Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội về vấn đề an toàn, sức khỏe lao động trong ngành khai thác mỏ hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.05 KB, 26 trang )

1
MỤC LỤC


2
LỜI NÓI ĐẦU
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được coi như là cam kết của doanh
nghiệp về đạo đức kinh doanh, minh bạch trong sản xuất và nâng cao thương hiệu.
Thực hành trách nhiệm xã hội đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao
chất lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, cộng đồng địa phương và
xã hội nói chung. Tuy nhiện, hiện nay các vân đề về trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp ở nước ta chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Rất nhiều nội dung trách
nhiệm đối với xã hội mà các doanh nghiệp đã bỏ qua hoặc thực hiện còn mang tính
hình thức, không thực chất. Tuy nhiên không phải tất cả các ngành, các doanh
nghiệp đều không thực hiện các trách nhiệm xã hội của mình. Đặc biệt, trong các
vấn đề liên quan đến an toàn, sức khỏe lao động đã có sự quan tâm đến. Vì nội dung
này rất quan trọng và không thể thiếu trong các doanh nghiệp. Do vậy, em xin chọn
đề tài “Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội về vấn đề an toàn, sức khỏe lao
động trong ngành khai thác mỏ hiện nay” để nghiên cứu, tìm hiểu thực tế trách
nhiệm xã hội trong các doanh nghiệp ngành khai thác mỏ nói chung, cũng như trách
nhiệm về các vấn đề an toàn, sức khỏe lao động nói riêng. Qua việc nghiên cứu giúp
bản thân hiểu rõ hơn tầm quan trong của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các
doanh nghiệp cung như củng cố thêm các kiến thức đã được học trong học phần
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Bài tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về an
toàn, sức khỏe lao động.
Chương 2: Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội về vấn đề an toàn, sức
khỏe lao động trong ngành khai thác mỏ hiện nay.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm
xã hội về vấn đề an toàn, sức khỏe lao động của doanh nghiệp trong ngành khai thác
mỏ.


Do thời gian còn hạn hẹp, nên bài viết còn nhiều thiếu sót, mong các thầy cô
có thể giúp đỡ để em hoàn thiện hơn bài viết của mình.
Em xin chân thành cám ơn!


3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH
NGHIỆP VỀ AN TOÀN, SỨC KHỎE LAO ĐỘNG
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility hay
CSR), theo chuyên gia của Ngân hàng thế giới được hiểu là “Cam kết của doanh
nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ
chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao
động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,…
theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội.
Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:
Nhiều nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp cho rằng: trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp là việc tham gia vào các chương trình trợ giúp các đối tượng xã hội
như người tàn tật, trẻ em mồ côi, xây dựng nhà tình nghĩa, giúp đỡ đồng bào lũ
lụt….Điều này đúng nhưng chưa đủ, ngoài những hoạt động trên doanh nghiệp còn
phải dự đoán được, đo lường được những tác động về xã hội và môi trường hoạt
động của doanh nghiệp và phát triển những chính sách giảm bớt các tác động tiêu
cực. Vì vậy trách nhiệm của xã hội liên quan đến 4 khía cạnh cơ bản kinh tế, pháp
lý, đạo đức và nhân văn
Khía cạnh kinh tế: là phải sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và
muốn với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp ấy và làm thỏa mãn nghĩa vụ của
doanh nghiệp với các nhà đầu tư; là tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện
những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm; là
phân phối các nguồn sản xuất như hàng hóa và các dịch vụ như thế nào trong xã

hội. Khía cạnh kinh tế thể hiện qua việc tạo công ăn cho người lao động với mức
thù lao xứng đáng, cơ hội làm việc như nhau, làm việc trong môi trường an toàn và
lành mạnh; cung cấp các hàng hóa, dịch vụ chất lượng, an toàn cho người tiêu
dùng…
Khía cạnh pháp lý: là phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính


4
thức đối với các bên liên quan. Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh
tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công bằng, an toàn và
cung cấp những sáng kiến chống lại hành vi sai trái.
Khía cạnh đạo đức: là những hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở
doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ thống pháp luật, không được thể
chế hóa thành luật. Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp được thể hiện thông
qua những nguyên tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh
và chiến lược của doanh nghiệp. Thông qua các công bố này, nguyên tắc và giá trị
đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của các thành viên trong
doanh nghiệp và các bên có liên quan.
Khía cạnh nhân văn: là những hành vi và hoạt động thể hiện những mong
muốn đóng góp cho cộng đồng xã hội. Khía cạnh nhân văn liên quan đến những
đóng góp về tài chính và nguồn nhân lực cho cộng đồng và xã hội lớn hơn để nâng
cao chất lượng cuộc sống
1.1.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về an toàn, sức khỏe lao động
An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy
hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá
trình lao động. An toàn vệ sinh lao động là tổng hợp các quy định của nhà nước về
các biện pháp đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động nhằm ngăn ngừa tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp và khắc phục hậu quả cảu tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, cải thiện điều kiện lao động cho người lao động. An toàn và sức khỏe lao
động là một vấn đề mang ý nghĩa to lớn đối với việc bảo toàn nguồn nhân lực, đồng

thời có tác động trực tiếp tới hoạt động và hiệu quả của doanh nghiệp.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về vấn đề an toàn, sức khỏe lao động là
trách nhiệm doanh nghiệp thực hiện đối với người lao động cảu mình, bảo vệ lợi
ích của người lao động được thể hiện qua các nội dung:
Trách nhiệm thực hiện các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh lao động;
Trách nhiệm của doanh nghiệp đảm bảo sức khỏe của người lao động;
Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp.


5
1.2. Vai trò của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lao động
* Đối với doanh nghiệp: Việc triển khai thực hiện trách nhiệm xã hội có tác
dụng tích cực về nhiều mặt đối với doanh nghiệp:
Trách nhiệm xã hội góp phần quảng bá và phát triển thương hiệu cho doanh
nghiệp;
Việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp luôn gắn với việc đảm
bảo chế độ lương bổng, đảm bảo an toàn lao động… qua đó tác dụng kích thích tính
sáng tạo của người lao động, thức đẩy việc cả tiến liên tục trong Quản lý và trong
việc nâng cao năng suất, chất lượng lao động;
Khi thực hiện trách nhiệm xã hội, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được khách
hàng biết đến với độ an toàn và tính năng sử dụng cao, chất lượngđảm bả.Vì vậy,
sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được tiêu thụ nhiều hơn trên thị trường;
Khi doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội, thuhowng hiệu sẽ được khẳng
định, tính sáng tạo của người lao động sẽ được tăng lên, doanh nghiệp có khả năng
chiếm thị phần nhiều hơn.
*Đối với người lao động: Việc thực hiện trách nhiệm sẽ hội trong doanh
nghiệp sẽ tạo điều kiện cho người lao động phát triển toàn diện trên nhiều phương
diện khác nhau:
Pháp luật lao động được tuân thủ, những quy định của pháp luật của nước sở
tại đối với quyền và lợi ích người lao động sẽ được thực thi nghiêm túc, tạo ra được

