BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỞNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------------------
PHẠM SỸ HOÀNG
KHÓA: 2010-2012
QUẢN LÝ QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG
ĐÔ THỊ CỦA ĐÔ THỊ TRUNG TÂM THỦ ĐÔ
HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
Hà Nội- Năm 2013
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỞNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------------------
PHẠM SỸ HOÀNG
KHÓA: 2010-2012
QUẢN LÝ QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG
ĐÔ THỊ CỦA ĐÔ THỊ TRUNG TÂM THỦ ĐÔ
HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TSKH LÂM QUANG CƯỜNG
Hà Nội- Năm 2013
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Khoa đào tạo Sau
đại học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, sự tận tình giảng dạy của các thầy
cô trong suốt khóa học và sự giúp đỡ của bạn bè cùng lớp.
Tôi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Giáo sư - Tiến sỹ khoa học Lâm Quang Cường đã trực tiếp, tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian thực hiện luận văn và cung cấp nhiều thông
tin khoa học có giá trị để luận văn này được hoàn thành.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo cơ quan Viện Quy hoạch xây
dựng Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Lãnh đạo, cán bộ các cơ quan: Viện
Quy hoạch xây dựng Hà Nội, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, Sở Giao thông
vận tải, UBND các quận, huyện trong phạm vi nghiên cứu, Tổng công ty tư
vấn giao thông vận tải (TEDI) đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình
thu thập các tài liệu phục vụ luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến người thân, bạn bè và đồng
nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Phạm Sỹ Hoàng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn
Phạm Sỹ Hoàng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài .......................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................................................ 3
3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................................................... 4
4. Phạm vi nghiên cứu [1] ............................................................................................................................ 4
5. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................................................ 4
6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................................................... 5
CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG ĐÔ THỊ CỦA ĐÔ
THỊ TRUNG TÂM THỦ ĐÔ HÀ NỘI .......................................................................................................... 8
1.1 Định nghĩa các thuật ngữ và khái niệm cơ bản về quản lý quy hoạch mạng lưới đường đô thị ... 8
1.2 Thực trạng về mạng lưới đường đô thị tại Thủ đô Hà Nội:............................................................ 10
1.2.1 Vị trí và đặc điểm hiện trạng ....................................................................................................... 10
1.2.2 Hiện trạng mạng lưới đường đô thị tại Hà Nội ............................................................................ 14
1.2.3 Nhận xét, đánh giá đặc điểm và hiện trạng: ................................................................................. 15
1.3 Thực trạng quản lý quy hoạch mạng lưới đường đô thị của đô thị trung tâm Thủ đô Hà Nội ... 17
1.3.1 Hiện trạng quy hoạch ................................................................................................................... 17
1.3.2 Bộ máy và quy trình quản lý quy hoạch mạng lưới đường đô thị: .............................................. 22
1.3.3 Tình hình thực thi các văn bản pháp quy và quy hoạch hiện nay của Thủ đô Hà Nội ................. 26
1.3.4 Đánh giá thực trạng quản lý quy hoạch mạng lưới đường đô thị Hà Nội .................................... 27
1.4 Những vấn đề cần nghiên cứu của luận văn .................................................................................... 35
CHƯƠNG II. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
CỦA ĐÔ THỊ TRUNG TÂM THỦ ĐÔ HÀ NỘI ........................................................................................ 36
2.1 Các đặc điểm chủ yếu của Thủ đô Hà Nội ....................................................................................... 36
2.2 Cơ sở lý luận quản lý quy hoạch mạng lưới đường đô thị .............................................................. 41
2.2.1 Vai trò của mạng lưới đường bộ trong đô thị: ............................................................................. 41
2.2.2 Các yêu cầu cơ bản trong quy hoạch và quản lý quy hoạch mạng lưới đường đô thị của Đô thị
trung tâm Thủ đô Hà Nội ................................................................................................................................. 42
2.3 Cơ sở pháp lý ...................................................................................................................................... 48
2.3.1 Hệ thống văn bản pháp quy liên quan quản lý quy hoạch mạng lưới đường đô thị ..................... 48
