Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 48 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA VẬT LÝ
------  -----

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN:

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. TRẦN HUY HOÀNG
Học viên thực hiện

: LÊ THỊ DIỄM MY
NGUYỄN CAO TRÚC GIANG
HOÀNG THỊ HUYỀN

Lớp

: LL & PP DHBM Vật lý K24

Thừa Thiên Huế, tháng 4 năm 2017


I. DẠY HỌC TÍCH HỢP
1. TÍCH HỢP VÀ DẠY HỌC TÍCH HỢP
1.1. Tích hợp
là một hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động các yếu tố, có liên quan
với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết một vấn đề, qua đó đạt được nhiều mục tiêu khác
nhau.


1.2. Dạy học tích hợp
là định hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức,
kỹ năng,... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học
tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện
kỹ năng; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề.
2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI DẠY HỌC TÍCH HỢP
- Phát triển năng lực người học
- Tận dụng vốn kinh nghiệm của người học
- Do bản chất tích hợp của quy luật tự nhiên
- Tinh giản kiến thức, tránh sự lặp lại, góp phần giảm tải cho học sinh
3. NHỮNG MỨC ĐỘ TÍCH HỢP
3.1. Tích hợp nội môn (tích hợp trong một môn học)
Là tích hợp trong nội bộ môn học, một số nội dung của các phân môn trong môn học đó
được tích hợp lại với nhau theo những chủ đề, chương, bài cụ thể nhất định.
Ví dụ: Tích hợp nội dung của cơ học, nhiệt học và điện từ học trong phần chuyển động
của hạt mang điện trong môn Vật lý.
3.2. Tích hợp đa môn (lồng ghép, liên hệ)
Là đưa các yếu tố nội dung gắn với thực tiễn, gắn với xã hội, gắn với các môn học khác
vào dòng chảy chủ đạo của nội dung bài học của một môn học.
Ở mức độ đa môn (lồng ghép, liên hệ), các môn học vẫn dạy riêng rẽ. Tuy nhiên, giáo
viên có thể tìm thấy mối quan hệ giữa kiến thức của môn học mình đảm nhận với nội dung
của các môn học khác và thực hiện việc lồng ghép các kiến thức đó ở những thời điểm
thích hợp.


Tích hợp đa môn có thể thực hiện thuận lợi ở nhiều thời điểm
trong tiến trình dạy học. Các chủ đề gắn với thực tiễn, gắn với nhu cầu
của người học sẽ có nhiều cơ hội để tổ chức dạy học lồng ghép. Mô
hình xương cá (Hình 1.2) thể hiện quan hệ giữa kiến thức của một
môn học (trục chính) với kiến thức của các môn học khác (các nhánh).


Sơ đồ xương cá –
đa môn

Ví dụ: Khi dạy bài “Dòng điện trong chất điện phân” Vật lý lớp 11 có thể tích hợp lồng
ghép nội dung cơ chế hóa học của hiện tượng dương cực tan, ứng dụng mạ điện, giáo dục
bảo vệ môi trường - chất thải của mạ điện.
3.3. Tích hợp liên môn
Ở mức độ này, hoạt động học diễn ra xung quanh các chủ đề, ở đó người học cần đến
các kiến thức của nhiều môn học để giải quyết vấn đề đặt ra. Các chủ đề khi đó được gọi là
các chủ đề hội tụ.
Với các môn học khác nhau, mối quan hệ giữa các môn
học trong chủ đề được hình dung qua sơ đồ mạng nhện.

Sơ đồ mạng nhện – tích
hợp liên môn

Nội dung các môn học vẫn được phát triển riêng rẽ để đảm bảo tính hệ thống. Song,
vẫn thực hiện được sự liên kết giữa các môn học khác nhau qua việc vận dụng các kiến
thức liên môn. Việc liên kết kiến thức các môn học để giải quyết một tình huống cũng có
nghĩa là các kiến thức được tích hợp ở mức độ liên môn học.
Có hai cách thực hiện mức độ tích hợp này:
Cách 1: Các môn học vẫn được dạy riêng rẽ nhưng đến cuối học kì, cuối năm hoặc cuối
cấp học có một phần, một chương về những vấn đề chung và các thành tựu ứng dụng thực
tiễn nhằm giúp học sinh xác lập mối liên hệ giữa các kiến thức đã được lĩnh hội.
Cách 2: Những ứng dụng chung cho các môn học khác nhau thực hiện ở những thời
điểm đều đặn trong năm học. Nói cách khác, sẽ có bố trí xen một số nội dung tích hợp liên


môn vào chỗ thích hợp nhằm làm cho học sinh quen dần với việc sử dụng kiến thức của

những môn học gần gũi với nhau.
Ví dụ: Chủ đề ứng dụng dòng điện trong các môi trường.
3.4. Tích hợp xuyên môn
Mức độ tích hợp xuyên môn là mức độ cao nhất của dạy học tích hợp. Việc dạy học
xuất phát từ các vấn đề/ngữ cảnh cuộc sống thực và có ý nghĩa đối với HS mà không xuất
phát từ các khoa học tương ứng với môn học. Điều quan tâm nhất ở đây là sự phù hợp đối
với HS. Điểm khác duy nhất so với liên môn ở chỗ chúng bắt đầu bằng ngữ cảnh cuộc sống
thực và sở thích của HS.
Ở mức độ này, tiến trình dạy học là tiến trình “không môn học”, nghĩa là nội dung kiến
thức trong bài học không thuộc riêng về một môn học nhưng lại thuộc về nhiều môn học
khác nhau. Các nội dung thuộc chủ đề tích hợp sẽ không cần dạy ở các môn học riêng rẽ.
Mức độ tích hợp này dẫn đến sự hợp nhất kiến thức của hai hay nhiều môn học. Do đó, cần
sự hợp tác của các giáo viên đến từ các môn học khác nhau. Để lựa chọn và xây dựng nội
dung học, giáo viên phải có hiểu biết sâu sắc về chương trình và đặt chương trình các môn
học cạnh nhau để so sánh, Việc phân tích mối quan hệ giữa các môn học khác nhau trong
chủ đề cũng như sự phát triển các kiến thức trong cùng môn học phải đảm bảo nguyên tắc
tích hợp và hợp tác.
4. QUY TRÌNH DẠY HỌC TÍCH HỢP
Theo tác giả Nguyễn Văn Biên, Đỗ Hương Trà, qui trình tổ chức một chủ đề dạy học
tích hợp (bao gồm thiết kế chủ đề và tổ chức dạy học) thể hiện qua 7 bước, trong đó thiết
kế chủ đề ứng với bước 1 đến bước 6, tổ chức dạy học chủ đề là bước 7, cụ thể như sau:
Bước 1: Lựa chọn chủ đề
Bước 2: Xác định các vấn đề cần giải quyết
Bước 3: Xác định các kiến thức cần thiết để giải quyết vấn đề
Bước 4: Xác định mục tiêu dạy học
Bước 5: Xây dựng nội dung hoạt động học
Bước 6: Lập kế hoạch dạy học
Bước 7: Tổ chức dạy học và đánh giá
Ví dụ: Xây dựng quy trình tổ chức dạy học tích hợp chủ đề “MẮT”



