bộ giáo dục và đào tạo
bộ xây dựng
Trờng đại học KIếN TRúC Hà NộI
----------------------------------
đinh đỗ thuỳ trang
quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật
khu tập thể thành công, Phờng thành công,
quận ba đình, thành phố hà nội
Luận văn thạc sỹ
Chuyên ngành: quản lý đô thị và công trình
Hà Nội - 2011
bộ giáo dục và đào tạo
bộ xây dựng
Trờng đại học KIếN TRúC Hà NộI
******************
đinh đỗ thùy trang
Khóa : 2008 2011
lớp : CH08QLĐT1
quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật
khu tập thể thành công, Phờng thành công,
quận ba đình, thành phố hà nội
luận văn thạc sỹ
Chuyên ngành : Quản lý đô thị và công trình
M số
: 60.58.10
Ngời hớng dẫn khoa học
pgs.Ts. vũ thị vinh
Hà Nội Năm 2011
i
Lời cảm ơn
Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn vô cùng sâu sắc tới Cô giáo PGS.TS.
Vũ Thị Vinh là người đã rất tận tình hướng dẫn, luôn luôn động viên, khích
lệ trong suốt quá trình thực hiện Luận văn.
Học viên xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trường Đại học Kiến
trúc Hà Nội, Ban chủ nhiệm Khoa Sau Đại học và Khoa Quản lý đô thị
trường Đại học Kiến trúc Hà Nội; Ban lãnh đạo Ban quản lý các dự án trọng
điểm phát triển đô thị Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để Học viên hoàn
thành chương trình Cao học và thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình.
Học viên xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và đồng
nghiệp đã động viên, giúp đỡ rất nhiệt tình để Học viên có thể hoàn thành
khóa học.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 21 tháng 3 năm 2011
Học viên
Đinh Đỗ Thùy Trang
ii
Lời cam đoan
Học viên xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của cá nhân.
Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa công bố trong
bất kỳ công trình khoa học nào khác./.
Hà Nội, ngày 21 tháng 3 năm 2011
Tác giả Luận văn
Đinh Đỗ Thùy Trang
iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
i
Lời cam đoan
ii
Mục lục
iii
Danh mục các cụm từ viết tắt trong Luận văn
vii
Danh mục các bảng biểu sử dụng trong Luận văn
viii
Danh mục các hình ảnh, sơ đồ sử dụng trong Luận văn
ix
Danh mục Phụ lục sử dụng trong Luận văn
xii
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1
* Lý do chọn đề tài
1
* Mục đích nghiên cứu của đề tài
2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3
* Phương pháp nghiên cứu
3
* Nội dung nghiên cứu
3
* Hướng kết quả nghiên cứu
3
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3
* Cấu trúc luận văn
4
B. PHẦN NỘI DUNG
5
Chương 1. Thực trạng quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu tập
5
thể Thành Công, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
1.1. Giới thiệu chung về quá trình hình thành, phát triển và
quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu tập thể cũ tại Hà Nội
5
iv
1.1.1. Một số khái niệm
5
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển các khu tập thể
6
cũ tại Hà Nội
1.1.3. Khái quát hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật các
9
khu tập thể cũ tại Hà Nội
1.1.4. Thực trạng quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật các
