Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở việt nam trong tình hình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.2 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG.............................1
1.1. Một số khái niệm.........................................................................................1
1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra lao động..................1
1.3. Mục đích của hoạt động thanh tra lao động................................................2
1.4. Nguyên tắc của hoạt động thanh tra lao động.............................................2
1.5. Cơ cấu tổ chức của thanh tra lao động........................................................3
1.6. Hình thức thanh tra......................................................................................3
1.7. Phương thức thanh tra.................................................................................3
1.8. Nội dung thanh tra lao động........................................................................3
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI VIỆT NAM...............................................6
2.1. Khái quát về doanh ngiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( FDI) tại Việt Nam..6
2.2. Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội tại
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam.......................6
2.2.1. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra.................................................6
2.2.2 Lực lượng thanh tra...............................................................................7
2.2.3. Hình thức thanh tra lao động.................................................................8
2.2.4. Phương thức thanh tra...........................................................................8
2.2.5. Nội dung thanh tra.................................................................................8
2.2.6. Kết quả thanh tra...................................................................................9
2.3. Đánh giá chung............................................................................................9
2.3.1. Ưu điểm.................................................................................................9
2.3.2. Nhược điểm.........................................................................................10
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC THANH TRA VỀ VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM
XÃ HỘI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
(FDI)....................................................................................................................11
KẾT LUẬN.............................................................................................................


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................


LỜI MỞ ĐẦU
Sau 30 năm thực hiện chính sách mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, Việt
Nam đã có quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư với trên 200 quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới. Đến nay, cộng đồng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài (FDI) đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế và có
những đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.Tuy
nhiên bên cạnh với việc thu hút đầu tư, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với rất
nhiều khó khăn trong quá trình quản lý, giám sát tình hình thực hiện các quy
định pháp luật về lao động của những doanh nghiệp này. Trong quy trình đó
không thể thiếu được hoạt động thanh tra. Hoạt động thanh tra lao động đóng vai
trò quan trọng trong việc phát hiện, phòng ngừa, xử lý những vi phạm pháp luật
về lao động, trong đó có việc thực hiện pháp luật về Bảo hiểm xã hội.
Nhận thấy được vai trò và tầm quan trọng của công tác thanh tra việc thực
hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội ở các doanh nghiệp hiện nay, em đã quyết định
chọn đề tài: “Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật Bảo
hiểm xã hội tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở Việt Nam
trong tình hình hiện nay”. Bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, em mong
nhận được sự góp ý và nhận xét của cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn!


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG
1.1. Một số khái niệm
Thanh tra là việc kiểm tra, xem xét, đánh giá và xử lý việc thực hiện pháp
luật của tổ chức, cá nhân do tổ chức, người có thẩm quyền thực hiện theo trình
tự pháp luật quy định nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi
ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp

và tổ chức, cá nhân khác.
Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc
chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc
quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.( Theo điều 3 Luật Thanh tra 2010)
Thanh tra lao động là hoạt động xem xét, đánh giá và xử lý việc thực hiện
pháp luật lao động của tổ chức, cá nhân do cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh
vực lao động thực hiện theo trình tự mà pháp luật quy định nhằm phục vụ cho
hoạt động quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể lao động và
tổ chức cá nhân khác.
1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra lao động
 Vị trí, chức năng
Căn cứ Khoản 1 Điều 238 của Bộ Luật Lao động 2012 quy định: thanh tra
lao động thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lao động. Theo đó ở
Trung ương có Thanh tra Bộ Lao động- thương binh và Xã hội, ở tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương có Thanh tra Sở Lao động- Thương binh và Xã hội.
 Nhiệm vụ, quyền hạn
Theo điều 7 Nghị định số 39/2013/NĐ_CP, Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân
công của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho các thanh tra
viên, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Lao động
- Thương binh và Xã hội.
- Tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc Bộ
thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra.
- Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong lĩnh vực lao động,
thương binh và xã hội.
- Nghiên cứu khoa học về thanh tra trong lĩnh vực lao động, thương binh và
xã hội.
1



