Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Nghiên cứu về đào tạo liên tục cho cán bộ y tế tại một số bệnh viện đa khoa trung ương và tuyến tỉnh, thành phố tại việt nam giai đoạn 2014 đến 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ KIM NGỌC

NGHIÊN CỨU VỀ ĐÀO TẠO LIÊN TỤC CHO CÁN BỘ Y
TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG VÀ
TUYẾN TỈNH/THÀNH PHỐ TẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2014 - 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

HÀ NỘI, 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ KIM NGỌC

NGHIÊN CỨU VỀ ĐÀO TẠO LIÊN TỤC CHO CÁN BỘ
Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG
VÀ TUYẾN TỈNH/THÀNH PHỐ TẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2014 - 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

PGS. TS. Nguyễn Thanh Hương


TS. Phí Thị Nguyệt Thanh

HÀ NỘI, 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Phó Giáo Sư, Tiến Sĩ Nguyễn Thanh
Hương, người giáo viên mẫu mực đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tại Trường.
Ngoài ra, tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Phí Thị
Nguyệt Thanh, người thầy đã hỗ trợ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Quản lý đào tạo Sau Đại học
và các Phòng ban chức năng của Trường Đại học Y tế Công cộng đã giúp đỡ và tạo điều
kiện tốt nhất cho tôi được học tập và nghiên cứu tại nhà trường.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô giáo tại trường Đại học Y tế
công cộng đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến chồng tôi đã luôn động viên và
hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn. Tôi xin cảm ơn con tôi, cha mẹ,
anh chị em và bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập vừa qua.
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên

Nguyễn Thị Kim Ngọc


ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BYT

Bộ Y tế

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

CBYT

Cán bộ y tế

Cục KHCN&ĐT

Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo

ĐTLT

Đào tạo liên tục

PVS

Phỏng vấn sâu

TLN

Thảo luận nhóm

TTĐT


Trung tâm đào tạo


iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... i
 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... ii
 
MỤC LỤC.............................................................................................................................. iii
 
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................................... vi
 
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.............................................................................................. vii
 
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ................................................................................................. viii
 
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................................ 1
 
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................................... 3
 
Chương 1 ................................................................................................................................ 4
 
TỔNG QUAN ......................................................................................................................... 4
 
1.1. Một số khái niệm ..................................................................................................... 4
 
1.2. Đào tạo liên tục ........................................................................................................ 4
 
1.2.1 Sự cần thiết của công tác đào tạo liên tục .............................................................. 4

 
1.2.2 Tình hình đào tạo liên tục trên thế giới và Việt Nam ............................................ 6
 
1.3. Dự án của Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo – Bộ Y tế .................................. 22
 
1.4. Khung lý thuyết...................................................................................................... 22
 
Chương 2 2. .......................................................................................................................... 24
 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 24
 
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 24
 
2.1.1 Nghiên cứu định lượng ........................................................................................ 24
 
2.2.2 Nghiên cứu định tính ........................................................................................... 24
 
Tiêu chuẩn chọn và tiêu chuẩn loại............................................................................... 24
 
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 25
 
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................... 25
 
2.4. Cỡ mẫu ................................................................................................................... 25
 
2.4.1 Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng ..................................................................... 25
 
2.4.2 Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính ........................................................................ 25
 
2.5. Phương pháp chọn mẫu.......................................................................................... 26

 
2.5.1 Chọn mẫu nghiên cứu định lượng........................................................................ 26
 
2.5.2 Chọn mẫu cho nghiên cứu định tính .................................................................... 26
 


iv
2.6. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................. 27
 
2.6.1 Thu thập số liệu định lượng ................................................................................. 27
 
2.6.2 Thu thập số liệu định tính .................................................................................... 28
 
2.7. Các biến số nghiên cứu .......................................................................................... 28
 
2.8. Các tiêu chuẩn đánh giá dùng trong nghiên cứu .................................................... 31
 
2.9. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................... 32
 
2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ........................................................................... 32
 
2.11. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và các biện pháp khắc phục sai số ..................... 33
 
Chương 3 .............................................................................................................................. 35
 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 35
 
3.1. Mô tả công tác đào tạo liên tục tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh/ thành phố và
tuyến trung ương trong mẫu nghiên cứu ....................................................................... 35

 
3.1.1 Một số thông tin về các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và trung ương tham gia khảo
sát .................................................................................................................................. 35
 
3.1.2
 

Tổ chức, quản lý đào tạo liên tục của bệnh viện đa khoa................................ 37
 

3.1.3 Giảng viên trong đào tạo liên tục ......................................................................... 40
 
3.1.4 Kết quả về số lớp đào tạo liên tục đã được mở tại các bệnh viện đa khoa khảo
sát .................................................................................................................................. 42
 
3.1.5 Kết quả chấm điểm các bệnh viện khảo sát về đào tạo liên tục ........................... 42
 
Phân bố bệnh viện đa khoa theo mức điểm đánh giá đào tạo liên tục .......................... 43
 
3.2. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác đào tạo liên tục tại các bệnh viện đa
khoa tuyến tỉnh và trung ương ...................................................................................... 43
 
3.2.1. Thuận lợi ............................................................................................................. 44
 
3.2.2. Khó khăn ............................................................................................................. 49
 
3.3. Phân tích trường hợp với bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và tuyến trung ương ....... 52
 
3.3.1 Phân tích trường hợp tuyến tỉnh........................................................................... 53
 

3.3.2 Phân tích trường hợp tuyến trung ương ............................................................... 59
 
Chương 4 .............................................................................................................................. 68
 
BÀN LUẬN .......................................................................................................................... 68
 
4.1. Đặc điểm chung của các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và trung ương tham gia
khảo sát và kết quả mô tả công tác đào tạo liên tục của cán bộ y tế ở các bệnh viện đa
khoa tuyến tỉnh/ thành phố và tuyến trung ương .......................................................... 68
 


v
4.2. Bàn luận về thuận lợi, khó khăn trong triển khai công tác đào tạo liên tục của bệnh
viện đa khoa .................................................................................................................. 71
 
4.2.1 Thuận lợi .............................................................................................................. 71
 
4.2.2 Khó khăn .............................................................................................................. 72
 
4.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu trường hợp BVĐK tuyến tỉnh/ thành phố và bệnh
viện đa khoa tuyến trung ương ..................................................................................... 74
 
4.3.1 Bài học kinh nghiệm chung cho cả 2 tuyến ......................................................... 76
 
4.3.2 Đặc thù riêng trong công tác đào tạo liên tục của bệnh viện đa khoa khu vực Phúc
Yên ................................................................................................................................ 77
 
