Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở việt nam trong tình hình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.79 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
Lời mở đầu………………………………………………………………………. Chương 1:
Tổng quan về thanh tra lao động…………………………………… 1 . 1. Một số
khái niệm cơ bản…………………………………………………..1 . 2. Mục đích của
thanh tra lao động…………………………………………..1 . 3. Đối tượng c ủa thanh
tra lao động………………………………………….2 . 4. Cơ cấu tổ chức của thanh
tra lao động…………………………………….2 . 5. Nguyên tắc hoạt động c ủa
thanh tra lao động……………………………..2 . 6. Nhiệm vụ, quy ền h ạn c ủa
thanh tra Bộ lao động………………………….3 . 7. Hoạt động thanh tra lao
động……………………………………………...4 . 8. Phương thức thanh
tra……………………………………………………..5 Chương 2: Thực trạng công tác
thanh tra việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp
FDI ở Việt Nam hiện nay…………………………….5 . 1. Khái quát doanh nghi ệp
có vốn đầu tư nước ngoài……………………….5 . 2. Th ực tr ạng công tác thanh
tr việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp FDI ở
Việt Nam trong tình hình hiện nay…………………... 7 .

2.1: Tình hình kinh

tế, xã hội của Việt Nam hiện nay………………………7 .

2.2: C ơ quan th ực

hiện chức năng thanh tra……………………………… ...7 .

2.3: Nh ững b ất c ập,

tồn tại trong quá trình thanh tra…………………..........8 Ch ương 3: Ki ến ngh ị và
giải pháp………………………………………………9
Kết luận…………………………………………………………………………



LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế n ước ta đã có nh ững b ước phát
triển đáng kể. Cùng với sự hội nhập nền kinh tế thế giới tạo điều ki ện cho
nền kinh tế quốc nội vươn lên phát triển không ngừng. Thu hút nhiều
nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Chính vì vậy, thanh tra là hoạt đ ộng
cần thiết và nhất là thanh tra lao động. Cùng với việc phát triển mạnh mẽ
của hoạt động sản xuất kinh doanh thì thanh tra là hoạt động chiếm m ột
phần không nhỏ trong việc phát hiện, phòng ngừa, xử lý vi ph ạm pháp lu ật
về lao động. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp có vốn đ ầu tư n ước
ngoài FDI đang hoạt động ở Việt Nam hiện nay không ngừng gia tăng,
chúng đóng một vai trò trong sự nghiệp phát triển đất n ước. Bên c ạnh vi ệc
thu hút đầu tư, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn
trong quá trình quản lý, giám sát tình hình thực hiện nh ững quy đ ịnh của
pháp luật, của những doanh nghiệp này, đặc biệt là việc th ực hiện pháp
luật về Bảo hiểm xã hội. Các cuộc thanh tra được tiến hành ở các doanh
nghiệp FDI còn hạn chế, chưa phát hiện và xử lý hết các trường h ợp vi
phạm.
Nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của công tác thanh tra v ề vi ệc
thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội ở các doanh nghiệp hiện nay, học
viên chọn đề tài “ Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp
luật Bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư n ước ngoài
(FDI) ở Việt Nam trong tình hình hiện nay”


NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan về thanh tra lao động.
1. Một số khái niệm cơ bản
Thanh tra là việc kiểm tra, xem xét, đánh giá và x ử lý vi ệc th ực hi ện
pháp luật của tổ chức, cá nhân do tổ chức, người có th ẩm quy ền th ực hi ện

theo trình tự pháp luật quy định nhằm phục vụ cho hoạt động qu ản lý nhà
nước, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ th ể
quyền sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân khác..
Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, x ử lý theo trình t ự,
thủ tục do pháp luật quy đinh của cơ quan nhà n ước có thẩm quy ền đ ối
với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền h ạn c ủa c ơ
quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính
và thanh tra chuyên ngành.
Thanh tra lao động là hoạt động thanh tra c ủa nhà n ước có th ẩm
quyền trong lĩnh vực lao động đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong vi ệc
chấp hành luật pháp về lao động, quy định chuyên môn, kỹ thu ật, quy t ắc
quản lý thuộc lĩnh vực lao động.
2. Mục đích của thanh tra lao động
Mục đích của hoạt động thanh tra nhằm phát hi ện s ơ h ở trong c ơ ch ế
quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà n ước có th ẩm
quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi
phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức. cá nhân thực hiện đúng quy đ ịnh
pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hi ệu qu ả
hoạt động quản lý nhà nước;bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích


hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. (Căn cứ theo điều 2, lu ật Thanh tra
2010)
3. Đối tượng thanh tra của thanh tra lao động.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc ph ạm vi quản lý c ủa B ộ Lao đ ộngThương binh và Xã hội, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội. Cơ quan, t ổ
chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nghĩa vụ chấp hành các quy đ ịnh
pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà n ước của B ộ Lao
động-Thương binh và Xã hội. (Theo điều 2, Nghị định 39/2013/NĐ-CP)
4. Cơ cấu tổ chức của thanh tra lao động
Căn cứ điều 5, Nghị định 39/2013/NĐ-CP, các c ơ quan th ực hi ện ch ức

năng thanh tra ngành Lao động-Thương binh và Xã hội:
- Các cơ quan thanh tra nhà nước:
+ Thanh tra Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;
+ Thanh tra Sở Lao động- Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành ph ố
trực thuộc Trung ương.
- Các cơ quan được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành:
+ Tổng cục Dạy nghề;
+ Cục Quản lý Lao động ngoài nước.
5. Nguyên tắc hoạt động của thanh tra lao động
Hoạt động của thanh tra ngành Lao động-Th ương binh và Xã h ội ph ải
tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan, công khai,
dân chủ và kịp thời.
Hoạt động của thanh tra hành chính được tiến hành theo Đoàn thanh
tra; hoạt động thanh tra chuyên ngành được tiến hành theo Đoàn thanh tra
hoặc do Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành ti ến hành đ ộc
lập.( Theo điều 4, Nghị định số 39/2013/NĐ-CP)
6. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra Bộ lao động


Theo điều 7. Nghị định số 39/2013/NĐ-CP, Thanh tra Bộ Lao đ ộng
Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quy ền hạn sau:
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy pham pháp luật theo s ự
phân công của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho các thanh
tra viên, công chức được giao thực hiện nghiệp vụ thanh tra chuyên
ngành Lao động-Thương binh và Xã hội.
- Tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra cơ quan, đ ơn v ị thu ộc
Bộ thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra
- Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong lĩnh v ực lao
động, thương binh và xã hội

- Nghiên cứu khoa học về thanh tra trong lĩnh vực lao động, th ương
binh và xã hội
- Hợp tác quốc tế về công tác thanh tra trong lĩnh vực lao động,
thương binh và xã hội
- Tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã h ội,
Tổng Thanh tra Chính phủ về kết quả công tác thanh tra, giải quyết
khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý
của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
7. Hoạt động thanh tra lao động
Căn cứ điều 20, Nghị định 39/2013/NĐ-CP, hoạt động thanh tra lao
động gồm:
- Thanh tra hành chính:
Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quy ền
hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân
- Thanh tra chuyên ngành:
Việc thực hiện các quy định pháp luật lao động: Vi ệc th ực hi ện các
loại báo cáo định kỳ; tuyển dụng và đào tạo lao động; h ợp đồng lao động;
thỏa ước lao động tập thể; thời giờ làm việc và nghỉ ngơi; tiền công và tr ả
công lao động; an toàn lao động, vệ sinh lao động; việc th ực hiện các quy
định đối với lao động nữ, lao động là người cao tuổi, lao động là ng ười tàn
tật, lao động chưa thành niên; việc thực hiện các quy định đối v ới lao đ ộng


là người nước ngoài; kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; việc th ực
hiện các quy định khác của pháp luật lao động;
Việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo hi ểm xã h ội (b ảo hi ểm
xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm th ất nghiệp): Vi ệc
thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội của tổ chức bảo hiểm xã h ội; vi ệc
thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao đ ộng và

