Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án thủy lợi độc lập (IPP) theo hình thức BOO của công ty cổ phần phát triển năng lượng Sơn Vũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.95 MB, 91 trang )

1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này một phần công sức rất lớn, là sự giúp đỡ nhiệt
tình của các thầy cô giáo trong Trường Đại học Thủy Lợi, Phòng Kinh tế – Kế
hoạch Công ty Cổ phần Phát triển Năng lượng Sơn Vũ, đặc biệt là PGS.TS. Ngô
Thị Thanh Vân. Vì vậy tác giả cũng qua đây xin được trân trọng cảm ơn các thầy
cô giáo, PGS. TS. Ngô Thị Thanh Vân, Phòng Kinh tế – Kế hoạch Công ty Cổ
phần Phát triển Năng lượng Sơn Vũ đã hướng dẫn và đóng góp ý kiến cho tác
giả trong quá trình xây dựng luận văn.
Do điều kiện về thời gian và hiểu biết của tác giả còn hạn chế, nên tác giả
cũng rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, các nhà
nghiên cứu và các độc giả để luận văn được hoàn thiện hơn nữa.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 06 tháng 03 năm 2012
Tác giả


Trần Quốc Hưng











2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng
cao hiệu quả đầu tư các dự án thủy điện độc lập (IPP) theo hình thức BOO
của Công ty Cổ phần phát triển Năng Lượng Sơn Vũ” là công trình nghiên cứu
của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây./.

Hà Nội, ngày 06 tháng 03 năm 2012
Tác giả


Trần Quốc Hưng
















3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOO:
CNĐKKD:
CP:
ĐHĐCĐ:
HBB:
HĐND:
NĐ-CP:
NPV:
GDP:
GTGT:
FDI:
SVE JSC:
UBND:
USD:
TP:
TNHH:
TNDN:
EVN:
ISO:
IPP:
IRR
WTO:
VND:
VDB:

Xây dựng – sở hữu – kinh doanh

Chứng nhận đăng ký kinh doanh
Cổ phần
Đại hội đồng cổ đông
Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội
Hội đồng nhân dân
Nghị định Chính phủ
Giá trị hiện tại ròng
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Giá trị gia tăng
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Công ty Cổ phần phát triển năng lượng Sơn Vũ
Uỷ ban nhân dân
Đồng đô la Mỹ
Thành phố
Trách nhiệm hữu hạn
Thu nhập doanh nghiệp
Tập đoàn điện lực Việt Nam
Tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế
Điện độc lập
Hệ số hoàn vốn nội bộ
Tổ chức thương mại Thế giới
Đồng Việt Nam
Ngân hàng Phát triển Việt Nam


4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tiêu thụ điện theo ngành trong khoảng thời gian 2006-2010 16

Bảng1.2: Cơ cấu nguồn điện theo công suất và sản lượng cho giai đoạn
2010-2020 tầm nhìn 2030 18
Bảng 2.1: Mô hình tổ chức SVE JSC 33
Bảng 2.2: Thông số dự án thuỷ điện M ường Hum 40
Bảng 2.3: Biểu giá điện theo chi phí tránh đuợc năm 2011 44
Bảng 2.4: Sản lượng điện nhà máy Mường Hum theo giờ
45
Bảng 2.5: Doanh thu bán điện nhà máy thuỷ điện Mường Hum 45
Bảng 2.6: Tổng doanh thu nhà máy thuỷ điện Mường Hum 46
Bảng 2.7: Thông số dự án thuỷ điện Sông Quang 47
Bảng 2.8: Gía trị đã thực hiện của án thuỷ điện Sông Quang 50
Bảng 2.9: Thông số dự án thuỷ điện Châu Thôn 51
Bảng 2.10: Bảng các chỉ tiêu dự án thuỷ điện Châu Thôn 53
Bảng 2.11: Thông số dự án thuỷ điện Bản Xèo 54
Bảng 2.12: Tổng hợp các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh
giai đoạn 2009- 9 tháng đầu năm 2011 56

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình1.1: Mô hình thị truờng điện độc quyền 21
Hình 1.2: Mô hình thị truờng điện cạnh tranh chỉ có một đại lý mua 21
Hình1.3: Mô hình thị truờng điện cạnh tranh phát điện và cạnh tranh
bán buôn 22
Hình1.4: Mô hình thị truờng điện cạnh tranh hoàn toàn 22

5

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU 7
DANH MỤC HÌNH VẼ 7
MỞ ĐẦU 8
1. Tính cấp thiết của đề tài 8
2. Mục đích đề tài 9
3. Phương pháp nghiên cứu 9
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 9
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
6. Kết quả dự kiến đạt đựơc 10
7. Nội dung nghiên cứu của luận văn 10
CHƯƠNG 1: THỦY ĐIỆN ĐỘC LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
THEO HÌNH THỨC BOO 11
1.1. Thủy điện độc lập 11
1.1.1. Khái niệm về thủy điện độc lập 11
1.1.2. Đặc điểm của thủy điện độc lập 11
1.1.3. Phân loại thủy điện độc lập 15
1.2. Hoạt động kinh doanh bán điện của các dự án điện độc lập (IPP) 16
1.2.1. Cơ cấu nguồn điện và nhu cầu sử dụng điện tại nước ta 16
1.2.2. Quản lý hoạt động kinh doanh điện của nhà nước 19
1.2.3. Nguyên tắc hoạt động kinh doanh bán điện của các dự án điện
độc lập 23
1.2.4. Định hướng thị trường bán điện Việt Nam trong thời gian tới 24
1.3. Đầu tư thủy điện độc lập theo hình thức BOO 25
1.3.1. Dự án thủy điện độc lập theo hình thức BOO 25
1.3.2. Hiệu quả của dự án đầu tư thủy điện độc lập theo hình thức BOO
6

và các chỉ tiêu đánh giá 25
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của dự án thủy điện
độc lập theo hình thức BOO 27

