BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
NGUYỄN ĐIỀU
SỰ HÀI LÕNG VỀ CÔNG VIỆC CỦA VIÊN CHỨC
CHUYÊN TRÁCH CÔNG TÁC AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TẠI CÁC TRẠM Y TẾ XÃ
THUỘC TỈNH TÂY NINH NĂM 2017
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01
HÀ NỘI, 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
NGUYỄN ĐIỀU
SỰ HÀI LÕNG VỀ CÔNG VIỆC CỦA VIÊN CHỨC
CHUYÊN TRÁCH CÔNG TÁC AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TẠI CÁC TRẠM Y TẾ XÃ
THUỘC TỈNH TÂY NINH NĂM 2017
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN HỒNG SƠN
HÀ NỘI, 2017
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... v
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .......................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 5
1. Một số khái niệm đƣợc sử dụng trong nghiên cứu ........................................... 5
2. Vai trò và trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về ATTP .......................................... 5
2.1. Vai trò, nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm ............................................. 5
2.2. Trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về ATTP ...................................................... 6
3. Sự hài lòng của nhân viên đối với công việc .................................................... 8
3.1. Khái niệm sự hài lòng.................................................................................... 8
3.2. Lý thuyết về sự hài lòng ................................................................................ 9
3.3. Lợi ích từ việc làm hài lòng nhân viên ........................................................ 10
3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng công việc ........................................ 11
3.5. Các công cụ đánh giá sự hài lòng về công việc và các yếu tố ảnh hƣởng ..12
4. Thực trạng quản lý an toàn thực phẩm tại Tây Ninh ........................................ 14
4.1. Vị trí địa lý về tỉnh Tây Ninh ...................................................................... 14
4.2. Dân số - Kinh tế - Văn hóa – Xã hội ........................................................... 14
4.3 Thực trạng về cơ cấu, tổ chức chuyên trách an toàn thực phẩm lĩnh vực y tế
tuyến xã tỉnh Tây Ninh .............................................................................................. 15
5. Tổng quan nghiên cứu nƣớc ngoài và Việt Nam về sự hài lòng đối với công
việc của cán bộ y tế ................................................................................................... 15
5.1. Nghiên cứu nƣớc ngoài về sự hài lòng đối với công việc của cán bộ y tế..15
5.2. Nghiên cứu về sự hài lòng đối với công việc của cán bộ y tế tại Việt Nam .17
6. Khung lý thuyết ............................................................................................... 20
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 21
ii
1. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................... 22
2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................. 22
3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 22
4. Phƣơng pháp chọn mẫu và cỡ mẫu ................................................................. 22
5. Thu thập số liệu ............................................................................................... 23
5.1. Xây dựng công cụ và biến số .................................................................... 23
5.2. Tổ chức thu thập số liệu ............................................................................ 23
6. Các biến số nghiên cứu ................................................................................... 25
6.1. Phƣơng pháp xác định các biến số ............................................................ 25
6.2. Biến số nghiên cứu và định nghĩa biến số ................................................. 25
6.3. Tiêu chuẩn đánh giá .................................................................................. 26
6.4. Phân tích độ tin cậy ................................................................................... 26
7. Xử lý số liệu .................................................................................................... 27
8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ................................................................... 27
9. Hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục ........................................... 28
9.1 Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................. 28
9.2 Biện pháp khắc phục .................................................................................. 28
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 30
1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu ...................................................... 30
2. Sự hài lòng của cán bộ phụ trách công tác an toàn thực phẩm tuyến xã đối với
các yếu tố ảnh hƣởng đến công việc ......................................................................... 32
2.1. Sự hài lòng về mối quan hệ với lãnh đạo .................................................. 32
2.2. Hài lòng về mối quan hệ với đồng nghiệp ................................................ 34
2.3. Hài lòng về lƣơng và phúc lợi ................................................................... 35
2.4. Hài lòng về cơ hội học tập và phát triển .................................................... 38
2.5. Hài lòng về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc .......................................... 39
2.6. Tổng hợp các nhân tố (yếu tố) liên quan đến sự hài lòng ........................... 40
3. Phân tích yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng đối với công việc ........................ 42
3.1. Yếu tố duy trì ............................................................................................. 42
3.2. Yếu tố động viên ....................................................................................... 44
ii
i
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................