4.3.3 Bài học đặc trưng cho bệnh viện tuyến tỉnh/ thành phố ...................................... 78
 

4.3.4 Bệnh viện Chợ Rẫy có những điểm đặc biệt trong triển khai đào tạo liên tục .... 78
 
4.3.5 Bài học đặc trưng cho bệnh viện tuyến trung ương ............................................. 80
 
4.4. Hạn chế của nghiên cứu ......................................................................................... 80
 
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 82
 
KHUYẾN NGHỊ................................................................................................................... 85
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 86
 
PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 1
 
Phụ lục 1: Danh sách BVĐK theo khu vực ........................................................................... 1
 
Phụ lục 2: Công cụ khảo sát thực trạng .................................................................................. 3
 
Phụ lục 3: Hướng dẫn phỏng vấn sâu................................................................................... 11
 
Phụ lục 4: Hướng dẫn thảo luận nhóm ................................................................................ 14
 
Phụ lục 5: Bảng kiểm nội dung thu thập thông tin thứ cấp ................................................. 18
 
Phụ lục 6: Thông tin của bệnh viện có số điểm cao nhất tuyến tỉnh và tuyến trung ương. 19
 
Phụ lục 7: Các văn bản quản lý do Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc ban hành ................................ 21
 
Phụ lục 8: Bảng biến số nghiên cứu ..................................................................................... 22
 



vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Tổng hợp số lượng đối tượng nghiên cứu tham gia cung cấp thông tin ....... 26
 
Bảng 3.1. Kết quả về kế hoạch hàng năm về ĐTLT được phê duyệt giai đoạn 2014 2016............................................................................................................................... 37
 
Bảng 3.2. Cán bộ chuyên trách quản lý ĐTLT giai đoạn 2014 - 2016 ......................... 37
 
Bảng 3.3. Tỷ lệ bệnh viện có tiêu chuẩn lựa chọn học viên cho các lớp ĐTLT giai đoạn
2014 - 2016 ................................................................................................................... 38
 
Bảng 3.4. Kết quả về tình hình phân bổ kinh phí cho ĐTLT hàng năm giai đoạn 2014 2016............................................................................................................................... 38
 
Bảng 3.5. Kết quả về cơ sở vật chất trong ĐTLT của các bệnh viện giai đoạn 2014 2016............................................................................................................................... 39
 
Bảng 3.6. Tình hình hợp tác trong nước và quốc tế trong ĐTLT giai đoạn 2014 - 2016
....................................................................................................................................... 39
 
Bảng 3.7. Chương trình đào tạo tại bệnh viện khảo sát giai đoạn 2014 - 2016 ............ 40
 
Bảng 3.8. Chương trình đào tạo được thẩm định theo quy định giai đoạn 2014 - 2016
....................................................................................................................................... 40
 
Bảng 3.9. Một số thông tin về giảng viên trong ĐTLT của các bệnh viện giai đoạn 2014
- 2016 ............................................................................................................................ 41
 
Bảng 3.10. Số lớp ĐTLT tại các BVĐK khảo sát giai đoạn 2014 - 2016 .................... 42

 
Bảng 3.11. Kết quả chấm điểm (Điểm ĐTLT) giai đoạn 2014 - 2016 ......................... 43
 
Bảng 3.12. Phân nhóm bệnh viện của 2 tuyến theo 3 nhóm xếp loại tốt – đạt trung bình
– chưa đạt giai đoạn 2014 - 2016 .................................................................................. 43
 
Bảng 3.13. Chương trình ĐTLT 2014 - 2016 tại bệnh viện Chợ Rẫy .......................... 61
 
Bảng 3.14. Kết quả từ hoạt động quản lý ĐTLT tại bệnh viện Chợ Rẫy giai đoạn 2014 2016............................................................................................................................... 64
 
Bảng 3.15. Thông tin giảng viên trong ĐTLT tại bệnh viện Chợ Rẫy ......................... 66
 


vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức các cơ sở đào tạo liên tục cán bộ y tế................................. 11
 
Hình 1.2. Mô hình công tác ĐTLT ........................................... Error! Bookmark not defined.
 
Biểu đồ 3.1. Số lượng BVĐK tham gia nghiên cứu so với số lượng BVĐK tại VN theo khu
vực............................................................................................................................................ 35
 
Biểu đồ 3.2. Số lượng BVĐK tham gia nghiên cứu so với số lượng BVĐK tại Việt Nam theo
hạng BV ................................................................................................................................... 36
 
Biểu đồ 3.3. Số lượng BVĐK tham gia nghiên cứu so sánh với số lượng BVĐK tại VN theo
tuyến......................................................................................................................................... 36
 



viii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Đào tạo y khoa liên tục (ĐTLT) đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân. Nghiên
cứu được tiến hành tại các bệnh viện đa khoa (BVĐK) công lập tuyến tỉnh/thành phố và
tuyến trung ương tại Việt Nam nhằm mô tả công tác ĐTLT của các BVĐK trong giai
đoạn 2014-2016, phân tích thuận lợi khó khăn và phân tích trường hợp BVĐK để đưa
ra bài học kinh nghiệm cho công tác ĐTLT. Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả cắt
ngang, kết hợp phương pháp định lượng và định tính thực hiện thu thập số liệu từ tháng
2 –5/2017. Số liệu định lượng được thu thập bằng phiếu phát vấn tự điền với 136 BVĐK
công lập trả lời phiếu (82,3%) trong đó có 117 BVĐK tuyến tỉnh/thành phố và 19 BVĐK
tuyến trung ương. Số liệu định tính được thu thập tại 3 BVĐK tuyến trung ương và 3
BVĐK tuyến tỉnh/thành phố được chọn chủ đích từ 3 nhóm BVĐK xếp loại tốt, đạt
trung bình và chưa đạt (số lượng BVĐK tương ứng trong từng nhóm là 46 tốt, 44 đạt
trung bình và 46 chưa đạt), trong đó có 2 bệnh viện có số điểm cao nhất (trong số 136
bệnh viện) lựa chọn cho nghiên cứu trường hợp. Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn sâu
(PVS) 6 cán bộ chuyên trách ĐTLT và tổ chức 6 cuộc thảo luận nhóm (TLN) của giảng
viên và 6 cuộc TLN cán bộ y tế của 6 BVĐK, đồng thời PVS 2 lãnh đạo của bệnh viện
tham gia vào nghiên cứu trường hợp.
Kết quả triển khai công tác ĐTLT của BV cho thấy: có 95/136 (86,5%) bệnh viện
có kế hoạch ĐTLT riêng được phê duyệt, đáng lưu ý vẫn còn 3 BVĐK không có kế
hoạch ĐTLT; Chỉ có 37/136 (27,2%) BV có cán bộ chuyên trách độc lập làm công tác
ĐTLT và 11 BV (8,1%) không có cán bộ chuyên trách ĐTLT; 121/136 (88,9%) BV có
hồ sơ quản lý các khoá ĐTLT; Chỉ có 10/136 (7,3%) BV có nguồn kinh phí phân bổ
riêng cho ĐTLT, đặc biệt đến 67 BV không có nguồn kinh phí nào cho hoạt động này
(49,3%); Có 90,4% BVĐK (123/136) có chương trình đào tạo, trong đó 120 BVĐK có
chương trình đào tạo được phê duyệt; 108 BVĐK có phòng học lý thuyết dành cho học
viên và chỉ có 39 BVĐK có phòng thực hành. Về đội ngũ giảng viên cho công tác ĐTLT:
có 111 (81,6%) BV có giảng viên cơ hữu, tuy nhiên chỉ có 55 BVĐK tất cả giảng viên

