Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Bổ sung chế phẩm bacillus enzyme cho lợn con lai f1 (♂landrace x ♀yorkshire) từ 7 đến 21 ngày tuổi và từ 21 đến 56 ngày tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ NHANH

BỔ SUNG CHẾ PHẨM BACILLUS ENZYME CHO
LỢN CON LAI F1 (♂LANDRACE x ♀YORKSHIRE)
TỪ 7 ĐẾN 21 NGÀY TUỔI VÀ TỪ 21
ĐẾN 56 NGÀY TUỔI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ NHANH

BỔ SUNG CHẾ PHẨM BACILLUS ENZYME CHO
LỢN CON LAI F1 (♂LANDRACE x ♀YORKSHIRE)
TỪ 7 ĐẾN 21 NGÀY TUỔI VÀ TỪ 21
ĐẾN 56 NGÀY TUỔI
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. TỪ QUANG HIỂN


THÁI NGUYÊN - 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự
giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích
dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nhanh


ii
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn chân thành đối với sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa
Chăn nuôi - Thú y và Phòng Đào tạo trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã
động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Nhân dịp hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đối với thầy giáo hướng dẫn là thầy GS. TS. Từ Quang Hiển đã chỉ bảo tận
tình trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đối với Ban lãnh đạo và các cán bộ
trang trại Đồng Tâm Xanh - huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội đã tạo điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ nhiệt tình cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, Thư viện trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên và bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong gia
đình đã tạo điều kiện, động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn

thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Thị Nhanh


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Đặc điểm của lợn con ................................................................................. 4
1.1.1. Đặc điểm tiêu hóa các chất dinh dưỡng .................................................. 4
1.1.2. Đặc điểm về sinh trưởng phát dục .......................................................... 5
1.1.3. Đặc điểm về cơ năng điều tiết nhiệt ........................................................ 5
1.1.4. Đặc điểm về khả năng miễn dịch ............................................................ 6
1.2. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn con ............................................................... 6
1.2.1. Lượng thức ăn hàng ngày của lợn con .................................................... 7
1.2.2. Nhu cầu về năng lượng ........................................................................... 7
1.2.3. Nhu cầu protein và axit amin .................................................................. 8
1.2.4. Nhu cầu khoáng chất ............................................................................... 9

1.2.5. Nhu cầu vitamin .................................................................................... 11
1.2.6. Nhu cầu nước của lợn ........................................................................... 13
1.2.7. Bệnh thường gặp ở lợn con ................................................................... 13
1.3. Giới thiệu về chế phẩm Bacillus enzyme ................................................. 16
1.3.1. Vai trò của probiotic.............................................................................. 16
1.3.2. Cơ chế tác động của probiotic ............................................................... 17


iv
1.3.3. Chế phẩm Bacillus enzyme ................................................................... 19
1.4. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước ..................................... 20
1.4.1. Những công trình nghiên cứu trong nước ............................................. 20
1.4.2. Những công trình nghiên cứu ở ngoài nước ......................................... 23
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 24
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................... 24
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 24
2.3.1. Bố trí thí nghiệm ................................................................................... 24
2.3.2. Phương pháp trộn chế phẩm vào thức ăn ............................................. 27
2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................. 27
2.3.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ........................................................ 28
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 29
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 30
3.1. Ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm Bacillus enzyme vào khẩu phần ăn
đối với lợn con F1 (♂LR x ♀Y) từ 7 - 21 ngày tuổi............................. 30
3.1.1. Tỷ lệ nuôi sống của lợn con từ 7 - 21 ngày tuổi ................................... 30
3.1.2. Sinh trưởng tích lũy của lợn con từ 7 ngày đến 21 ngày tuổi ............... 31
3.1.3. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm....................................... 33
3.1.4. Lượng thức ăn thu nhận của lợn con giai đoạn tập ăn .......................... 36
3.1.5. Hiệu suất sử dụng thức ăn của lợn từ 7 đến 21 ngày tuổi ..................... 38

3.1.6. Tình hình mắc tiêu chảy của lợn con trong giai đoạn tập ăn ............... 40
3.1.7. Theo dõi và so sánh một số chi phí cho lợn thí nghiệm giai đoạn từ
7- 21 ngày tuổi ...................................................................................... 43
3.2. Ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm Bacillus enzyme vào khẩu phần ăn
đối với lợn con giai đoạn từ 21 ngày tuổi đến 56 ngày tuổi ................. 44
3.2.1. Khối lượng cơ thể lợn con từ 21 - 56 ngày tuổi.................................... 44
3.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con giai đoạn 21 - 56 ngày tuổi ............ 45


v
3.2.3. Khả năng thu nhận thức ăn của lợn con giai đoạn 21 - 56 ngày tuổi.... 47
3.2.4. Tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng của lợn con từ 21-56 ngày tuổi....... 49
3.2.5. Tình hình mắc tiêu chảy của lợn con từ 21 - 56 ngày tuổi .................. 50
3.2.6. Theo dõi và so sánh một số chi phí cho lợn thí nghiệm giai đoạn từ
21 đến 56 ngày tuổi ............................................................................... 52
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 54
5.1. Kết luận .................................................................................................... 54
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 56
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 63


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADG

: Average Daily Gain (Tăng trọng trung bình hàng ngày)

CFU


: Colony Forming Unit (Đơn vị hình thành khuẩn lạc)

cs

: Cộng sự

ĐC

: Đối chứng

DE

: Digestible Energy (Năng lượng tiêu hóa)

DFM

: Direct Fed Microbials (Vi sinh vật được cho ăn trực tiếp)

FAO

: Food and Agriculture Organization (Tổ chức Nông nghiệp
và Lương thực Liên Hiệp Quốc)

FCR

: Feed conversion ratio (Hệ số chuyển đổi giữa kg thức
ăn/kg tăng trọng hay tiêu tốn thức ăn cho kg tăng trọng)

LxY


: Landrace x Yorkshire

ME

: Metabolizable Energy (Năng lượng trao đổi)

NRC

: National Research Council (Hội đồng nghiên cứu khoa học
quốc gia Mỹ)

T/A

: Thức ăn

TĂTN

: Thức ăn thu nhận

TN1

: Thí nghiệm 1

TN2

: Thí nghiệm 2

TN3

: Thí nghiệm 3


US FDA : U.S. Food and Drug Administration (Cục quản lý Thực
phẩm và dược phẩm Mỹ)
VK

: Vi khuẩn

VSV

: Vi sinh vật

WHO

: World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)


vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Mức ăn hàng ngày cho lợn con từ 10 - 45 ngày tuổi..................... 7

Bảng 1.2.

