Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Nâng cao hiệu quả giảm thất thoát nước trong mạng lưới cấp nước quận liên chiểu, thành phố đà nẵng bằng pháp phân vùng tách mạng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.89 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

HỒ MINH NAM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢM THOÁT NƯỚC
TRONG MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC QUẬN LIÊN
CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG BẰNG PHƯƠNG
PHÁP PHÂN VÙNG TÁCH MẠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI, NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

HỒ MINH NAM
KHÓA: 2012 - 2014
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢM THOÁT NƯỚC TRONG MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC
QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN
VÙNG TÁCH MẠNG

Chuyên ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp


Mã số: 60.58.20.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRỊNH XUÂN LAI

HÀ NỘI, NĂM 2014


MỤC LỤC
Lời cảm ơn.
Lời cam đoan.
Mục lục.
Danh mục các chữ viết tắt.
Danh mục hình, sơ đồ, đồ thị.
Danh mục bảng, biểu.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 01
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 02
3. Nội dung nghiên cứu của đề tài.......................................................................... 02
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu....................................................................... 02
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 02
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài ............................................................................... 03
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC TP ĐÀ NẴNG VÀ
QUẬN LIÊN CHIỂU ............................................................................................ 04
1.1 Giới thiệu sơ lược về khu vực và Hệ thống cấp nước nghiên cứu ..................... 04
1.1.1 Tổng quan về Thành phố Đà Nẵng................................................................ 04
a. Vị trí địa lý. ....................................................................................................... 04

b. Khí hậu - thuỷ văn ............................................................................................. 05
c. Địa hình thành phố Đà Nẵng .............................................................................. 05
d. Tài nguyên đất ................................................................................................... 06
e. Tài nguyên nước ................................................................................................ 06
f. Tài nguyên rừng ................................................................................................. 07
g. Tài nguyên khoáng sản ...................................................................................... 09
1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................................. 10
a. Một số chỉ tiêu cơ bản ........................................................................................ 10
b. Phát triển kinh tế và hạ tầng kỹ thuật đô thị ....................................................... 10


1.1.3 Quận Liên Chiểu ........................................................................................... 13
1.2 Hiện trạng hệ thống cấp nước quận Liên Chiểu; TP Đà Nẵng .......................... 17
1.2.1 Sơ lược về HTCN TP Đà Nẵng ..................................................................... 17
1.2.2 Hiện trạng Hệ thống cấp nước quận Liên Chiểu ............................................ 19
a. Hiện trạng mạng lưới đường ống ....................................................................... 19
b. Hiện trạng về áp lực mạng lưới .......................................................................... 21
c. Hiện trạng về khách hàng sử dụng nước............................................................. 23
d. Hiện trạng về nhu cầu dùng nước ...................................................................... 22
1.3 Tình hình thất thoát nước trong hệ thống cấp nước TP Đà Nẵng và quận Liên
Chiểu ..................................................................................................................... 23
1.3.1 Tình hình thất thoát nước của TP Đà Nẵng ................................................... 23
1.3.2 Tình hình thất thoát nước của quận Liên Chiểu ............................................. 25
1.4 Những tồn tại trong các quản lý, vận hành hệ thống cấp nước hiện có tại quận
Liên Chiểu – TP Đà Nẵng ..................................................................................... 26
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT THẤT THOÁT NƯỚC VÀ PHÂN VÙNG
TÁCH MẠNG....................................................................................................... 27
2.1 Khái niệm về thất thoát nước ........................................................................... 27
2.2 Các dạng thất thoát cơ học và nguyên nhân ..................................................... 27
2.2.1. Rò rỉ trong các đường ống truyền dẫn, phân phối và dịch vụ ........................ 27

