Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Quản lý bùn nạo vét từ mạng lưới thoát nước thành phố thái bình (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.77 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

KIỀU MINH HIẾU

QUẢN LÝ BÙN NẠO VÉT TỪ MẠNG LƯỚI THOÁT
NƯỚC THÀNH PHỐ THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ

HÀ NỘI, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

KIỀU MINH HIẾU
KHÓA: 2015 - 2017

QUẢN LÝ BÙN NẠO VÉT TỪ MẠNG LƯỚI THOÁT
NƯỚC THÀNH PHỐ THÁI BÌNH
Chuyên ngành: Quản lý đô thị

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TSKH. TRẦN HỮU UYỂN

HÀ NỘI, NĂM 2017


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới GS.TSKH. Trần Hữu
Uyển, người thầy trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo đã chỉ bảo, dạy dỗ tác
giả trong suốt quá trình học tập.
Tác giả xin trân trọng cảm, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng,
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau Đại học đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Kiều Minh Hiếu


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Kiều Minh Hiếu



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: Thực trạng công tác quản lý bùn nạo vét từ mạng lưới thoát nước
thành phố Thái Bình. ............................................................................................... 5
1.1 Giới thiệu chung về thành phố Thái Bình........................................................... 5
1.1.1: Vị trí địa lý…………………………………………………………………...5
1.1.2: Điều kiện tự nhiên………………………...………………………………….7
1.1.3: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội…………………………………..….....9
1.1.4: Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật.………………………………………………...12
1.2 Thực trạng công tác quản lý bùn nạo vét từ mạng lưới thoát nước thành phố
Thài Bình .............................................................................................................. 16
1.3 Đánh giá công tác quản lý bùn nạo vét từ mạng lưới thoát nước thành phố Thái
Bình……………………........................................................................................ 25
1.4 Thực trạng sự tham gia của cộng đồng dân cư trong công tác quản lý bùn cặn
mạng lưới thoát nước thành phố Thái Bình ............................................................ 28
1.5 Đánh giá thực trạng quản lý môi trường tại thành phố Thái Bình ..................... 29
CHƯƠNG 2:

Cơ sở lý luận và thực tiễn ............................................................. 32

2.1 Cơ sở pháp lý................................................................................................... 32
2.1.1: Nghị định số 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải…………...32
2.1.2: Thông tư Số:04/2015/TT-BXD: Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị
định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước
thải………………………………………………………………………………….33
2.1.3: Quyết định 23/2013/QĐ-UBND về quy chế quản lý thoát nước đô thị trên
địa bàn tỉnh Thái Bình……………………………………………………………...35
2.1.4: Quy hoạch mạng lưới thoát nước thành phố Thái Bình đến năm 2030…….35

2.2

Cơ sở lý luận............................................................................................... 39

2.2.1 Nguồn gốc phát sinh bùn cặn………………………………………………...39
2.2.2 Đặc điểm số lượng, thành phần và tính chất bùn thải hệ thống thoát nước đô
thị…………………………………………………………………………………..41
2.2.3 Nguyên tắc, mục đích thu gom xử lý bùn cặn từ hệ thống thoát nước……..46


2.2.4 Các phương pháp xử lý bùn cặn từ hệ thống thoát nước …………………...47
2.3 Bài học kinh nghiệm về quản lý bùn từ mạng lưới thoát nước tại một số đô thị
tại Việt Nam .......................................................................................................... 48
2.3.1 Thực tiễn thu gom, xử lý từ hệ thống thoát nước thành phố Hồ Chí
Minh………………………………………………………………………………..48
2.3.2 Thực tiễn thu gom, xử lý từ hệ thống thoát nước thành phố Vinh…………51
2.3.3 Thực tiễn xử lý bùn cặn từ trạm xử lý nước thải ở thành phố Đà Lạt …….52
2.3.4 Thực tiễn quản lý bùn nạo vét từ mạng lưới thoát nước thành phố Đà
Nẵng………………………………………………………………………………..56
Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý bùn nào vét từ
mạng lưới thoát nước thành phố Thái Bình ............................................................ 58
3.1 Tính toán khối lượng bùn phát sinh từ mạng lưới thoát nước của thành thoát
nước thành phố Thái Bình ..................................................................................... 58
3.2 Đề xuất một số giải pháp quản lý, thu gom, vận chuyển bùn nạo vét từ mạng
lưới thoát nước thành phố Thái Bình ..................................................................... 59
3.2.1 Giải pháp quản lý thực hiện………………………………………………...59
Xác định việc thu gom phân bùn theo nhu cầu hay theo kế hoạch ........................... 61
Đảm bảo phân bùn được vận chuyển đến nơi quy định .......................................... 61
Cải thiện các thiết bị kỹ thuật và đảm bảo các hoạt động vận hành và bảo dưỡng .. 62
Giảm thiểu ảnh hưởng của việc xử lý và các sản phẩm sau xử lý ........................... 62

