Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác y tế trường học ở các trường tiểu học và trung học cơ sở tại thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

HUỲNH THIÊN ÂN

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU
HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ MỸ THO,
TỈNH TIỀN GIANG NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

ĐỒNG THÁP - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ DÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯƠNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

HUỲNH THIÊN ÂN

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC Ở CÁC
TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI
THÀNH PHỐ MỸ THO, TỈNH TIỀN GIANG NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GVHD: PGS.TS. TẠ VĂN TRẦM



ĐỒNG THÁP - 2017


i
LỜI CÁM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, quý thầy cô giáo, phòng đào tạo
sau đại học và các phòng ban Trường Đại học Y tế công cộng đã giúp đỡ tạo điều
kiện cho tôi học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.BS Tạ Văn
Trầm, Phó Giám đốc Sở Y tế Tiền Giang - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung tâm
Tiền Giang, ThS Trần Quỳnh Anh, giảng viên Bộ môn Quản lý Hệ thống y tế
trường Đại học Y tế công cộng. Đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo, hỗ trợ và cung cấp
những kiến thức quý báo cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin
chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, quý thầy cô giáo Trường Cao đẳng Y tế Đồng
Tháp đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và quý đồng nghiệp ở Trường
Cao đẳng Y tế Tiền Giang, tận tình giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực
hiện nghiên cứu này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân thiết trong gia đình
và bạn bè xung quanh hỗ trợ, khuyến khích tôi học tập và hoàn thành luận văn.

Người viết

Huỳnh Thiên Ân


ii
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ....................................................................................vi
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4
1.1. Khái niệm, mô hình về YTTH............................................................................4
1.1.1. Khái niệm về YTTH........................................................................................4
1.1.2. M ô hình quản lý YTTH tại Việt Nam [9], [15] ............................................4
1.1.3. Các văn bản, quy định để thực hiện YTTH ....................................................5
1.1.4. Tóm tắt Nội dung thông tư 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT [4].....................6
1.1.5. Tổ chức thực hiện công tác YTTH theo thông tư số 13/2016/TTLTBYT-BGDĐT [4] ...............................................................................................6
1.2. Các nghiên cứu về thực trạng y tế trường học .....................................................8
1.2.1. Thực trạng nghiên cứu YTTH trên thế giới ....................................................8
1.2.2. Thực trạng nghiên cứu YTTH tại Việt Nam.................................................10
1.3. Khung lý thuyết:.................................................................................................20
1.4. Tóm tắt về địa bàn nghiên cứu ...........................................................................21
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................22
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................................22
2.3. Thiết kế nghiên cứu:...........................................................................................22
2.4. Chọn mẫu và Cỡ mẫu:........................................................................................23
2.6. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu: .........................................................23
2.7. Các biến số nghiên cứu: .....................................................................................25
2.8. Tiêu chí đánh giá ................................................................................................27
2.8.1. Nguyên tắc chấm điểm...................................................................................28
2.8.2. Đánh giá kết quả: ............................................................................................28
2.9. Xử lý và phân tích số liệu ..................................................................................28
2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu: ...................................................................29



iii
2.11. Hạn chế của nghiên cứu: ..................................................................................29
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................30
3.1. Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu ....................................................................30
3.2. Thực trạng Hoạt động YTTH .............................................................................31
3.2.1. Công tác tổ chức và kế hoạch YTTH ............................................................31
3.2.2. Công tác Bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất.......................................32
3.2.3. Bảo đảm điều kiện về cấp thoát nước và vệ sinh môi trường........................32
3.2.4. Thực trạng Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm ...........................33
3.2.5. Bảo đảm môi trường thực thi chính sách và xây dựng các mối quan hệ xã
hội trong trường học, liên kết cộng đồng.................................................................33
3.2.6. Bảo đảm các điều kiện về chăm sóc sức khỏe cho học sinh........................34
3.2.7. Thực trạng Quản lý, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe học sinh ...........................35
3.2.8. Thực trạng Hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe ..............................37
3.2.9. Thực trạng Thống kê báo cáo và đánh giá ....................................................37
3.2.10. Kết quả đánh giá Công tác YTTH...............................................................38
3.3. Các yếu tố liên quan đến công tác quản lý YTTH .............................................38
Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................................42
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu .........................................................................42
4.2. Thực trạng công tác y tế trường học trong các trường Tiểu học và trường Trung
học cơ sở tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang năm 2017 ...................................42
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng trong công tác YTTH ở các trường Tiểu học và trường
Trung học cơ sở tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang năm 2017 ........................43
KẾT LUẬN ...............................................................................................................52
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................55
Phụ lục 1: Bảng biến số nghiên cứu ..........................................................................63
Phụ lục 2: Các bộ công cụ thu thập số liệu..................................................................66
Phụ lục 3: Thông tư liên tịch Quy định về công tác y tế trường học ........................89



iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT

Bảo hiểm y tế

CSNCSK

Chính sách nâng cao sức khỏe

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

CSSKBĐ

Chăm sóc sức khỏe ban đầu

CSSKHS

Chăm sóc sức khỏe học sinh

CSVC

Cơ sở vật chất

CVCS


Cong vẹo cột sống

GDSK

Giáo dục sức khỏe

GDĐT

Giáo dục và Đào tạo

NCSK

Nâng cao sức khỏe

NVYT

Nhân viên y tế

PVS

Phỏng vấn sâu

TH

Tiểu học

THCS

Trung học cơ sở


THPT

Trung học phổ thông

TTGDSK

Truyền thông giáo dục sức khỏe

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

VSMT

Vệ sinh môi trường

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)

WB

World Bank (ngân hàng thế giới)