2.2.2 Nguyên nhân gây thất thoát nước cơ học ...................................................... 28
2.3 Các dạng thất thoát do quản lý (thất thoát hành chính) và nguyên nhân ........... 29
2.3.1 Sai số do đo đếm của đồng hồ nước và sai số do ghi đọc đồng hồ nước ........ 29
2.3.2 Đấu nối trái phép và gian lận trong sử dụng nước ......................................... 30
2.3.3 Thất thoát trong quá trình vận hành mạng lưới.............................................. 30
2.3.4 Nguyên nhân gây thất thoát nước do quản lý ................................................ 30
2.4 Các nguyên tắc phân vùng tách mạng của mạng lưới cấp nước ........................ 31
2.4.1 Nguyên tắc vạch tuyến mạng lưới theo hướng chia vùng tách mạng ............. 31
2.4.2 Bố trí các thiết bị điều khiển trên mạng lưới phù hợp với từng vùng hoặc khu
vực chia tách ......................................................................................................... 32


2.4.3 Nguyên tắc làm việc của mạng lưới sau khi chia tách mạng .......................... 33
2.5. Cơ sở lý thuyết tính toán mạng lưới cấp nước ................................................. 33
2.5.1 Lý thuyết tối ưu hóa mạng lưới .................................................................... 33
2.5.2 Lý thuyết sử dụng phần mềm EPANET trong tính toán mạng lưới ............... 40
2.5.3 Ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ vận hành, quản lý mạng lưới cấp
nước nhằm giảm thất thoát nước ............................................................................ 41
2.6 Giới thiệu chung về các sơ đồ phân vùng tách mạng ........................................ 45
2.6.1 Phân vùng tách mạng theo sơ đồ địa hình của khu vực.................................. 45
a. Phạm vi áp dụng ................................................................................................ 45
b. Ưu, nhược điểm của phương pháp PVTM theo sơ đồ địa hình của khu vực ....... 46
2.6.2 Phân vùng tách mạng theo sơ đồ địa giới hành chính .................................... 46
a. Phạm vi áp dụng ................................................................................................ 46
b. Ưu, nhược điểm của phương pháp PVTM theo sơ đồ địa giới hành chính.......... 46
2.6.3 Phân vùng tách mạng theo sơ đồ mạng lưới đường ống chuyển dẫn .............. 46
a. Phạm vi áp dụng ................................................................................................ 46
b. Ưu, nhược điểm của phương pháp PVTM theo sơ đồ mạng lưới đường ống
chuyển dẫn ............................................................................................................ 47
2.6.4 Phân vùng tách mạng theo sơ đồ kết hợp ...................................................... 47

a. Phạm vi áp dụng ................................................................................................ 47
b. Ưu, nhược điểm của phương pháp PVTM theo sơ đồ kết hợp ............................ 47
2.7 Kinh nghiệm trong nước và ngoài nước về phân vùng tách mạng giảm thất thoát
nước ...................................................................................................................... 48
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THẤT THOÁT TRONG MẠNG
LƯỚI CẤP NƯỚC QUẬN LIÊN CHIỂU BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN VÙNG
TÁCH MẠNG....................................................................................................... 53
3.1 Tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước hiện trạng quận Liên Chiểu ................ 53
3.1.1 Xác định lưu lượng tính toán ........................................................................ 53
3.1.2 Tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước hiện trạng ........................................ 54


3.2 Lựa chọn sơ đồ phân vùng tách mạng và xác định ranh giới phân vùng tách
mạng trên cơ sở tính toán thủy lực mạng lưới hiện trạng ....................................... 55
3.2.1 Các phương án lựa chọn sơ đồ phân vùng tách mạng .................................... 55
3.2.2 Phân tích và lựa chọn sơ đồ phân vùng tách mạng ........................................ 55
a. Phương án phân vùng tách mạng theo sơ đồ địa giới hành chính........................ 55
b. Phương án phân vùng tách mạng theo sơ đồ tuyến ống chuyển dẫn ................... 56
c. Lựa chọn phương án phân vùng tách mạng cho mạng lưới cấp nước quận Liên
Chiểu ..................................................................................................................... 56
3.2.3 Xác định ranh giới phân vùng tách mạng ...................................................... 57
3.3 Tính toán thủy lực mạng lưới sau khi áp dụng sơ đồ phân vùng tách mạng lựa
chọn ...................................................................................................................... 60
3.3.1 Xác định lưu lượng tính toán ........................................................................ 60
3.3.2 Tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước sau phân vùng tách mạng ................ 63
3.4 Các giải pháp giảm thất thoát sau phân vùng tách mạng theo sơ đồ lựa chọn ... 63
3.4.1 Lắp đặt đồng hồ tổng, van khóa tại các khu vực và đánh giá thất thoát từng
khu vực ................................................................................................................. 64
3.4.2 Lắp đặt đồng hồ tổng trên các tuyến ống và đánh giá thất thoát các tuyến ống
trong khu vực ........................................................................................................ 64