12
khu tập thể cũ tại Hà Nội
1.2. Thực trạng quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu tập thể
15
Thành Công
1.2.1. Giới thiệu khu tập thể Thành Công
15
1.2.2. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu tập thể
18
Thành Công
1.2.3. Thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ
23
thuật khu tập thể Thành Công
1.2.4. Một số tồn tại trong quản lý HTKT khu tập thể
28
Thành Công
1.2.5. Đánh giá công tác quản lý hệ thống HTKT khu
29
tập thể Thành Công
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hệ thống hạ tầng
35
kỹ thuật khu tập thể Thành Công
2.1. Cơ sở lý luận trong công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ
35
thuật đô thị khu tập thể Thành Công
2.1.1. Một số yêu cầu chung về xây dựng cải tạo hệ
35
thống Hạ tầng kỹ thuật ngầm trong khu ở
2.1.2. Những yêu cầu cụ thể về quản lý quy hoạch hệ
thống HTKTĐT trong khu ở
37
v
2.1.3. Nguyên tắc thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý hệ
42
thống hạ tầng kỹ thuật đô thị
2.2. Cơ sở pháp lý đối với việc cải tạo KTT Thành Công
2.2.1. Chủ trương, chính sách quy hoạch cải tạo của
46
46
Thành phố Hà Nội
2.2.2. Quyết định số 48/2008/QĐ-UBND
49
2.2.3. Quyết định số 309/QĐ-UBND
50
2.2.4. Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg
53
2.3. Một số kinh nghiệm về quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật
54
khu ở cải tạo
2.3.1. Một số kinh nghiệm trong nước
54
2.3.2 Kinh nghiệm của một số nước trên Thế giới
58
Chương 3. Một số giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật
68
khu tập thể Thành Công, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
3.1. Quan điểm trong xây dựng và quản lý hệ thống HTKT
68
3.2. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật để hoàn thiện trong
69
xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tập thể Thành Công
3.2.1. Đề xuất quản lý khớp nối hệ thống HTKT khu tập
69
thể Thành Công với các hệ thống hạ tầng xung quanh
3.2.2. Quy hoạch cải tạo đường nội bộ khu vực trong
71
ranh giới dự án
3.2.3. Giải pháp xây dựng hệ thống hào kỹ thuật tại
74
KTT Thành Công
3.2.4. Giải pháp khắc phục úng ngập và cải tạo hệ thống
77
thoát nước
3.2.5. Đề xuất một số giải pháp cải tạo hệ thống thoát
78
vi
nước và bảo vệ môi trường trong quá trình cải tạo khu
tập thể Thành Công
3.3. Đề xuất một số cơ chế, chính sách và giải pháp quản lý
83
hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu tập thể Thành Công
3.3.1. Một số giải pháp về chính sách hỗ trợ trong quá
83
trình đầu tư cải tạo hệ thống HTKT KTT Thành Công
3.3.2. Mô hình tổ chức quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật
85
khu tập thể Thành Công
3.3.3. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý
91
quản lý quy hoạch xây dựng HTKT KTT Thành Công
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
97
* Kết luận
97
* Kiến nghị
99
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
E. PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BXD
: Bộ xây dựng
CP
: Chính phủ
CĐT
: Chủ đầu tư
DAXD
: Dự án xây dựng
ĐT
: Đầu tư
HĐND