Mức năng lượng cần bổ sung cho lợn con từ 1 - 8 tuần tuổi ........ 8

Bảng 1.3.

Nhu cầu chất khoáng hàng ngày của lợn ..................................... 10


Bảng 1.4.

Nhu cầu vitamin hàng ngày của lợn ............................................ 13

Bảng 1.5.

Cơ chế tác động chủ yếu của các chủng probiotic lên vật chủ.... 18

Bảng 1.6.

Mật độ vi sinh vật có trong chế phẩm Bacillus enzyme ............. 19

Bảng 2.1.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm từ tập ăn đến 21 ngày ............................ 25

Bảng 2.2.

Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp cho lợn con từ 7
đến 21 ngày tuổi (552F của công ty CP chăn nuôi Việt Nam) ....... 26

Bảng 2.3.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm từ 21 đến 56 ngày tuổi ........................... 26

Bảng 2.4.

Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp TT553 cho lợn
con từ 21 đến 56 ngày tuổi .......................................................... 27


Bảng 3.1.

Tỷ lệ nuôi sống của lợn con theo mẹ từ 7 - 21 ngày tuổi ............ 30

Bảng 3.2.

Khối lượng của lợn con theo mẹ ở các giai đoạn từ 7 - 21
ngày tuổi ..................................................................................... 31

Bảng 3.3.

Tăng khối lượng của lợn con từ 7 - 21 ngày tuổi ....................... 34

Bảng 3.4.

Tiêu thụ thức ăn của lợn con 7-21 ngày tuổi .............................. 36

Bảng 3.5.

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng lợn của lợn con
theo mẹ từ 7 - 21 ngày tuổi .......................................................... 38

Bảng 3.6.

Kết quả theo dõi lợn con (7 - 21 ngày tuổi) mắc tiêu chảy ........ 40

Bảng 3.7.

Theo dõi và so sánh một số chi phí cho lợn thí nghiệm giai
đoạn từ 7-21 ngày tuổi ................................................................. 43


Bảng 3.8.

Khối lượng lợn con ở các giai đoạn từ 21 - 56 ngày tuổi............ 44

Bảng 3.9.

Tăng khối lượng của lợn con từ 21 - 56 ngày tuổi ..................... 46

Bảng 3.10. Tiêu thụ thức ăn của lợn con giai đoạn từ 21 - 56 ngày tuổi ...... 48
Bảng 3.11. Hiệu suất chuyển hóa thức ăn của lợn từ 21-56 ngày tuổi
(kg/kg) tăng khối lượng. .............................................................. 49
Bảng 3.12. Kết quả theo dõi lợn con bị tiêu chảy giai đoạn 21-56 ngày tuổi ..... 51
Bảng 3.13. Theo dõi và so sánh một số chi phí cho lợn thí nghiệm giai
đoạn từ 21 đến 56 ngày tuổi ........................................................ 53


viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.

Cơ chế tác động của probiotic (Steiner, 2006) ........................... 17

Hình 3.1.

Biểu đồ khối lượng lợn con ở 7, 14 và 21 ngày tuổi (kg/con).... 33

Hình 3.2.

Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn con từ 7-21 ngày ............ 35


Hình 3.3.

Biểu đồ tiêu thụ thức ăn/con/ngày từ 7-21 ngày tuổi ................. 37

Hình 3.4.

Biểu đồ tiêu tốn thức ăn của lợn từ 7-21 ngày tuổi (kg/kg) ....... 39

Hình 3.5.

Biểu đồ tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở lợn con từ 7-21 ngày tuổi ........ 41

Hình 3.6.

Biểu đồ khối lượng lợn con giai đoạn 21 đến 56 ngày tuổi ....... 45

Hình 3.7.

Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn con từ 21 - 56 ngày tuổi .... 47

Hình 3.8.

Biểu đồ tiêu thụ thức ăn của lợn con từ 21 - 56 ngày tuổi ......... 48

Hình 3.9.

Biểu đồ FCR của lợn con từ 21 - 56 ngày tuổi ........................... 50

Hình 3.10. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm tiêu chảy của lợn từ 21- 56 ngày tuổi......... 52



