Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi sử dụng nguồn vốn ODA tại các tỉnh Miền Trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.03 KB, 90 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI






Nguyễn Thị Thanh Vân

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG
TRÌNH THỦY LỢI SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI CÁC
TỈNH MIỀN TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ











Hà Nội – Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI





Nguyễn Thị Thanh Vân

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG
TRÌNH THỦY LỢI SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI CÁC
TỈNH MIỀN TRUNG

Chuyên ngành : Kinh tế TNTN và Môi trường
Mã số : 60.31.16

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Ngô Thị Thanh Vân







Hà Nội – Tháng 6/2012


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS. Ngô Thị Thanh Vân đã tận tình hướng dẫn, góp ý và động viên tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô thuộc Khoa Kinh tế và Quản lý, các
cán bộ thuộc Khoa Đào tạo sau đại học - Trường Đại học Thủy lợi đã tạo
điều kiện trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường.
Tôi cũng cảm ơn các anh chị học viên lớp Cao học 18KT11 đã nhiệt
tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian khóa học vừa qua.
Nhưng lời cảm ơn sau cùng xin dành cho những người thân trong gia
đình và bạn bè đã hết lòng quan tâm, động viên và tạo điều kiện tốt nhất để
tôi có thể hoàn thành được luân văn tốt nghiệp này.

Hà Nội, Tháng 6/2012
Học viên thực hiện



Nguyễn Thị Thanh Vân


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự
của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu
tài liệu, kiến thức và kinh nghiệm làm việc với sự hỗ trợ hướng dẫn của
PGS.TS. Ngô Thị Thanh Vân – Trường Đại học Thủy lợi.
Các nội dung nghiên cứu và kết quả trình bày trong luận văn này là
trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây.


Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Thanh Vân




MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH 4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5
MỞ ĐẦU 7
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG 11
1.1. Dự án và quản lý dự án đầu tư xây dựng 11
1.1.1. Khái niệm về dự án và quản lý dự án đầu tư xây dựng 11
1.1.2. Quản lý dự án và vai trò của quản lý dự án 14
1.2. Nguồn vốn ODA và dự án sử dụng nguồn vốn ODA 17
1.2.1. Nguồn vốn ODA 17
1.2.2. Dự án sử dụng nguồn vốn ODA 19
1.3. Các văn bản quy định, thể chế, quy trình thủ tục trong công tác
quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi sử dụng
nguồn vốn ODA 22
1.4. Một số dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi tiêu biểu sử dụng
nguồn vốn ODA ở Việt Nam 25
Kết luận chương 1 32



Chương 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI SỬ DỤNG NGUỒN VỐN
ODA TẠI CÁC TỈNH MIỀN TRUNG 33
2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội các tỉnh miền Trung 33
2.1.1. Vị trí địa hình 33
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên 34
2.1.3. Điều kiện dân sinh kinh tế 37
2.2. Thực trạng đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi dự án Thủy lợi
miền Trung 38
2.2.1. Thực trạng đầu tư tổng thể dự án thủy lợi miền Trung 38
2.2.2. Thực trạng đầu tư của các tiểu dự án thuộc dự án thủy lợi miền
Trung 41
2.3. Thực trạng quản lý đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi dự án
thủy lợi miền Trung 47
2.3.1. Cơ cấu tổ chức thực hiện 47
2.3.2. Thực trạng quản lý dự án 49
2.4. Những kết quả đạt được, hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý dự
án thủy lợi miền Trung 55
2.4.1. Những kết quả đạt được 55
2.4.2. Những hạn chế, tồn tại 58
2.4.3. Nguyên nhân 59
Kết luận chương 2 62


Chương 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI CÁC TỈNH MIỀN TRUNG 63
3.1. Tổng thể thực hiện quản lý đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi
dự án thủy lợi miền Trung 63

3.2. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây
dựng các công trình thủy lợi sử dụng nguồn vốn ODA tại các tỉnh
miền Trung 65
3.2.1. Giải pháp dài hạn nâng cao năng lực của các Ban QLDA trong
công tác điều hành dự án 65
3.2.2. Giải pháp ngắn hạn tập trung nâng cao khả năng quản lý cơ cấu
phân chia công việc và quản lý rủi ro 70
3.2.3. Giải pháp tăng cường phối hợp và trao đổi thông tin 74
3.3. Các giải pháp hỗ trợ nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình thủy lợi sử dụng nguồn vốn ODA 77
3.3.1. Điều chỉnh công tác giải phóng mặt bằng 77
3.3.2. Phát huy vai trò của người dân trong vùng dự án hưởng lợi 78
3.3.3. Nâng cao trách nhiệm quản lý chất lượng công trình 78
Kết luận chương 3 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
- 4 -

