Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Sử dụng bài tập để phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học Hóa học lớp 10 trung học phổ thông (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 167 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Bùi Anh Duy

SỬ DỤNG BÀI TẬP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC
HÓA HỌC LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Bùi Anh Duy

SỬ DỤNG BÀI TẬP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC
HÓA HỌC LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học
Mã số

: 60 14 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. HOÀNG THỊ CHIÊN



Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào. Mọi sự giúp đỡ khi
thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn
gốc và được phép công bố.
Tác giả
Bùi Anh Duy


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện luận văn, tôi đã nhận được nhiều sự động viên,
giúp đỡ từ thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Với tất cả lòng kính trọng, tôi xin
gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến:
- Ban Giám hiệu, phòng Sau đại học và các thầy cô ở khoa Hóa học trường
ĐHSP TPHCM và trường ĐHSP Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi học tập và
nghiên cứu trong hai năm vừa qua.
- PGS. TS Hoàng Thị Chiên đã dành thời gian hướng dẫn tận tình để tôi hoàn
thành luận văn này.
- Cố PGS. TS Trịnh Văn Biều đã luôn quan tâm và dẫn dắt tôi trong quá trình
nghiên cứu khoa học.
- Cô Nguyễn Trần Quỳnh Phương, GV trường THPT Nguyễn Hữu Huân; cô
Nguyễn Cẩm Thạch, GV trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai; thầy Nguyễn Thanh
Sơn, cô Nguyễn Thị Phương Thảo, GV trường THPT Trần Văn Giàu đã dành thời gian
và công sức giúp tôi thực nghiệm luận văn.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình là chỗ dựa vững chắc, giúp tôi vượt
qua mọi khó khăn để hoàn thành con đường học tập của mình.

Một lần nữa, xin gửi lời tri ân đến tất cả mọi người.
TPHCM, ngày 25 tháng 9 năm 2017
Bùi Anh Duy


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH ........................................... 5
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................................................... 5
1.1.1. Những nghiên cứu về sáng tạo và phát triển năng lực sáng tạo .................. 5
1.1.2. Những nghiên cứu về phát triển năng lực sáng tạo trong dạy học
Hóa học ........................................................................................................ 7
1.2. Tổng quan về năng lực sáng tạo ........................................................................... 8
1.2.1. Khái niệm năng lực, sáng tạo và năng lực sáng tạo ..................................... 8
1.2.2. Những biểu hiện của năng lực sáng tạo của HS THPT ............................. 12
1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sáng tạo........................................ 13
1.2.4. Đánh giá năng lực sáng tạo ........................................................................ 14
1.3. Bài tập hóa học ................................................................................................... 15
1.3.1. Khái niệm bài tập hóa học ......................................................................... 15
1.3.2. Yêu cầu của bài tập hóa học ...................................................................... 16
1.3.3. Tác dụng của bài tập hóa học..................................................................... 17
1.3.4. Phân loại bài tập hóa học ........................................................................... 19

1.3.5. Sử dụng bài tập hóa học ở trường THPT ................................................... 20
1.4. Thực trạng sử dụng bài tập hóa học để phát triển năng lực sáng tạo cho HS
THPT hiện nay.................................................................................................... 22
1.4.1. Mục đích điều tra ....................................................................................... 22


1.4.2. Đối tượng điều tra ...................................................................................... 22
1.4.3. Phương pháp điều tra ................................................................................. 22
1.4.4. Kết quả điều tra .......................................................................................... 23
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................... 28
Chương 2. SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
SÁNG TẠO CHO HS LỚP 10 THPT .................................................... 29
2.1. Tổng quan chương trình Hóa học vô cơ lớp 10 THPT....................................... 29
2.1.1. Mục tiêu chương trình Hóa học vô cơ lớp 10 ............................................ 29
2.1.2. Cấu trúc chương trình Hóa học vô cơ lớp 10 ............................................ 31
2.1.3. Phương pháp dạy học từng chương Hóa học vô cơ lớp 10........................ 32
2.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng bài tập hóa học để phát triển năng lực
sáng tạo cho HS .................................................................................................. 33
2.2.1. Tác dụng phát triển năng lực sáng tạo của bài tập hóa học ....................... 33
2.2.2. Nguyên tắc lựa chọn bài tập để phát triển năng lực sáng tạo .................... 36
2.3. Các biện pháp sử dụng bài tập hóa học để phát triển năng lực sáng tạo cho
HS THPT ............................................................................................................ 38
2.3.1. Biện pháp 1: yêu cầu HS giải bài tập theo nhiều cách khác nhau ............. 38
2.3.2. Biện pháp 2: yêu cầu HS phát hiện lỗi sai trong đề bài ............................. 44
2.3.3. Biện pháp 3: yêu cầu HS sử dụng sơ đồ để tóm tắt đề bài toán ................ 49
2.4. Tuyển chọn và xây dựng một số bài tập phát triển năng lực sáng tạo cho
HS trong chương trình Hóa vô cơ lớp 10 ......................................................... 53
2.4.1. Bài tập có nhiều cách giải .......................................................................... 53
2.4.2. Bài tập chứa ý sai ....................................................................................... 74
2.4.3. Bài tập sử dụng sơ đồ để tóm tắt đề ........................................................... 89