đều có chứng chỉ sư phạm y học theo yêu cầu của Bộ Y tế; hầu hết các BVĐK có giảng
viên với kinh nghiệm thực tiễn trên 3 năm (chiếm 97,1%).


ix
Thuận lợi chính trong ĐTLT của các BVĐK là được sự quan tâm của lãnh đạo cấp
trên, lãnh đạo bệnh viện và các khoa phòng tạo điều kiện cho CBYT tham gia công tác
ĐTLT, CBYT ở các BVĐK sẵn sàng tham gia ĐTLT. Riêng đối với BVĐK tuyến trung
ương, cán bộ chuyên trách quản lý ĐTLT và giảng viên giàu kinh nghiệm và đa phần có
chứng chỉ sư phạm y học, cơ sở vật chất đáp ứng tốt cho ĐTLT. Khó khăn chính: phần
lớn giảng viên tham gia ĐTLT là kiêm nhiệm, các BVĐK chưa có kế hoạch bồi dưỡng
giảng viên, hầu hết không có chế độ đãi ngộ giảng viên. BVĐK tỉnh/thành phố còn thiếu
thốn về cơ sở vật chất, thiếu cán bộ chuyên trách và không được đào tạo nghiệp vụ quản
lý ĐTLT, thiếu kinh phí, thiếu chương trình đào tạo, giảng viên phần đông chưa có
chứng chỉ sư phạm y học, học viên không hiểu về quyền và nghĩa vụ của CBYT trong
ĐTLT. Khó khăn chủ yếu của BVĐK trung ương là tình trạng quá tải dẫn đến CBYT
không thu xếp được thời gian để đảm bảo công tác ĐTLT.
Phân tích trường hợp điển hình Bệnh viện Chợ Rẫy và BVĐK khu vực Phúc Yên,
nơi đã triển khai tốt công tác ĐTLT trong giai đoạn 2014-2016, chúng tôi rút ra một số
bài học kinh nghiệm sau: cần có sự cam kết của lãnh đạo; cần có cán bộ chuyên trách
cho ĐTLT; cần có kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm; chương trình đào tạo cần
được biên soạn và thẩm định; cần có chế độ đãi ngộ cho giảng viên và bồi dưỡng năng
lực giảng viên; cần quản lý học viên xuyên suốt quá trình ĐTLT. Các BVĐK tuyến tỉnh
phải có sự hỗ trợ và quan tâm của Sở Y tế, cần phổ biến các quy định về quyền và nghĩa
vụ cho CBYT về ĐTLT. Với BVĐK trung ương, cần bố trí đồng bộ hệ thống cơ sở vật
chất, giảng viên cần cập nhật kiến thức trong nước và quốc tế, đẩy mạnh hợp tác trong
ĐTLT.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, vẫn còn một số quy định trong thông tư
TT22/2013/TT-BYT chưa được các BVĐK thực hiện đầy đủ. Vì vậy, Cục KHCN&ĐTBộ Y tế và các Sở Y tế nên tổ chức thêm các lớp bồi dưỡng, hướng dẫn triển khai đào
tạo liên tục, tăng cường phổ biến quy định, hỗ trợ và theo dõi chặt chẽ hơn nữa việc triển

khai hoạt động ĐTLT tại các bệnh viện trực thuộc.


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghị quyết số 46/NQ-TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ “Nghề Y là một nghề đặc
biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt”, đây là quan điểm chỉ
đạo xuyên suốt nêu bật tính đặc thù trong quá trình đào tạo, sử dụng nhân lực y tế [3].
Đào tạo y khoa bao gồm đào tạo y khoa chính quy và đào tạo y khoa liên tục (hay
ĐTLT). Trong khi đào tạo y khoa chính quy được thực hiện trong các trường đại học,
cao đẳng, trung cấp y tế, các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp được các cấp có thẩm quyền
ban hành quyết định thành lập thì đào tạo liên tục lại được thực hiện trong suốt quá trình
làm việc tại các cơ sở y tế. ĐTLT đóng vai trò quan trọng đối với cán bộ y tế (CBYT)
trong việc cập nhật và nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng kịp thời việc chăm sóc
và nâng cao sức khỏe cho người dân do sự thay đổi về mô hình bệnh tật, sự phát triển
không ngừng của khoa học kỹ thuật và sự thay đổi của hệ thống y tế và của bối cảnh
kinh tế - xã hội [8]. Vì nghề y là nghề liên quan trực tiếp đến tính mạng con người nên
trong quá trình làm việc, hành nghề, CBYT được yêu cầu phải luôn luôn cập nhật các
kiến thức mới, kỹ thuật mới, tiếp cận các thông tin, quy định mới liên quan đến chuyên
môn của mình.
Thông tư 22/2013/TT-BYT ban hành ngày 09/08/2013 về Hướng dẫn đào tạo
liên tục cho CBYT quy định tất cả các CBYT đều phải tham gia học tập liên tục tối thiểu
48 tiết trong 2 năm đối với người hành nghề y và 120 tiết trong 5 năm đối với đối tượng
khác như quản lý, y tế dự phòng, y tế công cộng. ĐTLT là yêu cầu bắt buộc đối với
người hành nghề y bao gồm cả bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh [6]. Tính đến
quý II/2017, hệ thống Y tế tại Việt Nam tế có trên 500.000 cán bộ y tế cần được đào tạo
hàng năm, trong đó có khoảng 320.000 cán bộ y tế làm trong lĩnh vực khám bệnh, chữa
bệnh [10]. Hiện tại chưa có một thống kê của cơ quan quản lý hay một nghiên cứu nào
mang tính hệ thống về ĐTLT tại các bệnh viện cho CBYT (bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật
viên và hộ sinh).

Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo (Cục KHCN&ĐT) - Bộ Y tế là đơn vị chịu
trách nhiệm quản lý công tác đào tạo y khoa liên tục trên toàn quốc. Cục KHCN&ĐT
đang triển khai dự án “Điều tra, giám sát, đánh giá công tác quản lý điều hành và triển
khai công tác ĐTLT của ngành giai đoạn 2014 – 2016”. Mục tiêu của dự án là điều tra,
giám sát công tác đào tạo y khoa liên tục của các bệnh viện trực thuộc sự quản lý của


2
Bộ Y tế và các bệnh viện tuyến tỉnh thuộc quản lý của Sở y tế các tỉnh trên cả nước giai
đoạn từ 2014 – 2016, sau 3 năm kể từ khi thông tư 22/2013/TT-BYT có hiệu lực từ ngày
1/10/2013 nhằm phục vụ công tác quản lý của Cục KHCN&ĐT. Thời gian dự triển khai
dự án vào cuối tháng 11 năm 2016.
Được sự đồng ý của Cục KHCN&ĐT theo Công văn số 862/K2ĐT-SĐH ngày
03/10/2016 với vai trò là một thành viên của nhóm nghiên cứu, học viên đã thực hiện
luận văn này, với mục đích trả lời cho các câu hỏi về thực trạng ĐTLT về tình hình triển
khai, công tác tổ chức quản lý, chương trình, nguồn lực phân bổ đáp ứng ĐTLT của cán
bộ y tế tại các BVĐK tuyến trung ương và tuyến tỉnh tại Việt Nam giai đoạn 2014 –
2016 như thế nào? Bên cạnh thực trạng ĐTLT tại các bệnh viện, những khó khăn, thuận
lợi khi triển khai đào tạo y khoa liên tục ra sao? Bài học kinh nghiệm trong triển khai
công tác ĐTLT của các BVĐK là gì?
Để làm rõ những vấn đề nêu trên, “Nghiên cứu về đào tạo liên tục cho cán bộ y
tế tại một số bệnh viện đa khoa trung ương và tuyến tỉnh/ thành phố tại Việt Nam giai
đoạn 2014 – 2016” được thực hiện.


3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.   Mô tả công tác đào tạo liên tục cho cán bộ y tế tại một số bệnh viện đa khoa tuyến
trung ương và tuyến tỉnh trên cả nước giai đoạn 2014 – 2016.
2.   Phân tích thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai công tác đào tạo liên tục cho cán

bộ y tế tại một số bệnh viện đa khoa tuyến trung ương và tuyến tỉnh trên cả nước giai
đoạn 2014 – 2016.
3.   Phân tích trường hợp bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và tuyến trung ương tốt nhất về
đào tạo liên tục để rút ra bài học kinh nghiệm cho các cơ sở khác.


4
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1.  Một số khái niệm
Đào tạo liên tục (ĐTLT): là các khóa đào tạo ngắn hạn, bao gồm: đào tạo bồi
dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ; cập nhật kiến thức y khoa liên tục; phát triển nghề
nghiệp liên tục; đào tạo chuyển giao kỹ thuật; đào tạo theo nhiệm vụ chỉ đạo tuyến và
các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khác cho cán bộ y tế CBYT mà không thuộc
hệ thống văn bằng giáo dục quốc dân [6].
Cơ sở ĐTLT: là các bệnh viện, viện có giường bệnh; viện nghiên cứu, các cơ sở
giáo dục chuyên nghiệp/dạy nghề y tế; các cơ sở giáo dục khác có đào tạo mã ngành
thuộc khối ngành khoa học sức khỏe; các trung tâm có đào tạo nhân lực y tế [6].
Cán bộ y tế (CBYT): là công chức, viên chức, người đang làm chuyên môn nghiệp
vụ trong các cơ sở y tế [6]. Trong phạm vi luận văn này, CBYT được hiểu là bác sĩ, điều
đưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên.
1.2.  Đào tạo liên tục
1.2.1 Sự cần thiết của công tác đào tạo liên tục
Hiện nay, tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật và thông tin ngày càng nhanh.
Sau khi tốt nghiệp trường y, kiến thức học được của cán bộ y, CBYT nếu không được
ôn tập, sử dụng sẽ mất dần theo thời gian. Do đó, nếu không có những hoạt động học
tập củng cố kiến thức đã được dạy và cập nhật các thông tin kiến thức mới, CBYT sẽ
không đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân [8].
ĐTLT là một hoạt động đặc thù và chuyên biệt nhằm giúp phát triển năng lực nghề
nghiệp của nhân viên y tế với mục tiêu cuối cùng là cải thiện hiệu quả chăm sóc sức

khỏe cho người bệnh. ĐTLT bao gồm tất cả các hình thức học tập mà nhân viên y tế
tham gia nhằm mục tiêu cải thiện kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện tốt hơn trách
nhiệm chuyên môn. Chính sự liên tục các hoạt động đào tạo này đã giúp định hình sự
phát triển năng lực nghề nghiệp nhằm đáp ứng các chức năng và trách nhiệm của nhân
viên y tế đối với xã hội [8].
Có nhiều phương pháp hiệu quả trong ĐTLT kiến thức y khoa bao gồm truyền đạt
thông tin qua giảng dạy truyền thống, tài liệu giảng dạy, hướng dẫn thực hành trên lâm