2.3.2 Định hướng quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 51
2.4 Cơ sở thực tiễn .................................................................................................................................... 53
2.4.1 Kinh nghiệm quản lý quy hoạch mạng lưới đường đô thị trên thế giới ....................................... 53
2.4.1.1 Xu hướng chung.................................................................................................................. 53
2.4.1.2 Phân loại đường đô thị ở một số nước phát triển ................................................................ 54
2.4.2 Quản lý quy hoạch mạng lưới đường đô thị tại Việt Nam ........................................................... 60
2.4.2.1 Các nội dung quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị .......................................................... 60
2.4.2.2 Các nội dung quản lý nhà nước về quy hoạch mạng lưới đường đô thị .............................. 61
2.4.3 Ứng dụng hệ thống giao thông thông minh: ................................................................................ 62
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG CHO
ĐÔ THỊ TRUNG TÂM THỦ ĐÔ HÀ NỘI ................................................................................................. 68
3.1 Quan điểm và nguyên tắc quản lý quy hoạch mạng lưới đường đô thị ......................................... 68
3.1.1 Quan điểm ................................................................................................................................... 68
3.1.2 Nguyên tắc ................................................................................................................................... 69
3.2 Đề xuất giải pháp quản lý quy hoạch mạng lưới đường đô thị theo định hướng QHC ............... 70
3.2.1 Mục tiêu và hiệu quả cần đạt được .............................................................................................. 70
3.2.2 Đề xuất quản lý quy hoạch cho mạng lưới đường khu đô thị trung tâm thành phố Hà Nội ........ 70
3.2.3 Xây dựng hệ thống thu thập thông tin trực tuyến, cơ sở dữ liệu và điều hành về hệ thống giao
thông cho TP Hà Nội ....................................................................................................................................... 81
3.2.4 Đề xuất quản lý quỹ đất quy hoạch, dự trữ dành cho xây dựng, cải tạo đường giao thông ......... 81
3.2.5 Tổng hợp một số biện pháp, quy định quản lý quy hoạch mạng lưới đường đô thị tại khu đô thị
trung tâm TP Hà Nội........................................................................................................................................ 83
3.3 Ứng dụng hệ thống Giao thông thông minh cho quản lý quy hoạch, vận hành mạng lưới đường
đô thị ............................................................................................................................................................... 85
3.3.1 Xây dựng mô hình quản lý giao thông thông minh (ITS) ............................................................ 85
3.3.2 Chiến lược thực hiện ITS ở TP Hà Nội ....................................................................................... 87
3.3.3 Lập kế hoạch thực hiện ITS ......................................................................................................... 87
3.4 Đề xuất mô hình quản lý, giám sát và thực hiện quy hoạch mạng lưới đường ............................. 95
3.4.1 Sơ đồ tổ chức và chức năng nhiệm vụ theo mô hình quản lý hợp nhất ....................................... 95
3.4.2 Trách nhiệm của UBND Thành phố ............................................................................................ 95
3.4.3 Tránh nhiệm của Sở Giao thông vận tải trong quản lý quy hoạch mạng lưới giao thông ............ 96
3.5 Đề xuất với các cơ quan quản lý của TP Hà Nội ............................................................................. 98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN ......................................................................................................................................... 104
2. KIếN NGHị .................................................................................................................................. 108-111
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BRT:
Hệ thống xe buýt nhanh
CHXHCN:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
ĐSĐT:
Đường sắt đô thị
GPMB:
Giải phóng mặt bằng
GTĐT:
Giao thông đô thị
GTCC:
Giao thông công cộng
GTVT:
Giao thông vận tải
HĐND:
Hội đồng nhân dân
HTKT:
Hạ tầng kỹ thuật
HTXH:
Hạ tầng xã hội
ITS:
Hệ thống giao thông thông minh
KTCQ:
Kiến trúc cảnh quan
MLĐ:
Mạng lưới đường
QHC:
Quy hoạch chung
QHPK:
Quy hoạch Phân khu
QHCT:
Quy hoạch chi tiết
QHCHN:
Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2050
TOD :
Transit Oriented Development
UBND:
Ủy ban nhân dân
UBND TP:
Ủy ban nhân dân Thành phố
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Chỉ tiêu đường của khu vực nội đô lịch sử
Hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ khu vực Hà Nội
cũ- năm 2005 theo các khu vực
31
31
Bảng 1.3
Chỉ tiêu đường của khu vực nội đô mở rộng.