2.5. Một số giáo án TN .............................................................................................. 93
2.5.1. Giáo án bài: Luyện tập nhóm halogen ....................................................... 93
2.5.2. Giáo án bài: Luyện tập Oxi và lưu huỳnh .................................................. 97
2.5.3. Giáo án bài: Ôn tập học kì II.................................................................... 101
2.6. Thiết kế công cụ đánh giá năng lực sáng tạo cho HS khi giải bài tập
hóa học .............................................................................................................. 107


2.6.1. Thiết kế thang đo năng lực sáng tạo khi giải bài tập ............................... 107
2.6.2. Thiết kế bảng kiểm quan sát .................................................................... 109
2.6.3. Thiết kế phiếu hỏi .................................................................................... 110
2.6.4. Thiết kế đề kiểm tra đánh giá năng lực sáng tạo ..................................... 111
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 113
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................................ 114
3.1. Mục đích TN ..................................................................................................... 114
3.2. Đối tượng TN ................................................................................................... 114
3.3. Tiến trình TN .................................................................................................... 114
3.3.1. Chọn GV TN ............................................................................................ 114
3.3.2. Chọn lớp TN và lớp ĐC ........................................................................... 115
3.3.3. Trao đổi với GV TN ................................................................................ 115
3.3.4. Đánh giá trước TN ................................................................................... 115
3.3.5. Tiến hành TN ........................................................................................... 115
3.3.6. Kiểm tra sau TN ....................................................................................... 115
3.4. Xử lí kết quả thực nghiệm ................................................................................ 116
3.4.1. Cách trình bày số liệu thống kê ............................................................... 116
3.4.2. Kết quả đánh giá bài kiểm tra .................................................................. 117
3.4.3. Kết quả đánh giá qua quan sát ................................................................. 127
3.4.4. Kết quả đánh giá qua phiếu hỏi ............................................................... 128
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 131
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 132

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 135
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. ĐC

:

ĐC

2. ĐHSP

:

ĐHSP

3. Đktc

:

Đktc

4. GV

:

GV

5. HS


:

HS

6. PGS

:

phó giáo sư

7. STT

:

STT

8. THPT

:

THPT

9. TN

:

TN

10. TPHCM :


TPHCM

11. TS

tiến sĩ

:


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Thống kê số lượng người tham gia khảo sát ..............................................22

Bảng 1.2.

Đánh giá của GV về tác dụng của bài tập trong dạy học Hóa học ............23

Bảng 1.3.

Đánh giá của GV về mức độ cần thiết của việc sử dụng bài tập hóa
học để phát triển năng lực sáng tạo cho HS ...............................................23

Bảng 1.4.

Đánh giá của GV về mức độ thường xuyên của việc sử dụng bài tập
để phát triển năng lực sáng tạo cho HS trong giảng dạy hóa học ..............24

Bảng 1.5.


Đánh giá của GV về những khó khăn khi sử dụng bài tập hóa học để
phát triển năng lực sáng tạo cho HS ..........................................................24

Bảng 1.6.

Đánh giá của GV về những biểu hiện năng lực sáng tạo của HS trong
quá trình học tập ........................................................................................25

Bảng 1.7.

Đánh giá của GV về tính khả thi của các biện pháp sử dụng bài tập
hóa học để phát triển năng lực sáng tạo cho HS ........................................26

Bảng 2.1.

Tiêu chí và các mức độ đánh giá năng lực sáng tạo khi giải bài tập .......107

Bảng 2.2.

Bảng tiêu chí đánh giá năng lực sáng tạo qua quan sát ...........................109

Bảng 2.3.

Thang điểm đánh giá mức độ phát triển năng lực sáng tạo của HS
qua đề kiểm tra .........................................................................................112

Bảng 3.1.

Danh sách các lớp và GV TN ở trường THPT ........................................114


Bảng 3.2.

Điểm bài kiểm tra số 1 .............................................................................117

Bảng 3.3.

Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra số 1 .............118

Bảng 3.4.

Tổng hợp kết quả bài kiểm tra số 1..........................................................119

Bảng 3.5.

Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra số 1 ...........................120

Bảng 3.6.

Điểm bài kiểm tra số 2 .............................................................................121

Bảng 3.7.

Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra số 2 .............121

Bảng 3.8.

Tổng hợp kết quả bài kiểm tra số 2..........................................................122

Bảng 3.9.


Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra số 2 ...........................123

Bảng 3.10. Điểm bài kiểm tra số 3 .............................................................................124
Bảng 3.11. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra số 3 .............124
Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra số 3..........................................................125
Bảng 3.13. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra số 3 ...........................126


Bảng 3.14. Kết quả quan sát qua dạy học giáo án bài luyện tập nhóm halogen ........127
Bảng 3.15. Kết quả quan sát qua dạy học giáo án bài luyện tập oxi và lưu huỳnh....127
Bảng 3.16. Thống kê số phiếu đánh giá của HS sau TN ............................................128
Bảng 3.17. Đánh giá của HS về nội dung của bài tập ................................................128
Bảng 3.18. Đánh giá của HS về tác dụng của bài tập ................................................129
Bảng 3.19. Đánh giá của GV về mức độ biểu hiện năng lực sáng tạo của HS
sau TN ......................................................................................................129
Bảng 3.20. Đánh giá của GV về tính hiệu quả của các biện pháp sử dụng bài tập
hóa học để phát triển năng lực sáng tạo cho HS ......................................130


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1.