3.4.3 Kiểm tra và đánh giá thất thoát các đồng hồ tiêu thụ trong khu vực .............. 65
3.4.4 Xây dựng kế hoạch sửa chữa, thay thế các tuyến ống có tỷ lệ thất thoát cao và
thay thế đồng hồ tiêu thụ ....................................................................................... 66
3.4.5 Đánh giá lại thất thoát trên các tuyến ống và đồng hồ tiêu thụ đã được thay thế
trong khu vực ........................................................................................................ 68
3.4.6 Đánh giá lại thất thoát của toàn khu vực và toàn quận Liên Chiểu ................ 68
3.5 Đưa ra các thông số và các chỉ tiêu cần đạt được trong quản lý vận hành mạng
lưới cấp nước để đảm bảo cấp nước an toàn .......................................................... 74
3.5.1 Các thông số về lưu lượng và áp lực ............................................................. 74
3.5.2 Các chỉ tiêu về thất thoát cần đạt được .......................................................... 76


3.6 Áp dụng thí điểm vào một khu vực dân cư để kiểm tra giải pháp đề xuất sau khi
tiến hành phân vùng tách mạng và đánh giá kết quả của giải pháp đề xuất............. 78
3.6.1 Lựa chọn khu vực kiểm tra ........................................................................... 78
a. Nguyên tắc lựa chọn khu vực kiểm tra ............................................................... 78
b. Chọn khu vực và lý do lựa chọn khu vực thực hiện kiểm tra .............................. 79
c. Hiện trạng mạng lưới của khu vực kiểm tra ....................................................... 79
3.6.2 Các giải pháp thực hiện giảm thất thoát chi tiết theo giải pháp đề xuất.......... 80
a. Lắp đặt đồng hồ tổng, van khóa và đánh giá thất thoát trong khu vực kiểm tra... 80
b. Lắp đặt đồng hồ tổng trên các tuyến ống và đánh giá thất thoát các tuyến ống
trong khu vực ........................................................................................................ 82
c. Kiểm tra và đánh giá thất thoát các đồng hồ tiêu thụ trong khu vực ................... 83
d. Kiểm tra sửa chữa các tuyến ống có tỷ lệ thất thoát cao và thay thế đồng hồ tiêu
thụ - ...................................................................................................................... 84
e. Đánh giá lại thất thoát trên các tuyến ống trong khu vực kiểm tra ...................... 85
f. Đánh giá lại thất thoát của toàn khu vực kiểm tra ............................................... 85
3.6.3 Nhận xét và đánh giá thí điểm khu vực kiểm tra ........................................... 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận ................................................................................................................. 88

Kiến nghị............................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

GDP

Tổng sản phẩm nội địa

KCN

Khu công nghiệp

NMN

Nhà máy nước

NRW

Thất thoát nước

GIS

Hệ thống thông tin địa lý


SCADA

Hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu

DMZ

Vùng quản lý thất thoát nước

DMA

Khu vự quản lý thất thoát nước

NNF

Lưu lượng ban đêm của hệ thống

MNF

Lưu lượng ban đêm tối thiểu

LNF

Lưu lượng ban đêm hợp pháp

PVTM

Phân vùng tách mạng


DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Số hiệu
bảng, biểu

Tên bảng, biểu

Bảng 1.1.