Bước 1: Lựa chọn chủ đề
 Tầm quan trọng của chủ đề:
Mắt là một trong năm giác quan quan trọng, giúp con người quan sát và kiểm soát môi
trường xung quanh. Con người có khả năng dùng mắt để liên hệ, trao đổi thông tin với
nhau thay lời nói.
 Các vấn đề quan tâm: Hiện nay, vẫn chưa có một môn học nào ở phổ thông có thể
cung cấp cho HS kiến thức một cách đầy đủ nhất để có thể trả lời được hết những câu hỏi
xoay quanh vấn đề về mắt:
1. Mắt là gì? Mắt được cấu tạo như thế nào?
2. Vì sao ta có thể nhìn thấy một vật?
3. Sự tạo ảnh trên màng lưới như thế nào?
4. Hiện nay mắt thường mắc các tật gì? Khắc phục như thế nào?
5. Hiện nay mắt thường mắc các bệnh gì? Chữa trị như thế nào?
6. Làm thế nào để bảo vệ được đôi mắt luôn khỏe đẹp?
 Sự trình bày ở các phân môn:
- Kiến thức Vật Lí: Mắt là một hệ quang học hết sức phức tạp và tinh vi, mắt được
xem là một thấu kính hội tụ; sự điều tiết của mắt để có thể nhìn được vật ở những khoảng
cách khác nhau; khoảng cực cận, khoảng cực viễn...; các tật của mắt là cận thị, viễn thị và
lão thị; sự lưu ảnh ảnh mắt...; cách khắc phục các tật của mắt là đeo thấu kính có tiêu cự
phù hợp.
- Cùng với sự phát triển của xã hội, số lượng người mắc các bệnh, tật về mắt ngày
càng tăng. Ngoài 3 tật của mắt được đề cập trong nội dung chương trình Vật lý thì hiện nay
một lượng lớn học sinh, sinh viên phần lớn đang mắc phải tật loạn thị nhưng tật loạn thị
chưa được đề cập đến trong nội dung chương trình phổ thông. Để khắc phục các tật về mắt
thì ngoài cách đeo thấu kính khắc phục thì vẫn có thể sử dụng thuốc điều trị hay bắn lazer
khắc phục.
- Kiến thức sinh học: Mắt là một bộ phận của cơ quan phân tích thị giác, thực hiện
chức năng nhìn, quan sát, thu nhận lại hình ảnh của sự vật, màu sắc để chuyển vào não xử
lý và lưu trữ; các bệnh, tật của mắt khái quát... Ở đây cũng có nói đến cấu tạo của cầu mắt

nhưng không được định nghĩa như bên Vật lý 11. Theo thực trạng hiện nay, với phát triển
không ngừng của xã hội thì con người ngày càng đối diện với những vấn đề như ô nhiễm
môi trường, ô nhiễm không khí, mất an toàn vệ sinh thực phẩm,...từ đó dẫn tới nguy cơ
mắc các bệnh, tật trong đó có các bệnh về mắt. Vì thế việc cung cấp cho HS lượng kiến
thức như Sinh Học 8 là chưa đầy đủ.


Bước 2: Xác định các vấn đề cần giải quyết
- Mắt là gì? Mắt được cấu tạo như thế nào?
- Mắt nhìn vật như thế nào?
+ Sự tạo ảnh ở màng lưới (Sinh học)
+ Cách ngắm chừng, sự điều tiết, góc trông (Vật lí)
- Mắt thường mắc các tật gì? Cách chữa? (Vật lí, Y học)
- Mắt thường mắc các bệnh gì? Cách chữa? (Sinh học, Y học)
- Làm gì để giữ gìn và bảo vệ mắt khỏe? (Vật lý, Hóa học)
Bước 3: Xác định các kiến thức cần thiết để giải quyết vấn đề
Các nội dung
chính
1. Cấu tạo của
mắt

Nội dung cụ thể

 Cấu tạo quang học

 Cấu tạo sinh học

2. Nguyên tắc
tạo ảnh và
ngắm

chừng
của mắt

 Sự tạo ảnh ở màng lưới

 Điều tiết mắt, góc trông vật,
hiện tượng lưu ảnh

3. Các tật cua
mắt và cách
khắc phục






Tật cận thị
Tật viễn thị
Tật lão thị
Tật loạn thị

* Đặc điểm
* Nguyên nhân
* Triệu chứng
* Cách khắc
phục

 Bệnh
4. Các bệnh

của mắt và
cách
khắc
phục

đau * Định nghĩa

mắt đỏ
* Nguyên nhân
 Bệnh đục
thủy tinh * Dấu hiệu
thể
* Cách chữa
 Bệnh đau bệnh
mắt hột

Địa chỉ tích hợp

Thời
gian

Vật Lí 11 Cơ Bản – Bài 31 :
Mắt – Mục I
Sinh Học 8 – Bài 49: Cơ
quan phân tích thị giác –
Mục II
Sinh Học 8 – Bài 49: Cơ
quan phân tích thị giác –
Mục III
Vật Lí 11 Cơ Bản – Bài 31:

Mắt – Mục II & III
Sinh Học 8 – Bài 50 – Vệ
sinh mắt – Mục I - 1,2
Vật Lí 11 Cơ Bản – Bài 31 –
Mắt – Mục IV – 1
Tài liệu Internet