46
1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu ........................................................ 46
2. Đánh giá sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế .............................. 47
3. Mối liên quan giữa sự hài lòng chung đối với công việc của nhân viên ATTP
tại TYT với các yếu tố xã hội .................................................................................... 55
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ........................................................................................ 58
CHƢƠNG 6: KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 60
Phụ lục 1: Bản đồ tỉnh Tây Ninh ............................................................................... 65
Phụ lục 2: Bảng định nghĩa biến số, phân loại biến và phƣơng pháp thu thập ......... 66
Phụ lục 3: Phiếu khảo sát cán bộ chuyên trách công tác ATTP ................................ 70
Phụ lục 4: HƢỚNG DẪN NỘI DUNG ..................................................................... 78
Phục lục 5 KINH PHÍ................................................................................................ 82
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Khung lý thuyết về sự hài lòng đối với công việc của cán bộ chuyên trách
quản lý công tác ATTP thuộc lĩnh vực y tế tuyến xã ................................................ 21
Bảng 2.1 Hệ số tin cậy của các yếu tố đo lƣờng sự hài lòng..................................... 27
Bảng 3.1 Thông tin về đăc điểm đối tƣợng nghiên cứu (n=95) ................................ 30
Bảng 3.2. Sự hài lòng về mối quan hệ với lãnh đạo (N=95) ..................................... 32
Bảng 3.3. Hài lòng về mối quan hệ với đồng nghiệp ................................................ 34
Bảng 3.4. Hài lòng về lƣơng và phúc lợi .................................................................. 35
Bảng 3.5. Hài lòng về cơ hội học tập và phát triển ................................................... 38
Bảng 3.6 Hài lòng về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc .......................................... 39
Bảng 3.7. Sự hài lòng của đối tƣợng nghiên cứu với từng nhân tố........................... 40
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATTP
An toàn thực phẩm
ATVSTP
An toàn vệ sinh thực phẩm
GĐ
Giám đốc
BGĐ
Ban giám đốc
CKI
Chuyên khoa I
CP
Chính phủ
ĐLC
Độ lệch chuẩn
ĐTB
Điểm trung bình
KCB
Khám chữa bệnh
KTV
Kỹ thuật viên
ISO
Tiêu chuẩn quốc tế (International Organization for
tandardization)
N
Số ngƣời khảo sát
NQ
Nghị quyết
NV
Nhân viên
NVYT
Nhân viên y tế
OR
Mối liên quan giữa các biến số (Odds Ratio)
P
Trị số ƣớc đoán của tỉ lệ
PVS
Phỏng vấn sâu
QĐ
Quyết định
PYT
Phòng Y tế
Ths
Thạc sỹ
TLN
Thảo luận nhóm
TQM
Tổng quản lý chất lƣợng (Total quality management)
TT
Thông tƣ
TTg
Thủ tƣớng
TTLT
Thông tƣ liên tịch
TTYT
Trung tâm Y tế
vi
TYT
Trạm Y tế
UBND
Ủy ban nhân dân
VNĐ
Việt Nam đồng
WHO
Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)
YTDP
Y tế dự phòng
vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm mô tả sự hài lòng của đội ngũ chuyên trách
quản lý công tác an toàn thực phẩm (ATTP) thuộc lĩnh vực y tế tuyến xã tại tỉnh
Tây Ninh năm 2017 và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng đối với công
việc của đội ngũ chuyên trách quản lý ATTP thuộc lĩnh vực y tế tuyến xã tại tỉnh
Tây Ninh năm 2017; từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử
dụng nguồn nhân lực ATTP thuộc lĩnh vực y tế của tỉnh Tây Ninh nói chung, đặc
biệt là tuyến xã nói riêng.
Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang kết hợp định lƣợng và định
tính, bằng công cụ là Phiếu khảo sát sự hài lòng đƣợc triển khai từ tháng 04/2017
đến tháng 09/2017. Đối tƣợng nghiên cứu là 95 nhân viên y tế làm công tác quản lý
an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực y tế tuyến xã và đại diện Ban Giám đốc Sở Y tế,
đại diện Ban lãnh đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, đại diện Ban Giám đốc
Trung tâm Y tế tuyến huyện.
Kết quả cho thấy trong các đối tƣợng nghiên cứu có Nữ nhân viên hài lòng
với công việc là 37,89%; nhóm tuổi trên 30 có tỷ lệ hài lòng với công việc chiếm
38,95%. Chỉ có 5,26% nhân viên ATTP có thu nhập trung bình/tháng trên 5 triệu
hài lòng với công việc, nhƣng có đến 34,74% nhân viên ATTP có thu nhập trung
bình/tháng dƣới 5 triệu hài lòng với công việc. Hầu hết các đối tƣợng nghiên cứu có
thâm niên dƣới 15 năm công tác (35,79%). 26,32% nhân viên phải kiệm nhiệm
thêm các công việc khác hài lòng với công việc.
Kết quả sự hài lòng của cán bộ phụ trách công tác an toàn thực phẩm tuyến
xã đối với các yếu tố ảnh hƣởng đến công việc. Trong các yếu tố sự hài lòng về mối
quan hệ với lãnh đạo, yếu tố khuyến khích của lãnh đạo có điểm trung bình 4,17 là
cao nhất. Nhìn chung các yếu tố còn lại có điểm trung bình lớn hơn 4, đều này cho
thấy sự hài lòng về mối quan hệ lãnh đạo khá cao. Yếu tố có sự hài lòng cao nhất là
“Cách hƣớng dẫn nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền lợi” chiếm 85,26%. Yếu tố có sự
hài lòng cao nhất là “sự giúp đỡ của lãnh đạo” chiếm 80,05%.
Đối với sự hài lòng về mối quan hệ với đồng nghiệp, yếu tố “sự hài lòng
trong phân công nhiệm vụ” giữa đồng nghiệp với nhau có điểm trung bình thấp nhất
là 3,99 (<4). Yếu tố có sự hài lòng cao nhất là “sự giúp đỡ của đồng nghiệp khi có
viii
khó khăn” chiếm 90,53%. Hài lòng về lƣơng và phúc lợi có yếu tố có tỉ lệ hài lòng,
điểm trung bình cao nhất (4,07) là “chế độ nghỉ phép thƣờng niên” chiếm 78,95%.
Kết quả hài lòng về cơ hội học tập và phát triển có hai yếu tố có điểm trung bình
dƣới mức hài lòng là yếu tố “định hƣớng công việc” và “quy hoạch cán bộ” có điểm
trung bình 3,93; Hài lòng về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc thì nhân tố cơ sở vật
chất, điều kiện làm việc gồm 4/5 yếu tố hợp thành, có điểm số trung bình <4. Theo
đó, thấp nhất là yếu tố “trang thiết bị” có điểm trung bình 3,78 ± 1,02.
Kết quả nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng cho các nhà lãnh đạo tỉnh Tây
Ninh có sự đầu tƣ và quan tâm hợp lý hơn đối với đội ngũ chuyên trách ATTP
thuộc lĩnh vực ngành y tế tỉnh Tây Ninh trong đó có đội ngũ chuyên trách ATTP
tuyến xã với mục tiêu cuối cùng ổn định, duy trì và phát triển nguồn nhân lực ATTP
ngành y tế đƣợc tốt nhất.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì
và phát triển nòi giống, tăng cƣờng sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trƣởng
kinh tế, văn hóa xã hội của đất nƣớc. Trong thời gian qua, vấn đề bảo đảm ATTP đã
đƣợc các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đã đạt đƣợc một số
kết quả nhất định. Nhận thức của nhà quản lý, ngƣời sản xuất kinh doanh và ngƣời
tiêu dùng về ATTP bƣớc đầu đã có chuyển biến. Hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật về công tác ATTP đã đƣợc xây dựng và từng bƣớc đƣợc hoàn thiện. Bộ máy tổ
chức cơ quan quản lý nhà nƣớc về ATTP từ Trung ƣơng đến địa phƣơng từng bƣớc
đƣợc kiện toàn; thực hiện phân công, phân cấp và phối hợp giữa các bộ, ngành và địa
phƣơng bƣớc đầu phát huy hiệu quả; công tác quản lý và bảo đảm ATTP có tiến bộ rõ
nét ở một số mặt.