5
sàng, tiếp cận phương pháp giáo dục mới như tiếp cận nhóm nhỏ theo từng chủ đề, việc
tiếp thu ý kiến của những người lãnh đạo, kiểm tra và phản hồi, tự nghiên cứu…[29].
Nghề Y là nghề đặc biệt, liên quan trực tiếp đến tính mạng con người. Để hành
nghề một cách hiệu quả trong suốt cuộc đời hoạt động chuyên môn của mình. Người
CBYT cần thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất, điều này liên quan đến một
số hình thức ĐTLT [8]. ĐTLT chỉ được thực hiện có hiệu quả khi đáp ứng được 03 yếu
tố sau: (1) Có nhu cầu (lý do rõ ràng) cho việc thực hiện ĐTLT, việc học tập phải dựa
trên cơ sở nhu cầu được xác định đó cùng với các hoạt động tiếp theo để giúp củng cố
những nội dung đã học được sau khi việc học tập đã hoàn thành. Thực hành y học nhiều
khi được cho rằng mang tính đều đặn và có thể dự đoán trước, nhưng trên thực tế CBYT
thường phải đưa ra các ý kiến của mình trong các tình huống phức tạp, không thể dự
đoán trước, trong hoàn cảnh mà mức độ chắc chắn không cao và thường hay có những
ý kiến trái ngược nhau, vì vậy người CBYT phải biết làm gì là tốt nhất trong những tình
huống cụ thể đó. Nhìn chung, sự ứng biến và quyết định về chuyên môn là quan trọng
nhất trong thực hành y học; (2) Kiến thức của người hành nghề được thu thập và trau
dồi qua nhiều cách khác nhau. Từ những hoạt động học tập chính quy tại trường, từ
những kiến thức và kinh nghiệm thu nhận được qua quá trình làm việc và trao đổi kinh
nghiệm của người đi trước, hay từ các khóa ĐTLT ngắn hạn, qua hội thảo, tập huấn…;
(3) ĐTLT là một phần không thể tách rời trong quá trình làm việc của CBYT, hành nghề
khám chữa bệnh. Qua quá trình diễn biến liên tục và xuyên suốt của hành nghề khám

chữa bệnh, CBYT có thể xác định được nhu cầu đào tạo của mình [8].
Nâng cao sức khỏe cho mọi người là mục tiêu cơ bản của giáo dục y học, đó cũng
là nhiệm vụ chung của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên đoàn Giáo dục Y học thế
giới (World Federation Medical Education – WFME). Năm 1998, WHO và WFME phối
hợp để khởi xướng chương trình về Các tiêu chuẩn quốc tế trong giáo dục y học, với
mục tiêu cung cấp cơ chế cho việc nâng cao chất lượng trong giáo dục y học phạm vi
toàn cầu, được các cơ sở đào tạo y học áp dụng. Các tiêu chuẩn toàn cầu của WFME
được trình bày trong bộ 3 tập: Chuẩn giáo dục y học cơ bản (Standard in Basic Medical
Education); Chuẩn giáo dục y học sau đại học (Standard in Postgraduate Medical
Training) và Chuẩn phát triển nghề nghiệp chuyên môn liên tục (Standard for
Continuing Medical/ Professional Development – CME/CPD). Các chuẩn của WFME


6
về ĐTLT được xây dựng theo 9 lĩnh vực, 36 tiểu lĩnh vực trong đó bao gồm: nhiệm vụ
và kết quả đầu ra (4 tiêu chí), các phương pháp học tập (6 tiêu chí), lập kế hoạch và dẫn
chứng bằng tư liệu (2 tiêu chí), cá nhân người học (4 tiêu chí), những người cung cấp (4
tiêu chí), môi trường học tập và nguồn lực (7 tiêu chí), đánh giá các phương pháp và
năng lực (4 tiêu chí), tổ chức 4 tiêu chí) và đổi mới liên tục (1 tiêu chí) [12].
Ngành y khoa là một ngành nghề chuyên môn cần học tập suốt đời để đạt được
mục tiêu thực hành chuyên môn thông thạo. Kiến thức cần thiết để thực hành tăng lên
với cấp số nhân trong môi trường luôn có sự thay đổi phức tạp và sự tái cơ cấu của các
mô hình chăm sóc sức khỏe. Chính vì vậy, CBYT cần thiết phải ĐTLT trong suốt cuộc
đời hành nghề của mình.
1.2.2 Tình hình đào tạo liên tục trên thế giới và Việt Nam
1.2.2.1 Tình hình đào tạo liên tục trên thế giới
Tại một số nước trên thế giới, hệ thống giờ học hoặc tín chỉ của ĐTLT được các
cơ quan có thẩm quyền dùng làm căn cứ để đánh giá năng lực của CBYT trong việc cấp
bằng, chứng chỉ và gia hạn. Mức độ yêu cầu về tín chỉ ĐTLT trong quá trình gia hạn và
cấp lại bằng hành nghề là khác nhau ở một số nước. Phương pháp của ĐTLT là phương

pháp truyền thống (các bài giảng, lên lớp. Mặc dù có sự khác biệt về các phương pháp
đào tạo ĐTLT, mô hình ĐTLT chủ yếu được chia làm 2 nhóm: mô hình đào tạo (tập
trung vào nâng cao năng lực lâm sàng) và mô hình đánh giá (tập trung vào nâng cao
năng lực và kết quả thực hiện). Phần lớn các nước chỉ áp dụng mô hình đào tạo như Áo,
Pháp, Hà Lan, Anh có đánh giá năng lực của CBYT. Một số nước trên thế giới có
phương thức đảm bảo năng lực cho CBYT được nêu ở bảng 1 dưới đây [12, 27].
ĐTLT và các yêu cầu của ĐTLT cũng có sự khác biệt giữa các nước về hệ thống
quản lý, các yêu cầu phải tuân thủ như trong bảng 1 sau đây cho thấy, phần lớn các quốc
gia, hoạt động ĐTLT là bắt buộc đối với CBYT, thậm chí được quy định trong luật.
Việc không tuân thủ sẽ dẫn đến các hậu quả như không cấp giấy phép hành nghề, không
cấp lại chứng chỉ.


7
Bảng 1: Đào tạo y khoa liên tục – Yêu cầu của CME tại một số nước trên thế giới
Tên

Thưởng/ phạt

Cơ quan quản lý

Yêu cầu

nước
Áo

Yêu cầu pháp luật

Văn phòng y tế Yêu cầu luật pháp, 150 tín chỉ (1
Áo (Hội chuyên tín chỉ = 1 giờ) trong 3 năm

môn)

Bỉ

Thưởng tiền (tăng Bộ Y tế công cộng 20 giờ mỗi năm hoặc chứng nhận
lượng 4%)

(Chính phủ)

(Yêu cầu 200 giờ tín chỉ trong 3
năm và tham gia 2 hội thảo
chuyên môn/ năm)

Đức

Giảm bớt khoản bồi Văn phòng y tế 250 tín chỉ (1 tín chỉ = 45 phút)
hoàn, không yêu vùng (Hội chuyên trong 5 năm
cầu chứng nhận

Italia

môn)
Ủy ban CME của 150 tín chỉ (1 tín chỉ = 1 giờ)
Bộ Y tế (Cơ quan trong 5 năm
chính phủ)

