Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp FDI ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.72 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG.......................1
1.1. Một số khái niệm cơ bản.............................................................................1
1.1.1. Thanh tra...............................................................................................1
1.1.2.Thanh tra Nhà nước................................................................................1
1.1.3.Thanh tra hành chính..............................................................................1
1.1.4.Thanh tra chuyên ngành.........................................................................1
1.2.Vị trí,chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn của Thanh tra lao động....................1
1.2.1.Vị trí và chức năng của Thanh tra lao động...........................................1
1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra lao động...................................1
1.3. Mục đích của Thanh tra...............................................................................2
1.4. Nguyên tắc Thanh tra lao động...................................................................2
1.5. Cơ cấu tổ chức.............................................................................................2
1.6. Hình thức hoạt động....................................................................................3
1.7. Phương thức thanh tra.................................................................................3
1.8. Nội dung Thanh tra lao động.......................................................................3
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP FDI Ở VIỆT NAM.............4
2.1.Giới thiệu khái quát về DN có vốn đầu tư nước ngoài(FDI) tại Việt Nam. .4
2.2. Thực trạng công tác Thanh tra lao động về việc thực hiện pháp luật Bảo
hiểm xã hội tại các Doanh nghiệp FDI ở Việt Nam...........................................5
2.2.1. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra.................................................5
2.2.2. Cơ chế chính sách.................................................................................5
2.2.3. Lực lượng thanh tra...............................................................................5
2.2.4.Hình thức thanh tra lao động..................................................................5
2.2.5. Phương thức Thanh tra..........................................................................6
2.2.6. Nội dung thanh tra.................................................................................6
2.3. Nhận xét......................................................................................................6
2.3.1. Kết quả đạt được...................................................................................6


2.3.2. Những bất cập và tồn tại.......................................................................7
CHƯƠNG 3:MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ............................................8
3.1. Một số đề xuất.............................................................................................8
3.2. Một số kiến nghị..........................................................................................9
KẾT LUẬN.............................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................
PHỤ LỤC................................................................................................................


LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động thanh tra mà đặc biệt là thanh tra lao động là một trong những
khâu quan trọng trong hệ thống quản lý nhà nước về lao động nước ta. Cùng với
việc phát triển mạnh mẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh thì hoạt động thanh
tra đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát hiện,phòng ngừa,xử lý những
vi phạm pháp luật về lao động.Trong số đó, số lượng doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài FDI đang hoạt động ở Việt Nam những năm gần đây không ngừng
tăng, chúng đóng một vai trò nhất định trong sự phát triển chung của đất
nước.Bên cạnh việc thu hút nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài, nước ta cũng phải
đối mặt với việc quản lý,giám sát tình hình thực hiện những quy định pháp luật
ở các doanh nghiệp này,nhất là việc thực hiện pháp luật về Bảo hiểm xã hội.
Công tác thanh tra về việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội hiện nay
còn thiếu và yếu về cả số luợng lẫn chất lượng.Đặc biệt số cuộc thanh tra được
tiến hành ở các doanh nghiệp FDI còn ít và chưa phát hiện xử lý hết các trường
hợp vi phạm,gây ra những tổn thất về người và tài sản cho cá nhân,gia đình và
xã hội.Nhận thấy đươc vai trò cũng như tầm quan trọng của công tác thanh tra
tại các doanh nghiệp FDI hiện nay,em đã quyết định chọn đề tài: “Thực trạng
công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội tại các Doanh
nghiệp FDI ở Việt Nam” làm đề tài viết tiểu luận.
Bố cục bài tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Thanh tra lao động