Tuy nhiên, công tác bảo đảm ATTP đang gặp nhiều thách thức nhƣ: ô nhiễm
thực phẩm, tồn dƣ hóa chất độc hại trong nông sản thực phẩm vẫn còn tồn tại; thực
phẩm không rõ nguồn gốc, nhập lậu, kém chất lƣợng vẫn lƣu thông trên thị trƣờng;
ngộ độc thực phẩm tại khu công nghiệp, khu chế xuất, tại các bữa ăn đông ngƣời và
do độc tố tự nhiên vẫn diễn biến phức tạp đang gây bức xúc dƣ luận xã hội. Nguyên
nhân chính là do việc chấp hành các quy định pháp luật về sản xuất, kinh doanh
thực phẩm chƣa nghiêm, việc kiểm soát chất lƣợng, an toàn thực phẩm chƣa có hiệu
quả, chƣa kiểm soát đƣợc các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm nhỏ lẻ, thủ công;
đặc biệt là năng lực của một số bộ phận trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
còn hạn chế; đội ngũ cán bộ chuyên trách về quản lý công tác ATTP còn thiếu về số
lƣợng và yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là tại tuyến cơ sở [1].
Trong những năm qua, tỉnh Tây Ninh đã có nhiều chính sách đối với đội ngũ
cán bộ chuyên trách công tác ATTP từ tỉnh đến cơ sở, nhằm nâng cao năng lực và
trình độ chuyên môn cho đội ngũ này. Tuy nhiên, do đặc thù nghề nghiệp, thu nhập
thấp, môi trƣờng và vị trí việc làm không thuận lợi nên có lúc, có nơi cán bộ, công
chức, viên chức chuyên trách về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm của tỉnh nói
chung đặc biệt là tuyến xã chƣa thật sự hài lòng, chƣa tận tâm và an tâm đối với công
2
việc, không thu hút đƣợc đội ngũ trẻ có tay nghề cao để phục vụ lĩnh vực công tác
này.
Theo Quyết định số 950/QĐ-SYT ngày 17/4/2014 của Giám đốc Sở Y tế Tây
Ninh về việc phân cấp quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản
lý của ngành y tế thì viên chức phụ trách công tác ATTP tuyến xã vừa đóng vài trò
thƣờng trực cho Ban Chỉ đạo An toàn vệ sinh thực phẩm cấp xã, vừa tham mƣu, tổ
chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại tuyến
xã, phƣờng, thị trấn. Số cửa hàng thức ăn đƣờng phố của tỉnh đƣợc giao cho tuyến
xã quản lý là 3.455 cơ sở. Chính vì vậy, việc nâng cao năng lực chuyên môn và sự
hài lòng của đội ngũ chuyên trách công tác ATTP tại tuyến xã có vai trò, vị trí rất
quan trọng trong việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm tại tuyến xã nói riêng và
của toàn tỉnh nói chung.
Sự hài lòng đối với công việc là sự phù hợp giữa những gì mà ngƣời lạo
động mong muốn đƣợc đáp ứng từ công việc với những gì họ cảm nhận đƣợc từ
công việc. Sự hài lòng là cảm giác của ngƣời lao động cảm thấy thoải mái, dễ chịu
đối với công việc cả về cảm xúc, suy nghĩ và hành động. Sự hài lòng của ngƣời lao
động đối với công việc đóng vai trò quan trọng trong việc tạo động lực làm việc cho
ngƣời lao động, giúp tăng năng suất lao động và hiệu quả công việc. Qua đó phản
ánh lên hiện nay, nhìn chung độ hài lòng đối với công việc của đội ngũ viên chức y
tế không cao nhất là tại khu vực y tế cơ sở xã, phƣờng. Chính vì vậy, việc quan tâm
đến tâm lý, tình cảm, nguyện vọng của mỗi cá nhân và bảo đảm các chế độ chính
sách đãi ngộ thích hợp, tạo môi trƣờng làm việc thân thiện…có vai trò rất quan
trọng, trong việc nâng cao sự hài lòng đối vơi công việc của ngƣời lao động, giúp
ngƣời lao động tận tâm và tâm huyết nghề nghiệp góp phần đáng kể đến việc hoàn
thành công việc của mỗi ngƣời.
Tại Tây Ninh, từ trƣớc đến nay chƣa có một nghiên cứu nào đánh giá sự hài
lòng của đội ngũ cán bộ y tế nói chung cũng nhƣ đội ngũ cán bộ chuyên trách lĩnh
vực an toàn thực phẩm nói riêng, trong đó có đội ngũ chuyên trách công tác ATTP
tại tuyến xã. Chính vì vậy, việc lựa chọn vấn đề nghiên cứu “Sự hài lòng về công
việc của viên chức chuyên trách công tác an toàn thực phẩm và một số yếu tố ảnh
3
hưởng tại các Trạm Y tế xã thuộc tỉnh Tây Ninh năm 2017” là cần thiết để cung cấp
bằng chứng, đƣa ra các giải pháp giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý tỉnh Tây Ninh có
các chế độ, chính sách và quan tâm hợp lý hơn đối với đội ngũ chuyên trách ATTP
thuộc lĩnh vực y tế tại tuyến xã thuộc tỉnh Tây Ninh, với mục tiêu cuối cùng ổn định,
duy trì và phát triển nguồn nhân lực ATTP trong lĩnh vực y tế, góp phần thực hiện tốt
nhất nhiệm vụ bảo đảm an toàn thực phẩm tại tuyến xã nói riêng và trong toàn tỉnh
Tây Ninh nói chung.