Ví dụ bài tập phát triển khả năng quan sát, nhận xét .................................35

Hình 2.2.

Ví dụ 1 bài tập phát hiện lỗi sai trong đề bài .............................................46

Hình 2.3.


Chỉnh sửa ví dụ 1 bài tập phát hiện lỗi sai trong đề bài cách 1 .................47

Hình 2.4.

Chỉnh sửa ví dụ 1 bài tập phát hiện lỗi sai trong đề bài cách 2 .................47

Hình 2.5.

Ví dụ 1 bài tập lập sơ đồ tóm tắt ................................................................ 51

Hình 2.6.

Ví dụ 2 bài tập lập sơ đồ tóm tắt ................................................................ 52

Hình 2.7.

Ví dụ 3 bài tập lập sơ đồ tóm tắt ................................................................ 52

Hình 2.8.

Thí nghiệm điều chế khí clo sai .................................................................77

Hình 2.9.

Thí nghiệm điều chế khí clo đúng ............................................................. 78

Hình 2.10. Thí nghiệm điều chế dung dịch HCl sai ....................................................78
Hình 2.11. Thí nghiệm điều chế dung dịch HCl đúng .................................................79
Hình 2.12. Thí nghiệm tính tẩy màu của clo sai ..........................................................79

Hình 2.13. Thí nghiệm tính tẩy màu của clo đúng ......................................................79
Hình 2.14. Thí nghiệm kim loại tác dụng với dung dịch HCl sai ................................ 80
Hình 2.15. Thí nghiệm kim loại tác dụng với dung dịch HCl đúng cách 1 .................80
Hình 2.16. Thí nghiệm kim loại tác dụng với dung dịch HCl đúng cách 2 .................80
Hình 2.17. Thí nghiệm phân biệt gốc halogenua sai ...................................................81
Hình 2.18. Thí nghiệm phân biệt gốc halogenua đúng ................................................81
Hình 2.19. Thí nghiệm điều chế khí oxi sai .................................................................85
Hình 2.20. Thí nghiệm điều chế khí oxi đúng ............................................................. 85
Hình 2.21. Thí nghiệm điều chế và chứng minh tính khử H2S sai .............................. 86
Hình 2.22. Thí nghiệm điều chế và chứng minh tính khử H2S đúng........................... 86
Hình 2.23. Thí nghiệm điều chế SO2 sai......................................................................87
Hình 2.24. Thí nghiệm điều chế SO2 đúng ..................................................................87
Hình 2.25. Thí nghiệm pha loãng dung dịch H2SO4 đặc sai........................................88
Hình 2.26. Thí nghiệm pha loãng dung dịch H2SO4 đặc đúng ....................................88
Hình 2.27. Thí nghiệm so sánh tính chất của H2SO4 loãng và đặc sai ........................88
Hình 2.28. Thí nghiệm so sánh tính chất của H2SO4 loãng và đặc đúng.....................89
Hình 2.29. Sơ đồ tóm tắt bài tập 37 .............................................................................89


Hình 2.30. Sơ đồ tóm tắt bài tập 38 .............................................................................90
Hình 2.31. Sơ đồ tóm tắt bài tập 39 .............................................................................91
Hình 2.32. Sơ đồ tóm tắt bài tập 40 .............................................................................92
Hình 3.1.

Đường lũy tích bài kiểm tra số 1 ............................................................. 119

Hình 3.2.

Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra số 1 ................................................119


Hình 3.3.

Đường lũy tích bài kiểm tra số 2 .............................................................122

Hình 3.4.

Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra số 2 ................................................122

Hình 3.5.

Đường lũy tích bài kiểm tra số 3 .............................................................125

Hình 3.6.

Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra số 3 ................................................125


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo là một trong những yêu cầu cấp
bách của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong
giai đoạn hiện nay. Mục tiêu của giáo dục không chỉ hướng đến việc xây dựng cho con
người một nền tảng kiến thức cơ bản, vững chắc mà còn phải hình thành và phát triển
những năng lực cần thiết để đảm bảo cho người học sau khi rời khỏi ghế nhà trường có
đủ khả năng tham gia vào nhiều lĩnh vực lao động khác nhau cống hiến trí tuệ và sức
lực cho đất nước.
Thời đại ngày nay, khoa học và công nghệ phát triển nhanh chóng, liên tục từng
ngày từng giờ, sự bùng nổ của hệ thống tri thức đã tác động mạnh mẽ đến quá trình