YTDP

Y tế dự phòng

YTTH


Y tế trường học

UNICEF

United Nations Children's Fund (Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc)


v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1. Số lượng đối tượng nghiên cứu ...............................................................23
Bảng 3. 1: Đặc điểm nhân viên YTTH .....................................................................30
Bảng 3. 2: Đặc điểm trường tiểu học và Trung học cơ sở tại thành phố Mỹ Tho ....30
Bảng 3. 3: Công tác tổ chức và kế hoạch..................................................................31
Bảng 3. 4: Bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất.................................................32
Bảng 3. 5. Bảo đảm các điều kiện về cấp thoát nước và vệ sinh môi trường ...........32
Bảng 3. 6: Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm .........................................33
Bảng 3. 7: Bảo đảm môi trường thực thi chính sách và xây dựng các mối quan hệ xã
hội trong trường học, liên kết cộng đồng ..................................................................34
Bảng 3. 8: Bảo đảm các điều kiện về CSSK cho học sinh........................................34
Bảng 3. 9: Quản lý, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe học sinh .........................................35
Bảng 3. 10: Hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe ..........................................37
Bảng 3. 11: Kết quả đánh giá Công tác YTTH .........................................................38
Bảng 3. 12: Mức độ phối hợp ...................................................................................41


vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1. 1. Hệ thống quản lý hoạt động YTTH tại Việt Nam hiện nay......................5
Sơ đồ 1. 2. Thành phần nhiệm vụ của Ban SKTH và YTTH .....................................7
Sơ đồ 1. 3. Mô hình khung lý thuyết về thực trạng YTTH [4], [15] .......................20



vii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Việc triển khai các hoạt động Y tế trường học còn gặp nhiều khó khăn, bất cập.
Mạng lưới nhân viên YTTH chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng. Phần lớn cán
bộ YTTH là giáo viên hoặc Kế toán kiêm nhiệm chưa được đào tạo về chuyên môn
Y. Các hoạt động YTTH chủ yếu là phát thuốc thông thường, TTGDSK, tổ chức
khám sức khỏe định kỳ cho học sinh. Nghiên cứu về thực trạng hoạt động YTTH tại
thành phố Mỹ Tho là nhiệm vụ cần thiết, giúp cho các nhà quản lý và hoạch định
chính sách đẩy mạnh các hoạt động YTTH nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh.
Nghiên cứu nhằm vào 2 mục tiêu: Mô tả thực trạng công tác y tế trường học và Phân
tích một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác y tế trường học ở các trường Tiểu học và
trường Trung học cơ sở tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang năm 2017.
Nghiên cứu áp dụng thiết kế mô tả cắt ngang: kết hợp định lượng và định tính.
Đối tượng nghiên cứu: các cán bộ đang công tác YTTH trong các trường Tiểu
học và THCS tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, trong thời gian nghiên cứu từ
tháng 01 – 07/2017, tác giả thu được kết quả: Về Thực trạng công tác YTTH: Cán bộ
chủ yếu là nữ 82,86%, tuổi trung bình 36,91 số năm công tác YTTH trung bình 6,5
năm và 25,71% có chuyên môn Y sĩ. Các hoạt động đã và đang thực hiện là GDSK,
tổ chức KSK định kỳ, sơ cấp cứu ban đầu, triển khai các chương trình CSSK ban đầu.
Có 34,2% loại tốt; 62,9% loại khá; Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác YTTH: Có
nhiều văn bản pháp lý đã về thực hiện công tác YTTH, tuy nhiên còn có nhiều bất
cập; Nguồn nhân lực chưa đáp ứng theo quy định về số lượng và chất lượng, chủ yếu
là kiêm nhiệm, yếu về chuyên môn Y; Cơ sở vật chất còn thiếu; Nguồn kinh phí rất
hạn hẹp mà phải chi cho nhiều nội dung. Sự phối hợp giữa ngành Y tế và ngành Giáo
dục còn mờ nhạt và phụ thuộc vào ngành Y tế. Chưa vận động được sự tham gia tích
cực của địa phương. Phụ huynh học sinh chưa tích cực tham gia với nhà trường để
chăm lo sức khỏe cho học sinh.
Để triển khai tốt công tác YTTH: Ngành Y tế và Giáo dục cần phối hợp chặt

chẽ hơn trong công tác YTTH. Hoàn thiện mạng lưới cán bộ YTTH theo đúng quy
định hiện hành. Nâng cao tầm quan trọng của hoạt động YTTH. Bố trí nguồn kinh
phí thực hiện YTTH hàng năm; Đảm bảo điều kiện CSVC cho YTTH; Nâng cao
năng lực cho cán bộ YTTH; Huy động sự tham gia của cộng đồng.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay nhiều nước trên Thế giới xem trường học là nơi để tập trung nâng cao
sức khỏe, thay đổi hành vi lối sống cho thế hệ tương lai của đất nước thông qua giáo
dục sức khỏe, rèn luyện kỹ năng sống, cải thiện môi trường học tập và điều kiện
chăm sóc sức khỏe cho học sinh. Vì vậy việc tổ chức triển khai xây dựng trường học
nâng cao sức khỏe và phòng chống bệnh tật học đường cho học sinh là rất cần thiết và
phù hợp với xu thế chung trên phạm vi cả nước cũng như trong khu vực và thế giới.
Công tác chăm sóc sức khỏe, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho học sinh luôn
là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Trong thời gian vừa qua đã có rất nhiều
văn bản, chỉ thị, Quyết định do Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành, chỉ đạo hướng dẫn thực hiện nhằm tăng cường công tác y tế tại
các trường học [1-9], [26], [31], [38], [39]. Bên cạnh đó nhiều tổ chức quan tâm đã
và đang có các chương trình, dự án nhằm nâng cao sức khỏe học đường như Quĩ
Nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Ngân hàng thế
giới (WB), Tổ chức Plan tại Việt Nam [6], [7], [15], [26], [31]. Để triển khai đầy đủ
và kịp thời các biện pháp chăm sóc trẻ em trong độ tuổi đến trường tại các trường
học, vai trò của công tác y tế trường học là rất quan trọng và cần thiết.
Các hoạt động về công tác y tế trường học hiện tại được thực hiện theo thông tư
liên tịch số 13/2016/TTLT-BGDĐT-BYT ngày 12/5/2016 Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Bộ Y tế quy định các nội dung đánh giá công tác y tế trường học tại các trường bao
gồm: quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, môi trường học tập, chăm sóc y tế có
liên quan đến sức khỏe của học sinh trong trường học [4]. Nội dung đánh giá công tác

y tế trường học bao gồm: công tác tổ chức và kế hoạch; bảo đảm các điều kiện về cơ
sở vật chất; bảo đảm các điều kiện về cấp thoát nước và vệ sinh môi trường; bảo đảm
các điều kiện về an toàn thực phẩm; bảo đảm môi trường thực thi chính sách và xây
dựng các mối quan hệ xã hội trong trường học, liên kết cộng đồng; bảo đảm các điều
kiện về chăm sóc sức khỏe cho học sinh; quản lý, bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe học
sinh; hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe; thống kê báo cáo và đánh giá [4].
Tuy nhiên được đánh giá là chưa mạng lại hiệu quả cao [15].