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1-1. Chu trình quản lý dự án
Hình 1-2. Đặc điểm của dự án ODA
Hình 2-1. Bản đồ các tỉnh thuộc Dự án thủy lợi miền Trung
Hình 2-2. Sơ đồ tổ chức quản lý thực hiện dự án thủy lợi miền Trung


- 5 -

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Diễn giải

ADB Asian Development Bank / Ngân hàng phát triển châu Á
AFD
L'Agence Française de Développement
Cơ quan phát triển Pháp
CPMU
Central Project Management Unit
Ban quản lý dự án trung ương
CPO
Central Project Office
Ban quản lý trung ương các dự án thủy lợi
DWR Departmemt of Water Resources / Cục quản lý nước
EMP
Environmental Management Plan
Kế hoạch quản lý môi trường
FDI Foreign Direct Investment / Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GAP Gender Action Plan / Kế hoạch hành động giới
GIS Geological Information System / Hệ thống thông tin địa lý
HTX
Hợp tác xã
ICB International Competitive Bidding / Đấu thầu cạnh tranh quốc tế
IMC Irrigation Management Company / Công ty quản lý thủy nông
IME Irrigation Management Enterprise / Xí nghiệp quản lý thủy nông
LCB Local Competitive Bidding / Đấu thầu cạnh tranh trong nước
M&E Monitoring & Evaluation / Theo dõi và Đánh giá
MARD
Ministry of Agriculture and Rural Development
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NN&PTNT
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
O&M Operation & Maintenance / Vận hành và Bảo dưỡng

ODA Official Development Assistance / Hỗ trợ phát triển chính thức
OECD
Organization for Economic Co-operation and Development
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế

- 6 -

Chữ viết tắt Diễn giải
PMI
Project Management Institute
Viện nghiên cứu quản lý dự án quốc tế
PPMS
Project Performance Monitoring System
Hệ thống theo dõi thực hiện dự án
PPMU
Provincial Project Management Unit
Ban quản lý dự án tỉnh
PSC Project Steering Committee / Ban chỉ đạo dự án
QLDA
Quản lý dự án
RDS Rural Development Support / Hỗ trợ phát triển nông thôn
SA Social Assessment / Đánh giá xã hội
SDR Special Drawing Rights / Quyền rút vốn đặc biệt
SSP Social Support Program / Chương trình hỗ trợ xã hội
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
UBND
Ủy ban nhân dân

USD United States Dollar / Đôla Mỹ
VND Vietnam Dong / Đồng Việt Nam
WB World Bank / Ngân hàng Thế giới
WTO World Trade Organization / Tổ chức Thương mại Thế giới




- 7 -

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thì các công trình đã,
đang và sẽ được xây dựng trên khắp mọi miền của đất nước phục vụ nhu cầu
dân sinh và phát triển kinh tế xã hội. Trong thời kỳ bao cấp, Việt Nam chỉ áp
dụng duy nhất một hình thức quản lý xây dựng theo phương pháp quản lý tập
trung, trong đó nhà nước là chủ đầu tư, các đơn vị thi công và thiết kế là các
công ty nhà nước, chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước. Trong bối cảnh đất
nước đổi mới và mở cửa về kinh tế như hiện nay, đặc biệt là việc Việt Nam
tham gia vào tổ chức thương mại thế giới (WTO), làm cho Việt Nam trở
thành nơi lí tưởng để thu hút nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo đó, Chủ đầu tư và nguồn vốn đầu tư trở nên đa dạng có thể bao gồm
nhiều thành phần kinh tế: Nhà nước, tư nhân, doanh nghiệp, nước ngoài, vốn
vay ODA, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài…… Nhiều công ty tư vấn quản
lý dự án chuyên nghiệp cũng đã được hình thành, cạnh tranh và chiếm lĩnh thị
trường, các nhà thầu trong và ngoài nước tham gia thi công các dự án.
Vốn ODA là một phần của nguồn tài chính chính thức mà Chính phủ
các nước phát triển và các tổ chức đa phương dành cho các nước đang phát
triển nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội các quốc gia này, trong