33
Bảng 2.1
Cơ cấu sử dụng phương tiện giao thông %
53
Bảng 2.2
Phân loại đường ở Canada.
54
Bảng 2.3
Phân loại đường đô thị ở Mỹ
55
Bảng 2.4
Phân loại và phân cấp đường đô thị ở Nhật Bản.
55
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1
Bản đồ hành chính Thủ đô Hà Nội
3
Hình 2
Bản đồ Đô thị trung tâm Thủ đô Hà Nội
6
Hình 3
Mạng lưới đường đô thị của Đô thị trung tâm Thủ đô Hà Nội
7
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4
Bản đồ Quy hoạch Chung TP Hà Nội đến năm 2030, tầm
nhìn 2050
Sơ đồ quy hoạch Vùng Thủ đô
Sơ đồ hệ thống quản lý nhà nước mạng lưới đường đô thị của
Hà Nội
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý trong công tác thực hiện quy
hoạch MLĐ
11
17
22
25
Hình 1.5
Phố Tây Sơn kẹt cứng - Ảnh: Tuấn Phùng
28
Hình 1.6
Giao thông hỗn loạn - Ảnh: Tuấn Phùng
29
Hình 1.7
Tỷ lệ diện tích đất giao thông [%] tại các quận trung tâm nội
thành
32
Hình 1.8
Mật độ giao thông tại 3 đô thị lớn
32
Hình 2.1
Sơ đồ nghiên cứu mạng đường bộ
43
Hình 2.2
Sơ đồ phân cấp mạng đường đô thị
45
Hình 2.3
Giao thông Bangkok
57
Hình 2.4
Bản đồ thành phố Chandigarh - Ấn Độ
58
Hình 2.5
Sơ đồ chức năng của hệ thống Giao thông thông minh
63
Hình 2.6
Hệ thống thông tin giao thông tại Singapore - nguồn internet
65
Hình 2.7
Hệ thống dịch vụ giao thông tại Nhật Bản - nguồn internet
67
Hình 3.1
Bản đồ Quy hoạch Chung đô thị Trung tâm TP Hà Nội
73
Hình 3.2
Mặt cắt điển hình các cấp đường trong Đô thị trung tâm HN
74
Hình 3.3
Công trình giao thông nếu được xây dựng theo nguyên tắc dải
băng rộng khi GPMB
76
Hình 3.4
Các phần đường dành cho đi bộ
77
Hình 3.5
Các giải pháp bố trí phần đường dành cho đi bộ
78
Hình 3.6
Cống hóa rãnh thoát
78
Hình 3.7
Giải pháp cải tạo hố trồng cây.
78
Hình 3.8
Các nút giao thông đã và đang được cải tạo.
80
Hình 3.9
Các dịch vụ và công nghệ áp dụng ITS.
86
Hình 3.10 Liên hệ giữa ITS và các cơ quan quản lý.
88
Hình 3.11 ITS điều khiển các luồng giao thông tránh các điểm ùn tắc.
91
Hình 3.12
Trung tâm điều hành giao thông và thông tin trực tuyến của
ITS.
Hình 3.13 Hệ thống thu phí tự động của ITS.
Hình 3.14
Hệ thống điều khiển tốc độ của tuyến đường để tránh tai nạn
giao thông.
Hình 3.15 Sơ đồ mô hình quản lý mạng lưới đường TP Hà Nội
92
93
94
95
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài
Quy hoạch Chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn
đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1259/QĐTTg ngày 26/7/2011. Quy hoạch Chung xây dựng có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô và đất nước.
Quy hoạch đô thị Hà Nội đáp ứng yêu cầu hội nhập và thu hút đầu tư;
đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả của nền kinh tế thị trường; ưu tiên phát
triển các ngành, lĩnh vực tạo thế và lực xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật
khung và ngành kinh tế mũi nhọn tạo động lực phát triển Thủ đô; gắn kết chặt
chẽ giữa phát triển kinh tế, xây dựng và phát triển các lĩnh vực xã hội, giáo
dục đào tạo, y tế, văn hóa, hạ tầng kỹ thuật với quản lý đô thị theo quy hoạch.
Phát triển Thủ đô gắn với ổn định chính trị và an ninh quốc phòng.