giáo dục của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có đất nước Việt Nam của
chúng ta. Để có thể hội nhập thành công với xu thế toàn cầu hóa, rút ngắn khoảng cách
giữa nước ta với các nước phát triển, chúng ta cần hình thành và không ngừng rèn
luyện, trau dồi năng lực sáng tạo tri thức, sử dụng kho tàng kiến thức chung đã tích lũy
nhiều năm của nhân loại để vận dụng linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế của Việt
Nam ta. Sáng tạo không chỉ là làm nên những điều mới, những điều chưa ai biết đến,
mà sáng tạo còn thể hiện ở năng lực cải tiến, bổ sung, chỉnh sửa dựa trên những hiểu
biết đã có để đạt được mục đích của bản thân và xã hội. Tất cả những yêu cầu trên cần
phải được đặt ra cho nền giáo dục trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực hiện nay.
Với cách tổ chức tiến trình dạy học từ trước đến nay, GV thường chỉ quan tâm
đến việc truyền đạt thật nhiều kiến thức cho HS để giúp các em vượt qua những kì thi,
kì kiểm tra mà chưa thật sự chú trọng đến việc phát triển các năng lực cần thiết để HS
có thể sử dụng khi rời khỏi ghế nhà trường. HS nắm được nhiều kiến thức nhưng lại
chưa biết cách khai thác, sử dụng các kiến thức ấy, vận dụng sáng tạo vào cuộc sống.
Các em sẽ mau chóng cảm thấy chán nản, mệt mỏi, làm giảm sự yêu thích đối với môn
Hóa học nói riêng và đối với việc học nói chung. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới của
ngành giáo dục, GV cần phải thay đổi phương pháp dạy học truyền thống trước đây,
sử dụng nhiều biện pháp dạy học tích cực nhằm hình thành và phát triển năng lực cho
HS và đặc biệt là năng lực sáng tạo.


2

Trong dạy học Hóa học, bài tập là một công cụ rất quan trọng và hiệu quả để
GV có thể đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của HS. Hệ thống bài tập hóa học hiện
nay chủ yếu mang nặng tính lý thuyết, chưa thật sự gắn liền với thực tế cuộc sống và
sản xuất. Các dạng bài tập chú trọng nhiều về năng lực tính toán, tìm ra những kết quả
mà GV đã định sẵn do đó chưa thực sự phát triển được năng lực sáng tạo cho HS. Xây
dựng và sử dụng bài tập theo định hướng tích cực giúp HS rèn luyện khả năng tổng
hợp kiến thức, kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, qua đó dự đoán, đề xuất nên các

giải pháp mới, sáng tạo để xử lí nhanh công việc, đạt hiệu quả chất lượng cao mà mất
ít thời gian, công sức, kích thích hứng thú học tập cho mọi đối tượng HS từ khá, giỏi
đến trung bình, yếu. HS không chỉ thấy việc học trở nên nhẹ nhàng hơn, phù hợp với
bản thân mà các em còn thấy kiến thức được học thật gần gũi với cuộc sống hàng
ngày, từ đó cảm thấy yêu thích môn học hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Với những lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Sử dụng bài tập để phát triển
năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học Hóa học lớp 10 trung học phổ
thông”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về năng lực sáng tạo, sử dụng bài tập để phát triển năng lực sáng
tạo cho HS THPT góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Hóa học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
˗ Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
˗ Nghiên cứu cấu trúc nội dung chương trình Hóa học lớp 10 THPT.
˗ Đề xuất các biện pháp sử dụng bài tập hóa học để phát triển năng lực sáng tạo
cho HS.
˗ Xây dựng một số bài tập hóa học nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho HS.
˗ Xây dựng và sử dụng các công cụ đánh giá năng lực sáng tạo cho HS.
˗ TN sư phạm để đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm
và đề xuất giải pháp.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
˗ Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học Hóa học lớp 10 THPT.


3

˗ Đối tượng nghiên cứu: việc sử dụng bài tập để phát triển năng lực sáng tạo
cho HS trong dạy học Hóa học lớp 10 THPT.
5. Phạm vi nghiên cứu
˗ Nội dung nghiên cứu: chương trình Hóa học vô cơ lớp 10 THPT.

˗ Địa bàn nghiên cứu: một số trường THPT ở TPHCM.
˗ Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 9 năm 2017.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu sử dụng bài tập hóa học lớp 10 theo các biện pháp đa dạng cách giải, tìm
sai sót, dùng sơ đồ tóm tắt thì sẽ phát triển được năng lực sáng tạo cho HS, nâng cao
hiệu quả dạy học môn Hóa học ở trường THPT.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận
˗ Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài.
˗ Phương pháp phân tích và tổng hợp.
˗ Phương pháp phân loại và hệ thống hóa.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
˗ Phương pháp quan sát.
˗ Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn với HS và GV để nắm được thực trạng
quá trình sử dụng bài tập để phát triển năng lực sáng tạo cho HS trong dạy học môn
Hóa học hiện nay ở cấp THPT, từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá.
˗ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi trước và sau khi tiến hành TN sư phạm.
˗ Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến từ các GV có kinh nghiệm, am
hiểu về lĩnh vực nghiên cứu và từ GV hướng dẫn viết luận văn.
˗ Phương pháp TN.
˗ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
˗ Lập bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích.
˗ Vẽ đường lũy tích.
˗ Lập bảng tổng hợp kết quả.
˗ Vẽ biểu đồ tổng hợp kết quả.


4


˗ Lập bảng tổng hợp các tham số đặc trựng.
˗ Phân tích các tham số đặc trưng và kiểm định kết quả bằng phép thử student.
8. Điểm mới của đề tài
˗ Hệ thống hóa lí luận về các vấn đề liên quan đến sáng tạo và năng lực sáng
tạo.
˗ Đề xuất 3 biện pháp sử dụng bài tập hóa học để phát triển năng lực sáng tạo
cho HS.
˗ Xây dựng một số bài tập hóa học vô cơ ở lớp 10 theo định hướng phát triển
năng lực sáng tạo cho HS.
˗ Thiết kế các công cụ đánh giá năng lực sáng tạo và đề xuất vận dụng vào thực
tiễn.