đó có Việt Nam. Tình hình thực hiện các dự án nguồn vốn ODA thường bị
chậm ở nhiều khâu: chậm thủ tục, chậm triển khai, giải ngân chậm, tỷ lệ giải
ngân thấp. Do vậy, thời gian hoàn thành dự án kéo dài làm phát sinh các khó
khăn; đồng thời cũng làm giảm tính hiệu quả của dự án khi đi vào vận hành
khai thác. Điều này không phải là ngoại lệ đối với các dự án đầu tư xây dựng
thủy lợi ở một số tỉnh miền Trung.

- 8 -

Việc chúng ta quan tâm nhất khi đầu tư một dự án đó là tính hiệu quả
của dự án, hiệu quả của dự án phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó khâu
Quản lý dự án được coi là một trong những yếu tố quan trọng mang lại tính
hiệu quả của dự án. Vì vậy việc nghiên cứu về lĩnh vực quản lý dự án có tính
cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn cao. Do đó tôi đã chọn đề tài luận văn là
“Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư
xây dựng các công trình thủy lợi sử dụng nguồn vốn ODA tại các tỉnh miền
Trung”.
Đề tài sẽ tập trung vào những nội dung của quản lý dự án theo các quy
định hiện hành, những bất cập trong quá trình thực hiện và đưa ra những đề
xuất trong tất cả các khâu của quá trình quản lý dự án đầu tư công trình thủy
lợi bằng nguồn vốn ODA để công việc này hoàn thiện hơn và mang lại hiệu
quả cao hơn cho dự án cùng với sự phát triển của đất nước.

2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng các
công trình thủy lợi sử dụng nguồn vốn ODA;
+ Đánh giá thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình
thủy lợi sử dụng nguồn vốn ODA tại một số tỉnh miền Trung;
+ Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án

đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi sử dụng nguồn vốn ODA tại
các tỉnh miền Trung.

- 9 -

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các thể chế và chủ thể liên quan đến
quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi sử dụng nguồn vốn
ODA tại các tỉnh miền Trung.
b. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý dự án đầu
tư xây dựng các công trình thủy lợi sử dụng nguồn vốn ODA ở các tỉnh miền
Trung để làm rõ những hạn chế trong hoạt động quản lý dự án và nghiên cứu
đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng các
công trình thủy lợi sử dụng nguồn vốn ODA tại các tỉnh miền Trung.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học
Đề tài đưa ra cơ sở lý luận về công tác quản lý dự án sử dụng nguồn
vốn ODA, các quy định hiện hành đang được áp dụng về vấn đề quản lý dự án
sử dụng nguồn vốn ODA, đồng thời đánh giá thực trạng công tác quản lý dự
án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi sử dụng nguồn vốn ODA. Đề tài
nghiên cứu đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây
dựng các công trình thủy lợi sử dụng nguồn vốn ODA tại các tỉnh miền Trung.
b. Ý nghĩa thực tiễn
Những kiến nghị giải pháp mà đề tài đề xuất có giá trị tham khảo cho
công tác hoàn thiện quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi sử
dụng vốn vay ODA tại các tỉnh miền Trung nói riêng và các tỉnh trong cả
nước nói chung.


- 10 -


5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nội dung của luận văn, tác giả đề tài đã sử dụng những
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra;
- Phương pháp phân tích thống kê;
- Phương pháp so sánh và một số phương pháp kết hợp khác.


- 11 -

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

1.1. Dự án và quản lý dự án đầu tư xây dựng
1.1.1. Khái niệm về dự án và quản lý dự án đầu tư xây dựng
1, Khái niệm dự án
Thực tiễn nghiên cứu cho thấy có nhiều cách định nghĩa khác
nhau về dự án; tùy theo mục dích của dự án mà nhấn mạnh vào khía
cạnh nào đó. Theo cách hiểu thông thường thì Dự án là “điều mà người
ta có ý định làm”.
Theo “Cẩm nang các kiến thức cơ bản về quản lý dự án” của
Viện Nghiên cứu Quản lý dự án Quốc tế (PMI) thì: “Dự án là sự nỗ lực
tạm thời được thực hiện để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất”.
Định nghĩa này nhấn mạnh vào hai đặc tính:
Thứ nhất, đặc tính “nỗ lực tạm thời” (hay nói cách khác là có