Quản lý quy hoạch và xây dựng quy hoạch mạng lưới đường đô thị Thủ
đô Hà Nội là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội,
cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững
nhằm tạo tiền đề cho phát triển, củng cố an ninh, quốc phòng, phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa Thủ đô.
Thành phố Hà Nội phải giải quyết nhu cầu giao thông tăng mạnh trong
tương lai. Các công trình hạ tầng giao thông, nhất là đường đô thị cần phải
được xây dựng hoàn chỉnh và đồng bộ. Bên cạnh việc thực hiện các công
trình hạ tầng giao thông riêng lẻ đáp ứng nhu cầu các giai đoạn phát triển,
nghiên cứu quy hoạch mạng lưới đường đô thị thống nhất đồng bộ và phát
triển bền vững, phù hợp với điều kiện đặc trưng của Thủ đô, đáp ứng các chức
năng đô thị và giảm thiểu tác động môi trường.
2
Những vấn đề tồn tại cần giải quyết:
Tình hình thực hiện quy hoạch chậm, thiếu vốn đầu tư, phân bổ vốn chưa
hợp lý. Trong quá trình thực hiện quy hoạch đường bộ còn nhiều vướng mắc,
thời gian kéo dài, thậm chí là dừng cả dự án, nhất là trong công tác giải phóng
mặt bằng.
Hệ thống đường bộ thiếu trầm trọng tại khu vực đô thị cũ do nhiều lý do:
thủ tục thực hiện dự án quá chậm, rườm rà, thiếu kế hoạch đồng bộ, giải
phóng mặt bằng phức tạp, tồn tại quá nhiều bất cập.
Hệ thống đường không được phân cấp rõ ràng, dòng phương tiện hỗn
hợp: thô sơ- xe máy- ôtô- xe khách– xe tải, thiếu tổ chức phân luồng tạo nên
sự hỗn loạn gây mất an toàn và ùn tắc giao thông.
Các tuyến quốc lộ hướng tâm và đường vành đai, hệ thống đường cấp đô
thị → cấp chính khu vực chưa được xây dựng hoàn chỉnh nên lưu lượng
phương tiện vận tải hàng hoá, hành khách trung chuyển qua đầu mối Thủ đô
Hà Nội, phải đi vào nội thành tạo sức ép lên hệ thống đường đô thị gây ách
tắc giao thông, ô nhiễm môi trường đô thị.
Thực trạng vi phạm hành lang bảo vệ đường bộ rất nghiêm trọng, không
có đường gom, thiếu các giải pháp kỹ thuật, ảnh hưởng khả năng thông xe của
các tuyến và gây nên tai nạn giao thông.
Do vậy, đòi hỏi phải có cách quản lý mới, sáng tạo, hiệu quả đáp ứng
được nhu cầu quản lý quy hoạch mạng lưới đường đô thị của Thủ đô Hà Nội
trong tương lai.
3
Hình 1. Bản đồ hành chính Thủ đô Hà Nội [1]
2. Mục đích nghiên cứu
- Đảm bảo việc thực hiện quy hoạch mạng lưới đường tuân thủ các
Quy hoạch Chung, Quy hoạch Chuyên ngành và các Quy hoạch Phân khu của
Hà Nội...
- Xây dựng, đề xuất được các giải pháp, mô hình quản lý quy hoạch
mạng lưới đường đô thị một cách hiệu quả, thực tế, tiết kiệm tránh lãng phí,
đáp ứng được nhu cầu quản lý của Thủ đô trong tương lai.
4
- Góp phần cải thiện nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan, tổ
chức của TP trong việc quản lý quy hoạch mạng lưới đường Đô thị trung tâm
Thủ đô Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp thực tế nhằm cải thiện khả năng lưu thông
cho mạng lưới đường đô thị của Đô thị trung tâm Thủ đô Hà Nội.
3. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý quy hoạch mạng lưới đường đô thị của Đô thị trung tâm theo
Quy hoạch Chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2050.
4. Phạm vi nghiên cứu [1]
Đô thị trung tâm Thủ đô Hà Nội theo Quy hoạch Chung Thủ đô Hà Nội
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
tại quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011.