- Hợp tác quốc tế về công tác thanh tra trong lĩnh vực lao động, thương
binh và xã hội.
- Tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
Tổng Thanh tra Chính phủ về kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật.
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Theo điều 10 Nghị định số 39/2013/NĐ_CP, Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc quyền
quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện pháp luật
về thanh tra.
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho thanh tra viên,
công chức làm công tác thanh tra thuộc Thanh tra Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội.
- Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo,
phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội theo quy định của pháp luật.
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1.3. Mục đích của hoạt động thanh tra lao động
Mục đích của hoạt động thanh tra lao động nhằm phát hiện những sơ hở
trong cơ chế quản lý lao động, chính sách, pháp luật về lao động để kiến nghị
với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục, phòng ngừa,
phát hiện xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lao động, giúp các cơ quan, tổ
chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật về lao động, phát huy các
nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý Nhà nước,
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân. (Theo điều 2 luật thanh tra 2010)

1.4. Nguyên tắc của hoạt động thanh tra lao động
Theo điều 4 Nghị định số 39/2013/NĐ- CP quy định Về tổ chức và hoạt
động của Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phải
tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan, công khai, dân
chủ và kịp thời.

2


b) Hoạt động thanh tra hành chính được tiến hành theo Đoàn thanh tra; hoạt
động thanh tra chuyên ngành được tiến hành theo Đoàn thanh tra hoặc do Thanh
tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành độc lập.
1.5. Cơ cấu tổ chức của thanh tra lao động
Theo điều 5 Nghị định số 39/2013/ NĐ-CP
* Các cơ quan thanh tra nhà nước:
a) Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
* Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:
a) Tổng cục Dạy nghề;
b) Cục Quản lý Lao động ngoài nước.
1.6. Hình thức thanh tra
Theo điều 37 Luật thanh tra 2010
 Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường
xuyên hoặc thanh tra đột xuất.
 Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt.
 Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ
của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
 Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân

có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền giao.
1.7. Phương thức thanh tra
Công tác thanh tra lao động tiến hành bằng phương thức thanh tra viên phụ
trách vùng thông qua phiếu tự kiểm tra ( Quyết định số 01/2006/QĐ-BLĐTBXH
ngày 16/2/2006 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ban hành
quy chế hoạt động thanh tra nhà nước về lao động theo phương thức thanh tra
viên phụ trách vùng và Quyết định số 02/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16/2/2006
của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về việc ban hành quy chế sử dụng
phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động )
1.8. Nội dung thanh tra lao động
Theo điều 20 Nghị định số 39/2013/NĐ_CP hoạt động thanh tra gồm:
* Thanh tra hành chính:
a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn
của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này;

3


b) Hoạt động thanh tra hành chính phải tuân theo các quy định của pháp
luật về thanh tra hành chính và các quy định của pháp luật có liên quan.
* Thanh tra chuyên ngành:
a) Việc thực hiện các quy định pháp luật lao động: Việc thực hiện các loại
báo cáo định kỳ; tuyển dụng và đào tạo lao động; hợp đồng lao động; thỏa ước
lao động tập thể; thời giờ làm việc và nghỉ ngơi; tiền công và trả công lao động;
an toàn lao động, vệ sinh lao động; việc thực hiện các quy định đối với lao động
nữ, lao động là người cao tuổi, lao động là người tàn tật, lao động chưa thành
niên; việc thực hiện các quy định đối với lao động là người nước ngoài; kỷ luật
lao động, trách nhiệm vật chất; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật

lao động;
b) Việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã
hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp): Việc thực hiện
pháp luật về bảo hiểm xã hội của tổ chức bảo hiểm xã hội; việc thực hiện pháp
luật về bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động và người lao động;
c) Việc thực hiện các quy định pháp luật về đưa người lao động Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Việc tổ chức bộ máy chuyên trách của
doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng; việc ký kết các hợp đồng liên quan đến việc người
lao động đi làm việc ở nước ngoài; tuyển chọn lao động; dạy nghề, ngoại ngữ
cho người lao động; tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động
trước khi đi làm việc ở nước ngoài; thực hiện Hợp đồng đưa người lao động đi
làm việc ở nước ngoài; quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao
động đi làm việc ở nước ngoài; thực hiện các chế độ, chính sách đối với người
lao động đi làm việc ở nước ngoài; thanh lý hợp đồng giữa doanh nghiệp, tổ
chức sự nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài; việc thực hiện các
quy định khác của pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng;
d) Việc thực hiện các quy định pháp luật về dạy nghề; chính sách, chế độ
dạy nghề và học nghề: Điều kiện thành lập, tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị
dạy nghề, hoạt động của các cơ sở dạy nghề; việc thực hiện quy chế tuyển sinh,
thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ nghề; quyền và nghĩa vụ
của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dạy nghề và học nghề; việc dạy nghề
cho người khuyết tật; kiểm định chất lượng dạy nghề; việc thực hiện các chương
trình, dự án về dạy nghề; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về dạy
nghề;

4



đ) Việc thực hiện chính sách, pháp luật về ưu đãi đối với người có công với
cách mạng: Việc thực hiện các quy định về đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn, các
chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ; trách nhiệm
của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi
người có công với cách mạng và thân nhân của họ; việc cấp phát, quản lý, sử
dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng do
ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý; việc quản lý, sử dụng Quỹ
Đền ơn đáp nghĩa; việc thực hiện các quy định khác về ưu đãi người có công với
cách mạng;
e) Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo và trợ giúp xã hội;
việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và các chương trình
trợ giúp xã hội thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Lao động - Thương binh và Xã
hội;
g) Việc thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách bảo vệ, chăm
sóc trẻ em trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của ngành Lao động - Thương
binh và Xã hội: Việc thực hiện chương trình hành động quốc gia vì trẻ em;
chương trình bảo vệ trẻ em, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và
các chương trình, kế hoạch khác về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
h) Việc thực hiện các quy định của pháp luật về bình đẳng giới; việc thực
hiện chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, các biện pháp bảo đảm
bình đẳng giới;
i) Việc thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách, giải pháp phòng
ngừa tệ nạn mại dâm; cai nghiện ma túy; quản lý sau cai nghiện; hỗ trợ nạn nhân
bị mua bán; tổ chức và hoạt động của các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục Lao động xã hội, cơ sở quản lý sau cai nghiện;
k) Các nội dung khác liên quan đến lĩnh vực lao động, thương binh và xã
hội.
Hoạt động thanh tra chuyên ngành phải tuân theo các quy định của pháp
luật về thanh tra chuyên ngành và các quy định của pháp luật có liên quan.

5



CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ
VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI VIỆT NAM
2.1. Khái quát về doanh ngiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( FDI) tại Việt Nam
Theo Điều 3 Khoản 6 Luật Đầu tư 2005 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt
động đầu tư tại Việt Nam hoặc là doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước
ngoài mua cổ phần, sát nhập, mua lại. Trong đó nhà đầu tư nước ngoài là tổ
chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ đầu năm đến thời điểm 26/12/2016, Việt
Nam thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) đạt 2.556 dự án cấp phép mới
với số vốn đăng ký đạt 15,182 tỷ USD, tăng 27% về số dự án và giảm 2,5% về
vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015. Bên cạnh đó, có 1.225 lượt dự án đã cấp
phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt
5,765 tỷ USD, tăng 50,5% về số dự án và giảm 19,7% về vốn tăng thêm.
Trong năm 2016 có 2.547 doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước
ngoài góp vốn mua cổ phần (với tỷ lệ vốn lớn hơn 50% vốn điều lệ hoặc thuộc
lĩnh vực đầu tư có điều kiện) với tổng vốn đầu tư là 3,425 tỷ USD.
Cả nước có 51 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực
tiếp nước ngoài được cấp phép mới trong năm 2016, trong đó Hải Phòng có số
vốn đăng ký lớn nhất với 2,464 tỷ USD, chiếm 16,2% tổng vốn đăng ký cấp
mới; tiếp đến là Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, TPHCM, Bắc Giang, Hà Nam.
Trong số 68 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới
tại Việt Nam năm nay, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 5.518,6 triệu USD,
chiếm 36,3% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Singapore, Trung Quốc,
Nhật Bản.
Năm 2016, số lao động làm việc trong khối Doanh nghiệp ngoài nhà nước
đã tăng lên hơn 8,4 triệu lao động, chiếm 38,3% tổng số lao động làm công ăn