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta với khoảng 70% lao động làm nông nghiệp. Việc sử dụng các
sản phẩm của nông nghiệp để phát triển chăn nuôi đóng vai trò rất quan
trọng, nó không chỉ cung cấp thực phẩm cho đời sống con người, tạo việc
làm cho người dân mà còn mang lại thu nhập. Ngành chăn nuôi lợn nước ta
hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của việc xuất khẩu chủ
yếu là sang một số nước láng giềng và chủ yếu theo con đường tiểu ngạch,
giá cả bấp bênh, bên cạnh đó, lợn con ở giai đoạn trước và sau cai sữa
thường mắc bệnh tiêu chảy, đây là nguyên nhân chính gây thiệt hại về kinh
tế cho người chăn nuôi.
Chăn nuôi lợn nuôi thịt cần đạt năng suất chăn nuôi cao và chất lượng
thịt tốt, bảo đảm an toàn thực phẩm và thu được lợi nhuận. Để đạt được yêu
cầu trên, ngoài vấn đề chất lượng con giống, các khâu khác như: vệ sinh
phòng bệnh, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng cho lợn con đóng vai trò rất quan
trọng. Nhiều năm trước đây, việc bổ sung kháng sinh liều thấp vào thức ăn
của lợn con nhằm hạn chế tiêu chảy, kích thích tăng trọng, được áp dụng ở
nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, khi bổ sung kháng sinh vào thức ăn cho
lợn con đã gây ra nhiều hậu quả không mong muốn như lợn con mất tác dụng
điều trị bệnh với nhiều loại kháng sinh và tồn dư kháng sinh trong thịt.
Năm 2006, cộng đồng chung Châu Âu đã cấm hoàn toàn việc sử dụng
kháng sinh bổ sung vào thức ăn gia súc. Cùng chung với xu thế phát triển của
thế giới, ở Việt Nam việc cấm sử dụng kháng sinh bổ sung trong thức ăn chăn
nuôi đã và đang từng bước được quan tâm. Ngày 16/11/2015, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có thông tư số 42/2015/TT-BNNPTNT về
ban hành danh mục bổ sung hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất
kinh doanh và sử dụng trong thức ăn gia súc, gia cầm tại Việt Nam; Thông tư



2
06/2016 ngày 26/12/2016 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về ban hành danh
mục, hàm lượng kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia
súc, gia cầm với mục đích kích thích sinh trưởng ở Việt Nam và danh mục
các loại kháng sinh và chế phẩm của chúng theo thông tư này chỉ được phép
lưu hành đến hết ngày 30/6/2017.
Việc hạn chế và tiến tới hoàn toàn không sử dụng kháng sinh trong
thức ăn chăn nuôi là một xu thế tất yếu; chính vì vậy, việc nghiên cứu, sản
xuất và đưa vào sử dụng những chất thay thế đang là một đòi hỏi cấp bách.
Những chất bổ sung được quan tâm nhiều là probiotic, prebiotic, các phytogenic,
các enzyme tiêu hóa, axit hữu cơ,...
Probiotic là chất bổ sung vi sinh vật sống, có tác dụng tăng cường sức
khỏe vật chủ thông qua cải thiện sự cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột.
Việc sử dụng probiotic trong chăn nuôi đang được quan tâm nhiều và đã có
hàng 100 doanh nghiệp sản xuất chế phẩm này mang tính thương mại. Xuất
phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Bổ sung chế phẩm Bacillus
enzyme cho lợn con lai F1 (♂Landrace x ♀Yorkshire) từ 7 đến 21 ngày tuổi
và từ 21 đến 56 ngày tuổi”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá ảnh hưởng của các mức bổ sung chế phẩm Bacillus enzyme
khác nhau trong khẩu phần của lợn con từ 7 ngày đến 21 ngày tuổi và từ 21
ngày đến 56 ngày tuổi tới khả năng sinh trưởng và tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy.
Từ đó xác định được mức bổ sung chế phẩm Baccillus enzyme thích hợp cho
lợn con từ 7 ngày đến 21 ngày tuổi và từ 21 ngày đến 56 ngày tuổi.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Khuyến cáo việc bổ sung chế phẩm Baccillus enzyme cho lợn con từ 7
đến 21 ngày tuổi và từ 21 đến 56 ngày tuổi.



3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ kết quả nghiên cứu trên xác định được mức bổ sung chế phẩm
Baccillus enzyme cho lợn con sẽ nâng cao hiệu quả và giảm chi phí trong
chăn nuôi.


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm của lợn con
1.1.1. Đặc điểm tiêu hóa các chất dinh dưỡng
Tiêu hóa là quá trình phân giải thức ăn từ miệng đến ruột già, nhằm
biến đổi những hợp chất hữu cơ phức tạp của thức ăn thành những chất đơn
giản nhất mà cơ thể động vật hấp thụ được. Cơ quan tiêu hóa của lợn con phát
triển rất nhanh nhưng chưa hoàn thiện.
Tiêu hóa ở miệng: Thức ăn ở miệng được cắt nghiền nhỏ bởi động tác
nhai và thức ăn trộn với nước bọt làm trơn để được nuốt trôi xuống dạ dày.
Nước bọt chứa phần lớn là nước (tới 99%) trong đó chứa enzym amylase có
tác dụng tiêu hoá tinh bột.
- Tiêu hóa ở dạ dày: Dạ dày của lợn con (dung tích của dạ dày lúc sơ
sinh khoảng 0,03 lít, lúc trưởng thành có dung tích khoảng 8 lít, chức năng
như là nơi dự trữ và tiêu hoá thức ăn. Thành dạ dày tiết ra dịch dạ dày chứa
chủ yếu là nước với enzym pepsin và axit chlohydric (HCl). Men pepsin chỉ
hoạt động trong môi trường axit và dịch dạ dày có độ pH khoảng 2,0. Pepsin
giúp tiêu hoá protein và sản phẩm là polypeptit và ít axit amin.
- Tiêu hóa ở ruột non: Ruột non có độ dài khoảng 18 - 20 mét. Thức ăn
sau khi được tiêu hoá ở dạ dày chuyển xuống ruột non được trộn với dịch tiết

ra từ tá tràng, gan và tụy.
- Tiêu hoá ở ruột
Dung tích ruột non của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh,
lúc 20 ngày tuổi gấp 6 lần và lúc 60 ngày tuổi gấp 50 lần. Dung tích ruột già
của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 1,5 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 2,5
lần và lúc 60 ngày tuổi gấp 50 lần (dung tích ruột già lúc sơ sinh khoảng
0,04lít). Hoạt tính của các enzyme thay đổi từ sơ sinh đến trưởng thành.
+ Amylase và maltase: Hai enzyme này có trong dịch tuỵ từ khi lợn con
mới đẻ ra nhưng dưới 3 tuần hoạt tính còn thấp, do đó khả năng tiêu hoá tinh
bột còn kém. Sau 3 tuần tuổi enzyme amylase và maltase mới có hoạt tính
mạnh nên khả năng tiêu hoá tinh bột của lợn con tốt hơn.