thời hạn) nghĩa là, mọi dự án đầu tư đều có điểm bắt đầu và điểm kết
thúc xác định. Dự án kết thúc khi mục tiêu của dự án đã đạt được hoặc
khi xác định rõ ràng mục tiêu của dự án không thể đạt được và dự án bị
hủy bỏ.
Thứ hai, đặc tính “sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất” là sản phẩm
hoặc dịch vụ khác biệt so với những sản phẩm tương tự đã có hoặc dự
án khác.

- 12 -

Theo tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn ISO, trong tiêu chuẩn ISO
9000:2000 và theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN ISO 9000:2000) thì dự
án được định nghĩa là “một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các
hoạt động có phối hợp và kiểm soát, có thời hạn bắt đầu vào kết thúc,
được tiến hành để đạt được mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định,
bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực”.
Các định nghĩa về dự án tuy khác nhau nhưng chúng đều hàm
chứa một số đặc trưng cơ bản của dự án, đó là:
- Có mục đích, mục tiêu rõ ràng;
- Có chu kỳ phát triển riêng và thời gian tồn tại hữu hạn;
- Liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các
bộ phận quản lý chức năng với quản lý dự án;
- Sản phẩm của dự án mang tính chất đơn chiếc, độc đáo;
- Có sự va chạm về môi trường hoạt động;
- Có tính bất định và độ rủi ro cao.
2, Khái niệm dự án đầu tư xây dựng công trình
Theo Luật xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình được định
nghĩa là “tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng
mới, mở rộng hoặc cải tại những công trình xây dựng nhằm mục đích
phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch

vụ trong một thời hạn nhất định”.
Song, theo một số quan điểm khác thì dự án đầu tư là tổng thể
các giải pháp nhằm sử dụng các nguồn tài nguyên hữu hạn sẵn có để
tạo ra những lợi ích thiết thực cho nhà đầu tư và cho xã hội. Dự án đầu

- 13 -

tư không phải lúc nào cũng được định nghĩa nhất quán theo một khái
niệm mà được hiểu khác nhau tùy thuộc vào từng góc độ xem xét. Ví
dụ:
- Xét trên tổng thể chung của quá trình đầu tư, dự án đầu tư có
thể được hiểu như là kế hoạch chi tiết triển khai các hoạt động đầu tư
nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong một khoảng thời gian nhất định,
hay đó là một công trình cụ thể thực hiện các hoạt động đầu tư;
- Xét về mặt hình thức, dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu
trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo
một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện những mục tiêu
nhất định trong tương lai.
- Xét trên góc độ quản lý, dự án đầu tư lại trở thành một công cụ
hoạch định việc sử dụng vốn, vật tư, lao động nhằm tạo ra những sản
phẩm mới cho xã hội.
Trình bày một cách ngắn gọn, dự án đầu tư có thể được coi là
công cụ để tiến hành các hoạt động đầu tư. Do đó bản chất nội tại của
dự án đầu tư chứa đựng các yếu tố cơ bản của hoạt động đầu tư.
3, Chu kỳ của dự án đầu tư
Dự án đầu tư hoạt động theo một chu kỳ gồm các giai đoạn mà
một dự án bắt buộc phải trải qua bắt đầu từ khi dự án mới chỉ là ý đồ
cho đến khi dự án được hoàn thành và các hoạt động chấm dứt. Các
giai đoạn đó là:
- Giai đoạn I – Chuẩn bị đầu tư;

- Giai đoạn II – Thực hiện đầu tư;
- Giai đoạn III – Kết thúc xây dựng.

- 14 -

Trong 3 giai đoạn trên đây, giai đoạn chuẩn bị đầu tư đóng vai
trò làm tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại ở 2 giai đoạn
sau, đặc biệt là ở giai đoạn vận hành kết quả đầu tư. Do đó, ở giai đoạn
chuẩn bị đầu tư, vấn đề chất lượng, độ chính xác của kết quả nghiên
cứu, tính toán và dự toán là quan trọng nhất. Ở giai đoạn thực hiện đầu
tư thì thời gian là quan trọng hơn cả vì thời gian thực hiện đầu tư càng
kéo dài, vốn ứ đọng sẽ càng nhiều dẫn đến tổn thất càng lớn. Còn ở giai
đoạn kết thúc xây dựng, hiệu quả của dự án đầu tư sẽ phụ thuộc trực
tiếp vào công tác quản lý vận hành các kết quả đầu tư.

