Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

Sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan ở thành viên gia đình nam tiêm chích ma túy nhiễm HIV tại hà nội năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.54 KB, 79 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
---***---

ĐÀO THỊ DIỆU THÚY

SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH NAM TIÊM CHÍCH MA TÚY
NHIỄM HIV TẠI HÀ NỘI NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
---***---

BỘ Y TẾ


2

ĐÀO THỊ DIỆU THÚY

SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH NAM TIÊM CHÍCH MA TÚY


NHIỄM HIV TẠI HÀ NỘI NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Mã số: 62727515

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Lê Minh Giang

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành nhất tới PGS. TS. Lê Minh Giang – Chủ nhiệm Bộ môn Sức khỏe toàn
cầu – Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, Thầy đã tận tình hướng
dẫn và chỉ bảo cho em trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị nhân viên của Trung tâm
Nghiên cứu và Đào tạo HIV/AIDS – Trường Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ
em rất nhiều trong quá trình hoàn thành luận văn.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau
đại học Trường Đại học Y Hà Nội, Phòng Đào tạo Sau đại học Viện Đào tào Y
học Dự phòng và Y tế Công cộng đã tạo môi trường thuận lợi cho em trong
suốt thời gian học tập vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Cô trong Viện Đào tạo Y học Dự
phòng và Y tế Công cộng, trường Đại học Y Hà Nội đã đóng góp nhiều ý kiến
quý báu cho em trong quá trình làm luận văn.
Và cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, người
thân và bạn bè đã luôn ở bên cạnh động viên, khích lệ và hỗ trợ để em không
ngừng học tập và phấn đấu để trưởng thành như ngày hôm nay.
Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2017

Học viên

Đào Thị Diệu Thúy


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Đào Thị Diệu Thúy, học viên bác sĩ nội trú khóa 40 Trường Đại
học Y Hà Nội, chuyên ngành Y học Dự phòng, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn của Thầy Lê Minh Giang.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ
sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết này.
Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2017
Học viên

Đào Thị Diệu Thúy

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


AIDS
ARV
BDI
CBS

CI
CES-D
CD4
CFA
DASS-21
DSM
GAD-7
HDRS
HIV
IDU
MMT
MSM
NIDA
NIMH
OR
OPC
SEM

Acquired Immune Deficiency Syndrom
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)
Antiretroviral
(Thuốc kháng vi-rút sao chép ngược)
Beck Depression Inventory
(Thang đánh giá trầm cảm Beck)
Caregiver Burden Scale
(Thang đo gánh nặng chăm sóc)
Confidence Interval
(Khoảng tin cậy)
Center for Epidemiological Studies – Depresion Scale
(Thang đo trầm cảm của Trung tâm nghiên cứu dịch tễ học)

Cluster of differentiation 4
(Tế bào miễn dịch dạng 4)
Confirmatory Factor Analysis
(Phân tích nhân tố xác định)
Depression Anxiety Stress Scales – 21
(Thang đo trầm cảm – lo âu – stress bản rút gọn)
Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders
(Cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần)
Generalized Anxiety Disorder
(Công cụ sàng lọc rối loạn lo âu tổng quát)
Hamilton Depression Rating Scale
(Thang đánh giá điểm trầm cảm Hamilton)
Human Immunodeficiency Virus
(Vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người)
Injection Drug User
(Người tiêm chích ma túy)
Methadone Maintenance Treatment
(Điều trị duy trì bằng Methadone)
Men who have sex with men
(Nam quan hệ tình dục đồng giới)
National Institute on Drug Abuse
(Viện quốc gia về lạm dụng ma túy)
National Institute of Mental Health
Odds Ratio
(Tỷ suất chênh)
Out Patient Clinic
(Phòng khám ngoại trú)
Structural Equation Model



TCMT
VAAC
UNAIDS
WHO

(Mô hình phương trình cấu trúc)
Tiêm chích ma túy
Vietnam Administration for HIV/AIDS Control
(Cục phòng chống HIV/AIDS)
The Joint United Nations Programme on HIV/AIDS
(Chương trình Phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS)
World Health Organization
(Tổ chức Y tế thế giới)

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ……......…………………..…………………………..…..…………1
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Đặc điểm chung của người tham gia nghiên cứu (N = 146)………….32
Bảng 2: Thực trạng trầm cảm lo âu stress của thành viên gia đình dựa trên
thang điểm DASS-21…………………………………………………..…........…..…34
Bảng 3:Tình trạng trầm cảm lo âu stress theo đặc điểm thành viên gia đình…37
Bảng 4: Tương quan tuyến tính giữa trầm cảm lo âu stress và một số đặc điểm
khác được nghiên cứu………………………………………………………………….40
Bảng 5: Kết quả phân tích nhân tố xác định thang đo trong nghiên cứu....
…….41

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Tỷ lệ mối quan hệ với nam TCMT nhiễm HIV……………...........……31
Biểu đồ 2: Tỷ lệ nhiễm HIV ở thành viên gia đình………………………..…….….34


Biểu đồ 3: Tỷ lệ có biểu hiện trầm cảm lo âu stress kết hợp………………….......35
Biểu đồ 4: Điểm trầm cảm lo âu stress theo giới tính……..……………………36
Biểu đồ 5: Phân bố gánh nặng chăm sóc theo nhóm.…………………………..38
Biểu đồ 6: Đặc điểm mối quan hệ gia đình do thành viên gia đình tự đánh
giá..39
Biểu đồ 7: Đặc điểm hỗ trợ xã hội của thành viên gia đình….…………………...40
Biểu đồ 8: Mô hình CFA nhiều biến rút gọn….…………………………..…….…..44
Biểu đồ 9: Mô hình phương trình cấu trúc các yếu tố cấu tạo mô hình…………46
Biểu đồ 10: Mô hình phương trình cấu trúc một số yếu tố liên quan dự báo trầm
cảm, lo âu, stress…………………………………………………….
………………….47

