Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giao thông trên địa bàn huyện hoài đức thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.12 KB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

BÙI QUÝ ANH

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIAO THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC- THÀNH PHỐ
HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

HÀ NỘI, NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

BÙI QUÝ ANH
KHÓA: 2012 - 2014
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN
LÝ GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC- THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HỒ NGỌC HÙNG

HÀ NỘI, NĂM 2014


LỜI CẢM ƠN
Đề tài luận văn thạc sĩ : “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lý giao thông trên địa bàn huyện Hoài Đức-Thành phố Hà Nội” là một đề
tài nghiên cứu về giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống giao thông của huyện
đang trong quá trình đô thị hoá mạnh mẽ như Hoài Đức. Trong quá trình thực hiện
luận văn tôi đã cố gắng tìm hiểu, tổng kết các kiến thức lý thuyết và kinh nghiệm thực
tiễn làm cơ sở để nghiên cứu đề tài. Suốt thời gian đó, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ
tận tình của các cơ quan, đoàn thể và các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giảng dạy,
nghiên cứu, quy hoạch và quản lý về lĩnh lực giao thông đô thị.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn khoa
học: PGS.TS. Hồ Ngọc Hùng.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại Học Kiến trúc Hà Nội,
Khoa sau đại học, phòng Quản lý đô thị huyện Hoài Đức và các đơn vị khác đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành đề tài
nghiên cứu này.
Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình trong quá trình
tôi thực hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành, sâu sắc tới những sự giúp đỡ quý báu
đó.

Hà Nội, ngày


tháng

năm 2014

Tác giả luận văn

Bùi Quý Anh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng
cao hiệu quả quản lý giao thông trên địa bàn huyện Hoài Đức-Thành phố Hà Nội”
là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả
nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Kiến
trúc Hà Nội và Hội đồng chấm bảo vệ tốt nghiệp về nội dung Luận văn Thạc sĩ cũng
như tính trung thực và sự nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học.

Tác giả luận văn

Bùi Quý Anh


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu

Danh mục các hình ảnh minh hoạ
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................. ..........................1
1.Lý do chọn đề tài..............................................................................................1
2.Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................2
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................2
4.Phương pháp nghiên cứu...................................................................................2
5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...........................................................3
6.Cấu trúc của luận văn........................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................................... 4
CHƯƠNG I THỰC TRẠNG HỆ THỐNG GIAO THÔNG VÀ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC ... 4
1.1 GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN HOÀI ĐỨC.............................................................. 4
1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân số, lao động ...................................... 4
1.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội.......................................................... 6
1.1.3 Định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 ............................... 13
1.2 THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
HOÀI ĐỨC ................................................................................................................ 16
1.2.1 Mối quan hệ về GTVT của huyện Hoài Đức trong mạng lưới GTVT của
thành phố Hà Nội............................................................................................. 16
1.2.2 Hiện trạng kết cấu hạ tầng giao thông .................................................... 18
1.2.3 Hiện trạng các tuyến vận tải .................................................................... 29


1.3. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC .................................................................... 30
1.3.1 Bộ máy hành chính thực hiện chức năng QLHTGT trên địa bàn huyện ... 30
1.3.2 Công tác quản lý quy hoạch .................................................................. 31
1.3.3 Công tác quản lý đầu tư phát triển ......................................................... 35
1.3.4. Công tác quản lý duy tu, cải tạo............................................................ 36
1.3.5 Công tác quản lý sử dụng ...................................................................... 37