Hà Lan Cấm hành nghề

Các


hiệp

chuyên

gia

CBYT

hội 200 giờ tín chỉ trong 5 năm, có
và kiểm tra chéo (chỉ đối với chuyên
(Hội gia)

chuyên môn)
Tây

Tùy vùng

Hội Y học Tây Tùy thuộc vào vùng

Ban

Ban

Nha

chuyên môn)

Anh

Nha


(Hội

Yêu cầu giám sát Bộ Y tế (Chính Các yêu cầu đồng thời: (1) cấp lại
bắt buộc

phủ)

chứng chỉ hành nghề sau 5 năm
và (2) cấp lại bằng (tùy thuộc vào
trường)

Để triển khai công tác đào tạo liên tục, nhiều mô hình đã được xây dựng và áp
dụng để có thể đánh giá chính xác năng lực CBYT một cách liên tục, ưu nhược điểm
của các mô hình và các nước áp dụng được thể hiện trong bảng 2.


8
Bảng 2: Tổng hợp mô hình đánh giá năng lực CBYT liên tục trên thế giới
Mô hình
Ưu điểm
Nhược điểm
Mô hình đào tạo: nhằm cải Nâng cao năng Không xác định
thiện năng lực lâm sàng
lực lâm sàng
được CBYT thực
hành chuyên môn
kém
Mô hình đánh giá
Đánh giá tình huống: khi có Có khả năng xác Không thể xác

lời phàn nàn hoặc có vấn đề định người hành định được tất cả
xảy ra
nghề kém
những người hành
nghề kém và cần
có hệ thống tập
trung ghi nhận các
khiếu nại
Đánh giá định kỳ: đánh giá Có khả năng xác Rất tham vọng và
đầy đủ tất cả các lĩnh vực định người hành có thể không thực
năng lực của CBYT
nghề kém
hiện được
Đánh giá sàng lọc cho tất cả: Có khả năng xác Không thể có
có thể xác định được những định người hành được một test duy
năng lực còn thiếu thông nghề kém
nhất để đánh giá
qua đánh giá chéo và bảng
một cách chính
câu hỏi dành cho bệnh nhân
xác và thực tế
được năng lực còn
thiếu
Đánh giá sàng lọc đối với Có khả năng xác Có thể vi phạm
nhóm có nguy cơ cao: đánh định người hành luật riêng tư và
giá các CBYT hành nghề nghề kém
yêu cầu phải có hệ
kém (ví dụ dựa vào kết quả
thống dữ liệu về
chữa bệnh hoặc khuynh

các phương pháp
hướng kê đơn) hoặc nhóm
đánh giá thực
mục tiêu khác như nhóm
hành của CBYT.
bác sĩ lớn tuổi
Nguồn: Merkur và cộng sự (2008)

Nước áp dụng
Úc,
New
Zealand, Áo, Bỉ,
Pháp, Đức, Ý, Hà
Lan, Tây Ban
Nha, Anh, Mỹ
Không có nước
nào

Không có nước
nào
Áo,
Pháp,
Hungary, Ai len,

Lan,
Slovenia, Anh

Không có nước
nào


Có thể thấy rằng tất cả các nước hiện nay vẫn đang áp dụng mô hình đơn giản và
tập trung vào nâng cao năng lực lâm sàng cho CBYT, đây cũng chính là nội dung chính
của ĐTLT theo kiểu truyền thống.


9
Một số đặc điểm về ĐTLT của các nước trên thế giới:
Mỹ:
ĐTLT ở Mỹ chủ yếu liên quan đến việc cấp lại chứng chỉ hành nghề, một bộ tiêu
chuẩn chung cho việc cấp lại chứng chỉ hành nghề được xây dựng để tất cả các tổ chức
tham gia cung cấp dịch vụ cùng thực hiện. Hội đồng thẩm định quốc gia về ĐTLT đã
cấp phép cho hơn 600 tổ chức được phép cấp chứng chỉ và chịu trách nhiệm đảm bảo
các chương trình ĐTLT được thực hiện đảm bảo đúng chất lượng. Nhiều chương trình
đào tạo được xây dựng bao gồm các câu hỏi nhiều lựa chọn, tự đánh giá và các bài kiểm
tra. Các hoạt động đào tạo được chia làm 2 nhóm: nhóm 1 gồm các chương trình chính
quy, tạp chí hoặc tài liệu sử dụng lâu dài, các hội thảo quốc tế được chấp nhận và phải
trải qua cuộc thi cấp bằng. Nhóm 2 bao gồm các hoạt động tư vấn với đồng nghiệp, tổng
quan tài liệu, thảo luận nhóm nhỏ, phân tích các chủ đề trên tạp chí, giảng dạy, viết bài…
và hiện được cho là có giá trị cao hơn khi đào tạo cho người lớn.
Úc và New Zealand:
Các chương trình ĐTLT được quản lý và thực hiện bởi các trường và khoa y. Các
cơ sở này chịu trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên tham gia vào hoạt động
ĐTLT và đảm bảo chất lượng đào tạo. Các chương trình đào tạo đều có định hướng
khuyến khích CBYT tự học và cho phép áp dụng linh hoạt các loại hình học tập và môi
trường thực hành. Chương trình đào tạo cho bác sĩ sản, phụ khoa bắt đầu vào năm 1986,
bác sĩ đa khoa vào năm 1987 và tất cả các đối tượng khác từ năm 1992. Chu kỳ đào tạo
là 3 hoặc 5 năm, trừ cán bộ nghiên cứu bệnh học là 6 tháng. Điểm đánh giá được phân
bổ cho cả hoạt động ĐTLT và hoạt động đảm bảo chất lượng, sử dụng hệ thống tín chỉ
theo giờ và cũng có tính điểm đối với một số hoạt động như bài viết được xuất bản hay
bài trình bày. Đảm bảo chất lượng cũng là một cấu phần của nhiều chương trình đào tạo.