động cơ làm việc của người lao động;
Các vấn đề như lao động cưỡng bức, sử dụng lao động trẻ em, quấy nhiễu và
lạm dụng, phân biệt đối xử sẽ bị hạn chế và loại bỏ;
Vấn đề an toàn, sức khỏe lao động của người lao động se được doanh nghiệp
chú trọng đầu tư, chế độ làm việc- nghỉ ngơi khoa học sẽ được thực hiện, qua đó tạo
ra môi trường làm việc an toàn, chế độ làm việc hợp lý cho người lao động;
Người lao động sẽ được làm việc trong điều kiện đảm bảo sự phát triển toàn
diện cả về thể lực, trí lực và vật chất, tinh thần .
*Đối với xã hội:
Cộng đồng và xã hội được sống trong một môi trường không ô nhiễm, hạn


6
chế được tối đa các bệnh tật do sự ô nhiễm môi trường gây ra;
Xã hội sẽ được sống trong một môi trường trong đó, không tồn tại các tệ nạn
xã hội, không có sự ky thị, đảm bảo công bằng dân chủ;
Sẽ được hưởng lợi từ các hoạt động nhân đạo, từ thiện của doanh nghiệp, giúp
cho những đối tượng yếu thế trong xã hội hòa nhập tốt với cộng đồng.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lao
động
Quy định của pháp luật:
Quy định của pháp luật là cơ sở, là nền tảng củatrách nhiệm xã hội. Đây là tiêu
chí ràng buộc cho các doanh nghiệp phải hướng tới và phải thực hiện để đạt được
hiệu quả kinh tế cao. Các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp khi đã tuân thủ theo các
quy định của pháp luật thì sẽ tạo được một môi trường pháp lý, trong đó các doanh
nghiệp hoạt động theo một mục tiêu đúng đắn, tạo nên môi trường kinh doanh công
bằng, bình đẳng, thông thoáng và tạo sự gần gũi giữa các doanh nghiệp với nhau.
Tuy nhiên, pháp luật không thể là căn cứ phán xét một hành động là có đạo đức hay
vô đạo đức trong những trường hợp cụ thể mà nó chỉ thiết lập những quy tắc cơ bản
cho những hành động được coi là có trách nhiệm trong kinh doanh.

Nhận thức của Xã hội:
Khi xã hội phát triển cao đồng nghĩa với mức sống của cộng đồng được nâng
cao, do đó nhu cầu của con người cũng phát triển theo. Theo Abraham Maslow thì
con người càng cố gắng thỏa mãn những nhu cầu và khi nhu cầu nào đó được thỏa
mãn lại xuất hiện những nhu cầu tiếp theo, ban đầu là nhu cầu sinh lý (ăn, mặc, ở,
…); sau đó đến nhu cầu an toàn, được bảo vệ; nhu cầu xã hội (các vấn đề về tình
cảm); nhu cầu được tôn trọng, được công nhận, có địa vị; cuối cùng là nhu cầu tự
khẳng định, tự phát triển và tự thể hiện mình.
Quá trình toàn cầu hóa và sức mạnh của thị trường:
Sức mạnh của thị trường mà điển hình là thị hiếu người tiêu dùng lại đã và
đang đặt ra cho các nhà kinh doanh sự cạnh tranh khốc liệt về trách nhiệm xã hội và
đạo đức kinh doanh dựa trên nền tảng sự tác động tổng hợp hành vi ứng xử, tới
quyết định lựa chọn của người tiêu dùng. Lúc đó, trách nhiệm xã hội và Đạo đức


7
kinh doanh là nguồn lực, nguồn vốn mới cho doanh nghiệp trong cạnh tranh quốc
tế. Chính hai nguồn lực này sẽ tác động và thúc đẩy người tiêu dùng thay đổi quan
niệm tiêu dùng của họ.
1.4. Nội dung của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lao động
Thực hiện trách nhiệm xã hội trong lao động về thực chất là việc thực hiện các
quy định của Luật lao động, của một số quy định trong các bộ tiêu chuẩn Coc trong
lĩnh vực lao động, gồm các nội dung như sau:
Về vấn đề an toàn trẻ em: Doanh nghiệp không được tham gia sử dụng trực
tiếp hay gián tiếp lao động trẻ em. Doanh nghiệp phải văn bản hóa vấn đề này, duy
trì và thông tin có hiệu quả đến các bên liên quan về chính sách và thủ tục cho việc
khắc phục tình trạng lao động trẻ em. Doanh nghiệpkhông được sử dụng lao động vị
thành niên vào làm việc ở các nơi làm việc nặng nhọc, độc hại, ảnh hưởng đến sự
phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
Về vấn đề lao động cưỡng bức: Doanh nghiệp cần đảm bảo không sử dụng

lao động cưỡng bức, ví dụ sử dụng tù nhân, ràng buộc người lao động,…
Về vấn đề phân biệt đối xử: Doanh nghiệp không được tham gia hoặc ủng hộ
việc phân biệt đối xử khi thuê mướn, bồi dưỡng, tạo cơ hội huấn luyện, đề bạt,
chấm dứt hợp đồng lao động, không được can thiệp vào quyền sử lý người lao động
trong việc tuân thủ các nguyên lý hoặc đáp ứng các nhu cầu liên quan đến chủng
tộc…
Về kỷ luật lao động: Doanh nghiệp không được tham gia hoặc ủng hộ việc
dùng nhục hình, ép buộc về vật chất hoặc tinh thần và sỉ nhục người lao động khi
xử lý kỉ luật lao động đối với người lao động
Về thời giờ làm việc: Doanh nghiệp phải tuân thủ pháp luật hiện hành và
các tiêu chuẩn công nghệ về thời gian làm việc (48 giờ/ tuần),cứ 7 ngày làm việc thì
phải sắp xếp ít nhất 1 ngày nghỉ cho người lao động.Doanh nghiệp phải đảm bảo
làm thêm giờ không quá 12 giờ/người/ngày.
Về tiền lương: Doanh nghiệp phải đảm bảo trả lương đúng với thời gian
làm việc của người lao động không thấp hơn tiền lương tối thiểu theo quy định của
luật hoặc của ngành.


