Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu giải pháp bố trí công trình đường dây, đường ống ngầm cho khu đô thị công nghệ cao sinh học habiotech thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (733.41 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-------------------------

ĐẶNG THĂNG LONG

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP BỐ TRÍ
CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG DÂY, ĐƯỜNG ỐNG NGẦM
CHO KHU ĐÔ THỊ CÔNG NGHỆ CAO SINH HỌC
HABIOTECH – TP. HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ

Hà Nội - Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------ĐẶNG THĂNG LONG
KHÓA: 2012-2014

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP BỐ TRÍ
CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG DÂY, ĐƯỜNG ỐNG NGẦM
CHO KHU ĐÔ THỊ CÔNG NGHỆ CAO SINH HỌC
HABIOTECH – TP. HÀ NỘI


Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ sở hạ tầng đô thị
Mã số:
60.58.02.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRẦN THỊ HƯỜNG

Hà Nội – Năm 2014


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Trần Thị
Hường, người đã truyền thụ những kinh nghiệm, phương pháp nghiên cứu,
động viên và chỉ bảo tôi tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện
luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô trong Khoa đô thị và Khoa sau
Đại học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã đào tạo, hướng dẫn tôi trong
quá trình theo học tại trường cũng như đã tạo điều kiện hết sức để tôi hoàn
thành luận văn.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Lãnh đạo và các đồng
nghiệp tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và ứng dụng công nghệ
mới Vinaconex R&D, các bạn học viên lớp CH2012D, gia đình và bạn bè đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện luận văn.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn và mong nhận được nhiều sự góp ý
của các thầy cô và bạn đọc.
Hà Nội, tháng 07 năm 2014

Tác giả

Đặng Thăng Long


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
không sao chép của ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài
liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo
danh mục tham khảo của luận văn này.
Tác giả

Đặng Thăng Long


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Lý do lựa chọn đề tài ...................................................................................... 1
Mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài................................................... 3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài................................................... 3
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................ 4
Các khái niệm (thuật ngữ) .............................................................................. 4

Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 6
NỘI DUNG ............................................................................................ 7
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG QUY HOẠCH VÀ PHƯƠNG ÁN DỰ
KIẾN BỐ TRÍ ĐƯỜNG DÂY, ĐƯỜNG ỐNG NGẦM TRONG KHU
ĐÔ THỊ CÔNG NGHỆ CAO SINH HỌC HABIOTECH - TP. HÀ NỘI ... 7
1.1 Giới thiệu khu đô thị công nghệ cao sinh học Habiotech – TP. Hà Nội .... 7
1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .......................................................... 7
1.1.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội ..................................................................... 9
1.1.3 Hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật ........................................... 12
1.1.4 Đánh giá tổng hợp hiện trạng............................................................... 13
1.2 Tổng quan về quy hoạch chi tiết khu đô thị công nghệ cao sinh học
Habiotech – TP. Hà Nội ............................................................................... 13
1.2.1 Quy hoạch sử dụng đất, tổ chức không gian và kiến trúc cảnh quan .... 13
1.2.2 Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật ................................................................. 17
1.3 Giới thiệu phương án dự kiến bố trí đường dây, đường ống ngầm trong
khu đô thị công nghệ cao sinh học Habiotech – TP. Hà Nội theo quy hoạch 31
1.3.1 Những đặc thù của hệ thống đường dây, đường ống ngầm trong khu
đô thị công nghệ cao sinh học Habiotech – TP. Hà Nội ................................ 31


1.3.2 Phương án dự kiến bố trí đường dây, đường ống ngầm theo quy
hoạch khu đô thị công nghệ cao sinh học Habiotech – TP. Hà Nội ............... 31
1.3.3 Đánh giá phương án quy hoạch bố trí đường dây đường ống ngầm
của khu đô thị công nghệ cao sinh học Habiotech – TP. Hà Nội ................... 32
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU BỐ TRÍ CÁC CÔNG
TRÌNH ĐƯỜNG DÂY ĐƯỜNG ỐNG NGẦM TẠI KHU ĐÔ THỊ CÔNG
NGHỆ CAO SINH HỌC HABIOTECH – TP. HÀ NỘI .............................. 35
2.1 Vai trò của việc bố trí đường dây, đường ống kỹ thuật ngầm trong đô thị... 35
2.2 Các nguyên tắc bố trí đường dây, đường ống kĩ thuật ngầm trong đô thị 36
2.3 Các yêu cầu khi bố trí đường dây, đường ống kĩ thuật ngầm trong đô thị ... 41

