Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Quản lý xây dựng theo quy hoạch hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn của đô thị trung tâm thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 27 trang )

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
CỦA TÁC GIẢ

1. Một số vấn đề cần nghiên cứu khi quy hoạch xã nông thôn mới
trong vùng quy hoạch phát triển đô thị.
(Số 7/2011, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, Bộ Xây dựng)
2. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý xây dựng theo quy hoạch
hệ thống thoát nước tại các điểm dân cư nông thôn thành phố Hà
Nội.
(Số tháng 3/2014, Tạp chí Kinh tế Xây dựng, Bộ Xây dựng)
3. Lựa chọn mô hình thoát nước phù hợp với lộ trình xây dựng theo
quy hoạch cho các điểm dân cư nông thôn đô thị trung tâm thành phố
Hà Nội.
(Số tháng 10/2014, Tạp chí Xây dựng, Bộ Xây dựng)


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

HÁN MINH CƯỜNG

QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH
HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CHO CÁC ĐIỂM
DÂN CƯ NÔNG THÔN CỦA ĐÔ THỊ
TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
MÃ SỐ: 62. 58. 01. 06
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ



Hà Nội, năm 2015


Luận án được hoàn thành tại: Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học:

Phản biện 1:

GS. TSKH. Trần Hữu Uyển

Phản biện 2:

PGS. TS. Vũ Thị Vinh

Phản biện 3:

TS. Nguyễn Như Hà

Luận án này được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ
cấp trường tại: Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Vào hồi
giờ
ngày
tháng
năm 2015

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện quốc gia, Thư viện
trường Đại học kiến trúc Hà Nội.



1

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đô thị trung tâm TP Hà Nội có diện tích tự nhiên 747,88 km2, bao gồm khu vực
nội đô, chuỗi đô thị phía Đông đường vành đai 4 (khu vực phía Nam sông Hồng) và
chuỗi đô thị phía Bắc sông Hồng (khu vực Mê Linh, Đông Anh, Yên Viên – Long
Biên – Gia Lâm). Vị trí và ranh giới của đô thị trung tâm Hà Nội được xác định cụ thể
trong Quy hoạch (QH) chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến
năm 2050 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trong những năm gần đây, các điểm dân cư nông thôn (ĐDCNT) nói chung
của TP Hà Nội và các ĐDCNT của đô thị trung tâm nói riêng đã có những bước phát
triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội. Mặc dù vậy, hiện nay chất lượng sống của dân
cư tại các khu vực này lại đang đối mặt với những hệ luỵ tiêu cực do sự phát triển
nhanh chóng nhưng thiếu bền vững mang lại. Rất nhiều vấn đề nảy sinh xuất phát từ
thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại các khu vực này, do chưa được quan tâm đúng
mức và đầu tư xây dựng đầy đủ. Nổi lên trong số đó là những vấn đề liên quan đến
thoát nước. Tình trạng úng ngập tại các xã có tốc độ đô thị hoá cao, vấn đề ô nhiễm
môi trường tại các xã làng nghề, nước thải sinh hoạt và sản xuất không được xử lý xả
trực tiếp ra môi trường, ra hệ thống tưới tiêu thuỷ lợi …. đã gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến môi trường sống và sản xuất của của người dân, gây ô nhiễm môi trường,
kìm hãm sự phát triển kinh tế…. Vì vậy, việc quan tâm đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ
thống thoát nước (HTTN) theo những quy hoạch đã được duyệt là rất cần thiết.
Trong những năm tới đây, HTTN đô thị nói chung và HTTN của các ĐDCNT
nói riêng sẽ được Nhà nước đặc biệt quan tâm đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, vấn đề đặt
ra ở đây là làm thế nào để có thể quản lý xây dựng hệ thống thoát nước một cách hiệu
quả nhất, trong các điều kiện khó khăn như: hành lang pháp lý cho vấn đề quản lý xây
dựng hệ thống thoát nước khu vực dân cư nông thôn còn chưa đầy đủ, thiếu quỹ đất để
xây dựng các khu vực xử lý nước thải và mạng lưới cống rãnh, thiếu hụt cán bộ quản

lý có chuyên môn về thoát nước, khó khăn khi lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù
hợp, thiếu kinh nghiệm trong quản lý xây dựng và vận hành hệ thống… để qua đó
không chỉ giải quyết được các bức xúc trong đời sống của nhân dân mà còn góp phần
thúc đẩy kinh tế phát triển, hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững.


2

Sự phát triển kinh tế cùng quá trình đô thị hoá tại các khu vực nghiên cứu đã,
đang và sẽ còn diễn ra mạnh mẽ, gây áp lực lớn tới HTTN hiện trạng, làm nảy sinh các
xung đột và gây cản trở cho các khâu của công tác quản lý xây dựng.
Vì vậy, đề tài nghiên cứu “Quản lý xây dựng theo quy hoạch hệ thống thoát
nước cho các điểm dân cư nông thôn của đô thị trung tâm thành phố Hà Nội” là việc
làm thực sự cần thiết và cấp bách.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của Luận án nhằm đề xuất các quan điểm, mô hình và giải
pháp quản lý xây dựng HTTN tại các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội mà
trọng tâm là:
- Đề xuất các mô hình thoát nước phù hợp với lộ trình xây dựng theo QH cho
từng loại ĐDCNT khu vực nghiên cứu;
- Đề xuất bộ máy tổ chức quản lý phù hợp phục vụ quản lý xây dựng HTTN
theo QH;
- Đề xuất giải pháp xây dựng kế hoạch phát triển HTTN trên cơ sở các đồ án
quy hoạch thoát nước đã được phê duyệt;
- Đề xuất giải pháp quản lý xây dựng HTTN theo QH với sự tham gia của cộng
đồng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý xây dựng (QLXD) hệ thống thoát nước
theo quy hoạch;
- Phạm vi nghiên cứu: tại các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội (đô thị trung

tâm được xác định theo Quyết định 1259/QĐ-TTg của Chính phủ về phê duyệt QH chung
xây dựng Thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050);
- Thời gian nghiên cứu: đến năm 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp điều tra, khảo sát
thực địa và phỏng vấn; phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp so sánh, đối
chiếu; phương pháp kế thừa; phương pháp chuyên gia và phương pháp phân tích
SWOT.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài


3

- Ý nghĩa về mặt lý luận: Góp phần cụ thể hóa, bổ sung các lý luận khoa học
QLXD theo QH HTTN cho các ĐDCNT nói chung và cho các ĐDCNT của đô thị
trung tâm TP Hà Nội nói riêng;
- Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách trong QLXD
theo quy hoạch HTTN cho các ĐDCNT; đề xuất những giải pháp khả thi để nâng cao
hiệu quả quản lý xây dựng HTTN theo QH cho các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP
Hà Nội.
6. Những đóng góp mới của luận án
- Luận án đã khảo sát, phân tích các đặc điểm và tính chất của các ĐDCNT khu
vực nghiên cứu một cách có hệ thống, từ đó phân loại thành các nhóm điểm dân cư
điển hình để làm cơ sở cho việc đề xuất các mô hình và giải pháp quản lý xây dựng
theo quy hoạch HTTN;
- Đề xuất các mô hình thoát nước phù hợp với lộ trình xây dựng HTTN theo
quy hoạch tại các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội;
- Đề xuất tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý nước thải (XLNT) phù hợp với các
ĐDCNT nghiên cứu;
- Đề xuất một số giải pháp QLXD theo quy hoạch HTTN cho các ĐDCNT của

đô thị trung tâm TP Hà Nội, bao gồm: giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý; xây dựng
một số nội dung góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách trong QLXD HTTN; quản lý
cao độ nền và đấu nối HTTN; xây dựng kế hoạch phát triển HTTN và giải pháp QLXD
với sự tham gia của cộng đồng.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của luận án gồm có 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về QLXD theo quy hoạch HTTN cho các ĐDCNT của đô
thị trung tâm TP Hà Nội (43 trang).
- Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý xây dựng theo QH HTTN cho
các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội, (49 trang).
- Chương 3: Mô hình thoát nước và giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch và
bàn luận kết quả nghiên cứu (50 trang).


4

PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH HỆ
THỐNG THOÁT NƯỚC CHO CÁC ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN CỦA ĐÔ THỊ
TRUNG TÂM TP HÀ NỘI
1.1 Giới thiệu chung về đô thị trung tâm TP Hà Nội và các ĐDCNT của đô thị
trung tâm
1.1.1 Đô thị trung tâm TP Hà Nội
1.2.1.1 Vị trí và giới hạn
Đô thị trung tâm được phát triển mở rộng
từ khu vực nội đô về phía Tây, Nam đến
đường Vành đai 4 và về phía Bắc với khu
vực Mê Linh, Đông Anh; phía Đông đến
khu vực Gia Lâm và Long Biên. Đô thị
trung tâm là trung tâm chính trị, hành

chính, kinh tế, văn hoá, lịch sử, dịch vụ, y
tế, đào tạo chất lượng cao của thành phố Hà
Nội và cả nước. Dự báo dân số đến năm
2020 đạt khoảng 3,7 triệu người; dân số
đến năm 2030 đạt khoảng 4,6 triệu người.
1.1.2.2 Phân loại các ĐDCNT

Hình 1.1: Vị trí và giới hạn đô thị
trung tâm TP Hà Nội

- Dạng 1: các điểm dân cư hiện vẫn đang là
các khu vực thuần nông, dân cư hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu – gọi
là các điểm dân cư thuộc xã thuần nông;
- Dạng 2: các điểm dân cư là các làng nghề
hoặc có nhiều các hoạt động sản xuất tiểu
thủ công nghiệp – gọi là các điểm dân cư
thuộc xã làng nghề;
- Dạng 3: các điểm dân cư chịu ảnh hưởng
chủ yếu và trực tiếp của quá trình đô thị
hoá, dân cư hoạt động chủ yếu trong lĩnh
vực dịch vụ – gọi là các điểm dân cư thuộc
xã đô thị hoá.

Hình 1.2: Vị trí và giới hạn
các ĐDCNT nghiên cứu


5


1.2 Hiện trạng HTTN các ĐDCNT đô thị trung tâm TP Hà Nội
1.2.1 Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa
Hệ thống thoát nước mưa các ĐDCNT về cơ bản chưa được xây dựng hoàn
chỉnh và hầu hết là HTTN chung. Có thể xem xét phân chia lưu vực thoát nước cho
toàn bộ các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội thành 2 vùng chính: vùng tiêu
Bắc Hà Nội và vùng tiêu Tả Đáy.Mạng lưới thoát nước mưa tại các ĐDCNT của đô thị
trung tâm TP Hà Nội trong một thời gian dài hầu hết được hình thành và phát triển
một cách tự phát, không theo quy hoạch. Mạng lưới cống rãnh được đặc trưng bởi các
tuyến rãnh xây có khẩu độ nhỏ, sử dụng cho cả thoát nước mưa và và thoát nước thải.
Đối với các tuyến rãnh trên các tuyến đường nội bộ điểm dân cư, khẩu độ rãnh thường
từ B200 đến B400; đối với các tuyến thoát nước chính của điểm dân cư có thể là rãnh
xây có khẩu độ lớn B800, B1000, mương hở hoặc cống tròn có khẩu độ đến D1000.
Theo thống kê của tác giả, mật độ cống rãnh trung bình tại các điểm dân cư nông thôn
của đô thị trung tâm TP Hà Nội chỉ đạt khoảng từ 0,5 km/km2 đến 0,7 km/km2. Các
tuyến cống rãnh sau khi thu gom nước mưa (hoặc cả nước thải) một phần được thoát
trực tiếp ra các nguồn tiếp nhận là ao hồ, ruộng trũng phía trong hoặc xung quanh
điểm dân cư. Một phần còn lại được thoát ra hệ thống kênh mương tưới tiêu thuỷ lợi
của khu vực. Mặc dù vậy, hầu hết các tuyến cống rãnh hiện trạng ít được nạo vét, duy
tu nên hiệu quả thoát nước không cao, xảy ra tình trạng ngập úng, ô nhiễm môi trường
khi có mưa lớn.
1.2.2 Hiện trạng hệ thống thoát nước thải
Hiện nay, hầu hết hệ thống thoát nước thải tại các ĐDCNT của đô thị trung tâm
TP Hà Nội hầu hết là HTTN chung, trừ một số khu vực dân cư mới, được xây dựng
mạng lưới đường cống thoát nước thải độc lập. Nước thải sản xuất và sinh hoạt một
phần thoát trực tiếp ra hệ thống kênh mương, ao hồ xung quanh các hộ gia đình, phần
lớn còn lại được thu gom bởi hệ thống rãnh xây hoặc mương hở có khẩu độ nhỏ B200,
B300 đến B1000 sau đó không qua xử lý mà thoát trực tiếp ra hệ thống ao hồ, kênh
mương, ruộng trũng trong khu vực.
Nước thải sinh hoạt tại một số hộ gia đình được xử lý qua bể tự hoại trước khi
thoát ra bên ngoài. Nước thải sản xuất từ các hộ làm nghề, nước thải chăn nuôi gia súc,