1.1.2. Quản lý dự án và vai trò của quản lý dự án
1, Khái niệm về quản lý dự án
Một dự án được thực hiện theo chu kỳ dự án với từng giai đoạn
rõ rệt. Như vậy, quản lý dự án chính là quản lý các công việc của dự án
theo các giai đoạn dự án. Như vậy, khái niệm quản lý dự án có thể được
hiểu như sau: Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời
gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm
bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được
duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản
phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.
Quản lý dự án cũng được thực hiện theo 3 giai đoạn chủ yếu – đó là lập
kế hoạch, điều phối thực hiện mà nội dung chủ yếu là quả lý tiến độ
thời gian, chi phí thực hiện và giám sát các công việc dự án nhằm đạt
được các mục tiêu đã định.
Giai đoạn thứ nhất - Lập kế hoạch quản lý dự án. Đây là giai

đoạn xây dựng mục tiêu, xác định những công việc cần được hoàn

- 15 -

thành, nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển
một kế hoạch hành động theo trình tự logic .
Giai đoạn thứ 2 – Điều phối thực hiện dự án. Đây là quá trình
phân phối nguồn lực bao gồm: tiền vốn, lao động, thiết bị, thời gian;
trong đó đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian.
Giai đoạn này chi tiết hóa thời hạn thực hiện cho từng công việc và
toàn bộ dự án như khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc hạng mục công
việc.
Giai đoạn 3 – Giám sát. Đây là quá trình theo dõi, kiểm tra tiến
trình dự án, phân tích tình hình hoàn thành, giải quyết những vấn đề
liên qua và thực hiện báo cáo hiện trạng.
Các giai đoạn của quá trình quản lý dự án hình thành một chu
trình năng động từ việc lập kế hoạch đến điều phối thực hiện và giám
sát, sau đó cung cấp các thông tin phản hồi cho việc tái lập thiết kế
hoạch dự án. Chu trình quản lý dự án được thể hiện ở Hình 1-1.

LẬP KẾ HOẠCH
- Thiết lập mục tiêu
- Điều tra nguồn lực
- Xây dựng kế hoạch
GIÁM SÁT
- Đo lường kết quả
- So sánh với mục tiêu
- Bác cáo
- Giải quyết các vấn đề
ĐIỀU PHỐI THỰC HIỆN

- Điều phối tiến độ thời gian
- Phân phối các nguồn lực
- Phối hợp các nỗ lực
- Khuyến khích và động viên
Hình 1-1. Chu trình quản lý dự án

- 16 -

2, Lĩnh vực của quản lý dự án
Các lĩnh vực của quản lý dự án được xác định phụ thuộc vào đối
tượng mà dự án quản lý. Có nhiều lĩnh vực khác nhau cần được xem
xét, nghiên cứu khi thực hiện quản lý dự án, cụ thể là:
Quản lý phạm vi – là việc xác định, giám sát việc thực hiện mục
đích, mục tiêu của dự án, xác định công việc nào thuộc về dự án mà cần
phải thực hiện, công việc nào ngoài phạm vi dự án.
Quản lý thời gian – là việc lập kế hoạch, phân phối và giám sát
tiến độ thời gian nhằm đảm bảo thời hạn hoàn thành dự án; quản lý thời
gian giúp chỉ rõ mỗi công việc kéo dài bao lâu, khi nào bắt đầu, khi nào
kết thúc và toàn bộ dự án bao giờ sẽ hoàn thành.
Quản lý chi phí – là quá trình dự toán kinh phí, giám sát thực
hiện chi phí theo tiến độ cho từng công việc và toàn bộ dự án; là việc tổ
chức, phân tích số liệu và báo cáo những thông tin về chi phí.
Quản lý chất lượng – là quá trình triển khai giám sát những tiêu
chuẩn chất lượng cho việc thực hiện dự án, đảm bảo chất lượng sản
phẩm dự án phải đáp ứng mong muốn của chủ đầu tư.
Quản lý nhân lực – là việc hướng dẫn, phối hợp của mọi thành
viên tham gia dự án vào việc hoàn thành mục tiêu dự án; quản lý nhân
lực thể hiện việc sử dụng lực lượng lao động của dự án hiệu quả đến
mức nào.
Quản lý thông tin – là việc đảm bảo quá trình thông tin thông

suốt một cách nhanh nhất và chính xác giữa các thành viên dự án và với
các cấp quản lý khác nhau.