2.4 Các hình thức bố trí đường dây, đường ống ngầm trong khu đô thị ........ 49
2.4.1 Phương pháp bố trí riêng rẽ đặt trong lòng đất ..................................... 49
2.4.2 Phương pháp bố trí chung trong một hào kỹ thuật ............................... 52
2.4.3 Phương pháp bố trí trong cống, bể kỹ thuật ......................................... 53
2.4.4 Phương pháp bố trí trong tuynel ngầm ................................................. 54
2.5 Các văn bản pháp quy liên quan đến việc bố trí công trình đường dây,
đường ống ngầm trong đô thị ....................................................................... 59
2.5.1 Các văn bản pháp quy của trung ương ................................................. 59
2.5.2 Các văn bản pháp quy của địa phương................................................. 60
2.5.3 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về bố trí công trình đường dây
đường ống ngầm........................................................................................... 60
2.6 Kinh nghiệm bố trí công trình đường dây đường ống ngầm tại một số
khu đô thị công nghệ cao trong nước và trên thế giới ................................... 60
2.6.1 Ở Việt Nam ......................................................................................... 60
2.6.2 Trên thế giới ........................................................................................ 64
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BỐ TRÍ ĐƯỜNG DÂY,
ĐƯỜNG ỐNG NGẦM TẠI KHU ĐÔ THỊ CÔNG NGHỆ CAO SINH
HỌC HABIOTECH – TP. HÀ NỘI ............................................................. 67
3.1 Đề xuất lựa chọn hình thức bố trí công trình đường dây, đường ống
ngầm trong khu đô thị công nghệ cao sinh học Habiotech – TP Hà Nội ....... 67
3.1.1 Hình thức bố trí trong tuynel kỹ thuật .................................................. 67


3.1.2 Hình thức bố trí trong hào kỹ thuật ...................................................... 69
3.2 Đề xuất giải pháp bố trí công trình đường dây, đường ống ngầm trong
khu đô thị công nghệ cao sinh học Habiotech – TP Hà Nội .......................... 70
3.2.1 Giải pháp bố trí công trình đường dây, đường ống ngầm trong
tuynel kỹ thuật ............................................................................................. 70
3.2.2 Giải pháp bố trí công trình đường dây, đường ống ngầm trong hào
kỹ thuật ........................................................................................................ 77

3.3 Đề xuất giải pháp quản lý công trình đường dây, đường ống ngầm
trong khu đô thị công nghệ cao sinh học Habiotech – TP Hà Nội ................. 79
3.3.1 Giải pháp quản lý công trình đường dây, đường ống ngầm trong giai
đoạn lập quy hoạch....................................................................................... 79
3.3.2 Giải pháp quản lý công trình đường dây, đường ống ngầm trong giai
đoạn thi công ................................................................................................ 81
3.4 Giải pháp quản lý công trình đường dây, đường ống ngầm trong giai
đoạn khai thác sử dụng, duy tu sửa chữa ...................................................... 86
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .......................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Cụm từ viết tắt

CNC

Công nghệ cao

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

KĐT

Khu đô thị


QHXD

Quy hoạch xây dựng

TCN

Tiêu chuẩn ngành

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng, biểu

Tên bảng, biểu

Trang

Bảng 1.1


Bảng thống kê sử dụng đất (trong phạm vi nghiên cứu
lập quy hoạch)

10

Bảng 1.2 Hiện trạng sử dụng đất trong khu vực dự án

11

Bảng 1.3 Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất

16

Khoảng cách tối thiểu giữa các công trình hạ tầng kỹ
Bảng 2.1 thuật ngầm đô thị không nằm trong tuy-nen hoặc hào kỹ
thuật (m)

37

Khoảng cách tối thiểu giữa các hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Bảng 2.2 ngầm đô thị khi đặt chung trong tuy-nen hoặc hào kỹ
thuật (m)

38

Bảng 2.3

Khoảng cách tối thiểu từ mép công trình ngầm tới các
công trình khác(m)


38

Bảng 2.4

Khoảng cách tối thiểu giữa mép ngoài của các công
trình ngầm (m)

39

Bảng 2.5 Chiều sâu tối thiểu đặt công trình ngầm.

40

Khoảng cách tối thiểu giữa các công trình hạ tầng kỹ thuật
ngầm đô thị không nằm trong tuynel hoặc hào kỹ thuật.

44

Khoảng cách tối thiểu giữa các hệ thống hạ tầng kỹ
Bảng 2.7 thuật ngầm đô thị khi đặt chung trong tuynel hoặc hào
kỹ thuật.

45

Bảng 2.8

Khoảng cách tối thiểu từ mép công trình ngầm tới các
công trình khác.


45

Bảng 2.9

Khoảng cách tối thiểu giữa mép ngoài của các công trình
ngầm.

46

Bảng 2.6

Bảng 2.10 Chiều sâu tối thiểu đặt công trình ngầm.