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế thế giới và Bảng phân loại thống kê quốc tế về các
vấn đề sức khỏe (ICD) thì rối loạn tâm thần và hành vi rất đa dạng, trong đó
các dạng rối loạn cảm xúc là phổ biến nhất, đặc biệt là trầm cảm [1], [2]. Ước
tính có khoảng 300 triệu người trên toàn thế giới bị tác động bởi trầm cảm và
đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra gánh nặng bệnh tật
[1]. Rối loạn lo âu thuộc nhóm các rối loạn bệnh tâm căn có liên quan đến
stress [2]. Nghiên cứu đã chỉ ra rối loạn trầm cảm và lo âu thường đi kèm với
nhau và liên quan đến sự đáp ứng không cân xứng của cá nhân với các yếu tố
gây stress của cuộc sống [3].
Mặc dù HIV/AIDS không còn là một vấn đề sức khỏe mới nhưng vẫn
là một trong những nguyên nhân hàng đầu đóng góp vào gánh nặng bệnh tật
toàn cầu [4], [5]. Ở Việt Nam, sử dụng ma túy có lịch sử lâu dài [6] nhưng từ
những năm 1990 trở lại đây tiêm chích ma túy (TCMT) là nguyên nhân chính

gây bùng phát dịch HIV [7]. Những tiến bộ trong điều trị HIV và nghiện chất
cũng như việc mở rộng khả năng tiếp cận điều trị đã góp phần không nhỏ
trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho những người bệnh HIV/AIDS


có tiền sử sử dụng ma túy, tuy nhiên số tích lũy lớn tạo ra thách thức không
nhỏ cho hệ thống y tế, xã hội và chính gia đình người bệnh [8].
Ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia Châu Á khác, gia đình có vai trò
quan trọng trong các hoạt động và việc ra quyết định của cá nhân [9]. Gia
đình là đơn vị cơ bản của xã hội, và ở Việt Nam đa phần người TCMT sống
cùng gia đình họ, là một đặc điểm khác biệt đối với nhiều nước phương Tây
[10]. Một số nghiên cứu cho thấy người TCMT nhận được sự hỗ trợ của gia
đình có xu hướng vượt qua nguy cơ trầm cảm, giảm hành vi nguy cơ, tiếp cận
điều trị HIV hoặc lạm dụng chất tốt hơn [9], [10]. Gia đình cũng có vai trò hỗ
trợ người bệnh HIV/AIDS tuân thủ điều trị HIV [11].
Các nghiên cứu trên gia đình người nghiện chích ma tuý nhiễm HIV ở
nước ngoài cho thấy cần thiết phải quan tâm đến sức khoẻ của thành viên gia
đình như một biện pháp mang tính chiến lược nhằm củng cố và nâng cao vai
trò của gia đình trong hỗ trợ thay đổi hành vi và hiệu quả điều trị HIV của
người bệnh HIV/AIDS [12], [13].
Ở Việt Nam, một số nghiên cứu trong lĩnh vực HIV/AIDS liên quan
đến gia đình chủ yếu mô tả vấn đề kỳ thị, phân biệt đối xử [14], [15], hoặc hỗ
trợ của gia đình người TCMT trong phát hiện sớm HIV [9], [16]. Đã có một
nghiên cứu về thực trạng sức khỏe tâm thần ở thành viên gia đình người
TCMT [10], tuy nhiên đối tượng nghiên cứu bao gồm cả những người TCMT
không nhiễm HIV.
Nhận thức rõ hơn về thực trạng hai vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến
trên nhóm thành viên gia đình nam TCMT nhiễm HIV có tính cấp thiết nhằm
góp phần bổ sung các khuyến nghị về giải pháp kiểm soát rối loạn trầm cảm,
lo âu cũng như nâng cao vai trò của gia đình trong cải thiện hiệu quả điều trị

HIV cho người TCMT. Do đó, tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Sức khỏe tâm


thần và một số yếu tố liên quan ở thành viên gia đình nam tiêm chích ma
túy nhiễm HIV tại Hà Nội năm 2016”, với các mục tiêu cụ thể sau:
1. Mô tả thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của thành viên gia đình
nam tiêm chích ma túy nhiễm HIV tại Hà Nội năm 2016.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến stress, lo âu, trầm cảm của
nhóm đối tượng nghiên cứu này.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu
- Thành viên gia đình
Khái niệm “thành viên gia đình” có định nghĩa khác nhau trong nhiều
nghiên cứu liên quan đến HIV/AIDS. Trong một số nghiên cứu về HIV/AIDS,
“thành viên gia đình” được định nghĩa là người có quan hệ huyết thống với
người nhiễm HIV và vợ/ chồng [17], [18]. Nhưng trong một số nghiên cứu
khác “thành viên gia đình” cũng bao gồm những người không có quan hệ
huyết thống nhưng thực hiện chức năng chăm sóc và hỗ trợ hằng ngày ví dụ
như người yêu/ bạn tình, và thậm chí là bạn thân [17], [18].
Đặc điểm chung của những cá nhân được coi là thành viên gia đình hay
người chăm sóc chính là họ chịu trách nhiệm chủ yếu trong hỗ trợ người
nhiễm HIV ở cả khía cạnh đời sống vật chất và tinh thần. Gia đình/ người
chăm sóc có thể là người sống chung cùng nhà hoặc không cùng nhà với
người nhiễm, vì vậy, yêu cầu về thời gian chăm sóc và hỗ trợ của họ đối với
người nhiễm HIV không có tiêu chí cụ thể.


Trên cơ sở đó, nhiều nghiên cứu xác định thành viên gia đình/ người
chăm sóc người nhiễm HIV thông qua thông tin về hộ khẩu (sống cùng nhà)

hoặc thông qua sự lựa chọn/ đánh giá của chính người nhiễm HIV dựa trên
mức độ hỗ trợ cho mình [17].
- Các vấn đề sức khỏe tâm thần đề cập trong nghiên cứu
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), sức khỏe tâm thần được định nghĩa
là một trạng thái của sức khỏe trong đó cá nhân nhận thức được khả năng của
chính mình, có thể đương đầu với những căng thẳng thông thường trong cuộc
sống, làm việc hiệu quả và có khả năng đóng góp cho cộng đồng [19]. Chiều
tích cực của sức khỏe tâm thần được nhấn mạnh trong định nghĩa về sức khỏe
của WHO, như là một phần không thể thiếu của sức khỏe: “Sức khỏe là một
trạng thái thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, không chỉ đơn
thuần là tình trạng có bệnh hay thương tật” [19].
+ Stress, phân loại và các biểu hiện
Stress là đáp ứng/ phản ứng của cơ thể đối với các sự kiện hoặc những
yếu tố căng thẳng trong cuộc sống. Những yếu tố căng thẳng (stressor) có thể
xuất phát từ môi trường sống như công việc, gia đình,… hoặc có thể do thay
đổi từ bên trong cơ thể như giai đoạn dậy thì, mang thai [20].
Theo phân loại, stress bao gồm stress sinh lý và stress bệnh lý. Khi
đáp ứng các yếu tố căng thẳng, cá nhân đã tạo lập được mô hình thích hợp để
thích ứng hoặc chống lại yếu tố căng thẳng, đây là các stress sinh lý. Stress
bệnh lý gồm hai loại: cấp tính và mạn tính. Stress cấp tính là khi các yếu tố
căng thẳng quá mạnh và đột ngột, vượt quá khả năng đáp ứng của cá nhân.
Mặt khác, các yếu tố căng thẳng tác động liên tục, kéo dài, làm đứt gãy sự
chống đỡ của cá nhân có khả năng hình thành các stress mạn tính [20].
Biểu hiện của các stress bệnh lý (nhấn mạnh các stress mạn tính) dẫn
đến những thay đổi về mặt cơ thể (rối loạn hệ thần kinh thực vật như kích
thích hệ thần kinh giao cảm – vã mồ hôi, khô miệng,… hoặc các vấn đề tim