: Hội đồng nhân dân
HTKT
: Hạ tầng kỹ thuật
HTGT
: Hệ thống giao thông
GT
: Giao thông
KTT
: Khu tập thể
NĐ
: Nghị định
NXB
: Nhà xuất bản
QCXDVN
: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
QĐ
: Quyết định
QLDA
: Quản lý dự án
QHKT
: Quy hoạch kiến trúc
QHXD
: Quy hoạch xây dựng
TP
: Thành phố
TT
: Thông tư
TTg
: Thủ tướng
VSMT
: Vệ sinh môi trường
UBND
: Ủy ban nhân dân
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
Chương 2
Trang
Bảng 2.1
Quy định về các loại đường trong đô thị
37
Bảng 2.2
Nhu cầu cấp nước sinh hoạt
40
Khoảng cách tối thiểu giữa các hệ thống HTKT
Bảng 2.3
ngầm đô thị khi đặt chung trong tuy-nen hoặc hào
41
kỹ thuật (m)
Bảng 2.4
Bảng thống kê quy hoạch đường giao thông KTT
Thành Công
52
Chương 3
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng thống kê đường giao thông KTT Thành
Công
Công tác quản lý HTKT có sự tham gia của cộng
đồng
74
92
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
Chương 1
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4
Nhà tập thể cơi nới
Mặt đường khu tập thể bị xuống cấp (KTT Thanh
Xuân Bắc)
Cơi nới lắp đặt bồn nước KTT Nguyễn Công Trứ
Nắp đan cống rãnh bị phá vỡ gây ô nhiễm môi
trường
Trang
8
9
10
11
Hình 1.5
Rác thải trong các khu nhà tập thể
11
Hình 1.6
Hệ thống điện chằng chịt gây mất mỹ quan
12
Hình 1.7
Mặt bằng tổng thể hiện trạng KTT Thành Công
15
Hình 1.8
Mạng lưới đường hiện trạng KTT Thành công
19
Hình 1.9
Giao thông khu vực Chợ Thành Công
19
Hình 1.10 Rãnh thoát nước KTT Thành Công
20
Hình 1.11 Nhà G19 KTT Thành Công bị ngập khi có mưa
20
Hình 1.12 Trạm bơm tăng áp Thành Công
21
Hình 1.13 Mương Thành Công
22
Hình 1.14
Hình 1.15
Hình 1.16
Sơ đồ đơn vị quản lý chuyên môn hệ thống giao
thông
Sơ đồ đơn vị quản lý hành chính hệ thống giao
thông
Sơ đồ đơn vị quản lý hệ thống điện KTT Thành
Công
23
24
25
x
Hình 1.17
Sơ đồ tổ chức quản lý hành chính của UBND
Phường Thành Công
27
Chương 2
Hình 2.1
Mô hình cơ cấu trực tuyến
44
Hình 2.2
Mô hình cơ cấu chức năng
45
Hình 2.3
Mô hình cơ cấu trực tuyến – chức năng
46
Hình 2.4
Quy hoạch chi tiết KTT Thành Công, Phường
Thành Công
51
Hình 2.5
Nhà A6 Giảng Võ sau khi xây mới đã xuống cấp
55
Hình 2.6
Giới thiệu phối cảnh nhà B4 Kim Liên
57
Hình 2.7
Nhà B14 sau khi xây dựng cải tạo
57
Hình 2.8
Khu nhà ở Regent Park, Toronto, Canada
59
Hình 2.9
Hai khu của Regent Park
60
Hình 2.10
Giới thiệu quy hoạch tổng thể hai khu của Regent
Park
Hình 2.11 Khu nhà Regen Park sau cải tạo
Hình 2.12
Mái nhà được phủ bởi màu xanh của cây cỏ trên
đảo Sentosa, Singapore
61
62
65
Hình 2.13 Cây xanh trên đường phố Singapore
66
Hình 2.14 Bê tông hệ thống trồng cỏ
66
Hình 2.15 Trồng cỏ trên sân thượng
67
Chương 3
Hình 3.1
Sơ đồ phân đợt xây dựng hệ thống HTKT
72
xi
Hình 3.2
Mặt cắt đường khu vực
76
Hình 3.3
Sơ đồ mạng lưới đường KTT Thành Công
76
Hình 3.4
Mặt cắt đường phân khu vực
77
Hình 3.5
Mặt cắt nhóm nhà ở, lối vào nhà
77
Hình 3.6
Đề xuất bố trí đường ống, cáp trong hào kỹ thuật
78
Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9
Hình 3.10
Áp dụng “mái xanh” trên các tòa nhà để giữ nước
mưa