Sinh học 8 – bài 50: Vệ sinh
mắt – Mục II
Tài liệu Y học
Tài liệu Internet

6 tiết


5. Các biện
pháp giữ gìn
và bảo vệ đôi
mắt khỏe đẹp

 Dinh
dưỡng
 Vận động
 Thuốc

Mục II- Bài 50 SGK Sinh học
8
Mục III - Bài 44 SGK Hóa
học 12
Tài liệu ngoài


Bước 4: Xác định mục tiêu dạy học
* Kiến thức:
- Trình bày được cấu tạo quang học, cấu tạo sinh học của mắt.
- Trình bày được các cơ chế hoạt động của mắt theo Vật lí và Sinh học.
- Nêu được định nghĩa sự điều tiết, các điểm cực cận, điểm cực viễn, khoảng cực cận,
khoảng cực viễn, năng suất phân li và hiện tượng lưu ảnh.
- Nêu được cơ chế mắt nhìn thấy một vật theo Vật lí và Sinh học, Y học.
- Nêu được các bệnh, tật của mắt.
- Nêu được cách bảo vệ đôi mắt và cách chữa trị, điều chỉnh khi mắt mắc phải các
bệnh, tật.
* Kỹ năng:
- Quan sát các bộ phận của mắt: theo cấu tạo quang học và cấu tạo sinh học, các tính
chất, đặc điểm, các bệnh tật mà mắt thường mắc phải.
- Giải thích được các cơ chế vận chuyển thông tin để mắt có thể nhận biết, phân biệt
các vật, sự vật.
- Giải thích được nguyên nhân gây ra các bệnh, các tật của mắt và cách phòng, chữa
bệnh, chữa tật.
- Giải được các bài tập liên quan đến các tật của mắt.
* Thái độ:
- Ý thức phòng tránh các bệnh, tật về mắt, bảo vệ và chăm sóc đôi mắt khỏe đẹp để
lao động và học tập có ích.
- Ý thức vận dụng kiến thức đã học về mắt để giải quyết trong các tình huống thực
tiễn như (xem ti vi, chơi game, học tập, lao động).
* Năng lực (NL) chung:


- NL phát hiện, giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được chủ đề bài học, xác
định được các vấn đề (câu hỏi) xung quanh chủ đề, đưa ra được các giải pháp khi nghiên
cứu về các bệnh của mắt, biện pháp giữ gìn và bảo vệ mắt khỏe đẹp thông qua thực hiện

thành công các dự án học tập.
- NL ngôn ngữ: Phát triển ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thông qua trình bày, tranh
luận, thảo luận về các bộ phận, các cơ chế hoạt động, các bệnh, tật và cách bảo vệ, chữa trị,
chăm sóc đôi mắt khỏe hay khi đã mắc các bệnh, tật về mắt. Hiểu và sử dụng được một số
thuật ngữ chuyên ngành y học liên quan tới mắt.
- NL hợp tác: Biết cách làm việc nhóm để thực hiện được các nhiệm vụ học tập ở lớp
và ở nhà do GV giao thông qua phiếu học tập và phiếu học tập dự án.
- NL công nghệ thông tin và truyền thông: Khai thác được những thông tin từ mạng
internet, các thông tin mà GV cung cấp, các đường link, từ khóa..., tổng hợp thông tin tin
cậy, sử dụng các phần mềm MS Word và MS PowerPoint …
Bước 5: Xây dựng nội dung hoạt động học
Nội dung 1: Khái niệm và cấu tạo của mắt
Cấu tạo quang học

Cấu tạo sinh học

- Mắt là một hệ gồm nhiều môi trường - Cầu mắt nằm trong hốc mắt của xương sọ,
trong suốt tiếp giáp nhau bằng các mặt phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông
cầu. Chiết suất của các môi trường này có mày và lông mi nhờ tuyến lệ luôn luôn tiết
nước mắt làm mắt không bị khô. Cầu mắt vận
giá trị ở trong khoảng 1,336 1,437.
động được là nhờ cơ vận động mắt. Cầu mắt
gồm 3 lớp:
- Cấu tạo gồm các bộ phận:
+ Lớp ngoài cùng là màng cứng có nhiệm
vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt. Phía trước
của màng cứng là màng giác trong suốt để ánh
sáng đi qua vào trong cầu mắt.
+ Màng mạch có nhiều mạch máu và các
tết bào sắc tố đen tạo thành một phòng tối

trong cầu mắt (như phòng tối của máy ảnh).
+ Màng lưới chứa tế bào thụ cảm thị giác,
bao gồm 2 loại : tế bào nón và tế bào que .


+ Màng giác (giác mạc): là lớp màng cứng
trong suốt có tác dụng bảo vệ các phần tử
phía trong và làm khúc xạ các tia sáng - Màng lưới:
chiếu vào mắt.
+ Các tế bào nón tiếp nhận các kích thích
+ Thủy dịch: là chất lỏng trong suốt có ánh sáng mạnh và màu sắc.
chiết suất xấp xỉ bằng chiết suất của nước.
+ Các tế bào que có khả năng tiếp nhận kích
+ Lòng đen : là màn chắn, ở giữa có lỗ thích ánh sáng yếu giúp ta nhìn rõ về ban đêm.
trống (hay con ngươi có đường kính thay
Điểm vàng : các tế bào nón tập trung chủ yếu
đổi tùy theo cường độ sáng) để điều chỉnh
ở điểm vàng, càng xa điểm vàng, số lượng tế
chùm sáng đi vào mắt.
bào nón càng ít và chủ yếu là các tế bào que.
+ Thể thủy tinh: là khối chất đặc trong Mặt khác, ở điểm vàng mỗi tế bào nón liên hệ
suốt (giống như thạch) có hình dạng thấu với một tế bào thần kinh thị giác qua một tế
kính hai mặt lồi.
bào hai cực, nhưng nhiều tế bào que mới liên
+ Dịch thủy tinh: là chất lỏng giống chất hệ được với một tế bào thần kinh thị giác.
keo loãng, lấp đầy nhãn cầu phía sau thể Chính vì vậy khi muốn quan sát một vật cho
rõ phải hướng trục mắt về phía vật quan sát để
thủy tinh.
ảnh của vật hiện trên điểm vàng.
+ Màng lưới (võng mạc): là lớp mỏng tại

đó tập trung đầu các sợi thần kinh thị giác. Điểm mù: nơi đi ra của các sợi trục các tế bào
thần kinh thị giác, không có tế bào thụ cảm thị
- Sơ đồ mắt thu gọn trong đó hệ quang
giác nên nếu ảnh của vật rơi vào đó sẽ không
học phức tạp của mắt được coi tương
nhìn thấy gì.
đương với một thấu kính hội tụ (thấu kính
mắt). Tiêu cự của thấu kính mắt thường Như vậy, sự phân tích hình ảnh cũng xảy ra
ngay ở cơ quan thụ cảm.
được gọi tắt là tiêu cự của mắt.


- Mắt hoạt động như một máy ảnh:
+ Thấu kính mắt có vai trò như vật kính
+ Màng lưới có vai trò như phim.