lương của cả nước.
2.2. Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội
tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam
2.2.1. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 thanh tra bảo hiểm xã hội
gồm:
+ Thanh tra lao động - thương binh và xã hội thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội theo
6


quy định của pháp luật về thanh tra.
+ Thanh tra tài chính thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về quản
lý tài chính bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về thanh tra.
+ Cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về
đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế theo quy định của
Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Các văn bản quy phạm pháp luật tạo thành hành lang pháp lý trong
việc thực hiện công tác thanh tra ở Việt Nam bao gồm:
- Luật thanh tra 2010
- Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ban hành ngày 20 tháng 12 năm 2012 của
Chính phủ, quy định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Lao động- Thương binh và Xã hội.
- Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 4 năm 2013 của
Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Lao động- Thương binh và
Xã hội.
- Quyết định số 614/QĐ-LĐTBXH ban hành ngày 16 tháng 4 năm 2013
của BỘ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về việc quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thanh tra Bộ.

- Thông tư số 02/2010/TT-CP ban hành ngày 2 tháng 3 năm 2010 của
Chính phủ, quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra.
2.2.2 Lực lượng thanh tra
Hiện nay, Thanh tra lao động cả nước có gần 500 thanh tra viên chịu trách
nhiệm giám sát hơn 500 nghìn doanh nghiệp với hàng triệu lao động trong nhiều
lĩnh vực tài chính, tổ chức, lao động, trẻ em, bình đẳng giới.... Như vậy, tương
quan giữa số thanh tra lao động với số doanh nghiệp cần thanh tra có sự chênh
lệch quá lớn. Bình quân một thanh tra viên phải thanh tra hàng nghìn doanh
nghiệp. Điều này là không thể. Có địa phương chỉ có 2 – 3 thanh tra lao động.
Do vậy, việc số lượng thanh tra viên lao động quá ít này đã dẫn đến hệ quả là số
doanh nghiệp được thanh tra hàng năm cũng chỉ dừng lại ở con số rất ít chưa kể
đến chất lượng thanh tra đã được đảm bảo hay chưa.
Theo BHXH Việt Nam, ngay khi Luật BHXH 2014 có hiệu lực, BHXH
Việt Nam đã chủ động phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan xây dựng, trình
Chính phủ ban hành Nghị định số 21/2016/NĐ-CP quy định việc thực hiện chức
năng thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp của cơ quan
BHXH.
Đến thời điểm hiện tại, toàn ngành BHXH có hơn 1.000 công chức, viên

7


chức đã hoàn thành khóa đào tạo và được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ
thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT; 166 công chức được
cấp chứng chỉ thanh tra viên; 137 công chức, viên chức được bồi dưỡng nghiệp
vụ Trưởng đoàn thanh tra đủ các điều kiện để thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành.
Cán bộ thanh, kiểm tra đóng vai trò quan trọng trong xác định cũng như
báo cáo, giải quyết tranh chấp liên quan đến tuân thủ quy định về BHXH nhưng
lực lượng thanh, kiểm tra lao động của Việt Nam còn mỏng, mới chỉ đáp ứng 1/5