Tại New Zealand, tham dự các khóa ĐTLT được công nhận là điều bắt buộc. Nếu
không đáp ứng được yêu cầu này, CBYT có thể bị tạm thời rút giấy phép hành nghề
hoặc hành nghề có sự giám sát.
Ở Úc, luật hiện hành không bắt buộc CBYT phải tham dự vào các chương trình
phát triển chuyên môn chính thức, tuy nhiên trong những năm gần đây, khi ký lại hợp


10
đồng làm việc tại bệnh viện công, đặc biệt ở khu vực Tây Úc, CBYT được yêu cầu
chứng minh đã trải qua một số chương trình ĐTLT và đảm bảo chất lượng, trong một
số trường hợp phải thực hiện tại trường hoặc khoa y nhất định. Đối với bác sĩ đa khoa,
chính phủ cũng có áp đặt một số biện pháp về kinh tế đối với những người không tuân
thủ các chương trình phát triển chuyên môn liên tục. Trường y hoàng gia Úc cũng thường
xuyên xem xét lại các chương trình đào tạo chuẩn để đảm bảo có thể đạt được mục tiêu
đặt ra. Việc này thúc đẩy hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân và cung
cấp bằng chứng chứng minh sự tham gia vào các hoạt động đào tạo và đảm bảo chất
lượng.
Hong Kong và Singapore:
Tại Hong Kong, việc cấp chứng chỉ ĐTLT do Hội đồng y học Hong Kong chịu
trách nhiệm. ĐTLT là yêu cầu bắt buộc đối với các chuyên ngành nhưng lại là tự nguyện
đối với bác sĩ đa khoa. Việc cấp chứng chỉ được thực hiện hàng năm và phải trả phí.
Tại Singapore, khi xin cấp lại giấy phép hành nghề, CBYT bắt buộc phải chứng
minh đã hoàn thành ĐTLT, Chu kỳ cấp lại giấy phép là 1 hay 2 năm tùy chuyên ngành.
Yêu cầu về ĐTLT là 25 tín chỉ/ điểm cho mỗi năm.
Trên phương diện quản lý của quốc gia, hầu hết các nước đều đã có quy định bắt
buộc CBYT phải cập nhật, bổ sung kiến thức liên tục, không ngừng nâng cao năng lực
chuyên môn, bắt kịp những tiến bộ mới vì sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật
và nhu cầu ngày càng cao về chất lượng dịch vụ y tế [27].
1.2.2.2 Tình hình hệ thống đào tạo liên tục ngành y tế Việt Nam
Theo tài liệu “Quản ký công tác đào tạo liên tục cán bộ y tế (2012)”, hệ thống tổ

chức ĐTLT tại Việt Nam được tổ chức theo sơ đồ sau [8]:


11
BỘ Y TẾ
CỤC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ ĐÀO TẠO

CÁC TRƯỜNG ĐẠI
HỌC, CAO ĐẲNG,
TRUNG CẤP Y TẾ
(Mã A)

Các Bệnh
viện đa
khoa,
chuyên
khoa
tuyến
tỉnh

CÁC CƠ SỞ ĐÀO
TẠO LIÊN TỤC
(Bệnh viện, viện
nghiên cứu TƯ)
(Mã B)

Trung
tâm Y tế
dự phòng
Tỉnh


Trung
tâm
Kiểm
nghiệm
Dược
phẩm

CÁC SỞ Y TẾ
(Mã C)

Chi cục
Dân số
và Kế
hoạch
hoá gia
đình tỉnh

Đơn vị Y
tế khác

Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức các cơ sở đào tạo liên tục cán bộ y tế
Hệ thống các cơ sở ĐTLT hiện nay bao gồm: Cục KHCN&ĐT Bộ Y tế là cơ quan
chủ quản, quản lý toàn bộ các hoạt động ĐTLT tại Việt Nam. Các trường y dược thành
lập theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; các viện, bệnh viện trung ương có nhiệm
vụ đào tạo, chỉ đạo tuyến; các cơ sở y tế thuộc tỉnh (bệnh viện, trung tâm) có đơn vị
ĐTLT dưới sự quản lý của Sở Y tế [8].
Tại các bệnh viện của Việt Nam nói chung và BVĐK công lập nói riêng, công tác
ĐTLT được quy định thực hiện như sau:
Đối với các viện nghiên cứu và bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế

Các đơn vị này tuy không phải là đơn vị đào tạo chính quy nhưng phần lớn đều là
đơn vị phối hợp đào tạo, là cơ sở thực hành của các trường Y Dược, là nơi có nhiều đội
ngũ bác sĩ, dược sĩ đại học, cán bộ nghiên cứu, kỹ thuật viên nhiều năm kinh nghiệm và
trang thiết bị hiện đại, gắn bó mật thiết với nhiệm vụ thực tiễn của ngành. Phần lớn các


12
cơ sở này đều được giao nhiệm vụ đào tạo, hỗ trợ tuyến dưới thực hiện nhiệm vụ chuyên
môn, nên có kinh nghiệm trong việc tổ chức ĐTLT. Đến nay có 72 đơn vị trực thuộc
Bộ, Hội nghề nghiệp (Mã B) thành lập các đơn vị ĐTLT và được cấp mã số đào tạo
[10].
Đối với Sở Y tế
Việc tổ chức cơ sở ĐTLT tại các Sở Y tế có nhiều điểm khác biệt, phức tạp hơn so
với các đơn vị trên. Các cơ sở đào tạo thường đặt tại các bệnh viện đa khoa, chuyên
khoa tỉnh, các trung tâm y tế như dân số, sức khỏe sinh sản, y tế dự phòng… Văn phòng
Sở Y tế cũng có thể tổ chức đào tạo các chương trình thích hợp như phương pháp lập kế
hoạch, thống kê y tế, đạo đức hành nghề… Đến nay đã có 63/63 Sở Y tế và 333 đơn vị
trực thuộc Sở (Mã C) được Bộ Y tế cấp mã cơ sở ĐTLT.
Theo thống kê của Cục KHCN&ĐT - Bộ Y tế, tính đến tháng 5/2017, đã có 510
cơ sở được cấp mã số ĐTLT. Bộ Y tế cấp phép cho các đơn vị tham gia ĐTLT như các
bệnh viện, Sở y tế, trung tâm y tế, các trường. Hai trung tâm đào tạo cán bộ quản lý y tế
nằm trong Trường Đại học Y tế công cộng và Viện y tế công cộng thành phố Hồ Chí
Minh được thành lập và cũng được phép đảm nhận nhiệm vụ đào tạo về quản lý cho
CBYT toàn ngành [9].
Đối với bệnh viện đa khoa tại Việt Nam
Quy chế bệnh viện (Ban hành kèm theo quyết định số 1895/QĐ-BYT ngày 19
tháng 09 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế) quy định về nhiệm vụ của bệnh viện, những
nhiệm vụ đứng hàng thứ 2 sau công tác khám chữa bệnh là đào tạo cán bộ. Trong đó,
các bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1, hạng 2, hạng 3 đều có nhiệm vụ tổ chức ĐTLT cho
các thành viên trong bệnh viện và các bệnh viện tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên

môn [4].
Theo quy định hiện hành tại thông tư 23/2005/TT-BYT về xếp hạng bệnh viện,
bệnh viện được chia thành 05 hạng: bệnh viện hạng I đến hạng IV và bệnh viện hạng
đặc biệt. Bệnh viện đa khoa hạng I là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế
hoặc UBND Tỉnh và các ngành có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân một
số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Bệnh viện đa khoa hạng II là cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh trực thuộc tỉnh thành phố trực thuộc trung ương hoặc khu vực các huyện