3.2.2 Giải pháp tài chính cho công tác quản lý bùn nạo vét từ mạng lưới thoát
nước thành phố Thái Bình………………………………………………………….63
3.3 Xã hội hóa các công tác quản lý môi trường có sự tham gia của cộng đồng ..... 65
3.3.1 Nguyên tắc cần thực hiện trong quá trình huy động sự tham gia của cộng
đồng trong quản lý môi trường:……………………………………………………66
3.3.2 Tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng………………………66
3.3.3 Qui trình huy động sự tham gia của cộng đồng…………………………….67
3.3.4 Nhiệm vụ và chức năng của các đơn vị cơ sở tại cộng đồng………………69
3.3.5 Đề xuất giải pháp đổi mới cơ chế và mô hình tổ chức quản lý……………71


3.4 Đề xuất các giải pháp xử lý bùn mạng lưới thoát nước của thành phố Thái
Bình…………………………………………………………………………….......74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 78
Kết luận ................................................................................................................. 78
Kiến nghị............................................................................................................... 79


MỞ ĐẦU
Quá trình đô thị hoá làm cho lưu lượng nước thải và nước mưa tăng
nhanh trong những năm gần đây, nhưng hệ thống thoát nước cải tạo và xây
dựng mới không đáp ứng kịp nên tình trạng ứ đọng và ngập úng nước mưa, ô
nhiễm nguồn nước mặt ngày càng trầm trọng,. Các đô thị vùng đồng bằng
thường bị ngập lụt dài ngày trong mùa mưa.
Hầu hết các đô thị chưa có trạm xử lý nước thải tập trung. Nước thải
sinh hoạt, bệnh viện, công nghiệp,... không qua xử lý mà xả thẳng vào hệ
thống cống thành phố, hồ ao, kênh rạch, sông ngòi... gây ô nhiễm nặng nề cho
môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng và cảnh quan, cản trở
đầu tư và du lịch.
Đánh giá chế độ hoạt động của mạng lưới thoát nước đô thị thấy rằng

một trong những yếu tố chính cản trở việc thu gom và tiêu thoát nước đô thị là
sự lắng đọng bùn cặn trong cống, kênh mương và hồ. Bùn cặn trong nước
mưa và nước thải có nguồn gốc từ quá trình cuốn trôi bề mặt do mưa, từ nước
thải các ngôi nhà, công trình dịch vụ và nhà máy xí nghiệp,... và trong quá
trình xử lý nước thải.
Bùn cặn trong mạng lưới thoát nước (cống, kênh mương và hồ) không
tập trung, khó thu gom và thành phần phức tạp nhất. Các loại bùn cặn này dễ
gây ô nhiễm môi trường sông hồ, làm giảm sút oxy và mất cân bằng sinh thái
trong nguồn nước mặt.
Việc lựa chọn đề tài: "Quản lý bùn nạo vét từ mạng lưới thoát nước
thành phố Thái Bình" là một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi
trường.
Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng công tác quản lý bùn từ mạng lưới thoát nước
thành phố Thái Bình, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý


2

bùn nạo vét từ mạng lưới thoát nước thành phố Thái Bình - Tỉnh Thái Bình.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý bùn nạo vét từ mạng lưới
thoát nước thành phố Thái Bình
- Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu
- Phương pháp điều tra, khảo sát, phỏng vấn
- Phương pháp so sánh, phân tích
- Phương pháp chuyên gia