người lao động;
Việc thực hiện các quy định pháp luật về đ ưa ng ười lao đ ộng Vi ệt
Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Việc tổ chức bộ máy chuyên
trách của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; việc ký kết các h ợp đồng liên quan
đến việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tuy ển ch ọn lao động;
dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động; tổ chức bồi dưỡng kiến th ức cần
thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; th ực hiện H ợp
đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; quản lý, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở n ước ngoài; th ực hiện
các chế độ, chính sách đối với người lao động đi làm việc ở n ước ngoài;
thanh lý hợp đồng giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp và người lao đ ộng
đi làm việc ở nước ngoài; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật
về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo h ợp đ ồng;
Việc thực hiện các quy định pháp luật về d ạy ngh ề; chính sách, ch ế đ ộ
dạy nghề và học nghề: Điều kiện thành lập, tiêu chuẩn cơ s ở vật ch ất và
thiết bị dạy nghề, hoạt động của các cơ sở dạy nghề; việc th ực hiện quy
chế tuyển sinh, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, ch ứng ch ỉ
nghề; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dạy
nghề và học nghề; việc dạy nghề cho người khuyết tật; kiểm định ch ất
lượng dạy nghề; việc thực hiện các chương trình, dự án v ề dạy ngh ề; việc
thực hiện các quy định khác của pháp luật về dạy ngh ề;
Việc thực hiện chính sách, pháp luật về ưu đãi đối v ới ng ười có công
với cách mạng: Việc thực hiện các quy định về đối tượng, điều ki ện, tiêu
chuẩn, các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân c ủa
họ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc th ực hiện chính
sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân c ủa h ọ; vi ệc
cấp phát, quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi ng ười có
công với cách mạng do ngành Lao động - Thương binh và Xã h ội qu ản lý;
việc quản lý, sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa; việc thực hiện các quy định

khác về ưu đãi người có công với cách mạng;
Việc thực hiện chính sách, pháp luật về gi ảm nghèo và tr ợ giúp xã h ội;
việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và các ch ương
trình trợ giúp xã hội thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Lao đ ộng - Th ương
binh và Xã hội;


Việc thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách b ảo v ệ, chăm
sóc trẻ em trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của ngành Lao đ ộng Thương binh và Xã hội: Việc thực hiện chương trình hành động quốc gia vì
trẻ em; chương trình bảo vệ trẻ em, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt và các chương trình, kế hoạch khác về bảo vệ, chăm sóc,
giáo dục trẻ em;
Việc thực hiện các quy định của pháp luật về bình đ ẳng gi ới; vi ệc th ực
hiện chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, các biện pháp bảo
đảm bình đẳng giới;
Việc thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách, gi ải pháp
phòng ngừa tệ nạn mại dâm; cai nghiện ma túy; quản lý sau cai nghi ện; h ỗ
trợ nạn nhân bị mua bán; tổ chức và hoạt động của các Trung tâm Ch ữa
bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, cơ sở quản lý sau cai nghiện;
hội.

Các nội dung khác liên quan đến lĩnh v ực lao đ ộng, th ương binh và xã

Hoạt động thanh tra chuyên ngành phải tuân theo các quy đ ịnh c ủa
pháp luật về thanh tra chuyên ngành và các quy định của pháp luật có liên
quan.
8. Phương thức thanh tra lao động
Công tác thanh tra lao động tiến hành bằng ph ương th ức thanh tra
viên phụ trách vùng thông qua phiếu tự kiểm tra (Quyết định số
01/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02 năm 2006 về việc ban hành quy

chế hoạt động thanh tra nhà nước về lao động theo phương thức thanh tả
viên phụ trách vùng, quyết định 02/2006 của Bộ LĐTBXH v ề việc ban hành
quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật)
Chương 2: Thực trạng công tác thanh tra việc th ực hiện pháp lu ật
bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nạm hiện nay
1. Khái quát về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại
Việt Nam
Theo quy định tại Khoản 6, Điều 3 của Luật Đầu tư: “ Đầu tư trực tiếp
là hình thức đầu tư do nhà đầu tư đầu tư và tham gia quản lý hoạt động
đầu tư” còn “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh
nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để th ực hiện hoạt động đầu t ư
tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư n ước ngoài mua c ổ
phần, sáp nhập, mua lại”.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, từ đầu năm đến 26/12/2016 đã có 2.556
dự án FDI được cấp phép mới, với số vốn đăng ký đạt h ơn 15,1 t ỷ USD,
tăng 27% về số dự án và giảm 2,5% về vốn đăng ký so v ới năm 2015.