1.3.4. Tình hình đầu tư xây dựng thủy điện độc lập theo hình thức BOO
của nước ta trong giai đoạn hiện nay 30
1.3.5. Triển vọng phát triển của hoạt động đầu tư xây dựng thủy điện
độc lập theo hình thức BOO tại Việt Nam trong thời gian tới 30
1.4. Kết luận chương 1 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ THỦY ĐIỆN ĐỘC
LẬP (IPP) THEO HÌNH THỨC BOO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT
TRIỂN NĂNG LƯỢNG SƠN VŨ 32
2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần PTNL Sơn Vũ 32
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 32
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty 32
2.1.3. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty 38
2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư thủy điện của Công ty Cổ phần
PTNL Sơn Vũ 39
2.2.1. Mục tiêu chiến lược 39
2.2.2. Thực trạng thực hiện 40
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư thủy điện của
Công ty Cổ phần PTNL Sơn Vũ trong thời gian tới 63
2.3.1. Các yếu tố khách quan 63
2.3.2. Các yếu tố chủ quan 66
2.4. Kết luận chương 2 67
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NĂNG
LƯỢNG SƠN VŨ 68
3.1. Chiến lược đầu tư của Công ty Cổ phần PTNL Sơn Vũ từ
7

nay đến 2020 68
3.1.1. Mục tiêu của chiến lược 68
3.1.2. Các thuận lợi và khó khăn tác động đến chiến lược đầu tư 68

3.2. Các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả đầu tư của Công ty
Cổ phần PTNL Sơn Vũ 71
3.2.1. Các nhóm giải pháp thực hiện 71
3.2.2. Các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả đầu tư của Công ty 71
3.2.2.1. Các giải pháp mang tính chiến lược 71
3.2.2.2. Các giải pháp mang tính chiến thuật, cụ thể 75
3.3. Kết luận chương 3 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
















8

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Đối với bất kỳ quốc gia nào, hệ thống kết cấu hạ tầng có vai trò vô cùng
quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế đất nước, hệ thống kết cấu hạ tầng
tạo cơ sở tiền đề cho phát triển tất cả các ngành kinh tế. Trong hệ thống kết cấu
hạ tầng thì năng lượng, đặc biệt là điện là nguồn năng lượng không thể thiếu đối
với các ngành sản xuất như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sử dụng cho
nghiên cứu khoa học kỹ thuật, an ninh quốc phòng, cho đời sống con người.
Ở Việt Nam, ngành điện vẫn là một trong những ngành Nhà nước độc
quyền, chịu sự quản lý trực tiếp của Nhà nước, sản phẩm là loại hàng hoá đặc
biệt, đòi hỏi quá trình sản xuất phải gắn liền với quá trình tiêu dùng. Với những
đặc điểm này thì để nền kinh tế phát triển điện phải đi trước một bước.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có những bước tiến vượt
bậc, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau luôn cao hơn năm trước. Vì vậy, việc
phát triển nguồn điện trong những năm gần đây diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng.
Bên cạnh sự phát các dự án điện sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thì việc
phát triển các nguồn điện độc lập cũng được đánh giá là đầy tiềm năng và cơ hội.
Nhiều nhà đầu tư đang nhìn thấy nhiều cơ hội đầu tư vào lĩnh vực này. Hiện nay,
có rất nhiều dự án về thủy điện độc lập đang thu hút các nhà đầu tư . Hàng loạt
các nhà máy thủy điện độc lập (IPP) được đầu tư xây dựng theo hình thức BOO
(xây dựng - sở hữu – kinh doanh) đáp ứng các nhu cầu sử dụng điện ngày một
tăng lên của đất nước.
Công ty Cổ phần Phát triển Năng lượng Sơn Vũ được thành lập ngày
23/03/2005 theo giấy phép kinh doanh số 0103007140 do Sở Kế hoạch và Đầu
tư Thành phố Hà Nội cấp. Cổ phần Phát triển Năng lượng Sơn Vũ hoạt động
kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó: sản xuất và kinh doanh cung ứng
điện năng, đầu tư xây dựng nhà máy phát điện, lắp đặt đường dây, trạm biến áp
9

và công trình là ngành kinh doanh chính. Trong những năm gần Công ty đã và
đang tham gia vào lĩnh vực đầu tư xây dựng các dự án thủy điện độc lập theo
hình thức BOO với nhiều dự án lớn có tổng mức đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Đây

là lĩnh vực đầu tư kinh doanh còn mới mẻ, thị trường có nhiều tiềm năng nhưng
cần một lượng nguồn vốn lớn để đầu tư và thời gian thu hồi vốn tương đối dài.
Vì vậy, cần có những nghiên cứu cơ bản về đầu tư xây dựng để có những giải
pháp thích hợp trong việc nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án thủy điện độc lập
theo hình thức này.
Mặt khác, tuy là một Công ty mới thành lập còn non trẻ nhưng ngay từ
những ngày đầu Công ty đã xác định ngành nghề kinh doanh chính là sản suất và
kinh doanh cung ứng điện năng. Vì là lĩnh vực kinh doanh chính, vậy nên cần có
một sự nghiên cứu tổng quát và cái nhìn tổng quan về thị trường này để định
hướng phát triển thị trường đi đúng hướng, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu
của thị trường điện để có những biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư. Vì vậy, đề
tài: “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án
thủy điện độc lập (IPP) theo hình thức BOO của Công ty Cổ phần phát triển
Năng Lượng Sơn Vũ” là một điều rất cần thiết cho việc tham gia vào lĩnh vực
đầu tư kinh doanh điện của Cổ phần Phát triển phát triển Năng lượng Sơn Vũ.
2. Mục đích của đề tài
- Nghiên cứu các dự án đầu tư thủy điện độc lập(IPP) theo hình thức
BOO của Công ty Cổ phần Phát triển năng lượng Sơn Vũ.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án của Công
ty Cổ phần Phát triển năng lượng Sơn Vũ.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập, tổng hợp số liệu.
- Nghiên cứu đưa ra giải pháp.