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
quản lý bùn nạo vét từ mạng lưới thoát nước thành phố Thái Bình, tỉnh Thái
Bình.
- Ý nghĩa thực tiễn: Áp dụng các giải pháp đã đề xuất để nâng cao hiệu
quả công tác quản lý bùn nạo vét từ mạng lưới thoát nước thành phố Thái
Bình, tỉnh Thái Bình nói riêng và áp dụng các đô thị khác có điều kiện tương
tự.
Các khái niệm, thuật ngữ.
Hệ thống thoát nước đô thị: là tổ hợp bao gồm các công trình thiết bị và
giải pháp kỹ thuật để thực hiện thu gom, vận chuyển, truyền tải, điều hòa, và
xử lý nước thải.
Các công trình trên hệ thống thoát nước bao gồm: thiết bị thu gom nước,
mạng lưới đường ống thu gom, vận chuyển nước, kênh mương thoát nước, hồ
điều hòa, trạm bơm thoát nước, công trình xử lý nước thải tại chỗ, trạm xử lý
nước thải tập trung.


3

Bùn cặn hay bùn thải là bùn vô cơ hoặc hữu cơ thu gom từ các bể tự hoại,
mạng lưới thu gom và chuyển tải, hồ điều hòa, kênh mương, cửa thu, giếng
thu nước mưa, trạm bơm nước mưa, nước thải, cửa xả và nhà máy xử lý nước
thải.
Mạng lưới thoát nước: Tổ hợp các công trình, thiết bị có nhiệm vụ thu gom,
vận chuyển nước thải.
Trạm xử lý: Tổ hợp các công trình có nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý nước thải
đạt tiêu chuẩn trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
Bể tự hoại: Công trình xử lý nước thải kỵ khí cho hộ gia đình, khu dân cư
quy mô nhỏ.

Công trình vệ sinh: là nhà vệ sinh gia đình, công cộng, tập thể, cơ quan,
công ty.
Nước thải sinh hoạt: Là nước thải ra từ chậu rửa, bồn tắm, xí, tiểu… chứa
nhiều chất bẩn hữu cơ và vi trùng.
Nước thải sản xuất: Là nước thải ra sau quá trình sản xuất.
Nước mưa: là nước sau khi rơi xuống chảy trên bề mặt các đường phố,
quảng trường khu dân cư và xí nghiệp công nghiệp bị nhiễm bẩn.
Hệ thống thoát nước chung: là hệ thống thoát nước mà tất cả các loại nước
thải (sinh hoạt, sản xuất và mưa ) xả chung vào một mạng lưới và dẫn đến
công trình xử lý.
Hệ thống thoát nước riêng: có hai hay nhiều mạng lưới riêng biệt: một dùng
để vận chuyển nước bẩn nhiều, khi xả vào nguồn cho qua xử lý. Một dùng để
vận chuyển nước bẩn ít hơn thì cho xả thẳng ra nguồn.
Hệ thống thoát nước riêng không hoàn toàn (nửa riêng) là có hệ thống cống
ngầm để thoát nước sinh hoạt và nước sản xuất được quy là bẩn, còn nước
mưa và nước sản xuất quy ước là sạch chảy theo mương máng lộ thiên.


4

Cấu trúc luận văn gồm các phần được sắp xếp như sau:
Lời nói đầu
Chương 1: Thực trạng công tác quản lý bùn nạo vét từ mạng lưới thoát
nước thành phố Thái Bình.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 3: Đề xuất giải pháp quản lý bùn nạo vét từ mạng lưới thoát
nước thành phố Thái Bình.