6

gia cầm trực tiếp gây ô nhiễm đến các nguồn tiếp nhận, gây tắc nghẽn cống, rãnh thoát
nước đã ảnh hưởng lớn đến môi trường sống và sức khoẻ của người dân.
Đối với thực trạng thoát nước thải tại các làng nghề, vấn đề ô nhiễm môi trường
đã ở mức báo động. Một số làng nghề sản xuất thực phẩm như Minh Khai, Cát Quế,
Dương Liễu huyện Hoài Đức; Cự Đà, Bích Hoà huyện Thanh Oai… nước thải phát
sinh trong quá trình tẩy rửa nguyên liệu, chế biến thải trực tiếp ra môi trường mỗi ngày
lên tới hàng nghìn m3. Một số làng nghề kim khí, gốm sứ, dệt may… đã thải ra môi
trường nước thải có nhiều thành phần gây hại trực tiếp đến sức khoẻ con người. Để có
thêm cơ sở đánh giá thực trạng thoát nước thải khu vực nghiên cứu, Luận án đã tiến
hành lấy mẫu nước thải tại 3 ĐDCNT điển hình để phân tích và thấy rằng hầu hết các
chỉ tiêu đều vượt so với giới hạn trong các tiêu chuẩn và quy chuẩn về nước thải công
nghiệp và nước thải sinh hoạt. 3 điểm dân cư được lấy mẫu bao gồm: thôn Chùa Tổng,
xã La Phù, huyện Hoài Đức; thôn Thố Bảo, xã Vân Nội, huyện Đông Anh và thôn Phú
Diễn, xã Hữu Hoà, huyện Thanh Trì.
1.2.3 Hiện trạng HTTN tại một số điểm dân cư điển hình
Trên cơ sở phân loại các điểm dân cư theo nhóm như đã trình bày, Luận án đề
xuất đưa ra 4 điểm dân cư điển hình làm đối tượng nghiên cứu chi tiết. Các địa điểm
được lựa chọn là: Thôn Yên Nhân – xã Tiền Phong – huyện Mê Linh; Thôn Phú Diễn
– xã Hữu Hoà – huyện Thanh Trì; Thôn Thố Bảo – xã Vân Nội – huyện Đông Anh và
điểm dân cư tập trung (bao gồm 11 cụm dân cư nhỏ) - xã La Phù – huyện Hoài Đức.
1.3 Thực trạng QLXD theo QH HTTN các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà
Nội
1.3.1 Thực trạng phân cấp tổ chức quản lý xây dựng HTTN tại các ĐDCNT của đô
thị trung tâm TP Hà Nội
Theo Quy định phân cấp quản lý Nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa
bàn TP Hà Nội được UBND TP Hà Nội ban hành theo Quyết định số 11/2011/QĐUBND thì công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thoát nước tại các ĐDCNT được

thống nhất quản lý từ trên xuống dưới như hình 1.3 dưới đây.


7

Hình 1.3: Thực trạng phân cấp tổ chức QLXD HTTN
1.3.2 Thực trạng quản lý cao độ nền và đấu nối HTTN
Công tác quản lý cao độ nền và đấu nối HTTN tại các ĐDCNT của đô thị trung
tâm TP Hà Nội được thực hiện căn cứ trên các đồ án QH có liên quan đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt. Các đồ án QH xây dựng và QH thoát nước cho các ĐDCNT
nghiên cứu đều xác định khá chi tiết cao độ khống chế cho các khu vực dân cư cũ và
mới cũng như vị trí, cao độ đấu nối của mạng lưới thoát nước.
Hiện nay, việc quản lý cao độ nền xây dựng cũng như đấu nối HTTN tại các
ĐDCNT được quản lý bởi các cơ quan: Viện QH xây dựng Hà Nội; phòng QLĐT
huyện; phòng Kinh tế và các Xí nghiệp đầu tư phát triển thuỷ lợi. Thực tế cho thấy,
công tác quản lý cao độ nền và đấu nối HTTN được thực hiện chưa tốt. Những vấn đề
này có nguyên nhân từ việc cao độ nền; cao độ mạng lưới thoát nước, hệ thống công
trình thuỷ lợi chưa được quản lý chặt chẽ ngay từ khâu cung cấp số liệu phục vụ công
tác lập báo cáo khả thi, lập dự án, thiết kế bản vẽ thi công, lập báo cáo kinh tế kỹ
thuật… đến khi thẩm tra, thẩm định hồ sơ và sau cùng là dự án được thi công nhưng
không đúng thiết kế đã được phê duyệt.


8

1.3.3 Thực trạng công tác lập kế hoạch phát triển HTTN
Hiện nay TP Hà Nội mới chỉ xây dựng được kế hoạch phát triển HTTN cho
toàn thành phố trên cơ sở các đồ án QH được duyệt (ban hành kèm theo văn bản số
81/KH-UBND). Các huyện ngoại thành nói chung hiện chưa quan tâm xây dựng kế
hoạch phát triển HTTN cho địa phương mình. Kế hoạch đã đưa ra các mục tiêu và các