mạch, tăng huyết áp,…), những thay đổi về hành vi (rối loạn hành vi) hoặc
những thay đổi cảm xúc (rối loạn cảm xúc như lo âu, trầm cảm) [2], [20].

+ Trầm cảm
Trầm cảm là một trạng thái được đặc trưng bởi nỗi buồn, sự mất hứng
thú hoặc hài lòng, cảm giác giảm thấp giá trị bản thân, mất ngủ hoặc chán ăn,
mệt mỏi, kém tập trung [21]. Khi các biểu hiện này kéo dài trong một khoảng
thời gian trong hai tuần hoặc lâu hơn, gây trở ngại tới các hoạt động thông
thường như học tập, chăm sóc gia đình,…thì đó có thể là một dạng rối loạn
trầm cảm và cần được thăm khám tại các phòng khám chuyên khoa [21], [22].
Trầm cảm có thể kéo dài liên tục hoặc theo từng giai đoạn, làm suy yếu
khả năng hoạt động, làm việc và đương đầu với cuộc sống của cá nhân, ở mức
độ nghiêm trọng nhất trầm cảm có thể dẫn đến tự tử [21]. Ở mức độ nhẹ và
mới, cá nhân có thể vượt qua trầm cảm bằng các trị liệu tâm lý một cách hiệu
quả như nói chuyện thầy thuốc – người bệnh, mức độ này phần lớn chưa cần
sử dụng thuốc [21].
Vì vậy mà các phương pháp phát hiện sớm dấu hiệu/ biểu hiện cũng
như quan tâm thích đáng tới hậu quả của trầm cảm có vai trò đặc biệt quan
trọng.
+ Lo âu
Lo âu là trạng thái có thể khá phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, tuy
nhiên khi cảm giác lo âu hoặc đau buồn tràn ngập cuộc sống vượt quá khả
năng kiểm soát để duy trì các hoạt động thường ngày thì một rối loạn lo âu có
thể được hình thành [23]. Rối loạn lo âu là một vấn đề sức khỏe tâm thần phổ
biến ở Mỹ với khoảng 18% người lớn ở quốc gia này có rối loạn lo âu [23].
Rối loạn lo âu có nhiều nhóm khác nhau tuy nhiên đều đặc trưng bởi:
dai dẳng, lo lắng hoặc sợ hãi quá mức đối với các tình huống không phải là đe
dọa; có một hoặc nhiều triệu chứng trong các triệu chứng cảm xúc (lo âu, sợ
hãi, căng thẳng, hoảng hốt, bồn chồn) hoặc triệu chứng thực thể (khó thở hoặc


hồi hộp đánh trống ngực, đau bụng, vã mồ hôi, run hoặc co giật, nhức đầu,
mệt mỏi, mất ngủ, có thể tiêu chảy) [23].

Các rối loạn lo âu có thể kết hợp và làm trầm trọng thêm các rối loạn
khác đặc biệt là trầm cảm và rối loạn sử dụng chất gây nghiện [23]. Cần phân
biệt rõ ràng rằng rối loạn lo âu và rối loạn trầm cảm không giống nhau, mỗi
loại có nguyên nhân và các triệu chứng cảm xúc, hành vi riêng biệt; tuy nhiên
trầm cảm có thể hình thành trên nền của một rối loạn lo âu trước đó, chưa có
bằng chứng nhân quả giữa hai rối loạn này nhưng có nhiều bằng chứng đã
chứng minh một người thường gặp hai rối loạn này đi kèm với nhau [3].
Thang đo trầm cảm – lo âu – stress (DASS – Depression Anxiety Stress
Scale) được phát triển bởi Lovibond năm 1995 [24]. Thang đo có 42 câu hỏi
chia thành 3 nhóm (trầm cảm, lo âu, stress) với mỗi câu có 4 phương án lựa
chọn tương ứng với mức độ điểm từ “0 – Không đúng chút nào” đến “3 –
Hoàn toàn đúng”. Sử dụng tổng điểm để chia mỗi nhóm thành 5 mức độ từ
bình thường đến rất nặng. Thang đo cũng có bản rút gọn bao gồm 21 câu
(DASS-21), với 7 câu mỗi nhóm, cách tính điểm tương tự và điểm có thể
được so theo mức độ của thang DASS-21 hoặc tổng điểm nhân đôi để so theo
mức độ của thang DASS. Thang đo DASS-21 đã được đánh giá tính giá trị,
độ tin cậy và khẳng định có thể áp dụng tại Việt Nam [25].
1.2. Dịch tễ học nhiễm HIV và mối liên quan với tiêm chích ma túy
1.2.1. Dịch tễ học nhiễm HIV ở thế giới và Việt Nam
Tính đến cuối năm 2015 có khoảng 36,7 triệu người đang sống chung
với HIV (dao động trong khoảng từ 34,0 – 39,8 triệu người), trong đó chỉ có
khoảng 60% biết tình trạng nhiễm HIV của họ. Trong năm 2015, số trường
hợp nhiễm mới HIV giảm 35% so với năm 2000, nhưng vẫn ở mức cao 2,1
triệu người, CI 95% 1,8 – 2,4. Cũng trong năm 2015, khoảng 1,1 triệu người
đã tử vong do các nguyên nhân liên quan đến HIV/AIDS [5].