8
Vấn đề An toàn, sức khỏe lao động: Doanh nghiệp phải đảm bảo môi trường
làm việc an toàn và lành mạnh đề phòng nhũng tai nạn, thương tích có hại đến sức
khỏe của người lao động, đào tạo cho người lao động về an toàn lao động trong sản
xuất, có biện pháp và hệ thống quản lý thích hợp đảm bảo an toàn lao động, phổ
biến kiến thức nghề nghiệp và các nguy hiểm có thể xảy ra, cung cấp môi trường
làm việc an toàn vệ sinh, có biện pháp thích hợp để ngăn ngừa các tai nạn và tổn hại
đến sức khỏe xảy ra khi làm việc trong khả năng cho phép….
1.5. Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội về vấn đề an toàn vệ sinh lao
động.
Việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong các doanh nghiệp về vấn đề an toàn vệ
sinh lao động là yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh

nghiệp.
Nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.
Vấn đề an toàn vệ sinh lao động ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động,
chất lượng, hiệu quả. Thực tế cho thấy, khi tai nạn lao động, bệnh nghề ngiệp xảy
ra, người lao động cũng như thân nhân của họ không những mất mát về con người,
suy giảm sức khỏe, khả năng làm việc, thu nhập cũng bị giảm từ đó dẫn đến đói
nghèo và những đau đớn về thể xác và tinh thần cho người lao động. Đối với người
sử dụng lao động, tai nạn lao động xảy ra cũng gây ảnh hưởng không ít đến doanh
nghiệp, gây thiệt hại về máy móc, nhà xưởng, chi phí sử chữa, giám định thương
tật, bệnh nghề nghiệp, bồi thường cho người lao động, không những thế uy tín của
doanh nghiệp cũng từ đó mà bị giảm sút.Hoạt động sản xuất bị gián đoạn do phải
ngừng việc để khắc phục hậu quả, điều tra nguyên nhân. Vì vậy, việc thực hiện trách
nhiệm xã hội về an toàn, sức khỏe lao động là vô cung cần thiết; từng bước cải thiện
môi trường làm việc, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động là nâng cao năng suất lao
động, chất lượng sản phẩm tăng lên, hạ giá thành sản phẩm.
Khẳng định thương hiệu, vị thế của doanh nghiệp, tạo sự phát triển bền
vững.Trong thời buổi mà thương hiệu mạnh được nhìn nhận như một công cụ cạnh
tranh đặc thù cảu doanh nghiệp, thì việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp về vấn đền an toàn, sức khỏe lao động sẽ thu hút được lực lượng lao động có


9
trình độ cao, chất lượng tốt, tăng khả năng cạnh tranh xây dựng thương hiệu trên thị
trường lao động cho doanh nghiệp, ngoài ra việc thực hiện trách nhiệm về vấn đề an
toàn, sức khoeer lao động cũng tăng lòng trung thành, cam kết của người lao động
đối với doanh nghiệp, góp phần phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Đối với người lao động, việc doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ tạo
điều kiện cho người lao động phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, do họ
được làm việc trong điều kiện đảm bảo các quyền lợi về chế độ lao động, điều kiện
về lao động và môi trường.

Đối với khách hàng, sẽ giúp thỏa mãn những yêu cầu cơ bản của khách hàng
đặt ra đối với doanh nghiệp: Sản phẩm chất lượng cao, giá cả hợp lý được sản xuất
trong một môi trường sạch và các vấn đề xã hội được đảm bảo.
Đối với cộng đồng xã hội, thực hiện trách niệm xã hội gắn liền với bảo vệ môi
trường, tạo không gian sạch, an toàn, hạn chế tối đa bệnh tật do ô nhiễm gây ra;
đồng thời được thể hiện qua các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, nhân đạo, từ thiện.


10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VỀ
VẤN ĐỀ AN TOÀN, SỨC KHỎE LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH KHAI
THÁC MỎ
2.1. Tổng quan về ngành khai thác mỏ
Ngành mỏ là một tổ hợp đa ngành kỹ thuật – công nghệ liên quan tới các công
tác xây dựng mỏ, khai thác mỏ, làm giàu, chế biến khoáng sản phục vụ cho nền
kinh tế quốc dân như công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải v.v…
Khoáng sản có thể được khai thác dưới lòng đất, dưới đáy biển và đại dương. Hiện
nay, ngành mỏ tiến hành khai thác các loại khoáng sản dạng rắn (than, quặng, vật
liệu xây dựng), dạng khí (khí đốt) và dạng lỏng (nước khoáng, nước nóng, nước
ngầm, dầu mỏ). Tại một số nước, người ta đã bắt đầu khai thác nhiệt năng trong
lòng đất. Thợ mỏ là người khai thác các quặng hay các khoáng vật trong lòng đất.
Ngày xưa họ thường đào những đường hầm và thu thập tất cả các khoáng vật có
trong đất từ đó hình thành các mỏ khai thác, ngày nay ở những nơi có các máy móc
hiện đại họ không cần thiết phải đào hầm khi mỏ địa chất ở gần mặt đất, họ sẽ đào
cả mặt đất lên để làm các mỏ lộ thiên và mang khối lượng đất đá lật lên đi xử lý để
lấy khoáng vật nhưng ở những nơi chưa có công nghệ cao hay đủ điều kiện việc
khai thác vẫn làm theo kiểu thủ công là đào hầm đến những nơi có nhiều khoáng
vật. Ngoài ra thợ mỏ không có nghĩa chỉ là đào hầm mà còn là lọc và thu thập các
khoáng vật có trên mặt đất hay được mang từ dưới hầm lên như đãi vàng hay khai
thác đá,...

Ngành khai thác mỏ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân ở
Việt Nam, đóng góp 10-12% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tạo công ăn việc
làm cho hơn 400.000 người. Hiện nay, nước ta có 2 tập đoàn trong ngành khai thác
mỏ là Tập đoàn dâu khí Quốc gia Việt Nam (Petronam) khai thác những mỏ dầu và
mỏ khí tự nhiên và Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) khai thác
những mỏ khoáng sản khác. Nước ta có lợi thế là có nguồn tai nguyên khoáng sản
đa dạng tuy nhiên chưa được khai thác một cách tương xứng. Mặc dù mang lại lợi


11
ích kinh tế nhưng ngành khai thác mỏ lại là ngành lao động nặng nhọc, độc hại
nguy hiểm chứa đựng nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.
Đặc thù ngành khai thác mỏ: Khai thác mỏ là một ngành lao động đặc thù,
được xếp loại lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Hầu hết các mỏ có kiến tạo
phức tạp, công nghệ khai thác lạc hậu, lao động thủ công là chủ yếu, điều kiện môi
trường lao động khắc nghiệt, người lao động phải làm việc dưới hầm sâu, chật hẹp,
gò bó, tối tăm, thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây nên các bệnh
nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp như bụi than, đá, kim loại (cadimi,
man gan...), phóng xạ; bùn nước ứ đọng, tiếng ồn, rung chuyển và các loại hơi khí
độc CH4, CO, CO2, TNT. Người lao động khai thác mỏ luôn phải đối mặt với nhiều
nguy cơ tai nạn lao động do lở đất đá, sập hầm, bục nước, nhiễm độc khí mêtan và
mắc các bệnh nghề nghiệp phổ biến trong ngành khai thác mỏ như bệnh bụi phổisilic, bệnh bụi phổi-amiăng, bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh rung cục bộ
tần số cao, bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân, bệnh viêm phế quản mạn tính nghề
nghiệp, bệnh phóng xạ nghề nghiệp, bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp, nhiễm
độc mangan nghề nghiệp, nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp, nhiễm độc TNT
(trinitrotoluen) và bệnh da nghề nghiệp.
2.2.