Bên cạnh đó, có 1.225 lượt dự án đã cấp phép t ừ các năm tr ước đăng
ký điều chỉnh vốn đầu tư, với số vốn tăng thêm đạt trên 5,765 t ỷ USD, tăng
50,5% về số dự án và giảm 19,7% về vốn tăng thêm.
Trong năm 2016, có 2.547 doanh nghiệp, t ổ ch ức kinh t ế có nhà đ ầu t ư
nước ngoài góp vốn mua cổ phần (tỷ lệ vốn lớn hơn 50% vốn đi ều lệ ho ặc
thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện), với tổng vốn đầu t ư khoảng 3,4 t ỷ
USD.
Như vậy, tính chung tổng vốn đăng ký của các d ự án cấp m ới, c ấp v ốn
bổ sung và đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần trong năm 2016
đạt hơn 24,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm trước.
Vốn FDI thực hiện năm 2016 ước tính đạt 15,8 t ỷ USD, tăng 9%, đ ạt
mức giải ngân vốn FDI cao nhất từ trước đến nay.

Cục Đầu tư nước ngoài cho biết thêm, trong năm nay, ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo thu hút FDI lớn nhất.
Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các d ự án đã cấp phép t ừ các năm
trước và góp vốn, mua cổ phần thì tổng vốn FDI vào ngành này năm nay
đạt hơn 15,5 tỷ USD, chiếm 63,8% tổng vốn đăng ký; ngành bán buôn và
bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động c ơ khác đ ạt h ơn 1,8
tỷ USD, chiếm 7,8%...
Bên cạnh đó, cả nước có 51 tỉnh, thành ph ố tr ực thu ộc Trung ương có
dự án FDI được cấp phép mới trong năm 2016, trong đó Hải Phòng có số
vốn đăng ký lớn nhất với hơn 2,4 tỷ USD; tiếp đến là Hà Nội 1,9 tỷ USD...
mới

Trong số 68 quốc gia và vùng lãnh thổ có d ự án đ ầu t ư đ ược c ấp phép

tại Việt Nam năm nay, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất, chiếm 36,3% t ổng
vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Singapore chiếm 10,5%,...
Bảng 1: tổng quan FDI tại Việt Nam giai đoạn 2010-2016


30000
25000
20000
Vốn đăng ký (triệu USD)
Vốn thực hiện

15000
10000
5000
0


2010

2011

2012

2013

2014

2015 sơ bộ 2016

(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Nhìn chung thì số vốn của FDI tại Việt Nam ngày càng tăng . Th ực t ế
cho thấy, Hàn Quốc là nước chiếm vị trí cao nhất trong số nh ững n ước có
vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Bảng 2: Vốn FDI phân theo quốc gia

2. Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp lu ật B ảo
hiểm xã hội tại doanh nghiệp FDI tại Việt Nạm


2.1. Tình hình kinh tế, xã hội của Việt Nam hiện nay
Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, phụ thuộc cao vào xuất
khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là nền kinh tế lớn th ứ 6 ở
Đông Nam Á trong số 10 quốc gia Đông Nam Á; lớn th ứ 56 trên th ế gi ới xét
theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2013 và đứng th ứ 128
xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người.
2.2. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
Thanh tra Bộ Lao động – thương binh và xã hội là cơ quan th ực hiện