4
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả sự hài lòng của đội ngũ viên chức chuyên trách quản lý công tác an
toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực y tế tuyến xã tại tỉnh Tây Ninh năm 2017.
2. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng đối với công việc của đội
ngũ viên chức chuyên trách quản lý an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực y tế tuyến xã
tại tỉnh Tây Ninh năm 2017.
5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Một số khái niệm đƣợc sử dụng trong nghiên cứu
- Thực phẩm là sản phẩm mà con ngƣời ăn, uống ở dạng tƣơi sống hoặc đã
qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và
các chất sử dụng nhƣ dƣợc phẩm [25].
- Thức ăn đƣờng phố là thực phẩm đƣợc chế biến dùng để ăn, uống ngay,
trong thực tế đƣợc thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán trên đƣờng phố,
nơi công cộng hoặc những nơi tƣơng tự [25].
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa
hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở
chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể.
- An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức
khỏe, tính mạng con ngƣời [25].
- Nhân lực y tế: là các cán bộ, NVYT thuộc biên chế và hợp đồng đang làm
trong hệ thống y tế công lập (bao gồm cả quân y), các cơ sở đào tạo và nghiên cứu
khoa học y/dƣợc và tất cả những ngƣời khác đang tham gia vào các hoạt động quản
lý và cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân (nhân lực y tế tƣ nhân, các
cộng tác viên y tế, lang y và bà đỡ/mụ vƣờn) [8].
- Viên chức: Theo Luật Viên chức ngày 15/11/2010, viên chức là công dân
Việt Nam đƣợc tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công
lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hƣởng lƣơng từ quỹ lƣơng của đơn vị sự nghiệp
công lập theo quy định của pháp luật [26].
2. Vai trò và trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về ATTP
2.1. Vai trò, nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm
Bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) giữ vị trí quan trọng đặc biệt trong sự
nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc
bệnh, nâng cao chất lƣợng cuộc sống, duy trì và phát triển nòi giống. An toàn thực
phẩm không chỉ ảnh hƣởng trực tiếp thƣờng xuyên tới sức khỏe của mỗi con ngƣời
mà còn ảnh hƣởng đến năng suất, chất lƣợng hiệu quả phát triển kinh tế, văn hóa xã
hội của đất nƣớc. Chính vì vậy, bảo đảm ATTP là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá
6
nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm, của mỗi ngƣời dân và của toàn xã hội. Quản
lý ATTP phải đƣợc thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm
trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với ATTP để đề ra và thực hiện các giải pháp bảo
đảm ATTP.
Trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các tổ chức, cá nhân sản
xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do
mình sản xuất, kinh doanh, phải tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật, các điều kiện bảo
đảm an toàn thực phẩm tƣơng ứng do cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền ban
hành.
2.2. Trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về ATTP
Do vai, trò vị trí quan trọng của việc bảo đảm ATTP, nên Luật An toàn thực
phẩm đã quy định: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về ATTP và giao cho
Bộ Y tế chiu trach nhiêm trƣớc Chính phủ thực hiện quản lý nhà nƣớc về ATTP,
các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nƣớc về ATTP và Ủy ban nhân
dân các cấp thực hiện quản lý nhà nƣớc về ATTP trong phạm vi địa phƣơng [25].
Bộ Y tế là cơ quan chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ về ATTP có nhiệm vụ:
(1) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định về chỉ tiêu và mức giới
hạn an toàn đối với tất cả các sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ
chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; (2) Xây dựng các quy
định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, cơ sở
kinh doanh thực phẩm; (3) Chủ trì tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến
kiến thức, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm; (4) Quản lý an toàn thực phẩm
trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu,
nhập khẩu, kinh doanh đối với một số sản phẩm gồm:thực phẩm chức năng, thực
phẩm tăng cƣờng vi chất dinh dƣỡng, nƣớc uống đóng chai, nƣớc khoáng thiên
nhiên, phụ gia thực phẩm, vi chất dinh dƣỡng, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng
cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm theo quy định của
pháp luật; (5) Chủ trì tổ chức thực hiện việc giám sát, đánh giá nguy cơ, phòng
ngừa, điều tra và phối hợp ngăn chặn ngộ độc thực phẩm, khắc phục sự cố về an
7
toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ; (6) Tổng hợp, thống kê, báo cáo
định kỳ, đột xuất về công tác quản lý an toàn thực phẩm trên cơ sở giám sát và tổng
hợp báo cáo của các bộ quản lý ngành, địa phƣơng.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng thực hiện quản lý
nhà nƣớc về an toàn thực phẩm trên phạm vi địa phƣơng, chịu trách nhiệm trƣớc
Chính phủ về an toàn vệ sinh thực phẩm tại địa phƣơng. Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố cso nhiệm vụ: Ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phƣơng về an toàn thực
phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm đặc thù của địa phƣơng và tổ chức, thực hiện
các quy định của Chính phủ, các bộ, ngành về an toàn thực phẩm tại địa phƣơng.
Trong đó, Sở Y tế tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trƣớc Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố thực hiện quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm trên địa bàn với các
nhiệm vụ: (1) là đầu mối tổ chức kiểm tra tình hình an toàn thực phẩm, giám sát
mối nguy ô nhiễm thực phẩm trên địa bàn; (2) quản lý điều kiện bảo đảm an toàn
đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đƣờng phố, cơ sở kinh
doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn và các đối tƣợng
theo phân cấp quản lý; (3) là đầu mối tổng hợp, báo cáo tình hình an toàn thực
phẩm tại địa phƣơng.