2

Thành phố Mỹ Tho có diện tích tự nhiên là 8.154,08 ha, dân số 204.142 người,
có 17 đơn vị hành chính phường – xã của thành phố Mỹ Tho với 11 phường và 6 xã.
Trên địa bàn thành phố có 24 trường tiểu học (có 01 trường khuyết tật) và 12 trường
Trung học sơ sở, chỉ có 15 cán bộ chuyên trách chiếm 40% và chỉ có 16 có chuyên
môn Y, dược (trong đó có 9 cán bộ là Y sĩ chiếm 25,7%). Việc triển khai các hoạt
động y tế trường học còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Mạng lưới nhân viên y tế
trường học thiếu về số lượng và chưa đảm bảo về chất lượng. trên 75% cán bộ y tế
trường học là giáo viên hoặc Kế toán kiêm nhiệm chưa được đào tạo về chuyên môn
ngành Y vì vậy các hoạt động y tế trường học chủ yếu tập trung vào việc phát thuốc
thông thường, truyền thông giáo dục sức khỏe, các trường phải kết hợp với y tế địa
phương tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh, theo đánh giá hiệu quả công tác
YTTH tại thành phố Thái Nguyên của tác giả Lưu Văn Dưỡng cho thấy có sự khác
biệt về hiệu quả YTTH giữa nhân viên YTTH có chuyên môn Y và cán bộ kiêm
nhiệm [15]. Hoạt động y tế trường học được đánh giá chưa triển khai đúng theo
Thông tư quy định và chưa phát huy được hết hiệu quả của nó trong việc chăm sóc
sức khỏe ban đầu cho học sinh trong các trường học.
Từ thực trạng vừa nêu chúng tôi đặt ra một số Câu hỏi là: Thứ nhất đang Có
những hoạt động nào về YTTH đã được tiến hành? Thứ hai các yếu tố nào có liên
quan đến hoạt động nào về YTTH tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang?

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng thực hiện tốt công tác YTTH góp phần
rất lớn trong việc bảo vệ sức khỏe cho học sinh và nâng cao kết quả học tập của các
em. Từ các vấn đề vừa nêu cho thấy nghiên cứu về thực trạng hoạt động y tế trường
học tại thành phố Mỹ Tho là nhiệm vụ cần thiết, nó giúp trả lời cho các vấn đề nêu
trên và cũng giúp cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách đẩy mạnh các hoạt
động y tế trường học nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh. Đây là vấn đề mới được
nghiên cứu mới tại thành phố Mỹ Tho, chưa có một nghiên cứu nào về việc triển khai
hoạt động y tế trường học trước đó. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác y tế trường học ở các
trường tiểu học và trung học cơ sở tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang năm 2017”


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng công tác y tế trường học trong các trường Tiểu học và trường
Trung học cơ sở tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang năm 2017.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác y tế trường học ở các
trường Tiểu học và trường Trung học cơ sở tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
năm 2017.


4

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm, mô hình về YTTH
1.1.1. Khái niệm về YTTH
Theo Tổ chức Y tế thế giới, Y tế trường học hay trường học nâng cao sức khỏe
là “trường học trong đó cả lời nói và việc làm đều có những hoạt động hỗ trợ và
cam kết thúc đẩy sức khỏe toàn diện cho tất cả mọi thành viên trong cộng đồng nhà

trường từ tình cảm, xã hội, thể chất đến các vấn đề đạo đức” [6], [7], [31], [78].
Tại Việt Nam các nhiều thuật ngữ về YTTH được sử dụng như y tế học đường,
vệ sinh trường học, sức khỏe học đường, sức khỏe trường học và trường học NCSK
[7], [31], [34]. Tuy nhiên, văn bản chính thức thống nhất về tên gọi YTTH để dễ sử
dụng còn chưa đầy đủ.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế đưa ra khái niệm về YTTH như sau:
- YTTH là một hệ thống các phương pháp, biện pháp can thiệp nhằm bảo vệ,
nâng cao sức khỏe học sinh, biến các kiến thức khoa học thành các kỹ năng thực
hành trong mọi hoạt động sống của lứa tuổi học đường [9].
- YTTH là một lĩnh vực thuộc chuyên ngành Y học dự phòng nghiên cứu tác
động của điều kiện sống, sinh hoạt và học tập trên cơ thể học sinh, trên cơ sở đó xây
dựng và triển khai các biện pháp can thiệp phù hợp nhằm bảo vệ và NCSK, đảm bảo
các điều kiện thuận lợi cho các em học sinh phát triển một cách toàn diện [9].
1.1.2. M ô hình quản lý YTTH tại Việt Nam [9], [15]
- Tuyến trung ương:
Phòng sức khỏe môi trường và YTTH thuộc Cục YTDP là đơn vị trực tiếp thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực YTTH, tham mưu cho BYT và là đầu
mối triển khai thực hiện các quy định, chính sách liên quan đến YTTH. Trực thuộc
BYT có các Viện nghiên cứu với các chức năng nghiên cứu khoa học, tư vấn cho
BYT các vấn đề chuyên môn, chỉ đạo chuyên môn về YTTH đối với tuyến dưới;
Bộ GDĐT có Vụ công tác HSSV có chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực
giáo dục thể chất và CSSKHS, sinh viên trong các trường học.
- Tuyến tỉnh:


5

Các tỉnh thành lập Ban chỉ đạo liên ngành về YTTH gồm đại diện Sở Y tế, Sở
GDĐT, Bảo hiểm xã hội tỉnh; Sở GDĐT có một chuyên viên phụ trách giáo dục thể
chất đảm nhiệm công tác YTTH; Sở Y tế có một chuyên viên thuộc phòng Nghiệp

vụ y phụ trách YTTH; Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh có khoa sức khỏe cộng đồng
chịu trách nhiệm quản lý YTTH của cả tỉnh.
- Tuyến Huyện/thành phố:
Phòng GDĐT huyện/thành phố có cán bộ phụ trách về YTTH; Phòng Y tế
huyện/thành phố có cán bộ chuyên trách YTTH; Trung tâm Y tế huyện/thành phố có
cán bộ phụ trách YTTH thuộc khoa sức khỏe cộng đồng; Trạm Y tế xã/phường có
cán bộ chuyên trách về YTTH; Tại các trường học có cán bộ YTTH chuyên trách
hoặc kiêm nhiệm.
Hệ thống quản lý hoạt động YTTH tại Việt Nam hiện nay được tóm tắt bằng
sơ đồ dưới đây [15], [9]:
Bộ Y tế
Các Viện thuộc
Bộ Y tế

Bộ GD&ĐT
Vụ Công tác học
sinh, sinh viên

Cục YTDP
BAN CHỈ ĐẠO YTTH TỈNH

Trung tâm
YTDP tỉnh

TTYT huyện/TP

Sở Y tế

BHXH
tỉnh


Phòng Y tế

Sở GD&ĐT

Phòng GD&ĐT

Trạm Y tế
xã/phường

YTTH

Sơ đồ 1. 1. Hệ thống quản lý hoạt động YTTH tại Việt Nam hiện nay
1.1.3. Các văn bản, quy định để thực hiện YTTH
Các văn bản liên quan đến YTTH gồm 4 nhóm văn bản đó là: văn bản về hoạt
động và phối hợp liên ngành; văn bản pháp lý về hoạt động YTTH; văn bản pháp lý
về biên chế YTTH; văn bản pháp lý về kinh phí thực hiện.


6

1.1.4. Tóm tắt Nội dung thông tư 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT [4]
- Bảo đảm các điều kiện về phòng học, bàn ghế, bảng viết, chiếu sáng, đồ chơi
trong trường học.
- Bảo đảm điều kiện về cấp thoát nước và vệ sinh môi trường trong trường học
- Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm.
- Bảo đảm môi trường thực thi chính sách và xây dựng các mối quan hệ xã hội
trong trường học, liên kết cộng đồng.
- Bảo đảm các điều kiện về phòng y tế, nhân viên y tế trường học.
- Tổ chức các hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe.
- Thống kê báo cáo và đánh giá về công tác y tế trường học.
1.1.5. Tổ chức thực hiện công tác YTTH theo thông tư số 13/2016/TTLT-BYTBGDĐT [4]
- Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
+ Thông tư liên tịch này quy định về công tác YTTH, bao gồm: quy định về
CSVC, trang thiết bị, môi trường học tập, chăm sóc y tế có liên quan tới sức khỏe
của học sinh trong trường học.
+ Thông tư liên tịch này áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non; trường tiểu
học; trường THCS; trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học; trường
chuyên biệt không bao gồm trường dành cho người tàn tật, khuyết tật và trường
giáo dưỡng (gọi tắt là trường học); cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
- Kinh phí thực hiện công tác YTTH bao gồm
a) Nguồn kinh phí sự nghiệp y tế, GDĐT hằng năm theo phân cấp ngân sách
hiện hành của các đơn vị;
b) Nguồn bảo hiểm y tế học sinh theo quy định hiện hành;
c) Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài
theo quy định của pháp luật và các nguồn thu hợp pháp khác.
+ Kinh phí thực hiện cho công tác YTTH phải được sử dụng đúng mục đích,
đúng chế độ theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
+ Việc lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí thực hiện công


7

tác YTTH được áp dụng theo các quy định hiện hành.
- Trách nhiệm của trường học: Tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các nội
dung về YTTH được quy định tại Thông tư liên tịch này; Chỉ đạo, kiểm tra, giám
sát việc thực hiện các nhiệm vụ YTTH; Bảo đảm về CSVC, trang thiết bị, thuốc cho
YTTH thực hiện nhiệm vụ; Đề xuất với cơ quan có thẩm quyền bảo đảm nhân lực
thực hiện YTTH; Kiện toàn Ban CSSKHS, Trưởng ban là đại diện Ban giám hiệu,

Phó trưởng ban là Trạm trưởng Trạm Y tế xã, ủy viên thường trực là nhân viên
YTTH, các ủy viên khác là giáo viên giáo dục thể chất, Tổng phụ trách Đội (đối với
cơ sở giáo dục tiểu học và trung học cơ sở), đại diện Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội
Chữ thập đỏ trường học, Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Thành phần và nhiệm vụ Ban sức khỏe trường học tóm tắt bằng sơ đồ sau [15]
THÀNH PHẦN BAN SỨC KHỎE TRƯỜNG HỌC

Giáo viên thể
dục thể thao
Đại diện giáo
viên
Hội chữ thập đỏ
trường học

Đại diện
Ban giám hiệu

BAN SỨC KHỎE
TRƯỜNG HỌC

Phụ trách
Đoàn, Đội
Đại diện hội
phụ huynh
học sinh
Đại diện học
sinh, sinh
viên

NHIỆM VỤ YTTH

- Sơ cấp cứu ban đầu
- Quản lý sức khỏe
YTTH
- Các chương trình y tế Nhân viên y tế hoặc GV học sinh, giáo viên
trong trường học
- Báo cáo YTTH
kiêm nhiệm thực hiện.
Tuyên truyền giáo dục sức khỏe
Vệ sinh môi trường nhà trường
Sơ đồ 1. 2. Thành phần nhiệm vụ của Ban sức khỏe trường học
- Trách nhiệm của Trạm Y tế xã: Xây dựng kế hoạch hoạt động YTTH trong
kế hoạch hoạt động chung của Trạm Y tế xã hằng năm; Phân công cán bộ theo dõi
công tác YTTH; hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật để thực hiện quy định tại Thông tư liên