Khu vực Châu Á Thái Bình Dương có khoảng 5,1 triệu người đang
sống chung với HIV, với số trường hợp nhiễm mới HIV trong năm 2015 là
295,1 nghìn người (dao động từ khoảng 236 – 375,7 nghìn), số trường hợp tử

vong do các nguyên nhân liên quan đến bệnh AIDS khoảng 180 nghìn người.
Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong khu vực này là Ấn Độ với 2,1 triệu người
sống chung với HIV [4].
Việt Nam phát hiện ca nhiễm HIV đầu tiên tháng 12/1990 tại Thành
phố Hồ Chí Minh, tính đến nay sau 25 năm, dịch đang có xu hướng chậm lại
với số nhiễm mới HIV phát hiện giảm dần. Tuy nhiên con số tích lũy trong
cộng đồng còn ở mức cao và HIV vẫn đang là một trong những nguyên nhân
hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam.
Theo ước tính của Cục phòng chống HIV/AIDS, cả nước hiện có
khoảng 227 nghìn người nhiễm HIV trong cộng đồng, có khoảng 12 – 14
nghìn trường hợp nhiễm mới HIV mỗi năm, và có khoảng 80% người nhiễm
HIV biết được tình trạng HIV của họ. Tính đến giữa năm 2016 thống kê cho
thấy có trên 89 nghìn người nhiễm HIV đã tử vong [8], [31]. Trong số những
người mới phát hiện nhiễm HIV trong năm 2015, tỷ lệ nữ là 34,1%, nam
65,9%; tỷ lệ lây truyền qua đường tình dục là 50,8%, lây truyền qua đường
máu 36,1%, mẹ truyền sang con 2,8%, và không rõ nguyên nhân là 10,4%
[31].
Tại Việt Nam, các khu vực trọng điểm có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất vẫn
là các tỉnh ở khu vực Miền núi Phía bắc như Điện Biên (821 người nhiễm
HIV/100 nghìn dân), Sơn La (668 người nhiễm HIV/100 nghìn dân), Thái
Nguyên (515 người nhiễm HIV/100 nghìn dân), và khu vực Thành phố Hồ
Chí Minh (621 người nhiễm HIV/100 nghìn dân) [31]. Đây đều là những khu
vực có tỷ lệ người tiêm chích ma tuý nhiễm HIV cao, và cũng là các trọng
điểm về sử dụng ma tuý trong cả nước.


Trong nhiều năm qua, các giải pháp và nỗ lực nâng cao độ bao phủ của
điều trị ARV có vai trò quan trọng trong quá trình ứng phó dịch HIV/AIDS.
Tính đến giữa năm 2016, thế giới có 18,2 triệu người nhiễm HIV (chiếm
khoảng 46% tổng số người nhiễm HIV) được tiếp cận điều trị ARV, tăng

khoảng 2,4 triệu người so với cùng kỳ năm 2015 [5]. Tại Việt Nam, tính đến
hết 30/6/2016 đã điều trị cho trên 110 nghìn người nhiễm HIV tại 407 cơ sở
điều trị (chiếm khoảng 48% tổng số người nhiễm HIV báo cáo hiện còn
sống), tăng 4 nghìn người so với cuối năm 2015 [8].
1.2.2. Mối liên quan giữa tiêm chích ma túy và nguy cơ lây nhiễm HIV
Hình thái lây truyền do tiêm chích ma túy là nguyên nhân chính gây
bùng nổ dịch HIV tại Việt Nam [7]. Sử dụng chung dụng cụ tiêm chích là
hành vi nguy cơ quan trọng trong lây truyền HIV. Bên cạnh đó người TCMT
còn có các hành vi tình dục không an toàn, đặc biệt đối với nhóm vợ/ bạn tình
không nghiện chích, điều này làm cho người TCMT trở thành cầu nối làm lây
truyền HIV sang các quần thể có nguy cơ thấp hơn [7].
Năm 2012, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người TCMT là 13,4% (so với
tỷ lệ nhiễm HIV là 0,45% trong dân số nói chung), tỷ lệ này lên đến 56% ở
một số tỉnh (Điện Biên, Quảng Ninh) [32].
Kết quả giám sát trọng điểm năm 2015 cho thấy trong các nhóm nguy
cơ cao, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm TCMT là cao nhất với tỷ lệ là 9,3%, so
với tỷ lệ nhiễm HIV trong phụ nữ bán dâm là 2,7% và MSM là 5,2% [31]. Tỷ
lệ nhiễm HIV trong nhóm TCMT tuy đã giảm so với năm 2012 (từ 13,4%
xuống còn 9,3%), nhưng con số này vẫn còn ở mức cao so với nhiều quốc gia
khác và cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ nhiễm HIV trong dân số nói chung năm
2015 là 0,3% [31], [32].
Một nghiên cứu khảo sát mối liên quan giữa thời gian tiêm chích với
nhiễm HIV cho thấy có mối liên quan giữa tiền sử tiêm chích ma túy trên 3
năm và nhiễm HIV (OR=3,2; CI 95% 1,31-7,91), và tần số tiêm chích càng
dày thì nguy cơ lây nhiễm càng lớn [33]. Bên cạnh nguy cơ lây nhiễm HIV


qua tiêm chích, người TCMT còn có hành vi nguy cơ về quan hệ tình dục
trong đó 38,1% người nghiện chích ma túy nhiễm HIV có quan hệ tình dục
với phụ nữ bán dâm và 70,3% đối tượng nghiện chích ma túy có từ 2 bạn tình

trở lên [33].
Điều trị thay thế chất dạng thuốc phiện được chứng minh là có hiệu quả
trong việc làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS ở nhóm tiêm chích ma túy.
Một tổng quan và phân tích hệ thống năm 2012 cho thấy điều trị thay thế chất
dạng thuốc phiện làm giảm 54% nguy cơ lây truyền HIV trong những người
TCMT (RR=0,46; CI 95% 0,32-0,67, p<0,001) [34].
Tại Việt Nam, chương trình điều trị thay thế chất dạng thuốc phiện
bằng Methadone được đưa vào thử nghiệm năm 2008, đến 30/6/2016 đã có
251 cơ sở điều trị Methadone trên 58 tỉnh [8], và đã chứng minh được những
hiệu quả tích cực [7], [8], [31].
1.3.

Vai trò hỗ trợ của gia đình và sức khỏe tâm thần của

thành viên gia đình người tiêm chích ma túy và/ hoặc nhiễm HIV
1.3.1. Vai trò của gia đình trong hỗ trợ chăm sóc người TCMT nhiễm HIV
Các nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của gia đình và đặc điểm
nhà ở đối với nguy cơ lây nhiễm HIV.
Không có gia đình, vô gia cư có liên quan đến sự lạm dụng rượu, ma
túy hoặc các chất gây nghiện bất hợp pháp, cũng là một yếu tố quan trọng
trong lan truyền HIV trong cộng đồng [35], [36], [37]. Một nghiên cứu khác
cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm vô gia cư (hoặc tình trạng gia đình
không ổn định) ước tính khoảng 10-20%, cao hơn nhóm có gia đình khoảng
5-10 lần [36]. Người vô gia cư nhiễm HIV có tình trạng sức khỏe kém và khả
năng tử vong cao hơn những người có được sự chăm sóc của gia đình [36],
[37]. Hoặc đơn giản như những căng thẳng gia đình cũng khiến người nhiễm
HIV có xu hướng báo cáo mức độ trầm cảm và tình trạng sức khỏe thể chất
kém đi [38].