10

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài là hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn
là tài liệu nghiên cứu hữu ích cho hoạt động đầu tư thủy điện độc lập (IPP) theo

hình thức BOO.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đã nghiên cứu đề đưa ra giải pháp nâng cao hiệu
quả đầu tư cho Công ty Cổ phần Phát triển năng lượng Sơn Vũ.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho các dự
án đầu tư thủy điện độc lập (IPP) theo hình thức BOO.
- Phạm vi nghiên cứu: Các dự án đầu tư thủy điện độc lập (IPP) theo hình
thức BOO của Công ty Cổ phần Phát triển năng lượng Sơn Vũ.
6. Kết quả dự kiến đạt được
 Về lý luận: Khái quát những vấn cơ bản đề lý luận cơ bản về các dự án đầu tư
thủy điện độc lập (IPP) theo hình thức BOO.
 Về thực tiễn:
- Tổng quan về các dự án đầu tư thủy điện, hiện trạng các dự án đầu tư thủy
điện độc lập theo hình thức BOO.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn đưa ra các giải pháp nâng cao
hiệu quả đầu tư các dự án thủy điện độc lập (IPP) theo hình thức BOO của Công
ty Cổ phần Phát triển năng lượng Sơn Vũ
7. Nội dung nghiên cứu của luận văn
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài dự kiến thực hiện các nội dung nghiên cứu
sau đây:
Chương 1: Thủy điện độc lập và hoạt động đầu tư theo hình thức BOO
Chương 2: Thực trạng hoạt động đầu tư thủy điện độc lập(IPP) theo hình thức
BOO của Công ty Cổ phần Phát triển Năng lượng Sơn Vũ
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án của
Công ty Cổ phần Phát triển Năng lượng Sơn Vũ

11
CHƯƠNG 1: THỦY ĐIỆN ĐỘC LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
THEO HÌNH THỨC BOO
1.1. Thủy điện độc lập

1.1.1. Khái niệm về thủy điện độc lập
Ngành điện là một ngành kinh tế chủ đạo có vị trí rất quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân. Ngành điện cung ứng mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống, sinh
hoạt, lao động sản xuất của tất cả các ngành và người dân. Trong đó thủy điện
độc lập đóng góp một phần không nhỏ vào quá trình sản xuất và cung cấp điện
cho cả nước hiện nay. Khi chủ đầu tư có ý định đầu tư vào thủy điện tại một địa
điểm nào đó thì phải đảm bảo được rằng dự án sẽ được nằm trong quy hoạch
tổng thể ngành điện của Quốc gia.
Năm 2002, Nhà nước chính thức cho phép tư nhân được tham gia làm thủy
điện theo chính sách BOO (xây dựng-sở hữu-kinh doanh).
Theo mục 1, điều 2, quyết định 30/2006/QĐ-BCN ngày 31 tháng 08 năm
2006 của Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp về việc ban hành quy định quản lý đầu tư
xây dựng các dự án điện độc lập (IPP) thì thủy điện độc lập là các
6Tdự án đầu tư
xây dựng thủy điện không sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đầu tư, khai thác
và bán điện theo quy định của pháp luật về điện lực.
1.1.2. Đặc điểm của thủy điện độc lập
Dự án thủy điện độc lập bao gồm những đặc điểm như sau:
a. Phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nơi đặt địa điểm dự án:
Khi chủ dự án định đầu tư vào thủy điện thì việc cần quan tâm đầu tiên đó
là điều kiện tự nhiên của khu vực định đầu tư có phù hợp với thủy điện hay
không. Một trong những yếu tố quyết định để thực hiện dự án thủy điện đó là
dòng chảy hàng năm của lưu vực sông. Dòng chảy hàng năm là điều kiện đầu
tiên và là yếu tố quyết định trong việc lựa chọn công suất cho nhà máy thủy điện.
Nước ta có hệ thống sông ngòi, ao hồ dày đặc.Các hệ thống sông đều có giá trị
đáng kể về thủy lợi. Chỉ tính riêng các con sông có chiều dài trên 100m thì nước

12
ta đã có đến 2360 con sông. Đi theo dọc bờ biển, trung bình cứ 20 km lại gặp
một cửa sông.Tuy sông có nhiều nhưng phần lớn đều là sông nhỏ, nguồn tài