5
+ Saccharase: Đối với lợn con dưới 2 tuần tuổi enzyme saccharase hoạt
tính còn thấp, vì vậy nếu cho lợn con ăn đường saccharose thì rất dễ bị ỉa chảy.
+ Trypsin: Là enzyme tiêu hóa protein của thức ăn
+ Lactase: Có tác dụng tiêu hoá đường lactose trong sữa. Enzyme này
có hoạt tính mạnh ngay từ khi lợn con mới đẻ ra và tăng cao nhất ở tuần tuổi
thứ 2, sau đó hoạt tính của enzyme giảm dần.
Từ khi sơ sinh đến 5 tuần tuổi hàm lượng và hoạt tính của enzyme tiêu
hóa ở lợn con khác nhiều với lợn trưởng thành. Khi nuôi lợn con cần chú ý
cho lợn con tập ăn sớm nhằm cai sữa sớm.
1.1.2. Đặc điểm về sinh trưởng phát dục
Khối lượng lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 2 lần lúc sơ sinh, lúc 21 ngày
tuổi gấp 4 lần, lúc 30 ngày tuổi gấp 5 - 6 lần, lúc 40 ngày tuổi gấp 7 - 8 lần,
lúc 50 ngày tuổi gấp 10 lần và lúc 60 ngày tuổi gấp 12 - 14 lần.
Lợn con lúc bú sữa có tốc độ sinh trưởng phát dục nhanh nhưng không
đều qua các giai đoạn. Tốc độ nhanh nhất là 21 ngày đầu, sau 21 ngày tốc độ
giảm xuống.

Lợn con có tốc độ sinh trưởng phát dục rất nhanh nên khả năng tích lũy
chất dinh dưỡng rất mạnh, lợn con ở 20 ngày tuổi mỗi ngày có thể tích lũy
được 9 - 14g protein/kg khối lượng cơ thể, lợn lớn chỉ tích lũy được 0,3 - 0,4g
protein/kg khối lượng cơ thể. Để tăng 1kg khối lượng cơ thể, lợn con cần ít
năng lượng hơn, nghĩa là tiêu tốn ít thức ăn hơn lợn lớn vì tăng trọng của lợn
con chủ yếu là tăng thịt nạc, mà để sản xuất ra 1kg thịt nạc thì cần ít năng
lượng hơn để sản xuất ra 1kg thịt mỡ (Võ Trọng Hốt và cs, 2000) [10].
1.1.3. Đặc điểm về cơ năng điều tiết nhiệt
Cơ năng điều tiết thân nhiệt của lợn con chưa hoàn chỉnh nên thân nhiệt
lợn con chưa ổn định, nghĩa là sự sinh nhiệt và thải nhiệt chưa được cân bằng
(Hovorka, 1983)(dẫn theo Võ Trọng Hốt và cs, 2000)[10]. Ở giai đoạn này lợn
con duy trì được thân nhiệt chủ yếu là nhờ nước trong cơ thể và nhờ hoạt
động rất mạnh của hệ tuần hoàn. Theo Nguyễn Khắc Tích (1995)[21] nhiệt độ
thích hợp cho lợn con như sau:
Sơ sinh đến 7 ngày tuổi: 30 - 320C


6
Từ 8 - 21 ngày tuổi: 28 - 290C
Từ 22 - 56 ngày tuổi: 27 - 280C
Khả năng điều tiết nhiệt của lợn con dưới 3 tuần tuổi còn kém, nhất là
trong tuần đầu mới đẻ ra. Vì vậy, nuôi lợn con trong chuồng có nhiệt độ thấp
và ẩm độ cao thì thân nhiệt của lợn con hạ xuống rất nhanh. Mức độ hạ thân
nhiệt nhiều hay ít, nhanh hay chậm chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt độ của
chuồng nuôi và tuổi của lợn con. Nếu nhiệt độ chuồng nuôi là 180C thì thân
nhiệt lợn con bị giảm xuống 20C so với thân nhiệt ban đầu. Nếu nhiệt độ
chuồng nuôi xuống tới 00C thì thân nhiệt của lợn con giảm xuống 40C
(Newland, 1975)(dẫn theo Võ Trọng Hốt và cs, 2000)[10].
Sự tăng giảm khối lượng của lợn con không ảnh hưởng nhiều đến sự
tăng giảm thân nhiệt của lợn con.

1.1.4. Đặc điểm về khả năng miễn dịch
Lợn con mới đẻ ra trong máu hầu như chưa có kháng thể. Lượng kháng
thể tăng rất nhanh sau khi lợn con được bú sữa đầu. Khả năng miễn dịch của
lợn con là hoàn toàn thụ động và phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thụ được
nhiều hay ít từ sữa mẹ. Trong sữa đầu của lợn nái hàm lượng protein rất
cao. Những ngày đầu mới đẻ hàm lượng protein sữa chiếm tới 18 - 19%,
trong đó lượng -globulin chiếm số lượng khá lớn (34 - 45%). -globulin
có tác dụng tạo sức đề kháng cho nên sữa đầu có tác dụng quan trọng đối
với khả năng miễn dịch của lợn con.
1.2. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn con
Nguồn dinh dưỡng của lợn con ở 21 ngày đầu chủ yếu là sữa mẹ. Số
lượng và chất lượng sữa của lợn nái ở giai đoạn này sẽ có ảnh hưởng rất lớn
đến sự phát triển của lợn con. Cứ nhận được 1kg sữa mẹ thì lợn con tăng được
khoảng 250g khối lượng cơ thể (Hovorka, 1983)(dẫn theo Võ Trọng Hốt và
cs, 2000)[10]. Sau 21 ngày sữa lợn mẹ bắt đầu giảm cả về số lượng và chất
lượng, do đó không thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của lợn con. Các chất
dinh dưỡng mà lợn con nhận được từ sữa mẹ ngày càng giảm đi. Vì vậy bù
đắp phần dinh dưỡng thiếu hụt cho nhu cầu sinh trưởng phát triển của lợn con
khi sản lượng sữa mẹ giảm dần cần cho lợn con tập ăn sớm khi lợn con 07
ngày tuổi.