Mối quan hệ gia đình và sự hỗ trợ tài chính, hỗ trợ tinh thần cũng
được xem như một yếu tố bảo vệ trong mối liên quan với trầm cảm và hành vi
tiêm chích nguy cơ ở người TCMT, ngược lại mâu thuẫn là yếu tố nguy cơ
[39], [40]. Các nghiên cứu cũng nhấn mạnh vai trò của tình trạng gia đình đối
với sự tuân thủ điều trị và hấp thu thuốc ARV, mối liên quan này độc lập với
hành vi sử dụng ma túy, tình trạng tham gia điều trị methadone của người
bệnh [35], [36], [37], [41].
Chăm sóc tại nhà được cả phía người bệnh HIV/AIDS và thành viên
gia đình ưu tiên lựa chọn và cho là có nhiều lợi ích hơn so với điều trị nội trú
tại các bệnh viện; các lợi ích bao gồm sự đảm bảo tính bảo mật, không làm
ảnh hưởng tới hoạt động hàng ngày tại nhà, tiết kiệm chi phí đi lại và sinh
hoạt của gia đình, và một số lợi ích khác, điều này làm giảm gánh nặng tinh
thần và kinh tế cho gia đình bệnh nhân [42].
Phương thức hỗ trợ của gia đình cho người nhiễm HIV chủ yếu là các
hỗ trợ về chi phí chăm sóc sức khỏe, chi phí cho các hoạt động thường ngày;
các hỗ trợ tinh thần; tạo điều kiện thuận lợi cho tuân thủ điều trị thuốc HIV;
chăm sóc dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân; nhắc nhở xét nghiệm định kỳ và theo
dõi tình hình sức khỏe, tham gia buổi tư vấn của phòng khám/ cán bộ cộng
đồng [42].
Những người chăm sóc lớn tuổi hoặc gặp một số vấn đề sức khỏe thì
có liên quan tích cực với việc kiểm soát tải lượng virus ở bệnh nhân
HIV/AIDS đã từng/ hiện tại TCMT (aOR=1,12; p<0,05), điều này được giải
thích bằng giả thuyết người chăm sóc lớn tuổi và gặp vấn đề sức khỏe có
nhiều kinh nghiệm và sự quan tâm sâu sắc hơn đến tình trạng sức khỏe người
bệnh HIV/AIDS [43].
Mặt khác, khả năng đánh giá của người chăm sóc về tình trạng sức
khỏe tâm thần kém của người bệnh và gia đình có ít thành viên hỗ trợ/ chăm


sóc là các yếu tố liên quan tiêu cực đến kiểm soát tải lượng virus ở người

bệnh (aOR=0,66 và aOR=0,34; p<0,01) [43]. Số lượng người chăm sóc cũng
có liên quan đến tải lượng virus của người bệnh HIV/AIDS [44].
Các nghiên cứu trong lĩnh vực nghiện chất và điều trị gia đình giai
đoạn năm 2003 – 2010 đã khẳng định can thiệp dựa vào gia đình có kết quả
tích cực trong việc duy trì hiệu quả điều trị nghiện chất, cải thiện sức khỏe
cho các thành viên gia đình; can thiệp dựa vào gia đình không chỉ được xem
như là sự lựa chọn tất yếu trong tương lai mà còn được nhận định như phương
pháp tiếp cận hiệu quả nhất cho điều trị nghiện chất [45].
Một số nghiên cứu can thiệp đã cung cấp những bằng chứng sơ bộ về
hiệu quả của can thiệp dựa vào gia đình ở những người nhiễm HIV và thành
viên gia đình, can thiệp làm giảm hội chứng trầm cảm, cải thiện hỗ trợ xã hội
cho cả hai đối tượng này, điều này cũng được chứng minh ở nhóm người
TCMT nhiễm HIV và thành viên gia đình [46], [47].
Nghiên cứu can thiệp khác ở Thái Lan năm 2012 chỉ ra can thiệp dựa
vào gia đình cho người nhiễm HIV và thành viên gia đình có kết quả tích cực
trong nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện vấn đề trầm cảm, mối quan hệ
gia đình của cả người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ [48].
Nghiên cứu tổng quan từ các nghiên cứu can thiệp cũng cho thấy can
thiệp nhóm dựa vào gia đình ở những gia đình chịu ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
(gia đình có bố mẹ nhiễm HIV và con cái của họ) giúp các gia đình này đối
mặt với các vấn đề sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần [49].
Mặc dù vậy, cũng có nghiên cứu đã chỉ ra sự suy giảm vai trò hỗ trợ
của gia đình theo thời gian, đặc biệt đối với những người chăm sóc có nhiễm
HIV hoặc cũng sử dụng ma túy [50].
Đồng thời, nhiều nghiên cứu đã nêu lên giải pháp trong đáp ứng dịch
HIV/AIDS, gia đình/ người chăm sóc người nhiễm HIV là vấn đề cần được


chú trọng cả về tìm hiểu thực trạng và can thiệp chính sách, đảm bảo nhóm
gia đình và nhóm người chịu ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được bảo vệ và cải