Nội dung 2: Sự tạo ảnh và điều tiết của mắt
a. Sự tạo ảnh ở màng lưới
Kiến thức Vật lý

Kiến thức Sinh học

- Khi mắt nhìn một vật, ảnh thật của vật
được tạo ra ở màng lưới. Năng lượng ánh
sáng thu nhận ở đây được chuyển thành tín
hiệu thần kinh và truyền tới não gây ra
cảm nhận hình ảnh do đó mắt nhìn thấy
vật.

- Ta nhìn được vật là do các tia sáng phản

chiếu từ vật đi vào tới màng lưới qua một hệ
thống môi trường trong suốt gồm màng giác,
thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh.

- Lượng ánh sáng vào phòng tối của cầu mắt
nhiều hay ít là nhờ lỗ đồng tử ở mống mắt
- Khoảng cách từ thấu kính đến màng lưới ( lồng đen) dãn rộng hay co hẹp (điều tiết ánh
( điểm vàng ) OV có giá trị nhất định d’. sáng ).
Nếu tiêu cự của thấu kính mắt cũng có giá - Khi các tia sáng phản chiếu từ vật qua thể
thì mắt chỉ nhìn thấy vật ở thủy tinh tới màng lưới sẽ tác động lên các tế
bào thụ cảm thị giác làm hưng phấn các tế bào
một vị trí nhất định.
này và truyền tới tế bào thần kinh thị giác;
Ta có thể quan sát được những vật từ rất xa xuất hiện luồng thần kinh theo dây thần kinh
(chẳng hạn một ngôi sao ) cho đến những thị giác về vùng vỏ não tương ứng ở thùy
vật rất gần ( chẳng hạn một ngọn nến ).
chẩm của đại não cho ta cảm nhận về hình ảnh
trị nhất định


của vật.

b. Sự điều tiết
Kiến thức Vật lý
- Khoảng cách từ quang tâm của thấu kính
mắt đến màng lưới không đổi chỉ có độ
cong các mặt thể thủy tinh thay đổi để thay
đổi độ tụ thấu kính mắt, tiêu cự thấu kính
mắt thay đổi sao cho ảnh vật nằm trên
màng lưới. Việc này được thực hiện nhờ

các cơ vòng của mắt, làm thay đổi độ cong
các mặt thể thủy tinh.
- Sự thay đổi độ cong các mặt thể thủy
tinh dẫn đến sự thay đổi tiêu cự thấu kính
mắt cho ảnh vật cần quan sát hiện rõ trên
màng lưới được gọi là sự điều tiết
+ Khi mắt ở trạng thái không điều tiết,
tiêu cự của mắt lớn nhất, thể thủy tinh dẹt
nhất, độ tụ nhỏ nhất nghĩa là

Kiến thức Y học
- Cơ chế điều tiết
Thể thủy tinh được cấu tạo bởi các sợi
protein trong suốt, bao bọc trong một cái vỏ
chun giãn. Khi nhìn xa, cơ thể mi giãn, các
dây chằng treo thể thủy tinh ở trạng thái
căng, thể thủy tinh hình dẹt; các tia song song
hội tụ trên võng mạc. Khi nhìn gần các tia
sáng trở nên phân kỳ; nếu thể thủy tinh vẫn
dẹt, các tia sáng sẽ hội tụ ở phía sau võng
mạc, hình ảnh sẽ bị mờ. Để các tia này vẫn
hội tụ trên võng mạc, cơ thể mi phải co lại để
các dây chằng chùng xuống, thể thủy tinh
phồng lên và tăng thêm độ khúc xạ. Khả
năng tăng độ khúc xạ của thể thủy tinh được
gọi là sự điều tiết.
- Sự thay đổi đường kính đồng tử

+ Khi các cơ mắt bóp tối đa, mắt ở Đường kính đồng tử có thể thay đổi từ 1.5
trạng thái điều tiết tối đa và tiêu cự của mắt milimét đến 8 milimét. Sự thay đổi này điều

chỉnh lượng ánh sáng đi vào mắt: trong tối
nhỏ nhất nghĩa là
.
đồng tử giãn ra và trong sáng đồng tử co lại.
Sự thay đổi đường kính con ngươi còn ảnh
hưởng lên chiều sâu hội tụ của mắt.
Đặt hai điểm sáng phía trước hai mắt. Các tia
sáng được hội tụ trên võng mạc nên ở cả hai


mắt đều thấy rõ hai điểm sáng. Nhưng nếu
võng mạc bị chệch ra trước hay phía sau của
mặt phẳng hội tụ thì tình hình sẽ khác nhau ở
hai mắt. Chiều sâu hội tụ càng lớn thì võng
mạc có bị chệch đi khỏi mặt phẳng hội tụ
hình ảnh vẫn rõ.
c. Điểm cực cận. Điểm cực viễn
Điểm cực cận
-

Điểm cực viễn

Khi mắt không điều tiết, điểm trên trục
của mắt mà ảnh được tạo ra ngay tại
màng lưới gọi là điểm cực viễn

(hay

viễn điểm ) của mắt.
Đó cũng là điểm xa nhất mà mắt có thể

nhìn rõ. Đối với mắt không có tật, điểm
cực viễn ở xa vô cùng.

-



-

Khi mắt điều tiết tối đa, điểm trên trục
của mắt mà ảnh còn được tạo ra ở ngay
tại màng lưới gọi là điểm cực cận

-

cận điểm ) của mắt.
Đó cũng là điểm gần nhất mà mắt còn
nhìn rõ. Càng lớn tuổi, điểm cực cận
càng lùi xa mắt.

(khoảng cực cận) khoảng cách từ Có

mắt tới các điểm cực cận.

(hay

là khoảng cách từ

mắt tới điểm cực viễn


- Khoảng cách giữa điểm cực viễn và điểm cực cận gọi là khoảng nhìn rõ của mắt.
Tuổi

Khoảng cách OCc từ mắt đến điểm cực cận Cc

10

7 cm

20

10 cm

30

14 cm

40

22 cm

50

40 cm

d. Năng suất phân li của mắt


- Để mắt có thể phân biết được hai điểm A và B thì góc trông vật không thể nhỏ hơn một
giá trị tối thiểu gọi là năng suất phân li của mắt.