việc thanh tra việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội tại các doanh
nghiệp FDI trong phạm vi cấp quốc gia.
Chức năng, nhiệm vụ của thanh tra Bộ:
+ Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy ph ạm pháp lu ật theo s ự
phân công của Bộ trưởng; kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung
hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù h ợp v ới yêu cầu qu ản
lý nhà nước về lao động, người có công và xã hội.
+Chủ trì xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ tr ưởng; t ổ ch ức th ực
hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra Bộ; hướng dẫn,
theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc th ực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách
nhiệm của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
thuộc Bộ.
+ Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp lu ật, nhi ệm v ụ, quy ền h ạn
của cơ quan, tổ chức và cá nhân thuộc quyền quản lý tr ực tiếp của Bộ;
thanh tra công vụ; thanh tra việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp c ủa
viên chức thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy đ ịnh của pháp
luật.
+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy đ ịnh v ề
chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh v ực qu ản lý c ủa
Bộ. (Theo điều 2, Quyết định số 614/QĐ-LĐTBXH)
2.3. Những bất cập và tồn tại trong quá trình thanh tra
Tình trạng nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội đang di ễn ra r ất tr ầm tr ọng:
Nợ đọng Bảo hiểm xã hội gần đây r ất l ớn, n ằm ở các doanh nghi ệp
ngoài quốc doanh trên 40%, doanh nghiệp FDI là 14%. Con s ố n ợ, tr ốn
đóng Bảo hiểm xã hội hiện nay tới 12.000 tỷ đồng. Tuy nhiên việc th ực
hiện pháp luật về Bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp FDI có chi ều
hướng tốt hơn nhưng con số các doanh nghiệp nợ Bảo hi ểm xã h ội v ẫn
đang ở mức báo động. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân trong đó quan
trọng nhất là ý thức trách nhiệm của người sử dụng lao động, th ậm chí có
những doanh nghiệp đã thu tiền đóng Bảo hiểm xã hội c ủa ng ười lao động



nhưng lại không đóng, dẫn đến việc khi người lao động đến th ời gian đ ược
nghỉ, được hưởng chế độ thì mới biết doanh nghiệp chưa nộp. Sở dĩ chủ sử
dụng lao động nợ đọng Bảo hiểm xã hội là từ chính sách, do m ức phát
chậm đóng Bảo hiểm xã hội chỉ chiếm 10% nhưng nếu vay bên ngoài lãi
suất lên đến 15-20%/năm, vì vậy doanh nghiệp chấp nh ận n ợ Bảo hi ểm
xã hội để có vốn xoay vòng
Tình trạng đóng Bảo hiểm xã hội sai quy định vẫn diễn ra phổ bi ến:
Các doanh nghiệp th ường có động thái nh ư đóng không đúng ti ền
lương thực tế, đóng không đủ số lao động, thu tiền của người lao đ ộng r ồi
chiếm dụng, nợ đọng Bảo hiểm xã hội kéo dài… để lách đóng Bảo hiểm xã
hội cho người lao động. Phổ biến nhất là tình trạng hạ thấp tiền lương
làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội của người lao động so v ới th ực tế. Khi đó,
số tiền mà doanh nghiệp phải đóng cho Bảo hiểm xã h ội sẽ giảm xuống
đáng kể, điều này đồng nghĩa với việc quyền lợi của người lao đ ộng cũng
bị giảm theo
Lực lượng thanh tra lao động còn quá mỏng:
Hiện nay, cả nước có gần 500 thanh tra viên ch ịu trách nhi ệm giám sát
hơn 400.000 doanh nghiệp với hàng triệu lao động trong nhiều lĩnh v ực tài
chính, tổ chức, lao động, trẻ em, bình đẳng giới… Tính riêng số doanh
nghiệp FDI cũng tơi hơn 9000 doanh nghiệp. Như vây, tương quan gi ữa s ố
thanh tra lao động với số doanh nghiệp cần thanh tra có sự chênh lệch khá
lớn. Bình quân một thanh tra viên phải thanh tra hàng nghìn doanh nghi ệp.
Điều này là không thể. Có địa phương chỉ có 2-3 thanh tra lao đ ộng, do v ậy
việc số lượng thanh tra viên lao động quá ít này đã dẫn đến h ệ qu ả là s ố
doanh nghiệp được thanh tra hàng năm cũng chỉ dừng lại ở con số r ất ít,
chưa kể đến chất lượng thanh tra đã được đảm bảo hay chưa.
Lực lượng thanh tra lao động thiếu chuyên môn, nghiệp vụ:
Thực tế thì lực lượng thanh tra vừa thiếu về số lượng, v ừa y ếu kém v ề