thiện chất lượng cuộc sống [44], [51].
1.3.2. Stress, lo âu, trầm cảm ở thành viên gia đình
Từ những năm 90 khi dịch HIV/AIDS bắt đầu tại Việt Nam, các kiến
thức y học cơ sở và thực tiễn liên quan đến HIV dần được làm rõ, nhưng mặt
khác sự kỳ thị và phân biệt đối xử người nhiễm HIV và các hành vi có liên
quan đến nhiễm HIV (thường được xem như tệ nạn là ma túy và mại dâm)
không có nhiều biến chuyển rõ rệt.
Người nhiễm HIV và gia đình của họ chịu những căng thẳng và áp lực
hằng ngày do cảm giác lo sợ tình trạng HIV bị tiết lộ và sợ bị kỳ thị phân biệt
đối xử [52], [53]. Kỳ thị cũng là một đặc tính tạo ra yếu tố gây stress thuộc
nhóm yếu tố stress thường xuyên (routine stress) như đã đề cập ở trên. Những
cảm xúc sợ hãi, lo âu, thất vọng trong khi chăm sóc cho người nhiễm HIV,
những áp lực trong quản lý chăm sóc sức khỏe cho người thân, những gánh
nặng về chi phí chăm sóc cũng tạo ra cảm giác bất hạnh trong gia đình [53].
Đây là các yếu tố kéo dài gây ra những rối loạn lo âu và trầm cảm ở thành
viên gia đình người nhiễm HIV.
Trên toàn thế giới, rối loạn sức khỏe tâm thần và rối loạn sử dụng chất
là nguyên nhân hàng đầu gây ra gánh nặng bệnh tật, 23% số năm mất đi do
bệnh tật là do hai nguyên nhân này [54]. Bên cạnh đó, các rối loạn sức khỏe
tâm thần là yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến tình trạng ốm đau, đặc biệt
tăng nguy cơ với một số bệnh như HIV/AIDS, các bệnh tim mạch, đái tháo
đường, bệnh tự miễn [54].
Rối loạn sức khỏe tâm thần, rối loạn sử dụng chất gây nghiện, và
HIV/AIDS nằm trong một mối quan hệ có liên quan lẫn nhau [55], [56]. Để
mô tả mối quan hệ phức tạp đó, phần tổng quan này đề cập đến kết quả các


nghiên cứu hiện nay về vấn đề sức khỏe tâm thần (hoặc cụ thể là trầm cảm)
của thành viên gia đình của nhóm người sử dụng ma túy/ tiêm chích ma túy;
thành viên gia đình của nhóm người nhiễm HIV; và thành viên gia đình của

nhóm đồng thời nhiễm HIV có TCMT.
Đối với thành viên gia đình của nhóm sử dụng ma túy/ TCMT, tại Việt
Nam có một nghiên cứu được thực hiện lấy mẫu tại Phú Thọ cho nhóm nam
TCMT và thành viên gia đình của họ, kết quả nghiên cứu cho thấy điểm trung
bình trầm cảm của thành viên gia đình cao hơn nhóm nam TCMT, tuy nhiên
sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê; số năm sử dụng ma túy của nam
TCMT và sự nhận thức gánh nặng chăm sóc của thành viên gia đình đều làm
tăng mức độ hội chứng trầm cảm ở thành viên gia đình (p<0,05), tuy nhiên
nghiên cứu này chỉ mới đo lường hội chứng trầm cảm dựa vào bản rút gọn
của thang đo Tự đánh giá trầm cảm (Zung self-rating depression scale) nên
chưa thể mô tả một số dấu hiệu thường gặp khác của sức khỏe tâm thần [10].
Một nghiên cứu khác ở Nhật Bản trên thành viên gia đình người lạm dụng ma
túy lại cho thấy có tới 66,9% thành viên gia đình báo cáo có dấu hiệu trầm
cảm và lo âu, nghiên cứu cũng chỉ ra một số yếu tố nguy cơ đến tình trạng sức
khỏe tâm thần của thành viên gia đình là thành viên gia đình là nữ giới, thuộc
nhóm tuổi cao, tình trạng sử dụng ma túy thường xuyên của người thân [57].
Thành viên gia đình của người nhiễm HIV được đề cập khá nhiều
trong các nghiên cứu trên thế giới. Trong gia đình có người nhiễm HIV là
người lớn và/ hoặc trẻ em đều có liên quan làm tăng nguy cơ hội chứng trầm
cảm ở những người chăm sóc khác trong gia đình (β=0,261 với người lớn
nhiễm HIV, β=0,236 với trẻ em nhiễm HIV; p<0,01) [58]. Gánh nặng kinh tế
cũng là yếu tố có ý nghĩa dự báo tình trạng lo âu và trầm cảm ở người chăm
sóc người nhiễm HIV [58]. Một số nghiên cứu khác cho thấy tuy thành viên
gia đình là một chiến lược hiệu quả để có thể thúc đẩy sự tuân thủ điều trị


HIV và hỗ trợ người nhiễm HIV, nhưng cũng cần phải xem xét các ảnh hưởng
của việc chăm sóc đối với bản thân họ, khi mức độ căng thẳng cao thường
dẫn đến tình trạng sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần đều kém đi [11],
[59]. Sự kỳ thị liên quan HIV là một yếu tố làm tăng mức độ trầm cảm ở

thành viên gia đình người nhiễm HIV (β=0,13; p<0,05) [18]. Đặc biệt các
nghiên cứu đều đề cập đến việc gánh nặng chăm sóc có mối liên quan làm
tăng nguy cơ và mức độ của các dấu hiệu sức khỏe tâm thần [11], [18].
Đối với nhóm thành viên gia đình của người TCMT nhiễm HIV, bên
cạnh tỷ lệ sử dụng chất gây nghiện khá cao (53,1% người chăm sóc có sử
dụng chất gây nghiện/ lạm dụng rượu), nghiên cứu cũng chỉ ra có đến 32,7%
tổng số người chăm sóc có biểu hiện trầm cảm với điểm CES-D từ 16 điểm
trở lên [43]. Mặc dù được nhiều nghiên cứu mô tả khá rõ ràng mối liên quan
giữa tiêm chích ma túy và HIV/AIDS, tuy nhiên các nghiên cứu dường như
vẫn đang quan tâm đến mối quan hệ nhân quả giữa hai yếu tố này mà chưa
chú trọng sang hướng các giải pháp trên nhóm đối tượng cụ thể bao gồm cả
hai yếu tố - vừa TCMT và nhiễm HIV. Hơn nữa, vai trò của gia đình đã được
làm rõ ở trên, các can thiệp dựa vào gia đình đã để lại những hiệu quả quan
trọng, tuy nhiên các nghiên cứu về thành viên gia đình/ người chăm sóc của
người TCMT nhiễm HIV là khá ít, kể cả trong và ngoài nước. Với việc sử
dụng tìm kiếm tài liệu trong 10 năm trở lại đây, đồng thời dựa trên ba nhóm từ
khóa: liên quan đến nhiễm HIV (HIV-positive/ HIV-infected/ HIVseropositive/ living with HIV/ human immunodeficiency virus,…); tiêm chích
ma túy (injection drug user/ injecting drug/ who inject drugs/ people who
inject drugs,…) và sức khỏe tâm thần (mental health/ depression/ anxiety/
well-being/ psychosocial factors,…), có ít hơn 10 tài liệu được tìm thấy thỏa
mãn đồng thời ba nội dung trên thư viện y khoa quốc gia Hoa Kỳ và chỉ 1 tài
liệu trong số đó có biến đầu ra nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của đối tượng