Chương 2: Thực trạng công tác thanh tra về việc thực hiện pháp luật Bảo
hiểm xã hội tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam
Chương 3:Một số đề xuất và kiến nghị
Trong quá làm bài,do kỹ năng và kiến thức còn hạn chế nên bài viết không
thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự góp ý và
nhận xét của cô Lưu Thu Hường để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Thanh tra
Thanh tra là việc kiểm tra,xem xét,đánh giá và xử lý việc thực hiện pháp
luật của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc theo sự ủy quyền của cơ quan nhà nước
cấp trên đối với cơ quan nhà nước cấp dưới(mang tính trực thuộc) và là một bộ
phận của hoạt động hành pháp
1.1.2.Thanh tra Nhà nước
Theo Khoản 1, Điều 3 số 56/2010/QH12 của Luật Thanh tra, Thanh tra
nhà nước là hoạt động xem xét,đánh giá, xử lý theo trình tự,thủ tục do pháp luật
quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính
sách,pháp luật,nhiệm vụ,quyền hạn của cơ quan,tổ chức,cá nhân. Thanh tra nhà
nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành
1.1.3.Thanh tra hành chính
Là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ
quan,tổ chức,cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách,pháp luật,nhiệm
vụ,quyền hạn được giao.
(Theo Khoản 2,Điều 3 số 56/2010/QH12 của Luật Thanh tra)
1.1.4.Thanh tra chuyên ngành
Là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo
ngành,lĩnh vực đối với cơ quan,tổ chức,cá nhân trong việc chấp hành pháp luật

chuyên ngành,quy định về chuyên môn-kỹ thuật,quy tắc quản lý thuộc
ngành,lĩnh vực đó.
(Theo Khoản 3, Điều 3 của Luật thanh tra 2010)
1.2.Vị trí,chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn của Thanh tra lao động
1.2.1.Vị trí và chức năng của Thanh tra lao động
Căn cứ Khoản 1,Điều 238 của Bộ Luật Lao động(sửa đổi bổ sung năm
2012) quy định:
 Thanh tra Bộ Lao động Thương binh,Thanh tra sở Lao động Thương
binh và Xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lao động.Theo đó
thanh tra Lao động là tổ chức thanh tra thuộc ngành lao động:Ở Trung ương có
Thanh tra Bộ lao động Thương binh xã hội. Ở tỉnh,thành phố trực thuộc trung
ương có Thanh tra Sở Lao động Thương binh xã hội
 Thanh tra lao động thực hiện chức năng hành chính và thanh tra chuyên
ngành về lao động trong phạm vi quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật
1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra lao động
 Thanh tra việc chấp hành các quy định PL về lao động
1


 Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm An toàn lao động,vệ sinh lao
động
 Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn,quy chuẩn kỹ thuật
về điều kiện lao động,an toàn lao động,vệ sinh lao động
 Giải quyết khiếu nại,tố cáo về lao động theo quy định của PL
 Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý
các vi phạm PL về lao động
(Theo Điều 237, Bộ Luật Lao động)
Ngoài ra nó còn quy định cụ thể trong Chương 2, Nghị định số
39/2013/NĐ-CP ban hành ngày 24/4/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt
động của thanh tra ngành Lao động-Thương binh Xã hội

1.3. Mục đích của Thanh tra
 Nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý,chính sách,PL để kiến nghị
với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục,phòng ngừa,phát hiện
và xử lý hành vi vi phạm PL,giúp cơ quan tổ chức cá nhân thực hiện đúng quy
định của PL.
 Phát huy nhân tố tích cực,góp phần nâng cao hiệu lực,hiệu quả hoạt
động quản lý nhà nước,bảo vệ lợi ích của Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp
của cơ quan,cá nhân
(Theo Điều 2, Chương 1, Luật Thanh tra 2010)
1.4. Nguyên tắc Thanh tra lao động
 Hoạt động của TT ngành Lao động-Thương binh xã hội phải tuân theo
PL,bảo đảm chính xác,trung thực,khách quan,công khai,dân chủ,kịp thời
 Hoạt động TT hành chính tiến hành theo Đoàn TT,hoạt động TT chuyên
ngành tiến hành theo Đoàn TT hoặc do Thanh tra viên,công thức TT chuyên
ngành tiến hành độc lập
(Theo Điều 4,Nghị định 39/2013/NĐ-CP ngày 24/4/2013 quy định về tổ
chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động-Thương binh và Xã hội)
1.5. Cơ cấu tổ chức
 Các cơ quan thanh tra nhà nước gồm:
 Thanh tra Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
 Thanh tra Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh,thành phố trực
thuộc Trung ương
 Các cơ quan được giao thực hiện chức năng TT chuyên ngành
 Tổng cục dạy nghề
 Cục quản lý lao động ngoài nước
(Theo Điều 5 , Nghị định 39/2013/NĐ-CP ngày 24/4/2013 quy định về tổ
chức hoạt động của Thanh tra ngành Lao động-Thương binh và Xã hội)
2