Ủy ban nhân dân xã, phƣờng chịu trách nhiệm trƣớc Ủy ban nhân dân cấp
huyện về an toàn thực phẩm trên phạm vi địa bàn với nhiệm vụ: (1) tổ chức, điều
hành Ban Chỉ đạo liên ngành về Vệ sinh an toàn thực phẩm xã, phƣờng; (2) thực
hiện các quy định của Chính phủ, các Bộ, Ngành và Ủy ban nhân dân cấp trên về an
toàn thực phẩm; (3) chịu trách nhiệm trƣớc Ủy ban nhân dân cấp huyện về quản lý
các hoạt động kinh doanh thức ăn đƣờng phố, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn xã,
phƣờng theo phân cấp. Trạm Y tế xã là đơn vị y tế thuộc Trung tâm Y tế cấp huyện
đƣợc thành lập theo đơn vị hành chính xã, phƣờng, thị trấn, có chức năng cung cấp,
thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn xã,
phƣờng, thị trấn đó.
Theo quy định tại Thông tƣ số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ
trƣởng Bộ Y tế hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Trạm Y tế xã, phƣờng, thị trấn,
thì Trạm Y tế xã, phƣờng, thị trấn có nhiệm vụ: (1) Thực hiện các hoạt động chuyên
8
môn, kỹ thuật về: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, kết hợp, ứng dụng y học
cổ truyền trong chữa bệnh và phòng bệnh; chăm sóc sức khỏe sinh sản; cung ứng
thuốc thiết yếu; quản lý sức khỏe cộng đồng; truyền thông giáo dục sức khỏe theo
hƣớng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên và quy định của pháp luật; (2) Hƣớng dẫn
về chuyên môn và hoạt động đối với đội ngũ NVYT thôn, bản; (3) Phối hợp với các
cơ quan liên quan thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn; (4)
Tham gia kiểm tra các hoạt động hành nghề y, dƣợc tƣ nhân và các dịch vụ có nguy
cơ ảnh hƣởng đến sức khỏe nhân dân trên địa bàn; (5) Thực hiện chế độ thống kê,
báo cáo theo quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vực quản lý an toàn thực phẩm, Trạm Y tế xã có nhiệm vụ tham
gia kiểm tra, giám sát và triển khai các hoạt động về an toàn thực phẩm trên địa bàn
xã theo quy định của pháp luật và phân cấp của Sở Y tế.
Về nhân lực của Trạm Y tế xã, phƣờng: ngƣời làm việc tại Trạm Y tế xã,
phƣờng là viên chức nằm trong tổng số viên chức của Trung tâm Y tế cấp huyện.
Cơ cấu chức danh nghề nghiệp và số lƣợng của từng chức danh nghề nghiệp làm
việc tại Trạm Y tế xã, phƣờng xác định trên cơ sở nhu cầu thực tế, khối lƣợng công
việc và đặc điểm, điều kiện kinh tế xã hội của đơn vị hành chính cấp xã nơi có Trạm
Y tế. Viên chức làm việc tại Trạm Y tế xã, phƣờng chịu trách nhiệm phụ trách lĩnh
vực công tác theo sự phân công của Trƣởng trạm để bảo đảm thực hiện đầy đủ các
nhiệm vụ của Trạm Y tế.
3. Sự hài lòng của nhân viên đối với công việc
3.1. Khái niệm sự hài lòng
- Hài lòng công việc là một khái niệm chƣa đƣợc thống nhất của các nhà
nghiên cứu xuất phát từ góc nhìn khác nhau, các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau.
- Từ điển Oxford Advance Learner’s Dictionary định nghĩa: "Sự hài lòng" là
việc đáp ứng một nhu cầu hay mong muốn nào đó. Sự hài lòng công việc có thể đƣợc
hiểu là điều mà ngƣời lao động đƣợc đáp ứng nhu cầu hay mong muốn của họ khi
làm việc.
- Kusku (2003) cho rằng sự hài lòng công việc phản ánh nhu cầu và mong
muốn cá nhân đƣợc đáp ứng và mức độ cảm nhận của các nhân viên về công việc
9
của họ. Định nghĩa này xuất phát từ lý thuyết thang đo nhu cầu của Maslow (1943)
cho rằng ngƣời lao động hài lòng khi đáp ứng các nhu cầu từ thấp lên cao.
- Một số nhà nghiên cứu khác điển hình là Smith và cộng sự (1969) cho rằng
sự hài lòng công việc là sự hài lòng với các khía cạnh công việc khác nhau [45].
Mức độ hài lòng với các khía cạnh công việc ảnh hƣởng đến thái độ và nhận thức
của nhân viên. Trong nghiên cứu của Smith và cộng sự thì sự hài lòng công việc
đƣợc thể hiện qua sự hài lòng với năm nhóm nhân tố chính của công việc là (1) bản
chất công việc, (2) cơ hội thăng tiến, (3) lãnh đạo, (4) đồng nghiệp và (5) tiền
lƣơng/thu nhập. Việc xem xét sự hài lòng dƣới nhiều khía cạnh công việc của Smith
cũng đƣợc thừa nhận của nhiều nhà nghiên cứu khác nhƣ Spector (1997) [46]; Trần
Kim Dung (2005) [27]; Luddy (2005) [41].
Nhìn chung có hai xu hƣớng định nghĩa sự hài lòng công việc: (1) là xem xét
sự hài lòng công việc là một biến chung mang tính chất cảm xúc (tích cực và tiêu
cực) của ngƣời lao động tới công việc có thể ảnh hƣởng đến niềm tin, hành vi của
ngƣời lao động; (2) xem xét sự hài lòng công việc dƣới nhiều khía cạnh công việc
khác nhau.
3.2. Lý thuyết về sự hài lòng
Học thuyết của Frederick Herzberg: Học thuyết này còn đƣợc gọi là học
thuyết 2 nhân tố [36]. Các yếu tố tạo nên động lực làm việc và sự thỏa mãn với
công việc đƣợc F. Herzberg chia thành 02 nhóm:
Nhóm các yếu tố duy trì (06 yếu tố):
- Lƣơng và các khoản thu nhập (05 tiểu mục): lƣơng đƣợc trả tƣơng xứng với
khối lƣợng công việc; mức độ nâng lƣơng và tần suất tăng lƣơng; trả lƣơng tƣơng
xứng với năng lực của nhân viên; cơ hội tăng lƣơng; chế độ phụ cấp theo đặc thù
công việc.