7
1.2.1. Lượng thức ăn hàng ngày của lợn con
Sữa mẹ trong thành phần có đầy đủ năng lượng và chất khoáng, vitamin
cần thiết để cung cấp cho lợn con. Trong chăn nuôi mục đích là lợn con tăng
trọng nhanh, lợn mẹ sớm được cai sữa để tăng số lứa/năm. Vì vậy ta cần bổ
sung thức ăn cho lợn con từ 4-5 ngày tuổi. Chậm nhất là đến 2 tuần lợn con
phải quen thuộc với cám tập ăn.
Số lần cho ăn ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá của lợn: Khi cho lợn ăn

3 lần/ngày thì sẽ tiêu hoá được 13,5% nhưng khi cho ăn 5 lần/ngày thì sẽ tiêu
hoá được 19,7%. Theo Lê Hồng Mận và Xuân Giao (2004) [15], mức ăn hằng
ngày cho lợn con từ 10 - 45 ngày tuổi như sau:
Bảng 1.1. Mức ăn hàng ngày cho lợn con từ 10 - 45 ngày tuổi
Tuổi lợn con (ngày)

Khối lượng T/A (kg)

10 - 20

0,1 - 0,15

20 - 30

0,15 - 0,25

30 - 45

0,25 - 0,35

(Theo Lê Hồng Mận và Xuân Giao, 2004)

Như vậy cho ăn với một lượng nhỏ với khoảng cách đều đặn đã nâng cao
được năng suất của lợn con. Với phương pháp này có thể tránh tồn dư lâu T/A
trong máng, tránh rơi vãi T/A và tăng khả năng tiêu hoá hấp thu của lợn con.
1.2.2. Nhu cầu về năng lượng
Dinh dưỡng quan trọng nhất cung cấp cho lợn con là năng lượng. Cơ
thể cần năng lượng trước hết vào quá trình trao đổi chất. Năng lượng cũng cần
thiết để tổng hợp lên các mô sinh trưởng mới, protein, mỡ và đường lactoza.
Ngoài ra năng lượng còn được chứa bên trong các kho dự trữ và các sản phẩm

phân tiết. Việc duy trì thân nhiệt trong thời tiết lạnh cần rất nhiều năng lượng.
Năng lượng cũng còn dùng để duy trì thân nhiệt trong môi trường lạnh. Ở 2
tuần đầu lợn con hầu như đã được cung cấp đầy đủ năng lượng từ sữa mẹ. Từ
tuần tuổi thứ 3 cần bổ sung thêm mới đáp ứng được nhu cầu năng lượng ngày
càng tăng của lợn con. Theo Lucac (1982) (dẫn theo Võ Trọng Hốt và cs (2000)
[10], mức năng lượng cần bổ sung cho lợn con giai đoạn từ 1 - 8 tuần tuổi như sau:


8
Bảng 1.2. Mức năng lượng cần bổ sung cho lợn con từ 1 - 8 tuần tuổi
Tuần

Khối lượng

Nhu cầu chung

Sữa mẹ cung cấp

Cần bổ sung

tuổi

(kg)

(Kcal)

(Kcal)

(Kcal)


1

2,7

965

965

-

2

4,1

1255

1255

-

3

5,9

1625

1430

195


4

7,7

2000

1240

760

5

10,0

2375

1240

1135

6

12,7

2750

1135

1615


7

15,9

3125

915

2210

8

19,0

3500

805

2695

(Theo Lucac, 1982)
1.2.3. Nhu cầu protein và axit amin
Ơ thời điểm lợn con theo mẹ, lợn sống chủ yếu nhờ bú sữa mẹ. Lợn con
có tốc độ phát triển mạnh về hệ cơ và khả năng tích lũy protein lớn do đó đòi
hỏi về số lượng và chất lượng protein cao. 2 tuần đầu lượng sữa của lợn nái
đạt đến mức cực thịnh, lợn con hầu như đã nhận được đầy đủ lượng protein
cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Từ tuần tuổi thứ 3 cần bổ sung thêm
protein để không ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của lợn con. Khẩu phần ăn
của gia súc càng hoàn chỉnh, có đủ thành phần các axit amin sẽ làm giảm mức
tiêu tốn T/A. Đối với lợn con bú sữa quan trọng nhất là Lysine và Methionine,

đôi khi còn thêm Tryptophane. Trong protein thô của khẩu phần ăn cho lợn
con bú sữa cần có 5 - 5,6% Lysine: 3 - 3,2% Methionine và 1,4 - 1,5%
Tryptophan. Để bổ sung các axit amin quan trọng tốt nhất là dùng axit amin
tổng hợp, các loại axit amin tổng hợp thường được tiêu hóa 100% (Võ Trọng
Hốt và cs, 2000) [10].
Khái niệm protein lý tưởng cũng được tiểu ban dinh dưỡng lợn thuộc
Hội đồng nghiên cứu khoa học quốc gia Mỹ(NRC)(National Research
Council) áp dụng để ước tính nhu cầu protein và các axit amin cho lợn nói