46

Bảng 3.1 Bảng 3.1: Thống kê các tuyến tuynel

69

Bảng 3.2 Bảng 3.2: Thống kê các tuyến hào kỹ thuật

70


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu
hình vẽ
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3

Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6
Hình 1.7
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 2.8
Hình 2.9
Hình 2.10
Hình 2.12
Hình 2.13
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7

Tên hình vẽ

Trang

Vị trí địa lý khu đô thị công nghệ cao sinh học Habiotech
Bản đồ quy hoạch tổ chức không gian và kiến trúc cảnh quan

khu đô thị công nghệ cao sinh học Habiotech
Mặt cắt đường 1-1
Mặt cắt đường 3-3
Mặt cắt đường 4-4
Mặt cắt đường 7-7
Mặt cắt điển hình tuynel
Sơ đồ bố trí riêng rẽ từng đường dây, đường ống đặt trực tiếp
dưới đường phố
Giới thiệu cách bố trí công trình ngầm dưới đường phố
Giải pháp đặt các đường ống kỹ thuật trong một hào kỹ thuật
Tuynel ngầm để phối hợp bố trí nhóm hệ thống ngầm
Tuynel ngầm chung 2 ngăn cho hệ thống ngầm
Bố trí hệ thống công trình ngầm trong tuynel ngầm
Quy hoạch không gian và kiến trúc cảnh quan khu đô thị
CNC Hòa Lạc
Tuynel kỹ thuật nằm trong khu đô thị công nghệ cao Hòa Lạc
Trung tâm công nghệ sinh học HCMBiotech
Khu đô thị công nghệ cao Kulim, bang Kedah, Malaysia
Khu công nghiệp công nghệ cao Dalian, Trung Quốc
Tuynel hình móng ngựa có giá đỡ các đường dây, đương ống
kỹ thuật
Bản vẽ các tuyến tuynel kỹ thuật.
Bản vẽ các tuyến hào kỹ thuật
Cấu tạo đề xuất tuynel hình chữ nhật
Bố trí đường dây, đường ống trong tuynel
Chi tiết giá đỡ trong tuynel
Bản vẽ phân bố các loại tuynel căn cứ theo nhu cầu sử dụng đất
Bố trí đường dây, đường ống trong tuynel mặt cắt 2-2

8

14
17
18
18
19
32
50
51
53
54
55
56
61
62
63
64
65
66
68
70
72
72
74
75
77


Số hiệu
hình vẽ
Hình 3.8

Hình 3.9
Hình 3.10
Hình 3.11
Hình 3.12
Hình 3.13
Hình 3.14
Hình 3.15

Tên hình vẽ

Trang

Bố trí đường dây, đường ống trong tuynel mặt cắt 3-3
Cấu tạo đề xuất hào kỹ thuật 1,2m x 1,4m
Bố trí công trình đường dây, đường ống ngầm trên tuyến
đường sử dụng hào kỹ thuật
Hào kỹ thuật đúc sẵn có bố trí giá đỡ
Thi công tuynel bằng phương pháp lộ thiên
Tuynel BTCT lắp ghép toàn khối
Ứng dụng GIS trong quản lý hệ thống đường dây, đường
ống ngầm
Phòng điều khiển hệ thống đường dây, đường ống ngầm

77
78
78
79
83
85
87

88


-1-

MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài:
Trên thế giới hiện nay có khoảng 800 khu đô thị được xếp vào loại khu
đô thị công nghệ cao (CNC) với nhiều loại mô hình khác nhau. Đây là những
nơi đã được Chính phủ các nước sở tại dành nhiều điều kiện ưu đãi để khuyến
khích các nhà đầu tư, nhà khoa học vào sinh sống, làm việc, nghiên cứu, ứng
dụng và cho ra đời các sản phẩm mới có hàm lượng khoa học công nghệ cao.
Các khu đô thị CNC đều có chung 3 chức năng hoạt động đặc thù cơ bản:
nghiên cứu-phát triển (R&D) phục vụ thương mại hoá sản phẩm công nghệ
cao; ươm tạo doanh nghiệp công nghệ và dịch vụ hỗ trợ sản xuất các sản
phẩm công nghệ cao.
Công nghệ sinh học (Biotechnology) và Công nghệ thông tin
(Informatic technology) được coi là làn sóng thứ năm trong lịch sử phát triển
của khoa học và công nghệ. Trên thế giới, các khu đô thị công nghệ nghiên
cứu về sinh học đã được đầu tư và thu lại những thành tựu đáng kể trong
nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, sinh hóa… Tuy vậy ở nước
ta, Công nghệ sinh học hiện đại vẫn đang ở tình trạng lạc hậu so với một số
nước trong khu vực và nhiều nước trên thế giới, chưa đáp ứng được nhu cầu
ngày càng tăng của sự phát triển kinh tế xã hội, trong đó có việc bảo vệ môi
trường và nâng cao mức sống của nhân dân. Công nghiệp sinh học chậm phát
triển, chưa tạo ra được các sản phẩm chủ lực cho nền kinh tế quốc dân.
Thủ đô Hà Nội hiện chưa có một trung tâm hay khu đô thị công nghệ
cao có quy mô đủ lớn để có thể thu hút được các nhà khoa học và doanh
nghiệp nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
Thành phố Hà Nội lần thứ 14 đã khẳng định "Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm

kết cấu hạ tầng khoa học, công nghệ của Thành phố. Xây dựng Khu Công
nghệ Nam Thăng Long tạo điều kiện thuận lợi nghiên cứu triển khai ươm tạo


-2-

công nghệ..." Đây cũng là một cơ sở quan trọng để Khu đô thị công nghệ cao
sinh học Hà Nội được hình thành.
Tuy nhiên ở Việt Nam, trong hệ thống văn bản pháp luật hiện nay chưa
quy định khái niệm về đô thị công nghệ cao cũng như các tiêu chí cụ thể khi
xem xét đánh giá thế nào là một đô thị công nghệ cao. Việc đầu tư xây dựng
công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm trong các khu đô thị công nghệ cao cũng chưa
được nghiên cứu và thiết kế một cách đồng bộ hợp lý. Trong khi đó, các khu
đô thị công nghệ cao với đặc thù yêu cầu các công trình hạ tầng kỹ thuật phải
phục vụ tốt cho việc vận hành các khu chức năng của đô thị như nghiên cứu,
sản xuất…, cũng như thuận tiện trong việc sửa chữa, thay thế trong quá trình sử
dụng. Vì thế, việc kết hợp toàn diện về hệ thống năng lượng, giao thông, quản
lý nước và chất thải, các hạ tầng kĩ thuật vào trong thiết kế đô thị ở các khu đô
thị công nghệ cao là xu hướng mang tính tương lai của nhiều thành phố, quốc
gia trên thế giới. Việt Nam cũng nằm trong xu hướng này. [13]
Đồ án Quy hoạch chi tiết khu Công nghiệp Nam Thăng Long đã được
Bộ Xây dựng phê duyệt tại quyết định số 30/1998/QĐ-BXD ngày 24/01/1998,
là cơ sở để có sự chuẩn bị đầu tư chuẩn xác, hợp lý và khoa học cho việc phát
triển khu đô thị Công nghệ cao sinh học (HaBiotech). Việc đầu tư xây dựng
Dự án Khu đô thị công nghệ cao sinh học Hà Nội là phù hợp với định hướng
và chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế tri thức của TP. Hà Nội, tạo điều
kiện phát triển một khu công nghệ cao, hiện đại mang tầm cỡ quốc tế tại Thủ
đô, đồng thời góp phần thúc đẩy đào tạo, nghiên cứu và phát triển ngành công
nghiệp sinh học trong nhiều lĩnh vực như y tế, dược phẩm, sinh hoá, nông
nghiệp... Vì vậy việc đề tài "Nghiên cứu giải pháp bố trí công trình đường

dây, đường ống ngầm cho khu đô thị công nghệ cao sinh học Habiotech – TP.
Hà Nội" là thực sự có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.


-3-

Mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài:
 Mục đích nghiên cứu:
+ Phân tích, đánh giá phương án dự kiến bố trí tổng hợp đường dây đường
ống kĩ thuật tại khu đô thị công nghệ cao sinh học Habiotech – TP. Hà Nội
+ Đề xuất giải pháp về bố trí tổng hợp đường dây, đường ống kĩ thuật
hợp lý dựa trên đặc điểm của khu đô thị công nghệ cao sinh học Habiotech –
TP. Hà Nội
 Nội dung nghiên cứu:
+ Nghiên cứu tổng quan về bố trí các công trình đường dây, đường ống
ngầm trong đô thị và kinh nghiệm bố trí công trình đường dây, đường ống
ngầm của các đô thị trên thế giới
+ Xây dựng cơ sở khoa học về bố trí các công trình đường dây đường
ống ngầm trong đô thị
+ Đề xuất các giải pháp bố trí công trình đường dây, đường ống ngầm
tại khu đô thị công nghệ cao sinh học Habiotech – TP. Hà Nội
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Đối tượng nghiên cứu: Các công trình đường dây, đường ống kĩ
thuật ngầm
+ Phạm vi nghiên cứu: Khu đô thị công nghệ cao sinh học Habiotech –
TP. Hà Nội, trong giai đoạn 2015 - 2025
Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp thực địa: khảo sát thực tế kết hợp với thu thập tài liệu
có liên quan
+ Phương pháp kế thừa: Kế thừa có chọn lọc những lí luận khoa học của

các tài liệu, các công trình khoa học đã có, nghiên cứu các văn bản pháp quy
của nhà nước về bố trí tổng hợp đường dây, đường ống kĩ thuật trong đô thị.