- Ảnh của điểm đầu và điểm cuối của vật được tạo ra ở hai tế bào thần kinh thị giác kế
cận nhau. Năng suất phân li thay đổi tùy theo từng người, giá trị trung bình bằng một phút
đôi với mắt thường.
e. Hiện tượng lưu ảnh
- Hiện tượng lưu ảnh ở mắt được nhà vật lý người Bỉ Joseph Plateau phát hiện ra vào
năm 1829. Ông nhận thấy rằng trong tầm khoảng 0,1 giây, chúng ta vẫn có cảm giác rằng
ta đã nhìn thấy vật. Ông đã giải thích rằng do màng lưới của mắt vẫn còn lưu giữ ảnh
dù ánh sáng kích thích không còn nữa. Chính vì vậy ta nhìn thấy các hình ảnh trên màn
ảnh chiếu phim, trên màn hình tivi... chuyển động.’
Nội dung 3: Các tật của mắt
Ta chỉ xét các tật phổ biến nhất.

Cận
thị

Đặc điểm

Nguyên nhân

Triệu chứng

- Mắt chỉ có khả
năng nhìn gần. Là
một tật khúc xạ gây
rối loạn chức năng
thị giác, do nhãn
cầu bị dài ra

- Bẩm sinh do cầu - Hay nheo mắt, (làm cho ảnh lùi về
mắt dài

chói mắt, dụi đúng màng lưới và
có thể nhìn rõ vật ở
- Ngồi sai quy cách mắt, mỏi mắt
khi để mắt quá gần - Không nhìn rõ vô cực mà mắt
sách lúc đọc lâu mọi
vật
ở không phải điều tiết
ngày
khoảng
cách bằng cách)

- Khi nhìn bình
thường, ảnh của vật
ở phía trước màng
lưới, muốn cho ảnh
rơi đúng trên màng
lưới để nhìn rõ phải
đưa vật lại gần hơn.

- Xem tivi hay màn
hình vi tính ở
khoảng cách quá
gần làm cho thể
thủy tinh luôn luôn
phồng, lâu dần mất
khả năng dãn.

trên 1m.
- Đưa sát mặt
vào trang sách

khi
đọc
do
không nhìn rõ

Cách khắc phục

- Phẫu thuật giác
mạc làm thay đổi độ
cong bề mặt giác
mạc: Phẫu thuật
LASIK – sử dụng
năng lượng laser để
khử độ cận thị

- Làm việc kém
hiệu quả trong
- Khả năng di các hoạt động - Đeo kính phân kì
truyền nếu chỉ có liên quan đến thị có độ tụ thích hợp
hay giảm độ tụ. Nếu
cha hoặc mẹ mắc tật giác
coi như kính đeo sát
cận thị là 25%, nếu


cả cha vs mẹ mắc
tật cận thị là 40%

mắt thì tiêu cự của
kính được xác định


- Thiếu hay ít ngủ
- Mắt cận có độ tụ
lớn hơn độ tụ của
mắt bình thường.
Một chùm tia sáng

song song truyền
đến mắt cận sẽ cho
chùm tia ló hội tụ
tại một điểm ở
trước màng lưới.
Điểm

gần mắt

hơn bình thường.

Lão
thị

- Lão thị là một tật - Sự giảm sút khả
về mắt thường xuất năng điều tiết của
hiện ở tuổi già
mắt, thông thường
là do sự xơ cứng
Điểm cực cận dời
của thủy tinh thể
xa mắt thành tật lão làm cho thủy tinh
thị ( mắt lão ). Càng thể giảm sự căng

lớn tuổi khả năng phồng và làm cho
điều tiết càng kém, lực điều tiết ngày
do hiện tượng thoái càng giảm
hóa protein của thể
thủy tinh, làm cho
các sợi bớt chun

- Việc gặp khó
khăn trong việc
đọc chữ in nhỏ,
đặc biệt trong
điều kiện ánh
sáng yếu

- Phải đeo kính hội
tụ có độ tụ thích
hợp trước mắt hay
gần sát giác mạc.

- Khoảng cách
nhìn gần bị mờ
hoặc nhòe trong
giây lát.

mắt cận khi lớn tuổi
thường phải: đeo
kính phân kì để
nhìn xa và đeo kính

- Phẫu thuật giác

mạc làm thay đổi độ
- Mỏi mắt khi cong bề mặt giác
đọc trong thời mạc.
gian dài
- Đặc biệt, người có


- Bệnh nhân lão
thị sẽ cảm thấy
tay trở nên "quá
ngắn" để giữ tài
liệu đọc ở một
khoảng
cách
thoải mái.

hội tụ để nhìn gần.
Tiện lợi nhất là
dùng loại “ kính hai
tròng” có phần trên
phân kì và phần
dưới hội tụ.

giãn. Đó là hiện
tượng lão thị, bắt
đầu vào khoảng 4045 tuổi.

Loạn
thị


- Ở mắt loạn thị, các
tia hình ảnh được
hội tụ ở nhiều điểm
trên võng mạc
khiến cho người
loạn thị thấy hình
ảnh nhòe, không rõ.
Loạn thị có thể đi
kèm
với cận
thị thành
tật cận
loạn, hoặc đi kèm
với viễn thị thành
tật viễn loạn

Nội dung 4: Các bệnh về mắt

- Giác mạc có hình
dạng bất thường
khiến khả năng tập
trung ánh sáng của
giác mạc bị giảm đi.

- Nhìn mờ ở mọi - Phải đeo kính trụ:
khoảng
cách kính có một mặt
(gần hoặc xa).
phẳng và một mặt
- Khó nhìn thấy trụ. Một kính trụ có

thể coi như một sự
vào ban đêm.
chồng khít của rất
- - Mỏi mắt
nhiều thấu kính hội
- Nheo mắt
tụ hay phân kỳ.Phẫu thuật giác mạc
- Kích ứng mắt
làm thay đổi độ
- Đau đầu
cong bề mặt giác
mạc : Phẫu thuật
LASIK – sử dụng
năng lượng laser để
khử độ cận thị.


Định nghĩa

Bệnh
đau
mắt
đỏ

- Bệnh đỏ mắt thường
xảy ra vào mùa hè, có
tính lây lan, khả năng
thành dịch. Mắt chuyển
sang màu đỏ, sau khi bị
một mắt sẽ lây sang mắt

thứ 2. Tuy nhiên, bệnh
đau mắt đỏ không ảnh
hưởng đến thị lực

Nguyên nhân

Dấu hiệu

Cách chữa

Do chấn thương - Mi mắt bị dính
gây xuất huyết kết chặt bởi rỉ mắt
mạc;
khiến mắt không
Do bệnh cao thể mở một cách
huyết áp, đái tháo dễ dàng.