9
chung và lợn con nói riêng. Để tính toán nhu cầu Lysine cho tích luỹ protein,
NRC(1998) đã giới thiệu công thức tính nhu cầu Lysine tiêu hoá thực dựa trên
cơ sở lượng protein tích luỹ được của cơ thể đối với lợn con như sau:
TIDL (g) = 0,12 x PD
Trong đó:
TIDL là nhu cầu Lysine tiêu hoá thực
PD là lượng protein tích luỹ được (g/ngày)
Như vậy nhu cầu protein của lợn con chính là nhu cầu về các axit amin.
1.2.4. Nhu cầu khoáng chất
Để thỏa mãn nhu cầu về khoáng đa, vi lượng của gia súc cần bổ sung
chúng vào khẩu phần ăn. Trong khẩu phần ăn của lợn con bú sữa cần chú ý
nhất là canxi, phospho, sắt và đồng.
- Canxi (Ca) và Phospho (P):
Trong các nguyên tố đa lượng Ca(can xi) và P(phốt pho) được gọi là
những nguyên tố cơ sở, phần lớn tham gia vào cấu trúc của cơ thể. Cùng với
sự phát triển của cơ thể tỷ lệ Ca trong xương cũng tăng lên. Trong T/A của
lợn phần lớn là thiếu Ca, ít thiếu P. Do đó, nếu không bổ sung thêm Ca thì sẽ
không thỏa mãn được nhu cầu của lợn về Ca và tỷ lệ giữa Ca và P trong khẩu
phần sẽ bị mất cân đối. Theo NRC (1998), nhu cầu Ca và P trong khẩu phần

cho lợn nuôi thịt như sau:
Đối với lợn từ 3 - 5 kg: Ca: 0,9%; P tổng số: 0,7% và P dễ hấp thu: 0,55%
Đối với lợn từ 5 - 10 kg: Ca: 0,8%; P tổng số: 0,65% và P dễ hấp thu: 0,4%
Đối với lợn từ 10 - 20 kg: Ca: 0,7%; P tổng số: 0,6% và P dễ hấp thu: 0,32%
- Sắt (Fe):
Lợn con thường thiếu sắt. Trong cơ thể lợn con sơ sinh có khoảng 50 mg
sắt. Lợn con cần mỗi ngày khoảng 7 mg sắt để duy trì sinh trưởng. Sữa mẹ mỗi
ngày chỉ cung cấp cho lơn con được khoảng 1mg sắt. Do đó, nếu không bổ
sung sắt kịp thời thì chỉ sau 8 - 10 ngày tuổi lợn con sẽ có hiện tượng thiếu sắt.


10
- Đồng(Cu)
Đồng tham gia vào nhiều quá trình sinh lý quan trọng. Cùng với sắt,
đồng tham gia vào quá trình tạo máu. Đồng cần thiết cho sự chuyển biến sắt
thành dạng kết hợp hữu cơ và do đó nó đóng vai trò quan trọng trong sự tổng
hợp Hemoglobin. Lợn cần đồng để tổng hợp Hemoglobin, tổng hợp và kích
hoạt một số enzyme oxy hoá cần cho trao đổi chất (Miller và cs, 1979) [42].
Nhu cầu về đồng trong khẩu phần của lợn con từ 3 - 10 kg theo NRC
(1998)(dẫn theo Võ Trọng Hốt và cs (2000) [10] là 6 mg/kg khẩu phần, còn
lợn con từ 10 - 20 kg là 5 mg/kg khẩu phần. Sắt và đồng là hai nguyên tố bị
hạn chế trong quá trình tạo sữa. Bổ sung nhiều sắt và đồng vào khẩu phần ăn
của lợn nái cũng không thể nâng cao hàm lượng sắt và đồng trong sữa. Cho
nên cần bổ sung trực tiếp cho lợn con mới loại trừ được bệnh thiếu sắt và
thiếu đồng.
Theo NRC (1998) (dẫn theo Võ Trọng Hốt và cs (2000) [10], thì nhu cầu
chất khoáng hàng ngày của lợn thịt như sau:
Bảng 1.3. Nhu cầu chất khoáng hàng ngày của lợn
(Ăn tự do, 90% vật chất khô) (số lượng/ngày)
Các chất khoáng

Ca (g)
P tổng số (g)
P dễ hấp thu (g)
Na (g)
Cl (g)
Mg (g)
K (g)
Cu (mg)
I (mg)
Fe (mg)
Mn (mg)
Se (mg)
Zn (mg)

3-5
2,25
1,75
1,38
0,63
0,63
0,1
0,75
1,5
0,04
25
1
0,08
25

Khối lượng cơ thể (kg)

5 -10
10 - 20
4
7
3,25
6
2
3,2
1
1,5
1
1,5
0,2
0,4
1,4
2,6
3
5
0,07
0,14
50
80
2
3
1,15
0,25
50
80

(Theo NRC, 1998)