nhiệm vụ trọng tâm để xây dựng HTTN cho toàn thành phố. Tuy nhiên danh mục đầu
tư cho HTTN mới chỉ tập trung vào các khu vực nội thành, xây dựng các tuyến cống
chính và các công trình đầu mối quy mô lớn. Định hướng phát triển HTTN các khu
vực dân cư nông thôn hiện chưa được chỉ rõ. Nhìn chung, việc lên kế hoạch và ra
quyết định đầu tư hiện nay đang được tiếp cận theo phương pháp truyền thống từ trên
xuống dưới, người dân hầu như không có nhiều vai trò. Chính vì vậy đã dẫn tới tình
trạng nhiều công trình thoát nước sau khi xây dựng không phù hợp với thực tế, không
đáp ứng được yêu cầu tiêu thoát nước và vệ sinh môi trường. Ngoài ra, không có kế
hoạch phát triển còn dẫn tới việc cơ quan quản lý không xác định được các mục tiêu
ngắn, trung và dài hạn cũng như không thu hút, bố trí được các nguồn lực thực hiện
đầu tư.
1.3.4 Thực trạng tham gia của cộng đồng
Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý xây dựng HTTN theo QH ở
các khu vực dân cư nông thôn của TP Hà Nội hiện nay có thể nói là khá mờ nhạt và
chưa hiệu quả. Ý kiến tham gia của người dân trong quá trình thực hiện xây dựng dự án
thoát nước chưa được các cơ quan quản lý tiếp thu và quan tâm đúng mức. Điều này đã
góp phần dẫn tới tình trạng nhiều công trình sau khi xây dựng xong đưa vào vận hành và
khai thác thiếu hiệu quả, không đáp ứng được yêu cầu tiêu thoát nước hoặc giải quyết
các vấn đề môi trường đang tồn tại do HTTN gây ra. Nghị định số 79/2003/NĐ-CP của
Chính phủ hay Thông báo số 162/HD/UBND-UBMTTQ của TP Hà Nội mới chỉ ra
những nội dung công việc mà người dân có thể tham gia. Để tạo điều kiện hơn nữa cho
người dân có thể tham gia đóng góp ý kiến vào các dự án, rất cần xây dựng những quy
trình, quy định chi tiết hướng dẫn việc thực hiện này.


9

1.4 Những đề tài liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Luận án đã tham khảo một số đề tài trong và ngoài nước có liên quan đến vấn
đề nghiên cứu, bao gồm: Các dự án và đề tài nghiên cứu khoa học; Các luận án Tiến sĩ

và luận văn Thạc sĩ.
1.5 Những vấn đề cần nghiên cứu giải quyết của Luận án
(1) Đề xuất các nguyên tắc trong QLXD theo QH HTTN; (2) Đề xuất các mô hình
thoát nước phù hợp với lộ trình phát triển và mô hình quản lý xây dựng HTTN theo
QH; (3) Đề xuất giải pháp lập kế hoạch xây dựng phát triển HTTN cho các ĐDCNT
tập trung của đô thị trung tâm TP Hà Nội; (4) Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản
lý có sự tham gia của cộng đồng.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
THEO QUY HOẠCH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CHO CÁC ĐIỂM DÂN CƯ
NÔNG THÔN CỦA ĐÔ THỊ TRUNG TÂM TP HÀ NỘI
2.1 Các phương pháp nghiên cứu
Luận án đã phân tích kỹ nội dung sử dụng của 6 phương pháp nghiên cứu áp dụng
trong Luận án, bao gồm: phương pháp điều tra, khảo sát thực địa và phỏng vấn;
phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp kế
thừa; phương pháp chuyên gia; phương pháp phân tích SWOT.
2.2 Cơ sở lý luận về QLXD HTTN cho các ĐDCNT
2.2.1 Một số nguyên tắc cơ bản của khoa học quản lý
Luận án đã nghiên cứu một số nguyên tắc cơ bản của khoa học quản lý, bao gồm:
(1) Nguyên tắc sử dụng quyền lực hợp lý; (2) Nguyên tắc quyền hạn tương xứng với
trách nhiệm; (3) Nguyên tắc thống nhất trong quản lý; (4) Nguyên tắc thực hiện quy
trình quản lý; (5) Nguyên tắc kết hợp hài hoà các lợi ích; (6) Nguyên tắc kết hợp các
nguồn lực và nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.
2.2.2 Vai trò của việc lập kế hoạch phát triển HTTN
Luận án đã phân tích vai trò quan trọng của công tác lập kế hoạch phát triển
HTTN trong toàn bộ quy trình quản lý. Công tác lập kế hoạch thể hiện các vai trò: là
cơ sở cho các nội dung khác của công tác quản lý, bao gồm: xác định mục tiêu, huy


10


động nguồn lực, giao trách nhiệm, tiến độ….; tổng hợp và cân đối các nguồn lực thực
hiện để từ đó đề xuất các giải pháp tốt nhất; giúp cơ quan quản lý thích ứng với những
thay đổi diễn ra trong quá trình xây dựng HTTN; tạo sự thống nhất trong quản lý; là cơ
sở cho công tác kiểm tra sau khi thực hiện xây dựng HTTN theo QH.
2.2.3 Nội dung quản lý xây dựng HTTN theo QH
Quản lý xây dựng HTTN theo quy hoạch là công tác quản lý xây dựng HTTN
trên cơ sở những đồ án quy hoạch thoát nước có liên quan đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt. Trong phạm vi Luận án này, công tác quản lý xây dựng HTTN theo quy
hoạch chỉ giới hạn tập trung nghiên cứu một số nội dung chính sau: Nghiên cứu bộ
máy tổ chức và cơ chế chính sách trong QLXD HTTN; Nghiên cứu việc lập kế hoạch
phát triển HTTN; Lựa chọn mô hình thoát nước phù hợp với lộ trình thực hiện QH,
phục vụ cho công tác thiết kế, xây dựng HTTN; Sự tham gia của cộng đồng trong quá
trình đầu tư xây dựng HTTN.
2.2.4 Những nguyên tắc chung trong quản lý xây dựng theo QH HTTN
Luận án đã nêu lên các nguyên tắc cơ bản cùng những nguyên tắc chung đối với
công tác quản lý xây dựng theo QH HTTN, bao gồm: HTTN phải được xây dựng đồng
bộ, thân thiện với môi trường và phù hợp với điều kiện kinh tế; phải được thẩm định,
thẩm tra; phải có phương án thoát nước tạm, có nghĩa vụ cải tạo, phục hồi và xây mới
đồng bộ các hạng mục thoát nước liên quan; đảm bảo trật tự, an toàn, không ảnh
hưởng đến công trình khác khi thi công; nguyên tắc giám sát của các bên liên quan.
2.2.5 Những yêu cầu đối với HTTN tại các ĐDCNT trong quá trình phát triển
Luận án tập trung nghiên cứu vào 5 yêu cầu chính đối với HTTN các ĐDCNT
trong quá trình xây dựng phát triển, bao gồm: yêu cầu về việc tuân thủ các định hướng
trong các đồ án QH đã được duyệt, yêu cầu về kết nối HTTN với hệ thống thuỷ lợi và
HTTN bên ngoài, yêu cầu về thu gom XLNT, yêu cầu thoát nước bền vững và yêu cầu
về chi phí đầu tư xây dựng.
2.2.6 Một số đặc điểm của các ĐDCNT của đô thị trung tâm
2.2.6.1 Đặc điểm về ngành nghề hoạt động của dân cư