- 17 -

Quản lý rủi ro – là việc xác định các yếu tố rủi ro của dự án,
lượng hóa mức độ rủi ro và có kế hoạch đối phó cũng như quản lý từng
loại rủi ro.
Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán – là quá trình lựa chọn,
thương lượng, quản lý các hợp đồng và điều hành việc mua bán nguyên
vật liệu, trang thiết bị, dịch vụ, cần thiết cho dự án.
Lập kế hoạch tổng quan – là quá trình tổ chức dự án theo một trình tự
logic, xác định những công việc cần làm, nguồn lực thực hiện và thời
gian làm những công việc đó nhằm hoàn thành tốt mục tiêu đã xác định
của dự án.
3, Ý nghĩa của quản lý dự án
Quản lý dự án có ý nghĩa quan trọng và thiết yếu để thực hiện
hiệu quả một dự án đề ra hướng tới đúng các mục tiêu đã định trong
khuôn khổ thời gian và điều kiện cho phép. Ý nghĩa tiêu biểu của quản
lý dự án gồm có: thông qua quản lý dự án có thể tránh được những sai
sót trong công trình lớn, phức tạp; áp dụng đúng phương pháp quản lý
dự án có thể làm khống chế, điều tiết hệ thống mục tiêu dự án; quản lý
dự án giúp thúc đẩy sự trưởng thành nhanh chóng của các nhân tài
chuyên ngành.

1.2. Nguồn vốn ODA và Dự án sử dụng nguồn vốn ODA
1.2.1. Nguồn vốn ODA
1, Khái niệm về nguồn vốn ODA
Trước hết, chúng ta cần phải hiểu ODA là gì? ODA là chữ viết
tắt của cụm từ Official Development Assistance (Hỗ trợ Phát triển


- 18 -

Chính thức) được OECD coi là nguồn tài chính do các cơ quan chính
thức (chính quyền nhà nước hay địa phương) của một nước viện trợ cho
các nước đang phát triển và các tổ chức nhằm thúc đẩy phát triển kinh
tế và phúc lợi của các nước.
Điều 1 trong Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của
Chính phủ về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính
thức có nêu rõ: Hỗ trợ phát triển chính thức là hoạt động hợp tác phát
triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam với nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ
song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ.
Nguồn vốn ODA là một phần của nguồn tài chính chính thức mà
Chính phủ các nước phát triển và các tổ chức đa phương dành cho các
nước đang phát triển nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội
các quốc gia này. Vốn ODA bao gồm tất cả các khoản viện trợ không
hoàn lại, có hoàn lại và vay ưu đãi; trong đó phần viện trợ không hoàn
lại và các yếu tố ưu đãi khác chiếm ít nhất 25% vốn cung ứng.
2, Vai trò của nguồn vốn ODA trong phát triển kinh tế xã hội
Đối với các nước đang và kém phát triển, ODA đóng một vai trò
hết sức quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của các nước này.
Sự đầu tư của chính phủ vào việc nâng cấp, cải thiện và xây mới các cơ
sở hạ tầng, hệ thống tài chính, ngân hàng đều hết sức cần thiết nhằm
làm cho môi trường đầu tư trở nên hấp dẫn hơn. Nhưng vốn đầu tư cho
việc xây dựng cơ sở hạ tầng là rất lớn và nếu chỉ dựa vào vốn đầu tư
trong nước thì không thể tiến hành được do đó ODA sẽ là nguồn vốn
bổ sung hết sức quan trọng cho ngân sách nhà nước. Một khi môi
trường đầu tư được cải thiện sẽ làm tăng sức hút dòng vốn FDI. Mặt


- 19 -

khác, việc sử dụng vốn ODA để đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ tạo
điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước tập trung đầu tư vào các công
trình sản xuất kinh doanh có khả năng mang lại lợi nhuận.
Như vậy, trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, nguồn vốn
ODA đóng góp những vai trò như sau: giải quyết nhu cầu về nguồn vốn
cho đầu tư phát triển kinh tế; giúp tiếp thu những thành tựu khoa học,
công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực; giúp các nước đang
phát triển điều chỉnh cơ cấu kinh tế; giúp các nước đang phát triển xây
dựng và hoàn tiện khung thể chế pháp lý; và góp phần làm tăng khả
năng thu hút FDI và tạo điều kiện mở rộng đầu tư phát triển.