11
1.2.5. Nhu cầu vitamin
Trong khẩu phần ăn của lợn con cần được bổ sung cẩn thận về hàm
lượng vitamin, đặc biệt là vitamin A, vitamin nhóm B và vitamin D.
- Vitamin A: tham gia vào nhiều quá trình sống của động vật. Nhờ có
vitamin A mà các mô bảo vệ như da, niêm mạc, giác mạc mắt phát triển bình
thường. Vitamin A còn có tác dụng kích thích sinh trưởng của gia súc non.
Nếu thiếu vitamin A lợn con sẽ bị khô mắt, viêm da, viêm phổi, lợn chậm lớn.
Bổ sung vitamin A cho lợn con có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp qua sữa lợn
mẹ. Qua nhiều thí nghiệm thấy rằng: nếu bổ sung đầy đủ vitamin A vào khẩu
phần ăn của lợn nái chửa trong vòng 4 tuần liền trước khi đẻ và trong giai
đoạn nuôi con đã giúp cho lợn con không bị thiếu vitamin A (Võ Trọng Hốt
và cs, 2000) [10].
Nhu cầu về vitamin A trong khẩu phần của lợn con từ 3 - 10 kg theo
NRC (1998) là 2.200 UI/kg khẩu phần, còn lợn con từ 10 - 20 kg là 1.750
UI/kg khẩu phần.
- Vitamin D: Có tác dụng chủ yếu là duy trì sự cân bằng tỷ lệ giữa
Canxi và Phospho trong cơ thể. Tỷ lệ Ca/P bình thường là 1/1 - 2/1. Nếu thiếu
vitamin D tỷ lệ này lớn, gia súc non dễ bị còi xương. Nhất là khi hàm lượng
Canxi lớn mà hàm lượng Phospho bình thường thì còi xương càng nhanh. Có
nhiều loại vitamin D song có 2 loại có giá trị đối với lợn đó là vitamin D 2 và
D3. Nhu cầu vitamin D của lợn con dùng khẩu phần casein-glucose là 100
UI/kg TA (Miller và cs, 1964) [41].
Nhu cầu về vitamin D3 trong khẩu phần của lợn con từ 3 - 10 kg theo
NRC (1998) là 220 UI/kg khẩu phần, còn lợn con từ 10 - 20 kg là 200 UI/kg
khẩu phần.
- Vitamin B1 (Thiamin): tham gia vào quá trình trao đổi chất chống
viêm dây thần kinh, khử carboxyl của axit pyruvic. Nếu thiếu vitamin B 1 thì

quá trình trao đổi chất và hoạt động thần kinh bị rồi loạn, lợn con giảm tính


12
thèm ăn, nhịp tim đập chậm, chậm lớn. Miller và cs (1955) [40] ước tính nhu
cầu vitamin B1 của lợn con từ 2 đến 10 kg là 1,5 mg/kg T/A. Nhu cầu về
vitamin B1 trong khẩu phần của lợn con theo NRC (1998) như sau:
Đối với lợn từ 3 - 5 kg: 1,5 mg/kg khẩu phần.
Đối với lợn từ 5 - 20 kg: 1 mg/kg khẩu phần.
- Vitamin B2 (Riboflavin): Tham gia vào quá trình oxy hoá hoàn
nguyên, tham gia vào quá trình tạo hemoglobin để phòng bệnh thiếu máu…
Nếu thiếu vitamin B2 lợn con sẽ bị rụng lông, các khớp xương mất tính di
động, hay nôn mửa và ỉa chảy... Nếu chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu lợn sẽ bị
chết. Nhu cầu về vitamin B2 trong khẩu phần của lợn nuôi thịt theo NRC
(1998)dẫn theo (Võ Trọng Hốt và cs, 2000) [10], như sau:
Đối với lợn từ 3 - 5 kg: 4 mg/kg khẩu phần.
Đối với lợn từ 5 - 10 kg: 3,5 mg/kg khẩu phần.
Đối với lợn từ 10 - 20 kg: 3 mg/kg khẩu phần.
- Vitamin B12: Vai trò chủ yếu của vitamin B12 là sinh hồng cầu và tái tạo
mô. Nếu thiếu vitamin B12 sẽ gây hiện tượng thiếu máu, lợn con chậm lớn. Nhu
cầu về vitamin B12 trong khẩu phần của lợn con theo NRC (1998) như sau:
Đối với lợn từ 3 - 5 kg: 20 mg/kg khẩu phần.
Đối với lợn từ 5 - 10 kg: 17,5 mg/kg khẩu phần.
Đối với lợn từ 10 - 20 kg: 15 mg/kg khẩu phần.
Theo NRC (1998) dẫn theo (Võ Trọng Hốt và cs, 2000) [10], thì nhu cầu
chất khoáng hàng ngày của lợn con và lợn thịt như sau:


13
Bảng 1.4. Nhu cầu vitamin hàng ngày của lợn

(Ăn tự do, 90% vật chất khô) (số lượng/ngày)
Các vitamin

3-5
550
55
4
0,13
0,02
0,15
0,08
5
3
1
0,38
0,5
5
0,25

Vitamin A (UI)
Vitamin D3 (UI)
Vitamin E (UI)
Vitamin K (mg)
Biotin (mg)
Cholin (g)
Folacin (mg)
Niacin dễ hấp thụ (mg)
Axit pantothenic (mg)
Riboflavin (mg)
Thiamin (mg)

Vitamin B6 (mg)
Vitamin B12 (mg)
Axit linoleic (%)

Khối lượng cơ thể (kg)
5 -10
10 - 20
1100
1750
110
200
8
11
0,25
0,5
0,03
0,05
0,25
0,4
0,15
0,3
7,5
12,5
5
9
1,75
3
0,05
1
0,75

1,5
8,75
15
0,5
1

(Theo NRC, 1998)
1.2.6. Nhu cầu nước của lợn
Nước có vai trò trong nhiều hoạt động của cơ thể như vận chuyển dịch
trong cơ thể, làm sạch các sản phẩm trong cơ thể thông qua con đường nước
tiểu. Nước rất cần cho sự sống của động vật. Các quá trình sống đều liên quan
với nước. Lợn con từ 5 ngày tuổi trở lên hàng ngày cần cung cấp lượng nước
khoảng 10% so với khối lượng cơ thể. Vì vậy cần có máng uống dành riêng
cho lợn con và nước uống cần đảm bảo sạch sẽ, mỗi ngày nên thay 02 lần.
Không nên cho lợn con uống nước lạnh có nhiệt độ dưới 15 0C (Võ Trọng Hốt
và cs, 2000) [10]. Cách duy nhất để cung cấp nước tốt nhất cho lợn con là cho
uống tự do.
1.2.7. Bệnh thường gặp ở lợn con
Lợn con chủ yếu bệnh hay mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Trong đó
chủ yếu là hội chứng tiêu chảy.