nhu cầu của công tác này. Chất lượng cán bộ thanh tra trong lĩnh vực này cũng
“còn vấn đề” khi chỉ 1/10 cán bộ được đào tạo bài bản và là thanh tra viên chính
nên năng lực thanh, kiểm tra thường “đuối” so với khối lượng công việc mà lực
lượng thanh, kiểm tra phải đảm đương.
2.2.3. Hình thức thanh tra lao động
Thanh tra theo chương trình, kế hoạch được phê duyệt
Theo kế hoạch kiểm tra, phối hợp kiểm tra,thanh tra lao động, thanh tra liên
ngành và thanh tra chuyên ngành năm 2016 của BHXH Việt Nam, ngành BHXH
chủ trì, phối hợp thực hiện kiểm tra, thanh tra chuyên ngành tại 13.900 đơn vị
doanh nghiệp trên địa bàn cả nước.
2.2.4. Phương thức thanh tra
Phát phiếu tự kiểm tra
Ưu điểm: Giúp doanh nghiệp ra soát lại vấn đề tuân thủ pháp luật mà doanh
nghiệp phải thực hiện.
Nhược điểm: Nội dung phiếu quá dài, không phản ánh được đặc thù riêng
của ngành, công tác xử lý các số liệu hoàn toàn là thủ công và mất thời gian dẫn
đến việc kết quả phiếu không chính xác. Chưa có quy định cụ thể về việc xử
phạt hay kiểm soát các doanh nghiệp không nộp phiếu. Việc xử lý phát ra và thu
về không đủ dẫn đến đánh giá không đồng đều các doanh nghiệp.
Hàng năm số lượng phiếu phát ra đầy đủ tới các doanh nghiệp FDI xong
thu về lại chỉ được 10-20% số phiếu đã phát ra.Hơn nữa các doanh nghiệp báo
cáo thanh tra phiếu nộp thì lại bị thanh tra trong khi các doanh nghiệp trốn nộp
phiếu thì không bị thanh tra.
2.2.5. Nội dung thanh tra
Thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội tập trung vào 3 nội dung: Đối
tượng đóng, mức đóng và phương thức đóng. Thanh tra lao động thực hiện
thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội theo quy định
của pháp luật.

8



2.2.6. Kết quả thanh tra
Tình trạng nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội vẫn diễn ra
Tính đến 31/12/2016, tổng số doanh nghiệp tham gia BHXH là 208.397
đơn vị, trong đó số doanh nghiệp FDI là 16.085 doanh nghiệp, chiếm 7,7% tổng
số doanh nghiệp tham gia BHXH. BHXH Việt Nam cho biết, tính đến tháng
11/2016, BHXH Việt Nam đã tiến hành 5 cuộc thanh tra chuyên ngành đóng
BHXH.
Tổng số thu BHXH khối doanh nghiệp tính đến 31/12/2016 là 151.581
tỷ đồng. Trong đó số thu của doanh nghiệp FDI là 71.670 tỷ đồng, chiếm 47,2%
tổng số thu của khối doanh nghiệp. Tổng số lao động tham gia BHXH khối
doanh nghiệp là 8.747.106 người, trong đó số lao động thuộc doanh nghiệp FDI
là 3.754.814 người.
Bên cạnh những doanh nghiệp FDI chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp
luật, đóng BHXH đầy đủ, kịp thời, vẫn một số doanh nghiệp nợ BHXH. Tính
đến ngày 31/12/2016, tổng số nợ BHXH của khối doanh nghiệp FDI vẫn còn
cao là 1.241 tỷ đồng (chiếm 3,9% tổng số phải thu của các doanh nghiệp cùng
khối FDI).
Tình trạng đóng BHXH sai quy định vẫn diễn ra phổ biến
Các doanh nghiệp thường có động thái như đóng không đúng tiền lương
thực tế, đóng không đủ số lao động, thu tiền của người lao động rồi chiếm dụng,
nợ đọng BHXH kéo dài... để lách đóng BHXH cho người lao động. Phổ biến
nhất là tình trạng hạ thấp tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động
so với thực tế. Khi đó, số tiền mà doanh nghiệp phải đóng cho BHXH sẽ giảm
xuống đáng kể, điều này đồng nghĩa với việc quyền lợi của người lao động cũng
bị giảm theo.
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Ưu điểm
Theo đó, ngay khi Nghị định số 21/2016 có hiệu lực thi hành (từ 1/6/2016),