13
trong tỉnh và các ngành. Bệnh viện đa khoa hạng III là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
thuộc Sở y tế tỉnh, thành phố và các ngành có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho
nhân dân một huyện hoặc một số huyện, quận trong tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương và các ngành. Bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt là các bệnh viện được xếp hạng I
đạt 100 điểm và thỏa mãn các tiêu chí về chức năng nhiệm vụ, quy mô và tổ chức khoa
phòng, trình độ cán bộ chuyên môn và quản lý, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và khả năng
chuyên môn kỹ thuật. Theo thống kê của Cục Khám bệnh Chữa bệnh, toàn quốc hiện
nay có 03 bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt , 54 BVĐK xếp hạng 1, 84 BVĐK hạng 2 và
23 BVĐK xếp hạng 3 ở các tuyến tỉnh/ thành phố và trung ương [4, 5, 11].
Theo số liệu cập nhật từ Niên giám thống kê Y tế năm 2014, tổng số BVĐK tuyến
tỉnh/ thành phố và tuyến trung ương là 164 bệnh viện, trong đó có 20 bệnh viện BVĐK
tuyến trung ương, 144 BVĐK tỉnh bệnh viện. Phân bố của BVĐK tỉnh theo, bao gồm 6
khu vực: Bắc Bộ và duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền
núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long khu vực được
thể hiện trong phụ lục 1 [7].
Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo liên tục
ĐTLT CBYT là hoạt động chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ các cơ quan quản
lý (Chính phủ, Bộ Y tế, Sở Y tế); cơ sở ĐTLT (BVĐK) đến giảng viên và học viên. Cụ
thể như sau:
v   Chính phủ, Bộ Y tế, Sở Y tế

Các cấp quản lý đã ban hành văn bản quản lý và các hướng dẫn trong đào tạo
liên tục tại Việt Nam như sau:
Luật khám bệnh chữa bệnh được Quốc Hội khóa 12 thông qua (số 40/2009/QH12),
trong đó Điều 29 đề cập người hành nghề không cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong
thời gian 02 năm liên tiếp thì bị thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hành nghề [13].
Để triển khai Luật khám chữa bệnh, Thông tư 22/2013/TT-BYT ngày 09/08/2013
Hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho CBYT được Bộ Y tế được ban hành [6].
Để hướng dẫn các đơn vị, đặc biệt là các đơn vị tuyến tỉnh trong việc thực hiện
ĐTLT theo các hướng dẫn trong TT22/2013/TT-BYT, Bộ Y tế đã ban hành cuốn tài liệu


14
“Quản lý công tác đào tạo liên tục cán bộ y tế (2014)”. Theo đó, phân cấp quản lý trong
ĐTLT như sau: Bộ Y tế quản lý chương trình, tài liệu dạy học của những khóa học ở
tuyến trung ương và những khóa học liên quan đến nhiều cơ sở y tế (từ 2 tỉnh/thành phố
trở lên); những khóa học có kiến thức, kỹ thuật, thủ thuật thuộc lĩnh vực y học mới, lần
đầu tiên được đưa vào áp dụng tại Việt Nam. Các cơ sở y tế trung ương có nhiệm vụ chỉ
đạo tuyến đã được Bộ Y tế ủy quyền chịu trách nhiệm về nội dung chuyên môn thuộc
lĩnh vực, nhiệm vụ được giao và theo kế hoạch của Bộ Y tế; các Sở Y tế chịu trách
nhiệm quản lý công tác ĐTLT trong địa phương mình và tổ chức các khóa đào tạo cho
cán bộ thuộc phạm vi quản lý của Sở; các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Dạy
nghề y tế thuộc tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tham mưu, phối
hợp với Sở Y tế trong công tác quản lý, xây dựng kế hoạch ĐTLT [8].
Quản lý công tác ĐTLT cho CBYT bao gồm quản lý về trách nhiệm, thời gian,
hình thức, chương trình, tài liệu, giảng viên ĐTLT cho CBYT và tổ chức, quản lý ĐTLT
cho CBYT đang làm việc tại các cơ sở y tế trong toàn quốc và cho các cơ sở ĐTLT
CBYT.
Cấp chứng chỉ, chứng nhận: Điều 14 thông tư 22/2013/TT-BYT quy định về việc
Bộ Y tế hoặc Sở Y tế thực hiện cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận cho CBYT đã tham gia
ĐTLT thuộc thẩm quyền quản lý để xác nhận việc tham gia ĐTLT cho CBYT.

Quản lý công tác ĐTLT: Điều 15 thông tư 22/2013/TT-BYT quy định trách nhiệm
của (1) Bộ Y tế thống nhất quản lý công tác đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế trên toàn
quốc; (2) Cục KHCN&ĐTcó trách nhiệm: Tổ chức thẩm định phê duyệt, lưu trữ chương
trình và tài liệu đào tạo của các cơ sở ĐTLT; Quản lý mã số đào tạo, triển khai công tác
đảm bảo chất lượng, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đào tạo liên tục trong lĩnh vực
y tế; Quản lý công tác đào tạo liên tục, cấp chứng chỉ đào tạo liên tục do cơ quan Bộ Y
tế tổ chức đào tạo; (3) Sở Y tế có trách nhiệm: Giao phòng chức năng chịu trách nhiệm
quản lý đào tạo liên tục của địa phương do lãnh đạo sở y tế phụ trách và có cán bộ
chuyên trách hoặc kiêm nhiệm; Quản lý chương trình và tài liệu đào tạo liên tục do sở
y tế thẩm định và phê duyệt; chương trình tài liệu dạy - học của các cơ sở đào tạo liên
tục trực thuộc; Quản lý mã số chứng chỉ do sở y tế cấp cho các cơ sở đào tạo; Xây dựng,
cập nhật cơ sở dữ liệu đào tạo liên tục của tỉnh và tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia về


×