Môi trường làm việc và điều kiện lao động của ngành khai thác mỏ.
Qua các số liệu nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy công nhân khai thác


mỏ phải tiếp xúc với tiếng ồn hầu hết vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép và cao nhất
ở khu vực khoan, nghiền đá có nơi vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10-18 dBA. Tỷ lệ
mắc bệnh điếc nghề nghiệp của công nhân nghiền sàng than, khoan than, khoan đá
từ 8 - 23,6 %.
Trong quy trình khai thác mỏ có nhiều công đoạn phát sinh bụi như đào, xúc,
múc, khoan đá, nổ mìn, vận chuyển, nghiền sàng, bốc dỡ đất đá than, quặng. Vì vậy
có nhiều vị trí lao động bị ô nhiễm bụi nghiêm trọng, nồng độ bụi toàn phần cao từ
30 - 100mg/m3, vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép từ 15 – 30 lần, nồng độ bụi hô
hấp có nơi vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép từ 9 – 11 lần, hàm lượng silic tự do
trung bình từ 15 – 21%. Tỷ lệ


12
mắc bệnh bụi phổi - silic trong công nhân khai thác than từ 3-14%, trong đó
khai thác hầm lò là chủ yếu (chiếm 70%) và bệnh viêm phế quản mạn tính là
khoảng 19,3%.
Bệnh rung chuyển nghề nghiệp cũng hay gặp trong công nhân khai thác mỏ
bao gồm bệnh rung cục bộ tần số cao do sử dụng máy khoan cầm tay và bệnh nghề
nghiệp do rung toàn thân do lái các xe chuyên dụng trên 20 tấn: Bệnh rung chuyển
cục bộ ở công nhân khoan có biểu hiện rối loạn vận mạch bàn tay khoảng 4,3%, tổn
thương xương khớp cổ tay và khuỷu tay là 15%; tỷ lệ giảm độ giãn cột sống thắt
lưng ở lái xe là 42,3%; hội chứng đau thắt lưng có tỷ lệ là 12,7%.
Ngoài ra do điều kiện lao động ẩm ướt, tỷ lệ bệnh da nghề nghiệp của công
nhân khai thác than là khoảng 40,8%, trong đó bệnh nấm da có tỷ lệ mắc cao nhất là
27,5%. Một điều cần hết sức lưu ý là do tính chất lao động của khai thác mỏ, người
lao động phải cùng một lúc tiếp xúc với nhiều yếu tố tác hại nên họ có thể bị mắc
từng loại bệnh nghề nghiệp riêng lẻ hoặc kết hợp hai hay thậm chí vài bệnh nghề
nghiệp. Ví dụ, công nhân khoan có thể cùng một lúc bị mắc bệnh điếc nghề nghiệp
và bệnh bụi phổi nghề nghiệp, hoặc vừa mắc bệnh điếc nghề nghiệp lại vừa mắc

bệnh rung cục bộ tần số cao; công nhân khai thác và chế biến mỏ kim loại có thể
vừa mắc các bệnh bụi phổi nghề nghiệp lại vừa bị nhiễm độc nghề nghiệp do thành
phần kim loại của quặng mỏ hoặc kết hợp thêm cả viêm phế quản mạn tính nghề
nghiệp.
Nhìn vào bảng số liệu ở bảng 1,Các yếu tố điều kiện lao động gây ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe của người lao động tại Phụ lục có thể thấy được ngành khai thác
mỏ có các điều kiện lao động ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người lao động.
Rất nhiều các điều kiện có hại cho sức khỏe của người lao động chiếm tỷ kệ phần
trăm rất cao đối với ngành khai thác mỏ như bụi chiếm 94,4%, ồn 57,4%...gây ra
nhiều bệnh nghề nghiệp cho người lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến người lao
động cũng như người thân của họ. Bảng số liệu trên cũng thể hiện được điều kiện
lao động, môi trường làm việc của công nhân trong ngành mỏ hết sưc khó khăn,
khắc nghiệt; điều kiện lao động cos ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người lao động


13
chiếm tỷ lệ cao nhất trong các ngành (90,0%) . Công nhân mỏ không chỉ phải
thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường làm việc độc hại mà còn bị đe dọa tính
mạng bất cứ lúc nào. Đã có rất nhiều vụ sập hầm lò chôn vùi hàng chục người thợ
trong hầm. Bởi vậy công việc của những người thợ mỏ còn được gọi là “sống trong
hầm mồ”. Không chỉ sập hầm mới làm cho những người thợ mỏ phải bỏ mạng. Nếu
trong hầm xẩy ra hỏa hoạn hoặc nước dâng đột ngột cũng rất nguy hiểm cho những
người thợ đang làm việc trong hầm.
Ngày 16 tháng 1 năm 2014, 6 người thợ mỏ của mỏ than Đồng Vông, Quảng
Ninh đã bỏ mạng vì hầm lò đã bị bốc cháy trước đó nhưng không ai hay biết. Khi
xuống hầm, các công nhân cảm thấy nhiệt độ của hầm nóng hơn bình thường nhưng
không để ý. Đến khi phát hiện đám cháy, anh em cùng nhau bỏ chạy. Tuy nhiên do
khói bụi quá nhiều khiến anh em công nhân không thở được, bị kiệt sức. 7 người
công nhân xuống hầm chỉ còn một người sống sót do băng qua được đám cháy để
sang vỉa hầm khác.