1.6. Hình thức hoạt động
Căn cứ theo viện dẫn của PL thì có TT theo chương trình,kế hoạch và
TT đột xuất
 TT theo chương trình,kế hoạch sau khi được Bộ trưởng Bộ lao độngThương binh và Xã hội hoặc Giám đốc phê duyệt
 TT đột xuất thực hiện theo yêu cầu của việc giải quyết,khiếu nại,tố cáo
do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao
1.7. Phương thức thanh tra
Được tiến hành bằng phương thức Thanh tra viên phụ trách vùng thông qua
phiếu tự kiểm tra.
(Theo Quyết định số 01/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16/2/1006 về việc
ban hành quy chế hoạt động thanh tra viên phụ trách vùng, Quyết định
02/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16/2/2006 của Bộ LĐTBXH về việc ban hành
quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động)
1.8. Nội dung Thanh tra lao động
Theo Điều 20, Nghị định 39/2013/NĐ-CP ngày 24/4/2013, Thanh tra lao
động có những nội dung sau:
 Tuyển dụng và đào tạo lao động
 Thực hiện hợp đồng lao động
 Thỏa ước lao động tập thể
 Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi
 Tiền lương và trả công lao động
 An toàn lao động,vệ sinh lao động
 Lao động đặc thù
 Kỷ luật lao động,trách nhiệm vật chất
 Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp
 Tranh chấp lao động
 Khiếu nại về lao động

.


3


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VIỆC THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP FDI Ở VIỆT
NAM
2.1.Giới thiệu khái quát về DN có vốn đầu tư nước ngoài(FDI) tại Việt Nam
Theo quy định tại Khoản 6, Điều 3 của Luật Đầu tư 2005,”Doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài
thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc là doanh nghiệp Việt
Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần,sáp nhập,mua lại”
Năm 2013, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm là 22,35 tỷ USD.
Theo số liệu Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính đến ngày 20/12/2016 cả
nước ta đang có 22.509 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký đạt gần 293,25
tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án FDI ước đạt hơn 154,54 tỷ USD. Khu
vực FDI đã đầu tư vào 19 trong tổng số 21 ngành, trong đó lĩnh vực công nghiệp
chế biến và chế tạo chiếm tỉ trọng lớn nhất(58,8%),kinh doanh bất động sản chiếm
17,7% tổng vốn đăng ký.
(Biểu đồ 1-Phụ lục 1)
(Bảng 2.1a. Kết quả thu hút và giải ngân FDI năm 2016 và dự báo
2017-Phụ lục 2)
Có 116 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư và Việt Nam. Năm 2016 Hàn
Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với hơn 5.747 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng
ký 7.036,30 triệu USD chiếm 28.9% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ 2 là Nhật Bản
với hơn 3.280 dự án còn hiệu lực với tổng vốn hơn 2589,86 triệu USD chiếm
10.6%.Đến nay FDI đã có mặt khắp 63 tỉnh,thành phố trên cả nước,tập trung tại
các địa bàn trọng điểm,có lợi thế.
(Bảng 2.1b. Danh sách 10 đối tác FDI lớn nhất năm 2016-Phụ lục 3)
Tính đến 31/12/2016 tổng số DN FDI tham gia Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm
xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp là 16.085 DN,chiếm 7,7% tổng số DN tham gia.