Phía Nam sông Hồng được giới hạn bởi Vành đai
Phía Bắc Sông Hồng được giới hạn bởi Vành đai 4 ở phía Tây, phía
Đông là ranh giới Hà Nội- Hưng Yên và sông Cà Lồ ở phía Bắc,
Quy mô nghiên cứu của Đô thị trung tâm khoảng 74.800 ha tương đương
748km2. Dân số năm 2030: khoảng 4.606 nghìn người; Dân số năm 2050:
khoảng 5.445 nghìn người.
Thời gian có hiệu lực của quản lý quy hoạch được xác định từ nay tới
năm 2030.
5. Nội dung nghiên cứu
Đánh giá hoạt động quản lý, thực trạng quản lý quy hoạch mạng lưới
đường đô thị.
Xác định các cơ sở khoa học về quản lý quy hoạch và hệ thống mạng
lưới đường đô thị.
5
Thu thập, thông tin tài liệu, kinh nghiệm có liên quan đến các đối tượng
đối tượng nghiên cứu của nước ngoài và trong nước.
Thu thập, đánh giá các nghiên cứu trước đây về tổ chức, quy hoạch và
quản lý quy hoạch mạng lưới đường đô thị.
Đề xuất các giải pháp, mô hình quản lý quy hoạch mạng lưới đường đô
thị, làm cơ sở xác định khung quản lý, là điều kiện khống chế để các cấp quy
hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và dự án phải tuân thủ và thực hiện.
Lập kế hoạch xây dựng, cải tạo mạng lưới đường theo quy hoạch
Quản lý quy hoạch nhằm nâng cao năng lực thông xe của đường giao
thông, chuyển đổi cơ cấu phương tiện;
Nâng cao vai trò trong quản lý việc đỗ dừng xe dọc đường, quy hoạch
các điểm đỗ dọc đường, nâng cấp cải tạo các nút giao thông.
Đề xuất xây dựng hệ thống thu thập thông tin, cơ sở dữ liệu và điều hành
giao thông trực tuyến.
Đề xuất quản lý quỹ đất dành cho xây dựng giao thông.
Đề xuất mô hình giao thông thông minh
Đề xuất một số mô hình dành cho quản lý, giám sát và thực hiện quy
hoạch mạng lưới đường.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích các thông tin trong nước và quốc tế thu thập
được liên quan đến đối tượng nghiên cứu
Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu, ý kiến của cộng
đồng dân cư, của các cơ quan quản lý nhà nước.
Phương pháp sơ đồ hóa, hệ thống hóa.
Phương pháp vận dụng có tính kế thừa các giá trị khoa học và kết quả
nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp nhằm đề xuất giải pháp
6
Hình 2. Bản đồ Đô thị trung tâm Thủ đô Hà Nội [1]
7
Đi Lào Cai
Đi Thái Nguyên
Đi Vĩnh Phúc
SB Nội Bài
Quốc lộ 18
QL3 mới
VĐ3
Đi Sơn Tây
Đg Tây Thăng Long
Trục Hồ Tây-Ba Vì
VĐ3
ĐL Thăng Long
Đi Hòa Lạc
Vành đai 2
QL6
VĐ3
QL21B
Đi Hòa Bình
Đi Chùa Hương
Vành đai 4
Đi TP HCM
Hình 3. Mạng lưới đường đô thị của Đô thị trung tâm Thủ đô Hà Nội. [1]
QL 1 mới
THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là
trung tâm chính trị-hành chính Quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học,
giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Trong xu hướng hội nhập và phát triển,
việc nâng cao vai trò vị thế của Thủ đô Hà Nội trên trường quốc tế là một nhu
cầu tất yếu.
Hà Nội là một trong các cực quan trọng nhất của tam giác tăng trưởng
kinh tế vùng đồng bằng Bắc bộ. Hệ thống giao thông quốc gia giữ vai trò là
mạng lưới giao thông đối ngoại cho Thủ đô Hà Nội và cùng với mạng lưới
giao thông đô thị là cơ sở có tính quyết định cho sự phát triển kinh tế cả vùng
nói chung và Hà Nội nói riêng.