1.3.6 Công tác kiểm tra, xử lý, đảm bảo trật tự an toàn giao thông .................. 38
1.3.7 Thực trạng công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình giao thông 38
1.3.8 Thực trạng ý thức của cộng đồng: .......................................................... 39
1.3.9. Đánh giá chung ..................................................................................... 40
CHƯƠNG II CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ QLHTGT ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HOÀI ĐỨC ............................................................................................... 43
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN .................................................................... 43
2.1.1 Khái niệm quản lý đô thị ........................................................................ 43
2.1.2 Các phương pháp và công cụ quản lý đô thị ........................................... 44
2.1.3 Nội dung quản lý đô thị .......................................................................... 45
2.1.4 Khái niệm và phân loại hệ thống giao thông đô thị.................................. 45
2.1.5 Vai trò của hệ thống giao thông đô thị .................................................... 47
2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống giao thông đô thị ............................ 49
2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................. 52
2.2.1. Khái niệm quản lý hệ thống giao thông đô thị ........................................ 52
2.2.2. Sự cấn thiết phải tăng cường quản lý đối với hệ thống giao thông đô thị 52
2.2.3. Nguyên tắc quản lý hệ thống giao thông đô thị....................................... 53
2.2.4. Nội dung quản lý hệ thống giao thông đô thị ......................................... 54
2.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý.......................................... 56
2.3 CƠ SỞ PHÁP LÝ .............................................................................................. 60


2.3.1 Cơ sở pháp lý nhà nước về quản lý hệ thống giao thông đô thị ................ 60
2.3.2. Cơ sở pháp lý của Hà Nội, Hoài Đức về xây dựng, quản lý HTGTĐT ... 62
2.4. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QLHTGT TRONG CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM ...... 65
2.4.1. Kinh nghiệm của các đô thị trong nước .................................................. 65
2.4.2. Kinh nghiệm của Quận Long Biên-Hà Nội............................................. 70
CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
HOÀI ĐỨC ................................................................................................................ 73

3.1.GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH ........................................................................ 73
3.1.1 Nâng cao chất lượng các đồ án quy hoạch xây dựng............................... 73
3.1.2 Tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng theo quy hoạch......... 76
3.2. GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIAO
THÔNG ...................................................................................................................... 78
3.3. GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ THI CÔNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIAO
THÔNG ...................................................................................................................... 80
3.3.1 Quản lý theo quy hoạch chi tiết .............................................................. 80
3.3.2 Quản lý chất lượng xây dựng công trình giao thông ............................... 80
3.4. GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT
TRÊN MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG GIAO THÔNG ....................................................... 82
3.4.1. Đối với các đường dây đường ống trên mặt đất ..................................... 82
3.4.2. Đối với các đường dây đường ống dưới mặt đất .................................... 83
3.5. GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH....................................................... 84
3.5.1 Hoàn thiện , đổi mới hệ thống pháp luật và các quy định dưới luật ......... 84
3.5.2 Các giải pháp huy động vốn ................................................................... 84
3.5.3 Tăng cường công tác thanh tra; kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi xâm
hại hạ tầng giao thông .................................................................................................. 86
3.6. GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ .......................................................... 86
3.6.1 Hoàn thiện về chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý ........................ 86


3.6.2 Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ....................... 88
3.6.3 Đầu tư, nâng cấp và hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ quản lý ............. 90
3.6.4 Tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý .................................... 90
3.7. GIẢI PHÁP VỀ TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC, NÂNG CAO Ý THỨC
NGƯỜI DÂN ............................................................................................................. 91
3.8. GIẢI PHÁP VỀ KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ TRONG QUẢN LÝ HỆ THỐNG
GIAO THÔNG .......................................................................................................... 94
3.8.1 Ứng dụng GIS trong quản lý HTGTĐT .................................................. 94

3.8.2 Ứng dụng công nghệ ITS (Hệ thống giao thông thông minh) trong việc
quản lý và khai thác HTGTĐT .................................................................................... 98
3.8.3 Ứng dụng máy tính công nghiệp trong hệ thống giám sát kỹ thuật số điều
khiển đèn giao thông.................................................................................................... 99
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 100
1. Kết luận ................................................................................................... 100
2. Kiến nghị ................................................................................................. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ

HTGTĐT

Hệ thống giao thông đô thị

GTĐT

Giao thông đô thị

KCHTĐT

Kết cấu hạ tầng đô thị

HĐND


Hội đồng nhân dân

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

GTSX

Giá trị sản xuất

UBND

Ủy ban nhân dân

QLNN

Quản lý nhà nước

ĐBGPMB

Đền bù giải phóng mặt bằng

CN – XDCB

Công nghiệp

DV – TM

Dịch vụ – Thương mại


NN

Nông nghiệp

TTPT

Trung tâm phát triển

ATGT

An toàn giao thông

QLDTHTĐT

Quản lý duy tu hạ tầng đô thị


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1-1 Tốc độ tăng trưởng ngành nông-lâm-thủy sản 2006-2010 ...................... 7
Bảng 1-2 Giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng huyện Hoài Đức 2006-2010............ 8
Bảng 1-3 GTSX công nghiệp Hoài Đức thời kỳ 2006 – 2010 ................................. 9
Bảng 1-4 Giá trị sản xuất nhóm ngành dịch vụ trên địa bàn huyện ...................... 12
Bảng 1-5 Bảng tổng hợp hiện trạng các tuyến đường do Thành phố quản lý ...... 18
Bảng 1-6 Hiện trạng cầu vượt Đại lộ Thăng Long................................................. 20
Bảng 1-7 Tổng hợp hiện trạng hệ thống đường huyện .......................................... 27
Bảng 1-8 Phân loại đường xã, liên xã theo kết cấu mặt ........................................ 28


DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HOẠ


Hình 1.1 Sơ đồ bộ máy hành chính huyện Hoài Đức .............................. 15
Hình 1-2 Đại lộ Thăng Long trên huyện Hoài Đức................................... 20
Hình 1-3 Quốc lộ 32 trên huyện Hoài Đức ............................................... 21
Hình 1-4 Đường tỉnh 422 trên huyện Hoài Đức ...................................... 22
Hình 1-5 Đường tỉnh 423 trên huyện Hoài Đức ...................................... 23
Hình 1-6 Đường tỉnh 422B trên huyện Hoài Đức .................................... 23
Hình 1-7 Đường ĐH02 trên huyện Hoài Đức ........................................... 25
Hình 1-8 Đường ĐH03 trên huyện Hoài Đức ........................................... 25
Hình 1-9 Đường ĐH04 trên huyện Hoài Đức ........................................... 26
Hình 1-10 Đường ĐH05 trên huyện Hoài Đức ......................................... 26
Hình 1-11 Đường ĐH06 trên huyện Hoài Đức ......................................... 27
Hình 1-12 Phân loại đường theo kết cấu mặt ........................................... 28
Hình 2.1. Trung tâm thành phố Đà Nẵng ................................................. 65
Hình 2.2. Đường phố bên bờ sông Hàn-TP Đà Nẵng .............................. 67
Hình 2.3. Đường phố bên bờ sông Sài Gòn-TP Hồ Chí Minh .................. 68



1

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giao thông là xương sống, là huyết mạch của cả hệ thống kinh tế, xã hội. Phát
triển và đảm bảo hệ thống giao thông vận hành thông suốt là điều kiện tiên quyết, là
tiền đề phát triển nền kinh tế, văn hóa, xã hội. Xã hội càng văn minh, yêu cầu càng cần
một hệ thống đồng bộ cơ sở hạ tầng kĩ thuật nói chung và hệ thống giao thông nói
riêng. Trong chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030, quan điểm phát triển của Đảng đã chỉ rõ “Giao thông vận tải là một bộ phận quan
trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một

bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo
đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.”
Trong điều kiện nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, việc phát triển hệ thống giao thông có vai trò đặc biệt quan trọng. Thực tế
cho thấy những vùng, những điểm có tốc độ đô thị hóa càng nhanh thì tốc độ phát triển
kinh tế càng mạnh, mật độ dân cư càng đông, mật độ xây dựng càng nhiều và hệ thống
giao thông càng bộc lộ nhiều yếu kém. Như thế vai trò của các nhà quản lý càng được
đề cao như là nhân tố không thể thiếu để phát triển và đảm bảo hệ thống giao thông vận
hành thông suốt.
Hoài Đức nằm ở cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội, trong những năm gần
đây là một trong những huyện có tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ nhất, là nơi tập trung
nhiều đầu mối giao thông quan trọng của thủ đô. Nhận thấy tầm quan trọng của hệ
thống giao thông đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, công tác quản lý và phát
triển hệ thống giao thông đã được huyện và thành phố đẩy mạnh. Tuy nhiên, trong quá
trình phát triển không ngừng và phức tạp của nền kinh tế, công tác quản lý còn bộc lộ
nhiều bất cập, yếu kém.


2

Nhận thấy tính cấp thiết của việc quản lý hệ thống giao thông nhằm đảm bảo
điều kiện để phát triển kinh tế của một huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh như Hoài
Đức, nên tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý giao thông trên địa bàn huyện Hoài Đức-Thành phố Hà Nội” với
mong muốn đề xuất một số giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả công tác
trên.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài nhằm mục đích chính là đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm
nâng cao chất lượng quản lý hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Hoài
Đức.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý hệ thống giao thông đường bộ trên địa
bàn huyện Hoài Đức.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Trên phạm vi địa bàn huyện Hoài Đức có xét đến mối quan
hệ với các khu vực lân cận.
+ Về thời gian: đến năm 2020.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp sau
- Phân tích, tổng hợp;
- Phương pháp khảo sát thực tế;
- Phương pháp thu thập số liệu;
- Phương pháp chuyên gia
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI


3

- Đóng góp cơ sở khoa học cho công tác quản lý hệ thống giao thông đô thị tại
huyện Hoài Đức và các huyện khác của TP Hà nội
- Đề xuất một số biện pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý hệ thống
giao thông đô thị tại huyện Hoài Đức, góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất
lượng quản lý hệ thống giao thông các đô thị ở Việt Nam.
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
- Chương I. Thực trạng hệ thống giao thông và công tác quản lý hệ thống giao
thông trên địa bàn huyện Hoài Đức
- Chương II. Cơ sở khoa học để quản lý hệ thống giao thông đô thị trên địa bàn

huyện Hoài Đức
- Chương III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống giao
thông đô thị trên địa bàn huyện Hoài Đức
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


100

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN
- “ Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giao
thông trên địa bàn huyện Hoài Đức-Thành phố Hà Nội ” là một đề tài mang tính
khoa học và tính thực tiễn cao.
- Đề tài đã đề cập đến các vấn đề: thực trạng hệ thống giao thông, công tác
quản lý giao thông; cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý giao thông; đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giao thông trên địa bàn huyện
Hoài Đức-Thành phố Hà Nội.
- Qua nghiên cứu đề tài, tác giả rút ra một số nhận định sau:

Công tác quản lý giao thông huyện Hoài Đức mang tính đặc thù, đa ngành
và phức tạp. Để quản lý tốt giao thông, trước hết đòi hỏi mỗi đối tượng liên quan
cần nhận thức rõ vai trò trách nhiệm, tận tâm trong công việc, phối kết hợp chặt chẽ
trong quá trình thực hiện, luôn phấn đấu vì lợi ích chung cho cộng đồng, và cho
toàn xã hội.
Nâng cao chất lượng các đồ án quy hoạch xây dựng bằng cách hợp nhất và
đơn giản hoá các tài liệu quy hoạch, ít những ràng buộc về số học, bám sát với thực
tiễn địa phương. Quy hoạch có sự tham gia của nhiều đối tác, tầm nhìn được nhiều
bên thống nhất và thông tin quy hoạch cần được phổ biến rộng rãi. Kế hoạch phát
triển đô thị của chính quyền địa phương phải đề xuất được các khu vực phát triển đô
thị, xác định rõ các khu vực ưu tiên đầu tư xây dựng cụ thể.
Tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng theo quy hoạch. UBND
huyện cần rà soát, đánh giá tình hình thực tế của địa phương, nghiên cứu xem xét kỹ
các đồ án, các khu chức năng ưu tiên; Xây dựng kế hoạch phát triển đô thị và phê