thành viên gia đình người TCMT nhiễm HIV, không có tài liệu nào được tìm
thấy trên các cơ sở dữ liệu khác như lancet public health, springer, plos, eric,
jstor. Tại các thư viện điện tử và tạp chí trực tuyến ở Việt Nam hiện nay, chưa
tìm thấy nghiên cứu với mục đích mô tả đặc điểm và các yếu tố nguy cơ của
biểu hiện trầm cảm/ lo âu/ các biểu hiện vấn đề sức khỏe tâm thần ở nhóm
thành viên gia đình nam TCMT nhiễm HIV. Các nghiên cứu khác về sức khỏe

tâm thần của thành viên gia đình người TCMT nhiễm HIV như một biến dự
báo hoặc một biến liên quan và chưa có nhiều sự tập trung [43], [60]. Tuy
nhiên cũng đã cho thấy rằng, sức khỏe tâm thần của thành viên gia đình là
một vấn đề nghiên cứu cần quan tâm nhiều hơn trong tương lai [12], [43].
1.3.3. Một số yếu tố liên quan stress, lo âu, trầm cảm ở thành viên gia đình
1.3.3.1. Gánh nặng chăm sóc
Gánh nặng chăm sóc là một vấn đề thường được đưa vào trong nhiều
nghiên cứu về gia đình người bệnh, đặc biệt là trong lĩnh vực HIV/AIDS.
Zarit và cộng sự định nghĩa gánh nặng chăm sóc như là mức độ những người
chăm sóc nhận thức về cảm xúc, thể chất, đời sống xã hội hay tình trạng tài
chính của họ, như một kết quả của việc chăm sóc cho người thân [52]. Gánh
nặng chăm sóc cũng có thể được hiểu như là một vấn đề đa chiều phản ánh
tình trạng sức khỏe thể chất, tinh thần, xã hội và tài chính của những người
chăm sóc trong quá trình chăm sóc người thân ốm đau trong gia đình họ [52].
Một nghiên cứu gần đây ở Ấn Độ về gánh nặng chăm sóc của gia đình
người bệnh HIV/AIDS chỉ ra rằng gánh nặng chăm sóc của gia đình chủ yếu
thuộc các lĩnh vực sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần, sự hỗ trợ từ cộng
đồng xung quanh, hành vi của người bệnh; bên cạnh đó, gần một nửa người
chăm sóc không nhận được sự hỗ trợ nào từ cộng đồng xung quanh (bao gồm
cả họ hàng, bạn bè và xã hội) [61]. Phân tích tương quan tuyến tính trong
nghiên cứu này chỉ ra gánh nặng chăm sóc có mối tương quan thuần chiều với


vấn đề sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần của người chăm sóc (r=0,46;
p<0,01), và với những hỗ trợ từ cộng đồng (r=0,7; p<0,01) [61].
Có sự khác nhau về mức độ gánh nặng chăm sóc được báo cáo ở
những nghiên cứu khác nhau. Một nghiên cứu tại Thái Lan năm 2010 cho
thấy có 66,5% người chăm sóc người nhiễm HIV tham gia nghiên cứu đã báo
cáo mức độ gánh nặng chăm sóc từ vừa đến nặng [62]. Tuy nhiên, một nghiên
cứu mới gần đây tại Việt Nam chỉ ra có 38,6% người chăm sóc báo cáo gặp

mức độ gánh nặng từ mức vừa đến mức nghiêm trọng, tỷ lệ này không có sự
khác biệt ở cả hai giới và độ tuổi của người chăm sóc [53]. Một nghiên cứu
khác về người chăm sóc trẻ em nhiễm HIV thì thấy con số thấp hơn hai
nghiên cứu trên về mức độ gánh nặng chăm sóc, chỉ có hơn 17% đối tượng
tham gia nghiên cứu báo cáo rằng họ đang gặp các gánh nặng chăm sóc ở
mức vừa và mức nghiêm trọng [61].
Người chăm sóc có xu hướng báo cáo gánh nặng chăm sóc rơi vào
những vấn đề liên quan đến cảm giác về trách nhiệm chăm sóc, rằng mình là
người duy nhất người thân nhiễm HIV có thể dựa vào; vấn đề theo sau đó là
sự thiếu thốn về tài chính, một số người cho rằng việc chăm sóc người nhiễm
HIV đã làm giảm cơ hội của họ để có thể kiếm một công việc tốt hơn; bên
cạnh đó, những nhu cầu và sự lo sợ về kế hoạch tương lai của những gia đình
này cũng được đề cập đến như một vấn đề cần bàn luận [63]. Trong một
nghiên cứu định tính tại Việt Nam, người chăm sóc người nhiễm HIV cho
rằng chịu ảnh hưởng không tốt từ trách nhiệm chăm sóc và cảm thấy không
thể hài lòng với cuộc sống hiện tại [53].
Thời gian chăm sóc/ thời gian giữ vai trò chăm sóc chính cũng là yếu
tố được tìm thấy là có liên quan đến gánh nặng chăm sóc ở thành viên gia
đình người nhiễm HIV, thời gian chăm sóc kéo dài làm tăng sự nhận thức
gánh nặng trong những người chăm sóc này [52]. Cường độ chăm sóc cũng


có liên quan đến mức độ cảm nhận gánh nặng chăm sóc ở thành viên gia đình;
trên thang đo từ 0 – 36 điểm, điểm trung bình gánh nặng chăm sóc của nhóm
người chăm sóc toàn thời gian cao hơn so với nhóm chăm sóc bán thời gian
(19,6 so với 14,4 điểm, p<0,001) [52]. Bên cạnh đó, bản chất mối quan hệ với
người nhiễm cũng liên quan đến gánh nặng chăm sóc, những người chăm sóc
như vợ/ con cái/ bố mẹ ruột chịu mức độ gánh nặng chăm sóc cao hơn những
người có quan hệ xa như họ hàng (p=0,005) [64]. Những người chăm sóc
sống cùng nhà với người nhiễm HIV cũng được nhận thấy có mức độ gánh