14
1.2.7.1. Khái niệm chung về hội chứng tiêu chảy
Ở lợn con tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý đặc thù
ở đường tiêu hóa. Biểu hiện lâm sàng này tùy theo đặc điểm, tính chất diễn
biến, mức độ tuổi mắc bệnh, tùy theo yếu tố được coi là nguyên nhân chính
mà nó được gọi theo nhiều tên bệnh khác nhau như: Bệnh xảy ra với gia súc
non theo mẹ được gọi là bệnh phân trắng lợn con còn ở gia súc sau cai sữa là
chứng khó tiêu, chứng rối loạn tiêu hóa,... tiêu chảy luôn là triệu chứng phổ

biến trong các dạng bệnh của đường tiêu hóa, xảy ra mọi lúc, mọi nơi và đặc
biệt là gia súc non có biểu hiện triệu chứng là ỉa chảy, mất nước và mất chất
điện giải, suy kiệt cơ thể và có thể dẫn đến trụy tim mạch (Radostits và cs,
1994) [48].
1.2.7.2. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy
Tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý có liên quan đến nhiều yếu tố, có
yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát.
Nguyên nhân chính gây hội chứng tiêu chảy ở lợn như sau:
- Do bộ máy tiêu hóa của lợn con: Ở lợn con mới sinh bộ máy tiêu hóa
phát triển chưa hoàn chỉnh, khả năng tiết dịch tiêu hóa chưa đầy đủ. Lượng
axit chlohydric (HCl) tự do ít, không đủ để làm giảm độ pH trong ruột non
làm ức chế quá trình xâm nhập và phát triển của vi khuẩn gây tiêu chảy ở lợn
con. Các enzyme tiêu hóa ở dạ dày và ruột non cũng còn quá ít, không đủ để
tiêu hóa các loại thức ăn đơn giản.
- Do chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng kém: Lợn con bú sữa đầu chưa đầy
đủ: Sữa đầu ngoài thành phần dinh dưỡng cao còn có chứa một lượng kháng
thể từ mẹ truyền sang, giúp lợn con phòng chống bệnh trong 3 - 4 tuần lễ đầu.
Lợn con bị lạnh sẽ dễ bị tiêu chảy, do vệ sinh chuồng kém, hoặc do thức ăn
không đảm bảo như ôi, thiu, nấm mốc....
- Do nhiễm trùng đường ruột: Thường do các loài vi khuẩn đường ruột như:
E.coli, Salmonella, Clostridium, Campylobacter, Treponema hyodysenteriae,... hoặc
do các loại virus như Rota virus, Corona virus, hoặc cũng có thể do nhiễm ký
sinh trùng như giun đũa lợn, sán lá ruột lợn, Sryptosporidium. Chúng sống
trong đường ruột của lợn con hoặc nhiễm từ môi trường bên ngoài vào và sẽ
gây bệnh khi cơ thể lợn con không khỏe mạnh.


15
1.2.7.3. Một số biện pháp phòng và trị tiêu chảy cho lợn con
Một số bệnh tiêu chảy có thể điều trị khỏi bằng các loại kháng sinh

tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa thể khống chế hoàn toàn hội chứng tiêu
chảy. Do đó, để phòng bệnh có hiệu quả người chăn nuôi cần tiến hành đồng
bộ và chính xác các giải pháp khác nhau.
- Phòng bệnh:
Chuồng trại và thiết bị chuồng trại: Chuồng trại nuôi lợn con phải cao
ráo, sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, không bị dột khi
mưa bão và có gió lùa. Máng ăn, máng uống riêng biệt, đúng kích cỡ. Bên
ngoài chuồng có rãnh thoát phân, nước dội chuồng và hố xử lý chất thải,
thường xuyên vệ sinh chuồng trại, dụng cụ, thiết bị phục vụ chăn nuôi.
Thức ăn và dinh dưỡng: Nhu cầu dinh dưỡng của lợn con thay đổi tùy
theo từng giai đoạn phát triển. Giai đoạn còn nhỏ nhu cầu protein và năng
lượng cao nhưng lại tiêu hóa thức ăn kém, do đó cần phải lựa chọn và sử dụng
các loại thức ăn phù hợp cho lợn con.
Chăm sóc và nuôi dưỡng: Lợn con đẻ ra phải lau sạch nhớt, cắt rốn,
bấm răng nanh và cho vào chuồng úm. Lợn con cần cho bú sữa đầu càng sớm
càng tốt, chậm nhất là sau 2 giờ sau khi đẻ. Những con nhỏ, yếu cần cho bú ở
vú ngực để đàn lợn sinh trưởng tốt và đồng đều. Cần tiêm sắt đầy đủ cho lợn
con để phòng thiếu máu. Ngoài ra, cần tập cho lợn con ăn lúc 7 - 10 ngày để
cai sữa sớm và khi lợn con ăn được ít nhất 100g thức ăn/con/ngày mới nên cai
sữa cho lợn con và tiêm phòng cho lợn nái đầy đủ để truyền kháng thể từ mẹ
sang con.
- Trị bệnh: Điều trị bệnh cho lợn con mắc hội chứng tiêu chảy đạt hiệu
quả cao khi các nguyên nhân gây nên hội chứng này được khắc phục. Sử dụng
kết hợp với kháng sinh là các loại thuốc kháng viêm và trợ sức cũng mang lại
kết quả khả quan hơn.
1.2.7.4. Tập cho lợn con ăn sớm
Tập cho lơn con ăn sớm để khai thác lợn nái sinh sản có thể đạt tới 2,22,4 lứa/năm. Lợn mẹ sau khi đẻ, sữa tiết ra tăng dần và cao nhất là tuần thứ 3
(sau đẻ 14-25 ngày). Sang tuần thứ 4 trở đi sữa giảm dần, ngược lại lợn con



×