101

duyệt hoặc trình cấp thẩm quyền duyệt làm cơ sở triển khai tổ chức thực hiện toàn
diện các nội dung của đồ án quy hoạch được duyệt, khắc phục tình trạng “quy
hoạch treo”, phát huy vai trò định hướng của quy hoạch, thúc đẩy phát triển kinh tế
xã hội. Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình giao thông, quản lý các
công trình hạ tầng kỹ thuật trên hệ thống giao thông
Hoàn thiện, đổi mới hệ thống pháp luật và các quy định dưới luật. Đổi mới
chính sách và cơ chế thu hút vốn đầu tư nhằm phát triển hệ thống giao thông trên địa
bàn huyện. Phát huy mạnh mẽ chủ trương: Nhà nước và nhân dân cùng làm trong
việc xây dựng và kiên cố hóa hệ thống giao thông; hình thành các quỹ đầu tư theo
quy định hiện hành. Tập trung thu hút cả nội lực và ngoại lực, sử dụng tốt các nguồn
lực cho đầu tư phát triển nhằm đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống giao thông đô thị
nhất là nguồn vốn từ đất đai, từ các doanh nghiệp có tiềm lực mạnh, từ các nguồn

đầu tư khác trên thị trường vốn.
Kiện toàn bộ máy quản lý hành chính thực hiện công tác quản lý hệ thống
giao thông và tăng sự phối hợp giữa các bộ phận, từng bước hoàn thiện cơ cấu
phòng Quản lý đô thị. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực.
Nâng cao ý thức người dân bằng nhiều biện pháp, hình thức trong việc chấp
hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ hệ thống giao thông.
Từng bước ứng dụng các thành tựu khoa học của thế giới trong quản lý hệ
thống giao thông như hệ thống giao thông thông minh, GIS, hệ thống kỹ thuật số
điều khiển đèn giao thông... nhằm hiện đại hoá quy trình và hệ thống quản lý.
2. KIẾN NGHỊ
- Chính phủ tiếp tục có những chính sách phát triển kinh tế xã hội, phát triển
hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là những công trình giao thông trọng điểm.


102

- UBND thành phố Hà Nội cần có những chiến lược về phát triển giao thông
ngắn hạn, dài hạn để phù hợp với tình hình kinh tế xã hội đặc thù của các huyện
ngoại thành đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ như huyện Hoài Đức.
- UBND huyện thường xuyên tổ chức lớp đào tạo cho các cán bộ trong
huyện về lĩnh vực quản lý đô thị.
- UBND các xã thị trấn phải lên kế hoạch cụ thể và dài hơi cho công tác
chỉnh trang đường đô thị trong đó phải có sự phân công rõ ràng đối với các ban
ngành; đoàn thể; hội phụ nữ; hội phụ lão…
- Tổ chức các tổ tuần tra ban đêm ngăn chặn các xe đổ phế thải ra đường và
kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp đổ phế thải ra đường.
- Phối hợp các ngành như: Công an; Quản lý đô thị; Thanh tra xây dựng…từ
cấp các xã, huyện cùng thống nhất các nội dung quản lý hệ thống giao thông và đảm
bảo công tác an toàn giao thông.