Tổng số thu các loại bảo hiểm của khối FDI là 71.670 tỷ đồng,chiếm 47,2% tổng
số thu của khối DN. Tổng số lao động tham gia các loại bảo hiểm khối DN FDI
là 3.754.814 người.
Những vi phạm có thể gặp trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội
 Nợ,trốn đóng các loại BHXH
 Chậm đóng BHXH, đóng không đúng mức quy định
 Công tác quản lý về BHXH còn lỏng lẻo, không nghiêm ngặt
 Lực lượng thanh tra còn quá ít trong khi đó công việc có rất nhiều
 Chế tài xử phạt còn thấp,thủ tục phức tạp

4


2.2. Thực trạng công tác Thanh tra lao động về việc thực hiện pháp luật
Bảo hiểm xã hội tại các Doanh nghiệp FDI ở Việt Nam
2.2.1. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
 Thanh tra Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội là cơ quan thực hiện
việc thanh tra về việc thực hiện pháp luật BHXH tại các DN FDI trong phạm vi cấp
quốc gia.
 Chức năng,nhiệm vụ của thanh tra Bộ tham khảo:
 Điều 2, Quyết định số 614/QĐ-BLĐTBXH
 Điều 18 của Luật Thanh tra
(Xem Phụ lục 4)
2.2.2. Cơ chế chính sách
Các văn bản quy phạm PL tạo hành lang pháp lý trong việc thực hiện công
tác TT về BHXH ở Việt Nam hiện nay:
 Bộ Luật Lao động(được sửa đổi,bổ sung năm 2012)
 Luật Thanh tra 2010
 Nghị định 39/2013/NĐ-CP về tổ chức hoạt động thanh tra ngành
LĐTBXH

 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong BHXH
 Thông tư số 02/2010/TT-TTCP quy định quy trình tiến hành một cuộc
thanh tra
2.2.3. Lực lượng thanh tra
Hiện tại nước ta có hơn 400.000 DN trong nhiều lĩnh vực như: tài chính,tổ
chức,lao động,trẻ em,bình đẳng giới… mà chỉ có 400 thanh tra viên phụ trách
giám sát. Như vậy đó là sự chênh lệch quá lớn,cụ thể:
 Bình quân 1 thanh tra viên phải thanh tra hàng nghìn DN. Có địa
phương chỉ có 2-3 thanh tra
=> Lực lượng không thể đáp ứng được nhu cầu tại các DN,dẫn đến sự
buông lỏng trong thanh tra,DN trốn,nợ BHXH
 Chất lượng thanh tra còn yếu cả về số lượng và trình độ. Có 30-50%
cán bộ mới ra trường hoặc chuyển công tác,25% cán bộ chỉ ở trình độ cáo
đẳng,trung cấp. Hơn nữa các TT chuyên ngành BHXH không được đào tạo
chuyên sâu về lĩnh vực Bảo hiểm
=>Với số lượng và chất lượng như này thì việc TT tại các DN FDI còn rất
nhiều khó khăn dẫn đến nhiều vấn đề gian lận hay lách luật tại các DN.
2.2.4.Hình thức thanh tra lao động
Về thanh tra việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội,nước ta đã sử dụng
hình thức thanh tra theo chương trình,kế hoạch được phê duyệt
5


Việc TT theo chương trình,kế hoạch để các TT viên thực hiện theo một kế
hoạch đã được cho sẵn,đảm bảo thực hiện đúng quyền và chức năng của mình
tại các DN FDI.
2.2.5. Phương thức Thanh tra
Được thực hiện theo phương thức thanh tra viên phụ trách vùng dựa vào:
Quyết định số 01/2006/QĐ-BLĐTBXH và Quyết định số 02/2006/QĐBLĐTBXH.