Rửa mắt thường
xuyên 3 lần/ ngày
bằng nước ấm để
giữ cho mắt luôn
sạch, sử dụng
đường, rối loạn - Chảy nước khăn mặt riêng;
đông máu, bệnh mắt, cảm thấy Không dụi mắt,
thành mạch máu. khó chịu ở mắt tránh đưa tay bẩn
như cộm, ngứa
lên mắt;
- Có thể kèm Khám và điều trị
theo ho và sốt tại nhà bằng thuốc
nhẹ

nhỏ hoặc thuốc
mỡ theo qui định;
Không đến các bể
bơi công cộng,
những nói tập
trung nhiều khói,
bụi bẩn.

Bệnh
đục
thủy
tinh
thể

Bệnh đục thủy tinh thể
là tình trạng mà phần
trong suốt của thủy tinh
thể trở nên mờ đục,
ngăn cản các tia sáng
vào trong mắt và gây
suy giảm thị lực

- Thường xảy ra ở
người trên 50 tuổi
do quá trình lão
hóa ở người già;

Đầu
tiên - Thuốc nhỏ mắt
thường là mờ và thuốc uống

mắt do giảm thị - Phẫu thuật
lực;

- Do di truyền
hoặc do mẹ bị
bệnh như sởi,
Zona... trong thời
kì mang thai;

- Rối loạn thị
giác : lóa mắt ,
cận thị hóa, song
thị một mắt;

- Thay đổi màu
- Biến chứng sau sắc của đồng tử
khi mắc các vấn
đề về mắt : viêm
màng bồ đào, cận


thị, glôcôm, chấn
thương;
- Biến chứng sau
khi mắc bệnh lý
toàn thân như đái
tháo đường.

Bệnh
đau

mắt
hột

Là một bệnh viêm kết
- Ngứa, chảy
giác mạc, do một loại - Do vi khuẩn kí nước mắt sống,
virut kí sinh nội bào sinh
nội
bào giảm thị lực
Chlamydiae
Trachomatis

Chlamydiae
Trachomatis

- Dùng thuốc nhỏ
mắt hoặc thuốc
mỡ tra mắt ( ví dụ
pommade
Tetracycline 1%)

Lây lan từ người
bị mắt hột bằng
tay, nước, khăn
mặt, chậu rửa
mặt..., ruồi

Nội dung 5: Các biện pháp bảo vệ đôi mắt luôn khỏe đẹp
Vận động, làm việc


Dinh dưỡng

- Tập thể dục đều dặn và thường Vitamin E: làm chậm quá trình
xuyên
phát triển đục thủy tinh thể,
- Có chế độ làm việc và nghỉ hiện diện nhiều trong các loại
ngơi hợp lý cho mắt:
+ đậu phộng, dầu phộng, dầu mè,
Nơi học tập và làm việc phài đủ trứng, cà chua, khoai tây, măng
ánh sáng, để sách đúng tầm tây, gan, hải sản.
nhìn, không quá xa hay quá gần,
sau khi tập trung làm việc
khoảng 45 phút nên cho nhắm
mắt thư giãn vài phút.
+ Khi làm việc với máy tính: tư

Dược phẩm

- Dùng thuốc nhỏ mắt
hàng ngày để giúp rửa
sạch mắt, chống mỏi mắt
và suy giảm thị lực như
thuốc nhỏ mắt NaCl
0,9%.
- Dùng thuốc bổ hỗ trợ
Vitamin A: thiếu vitamin A
dinh dưỡng cho mắt
những tế bào mô tuyến lệ bị tổn
hại, dẫn đến bệnh khô mắt,
quáng gà. Vitamin A có nhiều

trong gan động vật, sữa bò,


thế ngồi phải thẳng, đối diện
trực tiếp với màn hình, trung
tâm màn hình nên cao ngang
vùng ngực, đặt máy tính ở
những nơi có độ sáng thích hợp,
không chói lóa nhưng cũng
không quá tối. Sau mỗi giờ làm
việc trên máy tính, nên thư giãn
mắt bằng cách không nhìn vào
màn hình máy tính, nhắm mắt
lại hoặc chớp mắt nhiều lần.

lòng đỏ trứng gà, dầu gan cá.
Vitamin B1, B2, Niaxin:có
nhiều trong các loại đậu, thịt
nạc, các loại rau lá xanh, đậu
xanh, táo, ngô.
Selen: Giữ vai trò về độ nhạy
của thị lực. Mỗi ngày đưa
Selen vào cơ thể qua thực
phẩm như cá, tôm, sò, hến, gạo
lức, ớt, tỏi, hành tây, nấm, cà
rốt sẽ giúp giảm nguy cơ cận
thị và cả các bệnh về mắt.
Phốt- pho: duy trì độ dẻo dai
của võng mạc. Thức ăn giàu
phốt-pho như cá tôm, sò biển,

sữa, rau câu

Sau đây là một số điều nên lưu ý:

- Ðừng bao giờ dụi mắt với bàn tay dính đất, một cái khăn nhiễm trùng, một miếng giấy
bẩn...

- Khi chẳng may có một chất kích thích nào đó, như nước sà bông, nước mắm, dầu xe hơi,
mỡ...bắn vào mắt, nên lập tức tạt nước lạnh vào mắt.

- Không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác.
- Nên đi bác sĩ khám mắt theo định kỳ. Nếu không có bệnh mắt, nên đi khám mỗi 5 năm,
cho tới khi 50 tuổi. Sau tuổi này, nên khám thường xuyên hơn để tìm ra dấu hiệu của cao
áp nhãn và các bệnh khác. Nếu có rối loạn về khúc xạ ánh sáng, nên đi khám mỗi 2 năm
hoặc thường xuyên hơn, tùy theo chỉ định của bác sĩ.

- Nên cẩn thận với các tia cực tím từ ánh nắng mặt trờiv vì các tia này có thể gây tổn
thương cho giác mặc, thủy tinh thể. Nên lựa kính có độ lọc cao đối với các tia tử ngoại.

- Nên cẩn thận với mỹ phẩm làm đẹp mắt.