2.3. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội về vấn đề an toàn, sức khỏe lao
động trong ngành khai thác mỏ.
2.3.1. Thực trạng thực hiện các tiêu chuẩn về an toàn, sức khỏe lao động.
Thực hiện các tiêu chuẩn về an toàn, sức khỏe lao động là việc người sử
dụng lao động phải đảm bảo nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng,
độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ
trường, nóng, ẩm, ồn, rung và các yếu tố có hại khác. Các yếu tố đó phải được kiểm
tra đo lường định kỳ. tiêu chuẩn: tiêu chuẩn cấp Nhà nước và tiêu chuẩn cấp ngành.
Tiêu chuẩn cấp Nhà nước là tiêu chuẩn bắt buộc thi hành cho nhiều ngành, nhiều
nghề trong phạm vi cả nước. Các tiêu chuẩn này do Chính phủ hoặc cơ quan được
Chính phủ ủy quyền ban hành. Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn này bao gồm tất cả
các cơ sở tư nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ, nghiên cứu khoa học; các
cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang có sử dụng, vận chuyển,
lưu giữ máy thiết bị, vật tư, chất phóng xạ, thuốc nổ, hóa chất, nhiên liệu, điện,… có
sử dụng lao động trên lãnh thổ Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân


14
biệt quy mô tổ chức lớn hay nhỏ, nhiều hay ít lao động và người quản lý là công
nhân Việt Nam hay nước ngoài. Tiêu chuẩn cấp ngành, cấp cơ sở là tiêu chuẩn do
cơ quan quản lý cấp ngành ban hành phù hợp với các tiêu chuẩn của Nhà nước và
có giá trị bắt buộc thi hành trong phạm vi đối tượng mà tiêu chuẩn quy định áp
dụng. Dựa trên những tiêu chuẩn này, các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động
xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cho phù hợp với đơn vị minh. Việc tuân theo những
tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động do Chính phủ ban hành là đảm bảo
cần thiết và quan trọng để phòng ngừa sự cố xảy ra.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong ngành khai thác mỏ chưa thực sự thực
hiện được hết các tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh lao động hoặc có thực hiện nhưng
chỉ mang tính hình thức hoặc thực hiện còn thiếu sót. Như việc trang bị phương tiện
bảo hộ cá nhân cho người lao động chưa đầy đủ, hay công tác huấn luyên, hướng

dẫn an toàn, sức khỏe lao động chưa tốt, việc đo kiểm tra các yếu tố về môi trường
làm việc cũng không được làm thường xuyên. Các tiêu chuẩn về nhà vệ sinh, nhà
tăm cũng còn nhiều thiếu sót. Nhìn chung, về việc thực hiện các tiêu chuẩn về an
toàn, sưc khỏe lao động của ngành khai thác mỏ chưa tốt.
Ngày 16 tháng 1 năm 2014, 6 người thợ mỏ của mỏ than Đồng Vông, Quảng
Ninh đã bỏ mạng vì hầm lò đã bị bốc cháy trước đó nhưng không ai hay biết. Khi
xuống hầm, các công nhân cảm thấy nhiệt độ của hầm nóng hơn bình thường nhưng
không để ý. Đến khi phát hiện đám cháy, anh em cùng nhau bỏ chạy. Tuy nhiên do
khói bụi quá nhiều khiến anh em công nhân không thở được, bị kiệt sức. 7 người
công nhân xuống hầm chỉ còn một người sống sót do băng qua được đám cháy để
sang vỉa hầm khác.
2.3.2. Thực trạng việc cung cấp trang thiết bị bảo hộ lao động cho người lao
động.
Ngành khai thác mỏ là ngành có điều kiện làm việc khắc nghiệt, môi trường
làm việc của ngành khai thác mỏ độc hại, chứa nhiều các yếu tố nguy hiểm cho sức
khỏe của người lao động như bụi, tiếng ồn, nóng bức, khó chịu, nên trong các năm
qua, các doanh nghiệp trong ngành đã thực hiện trang bị các phương tiện bảo hộ cá


15
nhân nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc cho người lao động. Việc trang
bị phương tiện bảo hộ cá nhân cho người lao động ngành khai thác mỏ được đánh
giá khá tốt. Theo điều tra của Bộ Lao động thương binh và xã hội cho thấy ngành
khai thac mỏ có tỷ lệ thực hiện trang bị phương tiện bảo hộ cho người lao động cao
nhất trong các ngành, với tỷ lệ đánh giá về chất lượng phương tiện bảo hộ cá nhân
rất tốt là 6,7%, tốt là 86,7%, bình thường là 6,7%. So với các ngành thì tỷ lệ đánh
giá này là cao nhất, chứng tỏ các doanh nghiệp ngành khai thác mở đã có trách
nhiệm trong việc trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân cho người lao động. Điều này
cũng dễ hiểu vì ngành khai thác mỏ có đặc thù là ngành có nhiều yếu tố có hại cho
sức khỏe của người lao động, việc trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân nhằm mục

đính trành cho người lao động bị ành hưởng bởi các yếu tố độc hại của môi trường
làm việc. Các trang thiết bị bảo hộ cá nhân được quy định trong Thông tư
04/2014/TT-BLĐTBXH có quy định rất rõ ràng, cụ thể các phương tiện bảo hộ cá
nhân phải trang bị cho người lao động làm công việc khai thác mỏ, bao gồm: Quần
áo lao động phổ thông; mũ chống chấn thương sọ não cho công nhân hầm lò (mũ
thợ lò); găng tay vải bạt; giầy vải bạt thấp cổ; khẩu trang lọc bụi; ghệt vải bạt; ủng
cao su; khăn mặt bông; xà phòng; ….Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp trong
ngành khai thác mỏ cũng chưa trang bị một cách đầy đủ nhất các phương tiện bảo
hộ cá nhân cho người lao động mà chỉ dừng lại ở những phương tiện cơ bản nhất
như quần áo, mũ, ủng… Ngoài việc trang bị các phương tiện bảo hộ cá nhân cho
người lao động thì các doanh nghiệp ngành khai thác mỏ cũng đã có sự quan tâm
đến công tác cải thiện điều kiện lao động. Áp dụng các tiến bộ khoa học vào trong
sản xuất, trang bị máy đo khí để kiểm tra nồng độ của các ca làm việc, hệ thống
thông gió, trạm đo khí, cấp nước cứu hỏa, phòng, chống cháy nổ; hệ thống cấp khí
nén trong lò, chiếu sáng, thông tin liên lạc. Một số doanh nghiệp như công ty than
Thống Nhất còn lắp đặt hệ thống định vị nhân sự có thể xác định được vị trí của
từng công nhân trong suốt thời gian làm việc trong ngày, từ đó có thể kiểm soát tình
trạng mất an toàn lao động và trong những trường hợp rủi ro xác định nhanh nhất vị
trí của người lao động cần ứng cứu. Việc ứng dụng công nghệ thông tin liên lạc