- Ngƣời quản lý trực tiếp (8 tiểu mục): năng lực giải quyết công việc của
ngƣời quản lý; cách đối xử của ngƣời quản lý với nhân viên; sự quan tâm của ngƣời
quản lý đến nhân viên; sự quý trọng ngƣời quản lý; sự phản hồi thông tin của ngƣời
quản lý cho nhân viên; sự chia sẻ và lắng nghe nhân viên của ngƣời quản lý; sự
động viên kịp thời của ngƣời quản lý; sự hƣớng dẫn công việc của ngƣời quản lý.
10
- Quản trị và điều hành của tổ chức (06 tiểu mục): những nguyên tắc và thủ tục
hành chính; sự ủng hộ về nỗ lực của nhân viên; sự rõ ràng về chính sách, chế độ; sự
quá tải và áp lực hoàn thành công việc; sự giám sát trong công việc; sự hài lòng về
chính sáchcủa tổ chức đối với nhân viên.
- Quan hệ đồng nghiệp (06 tiểu mục): sự quý mến đồng nghiệp; sự tôn trọng
đồng nghiệp; thích làm việc với đồng nghiệp; sự động viên, chia sẻ của đồng
nghiệp; sự giúp đỡ của đồng nghiệp; việc trao đổi thông tin với đồng nghiệp.
- Điều kiện làm việc (03 tiểu mục): đảm bảo điều kiện trang thiết bị chuyên
môn; đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất; trang thiết bị an toàn.
- Sự ổn định và an toàn của công việc (03 tiểu mục): sự ổn định của công việc;
sự thích hợp của công việc; sự thuận lợi của công việc.
Nhóm các yếu tố động viên (05 yếu tố):
- Chế độ chính sách của tổ chức (05 tiểu mục): chế độ an bồi dƣỡng, chính
sách của tổ chức khi nhân viên gặp rủi ro, chế độ công tác phí.
- Bản chất công việc (05 tiểu mục): ý nghĩa của công việc; sự yêu thích làm
công việc của mình; sự tự hào về công việc của mình; sự thú vị của công việc; sự
chịu trách nhiệm với công việc.
- Phát triển chuyên môn/nghề nghiệp (05 tiểu mục): sự tiến bộ và thăng cấp;
đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn; nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm nghề
nghiệp; môi trƣờng học tập; định hƣớng công việc.
- Sự thành đạt (05 tiểu mục): đánh giá của xã hội; đánh giá của lãnh đạo; đánh
giá của đồng nghiệp; đánh giá của gia đình; đánh giá của ngƣời bệnh.
- Sự ghi nhận thành tích (05 tiểu mục): sự ghi nhận kết quả công việc; sự đánh
giá đúng của lãnh đạo về công việc; sự thừa nhận về đóng góp ý kiến; sự ghi nhận
của đồng nghiệp; hài lòng về phƣơng thức bình xét thi đua.
3.3. Lợi ích từ việc làm hài lòng nhân viên
Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến sự phát triển của các tổ chức. Các
chuyên gia về chất lƣợng tại Mỹ nhƣ Deming, Juran cho rằng sự hài lòng công việc
sẽ dẫn đến tăng năng suất và hiệu suất làm việc. Chuyên gia chất lƣợng Nhật Bản
nhƣ Ishikawa (1985) luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của “yếu tố con ngƣời” để tạo
11
ra môi trƣờng làm việc chất lƣợng cao. Ishikawa cho rằng kiểm soát chất lƣợng hiệu
quả phải dựa trên quản lý con ngƣời và sự hài lòng công việc có ảnh hƣởng đến
hiệu suất công việc của ngƣời lao động. Nhìn chung các nghiên cứu cho thấy việc
làm hài lòng trong công việc sẽ làm cho ngƣời lao động trung thành hơn, ít xin nghỉ
việc hơn, giảm tình trạng đình công [27].
3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng công việc
Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên đƣợc mô tả
theo chỉ số mô tả công việc (JDI: Job Description Index). Các yếu tố này bao gồm:
bản chất công việc, cơ hội thăng tiến, lãnh đạo, đồng nghiệp và tiền lƣơng/thu nhập.
- Bản chất công việc: Sự phù hợp của công việc với ngƣời lao động đƣợc thể
hiện qua nhiều khía cạnh thuộc về bản chất công việc nhƣ: công việc có phù hợp
với năng lực và chuyên môn của ngƣời lao động hay không, ngƣời lao động có hiểu
rõ ràng về công việc mình thực hiện hay không, công việc có đem lại sự thỏa mãn
và tạo những động lực cống hiến, sáng tạo của ngƣời lao động hay không, công việc
có đem lại những thử thách và phát huy đƣợc các năng lực của cá nhân ngƣời lao
động hay không. Nhiều nghiên cứu bằng thực nghiệm cho thấy nhân tố công việc có
ảnh hƣởng đến sự hài lòng đối với công việc của ngƣời lao động.
- Cơ hội đào tạo và thăng tiến: Cơ hội đƣợc đào tạo và thăng tiến có liên hệ
chặt chẽ với sự hài lòng công việc của ngƣời lao động. Tại Việt Nam các nghiên
cứu của Trần Kim Dung (2005), Châu Văn Toàn (2009) trong những ngƣời lao
động làm việc văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy cơ hội thăng tiến có
ảnh hƣởng tích cực đến sự hài lòng công việc. Các khía cạnh của yếu tố cơ hội đƣợc
đào tạo và thăng tiến đƣợc xem xét có ảnh hƣởng đến sự hài lòng công việc của
nhân viên bao gồm: đƣợc đào tạo về chuyên môn, có cơ hội phát triển cá nhân, có
cơ hội cho những ngƣời có khả năng, tính công bằng của chính sách phát triển nhân
sự, tạo cơ hội nâng cao các kỹ năng chuyên môn của ngƣời lao động [5],[27].