trình độ. Có tới 30-50% cán bộ mới ra trường hoặc chuy ển công tác. 25%
cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp. Thêm nữa, thanh tra chuyên ngành
Bảo hiểm xã hội hiện nay chủ yếu là kiêm nhiệm, không đ ược đào t ạo
chuyên sau về lĩnh vực Bảo hiểm xã hội. Với trình độ của lực l ượng thanh
tra hiện nay thì chưa thể đáp ứng được yêu cầu của thanh tra nói chung,
các doanh nghiệp FDI nói riêng và nhất là trong tình hình hiện nay khi s ố
lượng các doanh nghiệp FDI đang không ngừng tăng lên.
Công tác quản lý về Bảo hiểm xã hội còn nhiều hạn chế:
Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, vi ệc n ợ đóng, tr ốn đóng
Bảo hiểm xã hội là một trong những giải pháp mà các doanh nghiệp FDI
lựa chọn để gia tăng lợi nhuân. Do quy định mức lãi suất ch ấm đóng B ảo
hiểm xã hội thấp hơn mức lãi suất vay ngân hàng nên nhiều doanh nghi ệp


cố tình nợ Bảo hiểm xã hội, châp nhận chịu phạt để chiếm quỹ Bảo hi ểm
xã hội, bỏ mặc quyền lợi của người lao động.
Trong khi đó, chế tài xử lý ph ạm vi trong lĩnh v ực B ảo hi ểm xã h ội còn
nhiều bất cập, như mức xử phạt thấp, thủ tục xử phạt phức tạp, ch ưa có
quy định xử lý hình sự khi chiếm dụng tiền đóng Bảo hiểm xã h ội cu ả
người lao động… Đồng thời cơ quan Bảo hiểm xã hội không có ch ức năng
thanh tra, xử phạt vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội, do đó khi ki ểm
tra, phát hiện các đơn vị sử dụng lao động vi ph ạm pháp luật v ề B ảo hi ểm
xã hội thì cũng chỉ nhắc nhở đề nghị doanh nghiệp chấp hành, ho ặc ph ản
ánh với UBNN các cấp để xử lý.
Lợi dụng sơ hở của pháp luật, nhiều doanh nghiệp nói chung và các
doanh nghiệp FDI nói riêng tìm đủ mọi cách để lách luật. Theo quy đ ịnh,
những lao động được ký hợp đồng từ tháng 12 tr ở lên thuộc diện b ắt bu ộc
phai đóng Bảo hiểm thất nghiệp kể từ ngày 1/1/2009, trong đó ng ười lao
động phải đóng 1% tiền lương và chủ lao động đóng 1%. Tuy nhiên, đ ể
trốn đóng khoản này, nhiều chủ doanh nghiệp chỉ ký h ợp đ ồng th ời v ụ v ới