BHXH Việt Nam đã triển khai thực hiện chức năng thanh tra. Công tác thanh tra
chuyên ngành BHXH đã đạt được những kết quả bước đầu. Qua công tác thanh
tra, đã phát hiện hàng nghìn lao động chưa tham gia BHXH, đóng BHXH thiếu
mức đóng, thiếu thời gian; yêu cầu truy thu hàng tỷ đồng do đóng thiếu so với
quy định. Các doanh nghiệp FDI luôn chấp hành nghiêm các quy định của pháp
luật, thực hiện đúng các quy trình thủ tục của BHXH Việt Nam, có đội ngũ làm
công tác BHXH chuyên nghiệp nên các thủ tục hành chính về BHXH được thực
hiện chính xác và hiệu quả, đặc biệt là nghiệp vụ về lập thủ tục hồ sơ hưởng

9


BHXH...
Qua kết quả triển khai thí điểm công tác thanh tra năm 2016, dù số lượng
thí điểm không nhiều nhưng đã đem lại kết quả tốt với các doanh nghiệp cố tình
nợ đọng. Khi có quyết định thanh tra thì các doanh nghiệp này đã có những
chuyển biến rất rõ rệt trong việc chấp hành quy định về đóng BHXH.
2.3.2. Nhược điểm
Kết quả nghiên cứu cho thấy, một số hạn chế từ thực tiễn thực hiện pháp
luật về Thanh tra lao động mà nguyên nhân chính là do bất cập trong các quy
định pháp luật dẫn đến sự vi phạm pháp luật lao động ngày càng tăng, hiệu lực,
hiệu quả hoạt động thanh tra lao động còn thấp như số lượng Thanh tra viên quá
ít, chế tài xử phạt chưa nghiêm, thẩm quyền xử phạt không thống nhất…Với
trình độ của lực lượng thanh tra lao động hiện nay thì chưa thể đáp ứng được
yêu cầu thanh tra các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp FDI nói riêng
và nhất là trong tình hình hiện nay khi số lượng các doanh nghiệp FDI đang
không ngừng tăng lên
Việc một số doanh nghiệp nợ đóng, chậm đóng BHXH do gặp khó khăn
trong sản xuất, kinh doanh phải tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản đã gây
khó khăn cho công tác thanh tra

Luật BHXH 2014 quy định “cơ quan BHXH thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN và BHYT”. Tuy nhiên, theo quy định tại
Luật Thanh tra số 56/2010/QH12, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra
chuyên ngành là công chức. Điều này dẫn đến bất cập trong tổ chức thực hiện
nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT đối với cơ quan
BHXH vì lực lượng chính thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành là viên
chức. Do đó, đây là một bất cập cần được nghiên cứu bổ sung cho phù hợp với
thực tế của ngành BHXH khi được Quốc hội giao nhiệm vụ thanh tra chuyên
ngành.
Công tác thanh tra chuyên ngành BHXH vẫn còn gặp nhiều khó khăn như
một số địa phương vẫn chưa mạnh dạn triển khai bởi chức năng thanh tra
chuyên ngành là nhiệm vụ hoàn toàn mới. Ngoài ra, công tác phối hợp, chia sẻ
thông tin giữa cơ quan BHXH với các cơ quan liên quan tuy đã có chuyển biến
nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra
liên ngành với các ngành chức năng còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng.
Đa số các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành mới dừng ở việc phát hiện sai
phạm, yêu cầu đơn vị thực hiện theo quy định của pháp luật chứ chưa mạnh dạn
xử lý vi phạm hành chính

10


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA VỀ VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI (FDI)
Một là, hiện tại, lực lượng thanh tra còn quá mỏng và yếu về chuyên môn,
nghiệp vụ. Do đó, việc tăng cường số và chất lượng thanh tra là yêu cầu vô cùng
cấp thiết. Cùng với sự gia tăng không ngừng các doanh nghiệp FDI, số lượng
thanh tra lao động cũng cần được tăng cường để giảm thiểu số lượng doanh