Quản lý quy hoạch phát triển mạng lưới đường đô thị hiệu quả, phù hợp
với quá trình phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng được nhu cầu đi lại của người
dân, đóng vai trò là động lực phát triển của Thành phố là nhiệm vụ cực kỳ
quan trọng, đòi hỏi bức thiết trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn đã thực hiện được các nội dung dưới đây:
1.1 Thực trạng về mạng lưới đường đô thị và quản lý quy hoạch của
Thủ đô Hà Nội
Phần hiện trạng nêu được thực trạng mạng lưới đường đô thị hiện nay
của Thủ đô Hà Nội, thực trạng quản lý quy hoạch mạng lưới đường đô thị
nằm trong khu đô thị trung tâm Thủ đô Hà Nội và những vấn đề cần nghiên
cứu. Trong đó:
- Thực trạng mạng lưới đường đô thị của Hà Nội hiện nay: hệ thống
đường chưa được phân cấp rõ ràng dẫn tới khó khăn trong công tác quản lý
cũng như xác định chiến lược ưu tiên đầu tư xây dựng. Nhiều tuyến đường
quy mô chưa được mở rộng tương xứng với vai trò làm ảnh hưởng tới cả
mạng lưới giao thông, gây ách tắc tại nhiều khu vực. Mặt cắt ngang đường nói
chung là hẹp. Khả năng mở rộng đường nội thị rất khó khăn do công tác giải
phóng mặt bằng. Các tuyến đường vành đai đô thị chưa được hoàn thiện nên
khả năng phân bổ giao thông chưa cao, lượng xe tập trung trên các đường
hướng tâm đi sâu và ngang qua thành phố gây quá tải trên nhiều tuyến phố.
- Thực trạng quản lý quy hoạch: mặc dù Thủ đô Hà Nội hiện nay có rất
nhiều quy hoạch và văn bản pháp lý quy định cho việc quy hoạch và xây dựng
mạng lưới đường, tuy nhiên việc có nhiều cơ quan cùng quản lý và mỗi cơ
quan đều phải tuân thủ các văn bản pháp lý riêng của ngành dẫn tới nhiều
vướng mắc, khó khăn, ví dụ: Sở Quy hoạch Kiến trúc quản lý quy hoạch
tuyến đường và công trình xây dựng hai bên, Sở Giao thông vận tải quản lý
lòng đường, Sở Xây dựng quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật nổi và
ngầm dọc tuyến, Sở Tài Nguyên và môi trường quản lý đất đai xây dựng…
Còn nhiều vấn đề trong quản lý quy hoạch như: việc lập danh mục và
công tác đầu tư xây dựng các tuyến đường chưa được hợp lý và nhanh chóng,
dẫn đến mạng lưới đường chưa được đầu tư đồng bộ, không hiệu quả, phát
sinh chi phí lớn do chậm tiến độ...
Chưa thực hiện đầy đủ việc cắm mốc lộ giới và công khai ngoài thực địa
với các tuyến đường quy hoạch mới và mở rộng trong đô thị. Việc giải phóng
mặt bằng, đầu tư xây dựng mạng lưới đường đô thị theo quy hoạch hiện nay
còn nhiều vướng mắc, chưa được minh bạch về quy hoạch cũng như tài chính
dẫn đến nên còn gây nhiều bức xúc cho nhân dân. Công tác thanh kiểm tra
chưa được chặt chẽ và chú ý đúng mức. Công tác hậu kiểm còn chưa chặt chẽ
và thiếu nghiêm túc. Còn thiếu các chế tài mạnh về hành chính, tài chính để
răn đe.
- Từ những vấn đề trên, luận văn đã tổng kết trọng tâm cần nghiên cứu:
+ Đề xuất quản lý quy hoạch cho mạng lưới đường giao thông Khu đô
thị trung tâm TP Hà Nội.
+ Xây dựng hệ thống thông tin thu thập thông tin trực tuyến, cơ sở dữ
liệu và điều hành về hệ thống giao thông cho TP Hà Nội.
+ Đề xuất một số biện pháp giúp việc quản lý quy hoạch mạng lưới
đường đô thị đồng bộ, cải thiện chất lượng, hiệu quả cao, phù hợp với mạng
lưới đường hiện có của Đô thị trung tâm Thủ đô Hà Nội.
+ Nghiên cứu việc quản lý quỹ đất quy hoạch MLĐ đô thị.
+ Nghiên cứu tổ chức bộ máy đối với cơ quan quản lý.