nguyên đem lại nếu tính riêng trên một con sông thì chưa nhiều. Đây là điều kiện
thuận lợi để phát triển thủy điện của nước ta.
Ngoài ra điều kiện địa hình và khí hậu cũng là những yếu tố quan trọng
trong việc quyết định có nên đầu tư ngành thủy điện cho vùng nào đấy hay
không. Với đặc điểm địa lý của đất nước có nhiều đồi núi, cao nguyên và sông
hồ, địa hình dốc, lại có mưa nhiều nên hàng năm mạng lưới sông suối vận
chuyển ra biển hơn 870 tỷ m
P
3
P nước, tương ứng với lưu lượng trung bình khoảng
37.500m
P
3
P/giây, rất thuận lợi cho việc phát triển các nhà máy thủy điện.
b. Thị trường đầu ra tiềm năng:
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ trong những
năm gần đây với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm trên 6,5%, hoạt động sản
xuất kinh doanh và tiêu dùng xã hội ngày càng gia tăng. Do đó, nhu cầu điện
năng phục vụ cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt cũng ngày càng lớn. Đây là
điều kiện thuận lợi cơ bản cho sự phát triển ngành điện nói chung và các nhà
máy thủy điện độc lập nói riêng.
Theo tính toán của EVN thì nhu cầu sử dụng điện năng trong nước sẽ tăng
trưởng 16-17%/năm. Mỗi năm nhu cầu điện tăng thêm 1.500-2.000 MW, tương
đương với công suất của Nhà máy thủy điện Hòa Bình hoặc 20 nhà máy thủy
điện Uông Bí hoặc 12 nhà máy thủy điện Đa Nhim.
Có thể thấy nhu cầu sử dụng điện năng từ nay cho đến năm 2020 cũng
như 2030 tăng ngày càng nhanh theo dự báo như sau:
Năm 2020: Tổng công suất các nhà máy điện khoảng 75.000 MW, trong
đó: Thủy điện chiếm 23,1%; thủy điện tích năng 2,4%; nhiệt điện than 48,0%;
nhiệt điện khí đốt 16,5% (trong đó sử dụng LNG 2,6%); nguồn điện sử dụng

năng lượng tái tạo 5,6%; điện hạt nhân 1,3% và nhập khẩu điện 3,1%.
Điện năng sản xuất và nhập khẩu năm 2020 khoảng 330 tỷ kWh, trong đó:

13
Thủy điện chiếm 19,6%; nhiệt điện than 46,8%; nhiệt điện khí đốt 24,0% (trong
đó sử dụng LNG 4,0%); nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo 4,5%; điện hạt
nhân 2,1% và nhập khẩu điện 3,0%.
Định hướng đến năm 2030: Tổng công suất các nhà máy điện khoảng
146.800 MW, trong đó Thủy điện chiếm 11,8%; thủy điện tích năng 3,9%; nhiệt
điện than 51,6%; nhiệt điện khí đốt 11,8% (trong đó sử dụng LNG 4,1%); nguồn
điện sử dụng năng lượng tái tạo 9,4%; điện hạt nhân 6,6% và nhập khẩu điện
4,9%.
Điện năng sản xuất năm 2030 là 695 tỷ kWh, thủy điện chiếm 9,3%; nhiệt
điện than 56,4%; nhiệt điện khí đốt 14,4% (trong đó sử dụng LNG 3,9%); nguồn
điện sử dụng năng lượng tái tạo 6,0%; điện hạt nhân 10,1% và nhập khẩu điện
3,8%.
Dự báo nhu cầu trên đòi hỏi ngành điện phải đẩy mạnh xây dựng thêm
nhiều nhà máy thủy điện, nhiệt điện than, nhiệt điện khí, điện nguyên tử đồng
thời kết hợp trao đổi, liên kết lưới điện với các nước trong khu vực để đáp ứng
nhu cầu nội địa và tiến tới xuất khẩu điện năng.
Việt Nam là một quốc gia được thiên nhiên ưu đãi có hệ thống sông ngòi
phong phú, đa dạng trải khắp chiều dài đất nước nên rất thuận lợi cho việc phát
triển thủy điện: 64% tập trung ở Miền Bắc, 23% ở Miền Trung và 13% ở Miền
Nam. Mới chỉ có khoảng 1/4 tiềm năng thủy điện ở nước ta được khai thác để
phục vụ sản xuất và dân sinh Triển vọng của thủy điện là rất lớn.
c. Chi phí đầu tư lớn và không sử dụng vốn Ngân sách nhà nước.:
Các dự án về điện đều phải đầu tư cơ sở vật chất lớn và hiện đại, do đó
nguồn vốn đầu tư rất lớn, thời gian đầu tư xây dựng kéo dài. Do số lượng vốn
đầu tư ban đầu lớn, nên hiện nay các cơ sở nhà máy điện chủ yếu là do EVN đầu
tư. Dù rất nhiều tiềm năng nhưng thủy điện cũng kén nhà đầu tư do gắn với

nhiều yếu tố quan trọng như vốn, địa điểm, kỹ thuật, đầu ra Theo số liệu thống
kê để sản xuất được 1 MW điện, ứng với sản lượng điện 4,2 triệu kWh/năm, nhà

14
đầu tư phải bỏ ra từ 20-25 tỉ đồng, thậm chí ở những địa bàn có địa hình phức
tạp thì suất đầu tư 1MW có thể lên tới 25 tỉ đồng, nên ngành này chỉ dành cho
những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính vững vàng. Năm 2002, Nhà nước chính
thức cho phép tư nhân được tham gia làm thủy điện theo chính sách BOO (xây
dựng-sở hữu-kinh doanh) nhưng đầu tư vào thủy điện cần vốn lớn nên dù nhà
nước mở cửa, thị trường đầu ra rất tiềm năng nhưng vấn đề về vốn lại là rào cản
lớn nhất đối với các DN tư nhân.
d. Thời gian đầu tư kéo dài:
Các dự án thủy điện thường có thời gian đầu tư kéo dài nhiều năm chẳng
hạn dự án Thủy điện Sông Boung 2, công suất 100 MW, vốn đầu tư 2.200 tỷ
đồng, xây dựng 6 năm, Dự án thủy điện Hương Sơn có vốn đầu tư 810 tỷ đồng,
công suất 33MW thời gian đầu tư đã 4 năm nhưng đến nay vẫn chưa hoàn
thành Sỡ dĩ có sự kéo dài về thời gian này là do xây dựng nhà máy thủy điện
bao gồm rất nhiều hạng mục công trình như Hồ chứa nước; Đập chính; Đập phụ;
Tràn xả lũ; Đập tràn; Cống lấy nước; Kênh dẫn nước vào hồ; Cửa lấy nước;
Tuynel áp lực; Đường ống áp lực, nhà máy, đường dây tải điện….lại phải xây
dựng trong điều kiện địa hinh phức tạp ( đồi núi dốc, hiểm trở). Trong khi đó đòi
hỏi phải xây dựng các hạng mục hoàn chỉnh đồng bộ thì mới có thể đưa vào vận
hành và sử dụng. Chính vì vậy thời gian đầu tư vào các dự án thủy điện kéo dài
hơn so với những dự án sản xuất khác.
e. Phải đảm bảo được đầu ra trước khi tiến hành xây dựng nhà máy thủy
điện
Hiện nay ở nước ta ngành điện là ngành kinh tế độc quyền: chỉ duy nhất
có Tập đoàn Điện lực Việt nam - EVN là người mua điện duy nhất và cũng là
người bán điện duy nhất đến người tiêu dùng. Cả các nhà cung cấp điện cũng
như người sử dụng điện không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc bán và mua