16
trong hầm lò, trang thiết bị hướng dẫn bằng laser, hệ thống kiểm soát khí mỏ bằng
máy đo quang học và máy Impact pro cũng góp phần tạo thuận lợi không chỉ cho
công tác điều hành mà còn bảo đảm độ chính xác và an toàn trong sản xuất, góp
phần giảm thiểu tai nạn lao động.
Tuy đã áp dụng các tiến bộ khoa học, máy móc kỹ thuật hiện đại vào trong
khai thác nhưng ngành khai thác mỏ vẫn có rất nhiều số vụ tai nạn lao động xảy ra,
hầu hết đều là các vụ sập hầm, mỏ do các mỏ khai thác không kiên cố, được chống
đỡ bằng các cột gỗ thô sơ mỏ có quy mô nhỏ, không tiến hành thăm dò khoáng sản,

không có thiết kế mỏ và nếu có thì cũng không được cơ quan có thẩm quyền thẩm
định theo quy định, khi sử dụng mìn để khai thác thì chưa đúng quy trình dẫn đến
sập hầm, mỏ. Nhìn chung, do đặc thù ngành có chữa nhiều yếu tố nguy hiểm, độc
hại, dễ xảy ra tai nạn lao động nên các doanh nghiệp ngành khai thác mỏ đã có sự
trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân cho người lao động, tuy nhiên sự trang bị vẫn
chưa hoàn toàn đầy đủ theo các quy định của pháp luật, điều kiện lao động cũng
chưa được cải thiện tốt, số lượng công nhân làm việc trực tiếp trong các hầm mỏ
nguy hiểm còn khá nhiều.
2.3.3. Thực trạng công tác hướng dẫn, huấn luyện an toàn, sức khỏe lao động.
Vì đặc thù ngành khai thác mỏ phải cần thực hiện một các nghiêm ngặt các
quy định về an toàn lao động nên hầu hết các doanh nghiệp ngành khai thác mỏ đã
có bộ máy làm công tác hướng dẫn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho công
nhân. Công nhân khai thác hầm lò đã được đào tạo bài bản và thường xuyên huấn
luyện, đào tạo lại về kỹ thuật, kỹ năng lao động và an toàn để thợ lò có kiến thức
trong việc thực hiện các quy trình, quy phạm kỹ thuật trong quá trình sản xuất. Về
thời gian giữa các lần huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh
nghiệp ngành chủ yếu là 1 năm. Thời gian huấn luyện này đảm bảo không quá dài
cũng không quá ngắn để người lao động tếp thu các kiến thức, nội dung về an toàn,
vệ sinh lao động cũng như cập nhật các thông tin mới liên quan.
Ví dụ như ở công ty than Mạo Khê đã có sự quan tâm đến công tác huấn luyện
an toàn, sức khỏe lao động cho công nhân trong công ty. Năm 2015, Công ty đã bố


17
trí lực lượng giảng viên gồm 116 đồng chí là cán bộ các phòng ban, phân xưởng có
trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
và được cấp chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động của Bộ Lao động Thương binh
và Xã hội trực tiếp truyền giảng tại các lớp với những nội dung cơ bản như: Nội quy
lao động, thỏa ước lao động năm 2015; các văn bản pháp quy hiện hành của Nhà
nước, của Công ty về an toàn –vệ sinh lao động (bao gồm: các quy định kỷ luật,

trách nhiệm vật chất trong công tác an toàn lao động); điều kiện lao động, các yếu
tố nguy hiểm độc hại gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và biện pháp phòng
ngừa; công tác tự chủ an toàn; dự báo các nguy cơ tiềm ẩn, các yếu tố nguy hiểm có
thể xảy ra sự cố, tai nạn; kỹ năng sống sót trong hầm lò; đặc điểm sản xuất, quy
trình làm việc, các quy định về an toàn vệ sinh lao động áp dụng đối với từng ngành
nghề tại Công ty; quy trình, quy định an toàn công nghệ khai thác, đào lò, nổ mìn;
kiến thức an toàn trong chỉ huy khắc phục sự cố; hướng dẫn sử dụng, vận chuyển,
bảo quản vật liệu cháy nổ; an toàn trong lắp đặt, vận hành, sửa chữa thiết bị điện
máy; nhận định các nguy cơ, biện pháp phòng ngừa nguy cơ cháy nổ CH4; công tác
tổ chức sản xuất, khai báo thông tin sự cố, tai nạn trong sản xuất; biện pháp phòng
ngừa nguy cơ cháy nổ khí mỏ, bục nước, tụt đổ lò và các kỹ năng duy trì sự sống
trong vùng sự cố; cách xử lý tình huống, phương pháp sơ cứu người bị nạn; công
tác phòng cháy chữa cháy, bảo vệ, tuần tra…
Tuy nhiên ở một số doanh nghiệp ngành khai thác mỏ còn chưa thực sự quan
tâm đến công tác huấn luyện an toàn, sức khỏe lao động cho người lao động. Công
tác huấn luyện an toàn cho người lao động còn làm hình thức, giao cho các công
trường, phân xưởng tự huấn luyện; câu hỏi, nội dung huấn luyện hàng năm không
thay đổi, người lao động chép lại bài kiểm tra có sẵn, thậm chí có thể nhờ người
khác chép hộ rồi ký tên. Công tác huấn luyện cấp chứng chỉ về quản lý, vận hành
thiết bị, huấn luyện thợ mìn, chỉ huy bắn mìn, huấn luyện PCCC chưa đảm bảo yêu
cầu. Do liên quan đến chi phí, thời gian huấn luyện sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nên
có đơn vị không tổ chức huấn luyện hoặc chỉ làm để đối phó. Có tình trạng như vậy
là do những bất cập trong quy định về huấn luyện an toàn như: doanh nghiệp tự tổ


18
chức huấn luyện; không quy định về thời lượng, nội dung chương trình huấn luyện,
tiêu chuẩn điều kiện được huấn luyện và cấp giấy chứng nhận; tài liệu huấn luyện
do đơn vị sử dụng lao động tự biên soạn… dẫn đến không có sự thống nhất, mỗi
đơn vị làm khác nhau, tổ chức huấn luyện không chặt chẽ...

2.3.4. Thực trạng đảm bảo sức khỏe lao động cho người lao động.
Với đặc thù nghề khai thác mỏ, lực lượng thợ mỏ đóng vai trò hết sức quan
trọng trong sản xuất kinh doanh, do đó yếu tố về sức khoẻ của thợ mỏ được quan
tâm hàng đầu. Những bệnh nghề nghiệp của thợ mỏ thường mắc là các bệnh về phổi
và hen phế quản, vì đặc thù công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với bụi
than, đá, kim loại, phóng xạ, các khí độc…Vì vậy, vấn đề quan tâm chăm sóc sức
khỏe cho người lao động luôn được các doanh nghiệp ngành khai thác mỏ chú
trọng. Hầu hết các doanh nghiệp đều có các phòng y tế để chăm sóc sức khỏe cho
người lao động, có các cán bộ y tế chuyên nghiệp để điều trị, khám chữa bệnh cho
người lao động, hàng năm, người lao động được tiến hành khám sức khỏe định kỳ.
Cụ thể, ở công ty Than Hà Lầm thường xuyên đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại, bồi
dưỡng chuyên môn cho đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng để nâng cao chất lượng khám,
chữa bệnh. Để đảm bảo cho công tác khám và điều trị bệnh, Công ty bố trí 25 cán
bộ, bác sĩ, điều dưỡng với 1 phòng khám bệnh, 1 bệnh xá điều trị có 20 giường
nằm. Ngoài lực lượng cán bộ y, bác sĩ thường xuyên có mặt 24/24 tại phòng khám
và bệnh xá, Công ty còn bố trí 2 trạm cấp cứu tại khai trường sản xuất. Tại các trạm
cấp cứu có đầy đủ thuốc men, dụng cụ cấp cứu, phác đồ điều trị và nhân viên y tế
thường trực 3 ca sản xuất, để đáp ứng các yêu cầu phát sinh bất ngờ. Hằng năm,
công ty cũng tổ chức nâng cấp, đầu tư cơ sở vật chất cho phòng khám của công ty
nâng cao chất lượng khám bệnh, đầu tư các máy móc thiết bị hiện đại trong khám,
chữa bệnh cho người lao động. Nhìn chung, do đặc điểm của ngành có chứa rất
nhiều các yếu tố có hại cho sức khỏe cho người lao động nên các doanh nghiệp
ngành khai thác mở đã có sự đầu tư cho việc chăm sóc sức khỏe của người lao
động. Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp ngành khai thác mỏ đểu có
phòng y tế cho người lao động. Theo Luật Lao động, các doanh nghiệp bắt buộc