- Và đặc biệt là giữ tâm thân an lạc, giảm thiểu lo âu, buồn bực, ham muốn, giận hờn, ghen
tức, đố kỵ...
Bước 6: Lập kế hoạch dạy học
Chủ đề được tổ chức dạy học cho học sinh lớp 11, học kì 2 sau khi bắt đầu học
chương Mắt và các dụng cụ quang học – Vật lý 11. Chủ đề có thể do giáo viên Vật lý dạy
học, kết hợp với GV Bộ môn Sinh học trợ giúp trong tiết báo cáo, trình bày kết quả dự án.
Kế hoạch dạy học THLM chủ đề “Mắt”
Tiến trình


Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

HĐ 1 (5 phút): Khởi động

- Chuẩn bị các video, hình - Xem video, hình ảnh từ đó
xác định chủ đề cần nghiên
* Phương pháp: Sử dụng ảnh về mắt.
phương tiện trực quan - Gợi ý để HS tự tìm những cứu.
(video, hình ảnh…)
vấn đề liên quan tới chủ đề
Mắt này. (Ví dụ như cấu tạo,
các bệnh…)
HĐ 2 (15 phút): Hình thành - Dạy định nghĩa và cấu tạo
kiến thức: “Mắt là gì? Cấu của mắt theo kiến thức Sinh
tạo của mắt như thế nào?” Học và Vật Lí.
- Tổ chức củng cố và kiểm - Phân chia thành 4 nhóm và
tra đánh giá.
phiếu học tập số 1.

- Lắng nghe, tiếp thu, ghi
chép
- Nghiêncứu kiến thức GV
giảng thực hiện phiếu học
tập số 1.

(5 phút )


- Cho mỗi nhóm thời gian 5 - Làm việc theo nhóm để
* Phương pháp : nêu vấn đề, phút hoàn thành và trình bày thực hiện nhiệm vụ phiếu
nhanh trước lớp.
học tập số 1. Báo cáotại lớp
thuyết trình, vấn đáp
bằng sơ đồ tư duy trên giấy

* KTDH:sơ đồ tư duy
- Tiến hành cho các nhóm
nhận xét và nhận xét sau đó
cho thực hiện câu hỏi kiểm
tra đánh giá câu 1.

HĐ 3:

- Dạy về cơ chế mắt nhìn

dùng bút màu.
- Nhận xét bài các nhóm
khác, rút ra được ưu, nhược
điểm của nhóm mình. Trả lời
câu 1.
- Lắng nghe, tiếp thu, ghi


- Hình thành kiến thức
“Mắt nhìn vật như thế
nào?” (20phút)

thấy vật qua sự tạo ảnh trên

màng lưới, điều tiết mắt, góc
trông vật, hiện tượng lưu
ảnh. Cho Hs xem Video.

chép.

- Phát phiếu học tập số 2 cho
các nhóm thực hiện trong 10 - Các nhóm nhận nhiệm vụ,
nghiên cứu kiến thức GV
phút.
vừa dạy để thực hiện phiếu
học tập số 2.
- Tiến hành cho 2 nhóm báo
- Hai nhóm lên bảng báo
cáo và 2 nhóm nhận xét, bổ
cáo, 2 nhóm còn lại nhận
- Tổ chức củng cố và kiểm sung.
xét, bổ sung.
tra đánh giá nhằm phát triển - Nhận xét, cho điểm.
- Lắng nghe, ghi nhận, rút
năng lực (5 phút )
kinh nghiệm.
* Phương pháp :thuyết trình,
- GV cho thực hiện câu hỏi 9
- HS nhận và hoàn thành.
vấn đáp, giải quyết vấn đề.
HĐ 4:

“Chúng ta đã biết được tầm - Đưa ra ý kiến liệt kê ra các
- Hình thành kiến thức “Các quan trọng của mắt như thế bệnh và tật mình biết.

nào. Mắt cũng như các bộ
tật của mắt” (15 phút)
phận khác của cơ thể, nó có
thể chịu tác động từ các yếu tố
bên trong và bên ngoài, từ đó
hình thành nên các bệnh, tật.
Các em đã nghe nói đến
những tật nào của mắt?”
- Tổng hợp ý kiến và sử dụng
- Tổ chức củng cố và kiểm bản đồ tưu duy chỉ ra các tật
của mắt.
tra đánh giá. (20 phút)
* Phương pháp: thuyết trình, - Phát phiếu học tập số 3a, 3b,
3c, 3d cho học sinh làm việc
vấn đáp, giải quyết vấn đề.
theo 4 góc tương ứng với 4 tật
* KTDH: dạy học theo góc
tương ứng để cho biết định
nghĩa, nguyên nhân, dấu hiệu

- HS làm việc theo sự phân
công.
- Các nhóm lần lượt báo cáo
kết quả dính lên bảng, các


và cách khắc phục các tật.
- Nhận xét, đánh giá nhóm.

nhóm khác theo dõi, nhận

xét.

- GV giao câu hỏi 2, 3, 4, 5, 6
- HS thực hiện tại lớp dưới
sự hướng dẫn của GV.
HĐ 5: (30 phút )
- Chuẩn bị phiếu học tập dự
- Hình thành kiến thức án 1, 2, 3, 4, 5
“Các bệnh của mắt là gì
và làm gì để đôi mắt khỏe
đẹp”
- Phân công dự án cho các
- Phân công cho mỗi nhóm 1 - HS nhận nhiệm vụ là thực
nhóm
dự án và nêu những yêu cầu hiện các dự án đã giao.
* Phương pháp :thuyết trình, và mục đích của từng dự án
vấn đáp
cho HS định hướng được
nhiệm vụ.
* KTDH:dạy học dự án
- Yêu cầu HS thiết kế bài báo
cáo trên Powerpoint.
HĐ 6:

- GV giới thiệu tiết học hôm - Phân chia nhiệm vụ báo
- Tiến hành tổ chức báo nay là báo cáo về dự án mà cáo viên của nhóm lên báo
các em đã chuẩn bị trong 1 cáo.
cáo dự án(100 phút)
tuần qua. Lần lượt cho từng
nhóm lên báo cáo theo thứ tự.

- Gv chấm điểm, nhận xét.

- Các nhóm còn lại lắng
- Nhận xét, tổng kết. Dặn dò
- GV nhận xét những gì các nghe, đặt câu hỏi cho nhóm
(10 phút)
nhóm đạt được và tiến hành bạn.
cho điểm.
- Lắng nghe, phản biện lại ý
- Cho HS nhận xét về tiết học. kiến của GV và các bạn khi
Khắc phục những thiếu sót.
cần thiết.
- Phát phiếu nhiệm vụ câu 26
cho HS về nhà chuẩn bị dụng
- Nhận phiếu nhiệm vụ, về
cụ và tìm hiểu cách thực hiện.
nhà thực hiện dụng cụ và tìm


* Phương pháp: thuyết trình,
thảo luận
- Nêu câu 29, 30, 31 cho HS
về nhà tìm câu trả lời trước.
Và trong câu 31 yêu cầu học
sinh về nhà tự bố trí lại góc
học tập của mình sau đó chụp
hình lại và đưa lên lớp.

hiểu trước cách thực hiện.
- Ghi nhận câu 29 GV đọc.