11

Dân cư tại các ĐDCNT của đô

53, 11%
119, 25%

thị trung tâm TP Hà Nội có hoạt
Làng nghề
Dịch vụ

306,
64%

Thuần nông

động nghề nghiệp rất phong phú,
không chỉ hoạt động trong lĩnh
vực nông nghiệp mà còn trong

Hình 2.1: Đặc điểm ngành nghề hoạt động
của dân cư
2.2.6.2 Đặc điểm về sử dụng đất

nhiều lĩnh vực khác. Tỷ lệ cơ cấu
ngành nghề được thể hiện như
hình 2.1 ở bên.

Các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội có cơ cấu sử dụng đất (SDĐ) nhìn
chung đơn giản, chủ yếu bao gồm 5 loại đất: đất ở, đất xây dựng công trình dịch vụ

công cộng, đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật, đất cây xanh mặt nước, đất phục vụ sản
xuất. Tuy nhiên, tuỳ theo từng loại điểm dân cư như đã phân loại ở trên mà cơ cấu SDĐ
lại có những đặc thù riêng.
2.2.6.3 Đặc điểm về phân bố dân cư
Luận án xem xét đặc điểm phân bố dân cư theo vị trí và theo hình thức tổ chức sản
xuất. Tuỳ theo vị trí cũng như đặc điểm tổ chức sản xuất mà các điểm dân cư có thể
phân bố tập trung hoặc phân tán.

Hình 2.2: Dân cư phân bố theo dải

Hình 2.3: Dân cư phân bố tập trung

Hình 2.4: Dân cư phân bố theo cụm
độc lập


12

2.2.6.4 Đặc điểm giao thông
Mạng lưới giao thông tại khu vực nghiên cứu có đặc điểm chung là có mạng
đường dạng xương các hoặc hỗn hợp, mặt cắt đường nhỏ từ 2,5m đến 5m, kết cấu mặt
đường bằng BTXM hoặc lát gạch. Mật độ bình quân ước đạt khoảng 0,7 km/km2.
2.2.6.5 Đặc điểm lối sống và hành vi của dân cư đối với HTTN
Nhìn chung, lối sống có hình thức sản xuất nhỏ tiểu nông đã ảnh hưởng tới hành vi
của người dân đối với HTTN. Người dân tại khu vực nghiên cứu có ý thức chưa cao
trong việc xây dựng, vận hành và bảo vệ HTTN. Tuy nhiên mặt tích cực là ngày càng
có nhiều người dân nhận thức tốt hơn trong vấn đề bảo vệ môi trường cũng như lợi ích của
các dự án thoát nước.
2.2.7 Phạm vi áp dụng của một số công trình XLNT quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam
và xu thể quản lý nước thải hiện nay

Luận án đã tham khảo kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Đức Hạ về các công
trình XLNT quy mô vừa và nhỏ áp dụng trong điều kiện Việt Nam, để lấy đó làm cơ
sở phục vụ cho những đề xuất trong việc lựa chọn công trình xử lý cho các ĐDCNT
của đô thị trung tâm TP Hà Nội. Luận án cũng tham khảo xu thể quản lý nước thải trên
thế giới hiện nay với 5 vấn đề lớn cần giải quyết: Loại bỏ dưỡng chất (đặc biệt là yêu
cầu về hàm lượng phốt pho và nitơ trong nước thải); Tiết kiệm năng lượng; Phát triển
bền vững; Xử lý chất ô nhiễm mới; Gắn kết cộng đồng.
2.2.8 Ý nghĩa và vai trò sự tham gia của cộng đồng trong QLXD theo QH HTTN tại
các ĐDCNT
Luận án nghiên cứu ý nghĩa và 6 nhóm vai trò chính sự tham gia của cộng đồng để
làm cơ sở đề xuất cho giải pháp QLXD theo QH HTTN tại các ĐDCNT với sự tham
gia của cộng đồng ở Chương 3.
2.3 Quản lý Nhà nước về xây dựng HTTN cho các ĐDCNT
2.3.1 Hệ thống tiêu chuẩn quy phạm hiện có về QLXD HTTN
Một số văn bản quy phạm chính được nghiên cứu sử dụng trong Luận án:
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về Quản lý dự án
đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP về Thoát nước và XLNT;


13

- Hệ thống các Quy chuẩn, tiêu chuẩn về thoát nước, thuỷ lợi được ban hành
bởi các Bộ chuyên ngành;
- Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý Nhà nước một
số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn TP Hà Nội;
- Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND về việc Quy định một số nội dung về quản
lý đầu tư và xây dựng đối với các dự án đầu tư trên địa bàn TP Hà Nội;
- Quyết định số 3212/QĐ-UBND Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình
mục tiêu Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn TP Hà Nội

giai đoạn 2013-2015.
2.3.2 Phân cấp QLXD đối với HTTN nông thôn

Hình 2.5: Phân cấp QLXD HTTN
nông thôn
2.3.3 Định hướng phát triển HTTN đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050
Định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm
2025 và tầm nhìn đến 2050 cho thấy yêu cầu về phát triển HTTN và XLNT cho các
ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội là khá cao. Tới năm 2025 sẽ khắc phục toàn
bộ tình trạng ngập úng; mạng lưới thoát nước thải được bao phủ ít nhất 50%; 20-30%
nước thải sẽ được tái sử dụng... Ngoài ra, các chương trình khác như Chiến lược Quốc
gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020, Chương trình
mục tiêu Quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 cũng thể hiện các mục tiêu
về xây dựng HTTN nông thôn, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, nâng cao nhận