19
phải có phòng y tế khi quy mô đủ lớn, nên vẫn còn các doanh nghiệp nhỏ chưa có
phòng y tế riêng cho người lao động, tuy nhiên cũng đã có cán bộ y tế phụ trách các

vấn đề liên quan đến sức khỏe của người lao động, nhưng số lượng cán bộ y tế
không đủ và chuyên môn còn non kém, cũng như điều kiện khám chữa bệnh của các
doanh nghiệp này cũng chưa đầy đủ máy móc, thiết bị.
Các vấn đề về nhà tắm, nhà vệ sinh cho người lao động tại nơi làm việc cũng
ngành khai thác mỏ quan tâm. Ngành khai thác mỏ được đánh giá là ngành có xây
dựng được hệ thống nhà tắm và nhà vệ sinh cho người lao động, tỷ lệ có nhà vệ sinh
của ngành khai thác mỏ cao nhất trong các ngành. Tuy nhiên, chất lượng của các
nhà vệ sinh này vẫn chưa cao, vẫn còn tình trạng nhà vệ sinh bẩn, kém chất lượng.
Về bữa ăn cho người lao động cũng đã được thực hiện tại một số doanh nghiệp của
ngành khai thác mỏ. Một số doanh nghiệp đã có xây dựng nhà ăn riêng cho cán bộ
công nhân viên của công ty, các bữa ăn đủ dinh dưỡng và thường xuyên được thay
đổi thực đơn cũng như đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ví dụ, ở công ty cổ
phần Than Đèo Nai- Vinacomin đã thực hiện rất tốt chế độ bữa ăn cho người lao
động trong công ty. Hiện nay, công ty có 6 nhà ăn tập thê, với 116 công nhân làm
nhiệm vụ cấp dưỡng phục vụ bữa ăn công nghiệp cho công nhân trong cả 3 ca sản
xuất của phân xưởng, đảm bảo những bữa ăn đủ chất dinh dưỡng cho công nhân
làm việc; ngoài việc phục vụ bữa ăn cho người lao động tại các nhà ăn tập thể thì
công ty còn thực hiện giao cơm đến tận công trường cho một số bộ phận công nhân
không thể đến nhà ăn được. Ngoài ra, công ty còn trang bị các thiết bị phòng cháy
chữa cháy tại nhà ăn, các tủ bảo quản thực phẩm để đảm bảo thực phẩm luôn tươi
ngon, nguồn gốc của các nguyên liệu cũng được kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, vẫn
còn tình trạng các công ty nhỏ vẫn chữa xây dựng được nhà ăn tập thể, mà chỉ trợ
cấp tiền bữa ăn cho người lao động, vì vậy mà người lao động phải tự lo bữa ăn cho
mình bằng cách mang cơm từ nhà đi hoặc ăn cơm bụi, việc này sẽ không kiểm soát
được mức độ ăn toàn cho bữa ăn của người lao động, cũng như chưa thể hiện được
trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động. Hoặc một số doanh nghiệp
đã có bếp ăn nhưng chất lượng các bữa ăn chưa tốt, chưa phong phú, nhà ăn tập thể


20

cũng chưa được quan tâm đúng mực. Nguyên nhân của các tình trạng này cũng một
phần là do các doanh nghiệp nhỏ không đủ kịnh phí để xây dựng các nhà ăn hiện
đại cho người lao động
2.3.5. Thực trạng trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn, bệnh nghề
nghiệp.
Trong các năm gần đây, ngành khai thác mỏ đã liên tục đầu tư các trang thiết
bị, máy móc hiện đại vào khai thác, nên các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
đã có xu hướng giảm, tuy nhiên không phải không xảy ra tai nạn lao động. Các tai
nạn lao động trong ngành khai thác mỏ chủ yếu là sập lò, sạt lở đất đá; bục nước,
bùn; cháy nổ khí mỏ, khí mê tan, bụi than, đổ máy móc thiết bị. Người lao động
cũng có mắc các bệnh nghề nghiệp về đường hô hấp, viêm phế quản ... Các doanh
nghiệp cũng đã có sự trợ giúp, thăm hỏi, động viên người lao động cả về vật chất
lẫn tinh thần nhưng vẫn chưa đủ để người lao động điểu trị phục hồi sức khỏe. Các
doanh nghiệp cũng chưa có các biện pháp hộ trợ người lao động sau khi mắc các
bệnh nghề nghiệp nghiêm trọng, hoặc hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm mới
khi bị tai nạn lao động mà không thể quay trở lại tiếp tục làm công việc cũ.
Tuy nhiên, khi người lao động gặp tai nạn lao động thì một số chủ sử dụng lao
động (các cơ sở khai thác tư nhân hoặc trái phép) chi trả rất ít, thậm chí người lao
động phải tự trả chi phí y tế và không được bồi thường khi khả năng lao động suy
giảm. Trong trường hợp tai nạn lao động làm chết người, việc bồi thường thường
thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ sử dụng lao động và thân nhân người bị nạn,
không có các chế độ trợ cấp cho các đối tượng thân nhân là con chưa đến tuổi
trưởng thành, bố mẹ, vợ hay chồng không còn trong độ tuổi lao động. Khi xảy ra tai
nạn lao động, nếu phải vào điều trị tại bệnh viện, thì chi phí y tế được chi trả cho họ
theo sự hảo tâm của chủ sử dụng lao động, hay tùy thuộc vào sự hiểu biết về chế độ,
chính sách của cá nhân họ hoặc người nhà. Còn nếu là tai nạn lao động chết người,
việc bồi thường hầu hết được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ sử dụng lao động
và thân nhân người bị nạn, song không có các chế độ trợ cấp cho các đối tượng thân
nhân là con chưa đến tuổi trưởng thành, bố mẹ, vợ hay chồng không còn trong độ