(Tìm hiểu về Cortizol).
Nghe Gv nhắc nhở để thực
hiện.

HĐ 7:

- Gv nhắc lại những kiến thức - Lắng nghe, hồi tưởng lại
- Luyện tập, kiểm tra đánh mà HS đã được học, những dự kiến thức.
án mà HS đã thực hiện.
giá. (45 phút)
- Cho HS tiến hành những câu - Thực hành các câu hỏi.
hỏi luyện tập, kiểm tra đánh
giá
- Cho Hs thực hiện câu 20, 21
vận dụng bài toán hệ thấu - Thực hiện câu 20, 21 để có
thể hình thành kiến thức
kính.
thực hiện nhiệm vụ ở câu 26
- Tiến hành thực hiện nhiệm
- Tiến hành nhiệm vụ đo độ
vụ ở câu 26
tụ của kính cận.
- Yêu cầu HS trả lời câu 29 đã
chuẩn bị trước ở nhà.(sẽ dẫn - Trả lời câu 29
đến đục thủy tinh thể, thấy
cảnh vật mờ mờ ảo ảo...).

- Đánh giá sản phẩm của Hs
- Yêu cầu Hs đưa ra sản phẩm và cho điểm.
là hình ảnh góc học tập mới.

- Đánh giá những kiến thức
- Nhận xét, đánh giá chủ đề.
tiếp thu được từ chủ đề.
Thiết kế các nội dung dạy học
Nội dung 1: Gv tổ chức dạy phần cấu tạo của mắt sau đó sẽ tổ chức tiến hành nhiệm vụ
trên phiếu học tập


Phiếu học tập số 1a: Mắt – Cấu tạo của mắt
Nhóm:…
1. Mục tiêu
Nêu được cấu tạo và tầm quan trọng của Mắt trong đời sống sinh hoạt và học tập, làm
việc
2. Nhiệm vụ
Em hãy sử dụng bản đồ tư duy thống kê cấu tạo của mắt về mặt Vật Lí và Sinh Học.
3. Hình thức thực hiện và trình bày
- Tiến hành theo nhóm
- Trình bày trước lớp trên bảng phụ hoặc giấy A0.

Nội dung 2: GV tổ chức dạy nội dung cơ chế mắt nhìn thấy vật rồi cho HS thực hiện phiếu
học tập số 2
Phiếu học tập số 2a: Cơ chế mắt nhìn thấy vật
Nhóm: …
1. Mục tiêu
Nêu được cơ chế mắt nhìn thấy vật
2. Nhiệm vụ
Em hãy sử dụng kiến thức Gv giảng ở nội dung 2 để trả lời các câu hỏi sau
2.1. Vì sao mắt có thể nhìn được vật ở những khoảng cách khác nhau? Ví dụ: rất gần như
một trang sách, hay rất xa như các vì sao
2.2. Giác mạc có chức năng gì và tại sao ảnh của vật trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất?

2.3. Về mặt vật lý, ảnh thật hiện trên võng mạc phải ngược chiều với vật. Nhưng khi quan
sát, chúng ta luôn thấy ảnh cùng chiều vật. Hãy vận dụng kiến thức về sinh học để giải
thích sự “phi lí” trên.
3. Hình thức thực hiện và trình bày
- Tiến hành theo nhóm


- Trình bày trước lớp trên bảng phụ hoặc giấy A0.
Nội dung 3: GV tổ chức dạy học theo Góc về các tật của mắt
 Thông tin hỗ trợ học sinh
Cung cấp cho HS những nội dung ở phần tiểu chủ đề 3 “Mắt thường mắc các tật gì? Cách
khắc phục là gì?”
Phiếu học tập só 3a:
Phiếu học tập số 3a: Tật cận thị
1. Mục tiêu
Nêu được khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp phòng/chữa tật cận thị ở
mắt. Từ đó có thể điều chỉnh hành vi, thói quen của cá nhân và tư vấn cho người thân bạn bè
cách phòng tránh tật cận thị.
2. Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ 1: Em hiểu về tật cận thị là gì?
- Nhiệm vụ 2: Nguyên nhân của tật cận thị?
- Nhiệm vụ 3: Triệu chứng của tật cận thị?
- Nhiệm vụ 4: Phải làm gì để phòng/chữa tật cận thị?
3. Tư liệu, thiết bị hỗ trợ:
Sách giáo khoa, các nội dung trong mục 3.2. Thông tin trợ giúp giáo viên từ internet.
4. Hình thức thực hiện và trình bày
- Tiến hành theo nhóm
- Trình bày trước lớp trên bảng phụ hoặc giấy A1.
Phiếu học tập số 3b:
Phiếu học tập số 3b: Tật viễn thị

Nhóm:….
1. Mục tiêu
Học sinh nghiên cứu về tật viễn thị, từ đó có thể tư vấn cho người thân bạn bè.
2. Nhiệm vụ


- Nhiệm vụ 1: Em hiểu về tật viễn thị là gì?
- Nhiệm vụ 2: Nguyên nhân của tật viễn thị gồm những gì?
- Nhiệm vụ 3: Triệu chứng của tật viễn thị là gì?
- Nhiệm vụ 4: Phải làm gì để phòng/chữa tật viễn thị?
3. Tư liệu, thiết bị hỗ trợ:
Sách giáo khoa, các nội dung trong mục 3.2. Thông tin trợ giúp giáo viên từ internet.
4. Hình thức thực hiện và trình bày
- Tiến hành theo nhóm
- Trình bày trước lớp trên bảng phụ hoặc giấy A1.
Phiếu học tập số 3c:
Phiếu học tập số 3c: Tật loạn thị
Nhóm:….
1. Mục tiêu
Học sinh nghiên cứu về tật loạn thị, từ đó có thể tư vấn cho người thân bạn bè.
2. Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ 1: Em hiểu về tật loạn thị là gì?
- Nhiệm vụ 2: Nguyên nhân của tật loạn thị gồm những gì?
- Nhiệm vụ 3: Triệu chứng của tật loạn thị là gì?
- Nhiệm vụ 4: Phải làm gì để phòng/chữa tật loạn thị?
3. Tư liệu, thiết bị hỗ trợ:
Sách giáo khoa, các nội dung trong mục 3.2. Thông tin trợ giúp giáo viên từ internet.
4. Hình thức thực hiện và trình bày
- Tiến hành theo nhóm
- Trình bày trước lớp trên bảng phụ hoặc giấy A1.

Phiếu học tập số 3d:


×