5

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu về sáng tạo và phát triển năng lực sáng tạo
Trong thời đại hội nhập ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và
công nghệ, các quốc gia trên thế giới muốn vững mạnh cần chú trọng đầu tư vào giáo
dục, nâng cao trình độ đội ngũ nhân lực của mình. Người lao động trong thời đại mới
cần không ngừng trao dồi, rèn luyện, phát huy các năng lực, phẩm chất cần thiết đặc
biệt là năng lực sáng tạo. Vì thế đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề sáng tạo và
phát triển năng lực sáng tạo, sau đây là một số công trình:
- Tác giả Phan Dũng trong quyển sách Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới,
quyển một đã nói “Sáng tạo là hoạt động tạo ra bất kỳ cái gì có đồng thời tính mới và
tính ích lợi” [14]. Sản phẩm tạo ra phải có đồng thời cả tính mới và tính ích lợi thì mới
được gọi là sáng tạo.
+ Tính mới: là sự khác biệt so với những đối tượng cùng loại đã có trước đó.

+ Tính ích lợi: liên quan đến sự tăng năng suất, nâng cao hiệu quả, chất lượng
so với đối tượng trước đó.
- Trong Giáo trình tâm lí học sáng tạo, tác giả Huỳnh Văn Sơn [40] đã quan
tâm đề cập đến quá trình phát triển năng lực sáng tạo cho HS. Ông cho rằng hoạt động
sáng tạo của con người có thể kích thích và điều khiển được nếu như tìm ra một
phương pháp hoạt động hợp lí, phù hợp. Mỗi cá nhân đều có tiềm năng sáng tạo ở các
mức độ ít hay nhiều. Trách nhiệm của giáo dục là tìm ra các biện pháp để nâng cao
năng lực sáng tạo ở những người đã có khả năng sáng tạo khá và phát huy ở một số
người mà khả năng sáng tạo hiện thời còn hạn chế.
Tác giả cũng đề xuất một số xu hướng dạy học nhằm giáo dục năng lực sáng
tạo cho HS như:
+ Dạy học khám phá.
+ Dạy học giải quyết vấn đề.
+ Rèn luyện khả năng phỏng đoán, suy đoán.


6

+ Rèn luyện khả năng lưu loát của ý tưởng.
+ Rèn luyện khả năng phản biện theo hướng cải tiến liên tục.
- Trong cuốn sách The Power of Creative Intelligence – Sức mạnh của trí tuệ
sáng tạo của tác giả Tony Buzan [37] đã phát biểu trí tuệ sáng tạo là dùng trí tưởng
tượng để đưa ra ý tưởng, giải quyết vấn đề bằng những phương thức độc đáo mang lại
hiệu quả vượt trội hơn so với người khác.
Tác giả phân tích cụ thể từng yếu tố gây ảnh hưởng đến trí tuệ sáng tạo của con
người, đó là:
+ Hai bán cầu não.
+ Khả năng làm hiển thị các ý tưởng.
+ Tốc độ hình thành ý tưởng.
+ Tính linh động.

+ Tính độc đáo.
+ Khả năng mở rộng ý tưởng,
+ Khả năng liên tưởng
Và ông cũng hướng dẫn cách để giải phóng sức sáng tạo vô hạn của con người.
- Trong cuốn sách Cracking Creativity – Đột phá sức sáng tạo của tác giả
Michael Michalko [27] giới thiệu 9 chiến lược tư duy sáng tạo của những người khổng
lồ sáng tạo trong các ngành khoa học, nghệ thuật, kinh doanh để tìm ra những ý tưởng
đột phá và các giải pháp độc đáo, đó là:
+ Biết cách nhìn nhận.
+ Trình bày suy nghĩ bằng những hình ảnh trực quan.
+ Tư duy mạch lạc.
+ Tạo những kết hợp mới mẻ.
+ Kết nối những ý tưởng rời rạc.
+ Nhìn vào mặt khác của vấn đề.
+ Kiếm tìm trong những thế giới khác.
+ Tìm thấy cái bạn không định tìm kiếm.
+ Đánh thức tinh thần hợp tác.
Nhận xét: các tác giả đều đã đưa ra những ý tưởng về sáng tạo và đề xuất nhiều biện


7

pháp khác nhau để phát triển năng lực sáng tạo theo mức độ từ thấp đến cao nhằm
mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình phát triển tư duy của con người.
1.1.2. Những nghiên cứu về phát triển năng lực sáng tạo trong dạy học Hóa học
Dạy học nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho HS là một trong những vấn đề
quan trọng của nền giáo dục hiện nay ở nước ta. Đã có rất nhiều những công trình
khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về vấn đề này. Có thể liệt kê ra
một số đề tài cụ thể trong lĩnh vực dạy học Hóa học như:
- Luận án tiến sĩ “Phát triển năng lực độc lập sáng tạo của sinh viên đại học kỹ