1.2.2 Dự án sử dụng nguồn vốn ODA
Về khái niệm dự án sử dụng nguồn vốn ODA, dự án sử dụng nguồn
vốn ODA, gọi tắt là Dự án ODA, là dự án hỗ trợ phát triển chính thức thuộc
khuôn khổ hoạt động hoạt động phát triển của chính phủ nước cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và các nhà tài trợ.
Hình 1-2 minh họa cho các đặc điểm đặc trưng của dự án:

- 20 -


Hình 1-2. Đặc điểm của dự án ODA
Nhìn vào hình minh họa, có thể thấy rằng dự án ODA có 5 đặc điểm
đặc trưng, đó là: 1-nguồn vốn; 2-tính tạm thời; 3-tính duy nhất; 4-phát triển và
chi tiết hóa liên tục; 5-giới hạn về nguồn lực.
Thứ nhất, đặc điểm về nguồn vốn: Toàn bộ hoặc một phần nguồn vốn
thực hiện dự án ODA là do các tổ chức/chính phủ nước ngoài, các tổ chức
song phương tài trợ. Cơ chế tài chính trong nước đối với việc sử dụng ODA là

cấp phát, cho vay (toàn bộ/một phần) từ ngân sách Nhà nước. Các dự án ODA
thường có vốn đối ứng là khoản đóng góp của phía Việt Nam bằng hiện vật và
giá trị để chuẩn bị và thực hiện các chương trình, dự án (có thể dưới dạng tiền
đuợc cấp từ ngân sách hoặc nhân lực, cơ sở vật chất). Nguồn vốn là điểm
khác biệt lớn nhất giữa dự án ODA với với các dự án khác; kèm theo nó là
các yêu cầu, quy định, cơ sở pháp lý về quản lý và thực hiện của nhà đầu tư
và nhà tài trợ.

- 21 -

Thứ hai, đặc điểm về tính tạm thời: Tính tạm thời có nghĩa là các dự án
ODA có khởi điểm và kết thúc xác định. Dự án không phải là loại công việc
hàng ngày, thường tiếp diễn, lặp đi lặp lại theo quy trình có sẵn. Dự án có thể
thực hiện trong một thời gian ngắn hoặc có thể kéo dài trong nhiều năm. Về
mặt nhân sự, dự án không có nhân công cố định, họ chỉ gắn bó với dự án
trong một khoảng thời gian nhất định (một phần hoặc toàn bộ thời gian thực
hiện dự án). Khi dự án kết thúc, các cán bộ dự án có thể phải chuyển sang/tìm
kiếm một công việc/hợp đồng mới.
Thứ ba, đặc điểm về tính duy nhất: Mặc dù có thể có những mục đích
tương tự, nhưng mỗi dự án ODA phải đối mặt với những vấn đề về nguồn lực,
môi trường và khó khăn khác nhau. Hơn thế nữa, ở mức độ nhất định, mỗi dự
án đem lại các sản phẩm, dịch vụ “duy nhất”, không giống hoàn toàn với bất
kỳ dự án nào khác.
Thứ tư, đặc điểm về ‘phát triển và chi tiết hoá liên tục’: Đặc tính này đi
kèm với tính tạm thời và duy nhất của một dự án ODA. Trong suốt quá trình
thực hiện dự án, ở mỗi bước thực hiện cần có sự phát triển và liên tục được cụ
thể hoá với mức độ cao hơn, kỹ lưỡng, công phu hơn.
Cuối cùng, đặc điểm về tính giới hạn: Mỗi dự án ODA được thực hiện
trong một khoảng thời gian, nguồn lực và kinh phí nhất định. Các nhà quản lý
cần phải liên tục cân bằng về nhu cầu, tài chính, nguồn lực và lịch trình để

hoàn thành dự án, đảm bảo yêu cầu của nhà đầu tư và nhà tài trợ.


×