 Hoạt động của TT viên thuộc TT Bộ theo sự phân công theo dõi,thực
hiện thanh tra lao động và thanh tra khác trên địa bàn vùng được giao phụ trách
 Ưu điểm: -Theo dõi được tình hình thực hiện PL tại các DN
-Tư vấn,giúp đỡ nhiều DN ngăn ngừa các vi phạm,giảm thiểu tai
nạn lao động,bệnh nghề nghiệp
 Nhược điểm: -Cứng nhắc,không hiệu quả
-Không được sự ủng hộ của nhiều DN nên làm việc chống
đối
(Hình ảnh 2.2.5-Phụ lục 5)
2.2.6. Nội dung thanh tra
Ông Phó Tổng giám đốc Trần Đình Liệu nêu rõ” BHXH Việt Nam đang
phối hợp với Tòa án xây dựng thông tư hướng dẫn việc thanh tra,xử phạt các
DN FDI không chấp hành hoặc chấp hành không nghiêm thì chuyển hồ sơ sang
công an và tòa án theo quy định của Luật Hình sự.Nếu không thanh tra thì không
có cơ sở để xử lý hình sự. Không thanh tra là lỗi của ngành BHXH”
Qua công tác thanh tra,kiểm tra đã phát hiện được các vi phạm tại các
DN như:
 Chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đóng thiếu mức quy định cho
người lao động
 Chưa kịp thời làm thủ tục cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động
 Chi chế độ BHXH ngắn hạn không đúng quy định
 Thanh,quyết toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế chưa đúng quy
định
2.3. Nhận xét
2.3.1. Kết quả đạt được
Ngay sau khi Nghị định số 21/2016/NĐ-CP về thực hiện chức năng thanh
tra chuyên ngành về BHXH thì 6 tháng đầu năm , toàn ngành BHXH đã tiến
hành 2.228 cuộc thanh tra,kiểm tra tại 5769 đơn vị,TT chuyên ngành đóng tại
1075 đơn vị.Qua đó phát hiện hơn 14.000 lao động chưa đóng,đóng thiếu và
đóng thấp hơn mức quy định.

Từ kết quả thanh tra,cơ quan BHXH đã tiến hành xử lý vi phạm hành chính
6


25 DN FDI tại các tỉnh với tổng mức phạt hơn một tỷ đồng và quyết định truy
thu gần 60 tỷ đồng.
(Nguồn: />=>Kết quả trong thời gian thực hiện thanh tra khả quan hơn những năm
trước,số lượng các DN FDI vi phạm về BHXH đã giảm đáng kể,tình trạng
trốn,nợ,đóng thiếu vẫn diễn ra nhưng hạn chế hơn nhiều so với các năm về
trước.
2.3.2. Những bất cập và tồn tại
 Tình trạng đóng BHXH sai quy định vẫn diễn ra phổ biến
 Tình trạng nợ,trốn đóng BHXH vẫn diễn ra : DN ngoài quốc doanh
chiếm 40%,DN FDI chiếm 14%. Số tiền nợ,trốn đóng BHXH lên đến 12000 tỷ
đồng
 Lực lượng thanh tra lao động còn quá mỏng: Có 9000 DN FDI trên địa
bàn cả nước,gần 500 thanh tra viên phụ trách cả các DN khác,trung bình 1 thanh
tra phải phụ trách hàng nghìn DN
 Lực lượng thanh tra thiếu chuyên môn,nghiệp vụ
 Công tác quản lý về BHXH còn nhiều hạn chế
 Chế tài xử lý vi phạm trong ngành còn nhiều bất cập:mức xử phạt thấp,
thủ tục xử phạt phức tạp...
(Hình ảnh 2.3.2-Phụ lục 6)

7


CHƯƠNG 3:MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Một số đề xuất
 Cần tăng cường thêm lực lượng thanh tra lao động cả về số lượng và