thuật thông qua dạy học Hóa hữu cơ”, tác giả Đinh Thị Hồng Minh (2013), trường
ĐHSP Hà Nội.
- Luận án tiến sĩ “Phát triển năng lực sáng tạo cho HS THPT trong dạy học Hóa
học hữu cơ chương trình nâng cao”, tác giả Phạm Thị Bích Đào (2015), trường ĐHSP
Hà Nội.
- Luận văn thạc sĩ “Rèn luyện năng lực sáng tạo cho HS trong dạy học Hóa học
chương Oxi- lưu huỳnh (lớp 10- ban nâng cao)”, tác giả Trần Thị Thanh Tâm (2008),
trường ĐHSP TPHCM.
- Luận văn thạc sĩ “Rèn luyện năng lực độc lập sáng tạo cho HS lớp 10 THPT
thông qua hệ thống bài tập hóa học”, tác giả Nguyễn Cao Biên (2008), trường ĐHSP
TPHCM.
- Luận văn thạc sĩ “Rèn luyện năng lực độc lập, sáng tạo cho HS trong dạy học
Hóa học phần phi kim ở trường THPT”, tác giả Nguyễn Văn Quang (2009), trường
ĐHSP Hà Nội.
- Luận văn thạc sĩ “Xây dựng hệ thống bài tập hóa vô cơ lớp 10 THPT nhằm
củng cố kiến thức và phát triển tư duy sáng tạo cho HS”, tác giả Trần Thị Trà Hương
(2009), trường ĐHSP TPHCM.
- Luận văn thạc sĩ “Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua
hệ thống bài tập hóa học (chương Oxi- lưu huỳnh, hóa học 10, THPT)”, tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Nga (2016), trường ĐHSP TPHCM.
- Luận văn thạc sĩ “Sử dụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy học để phát
triển năng lực sáng tạo cho HS trong dạy học Hóa học lớp 11 THPT”, tác giả Nguyễn


8

Thị Anh Thơ (2016), trường ĐHSP TPHCM.
- Luận văn thạc sĩ “Phát triển năng lực sáng tạo cho HS trong dạy học Hóa học
lớp 11 THPT”, tác giả Võ Quốc Thanh (2016), trường ĐHSP TPHCM.
Nhận xét: cơ sở lí luận và các nội dung được trình bày trong các luận án, luận văn ở

trên đều được nghiên cứu ở mức độ chuyên sâu, vững chắc. Đây là nguồn tài liệu quý
báu để chúng tôi kế thừa và phát triển, mở rộng thêm ở các lĩnh vực khác trong quá
trình dạy học Hóa học ở trường phổ thông, góp phần vào quá trình dạy học phát triển
năng lực sáng tạo cho HS.
1.2. Tổng quan về năng lực sáng tạo
1.2.1. Khái niệm năng lực, sáng tạo và năng lực sáng tạo
1.2.1.1. Khái niệm năng lực
Để có thể định nghĩa một cách chính xác về năng lực cần phải phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như lĩnh vực chuyên môn, hoàn cảnh chủ quan và khách quan của tác giả,
tình huống đang được tác giả đề cập đến… Do đó rất khó để đưa ra một định nghĩa
hoàn chỉnh nhất. Sau đây là một số các khái niệm về năng lực phù hợp với đề tài đang
nghiên cứu:
- Cụm từ năng lực (competency) có nguồn gốc từ tiếng Latinh (competentia).
Nếu xét về nghĩa thì có thể hiểu năng lực là những kĩ năng cần thiết để thực hiện hiệu
quả một công việc hay nhiệm vụ đặc thù.
- Trong Từ điển tiếng Việt đã định nghĩa “Năng lực là khả năng, điều kiện chủ
quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó, là phẩm chất tâm lí và
sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất
lượng cao” [32, tr. 661].
- Theo tài liệu nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Hồng Minh [28] đã giới thiệu
một số công trình nghiên cứu của các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục học các quan
điểm khác nhau về năng lực, cụ thể như sau:
+ Barnett đề xuất ý kiến cho rằng năng lực được cấu thành gồm ba bộ phận là
kiến thức, kĩ năng, thái độ phù hợp với một hoạt động thực tiễn.
+ Rogier đề cập đến cấu tạo năng lực chỉ gồm kiến thức và kĩ năng nhưng nhấn
mạnh hơn đến yếu tố hành động của năng lực, phải biết cách sử dụng kiến thức và kĩ


9


năng vào tình huống có nghĩa.
+ Howard Gardner, nhà tâm lí học người Mĩ nhìn nhận ở một khía cạnh khác,
cho rằng năng lực của một người chỉ được biểu hiện thông qua kết quả công việc mà
người đó hoàn thành và có thể đánh giá hoặc đo được.
+ Cùng ý kiến với nhận định trên, F.E.Weiner (2001) đã định nghĩa năng lực là
những kĩ năng, kĩ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể để giải quyết các tình huống
xác định, trạng thái sẵn sàng hành động một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong
những tình huống linh hoạt.
- Theo tác giả Phạm Thị Bích Đào [16] giới thiệu một số khái niệm về năng lực
khác như:
+ Nhà tâm lí học người Pháp Denyse Tremblay phát biểu năng lực là khả năng
hành động, đạt được thành công nhờ vào khả năng huy động và sử dụng hiệu quả
nhiều nguồn lực của cá nhân, đề cập đến kết quả hành động của năng lực đạt hiệu quả
và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đó.
+ Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn (1998) cho rằng năng lực là tổng
hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với yêu cầu của một hoạt động
nhằm đạt kết quả tốt.
- Tác giả Bernd Meier cùng với đồng tác giả Nguyễn Văn Cường đã thống nhất
đưa ra khái niệm năng lực: “Năng lực là khả năng thực hiện trách nhiệm và hiệu quả
các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống thay đổi thuộc
các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và
kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động” [2, tr. 68].
Với các quan điểm trên, ta có thể rút ra một cách hiểu cụ thể về năng lực, đó là
khả năng thực hiện có hiệu quả mọi vấn đề đặt ra dựa trên sự vận dụng linh hoạt kiến
thức, kĩ năng của bản thân với thái độ sẵn sàng, trách nhiệm. Quan điểm này cũng là
cơ sở lí luận của đề tài đang nghiên cứu.
1.2.1.2. Khái niệm sáng tạo
Có nhiều cách hiểu khác nhau về sáng tạo.
- Trong Từ điển tiếng Việt đã định nghĩa “Sáng tạo là tạo ra những giá trị mới
về vật chất hoặc tinh thần, là tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ



10

thuộc vào cái đã có” [32, tr. 847]. Với cách hiểu này ta có thể thấy rõ sản phẩm của sự
sáng tạo là cái mới, tuy nhiên chưa đề cập đến quá trình để tạo ra cái mới đó và các
yếu tố chi phối quá trình.
- Theo tài liệu nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Hồng Minh [28] đã giới thiệu
khái niệm sáng tạo của một số nhà nghiên cứu, cụ thể như sau:
+ Henry Gleitman định nghĩa sáng tạo là năng lực tạo ra những giải pháp mới
duy nhất cho một vấn đề thực tiễn và hữu ích.
+ Karen Huffman trong Tâm lí học hành động cho rằng sáng tạo là tạo ra được
giải pháp mới mẻ và thích hợp để giải quyết vấn đề.
+ F. Raynay và A. Rieunier lại phát biểu tính sáng tạo là năng lực tưởng tượng
nhanh, nhiều cách giải độc đáo khi giải quyết một vấn đề.
+ R. L Solsor cho rằng sự sáng tạo là một hoạt động nhận thức đem lại một
cách nhìn nhận giải quyết mới mẻ đối với một vấn đề.
+ Nguyễn Cảnh Toàn thì quan niệm người sáng tạo là người có kinh nghiệm về
phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Nhà nghiên cứu Phan Dũng cho rằng “Sáng tạo là hoạt động tạo ra bất kì cái gì
có đồng thời tính mới và tính ích lợi” [14].
Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về sáng tạo nhưng nhìn chung có thể
tổng hợp lại thành một khái niệm như sau:
Sáng tạo gắn liền với hoạt động tạo ra cái mới hiệu quả ở nhiều mức độ khác
nhau dựa trên nền tảng kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của con người và đem lại giá
trị về vật chất và tinh thần cho xã hội.
1.2.1.3. Khái niệm năng lực sáng tạo
Để hiểu rõ về khái niệm năng lực sáng tạo, cũng đã có nhiều tác giả đưa ra lập
luận riêng của mình:
- Theo tác giả Huỳnh Văn Sơn: “Năng lực sáng tạo là khả năng tạo ra những cái

mới hoặc giải quyết vấn đề một cách mới mẻ của con người” [40]. Đặc trưng của năng
lực sáng tạo là đòi hỏi sự tập trung trí tuệ, vận dụng tư duy để tìm ra phương án tối ưu
khi giải quyết vấn đề.
- Tác giả Trần Thị Bích Liễu đã đưa ra khái niệm: “Năng lực sáng tạo được


11

xem là khả năng của một người sản sinh các ý tưởng mới, nhìn nhận vấn đề theo cách
mới, phát hiện cái mới trong cấu trúc cũ của sự vật hiện tượng để tạo ra các sản phẩm
mới. Sản phẩm của sáng tạo là ý tưởng, vật dụng mới, cấu trúc mới” [25].
- Đối với HS, năng lực sáng tạo là các khả năng của HS nghĩ ra ý tưởng mới
hoặc đề xuất cách làm mới hoặc cải tiến cách làm cũ phù hợp với yêu cầu được đặt ra.
Năng lực sáng tạo trong học tập đòi hỏi HS phải nắm vững kiến thức cơ bản, làm
thành thạo các phương pháp sẵn có và luôn có trí tưởng tượng, óc tò mò, thích khám
phá tìm ra cách làm mới đạt hiệu quả hơn và độc đáo riêng biệt thể hiện dấu ấn của cá
nhân nhưng vẫn đi đến mục đích yêu cầu. HS phải được đặt trong một tình huống có
vấn đề, làm xuất hiện mâu thuẫn giữa kiến thức đã biết với kiến thức mới chưa được
học, từ đó kích thích tìm ra phương án giải quyết mới mẻ, không theo lối mòn sẵn có,
chọn lựa phương án phù hợp để hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
- Trong đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm
2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo [10], đã mô tả năng lực sáng tạo của HS như sau:
+ Đặt câu hỏi có giá trị để làm rõ các tình huống và những ý tưởng trừu tượng;
xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau;
phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy được khuynh hướng và độ tin cậy của ý
tưởng mới.
+ Xem xét sự vật với những góc nhìn khác nhau; hình thành và kết nối các ý
tưởng; nghiên cứu để thay đổi giải pháp trước sự thay đổi của bối cảnh; đánh giá rủi ro
và có dự phòng.
+ Lập luận về quá trình suy nghĩ, nhận ra yếu tố sáng tạo trong các quan điểm

trái chiều; phát hiện được các điểm hạn chế trong quan điểm của mình; áp dụng điều
đã biết trong hoàn cảnh mới.
+ Say mê; nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống; không sợ sai;
suy nghĩ không theo lối mòn; tạo ra yếu tố mới dựa trên những ý tưởng khác nhau.
Như vậy, trong nội dung nghiên cứu của luận văn, chúng tôi đưa ra khái niệm
năng lực sáng tạo ở mức độ HS THPT như sau:


12

Năng lực sáng tạo là năng lực phát hiện ra cái mới của vấn đề và giải quyết theo
một phương pháp mới, hiệu quả, tối ưu nhất, dựa trên nền tảng kiến thức, kĩ năng đã
được tiếp nhận từ trước.
1.2.2. Những biểu hiện của năng lực sáng tạo của HS THPT
Sáng tạo là mức độ cao nhất trong thang bậc nhận thức của con người. Bất cứ
một người nào cũng đều có khả năng sáng tạo, tuy nhiên biểu hiện năng lực sáng tạo
của mỗi người là khác nhau tùy thuộc vào trình độ và đặc điểm tính cách, tâm lí của
người đó. Theo nghiên cứu với đối tượng HS THPT [1], [33], các biểu hiện của năng
lực sáng tạo thường thấy đó là:
- Có trí tưởng tượng phong phú, độc đáo.
- Phát hiện nhanh những điểm mấu chốt của vấn đề, tìm ra những dấu hiệu bản
chất của sự vật, hiện tượng.
- Đặt câu hỏi để làm rõ yêu cầu của đề bài.
- Tự lập kế hoạch, đề xuất phương pháp để giải quyết vấn đề một cách khoa học.
- Giải quyết vấn đề đặt ra theo nhiều phương pháp khác nhau.
- Chọn lựa phương pháp ngắn gọn, đơn giản, hiệu quả nhất.
- Cải tiến, chỉnh sửa, bổ sung các phương pháp cũ để đạt hiệu quả hơn.
- Đề xuất các ý tưởng, phương pháp mới.
- Tiến hành TN để kiểm chứng lại các giả thuyết đã đặt ra.
- Biết cách thuyết trình, báo cáo kết quả hoạt động theo phong cách riêng.

- Biết cách tranh luận, bảo vệ quan điểm cá nhân.
- Biết cách khai thác, sử dụng hiệu quả các phương tiện thông tin, nguồn tài liệu
từ sách báo, internet, từ thầy cô, bạn bè…
- Biết cách đánh giá và tự đánh giá kết quả hoạt động, nhận xét, góp ý để hoàn
thiện công việc.
- Biết cách tổng hợp kiến thức theo cách hiểu riêng của bản thân.
- Vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống.
Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, không phải lúc nào HS cũng bộc lộ đầy đủ
các biểu hiện trên mà tùy theo từng hoàn cảnh, trường hợp cụ thể thì có một số biểu
hiện dễ dàng quan sát được còn các biểu hiện khác thì khó nhận thấy hơn. Một người


13

GV có kinh nghiệm phải phát hiện được hết các biểu hiện năng lực sáng tạo của HS để
quá trình đánh giá được chính xác nhất.
1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sáng tạo
Theo tác giả Trần Thị Thanh Tâm [33], năng lực sáng tạo của một người HS
chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:
1.2.3.1. Khả năng tư duy độc lập
Khả năng con người tự xác định được hướng hành động của mình theo một
cách thức mới, không theo lối mòn đã có, tự phát hiện ra vấn đề mới, tự tìm ra con
đường mới để giải quyết vấn đề đó nhằm đạt được mục đích đã đề ra.
1.2.3.2. Khả năng quan sát
Quan sát là hình thức tri giác có chủ đích, đóng vai trò quan trọng trong hoạt
động sáng tạo của con người. Nhiều phát minh khoa học vĩ đại được hình thành từ sự
quan sát cẩn thận, tỉ mỉ.
Để tăng cường năng lực quan sát cần chú ý:
- Xác định mục đích của việc quan sát.
- Có kế hoạch cụ thể về vấn đề cần quan sát.

- Trong khi quan sát cần kết hợp với ghi chép những nội dung cơ bản một cách
cụ thể, chính xác.
- Tăng cường sử dụng các yếu tố tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp…
1.2.3.3. Khả năng tưởng tượng
Tưởng tượng cần thiết cho hoạt động của con người, giúp ta nhìn thấy trước sản
phẩm hoạt động, và nhiều lúc đó lại là một sản phẩm bất ngờ, độc đáo, đầy sáng tạo.
Các nhà thơ, nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ… nhờ trí tưởng tượng phong phú của mình đã
cho ra đời nhiều tác phẩm sáng tạo nổi tiếng mang đậm dấu ấn cá nhân.
1.2.3.4. Kiến thức khoa học
Bất kì một sự sáng tạo nào cũng đòi hỏi phải đi từ nền móng kiến thức khoa học
vững chắc, từ sự tái hiện những điều đã biết để từ đó tìm ra những hướng đi mới.
1.2.3.5. Hứng thú
Muốn HS phát triển tính sáng tạo, GV phải biết thiết kế hoạt động dạy học sao
cho kích thích được động cơ học tập của HS. HS có hứng thú thì mới có nhận thức


×