+ Đề xuất mô hình Giao thông thông minh (ITS).
+ Đề xuất mô hình quản lý, giám sát, thực hiện quy hoạch mạng lưới
đường của Thủ đô Hà Nội.
+ Một số đề xuất với các cơ quan quản lý của TP Hà Nội
1.2 Cơ sở khoa học của quản lý quy hoạch mạng lưới đường đô thị
của đô thị trung tâm Thủ đô Hà Nội
- Đặc điểm của Thủ đô Hà Nội;
- Cơ sở lý luận về quản lý quy hoạch mạng lưới đường đô thị trong đó
nêu được những vấn đề như: vai trò của mạng lưới đường bộ trong đô thị; Các
yêu cầu cơ bản trong quy hoạch và quản lý quy hoạch MLĐ;
- Cơ sở pháp lý trong quản lý MLĐ đô thị.
- Cơ sở thực tiễn của một số nước phát triển và đang phát triển trên thế
giới;
- Cơ sở thực tiễn của Việt Nam;
- Giới thiệu hệ thống giao thông thông minh (ITS) và thực tiễn áp dụng
tại một số nước.
1.3 Đề xuất các giải pháp quản lý quy hoạch mạng lưới đường cho
đô thị trung tâm Thủ đô Hà Nội
* Quan điểm và nguyên tắc quản lý quy hoạch mạng lưới đường đô thị;
* Đề xuất các giải pháp quản lý quy hoạch mạng lưới đường đô thị:
- Theo QHCHN: mật độ mạng lưới đường chính khu vực 4,0-6,0
Km/Km2; tỷ lệ đất giao thông 20-26%; vận tải công cộng đáp ứng 35% đến
năm 2020; 55% đến năm 2030 và 65%-70% sau năm 2030; Phân cấp, xây
dựng và cải tạo mạng lưới đường giao thông đạt các mục tiêu trên; bố trí các
bến bãi đỗ xe đáp ứng nhu cầu; Cải tạo các nút giao thông phù hợp, cải thiện
khả năng thông qua;
- Đề xuất quy hoạch, cấp chỉ giới giới đường đỏ, xác định phạm vi dự trữ
mở đường quy hoạch cho các tuyến đường từ cấp phân khu vực (2 làn xe trở
lên);
- Lập kế hoạch xây dựng, cải tạo mạng lưới đường đô thị;
- Quản lý chặt chẽ quy hoạch, chuyển đổi dần dần cơ cấu phương tiện
phù hợp quy hoạch;
- Tăng cường, cải thiện giao thông cho người đi bộ và xe đạp;
- Quản lý chặt chẽ việc đỗ xe dọc đường;
- Quy hoạch và thiết kế các nút giao thông để nâng cao năng lực thông
hành, giảm ách tắc;
- Xây dựng hệ thống thu thập dữ liệu, cơ sở dữ liệu và điều hành giao
thông thống nhất;
- Quản lý quy đất quy hoạch, dự trữ dành cho xây dựng, cải tạo đường
đô thị;
- Tổng hợp các biện pháp, quy định quản lý quy hoạch mạng lưới đường
đô thị;
- Đề xuất ứng dụng hệ thống giao thông thông minh;
- Đề xuất mô hình quản lý, giám sát và thực hiện quy hoạch mạng lưới
đường để cải thiện, thống nhất, tập trung đầu mối quản lý;
- Đề xuất một số yêu cầu cần thực hiện đối với các cơ quan chính quyền
của Thủ đô Hà Nội;
Nói chung, luận văn đã được nghiên cứu, tổng hợp, phương pháp tiếp
cận và tổ chức lập là hợp lý, phù hợp với thực tế và nhu cầu phát triển về quản
lý quy hoạch mạng lưới đường đô thị của khu đô thị trung tâm của Thủ đô
trước mắt cũng như lâu dài.
2. KIếN NGHị
UBND thành phố xem xét việc thành lập hoặc cơ cấu lại cơ quan quản
lý phụ trách riêng về quy hoạch giao thông với tổ chức và chức năng quyền
hạn trách nhiệm cụ thể đảm bảo đủ năng lực quyền hạn trong việc quản lý
điều hành và kiểm soát việc thực hiện quy hoạch.