8

tịch này; Thực hiện việc thống kê, báo cáo kết quả hoạt động YTTH theo quy định.
- Trách nhiệm của Phòng GDĐT, Sở GDĐT: Phối hợp với ngành Y tế địa
phương tham mưu với Ủy ban nhân dân các cấp trong việc lập kế hoạch, chỉ đạo tổ
chức thực hiện công tác YTTH trên địa bàn; Đôn đốc, giám sát và thanh tra, kiểm
tra các trường học trong việc thực hiện các nội dung về công tác YTTH theo quy
định tại Thông tư liên tịch này; Phối hợp với ngành Y tế trong công tác đào tạo, tập
huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên YTTH; Phối hợp với ngành Y tế địa
phương hằng năm tiến hành tổng kết, đánh giá công tác YTTH trên địa bàn; Thực
hiện việc thống kê, báo cáo kết quả hoạt động YTTH theo quy định; Việc tuyển
dụng nhân viên YTTH phải thực hiện theo các quy định của các cơ quan có thẩm
quyền; Trong trường hợp có quy hoạch, xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa trường
học, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng học tập, đồ chơi trẻ em, thuốc, trang thiết bị y
tế phải thực hiện hoặc tham mưu với cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo các quy

chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành
- Trách nhiệm của Trung tâm Y tế huyện, Trung tâm YTDP tỉnh và Sở Y tế: Chủ
trì và phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục tham mưu cho Ủy ban nhân dân các
cấp trong việc lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác YTTH trên địa bàn
theo phân cấp; Phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác YTTH; hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ cho
nhân viên YTTH; hướng dẫn triển khai quản lý, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe học
sinh, TTGDSK; Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát các điều kiện vệ sinh trường
học, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc, quản lý sức khỏe học
sinh và các nội dung công tác YTTH khác theo phân cấp; Thực hiện việc thống kê,
báo cáo kết quả hoạt động YTTH theo quy định.
1.2. Các nghiên cứu về thực trạng y tế trường học
1.2.1. Thực trạng nghiên cứu YTTH trên thế giới
Cho tới nay đã có một số nghiên cứu thực trạng YTTH trên thế giới. Hầu hết
các nghiên cứu tập trung vào mô tả thực trạng YTTH nhằm xây dựng mô hình Y tế
trường học [15, 31, 57, 61, 66], [70-72]. Nghiên cứu của tác giả Lee A- Trung quốc
năm 2007 các vấn đề phát hiện ở học sinh phổ thông bao gồm các vấn đề về tinh


9

thần, thói quen ăn uống không có lợi cho sức khỏe, ít hoạt động thể chất và các
hành vi có nguy cơ dẫn tới những tai nạn thương tích có chủ đích và không có chủ
đích cho học sinh. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thiếu các chính sách Y tế ở
trường học và các dịch vụ y tế không sẵn sàng tiếp cận cho học sinh, giáo viên và
thiếu các nhân viên được đào tạo về nâng cao sức khỏe. Tác giả cũng nhấn mạnh sự
thành công của mô hình YTTH phù thuộc rất nhiều vào hiểu biết của giáo viên về
mô hình này [31], [61].
Để mô hình Y tế trường học thành công thì nhất thiết phải có sự tham gia của
toàn xã hội, nhằm huy động các nguồn nhân lực và vật lực cần thiết để thực hiện

nâng cao sức khỏe trong các trường học [31], [50], [64].
Một số nghiên cứu trên thế giới cho kết luận là công tác YTTH có sự khác biệt
giữa nông thôn và thành thị. Nghiên cứu của Noriko Yoshimura và cộng sự gần đây
ở Lào tại 138 trường phổ thông vùng thành thị, ngoại ô và nông thôn thông qua tiến
hành phỏng vấn học sinh lớp 5, Hiệu trưởng, người bán hàng rong, cộng đồng và
quan sát môi trường tại trường học cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về Y tế trường
học giữa các khu vực này [15], [31], [66].
Một bước đi quan trọng để kết hợp các nỗ lực toàn cầu nhằm cải thiện việc
thực hiện SHCN (School Health Care and Nutrition) là xây dựng khung công tác
chung là FRESH (Focusing Resources on Health Health School). Khởi đầu trong
Hội nghị Giáo dục cho Mọi người năm 2000 ở Dakar, khuôn khổ FRESH là kết quả
của nỗ lực chung của TCYTTG (WHO); Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF);
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hiệp Quốc (UNESCO) và Ngân hàng
Thế giới (WB). Khung FRESH chỉ định hệ thống trường tiểu học là kênh chính
thông qua đó sẽ cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng cơ bản cho
trẻ em [68].
Kết quả một chương trình cho ăn ở trường học tại Jamaica cũng cho thấy các
lớp học tham gia học thường xuyên hơn và nâng điểm số của họ so với các lớp kiểm
soát chỉ sau một học kỳ. Hơn nữa, các trường học có mục đích thúc đẩy bảo vệ sức
khoẻ tổng thể và hạnh phúc của sinh viên để họ được hưởng những thành tích học tập
cao hơn [42]. Nói chung, các nghiên cứu đánh giá các chương trình SHCN đã phát


10

hiện ra rằng các can thiệp như vậy có thể làm tăng mức IQ của học sinh lên 4-6 điểm
và tỷ lệ học sinh có nguy cơ bỏ học một đến hai năm học giảm 10%. Các chương
trình dựa vào trường học nhằm giảm tình trạng suy dinh dưỡng và nhiễm giun hoặc
khuyến khích học sinh thực hiện vệ sinh cá nhân tốt hơn cũng có hiệu quả trong việc
chống lại các vấn đề về sức khoẻ [55] và các chương trình SHCN thực hiện ở các