Áp dụng hình thức lát cỏ trên các vỉa hè để giữ
nước mưa đường phố
Nguồn vốn hỗ trợ dành cho cải tạo khu nhà ở Thành
Công
Sơ đồ đơn vị quản lý hành chính hệ thống giao
thông
Hình 3.11 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban quản lý hệ thống HTKT
Hình 3.12
Hình 3.13
Sơ đồ quy trình quản lý hệ thống HTKT có sự tham
gia của cộng đồng
Đề xuất quy trình tham gia của cộng đồng trong quá
trình thực hiện dự án
80
81
84
85
86
92
96
xii
DANH MỤC PHỤ LỤC SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
Phụ lục 1
Bảng tổng hợp hiện trạng sử dụng đất KTT Thành Công
Phụ lục 2
Bảng tổng hợp về nhà ở
Phụ lục 3
Bảng thống kê xây dựng hệ thống thoát nước mưa
Phụ lục 4
Bảng thống kê xây dựng hệ thống thoát nước thải
Phụ lục 5
Phụ lục 6
Các văn bản pháp quy liên quan đến công tác quản lý hệ
thống HTKT ở nước ta hiện nay
Hệ thống văn bản của Thành phố Hà Nội và Quận Ba Đình
đối với quản lý hạ tầng kỹ thuật khu tập thể Thành Công
1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài:
Theo Cục quản lý nhà - Bộ Xây dựng, hiện Hà Nội có 23 khu chung cư
cũ 4-5 tầng và hơn 10 khu chung cư cũ 1-2 tầng với gần 1 triệu mét vuông sàn
bố trí gần 30.000 hộ dân với gần 150.000 nhân khẩu.
Khu nhà ở Thành Công được thiết kế và xây dựng dựa trên lý thuyết
tầng bậc của Liên Xô cũ, có chỉnh lý, sửa đổi theo hoàn cảnh thực tiễn của
Việt Nam. Gần đây, việc chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung, bao cấp sang
nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế đã phần nào đưa khu ở
thành những loại hình nhà ở với công năng đa dạng, phá vỡ các giá trị vốn có
của nó. Thực trạng khu nhà ở Thành Công hiện nay chính là mật độ xây dựng
dày đặc trên một cơ cấu diện tích không thay đổi với các khối nhà ở 5 tầng
xen kẽ những khối nhà 2, 3 và 4 tầng được xây xen cài đã xuống cấp, môi
trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng, HTKT cũ nát, đồng thời do quản lý và
điều kiện khách quan nên việc xây dựng tự phát, lấn chiếm tràn lan khiến
không gian, hình thức kiến trúc bị sửa đổi méo mó, làm tăng quy mô dân số,
ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị, gây nên sự quá tải cho hệ thống HTKT và hạ
tầng xã hội, do vậy việc quy hoạch cải tạo và xây dựng lại KTT Thành Công
và có biện pháp quản lý hệ thống HTKT là cần thiết.
HĐND Thành phố Hà Nội đã có Nghị quyết số 07/2005/NQ-HĐND
ngày 05/8/2005 về việc cải tạo, xây dựng mới các khu chung cư cũ, xuống
cấp với mục tiêu từng bước xóa bỏ các khu chung cư cũ, xuống cấp, cải thiện
điều kiện ở của nhân dân, góp phần chỉnh trang đô thị, sắp xếp lại dân cư,
nâng cao hiệu quả sử dụng đất, xây dựng mô hình đô thị theo hướng văn minh
hiện đại. Bên cạnh đó, cải tạo lại các KTT giải quyết kịp thời các nhu cầu đầu
tư phát triển đô thị trong khu vực mang tính bền vững, ổn định lâu dài, đồng
2
bộ giữa khu phát triển mới và khu đô thị hiện có. Việc cải tạo chỉnh trang hiện
đại hoá, xây dựng đồng bộ hệ thống HTKT các khu chung cư hiện có (cũ) đã
và đang xuống cấp trầm trọng về HTKT, hạ tầng xã hội, hình thức kiến trúc
lạc hậu là cần thiết và cấp bách nhằm đáp ứng chủ trương trên.