nghiệp bình quân mà một thanh tra viên cần phụ trách. Thêm vào đó, lực lượng
thanh tra lao động cần được nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc
biệt là trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội.
Hai là, có chính sách tuyên truyền giáo dục về BHXH cho các doanh
nghiệp và người lao động.Trước hết là tuyên truyền cho chủ các doanh nghiệp
về việc nâng cao tinh thần tự giác trong việc thực hiện pháp luật về BHXH. Điều
này không những đảm bảo đời sống cho người lao động mà còn giúp doanh
nghiệp phát triển, nâng cao uy tín và vị thế cạnh tranh trên thị trường.Tuyên
truyền, giáo dục người lao động tự đứng dậy đấu tranh đòi quyền lợi cho mình,
không để người sử dụng lao động chiếm dụng tiền BHXH của mình dưới mọi
hình thức. Cần giúp người lao động hiểu ra rằng việc tham gia BHXH đầy đủ
chính là việc đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình của người lao động.
Ba là, tập trung rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, niêm yết công
khai, thông tin, thiết lập hệ thống tư vấn, giải đáp, triển khai hệ thống theo dõi
trực tuyến… BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực cải cách thủ tục hành chính,
góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cho các doanh nghiệp trong đó
có doanh nghiệp FDI.
Bốn là, bổ sung các quy định về chế tài xử lý, cưỡng chế đối với đối tượng
không thi hành kết luận, kiến nghị xử lý sau thanh tra nhằm tăng cường hiệu lực
và hiệu quả của công tác thanh tra. Vì vậy, cần bổ sung quy định cụ thể về quyền
hạn của thanh tra ở khía cạnh cưỡng chế thi hành nhằm đảm bảo thực hiện các
kết luận thanh tra. Đồng thời có quy định về chế tài xử lý cụ thể đối với các
hành vi chống đối, cản trở Thanh tra viên hoặc đoàn thanh tra khi thi hành công
vụ và chế tài xử lý đối với đối tượng không thi hành quyết định thanh tra, kết
luận, kiến nghị xử lý sau thanh tra. Hiện nay, chế tài xử lý vi phạm về trốn
đóng, nợ, đóng BHXH sai quy định còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Lãi suất
chậm đóng BHXH thấp hơn lãi suất vay ngân hàng nên các doanh nghiệp chấp
nhận chịu lãi chậm đóng BHXH để chiếm dụng tiền BHXH. Do đó, nên tăng
mức lãi suất chậm đóng BHXH lên cao hơn so với lãi suất ngân hang để hạn chế
tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH.

11


KẾT LUẬN
Thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước và thanh tra đóng
vai trò vô cùng quan trọng trong vấn đề phát hiện những sai phạm trong việc
thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp. Công tác thanh tra
góp phần ngăn chặn những hành vi vi phạm từ đây đảm bảo quyền và lợi ít hợp
pháp cho người lao động khi tham gia quan hệ lao động. Trong xu thế nền kinh
tế hội nhập, nền kinh tế đất nước đa dạng nhiều thành phần làm cho công tác
thanh tra trở lên khó khăn. Để đảm bảo sự phát triển bền vững ổn định và hạn
chế những sai phạm về phát luật lao động thì đòi hỏi Đảng và Nhà nước cần
phải trú trọngcông tác đào tạo bồi dưỡng lực lượng thanh tra lao động nói chung
và thanh tra chuyên ngành nói riêng đáp ứng nhu cầu thanh tra. Trên cơ sở bài
tiểu luận, bài đã phân tích được thực trạng công tác thanh tra Bảo hiểm xã hội
của khối doanh nghiệp từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh
tra lao động.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật lao động năm 2012;
2. Luật thanh tra năm 2010;
3. Luật bảo hiểm 2014
4. Nghị định số 39/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra
ngành Lao động - Thương binh và Xã hội;
5. Quyết định số 1518/QĐ-BHXH về ban hành quy định hoạt động thanh
tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội. bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và
hoạt động kiểm tra của bảo hiểm xã hội Việt Nam.
6. Nghị định số 21/2016/NĐ-CP quy định việc thực hiện chức năng thanh
tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp của cơ quan BHXH.

7. Phúc nguyên, Thời báo tài chính việt nam , Thu hút fdi năm 2016 đạt
kỷ lục với hơn 24.3 tỷ usd
Được lấy từ: />


×