người lao động. Ngoài ra khi doanh nghiệp sử dungjlao động phôt thông sẽ
ký hợp động theo kiểu gia hạn, đầu tiên sẽ ký h ợp đ ồng lao động l ần th ứ
nhất, hợp đồng lao động xác định thời hạn lần thứ 2… để kéo dài th ời gian
người lao động được ký hợp đồng chính thức
Chương 3: Kiến nghị và giải pháp.
Cần tăng cường thêm lực lượng lao động thanh tra lao đ ộng c ả v ề s ố
lượng và chất lượng. Hiện tại lực lượng thanh tra còn quá mỏng và y ếu về
chuyên môn, nghiệp vụ. Do đó, việc tăng cường số lượng và ch ất lượng
thanh tra là yêu cầu vô cùng cần thiết. Cùng với sự gia tăng không ng ừng
các doanh nghiệp FDI, số lượng thanh tra lao động cũng cần đ ược tăng
cường để giảm thiểu số lượng doanh nghiệp bình quân mà m ột thanh tra
viên cần phụ trách. Thêm vào đó, lực lượng thanh tra lao động cần đ ược
nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là trong lĩnh v ực B ảo
hiểm xã hội
Cần có chế tài xử phạt đủ sức răn đe đ ối v ới các doanh nghi ệp vi ph ạm
pháp luật về Bảo hiểm xã hội. Hiện nay chế tài x ử lý vi ph ạm v ề tr ốn đóng
Bảo hiểm xã hội còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Lãi suất đóng B ảo hiểm
xã hội thấp hơn lãi suất vay ngân hàng nên các doanh nghiệp ch ấp nh ận
chịu lãi chậm đóng Bảo hiểm xã hội để chiếm dụng tiền Bảo hiểm xã hội.
Do đó, nên tăng mức lãi suất chậm đóng Bảo hiểm xã hội lên cao h ơn so
với lãi suất ngân hàng để hạn chế tình trạng chậm đóng, trốn đóng Bảo
hiểm xã hội. Ngoài ra cần bổ sung một số quy định nghiêm ngặt về x ử
phạt các doanh nghiệp vi phạm luật Bảo hiểm xã hội
Trao quyền thanh tra cho cơ quan Bảo hiểm xã hội. Hiện nay B ảo hi ểm
xã hội là cơ quan trực tiếp thu, chi và phát hiện ra các vi ph ạm v ề B ảo


hiểm xã hội. Tuy nhiên lại không có thẩm quyền thanh tra, x ử lý vi ph ạm
mà chỉ dừng lại ở mức nhắc nhở. Hơn nữa, cơ quan hiểu rõ nhất về Bảo
hiểm xã hội- các quy định và các hành vi vi phạm chính là cơ quan Bảo

hiểm xã hội. Do đó, việc thêm chức năng thanh tra cho Bảo hiểm xã h ội là
cần thiết và có thể giúp nâng cao hiệu quả thanh tra lao động nói chung và
chuyên ngành Bảo hiểm xã hội nói riêng.
Có chính sách tuyên truyền giáo dục về Bảo hi ểm xã h ội cho các doanh
nghiệp và người lao động. Trước hết là tuyên truyền cho chủ các doanh
nghiệp về việc nâng cao tinh thần tự giác trong việc th ực hiện pháp luật
về Bảo hiểm xã hội. Điều này không những đảm bảo đời sống cho người
lao động mà còn giúp doanh nghiệp phát triển, nâng cao uy tín và v ị th ế
cạnh tranh trên thị trường. Tuyên truyền, giáo dục người lao động tự đứng
dậy đấu tranh đòi quyền lợi cho mình, không để người s ử dụng lao động
chiếm tiền Bảo hiểm xã hội của mình dưới mọi hình th ức. Cần giúp ng ười
lao động hiểu ra rằng việc tham gia Bảo hiểm xã hội là việc đ ảm bảo cu ộc
sống cho bản thân và gia đình của người lao động

KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế hiện nay, công tác thanh tra có vai trò vô cùng quan trọng
trong vấn đề phát hiện những sai phạm trong việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm
xã hội trong các doanh nghiệp, góp phần ngăn chặn kịp thời những hành vi vi
phạm, đảm bảo lợi ích của các bên liên quan trong quan hệ lao động. Trong xu
thế nền kinh tế hội nhập, nền kinh tế trong nước rất đa dạng, nhiều thành phần,
nếu công tác thanh tra trong các doanh nghiệp tại các địa phương không được
thắt chặt và kiểm soát thì sẽ dẫn đến sự lỏng lo trong cơ chế quản lí nhà nước và
các tỉnh thành dẫn đến nhiều sai phạm xảy ra. Vì vậy, thanh tra việc thực hiện
pháp luật Bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp trên địa bàn cả nước là cần
thiết và quan trọng.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật lao động năm 2012;
2. Cục đầu tư nước ngoài;

3. Luật thanh tra năm 2010;
4. Nghị định số 39/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra
ngành Lao động- Thương binh và Xã hội;
5. Quyết định số 614/QĐ-LĐTBXH về việc quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thanh tra bộ;


6. Báo các kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có v ốn đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2010-2016, Tổng cục th ống kê,
năm 2014.



×