Trong quá trình triển khai xây dựng sẽ gặp phải những vướng mắc, khó
khăn như khớp nối hệ thống HTKT, đấu nối công trình với các dự án HTKT
liên quan, kiểm soát chất lượng, quản lý sử dụng... Sau khi hoàn thành xây
dựng, bàn giao các công trình đưa vào vận hành sẽ còn rất nhiều vấn đề cần
làm tốt như công tác quản lý HTKT theo quy hoạch, thủ tục bàn giao hạ tầng
cho các đơn vị quản lý, khai thác sử dụng và cải thiện, nâng cao môi trường
sống, xã hội,... Đây là những vấn đề khá phổ biến hiện nay ở hầu hết các khu
đô thị trên địa bàn TP Hà Nội chưa được giải quyết tốt và còn nhiều bất cập.
Để các dự án đầu tư cải tạo khu nhà tập thể cũ trong thời gian tới trên địa bàn
TP Hà Nội nói chung, cũng như tại DAXD và cải tạo KTT Thành Công nói
riêng đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao, đúc rút kinh nghiệm từ những bài học
của các tồn tại dự án đi trước nên việc nghiên cứu đề tài “Quản lý hệ thống
hạ tầng kỹ thuật khu tập thể Thành Công, Phường Thành Công, Quận
Ba Đình, Thành phố Hà Nội” là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn đối với
công tác quản lý HTKT của đô thị, nhằm nâng cao chất lượng sống, đảm bảo
các yêu cầu đối với khu đô thị điển hình mà Thành phố đang hướng phát triển
tới.
* Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý hệ thống HTKT KTT
Thành Công hiện nay, căn cứ vào những quy định của Nhà nước và kinh
nghiệm thực tế của các khu đô thị khác để đề xuất những giải pháp cho công
tác quản lý hệ thống HTKT KTT Thành Công nói riêng và các khu chung cư
cũ tại Hà Nội nói chung có chất lượng môi trường ngày càng tốt hơn.
3
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: KTT Thành Công, Phường Thành Công, Quận
Ba Đình, TP Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý hệ thống HTKT đô thị KTT
Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, TP Hà Nội. Trong đó tập
trung vào hai lĩnh vực rất phức tạp khi khớp nối là mạng lưới đường và mạng
lưới thoát nước.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, khảo sát
- Phương pháp phân tích tài liệu và tổng hợp số liệu
- Phương pháp hệ thống hoá và kế thừa
- Phương pháp so sánh
* Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hệ thống HTKT các KTT cũ
tại Hà Nội và KTT Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, TP Hà
Nội.
- Xây dựng cơ sở khoa học về công tác quản lý hệ thống HTKT KTT
Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, TP Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống
HTKT KTT Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, TP Hà Nội.
* Hướng kết quả nghiên cứu:
Giải pháp quản lý hạ tầng KTT Thành Công theo hướng phát triển bền
vững, hiện đại, mang tính đồng bộ thống nhất của khu chung cư cải tạo điển
hình tại Hà Nội.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học: Đưa ra các giải pháp trên cơ sở khoa học để quản
lý hệ thống HTKT của khu tập thể được xây dựng và cải tạo lại.
4
- Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp quản lý hệ thống HTKT
khu tập thể được xây dựng và cải tạo lại nhằm tiến tới sự hài hoà với thiên
nhiên, môi trường, hạ tầng đồng bộ và hiện đại, mang đặc thù riêng cho khu
vực.
* Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị nội dung chính của luận văn
gồm có 3 chương:
Chương 1: Thực trạng quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu tập thể
Thành Công, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hệ thống hạ tầng kỹ
thuật khu tập thể Thành Công
Chương 3: Một số giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu tập
thể Thành Công, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
97
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
• Hiện nay, một số khu nhà tập thể cũ của Hà Nội cũng như khu tập thể
Thành Công đang trong quá trình thực hiện dự án QHXD cải tạo xây dựng
mới, trong đó xây dựng và quản lý hệ thống HTKT cho khu ở là rất quan
trọng nhằm góp phần xây dựng một khu đô thị hiện đại, phát triển bền vững
phục vụ tốt cho cuộc sống của người dân.