14

thức, thay đổi hành vi và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao sức khoẻ
và chất lượng sống cho người dân nông thôn.
2.3.4 Các đồ án quy hoạch có liên quan đã được phê duyệt
Luận án đã tập trung nghiên cứu các nội dung của các đồ án quy hoạch có liên
quan, bao gồm:
(1) QH chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050; (2) QH thoát
nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050; (3) Một số đồ án QH phân khu tỷ lệ
1/2000 trên địa bàn TP Hà Nội; (4) Các đồ án QH nông thôn mới các xã trên địa bàn TP
Hà Nội; (5) Quy hoạch HTTN và xử lý nước thải khu vực dân cư, khu công nghiệp
thuộc lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2030; (6) Quy hoạch thoát nước 3 vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2030.
2.4 Kinh nghiệm QLXD HTTN các ĐDCNT trên Thế giới và ở Việt Nam

- Tham khảo kinh nghiệm QLXD HTTN tại Việt Nam: điểm dân cư số 5, xã Đoan
Hạ, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ; thôn Kiêu Kỵ, xã Kiệu Kỵ, huyện Gia Lâm, TP
Hà Nội; thôn Lũng Giang, thị trấn Lim, tỉnh Bắc Ninh;
- Tham khảo kinh nghiệm một số nước trên thế giới: thị trấn Orangi, TP Karachi,
Pakistan; khu tái định cư ven đô thị trấn Râmgundam, bang Andhara Pradesh, Ấn Độ;
khu dân cư vùng ven TP Bayawan, Phillipines và khu nông thôn TP Tân Thái, Trung Quốc.
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH THOÁT NƯỚC VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XÂY
DỰNG THEO QH VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Quan điểm và mục tiêu QLXD theo QH HTTN
Với mục tiêu đã nêu ở phần trên, Luận án đề xuất một số quan điểm quản lý:
QLXD HTTN gắn với việc lập kế hoạch phát triển cụ thể; QLXD HTTN đồng bộ với
xây dựng hệ thống HTKT; Lựa chọn giải pháp công nghệ XLNT phù hợp; QLXD với
sự tham gia của cộng đồng; Cơ chế chính sách cần khuyến khích các thành phần tham
gia đầu tư HTTN.
3.2 Đề xuất các mô hình thoát nước phù hợp với lộ trình xây dựng theo QH cho
các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội


15

3.2.1 Mô hình thoát nước cho các điểm dân cư làng nghề
Từ những đặc thù về phân bố dân cư, ngành
nghề hoạt động, điều kiện kinh tế...
- Đề xuất áp dụng mô hình thoát nước lộ
trình trước mắt là HTTN riêng với nước thải
được xử lý theo hình thức phi tập trung.
- Xem xét áp dụng một số công trình XLNT
cho các điểm dân cư dạng này như: công
trình hợp khối bể lọc kỵ khí và hiếu khí kết
hợp với bãi lọc trồng cây, hồ sinh học, bể lọc

sinh học nhỏ giọt, MBBR…
Hình 3.1: Mô hình thoát nước điểm dân cư làng nghề
3.2.2 Mô hình thoát nước cho các điểm dân cư thuộc xã đô thị hoá
- Đề xuất áp dụng mô hình thoát
nước lộ trình trước mắt là
HTTN nửa riêng với giải pháp
xử lý nước thải phi tập trung.
- Xem xét áp dụng các công
trình XLNT như: bể tự hoại cải
tiến với bãi lọc trồng cây, hồ
sinh học…

Hình 3.2: Mô hình thoát nước điểm dân cư thuộc xã đô thị hoá


16

3.2.3 Mô hình thoát nước cho các điểm dân cư thuộc xã thuần nông
3.2.3.1 Xã thuần nông với các điểm dân cư phân bố tập trung
- Đề xuất áp dụng mô hình thoát
nước lộ trình trước mắt là HTTN
nửa riêng với giải pháp xử lý
nước thải phi tập trung.
- Xem xét áp dụng các công trình
XLNT như: bể tự hoại cải tiến
với bãi lọc trồng cây, hồ sinh
học. Với những hộ gia đình có
vườn, ao, nước thải sẽ được thu
gom về ao để lắng và phân huỷ
sinh học


Nguồn tiếp nhận
Ghi chú:
Tuyến cống bao tách nước

Giếng tách nước

Cống thoát nước mưa

Trạm xử lý nước thải

Hướng thoát nước

Cống thoát nước thải

Hình 3.3: Mô hình thoát nước điểm dân
cư tập trung thuộc xã thuần nông
3.2.3.2 Xã thuần nông với các điểm dân cư phân bố phân tán

Hình 3.4: Mô hình thoát nước điểm
dân cư thuần nông phân tán
Đề xuất lựa chọn mô hình thoát nước cho trường hợp này là HTTN với giải pháp
XLNT tại chỗ thông qua các bể tự hoại của gia đình hoặc các bể biogas. Với các hộ
gia đình có ao, nước thải có thể thoát ra ao để lắng và phân huỷ sinh học.
3.2.4 Tiêu chí lựa chọn công nghệ XLNT phù hợp cho các ĐDCNT của đô thị trung
tâm TP Hà Nội
Để có thể lựa chọn công nghệ XLNT phù hợp, Luận án đề xuất 14 tiêu chí để đánh
giá. Các tiêu chí bao gồm: (1) Diện tích sử dụng đất; (2) Hiệu quả xử lý nước thải; (3)



17

Thời gian xây dựng công trình; (4) Mức độ hiện đại, tự động hoá của công nghệ; (5)
Thời gian tập huấn cho cán bộ vận hành; (6) Nhu cầu sử dụng năng lượng và nguyên
liệu; (7) Khả năng tái sử dụng chất thải; (8) Chi phí đầu tư xây dựng; (9) Chi phí vận
hành, bảo dưỡng; (10) Các tác động đối với môi trường cảnh quan; (11) Nguồn nhân
lực của các bộ quản lý và vận hành; (12) Khả năng phục hồi hệ thống sau khi bị sự cố
mất điện; (13) Tuổi thọ, độ bền của công trình, thiết bị; (14) Khả năng thay thế linh
kiện, thiết bị.
Các tiêu chí này được đánh giá bằng cách cho điểm, thang điểm cho mỗi tiêu chí
phụ thuộc vào mức độ quan trọng của tiêu chí đó, được tính từ 1 đến 14 điểm. Công
nghệ nào có tổng điểm cao hơn nên được xem xét áp dụng.
3.3 Đề xuất một số giải pháp QLXD theo QH HTTN cho các ĐDCNT của đô thị
trung tâm TP Hà Nội
3.3.1 Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý xây dựng