quốc gia SEAMEO cũng không phải là ngoại lệ. Chẳng hạn ở Philippin sau một năm
thực hiện chương trình chăm sóc sức khoẻ FFS (Fit for School) đã dẫn đến việc tăng
chỉ số cơ thể (BMI), giảm nhiễm trùng giun sán và giảm thiểu sâu răng trong số học
sinh lớp 1 tham gia [41].
Hưởng ứng mục tiêu của Tổ chức y tế thế giới, nhiều nước trong khu vực đã
đẩy mạnh công tác YTTH, đặc biệt có mô hình FRESH của Inđônêxia [48], [49].
Tuy nhiên ở một số nước trong khu vực, làm thế nào để có mô hình quản lý công
tác YTTH vẫn đang là vấn đề quan tâm của các nhà hoạch định chính sách khi vấn
đề này đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực của một ngành y tế hay giáo dục mà cần có sự
phối hợp đồng bộ liên ngành [31], [68].
1.2.2. Thực trạng nghiên cứu YTTH tại Việt Nam
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đầu tư phát triển giáo
dục, coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Cùng với việc phát triển giáo dục nhà
nước cũng đã đầu tư xây dựng CSVC (trường lớp, bàn ghế…), cung cấp trang thiết
bị phù hợp theo lứa tuổi cho các trường học và xây dựng các mô hình trường học an
toàn, trường học theo chuẩn mới VNEN, bên cạnh đó công tác YTTH cũng được
quan tâm chỉ đạo. Trong những năm gần đây công tác YTTH đã và đang được các
ngành các cấp, phụ huynh học sinh và nhân dân quan tâm. Đặc biệt nhiều tổ chức
quan tâm đã và đang có các chương trình dự án tài trợ nhằm NCSK trường học như
UNICEF, WHO, WB, tổ chức Plan tại Việt Nam, Tổ chức Mắt hột quốc tế...[26],
[31] đồng thời Bộ GDĐT, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã
phối hợp với nhau ban hành các văn bản để quản lý và chỉ đạo công tác YTTH sâu
sát và kịp thời [1-9].
Bộ GDĐT, Bộ Y tế đã có các văn bản quy định để công tác chăm sóc y tế cho
học sinh trong các nhà trường có hiệu quả. Công tác chăm sóc y tế cho học sinh đã


11

được các ngành, các cấp và các nhà trường bước đầu đã được quan tâm. Ngành

GD&ĐT đã chỉ đạo cho các trường đưa nội dung y tế trường học vào thành một trong
các nhiệm vụ trọng tâm gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT về
việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013. Trong đó quan tâm nhất tại
các trường học là thực hiện các nội dung: Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an
toàn, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi,
lành mạnh.
Công tác y tế trường học đã có sự chuyển biến đáng ghi nhận về số lượng và
chất lượng. Nhìn lại thời điểm bắt đầu triển khai (năm 2006) và sau 5 năm (năm
2011) cho thấy, tỷ lệ cán bộ y tế chuyên trách công tác y tế trường học ngày càng cao:
ở cấp mầm non và phổ thông tăng từ hơn 17% lên gần 37%; ở các trường đào tạo
tăng lên hơn 22%. Kinh phí dành cho y tế học đường của các trường mầm non và phổ
thông tăng từ hơn 10 tỉ đồng lên hơn 16 tỉ đồng; đặc biệt ở các trường đào tạo tăng
hơn 8 lần, từ gần 7 tỉ lên gần 55 tỉ đồng.
Hệ thống y tế trường học phát triển đã giúp cho ngành giáo dục và đào tạo cũng
như ngành y tế thực hiện tốt chủ trương phòng bệnh hơn chữa bệnh. Trong những
năm qua, ngoài việc không để xảy ra dịch bệnh, ngộ độc lớn trong trường học, y tế
trường học đã nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân, phòng chống dịch bệnh cho học sinh.
Công tác kiểm tra, phân loại, quản lý hồ sơ sức khỏe học sinh ngày càng đi vào nền
nếp và nâng cao chất lượng, sớm phát hiện và điều trị kịp thời những trường hợp có
vấn đề về sức khỏe. Ngành giáo dục đã tổ chức tốt việc vận động học sinh tham gia
bảo hiểm y tế, là giải pháp hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nhà trường và
tăng đáng kể nguồn kinh phí cho y tế trường học…
Việc bảo đảm sức khỏe tốt cho học sinh là một mục tiêu quan trọng của giáo
dục toàn diện trong nhà trường. Công tác đầu tư cho y tế, đầu tư cho giáo dục là rất
quan trọng. Bởi nó không chỉ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc sức
khỏe cho học sinh, sinh viên trong trường học mà còn góp phần bảo đảm an sinh xã
hội và phát triển bền vững. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giáo dục, chăm sóc,
bảo vệ sức khoẻ cho học sinh, sinh viên, những năm qua Đảng và Nhà nước đã có



12

nhiều chủ trương, chính sách nhằm tạo điều kiện tốt nhất để học sinh phát triển toàn
diện về thể chất và tinh thần.
Bên cạnh những thành tích đã đạt được cũng phải thấy rằng, công tác y tế
trường học cũng đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Đó là việc thực hiện
các văn bản pháp quy liên qua đến công tác y tế trường học còn chưa triệt để. Nhiều
địa phương, chính quyền các cấp chưa quan tâm đến việc đầu tư cho cơ sở vật chất,
cán bộ y tế trường học một cách thoả đáng; việc thực thi, áp dụng các văn bản chỉ đạo
của Trung ương còn chậm, thiếu triệt để. Cơ sở vật chất của nhiều trường đã quá cũ,
chưa bảo đảm về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị cho các hoạt động về văn hóa,
thể thao ngoại khóa và y tế trường học. Cùng với đó, chế độ tiền lương thấp nên chưa
thu hút được cán bộ y tế vào làm trong các cơ sở giáo dục… Nguồn kinh phí dành lại
cho công tác y tế trường học còn quá ít, chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí từ bảo hiểm
y tế trích lại...[12], [14], [18], [29], [31]
Trong thời gian tới, ngoài việc ban hành, bổ sung, chỉnh sửa các văn bản pháp
quy, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, ngành giáo dục và đào tạo sẽ
nghiên cứu, xây dựng chế độ, chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ y tế học
đường; bảo đảm các điều kiện về vệ sinh trường học, công trình vệ sinh nước sạch,
bếp ăn bán trú… Sáu nhóm giải pháp đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra gồm:
xây dựng chế độ, chính sách; tăng cường nguồn nhân lực; bảo đảm cơ sở vật chất;
huy động kinh phí; giáo dục, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho học sinh, sinh viên; xã
hội hóa công tác y tế học đường.
Dù là người không quyết định trực tiếp đến thành tích học tập của nhà trường
nhưng cán bộ y tế là thành viên không thể thiếu trong trường học. Theo quy định,
nhiệm vụ của cán bộ YTHĐ rất rộng, ngoài sơ cấp cứu ban đầu cho HS còn phải
kiểm tra vệ sinh trường lớp, kiểm soát bếp ăn bán trú, chăm sóc, tư vấn sức khỏe, tâm
lý cho học sinh…. Ngoài việc lập kế hoạch hoạt động y tế theo từng “mùa” dịch
bệnh, theo dõi diễn biến thực tế của các bệnh có thể bùng phát trong trường học, họ

còn là người quản lý hồ sơ y tế của tất cả học sinh trong trường, do đó nắm vững từng
trường hợp đặc biệt cần lưu ý. Nhưng tại nhiều trường học, hoạt động YTHĐ chỉ mới
dừng lại ở việc sơ cấp cứu, khám sức khỏe định kỳ và tuyên truyền GDSK cho HS có