-4-

+ Phương pháp xử lý thông tin: tổng hợp, phân tích và xử lý các thông
tin được thu thập
+ Phương pháp phân tích, so sánh và đối chiếu: Tiếp cận cách bố trí
tổng hợp các công trình đường dây, đường ống trong khu đô thị công nghệ
cao của một số quốc gia khác trên thế giới.
+ Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong
các lĩnh vực liên quan.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
 Ý nghĩa khoa học
+ Nghiên cứu bố trí các công trình đường dây đường ống ngầm trong
khu đô thị công nghệ cao, để thuận tiện trong quản lý, bảo vệ các công trình
hạ tầng kỹ thuật
 Ý nghĩa thực tiễn
+ Đưa ra được các giải pháp để bố trí tổng hợp các công trình đường
dây đường ống ngầm tại khu đô thị công nghệ cao sinh học Habiotech – TP.
Hà Nội
+ Có thể làm ví dụ cho các khu công nghệ cao khác trong cả nước.
Các khái niệm (thuật ngữ):
a) Công nghệ cao:
Các khái niệm về công nghệ cao hầu hết là khái niệm mềm. Hiện nay
chưa có một khái niệm cứng nào về công nghệ cao trên thế giới.
Theo Dự luật công nghệ cao sắp ban hành thì hàm lượng (Intensity)
khoa học công nghệ trong một sản phẩm thường được đo bằng độ đậm đặc
hoặc tỷ trọng công nghệ của sản phẩm đó. Đặc điểm của công nghệ cao là đòi

hỏi phải có một nỗ lực rất lớn trong Nghiên cứu & Phát triển (R&D). Nghiên
cứu & Phát triển (R&D) là hoạt động không thể thiếu của công nghệ cao.
R&D là 2 nhóm ngành nằm trong các hoạt động tổng thể cần có của lĩnh vực


-5-

công nghệ cao (Hightech industry). Một số nhóm ngành khác nằm trong lĩnh
vực công nghệ cao là công nghệ thông tin truyền thông (ICT), công nghệ
nano (Nanotech), công nghệ sinh học (Biotech), công nghệ bán dẫn
(Semiconductor), công nghệ vi lượng tử (Photonics), công nghệ biến đổi gen
(Genetics). Sản phẩm công nghệ cao được xem vừa là sản phẩm phục vụ đời
sống vừa là công cụ để sản xuất ra công nghệ cao.
b) Khu đô thị: là khu vực xây dựng một hay nhiều khu chức năng của
đô thị, được giới hạn bởi các ranh giới tự nhiên, ranh giới nhân tạo hoặc các
đường chính đô thị. Khu đô thị bao gồm: các đơn vị ở; các công trình dịch vụ
cho bản thân khu đô thị đó; có thể có các công trình dịch vụ chung của toàn
đô thị hoặc cấp vùng. [9]
c) Khu đô thị công nghệ cao: Là khu đô thị có chức năng chủ yếu nhằm
phục vụ cho việc nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao.[17]
d) Công trình ngầm đô thị: Là những công trình được xây dựng dưới
mặt đất tại đô thị bao gồm: công trình công cộng ngầm, công trình giao thông
ngầm, các công trình đầu mối kỹ thuật ngầm và phần ngầm của các công trình
xây dựng trên mặt đất, công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm,
hào và tuynel kỹ thuật [15]
Thành phố càng phát triển, quy mô càng lớn, càng hiện đại thì yêu cầu
trang bị và hoàn thiện hệ thống công trình ngầm càng trở nên quan trọng. Do
đó việc xây dựng hệ thống công trình ngầm trở nên không thể thiếu được đối
với các đô thị, nhất là các thành phố hiện đại. Đó là một trong những tiêu chí
đánh giá trình độ hiện đại, văn minh của một đô thị [18]

e) Công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm: bao gồm các công trình đường
ống cấp nước, cấp năng lượng, thoát nước; công trình đường dây cấp điện,
thông tin liên lạc; hào, tuynel kỹ thuật và các công trình đầu mối hạ tầng kỹ
thuật được xây dựng ngầm [15]