- Tiền lƣơng và thu nhập: Một số nhà nghiên cứu nhƣ Oshagbemi (2000) cho
rằng: Yếu tố thu nhập là một yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến sự hài lòng của nhân
viên đối với công việc. Trong điều kiện tại các quốc gia đang phát triển nhƣ Việt
12
Nam, tiền lƣơng và thu nhập vẫn là một yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến sự hài
lòng công việc [12], [16].
- Lãnh đạo: Lãnh đạo đƣợc hiểu là ngƣời cấp trên trực tiếp của nhân viên.
Lãnh đạo đem đến sự hài lòng cho ngƣời lao động thông qua việc tạo ra sự đối xử
công bằng, thể hiện sự quan tâm đến cấp dƣới thông qua năng lực, tầm nhìn và khả
năng điều hành cũng nhƣ việc hỗ trợ nhân viên trong công việc của lãnh đạo
(Robins et al, 2002). Nhiều nghiên cứu bằng thực nghiệm cho thấy có mối quan hệ
tích cực giữa nhân tố lãnh đạo và sự hài lòng công việc [16], [28].
- Đồng nghiệp là những ngƣời có cùng một vị trí với nhau, có nội dung công
việc tƣơng tự nhau hoặc trên một chuỗi nghiệp vụ có liên quan đến nhau trong tổ
chức. Phần lớn thời gian làm việc, những ngƣời lao động tiếp xúc với nhau. Vì vậy
mối quan hệ giữa các đồng nghiệp với nhau cũng ảnh hƣởng đến sự thỏa mãn chung
trong công việc. Các yếu tố chính về sự thỏa mãn của đồng nghiệp là sự tin cậy, tận
tâm trong công việc, giúp đỡ nhau trong công việc, sự thân thiện [27].
3.5. Các công cụ đánh giá sự hài lòng về công việc và các yếu tố ảnh
hƣởng
Một trong những phƣơng pháp đầu tiên dùng để đo lƣờng sự hài lòng với
công việc do Kunin (1955) phát triển, đƣợc gọi là Thang trạng thái nét mặt (Faces
Scale). Mặc dù dễ dùng, song thang này không còn đƣợc sử dụng thƣờng xuyên một
phần là do thang không đủ chi tiết, thiếu giá trị đo lƣờng khái niệm (construct
validity) và vì một số nhân viên tin rằng thang này quá đơn giản nên không có giá
trị.
Thang đo Chỉ số mô tả công việc (Job Descriptive Index - JDI): đƣợc Smith,
Kendall và Hulin phát triển, bao gồm một loạt tính từ và phát biểu do nhân viên
đánh giá. Nhân viên sẽ chấm điểm các tính từ và phát biểu này. Thang đo tính điểm
trên năm phƣơng diện của sự hài lòng với công việc: Quản lý/giám sát, tiền lƣơng,
cơ hội thăng tiến, đồng nghiệp và bản thân công việc.
Một thƣớc đo tƣơng tự để đo lƣờng sự hài lòng với công việc là Bảng câu hỏi
về sự hài lòng Minnesota (Minnesota Satisfaction Questionnaire MSQ), do Weiss,
Dawis, England và Lofquist (1967) phát triển; gồm 100 câu hỏi tính điểm trên 20
13
thang đo. Thực tế là, JDI tính điểm trên 5 thang đo và MSQ tính điểm trên 20 thang
làm nổi bật một vấn đề: Không dễ để đo lƣờng sự hài lòng với công việc.
Thang đo Likert là thang đo đƣợc sử dụng một cách phổ biến nhất trong
nghiên cứu định lƣợng. Thang đo Likert đƣợc phát triển và giới thiệu bởi Rennis
Likert vào năm 1932. Dạng thang đo Likert đánh giá sự hài lòng của mối con ngƣời
với một yếu tố nào đó theo 5 cấp độ: (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng
ý; (3) Không có ý kiến; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý. Thang đo này đƣợc gọi
là thang đo Likert 5 mức độ hay đọc nhanh là Likert 5. Ngoài ra ngƣời ta cũng có
thể dùng các thang đo Likert 3 và Likert 7 mức độ. Bên cạnh đó ta có thể thay thế từ
“đồng ý” bằng các từ nhƣ “chấp nhận”, “có thiện ý”, “tuyệt vời”... Mức độ thì vẫn
đƣợc chia nhỏ nhƣ nhau tùy theo thang đó Likert là 5 hay 3 hoặc 7 mức độ.
Tại Việt Nam, năm 2016, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 6859/QĐ-BYT về
việc ban hành nội dung kiểm tra, đánh giá chất lƣợng bệnh viện Việt Nam năm
2016, trong đó có mẫu Phiếu số 3 - Đánh giá sự hài lòng của nhân viên y tế năm
2016 [12]. Bộ công cụ này là bảng câu hỏi về sự hài lòng gồm có 44 tiểu mục cấu
trúc thành 5 yếu tố, tính điểm trên 5 thang đo từ 1 (Rất không hài lòng) đến 5 (Rất
hài lòng).
Trong nghiên cứu “Sự hài lòng đối với công việc của NVYT tuyến cơ sở”,
đƣợc thực hiện bởi Lê Thanh Nhuận và Lê Cự Linh, tại tỉnh Vĩnh Phúc. Tác giả đã
sử dụng bộ công cụ gồm 40 mục thuộc 7 yếu tố công việc để đo lƣờng sự hài lòng
đối với từng yếu tố công việc của NVYT cơ sở với độ tin cậy cao. Ngoài ra, bộ
công cụ sử dụng một câu hỏi về mức độ “Hài lòng chung đối với công việc” để tìm
hiểu mối liên quan giữa sự hài lòng chung đối với công việc của NVYT và các biến
xã hội: nhân khẩu, nghề nghiệp và các yếu tố về sự hài lòng đối với công việc [17].