chất lượng:Cùng với sự gia tăng không ngừng của các DN FDI,số lượng
thanh tra lao động cũng cần được tăng cường để giảm thiểu số lượng DN
bình quân mà một thanh tra viên cần phụ trách. Thêm vào đó,lực lượng thanh
tra cần được nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ,đặc biệt trong lĩnh
vực BHXH
 Cần có chế tài xử phạt đủ sức răn đe đối với các DN vi phạm pháp
luật về BHXH: Hiện nay chế tài xử lý vi phạm về trốn đóng,nợ,đóng BHXH
sai quy định còn quá nhẹ,chưa đủ sức răn đe. Lãi suất chậm đóng BHXH thấp
hơn lãi suất vay ngân hàng nên các DN chấp nhận chịu lãi chậm đóng BHXH
để chiếm dụng tiền BHXH. Do đó nên tăng mức lãi suất chậm đóng BHXH
lên cao hơn so với lãi suất ngân hàng để hạn chế tình trạng chậm đóng,trốn
đóng BHXH
 Trao quyền thanh tra cho cơ quan BHXH: Hiện nay BHXH là cơ quan
trực tiếp thu,chi và phát hiện ra các vi phạm về BHXH. Tuy nhiên lại không
có thẩm quyền thanh tra,xử lý vi phạm mà chỉ dừng lại ở mức nhắc nhở. Hơn
nữa cơ quan hiểu rõ nhất về BHXH,các quy định,hành vi vi phạm chính là cơ
qan BHXH. Vì vậy việc thêm chức năng thanh tra cho BHXH là cần thiết và
có thể giúp nâng cao hiệu quả TT lao động nói chung và chuyên ngành
BHXH nói riêng
 Có chính sách tuyên truyền giáo dục về BHXH cho các DN và người
lao động:
- Cần tuyên truyền cho các chủ DN về việc nâng cao tinh thần tự giác trong
việc thực hiện pháp luật về BHXH. Điều này không những đảm bảo đời sống
cho người lao động mà còn giúp DN phát triển,nâng cao uy tín và vị thế cạnh
tranh trên thị trường.
-Tuyên truyền,giáo dục cho người lao động tự đứng dậy đấu tranh đòi
quyền lợi cho mình,không để người sử dụng lao động chiếm dụng tiền BHXH
của mình dưới mọi hình thức. Cần giúp Người lao động hiểu ra rằng việc tham
gia BHXH đầy đủ chính là việc đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình của
người lao động.


8


3.2. Một số kiến nghị
 Đề nghị Ban quản lý các Khu công nghiệp, Bảo hiểm xã hội triển khai
tuyên truyền,phổ biến thực hiện Pháp luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội đên
hầu khắp các DN đặc biệt là các DN FDI
 Kiến nghị Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội ban hành các văn bản
hướng dẫn một số nội dung tại Bộ Luật lao động năm 2012 như: Giải quyết
khiếu nại,tố cáo về lao động,kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất…
 Xem xét,hướng dẫn cụ thể để giải quyết cho một số DN gặp khó khăn
dẫn đến chậm đóng BHXH,Bảo hiểm y tế nhằm tạo điều kiện chốt sổ
BHXH,cấp thẻ Bảo hiểm y tế… cho Người lao động, đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp cho các DN và Người lao động trên địa bàn.
 Cần định hướng hoạt động của các DN FDI cho phù hợp với yêu cầu
hội nhập quốc tế của Việt Nam. Với những ngành hàng mà nước ta có lợi thế
như : Nông sản và các sản phẩm sử dụng nhiều lao động thì nên đầu tư nhiều
hơn. Nhà nước ta cần tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn và công
nghiệp chế biến hàng nông sản nhiều hơn nữa, mở rộng đầu mối xuất khẩu nông
sản sang các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
 Hàng năm, căn cứ định hướng kế hoạch công tác thanh tra của Thanh
tra chính phủ,hướng dẫn của Bộ,ngành Trung ương. Cần phối hợp,rà soát
chương trình,kế hoạch thanh tra,kiểm tra các đơn vị có liên quan để kịp thời phát
hiện,điều chỉnh các trường hợp chồng chéo,trùng lắp về nội dung thanh tra trên
cả nước.

9



KẾT LUẬN
Thanh kiểm tra là phương thức quản lý,không chỉ phát hiện,thu hồi số tiền
bảo hiểm còn nợ mà quan trọng là nâng cao công tác đảm bảo quyền an sinh xã
hội cho Người lao động. Để hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật về Bảo hiểm
xã hội,việc tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra,kiểm tra của
ngành Bảo hiểm xã hội là một yêu cầu cấp thiết.Từ bài tiểu luận trên,bản thân
em đã đưa ra được những nội dung sau:
Thứ nhất đã tổng quát hóa được nội dung thanh tra lao động, thấy được vị
trí,chức năng,nhiệm vụ,cơ cấu của thanh tra lao động
Thứ hai là đã thu thập,phân tích và đánh giá được thực trạng công tác thanh
tra về việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội tại các Doanh nghiệp FDI ở Việt
Nam trong tình hình hiện nay. Qua đó thấy được thực trạng công tác về BHXH
còn rất nhiều bất cập,nhiều vấn đề cần giải quyết.
Cuối cùng từ thực trạng trên bài tiểu luận đã tập trung đưa ra các đề xuất và
kiến nghị đối vói công tác thanh tra về BHXH tại các DN FDI. Để cải thiện tình
trạng đó,cần tiến hành đồng bộ các giải pháp,trong đó nhanh chóng bổ
sung,củng cố lực lượng thanh tra viên lao động đồng thời hoàn thiện cơ chế tổ
chức bộ máy thanh tra,tăng cường hoạt động đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ
làm công tác thanh tra.
Với những kết quả nghiên cứu đó em hiểu hơn về thực trạng công tác thanh
tra về ngành BHXH còn gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng em tin rằng Nhà nước
và Chính phủ sẽ triển khai giải pháp hiệu quả để nâng cao công tác thanh tra lao
động nói chung và trong ngành BHXH nói riêng.