• Việc xây dựng hệ thống HTKT phải đảm bảo được tính hiệu quả kinh
tế, đáp ứng nhu cầu xã hội, đảm bảo mục tiêu về môi trường và thỏa mãn nhu
cầu cho đối tượng sử dụng là người dân trong khu ở. Để quản lý hệ thống
HTKT cần phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận từ chính quyền địa phương,
Chủ đầu tư cho tới cộng đồng dân cư sống trong đó.
• Khi nghiên cứu các giải pháp quản lý hệ thống HTKT khu tập thể
Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội cần học tập từ
những kinh nghiệm trong công tác quản lý hệ thống HTKT của các khu tập
thể cũ trong nước và ngoài nước từ đó đưa ra một mô hình quản lý phù hợp và
có tĩnh thực tiễn.
• Kết quả nghiên cứu của Luận văn là một số giải pháp đề xuất để thực
hiện có hiệu quả công tác quản lý hệ thống HTKT khu ở Thành Công như:
(1) Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật để hoàn thiện hệ thống HTKT, cụ
thể là cải tạo mạng lưới đường và hệ thống thoát nước, khớp nối toàn bộ hệ
thống HTKT tạo sự đồng bộ, tính liên tục cho hệ thống giúp cho việc vận
hành được tốt hơn, tránh tình trạng ngập lụt vào mùa mưa và ách tắc vào giờ
cao điểm.
+ Quá trình đấu nối hệ thống HTKT phải đảm bảo được các mục tiêu
và yêu cầu như luận văn đề xuất, khoanh vùng tổ chức thi công cải tạo đấu
98
nối hệ thống HTKT theo 2 đợt. Đối với hệ thống giao thông, san nền đảm bảo
cao độ khống chế chung của khu vực, tiến hành vuốt nối dốc, hoàn thiện hệ
thống chỉ huy giao thông. Xây dựng hệ thống cống bao xung quanh khu ở
đảm bảo thoát nước mưa từ mọi hướng, tăng nhiều hướng thoát nước về các
phía có cao độ nền thấp và gần nguồn tiếp nhận, nạo vét, xây dựng thêm các
tuyến cống nhánh nhằm tăng khả năng thoát nước vào mùa mưa.
+ Để đảm bảo yêu cầu quy hoạch, phục vụ tốt cho nhu cầu đi lại của
người dân trong khu, luận văn đề xuất quy hoạch cải tạo đường nội bộ khu
vực trong ranh giới dự án, trong đó cần trả lại chiều rộng vỉa hè như ban đầu,
đồng thời đề xuất quy hoạch tuyến đường mới kéo thẳng từ phố Thành Công
nối với đường Nguyễn Chí Thanh để tăng mối liên hệ của khu vực với các
tuyến đường lớn; xây dựng hệ thống hào kỹ thuật đồng bộ các hạng mục để
tránh lãng phí trong đầu tư xây dựng, đảm bảo mỹ quan đô thị.
+ Ngoài ra, Luận văn đề xuất một số giải pháp cải tạo hệ thống thoát
nước và bảo vệ môi trường trong quá trình cải tạo khu tập thể Thành Công
trên cơ sở thực hiện thi công xây dựng hệ thống thoát nước theo đúng quy
hoạch đã được duyệt. Từ kinh nghiệm của Singapore và các nước phát triển,
đề xuất nên áp dụng thu nước mưa từ mái, dùng nước lại trong việc sinh hoạt
hàng ngày, tăng cường trồng cỏ, cây xanh trên các đường trong khu tập thể,
nạo vét, khơi thông cống rãnh và làm sạch đường ống thoát nước mưa.
(2) Đề xuất một số cơ chế, chính sách và mô hình cơ cấu tổ chức quản
lý hệ thống HTKT nhằm giúp cho việc quản lý đạt hiệu quả, trong đó có đưa
ra các giải pháp về hỗ trợ đầu tư cải tạo, thành lập mô hình Ban quản lý hệ
thống HTKT.