điện của EVN
. Do đó việc tiêu thụ sản phẩm của các dự án thủy điện có đặc
điểm khác với sản phẩm của những dự án sản xuất khác đó là phải đảm bảo được

15
đầu ra trước khi xây dựng dự án. Tức là đàm phán thành công phương án đấu nối
với công ty mua bán điện EVN thì mới có thể hình thành dự án xây dựng nhà
máy thủy điện. Phương án đấu nối lưới điện bao gồm: công suất, điện năng, thời
điểm
dự kiến mua bán điện, điểm đấu nối, điểm đặt thiết bị đo đếm mua bán
điện, cấp điện áp mua bán điện, thể hiện phương án mua bán điện trên bản đồ, sơ
đồ lưới điện khu vực.
Tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam việc đàm phán về phương án đấu nối
giữa các chủ đầu tư dự án thủy điện với EVN chưa thực sự đạt hiệu quả. Có
không ít những dự án vẫn khởi công trong khi chưa đàm phán được phương án
đấu nối.
Nguyên nhân của việc đàm phán không hiệu quả này chủ yếu là do EVN
chưa làm đường dây đến các thủy điện nhỏ mua điện. Trong khi nếu như chủ đầu
tư bỏ tiền ra để đầu tư vào đường dây truyền tải thì chi phí đầu tư lại vượt trội
lên mà đường dây lại vẫn thuộc quyền sỡ hữu của EVN hoặc nếu như vậy thì
phải thỏa thuận lại giá mua điện thì chủ đầu tư mới có thể thu hồi vốn mà mình
bỏ ra đầu tư. Tuy nhiên EVN đến nay vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng cho các chủ
đầu tư nên vẫn tồn tại những dự án dù đã đi vào vận hành, sản xuất ra điện
nhưng lại không phát huy được do chưa thỏa thuận được phương án đấu nối và
giá bán điện với EVN
1.1.3. Phân loại các hình thức đầu tư thủy điện độc lập
Sau khi được Nhà nước cho phép các doanh nghiệp tư nhân được đầu tư
thủy điện năm 2002. Các doanh nghiệp tư nhân đã sử dụng và huy động các
nguồn vốn khác nhau để đầu tư vào thủy điện độc lập được đầu tư thông qua các
hình thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), Xây dựng - Sở hữu -

Kinh doanh (BOO) hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Tuy
nhiên hiện nay đa số các doanh nghiệp áp dụng đầu tư thủy điện độc lập theo
hình thức BOO.

16
Ngoài cách phân loại theo hình thức đầu tư thủy điện độc lập cũng như
cũng các dự án thủy điện khác còn được phân loại theo quy mô, công suất, tính
chất (nhóm A, B, C).
1.2. Hoạt động kinh doanh bán điện của các dự án điện độc lập
1.2.1. Cơ cấu nguồn điện và nhu cầu sử dụng điện tại nước ta
Hiện nay, do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước lên lượng tiêu
thụ điện tại Việt Nam tiếp tục gia tăng.
Về cơ cấu tiêu thụ điện, công nghiệp tiếp tục là ngành chiếm tỉ trọng tiêu
thụ điện năng nhiều nhất với tốc độ tăng từ 47.4% lên đến 52% tổng sản lượng
tiêu thụ điện tương ứng trong năm 2006 và 2010. Tiêu thụ điện hộ gia đình
chiếm tỉ trọng lớn thứ hai nhưng có xu hướng giảm nhẹ do tốc độ công nghiệp
hoá nhanh của Việt Nam, từ 42.9% năm 2006 thành 38.2% năm 2010. Phần còn
lại dịch vụ, nông nghiệp và các ngành khác chiếm khoảng 10% tổng sản lượng
tiêu thụ điện năng
Bảng 1.1. Tiêu thụ điện theo ngành trong khoảng thời gian 2006-2010(Nguồn:
Tổng sơ đồ VII)

STT Danh mục
2005
(%)
2006
(%)
2007
(%)
2008

(%)
2009
(%)
1 Nông nghiệp 1.3 1.1 1.0 1.0 0.9
2 Công nghiệp 45.8 47.4 50 50.7 50.6
3
Dịch vụ
4.9
4.8
4.8
4.8
4.6
4 Quản lý và tiêu dùng 43.9 42.9 40.6 40.1 40.1
5 Khác 4.1 3.8 3.7 3.5 3.7

Tốc độ tăng của tiêu thụ điện vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP trong cùng
ký. Ví dụ trong thời gian 1995-2005 tốc độ tăng tiêu thụ điện hàng năm là hơn

