Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Một số bài tập để phát triển năng lực nhận thức cho học sinh pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.99 KB, 4 trang )

Một số bài tập để phát triển năng lực nhận thức cho
học sinh
Để học giỏi môn hoá học, học sinh cần có những phẩm chất và
năng lực như: có hệ thống kiến thức hoá học cơ bản vững vàng,
sâu sắc; có trình độ tư duy hóa học phát triển (năng lực phân
tích, tổng hợp, so sánh, khái quát, suy luận lôgíc,…) có kỹ năng
thực hành và vận dụng linh hoạt sáng tạo kiến thức hoá học đã
có để giải quyết các vấn đề trong hóa học cũng như trong thực
tiễn…
Vì vậy, phát triển năng lực nhận thức và rèn luyện các kỹ năng
là những yêu cầu cơ bản, quan trọng nhất của quá trình bồi
dưỡng học sinh giỏi. Trong dạy học hoá học, bài tập hóa học là
một phương tiện và phương pháp rất có lợi thế để hình thành các
kỹ năng và phát trtiển năng lực tư duy cho học sinh (HS). Chúng
tôi đưa ra một số bài tập để phát triển năng lực nhận thức cho
HS theo các hướng sau.
1. Phát hiện vấn đề nhận thức từ việc nghiên cứu phản ứng
hóa học (HH)
Việc nghiên cứu phản ứnh hóa học có thể giúp học sinh đi đến
những nhận xét có tính khái quát hoá cao, từ đó có thể giúp học
sinh gỉai nhanh các bài toán hóa học.
Ví dụ: Viết các quá trình khử xảy ra trong phản ứng giữa kim
loại R với HNO
3
cho các sản phẩm khử là chất khí. Có nhận xét
gì về mối quan hệ giữa số mol H
+
và số mol NO
-
3
tham gia quá


trình khử?
Nhận xét: Từ việc viết phương trình phản ứng, các quá trình khử
HS thấy: vế phải trung hoà điện nên ở vế trái tổng điện tích
dương phải bằng tổng điện tích âm, từ đó có số mol H
+
phản ứng
luôn bằng số mol NO
-
3
bị khử cộng với số mol electron nhận. Từ
đây giúp học sinh hình thành phương pháp gỉai nhanh các bài
toán gắn với tính oxi hóa mạnh của HNO
3
trong chương trình
phổ thông.
2. Phát hiện vấn đề nhận thức từ việc đọc đề bài toán
Đây là giai đoạn nghiên cứu đề bài trong quá trình giải bài toán
hóa học. Khi đọc đề bài, trước hết học sinh phải hiểu biết từ
ngữ, thấy được lôgíc của bài toán, hiểu được ý đồ của tác giả,
hình dung được tiến trình luận giải và phát hiện những chổ có
vấn đề của bài toán.
Ví dụ: Cho 4,88g hỗn hợp X gồm Cu và Fe
3
O
4
tác dụng vừa đủ
với 400ml dung dịch HCl 0,1M cho đến khi phản ứng xảy ra
hòan toàn thu được dung dịch A và một phần chất rắn không
tan. Thêm dung dịch AgNO
3

đến dư vào bình phản ứng, để phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa C. Tính khối lượng kết
tủa C.
Nhận xét : Với bài tập này nếu không nghiên cứu kỹ đề bài học
sinh sẽ mắc những sai lầm như chỉ có phản ứng giữa Fe
3
O
4

HCl, giữa AgNO
3
với FeCl
2
, FeCl
3
khi đó thấy rằng bài toán
đơn giản và thừa dữ kiện
3. Bài tập để rèn luyện cách giải nhanh, thông minh
Đó là những bài tập khó, hay và trong quá trình tìm tới cách giải
có tác dụng phát triển tư duy của HS. Khi tư duy được họat hoá
thì HS sẽ có cách giải bài toán thông minh nhất, đó là con đường
đi đến kết quả ngắn nhất và sáng tạo nhất.
Thực tế giảng dạy thấy rằng, trước bài toán nhiều HS lựa chọn
cách giải là viết phương trình các phản ứng có thể xảy ra, sử
dụng kỹ năng tính theo phương trình phản ứng để lập bài toán
đại số. Với cách làm này bài toán trở nên râ`t phức tạp vì có
nhiều phản ứng có thể xảy ra, hệ phưong trình đại số lập được
có nhiều ẩn số…
Nếu biết vận dụng các quy luật bảo toàn trong phản ứng oxi hoá
khử có thể giải nhanh chóng bài tập này.

4. Bài tập để rèn luyện khả năng suy luận, diễn đạt chính xác
và lôgíc
Suy luận lôgíc là một trong những phẩm chất rất cần có đối với
một HS giỏi. Có năng lực suy luận lôgíc, HS sẽ có cái nhìn bao
quát về các khả năng có thể xảy ra đối với một bài toán, từ đó có
cách giải quyết vấn đề, lựa chọn phương án diễn đạt. Cũng nhờ
có khả năng suy luận lôgíc mà HS tự mình có thể phát hiện ra
vấn đề nhận thức mới trên cơ sở kiến thức đã có. Vì vậy trong
quá trình dạy hoá học cần thiết phải cho HS giải những bài tập
đòi hỏi cao về khả năng suy luận, kỹ năng diễn đạt lôgíc, chính
xác.
Ví dụ 1: Phenol và anilin đều làm mất màu nước Brôm nhưng
toluen thì không.
a. Từ kết quả thực nghiệm đó có thể rút ra kết luận gì?
b. Anisol (metylphenylete) có làm mất màu nước Brôm không?
c. Nếu cho nước Brôm lần lượt vào từng chất p-toludin (p-
aminotoluen), p-cresol (p-metylphenol) theo tỉ lệ mol tối đa thì
thu được sản phẩm gì? Giải thích
Nhận xét: Phenol và anilin là hai hợp chất được HS nghiên cứu
khá kỹ trong chương trình. Trên cơ sở hiểu biết về 2 hợp chất
này cho phép HS suy luận cho nhữn hợp chất tương tự, đồng
thời qua đó HS được khắc sâu, làm rõ thêm khái niệm về sự ảnh
hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử

×