Nghiên cứu “Sự hài lòng của nhân viên y tế tại các bệnh viện tỉnh thuộc tỉnh
Kon Tum năm 2016” của Trần Văn Bình đƣợc tiến hành tại tất cả các bệnh viện
trong tỉnh Kon Tum, bao gồm 4 bệnh viện tuyến tỉnh và 7 Trung tâm Y tế huyện có
giƣờng bệnh (Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Đăk Tô, Đăk Hà, Sa Thầy, Kon Rẫy và Kon
Plong). Nghiên cứu đã sử dụng bộ công cụ bằng Phiếu khảo sát do Bộ Y tế ban
hành và có bổ sung thêm lựa chọn trong trƣờng hợp NVYT không có ý kiến để đo
14
lƣờng sự hài lòng của nhân viên y tế đối với công việc của họ trong các bệnh viện
[32]. Nghiên cứu đã thực hiện khảo sát ý kiến tất cả NVYT tại các đơn vị nêu trên
và kết quả có 1.320 ngƣời tham gia, tỷ lệ 85% [32].
4. Thực trạng quản lý an toàn thực phẩm tại Tây Ninh
4.1. Vị trí địa lý về tỉnh Tây Ninh
Tây Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam, nằm ở vị trí cầu
nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô
Phnôm
Pênh,
Vƣơng
quốc Campuchia và là một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam. Tỉnh có thành phố Tây Ninh nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng
100 km theo đƣờng Quốc lộ 22, cách biên giới Campuchia 40 km về phía Tây Bắc.
Tỉnh Tây Ninh có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, rất thuận lợi cho phát triển
toàn diện nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng. Tây Ninh có tiềm năng dồi dào về
đất, trên 96% quỹ đất thuận lợi cho phát triển cây trồng các loại, từ cây trồng nƣớc
đến cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây ăn quả các loại.
4.2. Dân số - Kinh tế - Văn hóa – Xã hội
Tỉnh Tây Ninh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố và
8 huyện. Trong đó có 8 thị trấn, 7 phƣờng và 80 xã, tính đến năm 2016, dân số toàn
tỉnh Tây Ninh đạt gần 1.100.000 ngƣời, mật độ dân số đạt 268 ngƣời/km². Trong đó
dân số sống tại thành thị đạt gần 169.100 ngƣời, dân số sống tại nông thôn đạt
911.600 ngƣời. Dân số nam đạt 535.500 ngƣời, nữ đạt 545.200 ngƣời. Tỷ lệ tăng tự
nhiên dân số phân theo địa phƣơng tăng 8,9 %.
Về kinh tế, tỉnh Tây Ninh đƣợc xem là một trong những cửa ngõ giao lƣu
về quốc tế quan trọng giữa Việt Nam với Campuchia, Thái Lan… Đồng thời tỉnh có
vị trí quan trọng trong mối giao lƣu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam và các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của Tây Ninh ngày càng phát
triển vững chắc đồng thời đã xây dựng đƣợc hệ thống các nhà máy chế biến nông
sản tại các vùng chuyên canh nhƣ các nhà máy đƣờng, các nhà máy chế biến bột củ
mì, các nhà máy chế biến mủ cao su, từng bƣớc xây dựng các khu công
nghiệp trong tỉnh.
15
4.3 Thực trạng về cơ cấu, tổ chức chuyên trách an toàn thực phẩm lĩnh
vực y tế tuyến xã tỉnh Tây Ninh
-Thực trạng tình hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý
của tuyến xã trên địa bàn tỉnh: Số cửa hàng thức ăn đƣờng phố đƣợc giao cho tuyến
xã quản lý là 3.455 cơ sở.
- Tại 95 xã, phƣờng, thị trấn trong tỉnh đều có Trạm Y tế xã. Trạm Y tế là
đơn vị chuyên môn y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện. Biên chế của các Trạm Y tế từ
5-7 viên chức, trong đó có 01 viên chức đƣợc Giám đốc Trung tâm Y tế
huyện/thành phố quyết định phân công đảm trách trực tiếp công tác đảm bảo ATTP
(theo quy định của Thông tƣ số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ Y tế về
việc hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Trạm Y tế xã, phƣờng, thị trấn), trung
bình mỗi Trạm Y tế xã bố trí 01 viên chức. Nhƣ vậy, có thể thấy đƣợc lực lƣợng
viên chức làm công tác ATTP tuyến xã tại Tây Ninh còn rất ít.
- Theo báo cáo tổng kết công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh
Tây Ninh năm 2015, tỷ lệ ngƣời quản lý nói chung có kiến thức đúng về vệ sinh an
toàn thực phẩm là 84,27%; tỷ lệ ngƣời quản lý tuyến xã nói riêng có kiến thức đúng
về vệ sinh an toàn thực phẩm là 79.21%. Mục tiêu đƣợc đề ra trong cả nƣớc là 80%
ngƣời quản lý, lãnh đạo có kiến thức đúng về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhƣ vậy,
mặc dù tỷ lệ này tính chung của toàn tỉnh đã đạt đƣợc mục tiêu đề ra nhƣng đối với
tuyến xã thì chƣa đạt mục tiêu, do nhân lực đội ngũ chuyên trách ATTP còn hạn
chế.
5. Tổng quan nghiên cứu nƣớc ngoài và Việt Nam về sự hài lòng đối với
công việc của cán bộ y tế
5.1. Nghiên cứu nƣớc ngoài về sự hài lòng đối với công việc của cán bộ y
tế
Nghiên cứu định tính của Jun A. L và cộng sự năm 2010 tại vùng nông thôn
nghèo của Trung Quốc về sự hài lòng trong công việc và các hình thức hài lòng
trong công việc của NVYT trong Trạm Y tế thị trấn. Nghiên cứu này đã phỏng vấn
172 NVYT của tất cả các Trạm Y tế thị trấn của 2 tỉnh Anhui và Xinjiang, Trung
Quốc. Đối tƣợng phỏng vấn là bác sỹ, kỹ thuật viên y tế, NVYT cộng đồng. Thang