17
14.9% trong khi tốc độ tăng trưởng GDP chỉ là 7.2%. Tốc độ tăng tiêu thụ điện
cao nhất thuộc về ngành công nghiệp (16.1%) và sau đó là hộ gia đình (14%)
Trong tương lai, theo Tổng sơ đồ phát triển điện quốc gia (Tổng sơ đồ
VII), nhu cầu điện của Việt Nam tiếp tục tăng từ 14-16%/năm trong thời kỳ
2011-2015 và sau đó giảm dần xuống 11.15%/năm trong thời kỳ 2016-2020 và
7.4-8.4%/năm cho giai đoạn 2021-2030.
Để có thể đáp ứng được nhu cầu điện năng, Chính phủ Việt Nam đã đề ra
mục tiêu cụ thể về sản xuất và nhập khẩu cho ngành điện. Trong Tổng sơ đồ VII
cho giai đoạn 2010-2020 tầm nhìn 2030 các mục tiêu bao gồm:
- Sản xuất và nhập khẩu tổng cộng 194-210 tỉ kWh đến năm 2015, 330-362 tỉ
kWh năm 2020, và 695-834 tỉ kWh năm 2030;

- Ưu tiên sản xuất điện từ nguồn năng lượng tái tạo bằng cách tăng tỷ lệ điện
năng sản xuất từ nguồn năng lượng này từ mức 3.5% năm 2010 lên 4.5% tổng
điện năng sản xuất vào năm 2020 và 6% vào năm 2030;
- Giảm hệ số đàn hồi điện/GDP từ bình quân 2.0 hiện nay xuống còn bằng 1.5
năm 2015 và 1.0 năm 2020;
- Đẩy nhanh chương trình điện khí hoá nông thôn miền núi đảm bảo đến năm
2020 hầu hết số hộ dân nông thôn có điện;
Các chiến lược được áp dụng để đạt các mục tiêu nói trên cũng đã được đề ra
bao gồm:
- Đa dạng hoá các nguồn sản xuất điện nội địa bao gồm các nguồn điện truyền
thống (như than và ga) và các nguồn mới (như Năng lượng tái tạo và điện
nguyên tử);
- Phát triển cân đối công suất nguồn trên từng miền: Bắc Trung và Nam, đảm
bảo độ tin cậy cung cấp điện trên từng hệ thống điện miền nhằm giảm tổn thất
truyền tải, chia sẻ công suất nguồn dự trữ và khai thác hiệu quả các nhà máy
thuỷ điện trong các mùa;
- Phát triển nguồn điện mới đi đôi với đổi mới công nghệ các nhà máy đang

18
vận hành;
- Đa dạng hoá các hình thức đầu tư phát triển nguồn điện nhằm tăng cường
cạnh tranh nâng cao hiệu quả kinh tế;
Cơ cấu các nguồn điện cho giai đoạn 2010-2020 tầm nhìn 2030 đã được đề
ra trong Tổng sơ đồ VII và được tóm tắt ở bảng bên dưới. Điện nguyên tử và
năng lượng tái tạo chiếm tỉ trọng tương đối cao vào giai đoạn 2010-2020 và sẽ
dần trở nên tương đối quan trọng trong giai đoạn 2020-2030. Thuỷ điện vẫn duy
trì thị phần không đổi trong giai đoạn 2010-2020 và 2020-2030.
Bảng1.2. Cơ cấu nguồn điện theo công suất và sản lượng cho giai đoạn 2010-
2020 tầm nhìn 2030
ST

T
Nguồn điện
2020 2030
Tổng công
suất lắp
đặt
(MW)
Thị phần
trong
tổng công
suất lắp
đặt (%)
Thị phần
trong
tổng sản
lượng
điện
(%)
[2]
Tổng công
suất lắp
đặt (MW)

Thị phần
trong
tổng công
suất lắp
đặt (%)
Thị phần
trong

tổng sản
lượng
điện
(%)
[3]
1
Nhiệt điện than
36,000 48.0 46.8 75,000 51.6 56.4
2
Nhà máy nhiệt
điện tua bin khí
10,400 13.9 20.0 11,300 7.7 10.5
3
Nhà máy nhiệt
điện chạy tua bin
khí LNG
2,000 2.6 4.0 6,000 4.1 3.9
4
Nhà máy thuỷ
điện
17,400 23.1
19.6
N/A 11.8
9.3
5
Nhà máy thuỷ
điện tích năng
1,800 2.4 5,700 3.8

19

6
Nhà máy điện sinh
khối
500
5.6 4.5
2,000
9.4 6.0
7
Nhà máy điện gió
1,000
6,200
8
Nhà máy điện
nguyên tử
N/A N/A 2.1 10,700 6.6 10.1
9
Nhập khẩu
2,200
3.1
3.0
7,000
4.9
3.8

Tổng cộng
75,000

100 100
146,80
0

100 100
(Nguồn: tóm tắt các thông tin được trong Tổng sơ đồ VII)
Cụ thể là vào năm 2020, cơ cấu các nguồn điện liên quan đến sản lượng là
46.8% cho nhiệt điện than, 19.6% cho thuỷ điện và thuỷ điện tích năng, 24% cho
nhiệt điện chạy khí và khí LNG, 4.5% cho Năng lượng tái tạo, 2.1% cho năng
lượng nguyên tử và 3.0% từ nhập khẩu từ các quốc gia khác.
1.2.2. Quản lý hoạt động kinh doanh điện của nhà nước
Điện năng là một loại hàng hoá đặc biệt. Quá trình kinh doanh điện năng
bao gồm 3 khâu liên hoàn: Sản xuất - Truyền tải - Phân phối điện năng xảy ra
đồng thời (ngay tứckhắc), từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ không qua một
khâu thương mại trung gian nào.
Điện năng là một loại hàng hoá đặc biệt. Quá trình kinh doanh điện năng
bao gồm 3 khâu liên hoàn: Sản xuất - Truyền tải - Phân phối điện năng xảy ra
đồng thời (ngay tức khắc),
Điện năng là một loại hàng hoá đặc biệt. Quá trình kinh doanh điện năng
bao gồm 3 khâu liên hoàn: Sản xuất - Truyền tải - Phân phối điện năng xảy ra
đồng thời (ngay tức khắc), từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ không qua một
khâu thương mại trung gian nào.
Điện năng được sản xuất ra khi đủ khả năng tiêu thụ vì đặc điểm của hệ
thống điện là ở bất kỳ thời điểm nào cũng có sự cân bằng giữa công suất phát ra
và công suất tiêu thụ (không để tồn đọng).