Bảng thống kê các chỉ tiêu kinh tế quận Liên Chiểu

Bảng 1.2.

Bảng tổng hợp diện tích và dân số quận Liên Chiểu

Bảng 1.3.

Bảng tổng hợp chiều dài, chủng loại đường ống do ngành cấp
nước quận Liên Chiểu quản lý đến tháng 04/2014

Bảng 1.4.

Bảng tổng hợp phát triển khách hàng mới tại quận Liên Chiểu

Bảng 1.5.

Bảng tổng hợp nước tiêu thụ tại quận Liên Chiểu qua các năm

Bảng 1.6.

Bảng xác định lượng nước rò rỉ qua lỗ thủng


Bảng 3.1.

Lượng nước sạch tiêu thụ tại quận Liên Chiểu tháng 04/2014

Bảng 3.2.

Ranh giới phân vùng tách mạng tại quận Liên Chiểu

Bảng 3.3.

Lượng nước sạch tiêu thụ của các khu vực trong tháng 04/2014

Bảng 3.4.

Lượng nước sạch cấp vào cho các khu vực trong tháng 04/2014

Bảng 3.5.

Bảng xác định lưu lượng tính toán mạng lưới các khu vực

Bảng 3.6.

Bảng thống kê đồng hồ và tuổi thọ đồng hồ tại khu vực kiểm tra

Bảng 3.7.

Bảng đánh giá kết quả của khu vực kiểm tra


DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Số hiệu
hình

Tên hình

Hình 1.1.

Bản đồ hành chính Thành phố Đà Nẵng

Hình 1.2.

Tỷ lệ thất thoát nước của TP Đà Nẵng qua các năm

Hình 1.3.

Tỷ lệ thất thoát nước của quận Liên Chiểu qua các năm

Hình 2.1.

Đồ thị xác định đường kính ống tối ưu

Hình 2.2.

Hệ thống điều khiển SCADA – Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn

Hình 2.3.

Hệ thống điều khiển SCADA – Công ty Cấp nước Đà Nẵng

Hình 2.4.


Hệ thống điều khiển SCADA – Công ty CP Cấp nước Vũng Tàu

Hình 2.5.

Hệ thống GIS quản lý tài sản – Công ty Cấp nước Đà Nẵng

Hình 3.1.

Sơ đồ phân vùng cấp nước DMZ

Hình 3.2.

Giao diện chính của chương trình WB-EasyCalc

Hình 3.3.

Giao diện kết quả tính toán cân bằng nước theo ngày

Hình 3.4.

Giao diện kết quả tính toán cân bằng nước theo tháng

Hình 3.5.

Giao diện kết quả tính toán cân bằng nước theo năm

Hình 3.6.

Giao diện kết quả tính toán tổng hợp


Hình 3.7.

Giao diện dữ liệu đánh mức độ giảm thất thoát đạt được


PHỤ LỤC
STT

DIỄN GIẢI

Phụ lục 01

Phép đo lưu lượng ban đêm

Phụ lục 02

Phép đo lưu lượng từng bước

Phụ lục 03

Thiết bị đo lưu lượng sóng âm di động

Phụ lục 04

Dò tìm rò rỉ và thiết bị dò tìm

Phụ lục 05

Công tác dò tìm.


Phụ lục 06

Sơ đồ mạng lưới cấp nước khu vực kiểm tra và vị trí sửa chữa.

Phụ lục 07

Bảng cân bằng nước trước kiểm tra

Phụ lục 08

Khối lượng và chi phí trước kiểm tra

Phụ lục 09

Mức độ đạt được trước kiểm tra.

Phụ lục 10

Các số liệu phân tích tổng hợp trước kiểm tra

Phụ lục 11

Bảng cân bằng nước sau kiểm tra

Phụ lục 12

Khối lượng và chi phí sau kiểm tra

Phụ lục 13


Mức độ đạt được sau kiểm tra

Phụ lục 14

Các số liệu phân tích tổng hợp sau kiểm tra

Phụ lục 15

Bảng thang điểm đánh giá thất thoát theo bảng cân bằng nước.