THÔNG BÁO

Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


78

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
1. Với mô hình tổ chức quản lý bùn cặn mạng lưới thoát nước thành
phố Thái Bình như hiện nay chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu công tác
quản lý môi trường, chưa đáp ứng được tốc độ phát triển đô thị. Luận văn đề
xuất các giải pháp quản lý nhà nước đối với công tác quản lý bùn cặn từ mạng
lưới thoát nước như phân công chức năng, bổ sung bộ phận quản lý môi
trường đủ năng lực trình độ phản ứng nhanh và kịp thời với các tình hình thực
tế xảy ra, đáp ứng được với quá trình phát triển đô thị.
2. Giải pháp kỹ thuật trong quản lý môi trường trong luận văn: Hoàn
thiện công nghệ xử lý, nâng cao chất lượng kiếm soát môi trường, đồng bộ hệ
thống cơ sở hạ tầng là phù hợp điều kiện thực tế của địa phương khắc phục
các vấn đề tồn tại hướng tới nâng cao chất lượng môi trường trong và vùng
lân cận khu xử lý bùn cặn.
3. Giải pháp tài chính trong luận văn đưa ra dựa trên điệu kiện thực tế
cần sớm hoàn thiện mô hình tổ chức doanh nghiệp, tự chủ kinh phí hoạt động
quản lý môi trường. Đề xuất tăng phí vệ sinh môi trường đối chất thải rắn
theo luật định hiện nay, từ đó sẽ đảm bảo đủ kinh phí cho hoạt động dịch vụ

xử lý chất thải rắn và quản lý môi trường khu xử lý. Trong thời gian đó, nhà
nước cần hỗ trợ ngân sách trong công tác quản lý bùn cặn nhằm bù đắp kinh
phí thiếu hụt từ nguồn thu phí vệ sinh môi trường và chi thực tế
4. Sự tham gia cộng đồng trong quản lý bùn cặn được đề xuất trong
luận văn là phù hợp điều kiện thực tế tại địa phương. Sự tham gia cộng đồng
được thực hiện ngay từ ngay khi lập nhiệm vụ quy hoạch bảo vệ môi trường,
lập quy quy hoạch, thực hiện quy hoạch, quản lý sau quy hoạch. Tiến hành
thành lập Ban giám sát cộng đồng phối hợp chặt chẽ giưa chính quyền địa


79

phương, cộng đồng dân cư, đơn vị vân hành nâng cao hiệu quả công tác quản
lý môi trường, phát huy tính dân chủ, tinh thần trách nhiệm từ dẫn đến khả
năng thành công của công tác quản lý môi trường.
Kiến nghị
Trên cơ sở nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
quản lý bùn cặn mạng lưới thoát nước thành phố Thái Bình, tác giả kiến nghị
bổ sung để hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý như sau:
1. UBND tỉnh Thái Bình cần sớm có chủ trương, chính sách khai thác
mọi nguồn vốn đầu tư phát triển và quản lý môi trường trên toàn tỉnh nói
chung và thành phố Thái Bình nói riêng. Đồng thời ban hành quy chế quản lý
và sử dụng các nguồn vốn. Đồng thời ban hành chính sách, chế độ thu và sử
dụng phí vệ sinh môi trường đối với công tác quản lý môi trường. Cần quan
tâm hỗ trợ tài chính cho hoạt động quản lý bùn cặn, tạo điều kiện cho các đơn
vị quản lý tự chủ một phần về tài chính.
2. UBND tỉnh Thái Bình, các Sở tham mưu sớm công bố ban hành quy
hoạch bảo vệ môi trường của tỉnh, từ đó có cơ sở quản lý bùn cặn từ mạng
lưới thoát nước.
3. Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Thái Bình, Phòng Tài nguyên

thành phố Thái Bình nâng cao trách nhiệm, không buông lỏng công tác quản
lý bùn cặn. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý bùn cặn theo
đúng văn bản ban hiện hành.
4. Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị Thái Bình
nhanh chóng hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường trong công ty, hoàn thiện
quy chế quản bùn cặn từ mạng lưới thoát nước, bố trí hợp lý kinh phí công tác
quản lý môi trường, chịu trách nhiệm định kỳ lập báo cáo hiện trạng môi
trường.
5. Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị Thái Bình cần


80

phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư
nhằm thành lập Ban giám sát cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản bùn cặn từ mạng lưới thoát nước
6. Ủy ban nhân tỉnh, sở ban ngành địa phương tham mưu, huy động sự
tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý môi trường khu xử lý chất thải.
Hỗ trợ cơ chế, chính sách áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến, phù hợp quy
định nhà nước về quản lý bùn cặn từ mạng lưới thoát nước.
7. Các cấp chính quyền, các Sở, ban, ngành của tỉnh tăng cường công
tác tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng, đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi
dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý môi trường nói
chung trong đó có công tác quản lý môi trường.



×