20
Thị trường điện lực (TTĐL) được hình thành đầu tiên ở Anh vào thập niên
90 của thế kỷ trước do việc không đảm bảo chất lượng điện năng của ngành điện
các nước trên toàn thế giới. Điều kiện hình thành TTĐL không những chỉ phụ
thuộc vào chính sách về kinh tế, xã hội của Nhà nước mà còn được quyết định
bởi điều kiện kỹ thuật, công nghệ của hệ thống điện. Có nhiều điểm khác nhau
về TTĐL tuy nhiên về cơ bản TTĐL là việc hộ tiêu thụ cuối tiêu thụ điện năng
từ các nhà máy sản xuất điện thông qua hệ thống truyền tải điện (được xem như

độc quyền tự nhiên) hình thành nên thị trường điện bán buôn giữa các nhà máy
điện và thị trường điện bán lẻ cho các hộ tiêu thụ điện năng.
Ngành điện hiện đang nằm trong xu thế đa dạng hoá các thành phần kinh tế
tham gia hoạt động điện lực cùng với nhu cầu về liên kết và hội nhập khu vực.
Phương thức quản lý độc quyền nhà nước của hoạt động sản xuất kinh doanh
điện hiện nay còn nhiều bất cập.Việc nghiên cứu đưa ra mô hình quản lý thị
trường điện lực nhằm nâng cao hiệu quả kinhtế trong đầu tư, phát triển, quản lý
và vận hành hệ thống điện, đồng thời xem xét vấn đề giá điện và chất lượng dịch
vụ điện cũng như huy động các nguồn tài chính mới cho nhu cầuphát triển điện
lực là rất cần thiết và phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường.
* Các mô hình tổ chức kinh doanh điện năng
Cùng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và quản lý, kết hợp với sự
phát triển của một số học thuyết kinh tế mới đã tạo điều kiện để nhiều công ty
điện lực nghiên cứu xây dựng, phát triển các mô hình kinh doanh mới thay thế
cho mô hình truyền thống trước đây, như mô hình truyền tải hộ, mô hình thị
trường phát điện cạnh tranh, mô hình TTĐ cạnh tranh bán buôn và bán lẻ, Tuy
nhiên, nhìn từ góc độ cạnh tranh của thị trường có thể phân chia thành bốn loại
mô hình thị trường điện cơ bản đang được áp dụng tại các nước trên thế giới hiện
nay như sau:

21
- Mô hình thị trường điện độc quyền: Là mô hình chỉ có một công ty nắm giữ
toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh điện năng từ sản xuất, truyền
tải đến phân phối cho khách hàng tiêu thụ.

Mô hình Thị trường điện cạnh tranh phát điện nhưng chỉ có một đại lý mua
buôn:Là mô hình chỉ có một người mua duy nhất từ nhiều nhà máy phát điện.
Toàn bộ điện năng sản xuất ra phải bán cho đại lý mua buôn và đại lý này thực
hiên chức năng phân phối độc quyền cho khách hàng tiêu thụ.


Hình 1.2: Mô hình thị truờng điện cạnh tranh chỉ có một đại lý mua

22
- Mô hình Thị trường cạnh tranh phát điện và cạnh tranh bán buôn: Là mô hình
mà các công ty phân phối có thể mua điện từ nhiều công ty bán buôn khác nhau
tuy nhiên vẫn độc quyền trong khâu phân phối cho các khách hàng dùng điện.

- Mô hình Thị trường điện cạnh tranh hoàn toàn: Là mô hình mà ở đó tất cả các
khách hàng đều có quyền lựa chọn nhà cung cấp điện chứ không bắt buộc phải
mua qua các nhà phân phối độc quyền. Giá cả ở đây hoàn toàn được xác định
dựa trên mối quan hệ cung cầu điện năng.

Hình1.4: Mô hình thị truờng điện cạnh tranh hoàn toàn

23
Trên cơ sở nghiên cứu những mô hình thị trường điện lực được các nước
trên thế giới áp dụng, thực hiện đánh giá những điều kiện cơ bản của thị trường
điện lực Việt Nam hiện tại từ đó thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước
trong thời gian đến theo là: “Từng bước hình thành thị trường điện cạnh tranh
trong nước, đa dạng hoá phương thức đầu tư và kinh doanh điện, khuyến khích
nhiều thành phần kinh tế tham gia, không biến độc quyền nhà nước thành độc
quyền doanh nghiệp. Nhà nước chỉ giữ độc quyền khâu truyền tải điện, xây dựng
và vận hành các nhà máy thuỷ điện lớn, các nhà máy điện nguyên tử”.
1.2.3. Nguyên tắc hoạt động kinh doanh bán điện của các dự án điện độc lập
Hiện nay, do ngành điện vẫn là ngành độc quyền do EVN chi phối, cho
lên hoạt động kinh doanh bán điện được thực hiện qua các hợp đồng mua bán
điện được ký giữa các Chủ đầu tư dự án điện độc lập với EVN. Trước khi xây
dựng các dự án dự án điện các Chủ đầu tư phải đạt được chấp thuận mua bán
điện với EVN.
Trong quá trình xây dựng đến khi hoàn thành dự án , các Chủ đầu tư phải