+ Có các giải pháp thu hút nhà đầu tư, hỗ trợ về tài chính cho cải tạo hệ
thống HTKT khu tập thể Thành Công.
99
+ Đề xuất thành lập Ban quản lý hệ thống HTKT đảm bảo hiệu quả quá
trình quản lý xây dựng và phát triển; tăng cường năng lực quyền hạn cho cán
bộ Phường để có đủ khả năng thực hiện vai trò quản lý đô thị.
(3) Đề xuất sự tham gia tích cực của cộng đồng trong quá trình thực
hiện các dự án tại KTT Thành Công, trong đó:
+ Cộng đồng tham gia vào các hoạt động của quản lý hệ thống HTKT
để hiểu rõ hơn về công tác quản lý QHXD hệ thống HTKT của các cơ quan
quản lý Nhà nước, hạn chế những tiêu cực xảy ra, tránh tình trạng khiếu kiện,
đảm bảo quy trình vận hành với sự giám sát chặt chẽ của các bên, cập nhật
được nhiều thông tin cần thiết, chính xác và kịp thời.
+ Đề xuất quy trình sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý
QHXD hệ thống HTKT theo 4 giai đoạn để thúc đẩy nhanh quá trình phát
triển, đảm bảo phát triển bền vững của đô thị nhằm thu được kết quả tốt hơn
về đầu tư, quản lý, bảo dưỡng hệ thống HTKT.
Kiến nghị:
Để công tác quản lý hệ thống HTKT thực sự có hiệu quả, Luận văn
kiến nghị một số nội dung như sau:
(1) Quá trình xây dựng cải tạo phải đảm bảo đúng các quy hoạch của hệ
thống HTKT đã được phê duyệt. Đặc biệt sự khớp nối giữa mạng lưới đường
và hệ thống thoát nước trong khu với mạng lưới đường và hệ thống thoát
nước của Thành phố.
(2) Thành phố cần có một số cơ chế chính sách để hỗ trợ cho các Chủ
đầu tư trong việc xây dựng hệ thống HTKT đô thị khi cải tạo các khu tập thể
cũ của Hà Nội nói chung và KTT Thành Công nói riêng. Để thực hiện đạt
hiệu quả, Thành phố có các
(3) Cần nhanh chóng ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về hệ thống
HTKT đô thị để thuận lợi cho các đơn vị xây dựng cũng như các đơn vị quản
100
lý khi cải tạo khu tập thể Thành Công. (kiến nghị Bộ Xây dựng sớm ban hành
Nghị định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, nhà tập thể và khu dân cư cũ
để thực hiện chỉnh trang đô thị theo quy hoạch và các Thông tư hướng dẫn
thực hiện).
(4) Để xây dựng hệ thống HTKT theo quy hoạch chi tiết khu tập thể
Thành Công được duyệt đảm bảo phát triển đô thị bền vững, ngoài các chính
sách chung của Nhà nước, Luận văn đề xuất áp dụng một số chính sách cụ thể
bảo vệ và giảm thiểu ô nhiễm môi trường như sau:
- Ưu đãi cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng và khai thác sử
dụng trong khu vực khi áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ tiên tiến
để bảo vệ và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện giao thông và giao
thông công cộng không gây ô nhiễm môi trường.
- Có chính sách và chế tài cụ thể đối với việc quản lý, giám sát tác động
tới môi trường, đồng thời đề ra chương trình và kế hoạch quản lý các hoạt
động liên quan tới môi trường.
- Có chính sách hỗ trợ các hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường trong
khu vực, tuyên truyền, vận động, giáo dục nhận thức và có chế tài cụ thể để mọi
người tham gia hoạt động trong khu vực phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường.