nặng chăm sóc cao hơn những người chăm sóc không sống cùng nhà [64].
1.3.3.2. Chất lượng cuộc sống và một số đặc điểm nguy cơ khác
Phần lớn người chăm sóc cho rằng họ đã cảm thấy sợ hãi, lo âu và thất
vọng khi phải chăm sóc cho người nhiễm HIV, họ đối mặt với áp lực trong
việc chăm sóc người thân và lo sợ về tình trạng sức khỏe xấu đi của người
thân, cuộc sống gia đình trở nên không vui vẻ và cảm giác bất hạnh [53]. Mối
quan hệ trong gia đình và sự hài lòng với cuộc sống bị suy giảm [65].
Các yếu tố gánh nặng chăm sóc, hỗ trợ xã hội, hội chứng trầm cảm và
chất lượng cuộc sống của thành viên gia đình nằm trong một mối quan hệ có
sự tương quan với nhau. Chất lượng cuộc sống tương quan nghịch với gánh
nặng chăm sóc (r= -0,16; p<0,05) và hội chứng trầm cảm (r= -0,13; p<0,05);
chất lượng cuộc sống có mối tương quan thuận với thu nhập và hỗ trợ xã hội
[62].
Sức khỏe tâm thần người bệnh HIV/AIDS và sự hỗ trợ ngược lại
người chăm sóc trong cuộc sống cũng có ảnh hưởng đến người chăm sóc, đặc
biệt ảnh hưởng đến chất lượng mối quan hệ và vai trò hỗ trợ của người chăm
sóc đối với bệnh nhân, tuy nhiên vấn đề này chưa được nghiên cứu nhiều
[66].
Như đã đề cập ở những phần trên, nhóm vợ/ bạn tình của người
TCMT có nguy cơ cao lây nhiễm HIV từ người TCMT nhiễm HIV do người


sử dụng ma túy có xu hướng quan hệ tình dục không an toàn nhiều hơn so với
những người không sử dụng ma túy [7], [31]. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu
chỉ ra người chăm sóc chính cho người bệnh HIV/AIDS đa phần là vợ/ bạn
tình của người bệnh (chiếm 52%) [12], một nghiên cứu gần đây tại Mỹ cho
thấy có 43,4% người chăm sóc có nhiễm HIV [43], ở một nghiên cứu khác thì
có 49% vợ hiện tại đang là người chăm sóc chính cho người nhiễm HIV có
dương tính với HIV [13]. Do vậy, không chỉ những tác động liên quan sức
khỏe tâm thần, chất lượng cuộc sống mà người chăm sóc người bệnh

HIV/AIDS còn phải đối mặt với các nguy cơ lây nhiễm HIV, ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe về thể chất và tinh thần của họ.
Ngoài nguy cơ mặt sức khỏe, thành viên gia đình người nhiễm HIV
còn gặp phải nguy cơ đối mặt với kỳ thị và phân biệt đối xử, đặc biệt ở những
vùng nông thôn [52], [53]. Kỳ thị người nhiễm HIV song hành cùng nhận
định tiêu cực về phương thức lây truyền HIV như quan hệ tình dục không
lành mạnh, tiêm chích ma túy; gia đình người nhiễm HIV cảm thấy họ bị xa
lánh bởi những người xung quanh ngay cả bạn bè thân thiết và cán bộ y tế
[52]. Một số trường hợp để giữ bí mật về tình trạng nhiễm HIV mà người
nhiễm đã phải di chuyển rất xa nơi sinh sống để nhận thuốc điều trị HIV, cả
gia đình cũng hạn chế nói chuyện về HIV với những người xung quanh [53].
1.3.3.3. Các yếu tố tác động đến sức khỏe tâm thần của thành viên gia đình
Đến nay, nhiều nghiên cứu và tổng quan trên thế giới đã tạo ra các
khung lý thuyết về gánh nặng của người chăm sóc trên phương diện sức khỏe
tâm thần [67], [68], [69].
Tuy nhiên bên cạnh các nghiên cứu về tác động của trách nhiệm chăm
sóc đối với sức khỏe thành viên gia đình, vẫn còn một khoảng trống đáng kể
những hiểu biết về tác động đa chiều đối với thành viên gia đình có người
thân nhiễm HIV đồng thời lạm dụng nghiện chất. Các tác động đa chiều này
có thể bao gồm những hệ quả của sự chăm sóc lâu dài, tương tác giữa người


chăm sóc – người nhận chăm sóc, đặc biệt là một số tình trạng của người
được chăm sóc (hành vi nguy cơ, tình trạng điều trị,…).
Trong nghiên cứu này, tôi áp dụng khung lý thuyết các yếu tố tác động
đến gánh nặng sức khỏe tâm thần ở người chăm sóc bệnh nhân rối loạn sức
khỏe tâm thần [67], đồng thời bổ sung vào khung lý thuyết một số yếu tố có
trong mô hình Townsend sử dụng cho người chăm sóc nhóm bệnh nhân rối
loạn lạm dụng chất đồng thời có rối loạn sức khỏe tâm thần [69]. Có ba nhóm
yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần cần chú ý trong khung lý thuyết của

Aadil năm 2010 [67]:
(1) Các yếu tố gây căng thẳng cho người chăm sóc (yếu tố căng thẳng
chính – primary stressors) bao gồm đặc điểm hành vi của người thân được
nhận chăm sóc, các nhu cầu của người nhận chăm sóc và những trải nghiệm
căng thẳng của người chăm sóc;
(2) Các yếu tố căng thẳng thứ cấp (secondary strains) là các yếu tố có
vai trò trung tâm tác động đến sức khỏe tâm thần của người chăm sóc; bao
gồm các yếu tố hỗ trợ xã hội, tương tác mâu thuẫn với người nhận chăm sóc –
mối quan hệ gia đình, xung đột trong công việc, các vấn đề về tài chính;
(3) Các yếu tố nhân khẩu học xã hội có vai trò như các yếu tố dự báo
đối với sức khỏe tâm thần người chăm sóc, các yếu tố này bao gồm một số
đặc điểm như độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, mạng lưới người thân,…
Với một khung lý thuyết có ba nhóm yếu tố chính như trên, tôi bổ
sung vào nhóm “yếu tố gây căng thẳng cho người chăm sóc” thêm đặc điểm
về tình trạng nhiễm HIV của thành viên gia đình vì tỷ lệ này khá lớn trong
nhiều nghiên cứu [13], [43]. Ở nhóm yếu tố này, tôi cũng bổ sung đặc điểm
điều trị ARV hoặc MMT của người nhận chăm sóc, yếu tố này được nhấn
mạnh trong khung lý thuyết của Townsend 2006 [69].
Sự nhận thức về kỳ thị được bổ sung vào nhóm đặc điểm nhân khẩu –
xã hội của người chăm sóc, vì đây cũng là yếu tố khá quan trọng trong các
nghiên cứu lĩnh vực HIV/AIDS và nghiện chất [9], [52], [53].


×