Hình 3.5: Bộ máy tổ chức cho các điểm dân cư làng nghề


18

Hình 3.7: Bộ máy tổ chức cho
các điểm dân cư thuần nông
phân tán
Hình 3.6: Bộ máy tổ chức các điểm dân cư
thuộc xã đô thị hoá và các điểm dân cư thuần
nông tập trung
3.3.2 Một số nội dung góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách trong QLXD HTTN
cho các ĐDCNT
(1) Một số kiến nghị về cơ chế ưu đãi để thu hút đầu tư xây dựng vào HTTN

khu vực nghiên cứu; (2) Cơ chế tạo nguồn lực trong đầu tư xây dựng HTTN khu vực
nghiên cứu; (3) Đào tạo và nâng cao nguồn nhân lực quản lý HTTN cho các ĐDCNT
khu vực nghiên cứu; (4) Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý xây dựng
HTTN.
3.3.3 Quản lý cao độ nền và đấu nối HTTN
3.3.3.1 Quản lý ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Luận án đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác này: (1) Tập
trung trách nhiệm quản lý cao độ nền và đấu nối HTTN vào đầu mối là phòng Quản lý
đô thị huyện; (2) Xây dựng một cơ sở dữ liệu về HTTN với đầy đủ các số liệu thống
kê, thông tin về HTTN; (3) Xây dựng hồ sơ quản lý riêng cho các khu vực chưa xác
định quy hoạch; (4) Yêu cầu có sự thoả thuận của cơ quan quản lý công trình thuỷ lợi.
3.3.3.2 Quản lý ở giai đoạn thực hiện đầu tư
(1) Quản lý cao độ khi thi công cần tuân thủ các tiêu chuẩn, đặc biệt là TCVN
9398:2012; (2) Giao trách nhiệm cho phòng Quản lý đô thị kiểm tra công tác kiểm tra
cao độ, đấu nối trước khi đưa công trình vào sử dụng; (3) Yêu cầu có xác nhận của đại


19

diện Ban giám sát cộng đồng ở mỗi giai đoạn thi công; (4) Hồ sơ hoàn công cần được
số hoá và cập nhật vào cơ sở dữ liệu HTTN đã được xây dựng.
3.3.4 Giải pháp phân kỳ đầu tư xây dựng theo QH
(1) Đầu tư xây dựng các công trình đầu mối ở hạ lưu rồi tới thượng lưu, ưu tiên
công trình chính rồi đến công trình phụ trợ; (2) Tập trung xây dựng các trạm xử lý phi
tập trung để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại 1 số khu vực làng nghề; (3)
Chuyển đổi các TXL phi tập trung thành các trạm bơm đô thị ở giai đoạn sau; (4) Xây
dựng các tuyến cống thoát nước chính tại các điểm dân cư với các khu vực đô thị hoá
để giải quyết tình trạng ngập úng; (5) Hoàn chỉnh HTTN nội bộ và xây dựng công
trình xử lý tại chỗ với các điểm dân cư thuần nông; (6) Cần chú ý tới vấn đề thoát
nước tạm khi thi công xây dựng các công trình thoát nước.

3.3.5 Xây dựng kế hoạch phát triển HTTN
3.3.5.1 Một số nguyên tắc chung khi lập kế hoạch
(1) Xác định rõ mục tiêu và các mục tiêu ưu tiên đầu tư; (2) Lập kế hoạch xây
dựng theo hướng tập trung, tránh dàn trải; (3) Cân đối giữa nhu cầu đầu tư và khả năng
huy động, bố trí nguồn lực; (4) Đảm bảo tính công khai, minh bạch; (5) Lập kế hoạch
theo nguyên tắc từ dưới lên, lấy hộ gia đình làm trung tâm để thực hiện.
3.3.5.2 Quy trình lập kế hoạch phát triển HTTN
Luận án đề xuất quy trình lập kế hoạch qua 8 giai đoạn chính như sau: (1) Thống
nhất chủ trương đầu tư; (2) Điều tra khảo sát thực trạng HTTN; (3) Xác định nhu cầu
của cộng đồng; (4) Xác định mục tiêu đầu tư; (5) Xây dựng kế hoạch phát triển; (6)
Thẩm định kế hoạch; (7) Triển khai thực hiện kế hoạch; (8) Theo dõi, đánh giá và điều
chỉnh kế hoạch (nếu cần).
3.3.5.3 Nội dung của kế hoạch phát triển HTTN
3.3.5.4 Thực hiện một số nội dung
của kế hoạch
(1) Xác định mục tiêu đầu tư và ra
quyết định thông qua ma trận đánh
giá mục tiêu; (2) Xác định nguồn
lực phát triển từ vốn ngân sách
Trung ương, địa phương, doanh
nghiệp và người dân; (3) Xác định
vai trò các bên thông qua bộ máy
tổ chức thực hiện đã đề xuất ở trên

Hình 3.8: Nội dung của kế hoạch phát triển HTTN


20

3.3.6 Giải pháp quản lý với sự tham gia của cộng đồng

3.3.6.1 Quy trình tham gia của cộng đồng trong khi xây dựng HTTN theo QH

Hình 3.9: Quy trình tham gia của cộng đồng
3.3.6.2 Sự tham gia của cộng đồng trong quá trình lập kế hoạch xây dựng HTTN
(1) Người dân tham gia đóng góp ý kiến vào việc lựa chọn danh mục đầu tư và
các mục tiêu ưu tiên đầu tư trong kế hoạch phát triển; (2) Người dân trong khả năng
của mình, xem xét đề xuất những đóng góp (chi phí, nhân lực, vật lực…) vào việc phát
triển HTTN; (3) người dân hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong quá trình đầu
tư, vận hành và khai thác dự án; (4) Người dân có những cam kết về đấu nối, bảo vệ
công trình thoát nước… khi dự án đi vào vận hành-khai thác.
3.3.6.3 Khai thác nguồn lực của cộng đồng
Khai thác nguồn lực của cộng đồng thông qua: (1) Trực tiếp đóng góp kinh phí
đầu tư xây dựng; (2) Tham gia lập kế hoạch xây dựng và phát triển HTTN; (3) Trực
tiếp tham gia lao động xây dựng; (4) Trực tiếp xây dựng một phần HTTN; (5) Kêu gọi
người dân ủng hộ công tác giải phóng mặt bằng.
3.3.6.4 Nâng cao vai trò của cộng đồng phục vụ công tác QLXD HTTN
Nâng cao vai trò cộng đồng bằng cách: (1) Giúp người dân hiểu biết về dự án;
(2) Được tham gia ý kiến ở tất cả các giai đoạn; (3) Đóng góp cho dự án; (4) Thi công
xây dựng (nếu cần); (5) Giám sát quá trình thực hiện; (6) Tiếp nhận và quản lý; (7)
Hưởng lợi từ dự án để vận hành khai thác.
3.4 Bàn luận về một số kết quả nghiên cứu
3.4.1 Bàn luận về các mô hình thoát nước