- Phân công nhiệm vụ cho quản lý giao thông cấp xã, thị trấn vì là cấp cơ sở
sát nhất với các đoạn đường nằm trên địa bàn mà xã; thị trấn quản lý toàn diện mọi
mặt cả về hành chính; xã hội và giao thông.
- Tổ chức phong trào thi đua các cấp để thi đua cùng nhau quản lý hệ thống
giao thông và đảm bảo công tác an toàn giao thông; có thưởng phạt trong phong
trào thi đua để biểu dương khen thưởng các đơn vị làm tốt; phê bình các đơn vị
chưa làm tốt.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giao thông vận tải (2010), Thông tư số 10/2010/TT – BGTVT ngày
29/4/2010 Quy định về quản lý và bảo trì đường bộ;
2. Bộ Xây dựng (2007), Giáo trình quản lý xây dựng;
3. Bộ Xây dựng (2008), Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20/2/2008 của Bộ
Xây dựng về quản lý đường đô thị;
4. Bộ Xây dựng (2010), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng
kỹ thuật đô thị ( QCVN 07:2010/BXD);
5. Bộ Xây dựng (2008), Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam Quy hoạch xây dựng
(QCXDVN 01: 2008/BXD);
6. Chính phủ (2008), Thông tư số 04/2008/TT – BXD của Bộ Xây dựng ngày
20/2/2008 Hướng dẫn quản lý đường đô thị;
7. Chính phủ (2005), Nghị định số 08/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày
24/1/2005 của Chính phủ về Quy hoạch Xây dựng;
8. Chính phủ (2010), Nghị định số 11/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày
24/2/2010 của Chính phủ về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
9. Chính phủ (2009), Nghị định số 42/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày
07/05/2009 về việc phân loại đô thị;
10. Chính phủ (2010), Nghị định số 11/2010/NĐ – CP ngày 24/2/2010 của
Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
11. Quốc hội (2004), Luật Xây dựng số 16/2004/QH11 ngày 26/11/2004;

12. Quốc hội (2008), Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày
13/11/2008;
13. Quốc hội (2009) Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
14. Phòng Quản lý đô thị huyện Hoài Đức, Báo cáo hàng năm;


15. Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải (2012), Quy hoạch phát
triển giao thông vận tải huyện Hoài Đức đến năm 2020 và định hướng đến năm
2030;
16. Bùi Khắc Toàn, Trần Thị Hường, Vũ Hoàng Điệp (2009), Kỹ thuật Hạ
tầng đô thị, NXB Xây dựng;
17. Hồ Ngọc Hùng (2009), Giao thông trong quy hoạch đô thị, NXB Khoa
học và Kỹ thuật Hà Nội;
18. Nguyễn Xuân Trục (1998), Giáo trình Quy hoạch giao thông vận tải và
thiết kế đường đô thị, NXB Giáo dục;
19. Nguyễn Đình Hương và Th.S Nguyễn Hữu Đoàn (đồng chủ
biên),(2005),Giáo trình Kinh tế đô thị, NXB Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân;
20. Nguyễn Hồng Tiến (2009), Quản lý nhà nước về hạ tầng kỹ thuật đô thị,
NXB Bộ Xây dựng;
21. Phạm Trọng Mạnh (2010), Quản lý hạ tầng kỹ thuật, NXB Xây dựng;
22. Vũ Thị Vinh, Phạm Hữu Đức, Nguyễn Văn Thịnh (2009), Quy hoạch
mạng lưới giao thông đô thị, NXB Xây dựng;
23.Từ Sỹ Sùa và ThS. Trần Hữu Minh (đồng chủ biên, (2005), Khai thác cơ
sở vật chất kỹ thuật Giao thông vận tải đô thị - NXB GTVT Hà Nội;
24. Website cổng thông tin điện tử một số cơ quan đơn vị:
Chính phủ



Bộ Xây dựng




UBND Thành phố Hà Nội



UBND Thành phố Đà Nẵng



Sở Xây dựng Hà Nội



Sở Giao thông vận tải Hà Nội



UBND huyện Hoài Đức

.

UBND quận Long Biên

.


PHỤ LỤC
Bản đồ quy hoạch giao thông vận tải huyện Hoài Đức đến năm 2020 và định hướng

đến năm 2030



×