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

SỐ THỨ TỰ

TỪ VIẾT TẮT


NGHĨA CỦA TỪ

1

PL

PHÁP LUẬT

2

TT

THANH TRA

3

DN

DOANH NGHIỆP

4

BHXH

BẢO HIỂM XÃ HỘI


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.Khoản 1 Điều 3 số 56/2010/QH12 của Luật Thanh tra 2010
2.Khoản 2 Điều 3 số 56/2010/QH12 của Luật Thanh tra 2010
3.Khoản 3 Điều 3 Luật Thanh tra 2010
4.Khoản 1 Điều 238 Bộ Luật lao động 2012
5.Điều 237 Bộ Luật Lao động 2012
6.Chương 2, Nghị định 39/2013/NĐ-CP
7. Điều 2,Chương 1 Luật Thanh tra 2010
8.Điều 4 Nghị định 39/2013/NĐ-CP ngày 24/4/2013 quy định về tổ chức và hoạt động
của Thanh tra ngành Lao động –Thương binh và Xã hội
9. Điều 5 Nghị định 39/2013/NĐ-CP
10.Quy định số 01,02/2006/QĐ-BLĐTBXH
11.Điều 20 Nghị định 39/2013/NĐ-CP
12.Khoản 6 Điều 3 của Luật Đầu tư năm 2005
13.Nghị định số 21/2016/NĐ-CP
14. />

PHỤ LỤC 1
BIỂU ĐỒ 1: TỈ TRỌNG VỐN FDI NĂM 2016
Ngành

Tỉ trọng(%)

Công nghiệp chế biến,chế tạo

58.8

Bất động sản

17.7


Xây dựng

4.8

Khác

18.7

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư


PHỤ LỤC 2

BẢNG 2.1A. KẾT QUẢ THU HÚT VÀ GIẢI NGÂN FDI NĂM 2016
VÀ DỰ BÁO NĂM 2017(TỶ USD)
Chỉ tiêu

2014

2015

2016

Dự báo 2017

1. Vốn đăng ký

20.1

22.7


24.3

24.5

Cấp mới

15.6

15.5

15.1

17.0

Tăng thêm

4.5

7.1

5.7

7.5

2.Vốn thực
hiện

12.3


14.5

15.8

16.0

Cấp mới

1.588

2.013

2.556

2.500

Tăng vốn

594

814

1.225

1.300

3. Số dự án

Nguồn:Theo Cục Đầu tư nước ngoài(Bộ Kế hoạch và Đầu tư)



PHỤ LỤC 3

BẢNG 2.1B. DANH SÁCH 10 ĐỐI TÁC FDI LỚN NHẤT NĂM 2016

STT

NƯỚC ĐĂNG KÝ

TÔNG VỐN ĐĂNG KÝ CẤP
MỚI,VỐN TĂNG THÊM VÀ VỐN
GÓP(TRIỆU USD)

1

HÀN QUỐC

7036,30

2

NHẬT BẢN

2589,86

3

SINGAPORE

2419,09


4

TRUNG QUỐC

1875.22

5

ĐÀI LOAN

1860,16

6

HỒNG KONG

1640,15

7

MALAYSIA

914,03

8

BVI

858,24


9

THÁI LAN

706,50

10

CAYMAN ISLAND

644,75

Nguồn:Theo Cục Đầu tư và nước ngoài(Bộ Kế hoạch và Đầu tư)