Phụ lục 16

Bảng xác định giờ dùng nước lớn nhất trong ngày dùng nước lớn
nhất của tháng 04/2014

Phụ lục 17

Bảng kết quả tính toán áp lực nút trong mạng lưới hiện trạng

Phụ lục 18

Bảng kết quả tính toán áp lực nút trong mạng lưới sau phân vùng
tách mạng.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài.

Hệ thống cấp nước là một ngành thuộc cơ sở kỹ thuật hạ tầng đô thị giữ vai
trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất và sinh hoạt của đời sống xã hội. Trong
những năm qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu sử dụng nước
sạch cũng tăng lên, đặc biệt tại các đô thị. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh
chóng của các đô thị tại Việt Nam và sự gia tăng về nhu cầu sử dụng nước sạch thì
những tác hại của biến đổi khí hậu hiện nay đã trực tiếp làm suy giảm nghiêm trọng
nguồn tài nguyên nước tại Việt Nam. Trong khi đó phần lớn các nhà máy nước,
mạng lưới phân phối nước vẫn chưa thể kiểm soát tốt mức độ thất thoát nước sạch,
gây lãng phí và phát huy không hiệu quả kinh phí đầu tư xây dựng.
Mặc dù tỉ lệ thất thoát nước sạch đang ngày càng được hạn chế cùng với tiến
trình nâng cấp mạng lưới cấp nước, thế nhưng Việt Nam vẫn là quốc gia có tỉ lệ thất
thoát nước sạch cao. Năm 2005, tỉ lệ thất thoát nước sạch bình quân cả nước là
35%, đến năm 2009 giảm xuống còn 30% và hiện nay đã giảm còn là 27%. Tuy
nhiên nếu so với các nước phát triển như Singapore (5%), Đan Mạch (6%), Nhật
(7%) thì tỉ lệ thất thoát nước tại Việt Nam còn quá cao, lãng phí lớn.
Có rất nhiều nguyên nhân gây thất thoát nước nhưng nguyên nhân chính hiện
nay là do hệ thống đường ống cấp nước nhiều đô thị quá cũ, có tuổi thọ sử dụng lâu,
bị rò rỉ nước ở mức cao và có cả sự gian lận trong sử dụng nước; Bên cạnh đó, một
bộ phận người sử dụng nước sạch còn thiếu ý thức tiết kiệm khi sử dụng nước đã
làm nguồn nước sạch đang bị lãng phí trầm trọng.
Đứng trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định số 2147/QĐTTg về việc Phê duyệt Chương trình quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch
đến năm 2025 trong đó mục tiêu cụ thể đặt ra cho từng giai đoạn như sau:
- Đến năm 2015: tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân là 25%.
- Đến năm 2020: tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân là 18%.
- Đến năm 2025: tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân là 15%.