21
tuổi lao động.
Đặc biệt, trong các doanh nghiệp, cơ sở khai thác mỏ trái phép hầu như không
hề triển khai các biện pháp kỹ thuật, cũng như an toàn trong khai thác mỏ. Việc thuê
lao động thường giao khoán cho các nhóm lao động thông qua cai thầu, nên người
lao động không hề được hưởng quyền lợi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Ngoại trừ họ được hưởng tiền công theo khoán sản phẩm hoặc công nhật. Khi xảy
ra tai nạn, đa số người lao động phải tự trả chi phí y tế và không được bồi thường
khi suy giảm khả năng lao động. Nếu bị chết, người thân của họ cũng không được
đền bù hay hỗ trợ.
2.4. Đánh giá chung về tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội về vấn đề an
toàn, sức khỏe lao động trong ngành khai thác mỏ.
Ưu điểm:
Nhìn chung, do đặc thù ngành khai thác mỏ đôc hại, điều kiện lao động khó
khăn, nên các doanh nghiệp ngành khai thác mỏ đã có sự quan tâm đến vấn đề
đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho công nhân, cũng như các vấn đề về sức
khỏe của người lao động. Sự quan tâm này đã thể hiện ngành khai thác mỏ đã
thực hiện trách nhiệm xã hội của mình trong vấn đề an toàn, sức khỏe lao động.
Các trách nhiệm xã hội về an toàn, sức khỏe lao động chưa thực sự rõ ràng
nhưng đã được thể hiện qua việc trang bị các phương tiện bảo hộ cá nhân cho
người lao động, đảm bảo các bữa ăn công nghiệp, xây dựng nhà ăn tập thể, nhà
vệ sinh, nhà tắm cho công nhân. Quan tâm đến viêc khám chữa bệnh cho người
lao động, do ngành khai thác mỏ có rất nhiều các bệnh nghề nghiêp như bụi
phổi, bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh viêm phế quản… xây dựng các
phòng y tế, với các cán bộ có chuyên môn trong việc khám và chữa bệnh; tổ
chức khám bệnh định kỳ cho người lao động. Đối với các trường hợp người lao
động bị tai nạn lao động đã có sự thăm hỏi kịp thời.
Nhược điểm:
Ngoài những ưu điểm đã đạt được thì việc thực hiện trách nhiệm xã hội về an

toàn, sức khỏe lao động của ngành khai thác mỏ vẫn còn một số hạn chế. Như ở các


22
doanh nghiệp nhỏ việc thực hiện còn chưa sát sao, một số vấn đề còn mang tính
hình thức, chưa đầu tư tiền bạc, nhân lực cho việc thực hiện các trách nhiệm về an
toàn, sức khỏe đối với người lao động. Nguyên nhâ là do các doanh nghiệp nhỏ
không đủ kinh phí và không quan tâm đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội về vấn
đề an toàn, sức khỏe lao động.


KẾT LUẬN
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về vấn đề an toàn, sức khỏe lao động là
trách nhiệm doanh nghiệp thực hiện đối với người lao động của mình, bảo vệ lợi ích
của người lao động được thực hiện trên các nội dung:
Trách nhiệm thực hiện các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh lao động;
Trách nhiệm của doanh nghiệp đảm bảo sức khỏe của người lao động;
Trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Trong nền kinh tế hiện nay, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiêp về vấn đề an toàn, sức khỏe lao động là rất quan trọng. Việc này không
những bảo vệ đưuọc sức khỏe của người lao động tránh khỏi các tác nhân có hại của
môt trường làm việc mà còn giúp cho doanh nghiệp nâng cao vị thế của mình, tăng
sức cạnh tranh và thu hút, giữ chân được người lao động. Tuy nhiên, ở nước ta việc
thực hiện trách nhiệm xã hội về vấn đề an toàn, sức khỏe lao động không chỉ riêng
ngành khai thác mỏ còn chưa đươc chú trọng, còn nhiều sơ hở trong việc thực hiện.
Vì vậy, để mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp cũng như tăng các cơ hội hội nhập
thế giới, các doanh nghiệp cần có sự đầu tư hơn nữa cho việc thực hiện trách nhiệm
xã hội về vấn đề an toàn, sức khỏe lao động.



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Lê Thanh Hà, Trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp- Chuyên đề
chuyên sâu, Trường Đại học Lao động- Xã hội, 2005.

2. ThS. Hà Duy Hào, Tập bài giảng “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
trong lao động” (Bản thảo), Trường Đại học Lao động- Xã hội, 2016.

3. Lê Minh Tiến, Phạm Như Hồ (dịc), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp,
Hà Nội, NXB Tri Thức, 2009.

4. Luật An toàn vệ sinh lao động.
5. Http://molisa.vn


PHỤ LỤC
Bảng 1: Các yếu tố điều kiện lao động gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của
người lao động.
Đơn vị: %
Chung tất

Phân theo ngành
Da
Khai
Thuỷ

Xây

Dịch


STT

Giày –

thác

dựng

vụ –

11.1
11.2

mỏ
90,0
10,0

43,8
56,3

37,5
62,5

TM
38,0
62,0

94,4
57,4
18,5

9,3

7,1
50,0
42,9
28,6

61,1
55,6
33,3
5,6

57,9
36,8
31,6
47,4

25,9

71,4

5,6

63,0

14,3

66,7

14,8


14,3

22,2

Tiêu chí đánh giá

cả 5 ngành

sản


Không

46,8
53,2

D.May
7,3
92,7

Bụi
Ồn
Rung
Hơi khí

70,4
52,8
26,9
18,5


66,7
66,7
33,3
33,3

độc
Độ ẩm

23,1

cao
Nóng,

53,7

khó chịu
Khác

13,0


Không

31,0
69,0

7,3
92,7


50,0
50,0

38,7
61,3

36,2
63,8

18,0
82,0

Sàn trơn,

7,7

-

-

33,3

9,1

-

dễ gây tai

gồ ghề
Máy móc 3,8


-

-

-

18,2

-

nạn cho

không

người lao

che chắn
Không

-

-

-

27,3

28,6


ĐKLĐ có
ảnh hưởng
xấu đến
sức khoẻ

22.1
22.2
22.3
22.4

NLĐ
Các yếu tố
điều kiện
lao động
gây ảnh

22.5
22.6
22.7
33.1
33.2

hưởng xấu
đến sức
khoẻ của
người lao
động
Có yếu tố
nguy hiểm


66,7

42,1

dễ gây tai
44.1

nạn
Các yếu tố
nguy hiểm

44.2

44.3

9,6


×