13

vấn đề về sức khỏe. Hoạt động yếu kém của YTHĐ dẫn đến nhiều HS đã không được
chăm sóc đầy đủ khi gặp sự cố về sức khỏe tại trường… Thực tế cho thấy, do không
phát huy được hết vai trò của mình nên nhân viên YTHĐ thường được nhà trường
“trưng dụng” vào những việc khác như thủ quỹ, kế toàn, văn thư, nhân viên thiết bị…
theo Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 quy định:
Đối với các đơn vị chưa bố trí viên chức làm công tác YTHĐ, không được tuyển
dụng, bố trí viên chức chuyên trách làm công tác này. Thủ trưởng đơn vị có trách
nhiệm bố trí viên chức thuộc phạm vi quản lý có trình độ chuyên môn phù hợp với
quy định để kiêm nhiệm công tác YTHĐ, hoặc ký hợp đồng với các cơ sở y tế để
chăm sóc sức khỏe HS. Như vậy, các trường thành lập mới hoặc chưa bố trí viên
chức YTHĐ sẽ không được bố trí nhân viên y tế chuyên trách. Mặt khác, do mức
lương cho nhân viên YTHĐ rất thấp chỉ khoảng 2 triệu đồng/tháng nên việc tuyển
dụng cũng như “giữ chân” nhân viên đạt chuẩn trình độ rất khó khăn. Nhiều trường
phải bố trí cho nhân viên tế làm thêm các công việc khác để tăng thu nhập. Một số
người chỉ coi đây là công việc tạm thời, hay để có “vé” vào biên chế nên cũng không
“mặn mà” với việc đầu tư chuyên môn.
Hiện nay, nhân viên YTHĐ chỉ hưởng lương và phụ cấp đặc thù nghề y theo
mức lương cơ sở, không được hưởng chế độ phụ cấp y tế dành cho cán bộ, nhân viên
y tế (phụ cấp 30% theo mức lương hiện hưởng). Trong khi đó điều kiện và chế độ để
nhân viên YTHĐ được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn còn thiếu
và yếu so với cán bộ, nhân viên y tế đang làm tại các cơ sở y tế công lập khác. Việc
nhân viên YTHĐ thường xuyên thay đổi cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động y
tế trường học. Mặt khác, kinh phí hoạt động YTHĐ của các trường phụ thuộc nhiều

vào nguồn kinh phí từ nguồn đóng BHYT. Trong khi đó, nguồn này khó đáp ứng để
triển khai hết các hoạt động YTHĐ, bởi tỷ lệ HS đóng BHYT không đồng đều giữa
các trường và không phải trường nào cũng đủ điều kiện để được trích lại nguồn kinh
phí này từ BHXH. Trong khi đó, nguồn dành cho hoạt động y tế trường học từ kinh
phí sự nghiệp y tế, GDĐT hằng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành của các đơn
vị ít được các trường quan tâm hoặc không được lập vào dự toán ngân sách cấp hàng
năm. Nhìn chung, hoạt động này đã được cải thiện nhưng vẫn rất khó khăn. Hầu hết


14

nhân viên YTHĐ phải kiêm nhiệm nhiều công việc. Bên cạnh đó, quy định về biên
chế nhân viên y tế trường học khó đáp ứng việc tuyển dụng 1 cán bộ y tế riêng cho
trường học (do chỉ có một suất biên chế cho cả 3 chức danh: văn thư, thủ quỹ và nhân
viên y tế theo thông tư 35/2006/TTLT/BGDĐT-BNV của Bộ GD và ĐT và Bộ Nội
vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập).
Vậy nhưng, vì thiếu nhân lực, cơ sở vật chất, công tác YTHĐ hiện nay chưa đáp
ứng được yêu cầu. Theo Quyết định số 1221/QĐ-BYT của Bộ Y tế quy định, một
phòng YTHĐ của trường phổ thông phải có tới 74 loại thuốc và 47 trang thiết bị thiết
yếu. So với quy định này thì đa số các phòng YTHĐ ở các trường đều chưa đáp ứng
được. Cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu thốn nên rất khó bảo đảm dự phòng y tế cho
số lượng học sinh lớn nhất là các trường ở thành thị có trường số lượng học sinh trên
1.000 HS trường có số HS cao nhất trên 3.000 HS.
Khám sức khỏe định kỳ là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động
y tế học đường, giúp cơ quan y tế, nhà trường và gia đình nắm được tình trạng sức
khỏe, phát hiện sớm những nguy cơ, từ đó có kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho học
sinh một cách phù hợp và hiệu quả. Tuy nhiên công tác này vẫn còn những bất cập
cần khắc phục.
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, phát hiện sớm tình trạng suy dinh
dưỡng, thừa cân béo phì của học sinh sẽ giúp nhà trường có kế hoạch phối hợp với

gia đình chăm sóc trẻ hiệu quả hơn. Trong khi đó, tật khúc xạ, bệnh răng miệng, các
bệnh tim mạch mà cụ thể là suy tim, thấp tim, hở van tim; các rối loạn cơ xương
khớp, các bệnh về hô hấp như hen, các rối loạn tâm thần... ảnh hưởng lớn đến sức
khỏe học sinh, cần xây dựng chế độ học tập, rèn luyện phù hợp và kế hoạch phòng,
chống, tư vấn, điều trị sớm tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
Phần lớn các trường thường chú trọng ký hợp đồng khám sức khỏe với các
trung tâm y tế trên địa bàn và mất khoảng hai đến ba tháng mới khám hết số học sinh
trên địa bàn đó. Tuy nhiên, theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLTBYT-BGDÐT, nhà trường không nhất thiết ký hợp đồng khám với trung tâm y tế mà
có thể phối hợp bất kỳ cơ sở y tế nào đủ điều kiện để tổ chức khám chuyên khoa cho
học sinh. Một số trường hiện chưa nắm được hướng dẫn này, do đó, vẫn chỉ ký hợp