-6-

f) Công trình đường dây, đường ống kỹ thuật ngầm: Là các công trình
đường ống cấp nước, cấp năng lượng, thoát nước; công trình đường dây cấp
điện, thông tin liên lạc được xây dựng dưới mặt đất [15]
g) "Tuynel kỹ thuật": là hầm ngầm để lắp đặt các hệ thống đường dây,
đường ống kỹ thuật. Tuynel kỹ thuật phải bảo đảm các yêu cầu về thông hơi,
chiếu sáng, phòng chống cháy nổ, thoát nước và có tiết diện tối thiểu để bảo
đảm cho con người có thể thực hiện các nhiệm vụ lắp đặt, sửa chữa và bảo trì
công trình. [15]
h) "Hào kỹ thuật": là công trình ngầm theo tuyến có kích thước nhỏ để
lắp đặt các đường dây, cáp và các đường ống kỹ thuật [15]
i) “Cống, bể kỹ thuật”: là hệ thống ống, bể cáp để lắp đặt đường dây,
cáp ngầm thông tin, viễn thông, cáp truyền dẫn tín hiệu, cáp truyền hình, cáp
điện lực, chiếu sáng. [15]
Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận – kiến nghị, tài liệu tham khảo; nội dung
chính của luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1. Thực trạng quy hoạch và phương án dự kiến bố trí đường
dây đường ống ngầm trong khu đô thị công nghệ cao sinh học Habiotech –
TP. Hà Nội
Chương 2. Cơ sở khoa học nghiên cứu bố trí các công trình đường dây
đường ống ngầm tại khu đô thị công nghệ cao sinh học Habiotech – TP. Hà Nội
Chương 3. Đề xuất các giải pháp bố trí đường dây, đường ống ngầm

tại khu đô thị công nghệ cao sinh học Habiotech – TP. Hà Nội


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


-90-

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Kết luận
a. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay ở hầu hết các khu đô thị trong cả nước, kể cả các khu đô thị
mới xây dựng, việc bố trí các công trình đường dây, đường ống vẫn chưa
được quan tâm và đầu tư đúng mức, dẫn đến nhiều bất cập trong quá trình sử
dụng. Các khu đô thị công nghệ cao lại là một loại hình khu đô thị rất mới mẻ
với Việt Nam, đòi hỏi hệ thống HTKT phức tạp và đặc thù hơn so với các khu
đô thị khác. Việc kết hợp toàn diện về hệ thống năng lượng, giao thông, quản
lý nước và chất thải, cũng như các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác vào trong
thiết kế đô thị là xu hướng mang tính tương lai của nhiều thành phố, quốc gia
trên thế giới.
Để xây dựng và bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu đô thị công
nghệ cao một cách hợp lý cần nghiên cứu các phương pháp xây dựng hiện

đại, phương pháp quản lý, vận hành hiệu quả. Kinh nghiệm bố trí các hệ
thống HTKT của các khu đô thị công nghệ cao trong khu vực và trên thế giới
là những bài học quý giá có thể áp dụng.
Yêu cầu bố trí các công trình HTKT trong các khu đô thị công nghệ cao
là phải xây dựng đồng bộ, kết cấu có độ bền cao và đảm bảo các chỉ tiêu kinh
tế - kỹ thuật riêng của khu đô thị, đảm bảo các hệ thống kỹ thuật vận hành tốt,
không bị ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, dễ dàng phát hiện sự cố, bảo dưỡng và
sửa chữa thuận tiện đồng thời phải tránh được các tồn tại đang xảy ra với các
khu đô thị trong nước hiện nay.
b. Đánh giá thực trạng phương án dự kiến bố trí đường dây, đường ống
trong khu đô thị công nghệ cao sinh học Habiotech – TP Hà Nội
- Phương án dự kiến bố trí đường dây, đường ống trong khu đô thị
công nghệ cao sinh học Habiotech hiện đang ở giai đoạn thiết kế quy hoạch


-91-

1/500 nhưng chưa được phê duyệt vì nhiều lí do. Đây cũng là cơ hội để có thể
nhìn nhận lại về phương án quy hoạch và đưa ra giải pháp ưu việt hơn.
- Phương án dự kiến bố trí đường dây, đường ống trong khu đô thị
công nghệ cao sinh học Habiotech tuy đã có nghiên cứu thiết kế nhưng vẫn
chưa đạt được hiệu quả cao về các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật. Tuynel kỹ thuật
ngầm được bố trí với kích thước không hợp lý dẫn đến lãng phí và phức tạp
trong thi công.
- Ngoài ra trong khu đô thị vẫn có nhiều tuyến đường bố trí hệ thống
HTKT riêng rẽ dưới lòng đất, ko đảm bảo về một số yêu cấu kỹ thuật và gây
khó khăn trong quá trình vận hành, sửa chữa sau này.
c. Các ý kiến đề xuất
- Đề xuất lựa chọn phương pháp bố trí các công trình đường dây,
đường ống ngầm trong tuynel và hào kỹ thuật, cũng như giải pháp thi công,