2

Thành phố Đà Nẵng cũng nằm trong xu thế phát triển chung của cả nước với

tốc độ phát triển nhanh chóng về đô thị hóa cùng với sự hình thành các khu đô thị
mới cũng như dân số đô thị đã làm gia tăng đáng kể nhu cầu dùng nước của Thành
phố. Trước tình trạng nguồn nước ngày càng cạn kiệt cùng với hệ thống cấp nước
trải qua nhiều thời kỳ nên có tỷ lệ thất thoát tương đối cao đã đặt ra cho ngành cấp
nước Thành phố phải có những bước đi thích hợp để giảm thiểu lượng nước thất
thoát nhằm đưa về tỷ lệ thất thoát hợp lý kết hợp với giải pháp tiết kiệm nước trong
sản xuất và tiêu thụ.
Quận Liên Chiểu thuộc TP Đà Nẵng là Quận hiện có mạng lưới cấp nước
tương đối hoàn chỉnh nhưng trải qua nhiều thời kỳ xây dựng nên chất lượng mạng
lưới không cao và thiếu đồng bộ, thất thoát nước trong mạng lưới tương đối cao
(Năm 2013 là 20,7%). Mục tiêu của ngành cấp nước quận Liên Chiểu là đưa ra giải
pháp hạ thấp tỷ lệ thất thoát nước sạch tại quận Liên Chiểu ở mức từ 15% đến năm
2015 và 10% đến năm 2020.
Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm giảm lượng nước thất thoát phù hợp với
tình trạng thực tế của mạng lưới cũng như nguồn nội lực hiện có để áp dụng vào
công tác giảm thất thoát trong mạng lưới cấp nước Quận Liên Chiểu; TP Đà Nẵng.
Nội dung nghiên cứu của đề tài.
+ Tổng quan về hiện trạng mạng lưới cấp nước TP Đà Nẵng và quận Liên Chiểu.
+ Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về thất thoát nước trong mạng lưới cấp nước.
+ Đề xuất giải pháp phù hợp giảm thất thoát trong mạng lưới cấp nước.
+ Xây dựng thí điểm kiểm tra theo giải pháp đề xuất.
+ Tổng hợp, đánh giá giải pháp đề xuất và các chỉ tiêu cần đạt được của việc
thực hiện giảm thất thoát trong mạng lưới cấp nước.
+ Đưa ra kết luận và kiến nghị của giải pháp đề xuất giảm thất thoát nước.
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
+ Phạm vi nghiên cứu: Phần địa giới hành chính đất liền của quận Liên Chiểu;
TP Đà Nẵng.



3

+ Đối tượng nghiên cứu: Mạng lưới cấp nước hiện trạng và các đối tượng sử
dụng nước sạch của quận Liên Chiểu; TP Đà Nẵng.
Phương pháp nghiên cứu.
+ Điều tra, khảo sát, thu thập, xử lý và tổng hợp các số liệu về hiện trạng của
mạng lưới cấp nước quận Liên Chiểu; TP Đà Nẵng.
+ Sử dụng chương trình tính toán mô phỏng thuỷ lực EPANET để tính toán
thuỷ lực cho mạng lưới cấp nước.
+ Phân tích và đưa ra giải pháp phân vùng tách mạng; giải pháp giảm thất
thoát nước sau khi phân vùng tách mạng.
+ Xây dựng thí điểm kiểm tra thực hiện các bước theo giải pháp đề xuất
giảm thất thoát nước sau khi phân vùng tách mạng.
+ Đánh giá kết quả thực hiện của thí điểm kiểm tra. Đưa ra kết luận và các
yêu cầu chính của giải pháp đề xuất đã chọn.
Ý nghĩa khoa học của đề tài.
Đưa ra giải pháp để kiểm soát và điều khiển được các thông số làm việc của
mạng lưới để có thể áp dụng vào các khu vực có mạng lưới cấp nước phù hợp và
tương tự.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN



88

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận.
Chương trình quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025
được chính phủ phê duyệt ngày 24/11/2010 là một cơ sở pháp lý quan trọng đối với
ngành cấp nước Việt Nam, qua đó đòi hỏi ngành cấp nước phải có sự nỗ lực cao
nhất, huy động và tập trung các nguồn lực cho hoạt động chống thất thoát, thất thu
nước sạch. Việc đề xuất và nghiên cứu giải pháp giảm thất thoát nước bằng phương
pháp phân vùng tách mạng tại quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng nhằm đem lại hiệu quả
cao nhất trong công tác giảm thất thoát nước cùng với những giải pháp đề xuất mà
ngành cấp nước quận Liên Chiểu có thể thực hiện được dựa trên nguồn lực nội tại
của mình. Qua nghiên cứu, luận văn đưa ra các nội dung chính sau:
+ Nắm được các loại sơ đồ phân vùng tách mạng bao gồm khái niệm, phạm
vi áp dụng, các ưu nhược điểm của từng sơ đồ để có thể đánh giá lựa chọn sơ đồ
phân vùng tách mạng tối ưu nhất cho một khu vực nghiên cứu hoặc dự án nào đó.
+ Phân tích mô hình thủy lực trước và sau phân vùng tách mạng để đưa ra
các phương án cấp nước cho từng khu vực một cách an toàn như bổ sung thêm các
tuyến ống, vị trí lắp đồng hồ tổng, vị trí đặt các van chặn ngắt tuyến, vị trí đặt van
giảm áp...
+ Khi có được sơ đồ và ranh giới phân vùng tách mạng, lắp được đồng hồ
tổng vùng (DMZ) và đồng hồ khu vực (DMA) ta sẽ thu thập được cơ sở dữ liệu
quan trọng để xây dựng chế độ chạy bơm của trạm bơm cấp II sát với nhu cầu sử
dụng nước trong mạng theo từng thời điểm hoặc theo từng mùa trong năm. Vấn đề
này là rất quan trọng vì trong thực tế áp lực cao trong mạng là một trong những
nguyên nhân gây ra thất thoát nước.
+ Thực hiện các giải pháp giảm thất thoát, thất thu sau khi thực hiện phân
vùng tách mạng một cách cụ thể. Ngoài việc phân vùng tách mạng thì những công