Có thể đề xuất quy về đầu mối là Sở Giao thông vận tải Hà Nội nhằm
Quản lý tổng thể về phát triển bền vững giao thông đô thị, coi đây là mục tiêu
để các nhà hoạch định và xây dựng đồ án quy hoạch GTVT Hà Nội xây dựng
và lập kế hoạch thực hiện.
Điều chỉnh quy hoạch đất, dành quỹ đất hợp lý và quản lý chặt chẽ quỹ
đất giành cho giao thông theo quy hoạch để phát triển kết cấu hạ tầng GTVT
bao gồm cả dải hành lang an toàn giao thông và quỹ đất để đầu tư phát triển
hệ thống giao thông tĩnh, các quỹ đất phục vụ cho công tác đền bù GPMB.
Cần phân cấp mạnh hơn trong việc đầu tư xây dựng, cải tạo các tuyến
đường nội bộ cho các quận, huyện, khuyến khích xã hội hóa, tạo các điều kiện
ưu đãi về thủ tục hành chính, thuế… cho các tổ chức cá nhân đầu tư xây
dựng, cải tạo các tuyến đường. Các chính sách này cần được phổ biến rộng rãi
và quá trình thực hiện thủ tục hành chính này phải được thực hiện với ưu đãi
tối đa, có thể TP sẽ thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng các tuyến đường rồi
công bố cho phép thực hiện đầu tư để khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu
tư xây dựng.
Xây dựng trung tâm thông tin thông tin trực tuyến, điều hành giao
thông và cơ sở dữ liệu về hệ thống giao thông cho TP Hà Nội trực thuộc Sở
GTVT.
Sở giao thông vận tải cần có trang web công bố thông tin về các công
trình đường giao thông dự kiến xây dựng trong 3-5 năm tới và hướng tuyến,
chiều rộng đường theo quy hoạch đã được phê duyệt. Các quận, huyện,
phường, xã thuộc Khu đô thị trung tâm TP cần bộ phận cập nhật, lưu trữ và
cung cấp thông tin đầy đủ về mạng lưới đường giao thông hiện trạng, cũng
như quy hoạch của địa phương cho người dân theo yêu cầu.
Sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp, giải pháp quản lý liên quan tới
mạng lưới đường nói riêng như hệ thống giao thông nói chung để từng bước
cải thiện tình trạng giao thông như hiện nay.
Những giải pháp cần đề cập để từng bước giải quyết các vấn đề cụ thể
bao gồm:
Xây dựng và hoàn thiện quy hoạch đồng bộ và chi tiết;
Nghiên cứu tổ chức giao thông hợp lý trên các tuyến chính; Tăng
cường khả năng lưu thông, giảm thời gian các phương tiện dừng tại các nút
giao thông.
Lập lại và quản lý vỉa hè, lòng đường. Giải phóng thông thoáng vỉa hè
các tuyến đường. Cải thiện điều kiện đi lại của người đi bộ và xe đạp.
Quy hoạch, quản lý chặt chẽ các nút giao thông để tăng cằng khả năng
lưu thông của các phương tiện qua nút giao.
Phát triển mạnh mẽ vận tải công cộng và xây dựng cơ chế chính sách
thu hút đầu tư cho Vận tải công cộng cũng như thu hút được nhiều người sử
dụng các phương tiện giao thông công cộng;
Tạo vốn để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị .v.v...
Xây dựng lộ trình thực hiện các quy hoạch liên quan để đảm bảo việc
thực hiện thành công quy hoạch mạng lưới đường đô thị của Đô thị trung tâm
Thủ đô Hà Nội…
Việc giải quyết các đề về giao thông đô thị cho Thủ đô Hà Nội phụ thuộc
rất nhiều vào việc hoạch định và xây dựng một kế hoạch thực hiện phù hợp.
Để thực hiện các mục tiêu đề ra, phải có các giải pháp phù hợp thực tế, mang
tính khả thi. Cần có sự đầu tư nhiều hơn trong lĩnh vực tham mưu tư vấn, lập
quy hoạch, xây dựng cơ chế chính sách và đề xuất giải pháp thực hiện. Cần
công khai rộng rãi quy hoạch cũng như các giải pháp để mọi người dân biết
và ủng hộ vì các mục tiêu, lợi ích chung.