quản lý và vận hành các hệ thống này trong quá trình từ khi lập quy hoạch, tổ
chức thi công xây dựng đến lúc đưa vào sử dụng.
- Đề xuất một số cơ chế trong quản lý, quy hoạch và vận hành hệ
thống HTKT các khu đô thị công nghệ cao.
Kiến nghị
a. Đối với các cơ quan quản lý về xây dựng, giao thông và công trình
ngầm (VD: Bộ xây dựng, bộ giao thông, các sở ban ngành liên quan…)
Việc xây dựng các khu đô thị công nghệ cao là một xu hướng phát triển
các đô thị của Việt Nam và thế giới nhằm tăng cường thu hút đầu tư và sản
xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Sự xuất hiện của các đô thị
này có tác động đáng kể đến nền kinh tế của đất nước như: nâng cao giá trị
sản phẩm xuất khẩu, tận dụng tốt hơn nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo
thêm nhiều việc làm cho xã hội. Sự phát triển các khu đô thị công nghệ cao


-92-

trong một quốc gia phản ánh phần nào sự tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như
kinh tế của đất nước đó.
Tuy nhiên hiện tại ở Việt Nam chưa có những tiêu chuẩn, quy phạm
cũng như hành lang pháp lý cụ thể dành riêng cho các khu đô thị công nghệ
cao. Chúng ta cần có một hệ thống quy chuẩn các văn bản pháp quy đã qua
khảo sát và nghiên cứu thực tế đồng thời học hỏi kinh nghiệm các nước bạn
về xây dựng HTKT đối với khu đô thị công nghệ cao như: quy định về sử
dụng năng lượng, cây xanh, xử lý nước mưa, nước thải, quy định về các hệ
thống HTKT đặc biệt... để từ đó các cơ quan quản lý có cơ sở cấp phép, giám
sát và các nhà đầu tư yên tâm làm theo.
Việc xây dựng công trình ngầm trong mỗi dự án phát triển khu đô thị
công nghệ cao đều đòi hỏi kinh phí rất lớn nhưng hiệu quả mang lại của
chúng cũng rất đáng kể, góp phần giải quyết rất nhiều vấn đề phức tạp trong

việc bố trí các công trình HTKT ngầm, tăng mỹ quan và cải thiện môi trường
đô thị. Vì vậy, nhà nước và các cơ quan quản lý nên có những chính sách
khuyến khích các nhà đầu tư trong lĩnh vực này như: miễn phí sử dụng đất
ngầm; hỗ trợ và cung cấp các thông số kỹ thuật, các nghiên cứu cần thiết về
việc xây dựng không gian HTKT tại địa bàn đầu tư; xét là thành tố ưu tiên
trong việc xét duyệt hồ sơ dự án và đấu thầu...
b. Đối với chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia xây dựng dự án
Khu đô thị công nghệ cao sinh học Habiotech – TP Hà Nội được coi là
một trong những khu đô thị công nghệ lớn của cả nước, vì vậy việc thực hiện
đầu tư xây dựng dự án đòi hỏi phải nghiên cứu tổng thể về nhiều vấn đề, trong
đó có vấn đề về việc bố trí các công trình đường dây, đường ống ngầm. Nhà
đầu tư cũng cần phải chuẩn bị nguồn vốn lớn để đầu tư vào hệ thống HTKT vì
đây chính là yếu tố quyết định đến việc vận hành của toàn bộ khu đô thị sau


-93-

này, không nên đầu tư manh mún sẽ không những không hiệu quả mà còn tốn
kém hơn rất nhiều trong việc sửa chữa, đấu nối bổ sung...
Các nhà thầu tham gia xây dựng dự án cũng cần có trách nhiệm nghiên
cứu, đề xuất các phương án tối ưu để đảm bảo các yếu tố về kỹ thuật cũng
như kinh tế nhất trong quá trình thiết kế và thi công. Hoàn toàn có thể áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước vào trong việc thi công
công trình để đạt hiệu quả cao nhất.
c. Đối với các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực công
trình ngầm
Việt Nam hiện nay vẫn là một nước có hệ thống công trình đường dây,
đường ống ngầm kém phát triển và không đồng bộ so với khu vực và thế giới.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là một quốc gia có nền địa chất, địa hình phức
tạp dẫn đến nhiều khó khăn trong việc thiết kế và ngầm hóa hệ thống công