15

đồng khám sức khỏe với trung tâm y tế quận. Ðây là một trong những nguyên nhân
dẫn đến tình trạng học sinh chưa được khám sức khỏe kịp thời đầu năm học. Chưa kể,
do áp lực về thời gian hoàn thành khám sức khỏe cho học sinh trên cả địa bàn, một số
trung tâm y tế còn khám qua loa, không bảo đảm chất lượng.
Tác giả Nguyễn Cảnh Phú nghiên cứu: "Đánh giá thực trạng công tác y tế
trường học ở thành phố Vinh và kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng hoạt động của y tế trường học năm 2009 - 2010" kết quả cho thấy: Cơ sở vật
chất phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ học sinh tại các trường học chưa đảm bảo
điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho học sinh. Đội ngũ cán bộ làm công tác y tế học
đường 100% là cán bộ hợp đồng trong đó chủ yếu là tự hợp đồng với nhà trường,
lương thấp và cán bộ không yên tâm làm việc, có sự thay đổi nhân lực thường xuyên
vì vậy ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khoẻ cho học sinh. Đáng chú ý có
11,1% số người làm công tác y tế không phải là cán bộ y tế. Tỷ lệ học sinh đóng bảo
hiểm còn thấp, đặc biệt ở khu vực ngoại thành ảnh hưởng đến quyền lợi và chất
lượng chăm sóc sức khoẻ cho học sinh. Học sinh bị cận thị, sâu răng và cong vẹo
cột sống chiếm tỷ lệ cao (19,4% và 84,7%) và chưa được quan tâm đúng mức [29].

Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
và cộng sự (2013) đã điều tra 21 trường tiểu học và trung học cơ sở tại thành phố
Thái Nguyên cho thấy: 100% các trường có phòng y tế riêng không có trường nào có
diện tích phòng y tế và đầy đủ các trang thiết bị y tế đạt tiêu chuẩn. Có 19% số cán bộ
y tế học đường làm công tác kiêm nhiệm, 90,4% cán bộ y tế học đường có trình độ là
trung cấp. Về kiến thức, thái độ, thực hành của cán bộ y tế học đường: 61,9 - 90,5%
có kiến thức khá về nội dung, chương trình, nhiệm vụ của y tế học đường; 9,5% số
cán bộ y tế học đường cho rằng việc thông báo cho phụ huynh khi học sinh mắc bệnh
học đường và việc triển khai thường xuyên các chương trình YTHĐ tại trường là rất
cần thiết; 100% các trường điều tra có triển khai khám sức khỏe định kỳ cho học
sinh; Không có trường nào thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho học sinh năm đầu
và cuối cấp học; 33,3% các trường điều tra thực hiện triển khai trên 50% các chương
trình y tế học đường [16].


16

Qua việc thể hiện bức tranh thực trạng công tác Y tế trường học hiện nay các tác
giả cũng đưa ra các yếu tố chính ảnh hưởng đến công tác y tế tại các trường học gồm:
yếu tố về cơ chế chính sách cụ thể cho công tác YTTH, yếu tố về nhân lực đủ tiêu
chuẩn đáp ứng cho công tác này, yếu tố về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ
cho công tác Y tế tại trường học, yếu tố về nguồn kinh phí cho công tác này và cuối
cung là mức độ phối hợp của các bên liên quan (ngành Y tế, ngành Giáo dục, phụ
huynh học sinh và các nhà lãnh đạo chính quyền địa phương.
+ Yếu tố về cơ chế chính sách:
Chưa có các chính sách cụ thể để thu hút các bộ YTTH yên tâm tập trung cho
công việc [29], [31]. Cán bộ thực hiện công tác YTTH chưa tốt và việc triển khai các
chương trình YTTH cũng chưa được triển khai đầy đủ, đồng loạt và thống nhất ngoài
ra lực lượng các bộ phục vụ công tác YTTH tại các trường còn thiếu về số lượng và
chưa đảm bảo về chất lượng theo quy định hiện hành [11], [14], [16], [18], [31].

Các văn bản pháp lý đã đề cập về vai trò của các bộ, ban ngành trong việc thực
hiện công tác YTTH cũng như điều kiện, biên chế, kinh phí, hướng dẫn thực hiện
công tác này. Tuy nhiên văn bản hiện tại chưa khuyến khích việc tuyển dụng cán bộ y
tế làm công tác YTTH và khuyến khích sự phối hợp liên ngành trong công tác YTTH
(chưa có văn bản cụ thể, chưa rõ ai là cơ quan đầu mối), chưa đề cập rõ nguồn kinh
phí cho YTTH nguồn kinh phí hiện tại chủ yếu trích từ nguồn kinh phí BHYT [31].
Theo Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT/BGDĐT-BNV của Bộ GD và ĐT và
Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông
công lập, quy định trường loại một có 28 lớp trở lên có một biên chế chuyên trách
YTTH; hơn 40 lớp được bố trí thêm một biên chế. Tuy nhiên, hiện nay nhiều trường
có số lớp nhiều hơn so với quy định, nhưng chưa được bổ sung thêm biên chế.
+ Yếu tố về nhân lực:
Cán bộ YTTH là kiêm nhiệm, nguồn nhân lực chủ yếu là giáo viên, kế toán, văn
thư, thủ quỹ hoặc kiêm nhiều công việc ít chuyên môn y. Cán bộ YTTH chưa hiểu rõ
nhiệm vụ của mình, ít hoặc chưa được đào tạo về YTTH. Hầu hết các cán bộ không
có đủ khả năng thực hiện các hoạt động YTTH, đặc biệt là các hoạt động có liên quan
tới phòng chống các bệnh trường học [31].


×