PHỤ LỤC 4
 ĐIỀU 2,QUYẾT ĐỊNH 614/QĐ-BLĐTBXH
Điều 2. Thanh tra Bộ có nhiệm vụ:
1. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của
Bộ trưởng; kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản
quy phạm pháp luật phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về lao động, người có công
và xã hội.
2. Chủ trì xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng; tổ chức thực hiện kế hoạch
thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra Bộ; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra
việc thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của cơ quan được giao thực hiện
chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ.
3. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ
chức và cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ; thanh tra công vụ; thanh tra
việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của

Bộ theo quy định của pháp luật.
4. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ
thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ:
a) Thanh tra việc chấp hành pháp luật lao động;
b) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoàitheo hợp đồng;
c) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về dạy nghề;
d) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng;
đ) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc,
bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp);
e) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong phạm vi quyền
hạn, trách nhiệm của Bộ;
g) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về giảm nghèo và trợ giúp xã hội;
h) Thanh tra chấp hành pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội;
i) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về bình đẳng giới trong phạm vi, quyền hạn,
trách nhiệm của Bộ;
k) Thanh tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật trong lĩnh vực lao động,
người có công và xã hội.
5. Tổ chức và hướng dẫn khai báo, điều tra tai nạn lao động và những vi phạm tiêu
chuẩn, quy chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động; tham gia xây dựng và hướng
dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ
sinh lao động.
6. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo
quy định của pháp luật.
7. Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hành vi vi phạm pháp luật của cơ
quan, tổ chức, cá nhân; kiến nghị hủy bỏ quyết định trái pháp luật về lao động, người


có công và xã hội khi có đủ căn cứ cho rằng hành vi hoặc quyết định đó gây thiệt hại
đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

8. Giúp Bộ trưởng quản lý công tác tiếp công dân, xử lý đơn, thư, giải quyết khiếu nại,
tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao
động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của
pháp luật về phòng, chống tham nhũng thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
10. Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan được giao chức
năng thanh tra chuyên ngành của Bộ, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện quy định của pháp luật về
thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
11. Thanh tra đột xuất và tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra của Nhà nước, của Bộ,
ngành liên quan khi được Bộ trưởng giao.
12. Hướng dẫn việc sử dụng trang phục thanh tra ngành.
13. Thực hiện nghiên cứu khoa học; tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật theo phân
công của Bộ.
14. Tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng và Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra,
tiếp công dân, xử lý đơn, thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định; tổng kết kinh nghiệm, nghiệp
vụ thanh tra lao động, người có công và xã hội.
15. Thực hiện hợp tác quốc tế theo sự phân công của Bộ.
16. Quản lý công chức, người lao động, cơ sở vật chất, tài chính theo quy định của
pháp luật và phân cấp của Bộ.
17. Thực hiện nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.


 ĐIỀU 18 CỦA LUẬT THANH TRA
Điều 18: Nhiệm vụ,quyền hạn của Thanh tra Bộ
1. Trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, Thanh
tra bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch
thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra bộ; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra

việc thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của cơ quan được giao thực hiện
chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ;
b) Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan được giao thực hiện
chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Thanh tra sở; hướng dẫn, kiểm tra cơ
quan, đơn vị thuộc bộ thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra;
c) Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
thuộc bộ báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về
thanh tra của Bộ trưởng, Thanh tra bộ.
2. Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan,
tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của bộ; thanh tra đối với doanh nghiệp
nhà nước do Bộ trưởng quyết định thành lập;
b) Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ
thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực do bộ phụ trách;
c) Thanh tra vụ việc khác do Bộ trưởng giao;
d) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau
thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành thuộc bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh
vực quản lý nhà nước của bộ khi cần thiết.
3. Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện
nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
4. Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện
nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống
tham nhũng.


PHỤ LỤC 5


Hình ảnh 2.2.5.Một số vấn đề thu chi BHXH


PHỤ LỤC 6

Hình ảnh 2.3.2. Những bất cập tồn tại về BHXH và những cải cách



×