trình đường dây, đường ống ngầm. Vì vậy nhà nước nên có chính sách tạo
điều kiện để các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực liên quan tới công trình
ngầm tại Việt Nam có điều kiện kết hợp với các chuyên gia nước ngoài tiến
hành các công trình nghiên cứu chuyên sâu và phù hợp với điều kiện Việt
Nam; trên cơ sở đó có những áp dụng thực tế vào điều kiện Việt Nam trong
công tác quy hoạch, xây dựng hệ thống công trình ngầm. Ngoài ra cần phải có
những khảo sát chung và những khảo sát cụ thể tại những đô thị trọng điểm
trong cả nước về địa tầng, địa mạo để có những đề xuất về thông số cho việc
xây dựng công trình HTKT như xây dựng loại hình công trình nào, độ sâu bao
nhiêu và kỹ thuật thi công như thế nào?... cũng hết sức cần thiết và cấp thiết.
d. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài
Trong khuôn khổ một luận văn cao học chuyên ngành Kỹ thuật cơ sở
hạ tầng đô thị, đề tài “Nghiên cứu giải pháp bố trí công trình đường dây,
đường ống ngầm cho khu đô thị công nghệ cao sinh học Habiotech, TP. Hà


-94-

Nội” còn nhiều hạn chế, một số mặt chưa đề cập sâu đến mức độ cần thiết.
Do đó đề tài đưa ra một số hướng nghiên cứu tiếp nhằm bổ sung hoàn thiện
như sau:
Nghiên cứu đấu nối hệ thống công trình đường dây đường ống tại các
ngả giao nhau
Nghiên cứu phướng thức, công nghệ quản lý dữ liệu công trình đường
dây đường ống ngầm
Nghiên cứu kết hợp hệ thống tuynen với hệ thống giao thông và công
trình tổ hợp đa năng


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Xây Dựng(2010), Quy chuẩn Các công trình hạ tầng kỹ thuật đô
thị,Nxb Xây dựng, Hà Nội
2. Công ty tư vấn đầu tư xây dựng và ứng dụng công nghệ mới Vinaconex
RD (2009), Hồ sơ quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 khu đô thị công nghệ cao
sinh học Habiotech, TP Hà Nội
3. Phạm Hữu Đức, Nguyễn Văn Thịnh, Trần Hữu Diện, (2007), Thiết kế
đường đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội
4. Trần Tuấn Hiệp và nnk, Đại học Giao thông vận tải Hà Nội (2009),
Nghiên cứu hệ thống tuynen kỹ thuật hợp lý để hiện đại hóa và ngầm hóa
các công trình đường dây đi nổi trên địa bàn Hà Nội
5. Hoàng Huệ (2001), Mạng lưới Thoát nước tập I, Nxb Khoa học và kỹ
thuật, Hà Nội
6. Vũ Trọng Hùng(2008), Một số vấn đề về thiết kế quy hoạch và cấu tạo
công trình ngầm đô thị
7. Trần Thị Hường (chủ biên), Nguyễn Lâm Quảng, Nguyễn Quốc Hùng,
Bùi Khắc Toàn, Cù Huy Đấu, (2010), Hoàn thiện kỹ thuật khu đất xây
dựng đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội
8.
9.

10.
11.
12.
13. Phạm sỹ Liêm (2008), Sự cấp thiết của việc xác lập lộ trình phát triển
công trình ngầm đô thị ở Việt Nam
14. Nghị định số 37/2010/NĐ-CP về Lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy
hoạch đô thị.


15. Nghị định 39/2010/NĐ-CP về Quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị.

16. Nghị định 41/2007/NĐ-CP về Xây dựng ngầm đô thị
17. Kiều Gia Như (2009), Một số kinh nghiệm về phát triển các khu công
nghệ cao
18. Nguyễn Đăng Sơn(2008), Quy hoạch đô thị TP. HCM cần sớm tổ chức
không gian các công trình ngầm
19. Tiêu chuẩn ngành (TCN 68-153:1995) (1995), Tiêu chuẩn kỹ thuật cống,
bể cáp và tủ đấu cáp, Nxb Xây dựng, Hà Nội
20. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCXDVN 104 - 2007) (2007), Đường đô
thị - tiêu chuẩn thiết kế, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
21. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCXDVN 7957-2008) (2008), Thoát
nước mạng lưới bên ngoài và công trình, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
22. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCXDVN 33-2006) (2006), Cấp nước Mạng lưới đường ống và công trình, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
23. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCXDVN 333 -2005) (2005), Chiếu
sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô
thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
24. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCXDVN 259:2001) (2001), Tiêu chuẩn
Thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường, đường phố, quảng trường đô thị,
Nxb Xây dựng, Hà Nội.
25. Hoàng Hữu Thân(2007), Nghiên cứu xác định quy mô và giải pháp chính
hào kỹ thuật đô thị
26. Nguyễn Hồng Tiến (2010), “Quản lý xây dựng công trình ngầm và quy
hoạch không gian ngầm tại các đô thị”
27. Tổng Hội Xây dựng VN, Viện Nghiên cứu Đô thị & Phát triển Hạ tầng,
Sở Xây dựng TP.HCM, Tạp chí Người Đô thị, Công ty Apave VN &


×