(5) TP Hà Nội cần xây dựng văn bản hướng dẫn về huy động người dân
tham gia vào công tác quản lý hệ thống HTKT đô thị từ khâu ban đầu đến
khai thác và sử dụng cho các khu tập thể cải tạo như luận văn đã đề xuất./.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thế Bá (1997), Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, NXB
xây dựng, Hà Nội.
2. Phạm Gia Cát (2007), Nghiên cứu quy hoạch cải tạo khu nhà ở Thành
Công – Thành phố Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Quy hoạch, trường
Đại học Kiến trúc Hà Nội.
3. TS.KTS. Phạm Hùng Cường, GS.TS. Lâm Quang Cường, PGS.KTS.
Đặng Thái Hoàng, TS. KTS. Phạm Thúy Loan, TS.KTS. Đàm Thu Trang
(2009), Quy hoạch xây dựng đơn vị ở, NXB Xây dựng, Hà Nội.
4. PGS. Trần Đức Dục (2000), Một số vấn đề cơ bản về kinh tế đầu tư quy
hoạch và quản lý cơ sở hạ tầng đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Ngọc Dung. “Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị” Trường đại
học Kiến Trúc Hà Nội, 2009.
6. PGS.TS Đỗ Hậu, Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của cộng
đồng, NXB Xây dựng, Hà Nội.
7. Đoàn Đức Hòa (2010), Nghiên cứu một số giải pháp quản lý hệ thống
hạ tầng kỹ thuật Đơn vị ở số 3 thuộc khu đô thị mới Xuân Phương, Từ
Liêm, Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Quản lý đô thị, trường Đại học
Kiến trúc Hà Nội.
8. Nguyễn Tố Lăng (2008), “Quản lý đô thị ở các nước đang phát triển”.
Trường Đại học Kiến trúc, Hà Nội.
9. Phạm Trọng Mạnh (2005), Quản lý đô thị, NXB xây dựng, Hà Nội.
10. Phạm Trọng Mạnh (2006), Quản lý hạ tầng kỹ thuật, NXB xây dựng,
Hà Nội.
11. Trần Hoài Nam (2008), Một số giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ
thuật khu đô thị mới Tây Nam hồ Linh Đàm, Quận Hoàng Mai, Hà Nội,
Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Quản lý đô thị, trường Đại học Kiến trúc Hà
Nội.
12. TS. Nguyễn Đức Nguôn, GS Đỗ Như Tráng, Ths Vũ Hoàng Ngọc, Ths
Nguyễn Trường Huy, Ths. Vũ Thị Thu Giang (2009), Mạng kỹ thuật ngầm
đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội.
13. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của chính phủ ngày 12 tháng 02 năm
2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
14. Nghị định số 83/2009/NĐ-CP của Chính phủ về bổ sung sửa đổi một số
điều của nghị định số 12/2009/NĐ-CP.
15. Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 04 năm 2010 của Chính
phủ về quản lý không gian ngầm đô thị.
16. QCVN 01:2008/BXD. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch Xây
dựng, tr35-36, tr44, tr53, tr61, tr72-73.
17. QCVN 07:2010/BXD. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ
tầng kỹ thuật đô thị.
18. Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng.
19. Nguyễn Đăng Sơn (2006), Phương pháp tiếp cận mới về quy hoạch và
quản lý đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội.
20. PGS.TS Nguyễn Xuân Vinh (2009), Thiết kế công trình hạ tầng đô thị
và giao thông công cộng thành phố, NXB Xây dựng, Hà Nội.
21. Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội. Thuyết minh tổng hợp quy hoạch chi
tiết xây dựng và cải tạo khu tập thể Thành Công, Phường Thành Công,
Quận Ba Đình, TP Hà Nội, tỷ lệ 1/500.
22. Viện quy hoạch kiến trúc đô thị và nông thôn, Bộ Xây dựng. Thuyết
minh tổng hợp quy hoạch chi tiết xây dựng và cải tạo khu tập thể Giảng
Võ, Quận Ba Đình, TP Hà Nội, tỷ lệ 1/500.