
cắt ngang tại bệnh viện công Singburi của Thái Lan về việc xác định tỷ lệ và yếu tố
nguy cơ gây ĐTL ở nhân viên điều dƣỡng. Đối tƣợng nghiên cứu là 265 điều dƣỡng
tình nguyện tham gia vào nghiên cứu và làm việc tại bệnh viện ít nhất 1 năm. Dữ
liệu đƣợc thu thập bằng cách sử dụng một bảng câu hỏi tự điền. Kết quả nghiên cứu
cho thấy tỷ lệ phổ biến của bệnh ĐTL ở điều dƣỡng trong 12 tháng qua là 61,5%.

Các biến có mối tƣơng quan thuận đƣợc tìm thấy trong nghiên cứu bao gồm a) di
chuyển bệnh nhân trên giƣờng mà không có trợ giúp (OR = 2,08; 95% CI = 1,243,49), b) di chuyển bệnh nhân trên giƣờng mà không sử dụng các thiết bị nâng hạ
(OR = 1,77; CI 95% = 1,07-2,93), c) đứng liên tục trong hơn hơn 6 tiếng một ngày
(OR = 1,57; 95% CI = 0,94-2,62), d) đi bộ kéo dài (OR = 2,70; 95% CI = 1,126,50), e) thiếu tập thể dục cơ bắp lƣng (OR = 3,25; CI 95

= 1,07-9,86), f) mang

giày cao gót (OR = 1,86; 95% CI = 0,89-3,91), g) không gian làm việc chăm sóc
của điều dƣỡng không thích hợp (OR = 1,98; 95% CI = 1,05-3,75), và h) công việc
căng thẳng từ việc thiếu hỗ trợ (OR = 1,90; CI 95% = 0,88-4,11) đã bƣớc đầu đƣợc
lựa chọn xây dựng mô hình hồi quy logistic. Phân tích hồi quy logistic với tính
chính xác tổng thể 64,3%. Kết quả cho thấy việc di chuyển bệnh nhân trên giƣờng
mà không có sự hỗ trợ có nguy cơ ĐTL gấp đôi so với các điều dƣỡng có sự trợ
giúp và không tập thể dục cơ bắp vùng thắt lƣng có nguy cơ ĐTL cao hơn 3,8 lần so
với các điều dƣỡng có thực hiện (p <0,05). Hạn chế của nghiên cứu gồm: Thứ nhất,
giới hạn của kết quả nghiên cứu chỉ ở những điều dƣỡng của một bệnh viện do đó
không thể khái quát cho các bệnh viện ở Thái Lan. Thứ hai, đây là một nghiên cứu


×