21

Trong giới hạn Luận án này, tác giả đã đề xuất một số mô hình thoát nước chủ
đạo, áp dụng cho 3 nhóm điểm dân cư khác nhau: điểm dân cư thuộc xã làng nghề,
điểm dân cư thuộc xã đô thị hoá và điểm dân cư thuần nông. Có thể nhận thấy, các mô
hình thoát nước này đã cho thấy sự phù hợp khi áp dụng vào địa bàn cụ thể với những

đặc điểm đặc thù về sử dụng đất, phân bố dân cư, nghề nghiệp hoạt động… Việc áp
dụng các mô hình là giải pháp hoàn thiện QH thoát nước đã có, giúp hạn chế những
bất cập khi triển khai xây dựng HTTN theo QH đồng thời là cơ sở để QLXD HTTN
theo lộ trình thực hiện QH.
3.4.2 Bàn luận về việc lập kế hoạch phát triển HTTN
Những phân tích của Luận án đã chỉ ra sự cần thiết phải lập kế hoạch phát triển
HTTN. Trong kế hoạch phát triển HTTN, có thể nhận thấy nội dung khó xác định nhất
đó là việc xác định nguồn lực thực hiện. Ngoài ra, để có thể lập ra một kế hoạch phát
triển HTTN khả thi đòi hỏi sự phối hợp và hướng dẫn chặt chẽ của các phòng ban
chuyên môn UBND huyện, đặc biệt là phòng Quản lý đô thị. Các kế hoạch phát triển
HTTN cũng đòi hỏi việc xác định nhu cầu, mục tiêu đầu tư cần xuất phát từ hạt nhân
là nhu cầu thực tế của người dân sinh sống tại khu vực nghiên cứu.
3.4.3 Bàn luận về sự tham gia của cộng đồng
Có thể nói, sự tham gia của cộng đồng là một trong những yếu tố quyết định tới
sự thành công của việc xây dựng HTTN tại các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà
Nội. Trong số những đề xuất về sự tham gia của cộng đồng trong việc xây dựng và
quản lý xây dựng HTTN thì việc kêu gọi người dân tham gia vào dự án thông qua việc
đóng góp kinh phí xây dựng, hiến đất làm công trình thoát nước, đấu nối thoát nước từ
hộ gia đình vào hệ thống chung có lẽ là những nội dung khó thực hiện nhất. Những nội
dung này chỉ có thể được thực hiện nếu như chính quyền địa phương tổ chức được
những chương trình tuyên truyền – vận động – giáo dục hiệu quả làm thay đổi ý thức
và nhận thức của cộng đồng dân cư.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
1. Các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội là các thôn, xóm, làng thuộc
các xã nằm trong đô thị trung tâm của TP Hà Nội với phạm vi của đô thị trung tâm


22


được xác định từ khu vực nội đô về phía Tây; phía Nam đến đường vành đai 4; về phía
Bắc với khu vực Mê Linh, Đông Anh và về phía Đông đến khu vực Gia Lâm và Long
Biên.
Hiện nay, các ĐDCNT nghiên cứu đang đối mặt với một số vấn đề liên quan
đến HTTN như úng ngập, ô nhiễm môi trường gây tác động lớn đến sinh hoạt và hoạt
động sản xuất của người dân. Để giải quyết những vấn đề đang tồn tại và định hướng
đáp ứng nhu cầu thoát nước trong tương lai, Chính phủ, UBND TP Hà Nội và chính
quyền cấp huyện, xã đã phê duyệt một số đồ án quy hoạch thoát nước có liên quan trực
tiếp đến khu vực nghiên cứu. Luận án này căn cứ vào các đồ án quy hoạch đó để
nghiên cứu và đề xuất ra các mô hình và giải pháp quản lý xây dựng HTTN theo QH
để khắc phục những hạn chế, bất cập của công tác QLXD HTTN hiện nay, từ đó góp
phần nâng cao hiệu quả quản lý, hiện thực hoá được những định hướng thoát nước
trong các đồ án quy hoạch đã được phê duyệt.
2. Trên cơ sở điều tra, khảo sát các ĐDCNT nghiên cứu, Luận án đã phân loại
các điểm dân cư thành 3 nhóm điển hình để làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng
cũng như đề xuất các giải pháp quản lý. Các điểm dân cư được phân loại bao gồm: các
điểm dân cư làng nghề, điểm dân cư thuộc xã đô thị hoá và điểm dân cư thuộc xã
thuần nông.
3. Luận án đã đề xuất các mô hình thoát nước phù hợp với lộ trình xây dựng
theo QH cho từng loại điểm dân cư. Trong đó, đề xuất mô hình thoát nước riêng với
giải pháp XLNT phi tập trung cho các điểm dân cư làng nghề; đề xuất mô hình thoát
nước dạng nửa riêng hoặc chung có cống bao với giải pháp XLNT phi tập trung cho
các điểm dân cư thuộc xã đô thị hoá và điểm dân cư tập trung thuộc xã thuần nông; đề
xuất mô hình thoát nước riêng với giải pháp XLNT tại chỗ cho các điểm dân cư thuần
nông phân bố phân tán. Các giải pháp XLNT đề xuất áp dụng các dạng công trình hợp
khối với chi phí thấp, vận hành đơn giản. Để phục vụ cho việc lựa chọn công nghệ
XLTN phù hợp với các điểm dân cư khu vực nghiên cứu, Luận án cũng đã đề xuất 14
tiêu chí đánh giá và lựa chọn công nghệ XLNT. Việc đánh giá và lựa chọn được thực
hiện thông qua bảng ma trận cho điểm từng tiêu chí.

4. Trên cơ sở những phân tích ở Chương 1, 2 và các mô hình thoát nước đã đề
xuất. Luận án đề xuất 6 nhóm giải pháp cho công tác QLXD theo QH HTTN tại các


×