đàm phán và ký hợp đồng mua bán điện với EVN. Trình tự, thủ tục thực hiện
việc mua bán điện của các dự án điện độc lập (IPP) với EVN bao gồm các bước
sau:
- Bước 1 : Chấp thuận mua điện;
- Bước 2 : Thỏa thuận về đấu nối;
- Bước 3 : Đàm phán và ký kết thỏa thuận giá điện;
- Bước 4 : Thỏa thuận về hệ thống điều khiển và ghép nối
SCADA/DMS;
- Bước 5 : Thỏa thuận về hệ thống đo đếm điện năng;
- Bước 6 : Đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán điện;
- Bước 7 : Theo dõi và thực hiện hợp đồng.
Sau khi ký hợp kết hợp đồng mua bán điện các Chủ đầu tư IPP còn phải
hoàn thiện các thủ tục để được cấp giấy phép hoạt động điện lực do Cục điều tiết

24
điện lực - Bộ Công thương cấp. Đây là giấy phép cuối cùng và là tập hợp tất cả
các giấy phép thủ tục pháp lý của toàn bộ dự án. Sau đó Các chủ đầu tư đủ điều
kiện bán điện và có doanh thu
Doanh thu điện bán ra được tính theo sản lượng điện ghi trong đồng hồ
đặt tại nhà máy vào các ngày 01 hàng tháng sau khi trừ đi các tổn thất, và điện tự
dùng của nhà máy.
1.2.4. Định hướng thị trường bán điện Việt Nam trong thời gian tới
Cho đến năm 2011 thị trường Điện tại Việt nam vẫn ở dạng độc quyền với
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), một công ty nhà nước, nắm giữ hơn 71%
tổng lượng điện sản xuất, nắm toàn bộ khâu truyền tải, vận hành hệ thống điện,
phân phối và kinh doanh bán lẻ điện.
Để có thể huy động vốn đầu tư phát triển ngành điện Chính phủ Việt Nam
đã thông qua cách tiếp cận giá điện vận hành theo cơ chế theo thị trường và theo
đuổi mục tiêu bảo vệ môi trường với danh mục đầu tư khác nhau cho các nguồn
điện khác nhau.

Chính phủ Việt Nam đã đặt ra mục tiêu phát triển thị trường điện cạnh
tranh nhằm nâng cao việc sử dụng hiệu quả nguồn cung điện trong bối cảnh nền
kinh tế thị trường. Theo bản Dự thảo chi tiết phát triển thị trường Điện cạnh
tranh, ngành điện sẽ phát triển qua ba giai đoạn:
1) Thị trường phát điện cạnh tranh (2005-2014): các công ty sản xuất điện có
thể chào bán điện cho người mua duy nhất;
2) Thị trường bán buôn điện (2015-2022): các công ty bán buôn điện có thể
cạnh tranh để mua điện trước khi bán cho công ty phân phối điện;
3) Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh từ năm 2022 trở đi: người mua điện có
thể lựa chọn cho mình nhà cung cấp.
Giá điện của Việt nam năm 2010 là VND1,058 - 1,060/kWh (~ 5.3 US
cents/kWh).

25
Theo Chính phủ, giá điện sẽ được điều chỉnh hằng năm, nhưng Chính phủ
cũng sẽ xem xét thời điểm tăng thích hợp để đảm bảo ảnh hưởng ít nhất đến tình
hình kinh tế xã hội nói chung .
Tiếp theo Quyết định số 21, vào Tháng 3/2011, giá điện trung bình tăng
lên VND1.242/kWh (khoảng 6.5 US cents), tăng 15.28% so với giá năm 2010.
Hiện nay các bên tham gia vào thị trường phát điện tại Việt Nam là các
công ty Nhà nước như Tập đoàn Điện lực Việt nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí
Viêt Nam (PVN), Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN) và
các nhà sản xuất điện độc lập (IPPs) và dự án BOT nước ngoài. Các công ty Nhà
nước chiếm thị phần rất lớn trong sản xuất điện. Ví dụ vào cuối năm 2009, tổng
công suất lắp đặt các nguồn điện tại Việt Nam là 17.521MW trong số đó nguồn
điện thuộc sở hữu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là 53%, của Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là 10% và VINACOMIN là 3.7%. Các nhà sản
xuất điện độc lập (IPP) và dự án BOT nước ngoài chiếm 10.4% tổng công suất
lắp đặt của năm 2009.
1.3. Đầu tư thủy điện độc lập theo hình thức BOO

1.3.1. Dự án thủy điện độc lập theo hình thức BOO
Đầu tư dự án thủy điện độc lập theo hình thức BOO là một trong những
hình thức đầu tư các dự án điện độc lập ở nước ta hiện nay, theo cơ chế Xây
dựng - Sở hữu - Kinh doanh (BOO).
Các chủ đầu tư của dự án thủy điện tự huy động nguồn vốn sau đó đầu tư
xây dựng và sở hữu nhà máy, và nguồn điện sản xuất ra sẽ bán cho EVN thông
qua các hợp đồng mua bán điện.
1.3.2. Hiệu quả của dự án đầu tư thủy điện độc lập theo hình thức BOO và
các chỉ tiêu đánh giá.
Hiệu quả dự án đầu tư thủy điện độc lập theo hình thức BOO là toàn bộ
mục tiêu đề ra của dự án, được đặc trưng bằng các chỉ tiêu định tính (thể hiện ở

×