việc tiếp theo sau đó là rất quan trọng để có thể giảm được thất thoát, phân vùng
tách mạng nhằm chia nhỏ mạng lưới để kiểm soát tốt mạng lưới đồng thời theo dõi
được tỷ lệ thất thoát, tuy nhiên nếu không có sự tác động của con người vào mạng


89

lưới thì thất thoát sẽ không có sự thay đổi. Muốn vậy, phải lập ra kế hoạch sửa
chữa, cải tạo, thay thế mạng lưới và đồng hồ tiêu thụ rồi tiến hành thực hiện từng
bước theo kế hoạch, đi từ những cụm cấp nước nhỏ trong một khu vực đến khi hết
từng khu vực, nhiều khu vực như vậy ta sẽ giảm được thất thoát cho cả vùng lớn.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ đề xuất giới hạn đến những giải
pháp, công việc mà ngành cấp nước của địa phương bằng nội lực tự thân của mình
có thể thực hiện được với chi phí là thấp nhất như chỉ thực hiện sửa chữa, thay thế
đồng hồ tiêu thụ, lắp đặt đồng hồ tổng các khu vực mà hầu như không đề cập đến
việc thay thế đường ống cũ hoặc đòi hỏi quá cao về trình độ cũng như các máy móc
thiết bị, phần mềm hỗ trợ. Tuy nhiên chỉ với những công việc cụ thể tác động vào
mạng lưới đã đem lại hiệu quả nhất định (Thất thoát ban đầu là 72,9% giảm xuống
còn 11,1%). Khi có sự đầu tư mạnh mẽ hơn như đầu tư thiết bị dò tìm ống xì vỡ, hệ
thống điều khiển tự động SCADA, hệ thống thông tin địa lý GIS, phần mềm quản lý
khách hàng và quản lý tính toán hóa đơn tiền nước, thiết bị đọc đồng hồ tiêu thụ
cầm tay Handheld, đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng vật liệu mới trong ngành
nước... thì chắc chắn chắn rằng mục tiêu giảm thất thoát theo chỉ tiêu thất thoát cần
đạt được (Mục 3.6.2) cũng như chương trình quốc gia phòng chống thất thoát nước
sạch của chính phủ đề ra chắc chắn sẽ thực hiện được.
Kiến nghị.
Vấn đề giảm thất thoát, thất thu nước sạch hiện nay là một trong những vấn
đề đang được ngành cấp nước đầu tư nghiên cứu kể cả có sự hỗ trợ từ những nước
phát triển có kinh nghiệm và có giải pháp tốt. Tuy nhiên, để phù hợp với điều kiện
của nước ta đặc biệt là tại các tỉnh khu vực miền Trung nói chung và tại các quận

nội thành của TP Đà Nẵng nói riêng thì khi chưa có kinh phí hoặc nguồn kinh phí
còn hạn hẹp cho công tác phòng chống và giảm thất thoát, thất thu nước sạch thì với
đề tài "Nâng cao hiệu quả giảm thất thất thoát nước trong mạng lưới cấp nước
quận Liên Chiểu bằng phương pháp phân vùng tách mạng" nên được xem xét và áp
dụng vào các khu vực có mạng lưới cấp tương tự nhằm làm tiền đề cho những giải
pháp lớn tiếp theo đồng thời là bước khởi đầu cơ bản có thể thực hiện ngay và đem
lại hiệu quả nhất định đối với công tác giảm thất thoát, thất thu nước sạch.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[01] Phan Vĩnh Cẩn (2013), Tối ưu hóa hệ thống Cấp Thoát Nước và Môi Trường,
Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
[02] Nguyễn Ngọc Dung (2010), Cấp nước đô thị (tái bản), Nhà xuất bản xây dựng,
Hà Nội.
[03] Nguyễn Trọng Dương, Phạm Ngọc Bảo (2007), Vận hành và bảo dưỡng Hệ
thống cấp nước (Tái bản), Hội Cấp Thoát Nước Việt Nam.
[04] Nguyễn Mạnh Hà (2000), Chuyên đề bài giảng - Biện pháp kỹ thuật chống thất
thoát nước cho mạng lưới cấp nước đô thị.
[05] Trần Đức Hạ, Bài giảng - Kế hoạch cấp nước an toàn.
[06] Nguyễn Thị Hồng (2001), Các bảng tính toán thuỷ lực, Nhà xuất bản xây
dựng, Hà Nội.
[07] Hoàng Văn Huệ (2012), Mạng lưới cấp nước (tái bản), Nhà xuất bản xây
dựng, Hà Nội.
[08] Phạm Tuấn Hùng (2008), Bài giảng - Quản lý thất thoát nước, Đại Học xây
dựng Hà Nội.
[09] Trịnh Xuân Lai (2011), Tính toán các công trình xử lý và phân phối nước cấp
(tái bản), Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
[10] Trịnh Xuân Lai (2012), Quản lý vận hành và thiết kế nâng cấp nhà máy nước,
Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
[11] Trần Hiếu Nhuệ, Trần Đức Hạ, Đỗ Hải, Ưng Quốc Dũng, Nguyễn Văn Tín

(1998); Cấp thoát nước, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
[12] Nguyễn Văn Tín, Nguyễn Thị Hồng, Đỗ Hải (2001), Cấp nước tập I - Mạng
lưới cấp nước, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
[13] TCXDVN 33-2006, Tiêu chuẩn thiết kế cấp nước - Mạng lưới đường ống và
công trình.
[14] TCVN 5576-1991, Quy phạm quản lý kỹ thuật - Hệ thống cấp thoát nước.
[15] TCXD 76-1979, Quy trình quản lý kỹ thuật trong vận hành các hệ thống cung
cấp nước.


[16] Tài liệu Dự án hỗ trợ kỹ thuật (USP) giữa Công ty cấp nước Viten-Evides
International Hà Lan và Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng (2007- 2009).
[17] Các số liệu về mạng lưới và thất thoát nước của Thành phố Đà Nẵng và quận
Liên Chiểu của Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng và Chi nhánh Cấp nước
Liên Chiểu.
[18] Ban QLDA Khu Công Nghệ Cao Đà Nẵng (2012), Báo cáo Dự án đầu tư khu
Công Nghệ Cao TP Đà Nẵng - Bản chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện theo Công văn
góp ý của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học
Công nghệ, Bộ Công thương.
[19] Các bài báo (Báo in và báo điện tử) nói về hiện tượng thất thoát nước hiện nay
như www.ati.gov.vn (Cục hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây Dựng)
[20] Tạp chí Cấp thoát nước của Hội cấp thoát nước Việt Nam và nước ngoài
những năm gần đây.
[21] Các thông tin về điều kiện tự nhiên xã hội của TP Đà Nẵng và Quận Liên
Chiểu tại website www.danangcity.gov.vn; www.lienchieu.danang.gov.vn.



×